Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Quy hoạch và thiết kế HTKT khu đô thị mới đông nam á, huyện cần giuộc, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.27 KB, 72 trang )

Đồ Án Tốt Nghiệp

Trang1

GVHD: Ths. Phạm Minh Tiến

PHẦN MỞ ĐẦU
I.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH LẬP QUY HOẠCH:
Huyện Cần Giuộc là một huyện thuộc vùng hạ nằm ở phía Đông Nam của tỉnh
Long An, phía Bắc giáp huyện Bình Chánh; phía Đông giáp huyện Nhà Bè và huyện
Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam và Tây Nam giáp huyện Cần Đước; phía
Tây giáp huyện Bến Lức. Cần Giuộc nằm ở vành đai vòng ngoài của vùng phát triển
kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ của TP HCM tới các tỉnh Đồng bằng Sông
Cửu Long qua quốc lộ 50, từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp và hệ thống đường
thủy thông thương với các tỉnh phía Nam.
Vị trí địa lý huyện Cần Giuộc rất thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa trong và
ngoài nước; Có điều kiện thu hút các nguồn tiết kiệm từ bên ngoài tham gia đầu tư trên
địa bàn; Có điều kiện tiếp thu nhanh và ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật.
Nằm tiếp giáp với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, Cần Giuộc là vùng lan
tỏa công nghiệp trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp. Thị trường tiêu thụ hàng hóa
của Cần Giuộc là thành phố Hồ Chí Minh, nên huyện có nhiều ưu thế trong các mặt
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chiến lược phát triển Nam Sài Gòn của thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện lan
tỏa khu vực đô thị sang Cần Giuộc trong tương lai gần, qua đó góp phần thúc đẩy tăng
trưởng, đô thị hóa nông thôn nếu tạo được mối liên kết chặt chẽ với thành phố. Chủ
trương phát triển khu vực phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là khu công nghiệp
dịch vụ - cảng Hiệp Phước mở rộng khả năng tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập
người lao động trong vùng.
Khu đất nằm trong dự án quy hoạch được mang tên là khu đô thị mới Đông Nam


Á là phần đất nằm trên nền đất nông nghiệp, thuộc ấp Mương Chài, xã Phước Lại,
huyện Cần Giuộc. Khu đất này nằm trên đường Vành Đai 4 đoạn đi qua xã Phước Lại,
là tuyến đường vành đai phía Nam của thành phố Hồ Chí Minh kết nối với khu đô thị
công nghiệp – cảng Hiệp Phước, và nằm dọc theo tuyến đường Tân Lập, là trục xương
sống của cụm đô thị - công nghiệp Nam Cần Giuộc, nên được quy hoạch gắn với sự
phát triển của khu đô thị- cảng Hiệp Phước và các khu vực khác thuộc Nam Tp. Hồ
Chí Minh và huyện Cần Giuộc.
Với một vị trí thuận lợi như vậy, hứa hẹn Khu đô thị mới Đông Nam Á sẽ nhanh
chóng thu hút được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Kinh tế xã hội trong khu
vực này phát triển cao sẽ làm thay đổi diện mạo nói chung của cả khu vực.
Theo định hướng quy hoạch chung của huyện Cần Giuộc nói riêng và tỉnh Long
An nói chung ( được điều chỉnh năm 2008) , sẽ xây dựng khu vực này trở thành một
khu đô thị hiện đại thích hợp cho nhiều đối tượng ở khác nhau. Khu đô thị này gắn với
khu công nghiệp - cảng Nam Cần Giuộc và kết nối với các khu đô thị tại khu vực phía
Nam thành phố Hồ Chí Minh như khu đô thị Nhà Bè, khu đô thị cảng- công nghiệp
Hiệp Phước trong một tổng thể phát triển không gian thống nhất.

SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp

Trang2

GVHD: Ths. Phạm Minh Tiến


Việc đầu tư lập quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho khu vực là
cần thiết và cấp bách, để chuẩn bị cho sự ra đời của 1 khu đô thị mới năng động, hiện
đại và phát triển bền vững.
II.
MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN:
- Tổ chức một khu dân cư hoàn chỉnh, hiện đại với một môi trường trong lành, bao
gồm khu ở, các dịch vụ khu ở, trung tâm thương mại và hệ thống hạ tầng kỹ thuật
hiện đại và đồng bộ.
- Quy hoạch hệ thống kỹ thuật hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, chuẩn bị kỹ
thuật đất xây dựng, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước thải, hệ thống cấp
điện, hệ thống thông tin, tổng hợp đường dây đường ống.
- Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất xây dựng đô thị; xác định cốt xây dựng khống
chế của từng khu vực, toàn đô thị và các trục giao thông chính đô thị;
- Xác định mạng lưới giao thông đối ngoại, giao thông đô thị.
- Lựa chọn nguồn; xác định quy mô, vị trí, công suất của các công trình đầu mối,
mạng lưới truyền tải và phân phối chính của các hệ thống cấp nước, cấp điện;
mạng lưới đường cống thoát nước; các công trìng xử lý nước thải, chất thải rắn;
nghĩa trang và các công trình khác.
- Quy hoạch thiết kế hệ thống hạ tầng phục vụ cho khu dân cư, đảm bảo cho khu
quy hoạch phát triển ổn định và bền vững.
III. CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH:
- Căn cứ vào định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam;
- Căn cứ vào quy định về việc lập đồ án quy hoạch xây dựng đô thị ban hành theo
nghị định số 08/2005/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 24/01/2005;
- Căn cứ thông tư liên tịch hướng dẫn về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị số
02/2002-TTLT-BXD-TCCP ngày 08/03/2002 của Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức
cán bộ Chính phủ;
- Căn cứ thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ vào quyết định 21/2005/QĐ.BXD của Bộ Xây dựng quy định về thể hiện

bản vẽ quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ quy chuẩn xây dựng tập I (phần quy định chung và quy hoạch xây dựng)
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 14/12/1996;
- Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa
XI, kỳ họp thứ 4;
- Căn cứ Quyết định số 08/2007/QĐ-UBND ngày 08/02/2007 của UBND tỉnh
Long An về việc ban hành quy định thực hiện một số nội dung về quản lý quy
hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng công trình xây
dựng trên địa bàn tỉnh Long An;
- Căn cứ Quyết định số 362/QĐ-UBND ngày 02/02/2007 của UBND tỉnh Long
An về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung Khu đô thị mới Đông Nam Á Long
An; Trung tâm thương mại và khu đô thị huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An;
SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp

-

-

-

-

-


Trang3

GVHD: Ths. Phạm Minh Tiến

Căn cứ Quyết định số 2068/QĐ-UBND ngày 07/8/2007 của UBND tỉnh Long
An về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu đô
thị mới Đông Nam Á, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An;
Căn cứ biên bản số 4988/BB-UBND ngày 08/10/2007 của UBND tỉnh Long An
về việc họp thông qua đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu đô thị
mới Đông Nam Á, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An;
Căn cứ văn bản số 5498/UBND-KT ngày 23/11/2007 của UBND tỉnh Long An
về việc đầu tư dự án cảng, khu công nghiệp, khu đô thị mới và khu dịch vụ Đông
Nam Á;
Các cơ sở bản đồ:
Bản đồ trích đo khu đất do Trung tâm dịch vụ địa chính thuộc sở Tài nguyên và
Hồ sơ và báo cáo khảo sát địa hình, hiện trạng do Trung tâm Quy hoạch Phát
triển Đô thị-Nông thôn tỉnh Long An lập tháng 5/2005.
Sơ đồ liên hệ vùng do Phòng Quản Lý Quy Hoạch tỉnh Long An lập.
Bản đồ quy hoạch chung của huyện Cần Giuộc do phòng Quản Lý Quy Hoạch
tỉnh Long An cung cấp.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất do Trung tâm Quy hoạch Phát triển Đô thị-Nông
thôn tỉnh Long An cung cấp.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD.
Thông tư số 04/2005/TT – BXD ngày 1/4/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc
lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
Tiêu chuẩn đường đô thị – yêu cầu thiết kế TCXDVN 104 – 2007.
Tiêu chuẩn đường ôtô – yêu cầu thiết kế TCVN 4054 – 2005.
Tiêu chuẩn áo đường mềm – các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế 22 TCN 211 – 06.

Tiêu chuẩn 33-2006: Tiêu chuẩn cấp nước đô thị.
Tiêu chuẩn 7957-2008: Tiêu chuẩn thoát nước đô thị.

PHẦN I:

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐÔ THỊ

CHƯƠNG1: HIỆN TRẠNG – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU ĐẤT
1.1. Điều kiện tự nhiên:
1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn :
SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp

Trang4

GVHD: Ths. Phạm Minh Tiến

Vị trí khu đô thị mới Đông Nam Á Long An bao gồm toàn bộ khu vực phía tây
của dự án phát triển khu cảng Đông - Nam Á Long An, trung tâm thương mại và khu
đô thị huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, cách trung tâm thị trấn Cần Giuộc khoảng 6.54
km về phía Đông Nam, cách khu đô thị cảng Hiệp Phước khoảng 6.82 km về phía Tây
Nam và được giới hạn như sau:
+
+

+
+

Phía Bắc giáp với đường Vành Đai 4 đi cảng Hiệp Phước và thị trấn Cần Giuộc.
Phía Tây giáp với rạch Vòng.
Phía Nam giáp với sông Đồng An.
Phía Đông giáp với rạch Bà Đang.
Diện tích khu đất này khoảng 195.27 ha và quy hoạch cho khoảng 20000 dân.
1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết:
Khu đất quy hoạch nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa và
ảnh hưởng của đại dương nên độ ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ
dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày và đêm giữa các tháng trong năm
thấp, ôn hòa.
Nhiệt độ không khí hàng năm tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm là 26,9 0C,
nhiệt độ trung bình mùa khô là 26,50C và mùa mưa là 27,30C; tháng nóng nhất là tháng
4 và 5 ( 290C ), tháng mát nhất là tháng 12 và tháng 1 (24,70). Nhiệt độ cao nhất trong
năm có thể đạt 400 C và thấp nhất 240 C.
Nắng hầu như quanh năm với tổng số giờ nắng trên dưới 2.700 giờ/năm. Một
năm chia ra 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, với tổng số lượng mưa chiếm từ 95 –
97% lượng mưa cả năm. Tổng lượng mưa bình quân 1.200 – 1.400 mm/năm.
Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9 và tháng 10.
+ Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, lượng mưa mùa nầy chỉ chiếm từ 3 – 5% tổng
lượng mưa cả năm.
Ẩm độ không khí trung bình trong năm 82,8%, trong mùa khô độ ẩm tương đối
thấp: 78%. Lượng bốc hơi trung bình 1204,5 mm/năm.
Chế độ gió theo 2 hướng chính: mùa khô thịnh hành gió Đông Nam, mùa mưa
thịnh hành gió Tây Nam.
1.1.3. Chế độ thủy văn:
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn khu vực chịu ảnh hưởng chế độ bán

nhật triều của biển Đông. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217- 235 cm, đỉnh triều
cực đại tháng 12 là 150 cm. Một chu kỳ triều khoảng 13-14 ngày. Do gần cửa biển,
biên độ triều lớn, đỉnh triều vào đầu mùa gió chướng nên sông rạch thường bị xâm
nhập mặn.
Về mùa lũ hệ thống sông ngòi vừa chịu ảnh hưởng của thủy triều, vừa chịu ảnh
hưởng của lũ ở vùng Đồng Tháp Mười tràn về. Cao độ đỉnh lũ với tần suất P=10% là
2.00m. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 6 nước ở các con kênh, rạch bị nhiễm mặn.
Tháng 5 có độ mặn cao nhất 5,489g/lít, tháng 1 có độ mặn 0,079g/l. Độ pH trong nước
sông Đồng An đoạn chảy qua khu vực từ tháng 6 đến tháng 8 khoảng 3,8 - 4,3.
SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp

Trang5

GVHD: Ths. Phạm Minh Tiến

1.1.4. Địa hình - Địa chất:
Địa hình khu đất mang đặc điểm chung vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây
địa hình được bồi đắp liên tục và đều đặn dẫn đến sự hình thành đồng bằng có bề mặt
bằng phẳng và nằm ngang. Độ cao tuyệt đối biến đổi từ 0,5- 2 m ( theo hệ cao độ
chuẩn Hòn Dấu) và trung bình là 1-1,6 m.
Hầu hết phần diện tích đất ở hiện hữu không bị ngập úng, rải rác có những điểm
trũng dọc theo hai bên bờ sông rạch bị ngập nước về mùa mưa. Nhìn chung địa hình
khu đất tương đối thấp, dễ bị tác động khi triều cường hoặc khi lũ Đồng Tháp Mười

tràn về.
1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên khoáng sản hầu như không có, nguồn nước ngọt, nước sạch cung cấp
cho sản xuất và sinh hoạt còn rất hạn chế.
1.2. Hiện trạng:
1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất :
BẢNG THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT:
THỨ TỰ

HẠNG MỤC

DIỆN TÍCH (M2)

TỈ LỆ (%)

01

Vuông tôm

65.82

33.71

02

Đất nông nghiệp

71.09

36.41


03

Đất bờ đê

10.41

5.33

04

Đất chưa sử dụng

12.08

6.18

05

Sông rạch

17.28

8.85

06

Đất thổ cư

10.31


5.28

07

Đất công trình công cộng

1.50

0.77

08

Đất giao thông

2.86

1.46

09

Đất nghĩa địa, đất khác

3.92

2.01

195.27

100.00


Tổng cộng

Nhìn chung hầu hết diện tích đất sử dụng là đất vông tôm ( chiếm 33.71% ), đất
nông nghiệp trồng lúa và các loại rau xanh, hoa màu khác ( chiếm 36.41%). Đất thổ cư
chiếm tỉ lệ khá thấp ( 5.28%).
1.2.2. Hiện trạng dân cư:
Hiện trạng dân cư trong vùng có mật độ tương đối thấp, sống phân tán, không tập
trung, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông trồng lúa nước, cây ăn trái, cây hoa
màu, và nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là nuôi tôm. Dự báo trong
những năm tới sẽ có hướng chuyển dịch trong cơ cấu sử dụng đất của khu vực.
Theo thống kê, tổng số dân hiện trạng khu vực thiết kế có khoảng trên dưới 300
người với khoảng 70 hộ gia đình.
1.2.3. Hiện trạng xây dựng công trình kiến trúc:
Trong khu vực thiết kế hiện có khoảng 75 chủ sử dụng đất, trong đó có khoảng
70 căn nhà ở (bao gồm 01 nhà cấp II, 01 nhà cấp III còn lại là nhà cấp IV và nhà tạm).
SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp

Trang6

GVHD: Ths. Phạm Minh Tiến

Nhà ở trong khu vực nằm dọc theo hai trục đường chính là trục đường Tân Lập và trục

đường Bắc Nam.
Các công trình công cộng – dịch vụ trong khu vực bao gồm: 1 trạm y tế, 1 trường
mẫu giáo, 1 trường trung học, với tầng cao 1-2 tầng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ
thuật nhìn chung còn thiếu và lạc hậu.
1.2.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
1.2.4.1. Hiện trạng mạng lưới giao thông:
- Giao thông đường bộ: toàn khu vực tính toán chỉ có 2 tuyến đường chính hiện
hữu, đó là tuyến đường Tân Lập ( lộ giới 11-16m) và tuyến đường Bắc Nam ( lộ
giới 5-8m). Tuy nhiên hai tuyến đường này chỉ là đường đất, chưa được nhựa hóa
hay bê tông hóa. Ngoài ra, còn có một số tuyến đường đất liên hệ giữa các vuông
tôm, khu đất trồng trọt của người dân trong khu vực.
- Giao thông đường thủy: khu vực thiết kế như là một bán đảo, ba mặt giáp với hệ
thống kênh rạch: phía Đông giáp rạch Bà Đang, phía Tây giáp Rạch Vòng và
phía Nam giáp với sông Đồng An. Bề rộng hệ thống kênh rạch ở đây trung bình
từ 50 - 120m, độ sâu 3-10m, hiện tại có thể lưu thông xà lan và các loại ghe, tàu
nhỏ khác.
1.2.4.2. Hiện trạng san nền – thoát nước mưa:
- Hiện trạng địa hình: khu đất thiết kế nhìn chung có địa hình bằng phẳng, cao độ
hiện trạng trung bình từ 0.6 đến 2.1 m, không có hướng dốc rõ rệt.
- Hiện trạng thoát nước mưa: khu vực chưa có hệ thống thoát nước mưa. Nước
mưa tự chảy trên bề mặt sau đó thấm xuống mặt đất hoặc đổ ra hệ thống kênh
rạch xung quanh.
1.2.4.3. Hiện trạng cấp nước:
- Khu vực chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt.
- Người dân chủ yếu dùng nguồn nước ngầm và nước mưa và nước mặt từ các con
kênh rạch, sông quanh khu vực để cung cấp cho sinh hoạt hằng ngày. Những
nguồn nước này chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn. Trong
tương lai cùng với sự phát triển của đô thị nhất thiết phải xây dựng một mạng
lưới cấp nước hoàn chỉnh và đồng bộ cho khu vực.
1.2.4.4. Hiện trạng thoát nước và vệ sinh môi trường:

- Hiện tại chưa có hệ thống thoát nước và công trình xử lý chất thải. Nước thải,
chất thải từ nhà dân thải trực tiếp ra kênh rạch hoặc vùng đất trũng tự nhiên.
1.2.4.5. Hiện trạng cấp điện, thông tin liên lạc:
- Hiện trạng cấp điện: khu vực quy hoạch đã có tuyến dây trung thế đi nổi 22 kV
chạy dọc đường Tân Lập, cấp điện cho các hộ dân. Nguồn cấp: lấy từ trạm biến
áp 2x63 MVA từ thị trấn Cần Giuộc kéo về.
- Mạng lưới thông tin liên lạc hiện hữu dường như chưa có. Dự kiến trong quá
trình thiết kế sẽ làm mới toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc cho khu quy hoạch.
1.3. Nhận xét, đánh giá chung về hiện trạng – điều kiện tự nhiên khu vực:
1.3.1. Ưu điểm:
SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp

Trang7

GVHD: Ths. Phạm Minh Tiến

- Đây là khu vực thuận lợi để hình thành dự án khu đô thị thương mại - dịch vụ do
có lợi thế về quỹ đất (đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, đất trống, kênh rạch tự
nhiên còn nhiều chưa được sử dụng), vị trí giao thông đường bộ, đường sông
thuận lợi liên hệ dễ dàng với tất cả các tỉnh, thành phố lân cận.
- Ngoài ra địa hình khu vực tương đối bằng phẳng, chưa có cơ sở hạ tầng kỹ thuật
nào đáng kể.
1.3.2. Khó khăn :

- Vì khu vực này có cao độ địa hình thấp, địa chất công trình tương đối yếu do đó
cần phải san lấp với khối lượng lớn và giải pháp nền móng công trình xây dựng
phức tạp, tốn kém.
- Với điều kiện hạ tầng kỹ thuật như trên chắc chắn sẽ gây rất nhiều khó khăn
trong quá trình thi công triển khai dự án.

CHƯƠNG2:

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. Quy mô và định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị:
2.1.1. Quy mô:
- Diện tích khu quy hoạch: 195.27 ha.
- Dân số dự kiến đến năm 2025: khoảng 20.000 người.
2.1.2. Định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:
2.1.2.1. Kiến trúc công trình công cộng:
Hình thành khu trung tâm chính của toàn đô thị (khu đô thị nén- cao tầng), các
khu phố thương mại – dịch vụ, các phố cảnh quan ven sông, rạch. Các công trình công
cộng cần thiết kế đẹp, kiến trúc hiện đại phù hợp với một khu đô thị mới có chất lượng
cao, tuân thủ quy định về quy hoạch chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
Khu công trình công cộng, văn hoá xã hội và dịch vụ thương mại được bố trí dọc
theo tuyến giao thông chính để tạo tầm nhìn cũng như tạo điểm nhấn các lối vào khu
đô thị.
Các công trình thương mại – dịch vụ được xây dựng 5-9 tầng. Mật độ xây dựng
tối đa 45%. Các công trình văn hóa giáo dục được xây dựng 2-3 tầng. Mật độ xây
dựng tối đa 35%.
2.1.2.2. Kiến trúc nhà ở:
 Nhà ở liên kế:
- Tầng cao xây dựng: 3 tầng.
- Mật độ xây dựng tối đa 60%.

- Chiều cao tầng 1: 3,6m; tầng 2, 3 là 3,3m.
- Chiều cao nền của tầng 1 cao hơn vỉa hè 0,2m.
- Độ vươn ra tối đa của ban công là 1,4m.
- Chỉ giới xây dựng lùi tối thiểu 2,5m so với chỉ giới đường đỏ.
- Khoảng cách thông hành địa dịch là 2m, được phép mở cửa đi và cửa sổ phía
sau.
- Hàng rào xây dựng thông thoáng, cao 2,5m.
SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp

Trang8

GVHD: Ths. Phạm Minh Tiến

- Để đảm bảo thông thoáng và vệ sinh môi trường đô thị, cần chừa diện tích trống
để lấy sáng và thông gió.
- Chiều cao buồng thang trên sân thượng là 2,8m. Mái trang trí cao 1,5m (nếu có).
 Nhà ở liên kế phố kết hợp thương mại, dịch vụ:
- Chiều cao áp dụng đối với nhà liên kế là 4 tầng, xây kiên cố.
- Mật độ xây dựng tối đa 85%.
- Chiều cao tầng 1: 3,6m, tầng 2: 3,3m.
- Chiều cao nền của tầng 1 cao hơn vỉa hè 0,2m. Độ vươn ra tối đa của ban công là
1,4m.
- Chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ.

- Để đảm bảo thông thoáng và vệ sinh môi trường đô thị, cần chừa diện tích trống
để lấy sáng và thông gió.
 Nhà ở chung cư:
- Chiều cao áp dụng đối với nhà chung cư từ 15-20 tầng, xây kiên cố.
- Mật độ xây dựng tối đa 40%.
- Chiều cao tầng 1: 3,6m; chiều cao các tầng là 3,3m. Độ vươn ra tối đa của ban
công là 1,4m.
- Chỉ giới xây dựng lùi vào từ 5-10m (hoặc lớn hơn) so với chỉ giới đường đỏ, (tùy
vào lộ giới các tuyến đường). Trong các khu chung cư tổ chức sân vườn, bãi cỏ
và sân chơi cho trẻ em…
- Để đảm bảo thông thoáng và vệ sinh môi trường đô thị, cần chừa diện tích trống
để lấy sáng và thông gió.

2.2. Quy hoạch sử dụng đất:
TT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH
(ha)

CHỈ TIÊU
(m2/người)

A
1

ĐẤT DÂN DỤNG
ĐẤT KHU Ở
Đất nhà ở lô phố kết hợp TMDV

Đất nhà ở liên kế
Đất chung cư
ĐẤT CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Đất hành chính văn hóa
Đất bệnh viện
Đất trường học

193.38
54.74
5.19
10.88
38.67
25.81
1.88
1.3
3.58

96.69
27.37

99.03
28.03

12.91

13.22

2

SVTH: Nguyễn Huy Cường


MSSV:H060163

TỶ LỆ
(%)

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp

3

4
B
1

Trang9

Đất thương mại – dịch vụ
ĐẤT CÂY XANH
Cây xanh cách ly
Cây xanh tập trung
ĐẤT GIAO THÔNG
ĐẤT NGÒAI DÂN DỤNG
ĐẤT HẠ TẦNG KỸ THUẬT
TỔNG CỘNG

GVHD: Ths. Phạm Minh Tiến
19.05

40.91
4.44
36.47
71.92
1.89
1.89
195.27

20.46

20.95

35.96
0.95
0.95

36.83
0.97
0.97
100.00

2.3. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
2.3.1. Về quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng .
- Cao độ nền xây dựng chọn cao độ 2,5 m.
- Hệ thống thoát nước mưa được quy hoạch chủ yếu là các tuyến cống bê tông đặt
dưới hè đường và thoát ra kênh rạch gần nhất.
2.3.2. Về quy hoạch giao thông đô thị.
2.3.2.1. Giao thông đối ngoại:
 Đường bộ:
- Đường Tân Tập ( mặt cắt 1-1 ): lộ giới là 75-95 m, mặt đường mỗi bên rộng

2x22,5m, dãy phân cách ở giữa rộng 10m, đường song hành rộng 14m, dãy phân
cách ở giữa rộng 2x 6m và hành lang kỹ thuật 2 bên rộng 2x 10m.
- Đường vành đai 4: lộ giới 89m.
 Đường thủy: Đa phần các sông, rạch trong khu quy hoạch chủ yếu phục vụ tàu
thuyền du lịch có tải trọng nhỏ và các tàu ghe của người dân chở hàng hóa
buôn bán nhỏ.
2.3.2.2. Giao thông đối nội:
- Các đường giao thông đối nội có lộ giới 15,5m; 21.0 m; 24.0m; 28.0m; 35.0 m.
Đường thủy:
- Các sông, rạch hiện hữu được giữ lại để phục vụ các phương tiện giao thông thủy
có tải trọng nhỏ.
- Các cầu trong khu đô thị được tính toán để đảm bảo giao thông thuận lợi phù hợp
với yêu cầu đầu tư.
- Sông, rạch chính được quy hoạch giữ lại vừa đảm bảo giao thông thủy vừa tạo
kiến trúc cảnh quan.
2.3.3. Về quy hoạch cấp nước:
- Nguồn nước cấp cho đô thị là nguồn nước từ nhà máy nước Cần Giuộc dự kiến
xây dựng với công suất khoảng 20000 m3/ngày đêm.
- Riêng nguồn nước tưới cây cỏ trong các khu công viên tập trung có thể dùng
nước đã xử lý đạt chuẩn loại A dẫn từ trạm xử lý nước thải tập trung về hoặc lấy
trực tiếp từ các kênh rạch xung quanh.
2.3.4. Về quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường.
- Toàn bộ nước thải của khu đô thị được quy hoạch thu gom trong mạng lưới
đường ống, đường cống và trạm bơm tăng áp để đưa về trạm xử lý nước thải của
khu đô thị đặt cạnh sông Đồng An. Trạm xử lý nước thải có công suất khoảng
SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN



Đồ Án Tốt Nghiệp
Tiến

Trang10

GVHD: Ths. Phạm Minh

16.000m3/ngày, nước thải được xử lý kín đạt tiêu chuẩn TCVN 6772 : 2000, loại
A sau đó thoát ra sông Đồng An.
- Rác thải được thu gom hàng ngày và đưa tới khu liên hợp xử lý chất thải rắn của
Long An. Trên các tuyến đường phố, các khu công cộng đều đặt các thùng thu
rác thải nhằm thu gom rác thải của khách bộ hành, khách vãng lai.v.v…
- Nghĩa địa sẽ được chôn cất tập trung tại khu nghĩa địa huyện Cần Giuộc nằm bên
ngoài khu quy hoạch.
2.3.5. Về cấp điện.
- Theo bản đồ liên hệ vùng, trên tuyến đường Hương Lộ 19, cách khu vực thiết kế
khoảng 4.5km, có tuyến dây 110 kV chạy dọc theo tuyến đường này. Giải pháp
cung cấp điện cho khu vực được đưa ra là kéo tuyến dây 110 kV từ Hương Lộ 19
về và xây dựng riêng một trạm biến áp trung gian 110/22kV trong khu vực quy
hoạch.
- Hệ thống điện trong khu vực đều đi ngầm.
2.3.6. Về thông tin liên lạc.
- Nâng cấp tổng đài bưu điện Cần Giuộc lên 50000 số, sau đó kết nối mạng lưới
thông tin liên lạc của khu đô thị này với nối với bưu điện trung tâm thị trấn Cần
Giuộc bằng tuyến cáp quang .
- Đầu tư xây dựng thêm các tuyến cống bể và cáp (cáp đồng hoặc cáp quang) để
cung cấp các dịch vụ viễn thông đến các nhà đầu tư, các cơ quan và người dân
trong khu vực quy hoạch.


PHẦN II:

QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
XÂY DỰNG ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2025.

CHƯƠNG3:

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG
3.1. Định hướng quy hoạch mạng lưới giao thông:
3.1.1. Căn cứ lập quy hoạch:
Đồ án được thiết kế dựa trên cơ sở các tài liệu, số liệu sau:
- Bản đồ đo đạc địa hình khu vực thiết kế tỉ lệ 1/2000.
- Bản đồ hiện trạng khu vực thiết kế.
- Các quy trình, quy phạm hiện hành của nhà nước.
3.1.2. Định hướng quy hoạch: (xem mục 2.3.2 chương II, phần I).
3.2. Tính toán nhu cầu giao thông, xác định mặt cắt ngang các tuyến đường:
3.2.1. Số liệu tính toán:
Ngoài 20000 người là dân số cố định, còn có khoảng 2000 khách du lịch đến lưu
trú tại các khu dịch vụ đô thị, 3000 người từ các khu vực khác đến làm việc tại khu đô
thị và khoảng 20000 lượt khách khách vãng lai đi qua mỗi ngày.
SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tiến


Trang11

GVHD: Ths. Phạm Minh

Nhu cầu giao thông của khách vãng lai được tính trực tiếp trên đường Tân Lập,
tuyến đường Trung Tâm, tuyến đường Bắc Nam và tuyến đường Vành Đai 4. Lưu
lượng giao thông do khách du lịch và người từ khu khác đến làm việc tại khu đô thị
trên các tuyến đường Trung Tâm, tuyến đường Bắc Nam và tuyến đường Vành Đai 4
được lấy bằng 5% tổng nhu cầu giao thông đối nội trên tuyến đường tương ứng, các
tuyến đường còn lại lấy bằng 2%.
Toàn bộ đô thị được phân chia thành 11 khu vực dân cư (xem hình 3.1 và bảng 3.1 phụ
lục A).
3.2.2. Giả định nhu cầu giao thông:
3.2.2.1. Xác định nhu cầu giao thông:
Nhu cầu đi lại của người dân được tính toán dựa theo điều kiện kinh tế xã hội và
điều kiện sinh hoạt, phong tục tập quán của cư dân đô thị.
Nhu cầu tham gia giao thông trong đô thị chủ yếu được chia thành các nhóm như
sau:
+ Nhu cầu đi làm chiếm 50 % dân số, với tần suất 2 - 4 lần/ ngày, trong đó, làm
trong khu đô thị chiếm 40% và làm bên ngoài khu đô thị chiếm 60%.
+ Nhu cầu đi học chiếm 30%, tần suất 2 - 4 lần /ngày.
+ Nhu cầu mua bán hằng ngày chiếm 15 % với tần suất 2 lần/ngày.
+ Nhu cầu thăm viếng tính cho 80% dân số với tần suất 2 lần /tuần.
+ Nhu cầu vui chơi, giải trí và các nhu cầu khác ( giao dịch mua bán, khám chữa
bệnh...) tính cho 85% dân số, với tần suất 4 lần/ tuần.
3.2.2.2. Phân bổ % nhu cầu giao thông đến các khu chức năng trong đô thị:
(xem bảng 3.2 phụ lục A)
3.2.3. Tính toán nhu cầu giao thông:
Tính nhu cầu giao thông cho khu dân cư 1:

 Đi làm: N= 50%xSxP (lượt/ngày)
Trong đó: S – dân số khu dân cư 1, S = 1227 người
P – tần suất, P = 4 ứng với trường hợp làm trong khu đô thị, P= 2 ứng với
trường hợp làm bên ngoài khu đô thị.
Đi làm trong khu đô thị ( chiếm 40% dân số đi làm):
N1 = 50% × (S × 40%) × P = 50% × 1227 × 40% × 4 = 982 (lượt/ngày)

Đi làm ngoài khu đô thị ( chiếm 60% dân số đi làm):
N1 = 50% × (S × 60%) × P = 50% ×1227 × 60% × 2 = 736 (lượt/ngày)

Tổng nhu cầu đi làm từ khu K1: N = N1 + N 2 = 982 + 736 = 1718 (lượt/ngày)
 Đi học:

N = 30% × S × P (lượt/ngày)

Đi học ở MG1, MG2 ( với P = 2, chiếm 20% nhu cầu đi học):
N1 = 30% × (S × 20%) × P = 30% × 1227 × 20% × 2 = 147 (lượt/ngày)
SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tiến

Trang12

GVHD: Ths. Phạm Minh


Đi học ở TH1, TH2 ( với P = 4, chiếm 45% nhu cầu đi học):
N 2 = 30% × (S × 45%) × P = 30% × 1227 × 45% × 4 = 663 (lượt/ngày)

Đi học ở ngoài khu đô thị ( với P = 2, chiếm 35% nhu cầu đi học):
N3 = 30% × (S × 35%) × P = 30% × 1227 × 35% × 2 = 258 (lượt/ngày)

Tổng nhu cầu đi học từ khu K1: N = N1 + N 2 + N 3 = 147 + 663 + 258 = 1068 (lượt/ngày)
 Mua bán hằng ngày: N = 15% × S × P = 15% ×1227 × 2 = 368 (lượt/ngày)
 Nhu cầu thăm viếng: N = 80% × S × P = 80% ×1227 × 2 / 7 = 280 (lượt/ngày)
 Nhu cầu vui chơi giải trí và nhu cầu khác:
N = 15% × S × P = 85% ×1227 × 4 / 7 = 596 (lượt/ngày)
Tương tự cho các khu giao thông khác, lưu lượng giao thông được thống kê trong
bảng 3.3 phụ lục A.
3.2.4. Phân bố lưu lượng đi lại giữa các khu đối ứng - tổng hợp nhu cầu giao
thông đô thị:
Dựa vào bảng 3.2: bảng phân bổ % nhu cầu giao thông đến các khu chức năng
trong đô thị và bảng 3.3: bảng tổng hợp nhu cầu giao thông từ các khu, phụ lục A ta
phân bố các nhu cầu của người dân từ khu này đến khu khác trong đô thị cũng như nhu
cầu ra bên ngoài khu đô thị.
Các nhu cầu đi đến từng khu thương mại – dịch vụ đô thị, từng khu trường học,
từng khu công viên cây xanh được phân bổ theo tỉ lệ diện tích, tầng cao và mật độ xây
dựng.
Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 3.4 , bảng 3.5, bảng 3.6, bảng 3.7 và
bảng 3.8 phần phụ lục A.
Từ các kết quả tính toán trên, tiến hành tổng hợp nhu cầu giao thông đô thị. Kết
quả được ghi vào bảng 3.9: bảng tổng hợp nhu cầu giao thông đô thị, phụ lục A.
3.2.5. Phân bố lưu lượng giao thông trên các tuyến đường:
Nhu cầu giao thông của bản thân mỗi khu được phân bố trên các đoạn đường bao
quanh và các đoạn đường nằm trong khu giao thông đó.

Nhu cầu giao thông từ khu này đến khu khác được phân bố trên các đoạn đường
nằm trên các hướng di chuyển kết nối hai khu đó với nhau. Tỉ lệ lưu lượng sẽ được
phân bố nhiều hơn trên những đoạn đường nằm trên những hướng di chuyển ngắn hơn,
thuận lợi hơn và ngược lại.
Đối với nhu cầu giao thông của bản thân mỗi khu vực của khu đô thị ra ngoài
khu đô thị được phân bố chủ yếu trên các tuyến đường Trung Tâm, Bắc Nam, đường
Tân Lập, đường Vành Đai 4 và đoạn đường bao quanh và những đoạn đường nằm
trong khu đó.
Theo số liệu tính toán đến năm 2025, nhu cầu giao thông của khách vãng lai
được tính trực tiếp trên đường Tân Lập là 5000 lượt/ngày, trên tuyến đường Trung
Tâm, tuyến đường Bắc Nam là 1500 lượt/ngày và tuyến đường Vành Đai 4 là 10000
lượt/ngày.
SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tiến

Trang13

GVHD: Ths. Phạm Minh

Kết quả phân bố lưu lượng trên các đoạn đường thể hiện trong bảng 3.10 phần phụ
lục A.
3.2.6. Xác định mặt cắt ngang các tuyến đường:
Xác định mặt cắt ngang cho tuyến đường Trung Tâm:

Chọn đoạn có lưu lượng giao thông lớn nhất trên tuyến đường Trung Tâm để xác
định mặt cắt ngang thiết kế cho tuyến đường này.
Nhu cầu giao thông lớn nhất trên tuyến đường Trung Tâm là tại đoạn 6-7, với lưu
lượng 19144 lượt người/ngày, vào giờ cao điểm lấy 20% tổng số lượt, tức là:
19144 ×

20
= 3829 lượt người.
100

Theo TCXDVN 104 -2007,bảng 2 ta có tiêu chuẩn quy đổi quy đổi các loại xe về
xe con với các hệ số như sau: Xe đạp: 0.5, xe máy: 0.5 , xe buýt: 2 ,xe ô tô : 1.
Giả sử trong tổng nhu cầu giao thông có 20% sử dụng phương tiện là xe buýt, 10% là
đi xe đạp và đi bộ, 45% sử dụng xe máy và 25% sử dụng ô tô.
Bảng 3.11: bảng thống kê lưu lượng quy đổi như sau:
BẢNG LƯU LƯỢNG QUY ĐỔI
Phương tiện
% lưu lượng Hệ số quy đổi
Xe buýt
20
2
Xe đạp, đi bộ
10
0.5
Xe máy
45
0.5
Xe ô tô
25
1

Tổng lưu lượng quy đổi(xe con/h)

Áp dụng công thức n lx =

N yc
Z.Ptt

Lưu lượng
1532
191
862
957
3542

để tính số làn xe.

Trong đó:
+ Nyc: lưu lượng quy đổi về lưu lượng xe con, Nyc = 3542 lượt/h.
+ Ptt : trị số khả năng thông hành tính toán, P tt = 1800 ( xe con /h) ( đường nhiều
làn xe có dải phân cách).
+ Z: hệ số sử dụng khả năng thông hành, chọn Z= 0.7.
n lx =

N yc
Z.Ptt

=

3542
= 2.02

0.7 ×1800

Số làn xe tính toán là 2.02 nhỏ hơn số làn xe theo tiêu chuẩn số làn xe của đường
khu vực là 4 làn xe. Như vậy chọn số làn xe của trục đường Trung Tâm là 4 với bề
rộng mỗi làn là 3.75m cộng thêm dải phân cách rộng 5m và vỉa hè mỗi bên rộng 7m.
Đường Trung Tâm có bề rộng 35m.

SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


n Tt Nghip
Tin

Trang14

GVHD: Ths. Phm Minh

CHặ GIễI ẹệễỉNG ẹO

CHặ GIễI ẹệễỉNG ẹO

6m

1.5+3.5x2+0.5

5m


0.5+3.5x2+1.5

6

35m

Hỡnh 3.2: mt ct ngang tuyn ng Trung Tõm
Tớnh toỏn tng t cho cỏc tuyn ng cũn li. Kt qu nh bng 3.12
Bng 3.12: bng thng kờ s ln xe thit k trờn cỏc tuyn ng:
STT

TấN NG

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
15

TRUNG TM

BC NAM
VEN SễNG
D1
D2
D3
N1
N2
N3
BèNH HềA
N4

LU LNG
MAX GI CAO
IM

LU
LNG
QUY I

S LN
XE TNH
TON

S LN
XE
THIT
K

3829
2620

810
1701
652
503
1003
1407
768
2552
1551
3838
4569
3071

3542
2424
749
1573
603
465
928
1301
710
2361
1435
3550
4226
2841

2.81
1.92

0.59
1.23
0.47
0.36
0.72
1.02
0.56
1.87
1.12
2.82
3.35
2.25

4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
12
16
8

TN LP
VNH AI 4


Bng 3.13:
BNG THNG Kấ MT CT NGANG CC TUYN NG

1

Trung Tõm

3--3

7

8+5+8

7

L
gii
(m)
35

2

Bc Nam

3--3

7

8+5+8


7

3

Ven Sụng

4--4

9

14

4

D1

5--5

5

5

D2

5--5

6

D3


6--6

STT Tờn ng Mt ct

SVTH: Nguyn Huy Cng

1202

Din
tớch
(m2)
42070

35

1587

55545

5

28

1417

39676

14


5

24

348

8352

5

14

5

24

368

8832

5

14

5

24

900


21600

Thụng s mt ct ngang
L trỏi

Lũng ng

L phi

MSSV:H060163

Chiu
di (m)

Lp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tiến

Trang15

GVHD: Ths. Phạm Minh

7

N1

5--5


5

14

5

24

609

14616

8

N2

5--5

5

14

5

24

936

22464


9

N3

5--5

5

14

5

24

892

21408

10

Bình Hòa

3--3

7

8+5+8

7


35

728

25480

11

N4

5--5

5

14

5

24

1388

33312

1A--1A

10

10


75

1223

91725

1B--1B

10

10

95

745

70775

2--2

10+15

22.5+10+22.5
14+6+22.5+10
+22.5
17+5+17

10+15

89


1884

167676

14227

623531

12

Tân Lập

13

Vành Đai 4

Tổng

3.3. Tính toán các chỉ tiêu mạng lưới đường:
3.3.1. Mật độ mạng lưới đường δ (km/km2):
Áp dụng công thức:
∑L
δ=
(km/km2)
F
Trong đó:
δ : mật độ mạng lưới đường phố (km/km2)
∑ L : Tổng chiều dài đường của cấp đường tính toán mật độ. Đối với quy hoạch chi
tiết 1/2000, theo QCXDVN 01-2008, cần tính toán đến cấp đường phân khu vực. Tổng

chiều dài các tuyến đường tính đến cấp đường phân khu vực là: ∑ L = 14.227 (km)
F : Tổng diện tích xây dựng đô thị, (không tính diện tích mặt nước, đầm lầy,
cây xanh cách ly, cây xanh ven sông… ), F = 135.27 ha = 1.3527 km2.
δ=

14.227
= 10.52 (km/km2)
1.3527

Thỏa yêu cầu mật độ đường theo QCXDVN 01-2008 từ 10 - 13.3 (km/km 2)
3.3.2. Mật độ mạng lưới đường theo diện tích xây dựng đường(%)
γ=

∑ L× B
(%).
∑F

Trong đó:
L: Chiều dài các tuyến đường (km)
B: Bề rộng đường (km)
F: Diện tích khu đất quy hoạch do mạng lưới đường phục vụ (km 2)
Theo bảng thống kê các mặt cắt đường, tổng diện tích đường tính đến cấp đường phân
khu vực:
∑ L × B = 62.3531 ha = 0.623531 km 2
γ=

∑ L × B 0.623531
=
× 100 = 31.93%
∑F

1.9527

Với γ = 31.93 % xem như thỏa yêu chỉ tiêu điện tích đất giao thông theo
QCXDVN 01-2008, tối thiểu tính đến đường phân khu vực là 18%.
SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tiến

Trang16

GVHD: Ths. Phạm Minh

3.3.3. Mật độ diện tích trên một người dân đô thị (λ)
∑ L× B
γ=
(m2/ người)
N
Trong đó:
γ : Mật độ diện tích đường tính trên đầu người (m2/người)
L: Chiều dài các tuyến đường ( m )
B: Bề rộng đường ( m)
N :Tổng dân số của đô thị (người)
Tổng số dân của đô thị là N = 20000 người.
γ=


∑ L × B 623531
=
= 31.18 (m2/người)
N
20000

Do nhu cầu phát triển mạnh của khu đô thị trong tương lai, đặc biệt là chủ trương
phát triển các trung tâm thương mại – dịch vụ và chung cư cao tầng, nên mật độ diện
tích đường trên sẽ đảm bảo về mặt giao thông cho đô thị.
Nhận xét : Qua việc so sánh các chỉ tiêu trên ta thấy mạng lưới đường đã vạch ra
đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân nội thị và khu vực lân cận trong tương lai.
Bảng 3.14: bảng chỉ tiêu mật độ mạng lưới đường:
Chỉ tiêu
Ký hiệu Đơn vị Giá trị
Mật độ mạng lưới đường chính
km/km2 10.52
δ
Mật độ mạng lưới đường theo diện tích xây dựng
%
31.93
γ
2
Mật độ diện tích đường trên một người dân
m /người 31.18
λ
3.4. Định hướng quy hoạch mạng lưới giao thông công cộng, các công trình
bến bãi:
3.4.1. Tầm quan trọng của giao thông công cộng đối với đô thị:
Với khả năng vận chuyển một khối lượng hành khách lớn, hệ thống giao thông

công cộng (GTCC) đã góp phần giải quyết tình trạng quá tải cho mạng lưới giao thông
trong một đô thị. Một đô thị hiện đại, thì hệ thống giao thông của nó cũng phải hiện
đại. Một hệ thống giao thông hiện đại phải là một hệ thống giao thông đa dạng, thống
nhất, đồng bộ và linh hoạt.
Ngoài việc giảm áp lực cho mạng lưới đường bộ, hệ thống GTCC còn góp phần
giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Điều này đáp ứng được tiêu chí “phát triển bền vững”
của một đô thị hiện đại.
Xu thế phát triển GTCC là một xu thế tất yếu của các đô thị trên thế giới. Tuy có
những giai đoạn trong lịch sử mà GTCC không được quan tâm và phát triển mạnh,
nhưng nó chính là một giải pháp giao thông hữu hiệu cho một đô thị lớn và đông dân
cư.
SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tiến

Trang17

GVHD: Ths. Phạm Minh

Phát triển GTCC sẽ góp phần phân chia khả năng đáp ứng nhu cầu bằng nhiều
hình thức, nâng cao tính chất đa dạng hóa các loại hình phương tiện giao thông, từ đó
năng lực đáp ứng của hệ thống giao thông nói chung được cải thiện, và việc phân khu
chức năng cho đô thị sẽ hợp lý và chính xác hơn.
Theo khảo sát từ nhiều quốc gia khác nhau, hệ thống GTCC chỉ mang lại hiệu

quả cao đối với những đô thị lớn, đông dân cư, khoảng từ 200000 dân trở lên. Do vậy,
công tác quy hoạch mạng lưới GTCC của khu vực chỉ mang tính định hướng , đề xuất
các tuyến GTCC kết nối các khu chức năng của đô thị và các khu vực lân cận.
3.4.2. Định hướng quy hoạch mạng lưới giao thông công cộng khu đô thị mới
Đông Nam Á:
Các tuyến xe buýt được bố trí trên các trục đường Trung Tâm, Bắc Nam, Bình
Hòa, Tân Lập và tuyến Vành Đai 4, kết nối các khu chức năng trong khu đô thị và các
khu vực lân cận khác.
Khu đô thị quy hoạch là một phần trong khu đô thị mới Nam Cần Giuộc, các
tuyến xe buýt sẽ đi xuyên qua khu đô thị mà không cần phải bố trí bến giao thông công
cộng cuối cùng.
Mạng lưới giao thông công cộng được quy hoạch với tổng chiều dài 7.37 km, đạt
3.77 km/km2, theo QCXDVN 01:2008, chỉ tiêu này tối thiểu phải đạt 2 km/km 2, thỏa
điều kiện.
Trong tương lai cùng với sự phát triển của khu đô thị và cảng Hiệp Phước, trên
tuyến đường Vành Đai 4 có thể bố trí tuyến đường sắt cao tốc phục vụ vận chuyển
hành khách và hàng hóa ra vào cảng Hiệp Phước.
Đề xuất chủ trương khuyến khích dùng giao thông công cộng khi dự án xây dựng
đã hoàn thiện. Chọn xe ô tô buýt (25 chỗ) vì loại phương tiện này có nhiều ưu điểm so
với các phương tiện khác như: giá thành rẻ, tính cơ động cao. Thời gian khách chờ xe
5-10 phút. Đây là tiêu chuẩn cần thiết thể hiện tính ưu việt của giao thông công cộng.
Tốc độ giao thông công cộng 30km/h. Thời gian trung bình một chuyến xe 30’.
Chi tiết định hướng các tuyến GTCC xem hình 3.3, phụ lục A.
3.4.3. Vấn đề bãi đỗ xe:
Về vấn đề bãi đỗ xe trong khu đô thị, kiến nghị đối với các công trình thương
mại – dịch vụ, trung tâm hành chính, bệnh viện, các khu chung cư nhà cao tầng cần
phải xây dựng riêng các bãi đỗ xe ngầm. Các bãi đỗ xe này được thiết kế có quy mô
tối thiểu phải đảm bảo phục vụ cho chính công trình đó.
3.4.4. Thiết kế nút giao thông điển hình:
Chọn nút giao giữa đường Tân Lập và đường Bắc Nam để thiết kế (nút giao A).

Đây là một đầu mối giao thông quan trọng, nơi các dòng di chuyển quan trọng
đổi hướng, nơi liên kết giữa các khu dân cư lân cận với khu đô thị mới Đông Nam Á.
Các yếu tố của nút được tính toán theo TCXDVN 104:2007 và QCXD01:2008
+ Bán kính đảo: ≥ 20m
SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tiến

Trang18

GVHD: Ths. Phạm Minh

+ Bán kính cong bó vỉa: ≥ 15m đối với đường đô thị
Chọn bán kính đảo 30m và bán kính bó vỉa 10-20m để đảm bào khả năng lưu
thông trên đường đô thị.
Kiến nghị tổ chức nút giao vòng xuyến cùng mức tại nút A. Vòng xoay có trồng
hoa để tạo cảnh quan và tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều khiển giao thông. Chi
tiết nút giao A xem trong bản vẽ QH-02.

CHƯƠNG4: QUY HOẠCH SAN NỀN – THOÁT NƯỚC MƯA
4.1. Quy hoạch san nền:
4.1.1. Đánh giá đất đai xây dựng:
Cao độ hiện trạng của khu đất trung bình từ 0.6 - 2.1, địa hình khá bằng phẳng,
không có hướng dốc rõ rệt.

Hầu hết diện tích là đất ruộng, đất vườn kết hợp với ao nuôi tôm, trồng sen của
các hộ dân, chưa có hệ thống thoát nước mặt. Nước mưa tiêu thoát tự nhiêu trên ruộng
vườn, kinh rạch.
Hệ thống kinh rạch bao quanh ba mặt: phía Đông, phía Tây và phía Nam của khu
đất là nhũng kinh rạch lớn, cần giữ lại để không làm ảnh hưởng lớn đến môi trường
sinh thái, đồng thời tạo cảnh quan và thoát nước mặt. Bề rộng kinh rạch từ 60-150 m,
đủ để thoát nước mưa cũng như tổ chức giao thông thủy.
Cao độ thấp và sông rạch bao quanh nên khu đất thiết kế thường chịu ảnh hưởng
bởi ngập lụt, khi triều lên hoặc mưa lớn.
4.1.2. Định hướng quy hoạch san nền:
- Mục tiêu chủ yếu của công tác san nền là tiêu thoát nước mặt nhanh chóng.
- Khu đất thiết kế chịu ảnh hưởng bởi thủy triều nên cần tôn cao nền đến cao độ
an toàn.
- Hướng dốc san nền cần đảm bảo thoát nước ra kinh rạch nhanh nhất.
- Chủ trương không lấp bớt hệ thống kênh rạch hiện hữu, cải tạo hoặc nắn dòng
để đảm bảo mỹ quan và yêu cầu tiêu thoát nước mặt cho khu dân cư.
- Độ dốc san nền cần thỏa mãn yêu cầu thoát nước và khối lượng đất đào đắp là
tối thiểu.
- Xác định hướng thoát nước chính cho toàn khu đất, dựa trên hướng dốc chính
của các trục đường khu vực.
4.1.3. Biện pháp bảo vệ nền đất đắp:
- Chênh lệch giữa cao độ tự nhiên và cao độ thiết kế tại các vị trí dọc theo sông
rạch từ 1 - 2m. Các phương pháp bảo vệ nền đất đắp có thể là gia cố mái dốc hoặc
xây tường chắn.
- Để đảm bảo an toàn, xây dựng tường chắn tại các vị trí ranh đất tiếp giáp với
sông, rạch, vì tại các vị trí này, tiết diện sông rạch lớn, vận tốc nước chảy mạnh,
chiều cao con sóng lớn, dễ gây sạt lở nền đất đắp.
- Thiết kế dải cây xanh công viên dọc theo kinh rạch để cải tạo mỹ quan, cải tạo
vi khí hậu, và tạo khoảng an toàn giữa công trình xây dựng với bờ kinh, rạch.
SVTH: Nguyễn Huy Cường


MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tiến

Trang19

GVHD: Ths. Phạm Minh

4.1.4. Các bước tiến hành quy hoạch chiều cao:
4.1.4.1. Xác định cao độ khống chế cho toàn khu:
- Chế độ nước của các kênh rạch trong khu vực xem mục 1.1.3 phần 1. Theo đó,
mực nước đỉnh lũ của các con kênh khu vực thiết kế có thể lấy là 2.00m.
- Cao độ xây dựng HXD =2.00 + ∆h =2.00 + 0.50 = 2.5 m
- Cao độ mặt đất thiết kế ≥ 2.5 m để chống ngập lụt cho khu đất.
4.1.4.2. Xác định cao độ khống chế tại các ngã giao:
- Do đặc điểm địa hình bằng phẳng và nhiều kinh rạch, phân chia các lưu vực
thoát nước dựa trên các kinh rạch bao quanh.
- Toàn khu vực tính toán chia ra 8 lưu vực, thiết kế hướng dốc sao cho nước mưa
thoát ra rạch gần nhất.
- Do đặc điểm khu đất là ven kênh rạch, cao độ thấp và bằng phẳng nên tránh đắp
quá cao, làm khối lượng đào đắp lớn, nền đất mất ổn định và mất cân bằng sinh
thái. Do vậy, thiết kế độ dốc đường tối thiểu, từ 0.001 đến 0.002, thậm chí i có thể =
0. (Giai đoạn thiết kế chi tiết sẽ nâng đỉnh hoặc hạ đỉnh dốc ở giữa đoạn đường,
đảm bảo dốc nhỏ nhất từ 0.003 đến 0.005. Như vậy vừa thu gom tốt nước mặt, vừa
giảm khối lượng đào đắp).

4.1.4.3. Phương thức thực hiện:
- Lấy cao độ thiết kế cho các nút giao thông gần các tuyến kênh là cốt khống chế
2.50m. Từ đó tính cao độ thiết kế cho các nút giao thông phía trong. Đây là cách tính
sơ bộ để biết hướng thoát nước mưa vừa đảm bảo hạn chế tối thiểu việc đào đắp. ( Thể
hiện trong bản vẽ QH-03)
- Dựa vào phương pháp nội suy để tính toán cao độ thiết kế tại các nút giao.

- Ở giai đoạn này việc tính toán khối lượng đào đắp cũng mang tính sơ bộ nên áp
dụng công thức tính trung bình khối lượng từ các cao độ tự nhiên và các cao độ thiết
kế tại nút giao các tim đường của khu đất.

Trong đó :

W – Khối lượng đào đắp (m3)
– Cao độ thiết kế trung bình (m)
– Cao độ tự nhiên trung bình (m)

F – Diện tích lô đất (m2)
Chi tiết khối lượng đào đắp đất các ô đất xem bản vẽ QH-03, và bảng 4.1, phụ lục B.
Bảng 4.2: bảng tổng hợp công tác đất
SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tiến


Trang20

GVHD: Ths. Phạm Minh

Tổng diện tích
đất đào (m2)

Tổng diện tích
đất đắp (m2)

Khối lượng
đất đào (m3)

Khối lượng
đất đắp (m3)

Cao độ thi công
trung bình (m)

0

195.27

0

3418798

1.75

4.2. Quy hoạch mạng lưới thoát nước mưa:

4.2.1. Các bước tiến hành quy hoạch mạng lưới thoát nước mưa:
- Sử dụng hệ thống thoát nước riêng đối với thoát nước mưa và thoát nước bẩn.
- Nước mưa từ mái công trình, sân vườn được thu gom bằng các ga thu, thoát ra
hệ thống thoát nước mưa tiểu khu, rồi xả ra rạch gần nhất hoặc ra hệ thống thoát nước
mưa đường phố.
- Vạch tuyến mạng lưới thoát nước mưa dựa theo các lưu vực và hướng dốc đã
xác định bằng công tác san nền – quy hoạch chiều cao. Hệ thống thoát nước mưa của
khu vực thiết kế gồm nhiều tuyến cống riêng biệt, dựa trên các lưu vực đã xác định từ
công tác san nền – quy hoạch chiều cao.
- Đảm bảo cống nước mưa tự chảy và theo đúng hướng dốc nền để giảm độ sâu
chôn cống.
- Thiết kế, tính toán mạng lưới nước mưa đường phố cho các trục đường khu
vực.
- Đường kính cống tối thiểu 400mm (theo TCXDVN 104-2007), độ sâu chôn
cống tối thiểu đảm bảo khả năng tự làm sạch i = 1/D.
- Tính toán thoát nước mưa theo phương pháp cường độ giới hạn.
4.2.2. Tính toán thủy lực tuyến cống:
Tính toán thủy lực nước mưa căn cứ theo TCXDVN 7957-2008, tính theo phương
pháp cường độ giới hạn, công thức tính cường độ mưa dựa theo kết quả nghiên cứu
của PGS.TS Trần Việt Liễn:
Cường độ mưa –q (m/h)
q=

(20 + b)n .q20 .(1 + C lg P )
(t + b ) n

(l/s.ha)

Trong đó:
+ Các thông số q20, C, b lấy theo trạm Tân Sơn Nhất với: q20 = 302,4 l/s, C =

0.2286, b = 28.53
+ P – chu kỳ lặp trận mưa - chọn P = 5 năm.
+ t - thời gian mưa tính toán (phút) , được xác định như sau: t = tm + tr + tc (phút)
+ tm - thời gian tập trung nước bề mặt trong tiểu khu không có mạng lưới thoát
nước mưa thì xác định theo tính toán nhưng lấy không dưới 10 phút (đối với khu
dân cư). Khi trong tiểu khu có mạng lưới thoát nước thì lấy bằng 5 phút, do đó
chọn tm = 5 phút.
+ tr - thời gian nước chảy theo rãnh đường đến giếng thu gần nhất (phút), xác định
theo công thức:
SVTH: Nguyễn Huy Cường

t r = 1.25

lr
50
= 1.25
= 89.28s = 1.5 phút
vr
0.7
MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tiến

Trang21

GVHD: Ths. Phạm Minh


+ lr và vr tương ứng là chiều dài rãnh đường và tốc độ nước chảy cuối rãnh đường.
Chọn sơ bộ lr = 50m, vr = 0.7m/s.
+ 1.25 – hệ số kể đến sự tăng vận tốc của dòng chảy nước mưa từ đầu rãnh (v r = 0)
đến lúc đạt vận tốc cuối rãnh (vr).
+ tc – thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính toán (phút), được xác định
theo công thức:
t c = r∑

Lc
(phút)
Vc

Lc – chiều dài mỗi đoạn cống tính toán (m)
Vc – tốc độ chảy trong mỗi đoạn cống tương ứng (m/s)
r – Hệ số xét đến ảnh hưởng sức chứa tạm thời của cống, lấy như sau:
Độ dốc trong khu vực trong khoảng 0.004-0.03 nên chọn r = 2
Lưu lượng thiết kế cống – Q (l/s)

Q = q × F ×ϕtb × µ × K E
Trong đó: ϕtb - Hệ số dòng chảy được xác định theo công thức:
ϕ tb =

a ×ϕ 1+b × ϕ 2 + c × ϕ 3 + d × ϕ 4 30 × 0.95 + 33 × 0.95 + 12 × 0.3 + 25 × 0.1
=
= 0.66
a+b+c+d
100

Theo bảng 5-1 trang 81 sách Mạng lưới Thoát nước của PGS.TS.

Hoàng Huệ:
Với thành phần sử dụng đất như sau:
a=30% là diện tích mặt phủ mái nhà => ϕ1 = 0.95
b=33% là diện tích mặt phủ atphan => ϕ 2 = 0.95
c=12% là diện tích mặt phủ đất sỏi sân vườn. => ϕ3 = 0.3
d=25% là diện tích mặt phủ cỏ => ϕ 4 = 0.1
µ - Hệ số mưa không đều: µ = 1 với Fi < 300ha
K E - Hệ số giảm lưu lượng : K E = (1.04 ÷ 0.70) n , do F < 300 ha lấy KE = 1

Kiểm tra khả năng chuyển tải của cống:
Áp dụng công thức của viện sĩ M.N. Paolovski để xác định khả năng chuyển tải của
cống, với công thức Q và v lần lượt là:
Q = ω× v (l/s) ; v = C R × i (m/s)

Trong đó:

Q - lưu lượng tính toán, m3/s;
v - vận tốc tính toán trung bình, m/s;

SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tiến

Trang22


GVHD: Ths. Phạm Minh

ω - diện tích mặt cắt ướt (m 2), vì cống hình tròn và chảy đầy nên
ω = π2 ×

D
4

2

R - bán kính thủy lực là tỷ số giữa diện tích tiết diện ướt và chu vi tiếp
xúc giữa nước và thành rắn, m; đối với cống hình tròn chảy đầy nên
R = 0.25 × D

i - độ dốc thủy lực, lấy bằng độ dốc cống i = ic
C - hệ số Sêzi, tính đến ảnh hưởng của độ nhám trên bề mặt trong của
1
n

cống, hình thức tiết diện cống, và được xác định bằng công thức C = R y
n - hệ số nhám, với cống bê tông cốt thép chọn n = 0.014
y - chỉ số mũ, phụ thuộc độ nhám, hình dáng và kích thước của cống
y = 2.5 n − 0.13 − 0.75 × R ( n − 1)

Việc giả thiết (D,I,v) là đạt yêu cầu khi:
-

Khả năng chuyển tải của cống lớn hơn lưu lượng chảy trong cống.


-

Vận tốc chảy trong cống nhỏ hơn vận tốc lớn nhất cho phép.

Một số nguyên tắc khi tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước mưa
Lựa chọn độ dốc cống thỏa imin ≥ 1/D, còn phụ thuộc vào độ dốc địa hình, nếu iđh
≥ imin của cống thì chọn ic = iđh, nếu iđh < imin thì chọn ic = imin. Trường hợp iđh quá lớn
nếu chúng ta vẫn chọn ic = iđh có thể dẫn đến vận tốc nước chảy trong cống lớn hơn
vmax theo tiêu chuẩn, lúc này chúng ta phải có giải pháp để giảm vận tốc nước chảy
trong cống. Do đó, việc lựa chọn ic là sự phối kết hợp nhiều yếu tố liên quan mật thiết
với nhau (v, i, Q, D). Chọn ic phải tùy vào tình hình cụ thể từng tuyến. Nước mưa được
thiết kế chảy đầy hoàn toàn h/d =1. Chọn phương pháp nối cống là nối ngang đỉnh.
Đường kính và vận tốc của đoạn cống phía sau phải lớn hơn hoặc bằng đoạn
cống trước đó để tránh trường hợp dềnh nước và tạo nên lưu lượng đỉnh tại vị trí hố ga
đấu nối các đoạn cống với nhau. Với các đoạn cống có nhiều tuyến cống nhánh đổ
vào, thì phải chọn thời gian tính toán của nhánh nào có thời gian lớn nhất để tính cho
đoạn cống phía sau. Vận tốc nước chảy trong cống thoát nước mưa không phải kim
loại lớn nhất cho phép v = 7m/s, đối với ống kim loại v = 10m/s (trích điều 2.6.3TCVN 7957-2008). Chọn hình dạng cống là hình tròn, vật liệu làm cống là bê tông cốt
thép.
Chiều sâu chôn cống đầu tiên:
Độ sâu chôn cống ban đầu của mạng lưới đường phố phụ thuộc vào độ sâu chôn
cống trong sân nhà và tiểu khu, đảm bảo nước chảy được từ mạng lưới sân nhà hoặc
tiểu khu ra.

SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN



Đồ Án Tốt Nghiệp
Tiến

Trang23

GVHD: Ths. Phạm Minh

Cống nước mưa đặt trên vỉa hè, chiều sâu chôn cống tối thiểu là 0.7m, tính từ mặt
đất đến đỉnh cống.
Tính toán chi tiết xem bảng 4.4: bảng tổng hợp lưu lượng các tuyến cống và
bảng4.5: bảng tính toán thủy lực các tuyến cống, phụ lục B.
4.2.3. Tổng hợp khối lượng mạng lưới thoát nước mưa:
Bảng 4.5: bảng thống kê khối lượng mạng lưới thoát nước mưa
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

HẠNG MỤC
Cống tròn BTCT D800
Cống tròn BTCT D1000
Cống tròn BTCT D1200
Cống tròn BTCT D1500

Cống tròn BTCT D1800
Cống tròn BTCT D2000
Cống hộp BTCT 1800x1700
Cống hộp BTCT 2000x1800
Cửa xả

KHỐI LƯỢNG
1326
3348
3477
3653
1792
529
203
586
7

ĐƠN VỊ
m
m
m
m
m
m
m
m
cái

CHƯƠNG5:


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
5.1. Hiện trạng cấp nước:
Xem mục 1.2.4.3 phần I.
5.2. Số liệu tính toán và các chỉ tiêu cấp nước cho khu đô thị:
5.2.1. Số liệu tính toán:
Dân số cố định của khu vực là 20000 dân.
Trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 6000-7000 du khách qua khu đô thị, trong đó
lượng khách lưu trú (hai ngày đêm) khoảng 2000 du khách.
5.2.2. Chỉ tiêu cấp nước:
Sử dụng TCXDVN 33-2006, tính đến giai đoạn năm 2025 và QCXDVN 012008/BXD.
Đây là khu đô thị được quy hoạch với chức năng chủ yếu là thương mại - dịch
vụ, cùng với sự phát triển của cảng Hiệp Phước kế bên, là cửa ngõ phía Nam ra vào
thành phố Hồ Chí Minh, sẽ tạo thành một khu đô thị hiện đại, sầm uất với các khu ở
đầy đủ tiện nghi và cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh, môi trường sống chất lượng
cao, do đó tiêu chuẩn cấp nước được xác định như sau:
5.2.2.1. Tiêu chuẩn nước cấp cho ăn uống sinh hoạt:
Chỉ tiêu nước sinh hoạt đến năm 2025 : qsh = 150 l/ng.ngđ;
Tỉ lệ dân số được cấp nước: 100% dân số được cấp nước.
5.2.2.2. Tiêu chuẩn nước tưới:
Lấy theo QCXDVN 01:2008/BXD, mục 5.3.2:
- Nước tưới vườn hoa, công viên: tối thiểu 3 l/m2-ngđ.
- Nước rửa đường, tối thiểu 0.5 l/m2-ngđ.
5.2.2.3. Tiêu chuẩn nước cấp cho công trình công cộng:

SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN



Đồ Án Tốt Nghiệp
Tiến

Trang24

GVHD: Ths. Phạm Minh

Các công trình dịch vụ công cộng gồm: các khu thương mại - dịch vụ, khu hành chính
văn hóa, các khu trường học, khu bệnh viện. Chỉ tiêu cấp nước lấy theo QCXDVN
01:2008/BXD, mục 5.3.2:
- Nước trường học: tối thiểu 20 lít/học sinh-ngđ.
- Nước các trường mẫu giáo, mầm non: tối thiểu 100lít/cháu-ngđ.
- Nước công trình công cộng và dịch vụ được quy hoạch tùy theo tính chất cụ thể
của công trình, tối thiểu 2 lít/m2 sàn-ngđ.
5.2.2.4. Nước chữa cháy:
Theo QCXDVN 01 – 2008/BXD, lưu lượng và số lượng các đám cháy đồng thời
cần được tính tóan phù hợp với quy mô đô thị.
Lưu lượng nước cấp cho một đám cháy phải đảm bảo >=15l/s; số lượng đám
cháy đồng thời cần được tính tóan >=2. Xét khu đất thiết kế chỉ là 1 khu vực có diện
tích nhỏ, do đó chọn số đám cháy xảy ra đồng thời bằng 2, lưu lượng nước cấp cho
một đám cháy là 15l/s.
5.2.2.5. Nước rò rỉ và dự phòng:
Lấy theo QCXDVN 01: 2008/BXD, lượng nước rò rỉ và dự phòng không vượt
quá 25% tổng lượng nước cấp cho đô thị (đối với hệ thống xây mới).
5.2.2.6. Hệ số dùng nước:
Lấy theo TCXDVN 33: 2006, hệ số dùng nước không điều hòa ngày Kngàymax
= 1.2 ÷ 1.4. Riêng khu vực này, có thể lấy:
+ Hệ số dùng nước không điều hòa ngày Kngmax = 1.2
+ Hệ số dùng nước không điều hòa giờ Khmax = 1.5.

5.3. Tính toán nhu cầu dùng nước của đô thị:
5.3.1. Lưu lượng nước cho sinh hoạt:
QSH
Ngày TB =

q× N×f
1000

(m3/ngđ)

Trong đó:
q : Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt lấy theo TCXDVN 33-2006, q = 150 l/s.
f: Tỷ lệ dân được cấp nước, f= 1.
Lưu lượng nước sinh hoạt cho ngày dùng nước trung bình:
Q SH
=
Ngaøy TB

q × N × f 150 × 22000 × 1
3
=
= 3300 (m /ngđ)
1000
1000

Lưu lượng nước sinh hoạt cho ngày dùng nước lớn nhất:
3
SH
Q SH
= KNgaøy max × QNgaø

= 1.2 × 3300 = 3960 (m /ngđ)
Ngaøy max
y TB

5.3.2. Lưu lượng nước phục vụ công cộng:
5.3.1. Lưu lượng nước cho tưới đường, quảng trường:
SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


Đồ Án Tốt Nghiệp
Tiến

Trang25

Q Ñöôøng, qt =

GVHD: Ths. Phạm Minh

q× F
(m3/ngđ)
1000

Trong đó:
q : Tiêu chuẩn nước tưới đường hoặc tưới cây (l/m 2-1 lần tưới). Tưới bằng cơ giới, mặt
đường và quảng trường đã hoàn thiện, chọn q = 0.5 l/m2.
F : Diện tích đường bộ theo bảng cân bằng đất đai: 623531 (m2)

Q Ñöôøng, qt =

q × F 0.5 × 623531
3
=
= 308,6 (m /ngđ).
1000
1000

5.3.2. Lưu lượng nước cho tưới cây xanh đô thị :
Khu cây xanh CX6, CX7, CX8, CX9, CL2 nằm dọc theo các con sông có lưu
lượng nước mặt tương đối lớn, chất lượng tốt và ổn định, do đó ta có thể sử dụng
nguồn nước ở con kênh này để tưới cây cho các khu này, không sử dụng nguồn nước
cấp của đô thị. Các khu cây xanh, công viên trong khu ở và khu cây xanh cách ly thì
sử dụng nguồn nước cấp đô thị để tưới.
QCX =

q× F 3
m /ngày
1000

Trong đó:
q: lưu lượng nước tưới cho cây xanh, theo tiểu chuẩn chọn q1 = 4 (l/m2 – 1 lần tưới).
F: Diện tích cây xanh cần tưới từ nguồn nước cấp: F = 10.15 x 60% = 6.09 (ha) =
60900 (m2).
Q CX =

q × F 4 × 60900
3
=

= 243,6 (m /ngđ)
1000
1000

Bảng tổng hợp lưu lượng nước tưới cho các khu cây xanh từ nguồn cấp nước đô
thị xem trong bảng 5.1, phụ lục C.
Tuy nhiên trong quá trình tưới, lượng nước sử dụng cho việc tưới cây tưới đường
là khá lớn, do đó chúng ta chỉ tính toán giả định mỗi ngày sẽ chỉ tưới 1/3 diện tích đất
cây xanh và đường trong đô thị và thực hiện chế độ tưới luân phiên mỗi ngày một khu
vực, cứ 3 ngày sẽ tưới hết diện tích cần tưới trong đô thị. Vậy, lượng nước sử dụng
cho việc tưới cây rửa đường là: Q tưới = (308.6+ 243.6)/3 = 184,1 (m3/ngđ).
5.3.3. Lưu lượng nước cho các công trình công cộng, dịch vụ trong đô thị:
Trường học:

Theo QCXDVN 01- 2008, chỉ tiêu sử dụng đất đai tối thiểu đối với công trình là
trường học là 15m2/ học sinh , lấy chỉ tiêu 20m 2/ học sinh. Số học sinh ở các khu
trường học được tính toán sơ bộ như trong bảng 5.2, phụ lục C.
Cũng theo QCXDVN 01-2008, nước cấp cho trường học tối thiểu 20 l/học sinhngđ, lấy 20 l/ học sinh- ngđ, nước cấp cho các trường mẫu giáo, mầm non tối thiểu 100
SVTH: Nguyễn Huy Cường

MSSV:H060163

Lớp:KD06-GTSN


×