Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Lý thuyết và bài tập Sinh học tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.49 KB, 15 trang )

Bài 4. Sinh học tế bào
1. Nhiễm sắc thể
Ở sinh vật có nhân chính thức nhiễm sắc thể là những cấu trúc nằm trong nhân tế bào,
̶

có khả năng nhuộm màu đặc trưng bằng thuốc nhuộm kiềm tính.
Dưới kính hiển vi quang học có thể quan sát được sự biến dổi hình thái của chúng qua
̶

các kì của phân bào.
Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, hình thái và
̶

cấu trúc, được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Thông thường, trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma), hầu như tất cả các nhiễm sắc thể đều tồn
tại thành từng cặp. Mỗi cặp gồm 2 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng, kích thước và cấu
trúc đặc trưng, được gọi ìà cặp nhiễm sắc thể tương đồng, trong đó, một có nguồn gốc từ bố,
một có nguồn gốc từ mẹ. Toàn bộ các nhiễm sắc thể nằm trong nhân tế bào hợp thành bộ nhiễm
sắc thể lưỡng bội của loài (2n).
Ví dụ, ở người 2n = 46; ruồi giấm 2n = 8; ngô 2n = 20...
Nhiễm sắc thể của các loài sinh vật khác nhau không phải chỉ ở số lượng và hình thái, mà
̶

chủ yếu là ở các gen trên đó.
Trong các tế bào sinh dục (giao tử), số nhiễm sắc thể chỉ bằng một chỉ bằng một nửa số
̶

nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng và được gọi là bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).
Ví dụ, ở người n = 23; ruồi giấm n = 4; ngô n = 10...
Hình thái nhiễm sắc thể
Hình thái nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân khi chúng đã xoắn và rút


̶

ngắn ở mức cực đại.
Nhiễm sắc thể có dạng hạt, que hoặc chữ V, có chiều dài 0,2 - 50m, đường kính 0,2 - 2m.
̶

Mỗi nhiễm sắc thể giữ vững hình thái, cấu trúc đặc thù của nó liên tục qua nhiều thế hệ tế

̶

bào, nhưng có biến dổi qua kì của quá trình phân bào.
Trong quá trình nguyên phân, ở kì trung gian, nhiễm sắc thể có dạng mảnh gọi là sợi
nhiễm sắc. Trên sợi nhiễm sắc có các hạt nhiễm sắc những chỗ sợi nhiễm sắc bắt đầu


xoắn. Cũng trong kì trung gian, mỗi NST tự nhân đôi thành một nhiễm sắc thể kép gồm 2
cromatit giống hệt nhau đính với nhau ở tâm động.
Bước vào kì trước, các cromatit tiếp tục xoắn. Sự đóng xoắn đạt tới mức tối đa vào kì
̶

giữa.
Đến các kì sau,các cromatit tách nhau ở tâm động, mỗi cromatit trở thành một NST đơn
̶

đi về một cực của thoi vô sắc. Tới kì cuối, các NST lại tháo xoắn và trở về dạng mảnh.
Cấu trúc nhiễm sắc thể
Ở kì giữa nguyên phân, NST có cấu trúc điển hình gồm 2 cromatit gắn với nhau ở eo thứ
̶

nhất hay tâm động, chia nó thành 2 cánh. Tâm động là trung tâm vận động, là điểm trượt

của NST trên dây vô sắc đi về các cực của tế bào. Một số NST còn có eo thứ 2 và thể
kèm.
NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là ADN và protein loại histon.
̶

Phân tử ADN quấn quanh các khối cầu protein tạo nên chuỗi nucleoxom. Mỗi nucleoxom
là một khối dạng cầu bên trong chứa 8 phân tử protein histon được quấn bởi một đoạn
ADN dài 146 cặp nucleotit.
̶

Tổ hợp nucleoxom tạo thành sợi cơ bản, có đường kính 10Å.
̶

Sợi cơ bản xoắn một mức nữa tạo sợi nhiễm sắc ( xoắn bậc 2) có đường kính 250Å.
̶

Sự xoắn tiếp theo của sợi nhiễm sắc tạo cấu trúc cromatit.

Chức năng của các nhiễm sắc thể
Chỉ ở kì trung gian, NST mới ở trạng thái xoắn cực đại và có hoạt tính sinh lí và di
̶

truyền ( do ADN thực hiện vai trò trong kì này)
Ở trạng thái phân bào, NST không có hoạt tính di truyền và cũng được phân chia đều đặn
̶

cho các tế bào con.
̶

NST ở sinh vật nhân sơ chưa có nhân và chưa có cấu tạo tế bào.

̶

Ở các sinh vật chưa có nhân như vi khuẩn, NST chỉ gồm 1 phân tử ADN dạng vòng.
̶

Ở các sinh vật chưa có cấu tạo tế bào như virut và thể ăn khuẩn, vật chất di truyền cũng
chỉ là phân tử ADN. Riêng ở một số loài virut thì đó là ARN.
2. Cơ sở di truyền ở cấp dộ tế bào


Ở các loài sinh sản vô tính, trong nguyên phân các nhiễm sắc thể đơn tự nhân đôi thành
̶

các nhiễm sắc thể kép (gồm 2 crômatit). Sau đó, các rrômatit phân li về các tế bào con
theo cơ chế rất chặt chẽ và chính xác. Chính vì vậy, quá trình nguyên phân đảm bảo sự
phân phối đều các nhiễm sắc thể cho các tế bào con ở các loài sinh sản hữu tính, sự ổn
định về số lượng và chất lượng các nhiễm sắc thể của loài trong các thế hệ được đảm bảo
nhờ sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Giảm phân thực chất gồm 2 lần phân bào liên tiếp, nhưng các nhiễm sắc thể chỉ có một
̶

lần tự nhân đôi, do vậy số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào con giảm đi một nửa.
Mặt khác, trong giảm phân các nhiễm sắc thể tương đồng sau khi tự nhân đôi có sự tiếp
̶

hợp với nhau và có thể có sự trao đổi với nhau những đoạn tương đồng. Kết quả là sau 2
lần phân bào liên tiếp, từ một tế bào mẹ lưỡng bội (tế bào sinh tinh hoặc tế bào sinh
trứng) cho ra 4 tế bào con đơn bội (trong quá trình sinh trứng, trong 4 tế bào con đơn bội
này chỉ có 1 phát triển thành tế bào trứng và trực tiếp tham gia vào thụ tinh). Tiếp đến,
trong thụ tinh, sự phối hợp của 2 nhân tế bào đơn bội ( tinh trùng và trứng) tạo thành hợp

tử mà bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của được phục hồi.
3. Các công thức
Tính số tế bào con tạo thành:
+ Nếu qua 1 lần nguyên phân: Từ 1 tế bào (2n) mẹ thì số tế bào con (2n) hình thành sẽ là 2 tế
bào. Từ a tế bào (2n) mẹ thì số tế bào con (2n) tạo sẽ là 2a tế bào.
+ Nếu qua k lần nguyên phân: Từ 1 tế bào mẹ (2n) thì số tế bào con hình hành sẽ là 2k tế bào.
Từ a tế bào mẹ (2n) và các tế bào mẹ này đều nguyên phân số đợt bằng nhau và bằng k thì số tế
bào con tạo thành là tế bào. Từ một nhóm tế bào (2n) mẹ với x tế bào (2n) mẹ qua k1 lần
nguyên phân liên tiếp sẽ thành a.2k1 tế bào con (2n) và với b tế bào (2n) mẹ qua k2 lần nguyên
phân liên tiếp sẽ có b.2k2 tế bào con (2n). Vì vậy, số tế bào con được hình thành từ nhóm tế bào
trên là: a.2k1 + b.2k2
+ Nguyên liệu cung cấp tương đương: (2k – 1)2n
k là số đợt nguyên phân liên tiếp của một tế bào, 2n là bộ NST lưỡng bội của loài.


+ Nguyên liệu cung cấp tạo nên các NST đơn có nguyên liệu mới hoàn toàn: (2k – 2)2n
+ Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành (hoặc bị phá huỷ) để tạo ra các tế bào con sau k đợt
nguyên phân: (2k – 1)
+ Số lượng NST đơn môi trường cung cấp cho 2k tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng qua giảm
phân để tạo ra tinh trùng hoặc trứng: 2k.2n
+ Số lượng thoi tơ vô sắc hình thành (hoặc phá huỷ) để cho 2k tế bào sinh dục thực hiện giảm
phân:

2k.3

+ Số tinh trùng hình thành khi kết thúc giảm phân của 2k tế bào sinh tinh trùng: 2k.4
+ Số lượng trứng hình thành khi kết thúc giảm phân của 2k tế bào sinh trứng là 2k
+Số loại trứng (hoặc số loại tinh trùng) tạo ra khác nhau về nguồn gốc NST: 2n (n là số cặp
NST)
+ Số cách sắp xếp NST ở kỳ giữa I của giảm phân:

Có 1 cặp NST → có 1 cách sắp xếp
Có 2 cặp NST → có 2 cách sắp xếp
Có 3 cặp NST → có 4 cách sắp xếp
Vậy nếu có n cặp NST sẽ có 2n/2 cách sắp xếp NST ở kì giữa I.
+ Số loại giao tử tạo ra khi có trao đổi đoạn.
- Trường hợp 1: loài có n cặp NST mà mỗi cặp NST có cấu trúc khác nhau trong đó có k cặp
NST mà mỗi cặp có trao đổi đoạn tại một điểm với điều kiện n>k:
Số loại giao tử = 2n + k
- Trường hợp 2: Loài có n cặp NST, có Q cặp NST mà mỗi cặp có 2 trao đổi đoạn không xảy
ra cùng lúc với n > Q:
Số loại giao tử = 2n.3Q
- Trường hợp 3: loài có n cặp NST, có m cặp NST mà mỗi cặp có 2 trao đổi đoạn không cùng
lúc và 2 trao đổi đoạn cùng lúc:
Số loại giao tử: 2n + 2m
+ Số loại giao tử thực tế được tạo ra từ một tế bào sinh tinh hoặc một tế bào sinh trứng:
- Từ một tế bào sinh tinh trùng:
+ Không có trao đổi đoạn: 2 loại tinh trùng trong tổng số 2n loại


+ Có trao đổi đoạn 1 chỗ trên k cặp NST của loài: có 4 loại tinh trùng trong tổng số 2n + k loại
+Có trao đổi đoạn 2 chỗ không cùng lúc trên Q cặp NST của loài: có 4 loại tinh trùng trong
tổng số nn.3Q
+ Có trao đổi đoạn 2 chỗ cùng lúc và 2 chỗ không cùng lúc: có 4 loại tinh trùng trong tổng số
2n + 2m
- Từ một tế bào sinh trứng: Thực tế chỉ tạo ra một loại trứng trong tổng số loại trứng được hình
thành trong mỗi trường hợp:
1/2n, 1/2n+k, 1/23.3Q, ½ n+2m
+ Số loại hợp tử được di truyền a NST từ ông nội có trong giao tử cha: đó là số kiểu tổ hợp giữa
các giao tử của cha chứa a NST của ông nội với tất cả các loại giao tử của mẹ:
+ Số lượng tế bào con đơn bội được tạo ra sau giảm phân.

- Ở tế bào sinh tinh và sinh trứng, mỗi tế bào sau khi kết thúc giảm phân tạo được 4 tế bào đơn
bội. Vậy nếu có 2k tế bào bước vào giảm phân thì ở động vật sẽ tạo ra:
2k x 4 tế bào đơn bội
- Ở thực vật mỗi tế bào sinh hạt phấn, khi kết thúc giảm phân tạo ra được 4 tế bào đơn bội, mỗi
tế bào này tiếp tục nguyên phân 2 lần chỉ tạo nên 3 tế bào đơn bội, hình thành nên hạt phấn
chín. Vậy số lượng tế bào đơn bội tạo ra từ 2k tế bào thành hạt phấn bằng:
2k x 4 x 3 = 2k x 12
Đối với tế bào sinh noãn cầu, mỗi tế bào sau khi kết thúc giảm phân tạo ra 4 tế bào đơn bội
trong đó có một tế bào kích thước lớn lại tiếp tục nguyên phân liên tiếp 3 đợt vừa để tạo ra 8 tế
bào con đơn bội, trong đó có 1 tế bào trứng chín. Vậy nếu có 2k tế bào sinh noãn khi kết thúc
quá trình tạo giao tử sẽ tạo được một số lượng tế bào đơn bội bằng:
2k x 3 + 2k x 8 = 2k x
+ Khi nhân đôi, mỗi nửa của nhiễm sắc thể ban đầu tạo thêm nửa mới từ nguyên liệu của môi
trường nội bào để trở thành 2 nhiễm sắc thể giống hệt nó (do đó có thể quan niệm là một nhiễm
sắc thể cũ tạo thêm 1 nhiễm sắc thể mới). Mỗi đợt nguyên phân có 1 đợt tự nhân đôi của các
nhiễm sắc thể trong tế bào mẹ, số đợt tự nhân đôi của nhiễm sắc thể = số đợt nguyên phân của
tế bào.


+ Số nhiễm sắc thể tương đương với nguyên liệu được môi trường nội bào cung cấp và bằng
tổng số nhiễm sắc thể sau cùng có trong tất cả tế bào con trừ số nhiễm sắc thể ban đầu của tế
bào mẹ. Vì tổng số nhiễm sắc thể sau cùng trong tất cả tế bào con là 2n.2x và số nhiễm sắc thể
ban đầu trong tế bào mẹ = 2n. Vậy tổng số nhiễm sắc t hể tương đương với nguyên liệu được
cung cấp khi 1 tế bào 2n phải trải qua x đợt nguyên phân là:
Tổng số NST = 2n.2x - 2n = 2n(2x -1)
+ Số nhiễm sắc thể chứa hoàn toàn nguyên liệu mới: Dù ở đợt nguyên phân nào, trong số
nhiễm sắc thể của tế bào con cũng có 2 nhiễm sắc thể mang 1/2 nhiễm sắc thể cũ của một
nhiễm sắc thể ban đầu. Số nhiễm sắc thể có chứa 1/2 nhiễm sắc thể cũ = 2 lần số nhiễm sắc thể
ban đầu. Vì vậy, số nhiễm sắc thể trong tế bào con mà mỗi nhiễm sắc thể này đều được cấu
thành từ nguyên liệu mới do môi trường nội bào cung cấp là:

Tổng số NST mới = 2n.2x - 2.2n = 2n(2x - 2)
+ Thời gian của một chu kì nguyên phân là thời gian của 5 giai đoạn, có thể được tính từ đầu kì
trước đến hết kì trung gian, hoặc từ đầu kì trung gian đến hết kì cuối. Nếu tốc độ nguyên phân
không thay đổi, thì thời gian của đợt nguyên phân sau luôn luôn bằng thời gian của đợt nguyên
phần trước.
Tổng TG = Thời gian mỗi đợt X số đợt nguyên phân
+ Nếu tốc độ nguyên phân thay đổi thì có hai trường hợp xảy ra: Nếu nhanh dần đều thì thời
gian của đợt phân bào sau ít hơn thời gian của đợt phân bào trước là 1 hằng số (ngược lại, thời
gian của nguyên phân giảm dần đều). Vậy, thời gian qua các đợt phân bào liên tiếp là tổng của
dãy cấp số cộng mà mỗi số hạng là thời gian của một đợt nguyên phân.
Tổng TG = x/2(a1 + a2) = x/2[2a1 + (x-l)d]
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT
Câu 191. Cơ sở vật chất di truyền cấp độ tế bào là gì?
A. Nucleoxom;
C. ADN;

B. Nhiễm sắc thể;
D. Axit nucleic.

Câu 192: Phát biểu nào sau đây không đúng?


A. Bộ NST của loài có tính đặc trưng số lượng và hình dạng.
B. Các loài khác nhau có số lượng NST khác nhau.
C. Số lượng NST trong bộ NST phản ánh mức độ tiến hoá của loài.
D.NST có khả năng tự nhân dôi và phân li trong quá trình phân bào.
Câu 193: Trong cấu trúc của 1 nucleoxom, đoạn ADN quấn quanh khối cầu protein có
chiều dài là:
A. 144 cặp nucleotit;


B. 146 cặp nucleotit

C. 148 cặp nucleotit;

D. 156 cặp nucleotit

Câu 194: Trong cấu trúc của 1 nucleoxom, đoạn ADN quấn quanh cầu protein histon gồm
có bao nhiêu phân tử protein?
A. 6 phân tử;

B.7 phân tử;

C. 8 phân tử;

D. 9 phân tử.

Câu 195: Đơn vị cấu tạo cơ bản của NST là?
A. Axit nucleic;

B. Sợi nhiễm sắc;

C. Protein histon;

D. Nucleoxom.

Câu 196: Sự nhân đôi của NST ở kì trung gian được thực hiện trên cơ sở của:
A. Sự tự nhân đôi của ADN;

B. Sự tự nhân đôi của tế bào;


C. Sự hình thành thoi vô sắc;

D. Quá trình sinh tổng hợp prôtê

Câu 197. ở cấp độ tế bào có các cơ chế di truyền nào xảy ra?
A. Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
B. Nguyên phân, giảm phân
C. Cơ chế nhân đôi ADN, tổng hợp ARN, tổng hợp prôtêin.
D. Cơ chế tái bản ADN và giải mã.
Câu 198. NST có hình dạng như thế nào?
A. Hình chữ V;

B. Hình hạt;

C. Hình que;

D. Cả 3 dạng trên.

Câu 199. NST là vật chất di truyền có ở dạng sinh vật sau nào?
A. Virus;

B. Vi khuẩn;

C. Phage;

D. Tế bào sinh vật nhân thực.


Câu 200. Vật chất di truyền ở sinh vật nhân sơ có đặc điểm
A.Phân tử ADN trần, xoắn kép, mạch vòng;

B.Phân tử ADN trần không liên kết với protein;
C. Chưa có cấu trúc NST điển hình như ở tế bào nhân thực.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 201. Thành phần hoá học chủ yếu của NST gồm:
A. Protein loại histon và axit nucleic.
B. Protein loại phihiston và axit nucleic.
C. Protein và ADN.
D. Protein và ARN.
Câu 202. Đặc điểm nào sau đây không phải là tính chất đặc thù của NST?
A. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng.
B. Hình thái, cấu trúc của NST.
C. Kích thước, số lượng của NST.
D. Nhân đôi, phân li, tổ hợp.
Câu 203. Bộ NST của loài có tính đặc thù được duy trì ổn định nhờ cơ chế nào?
A.
B.
C.
D.

Giảm phân.
Nguyên phân và giảm phần, thụ tinh.
Giảm phân, thụ tinh.
Nguyên phân và giảm phân.

Câu 204. Kết quả của quá trình nguyên phân:
A. Từ 1 tế bào mẹ có bộ đơn bội n, qua nguyên phân sẽ tạo 2 tế bào con đều có bộ đơn bội

n.
B. Từ 1 tế bào mẹ có 2n, qua nguyên phân sẽ tạo 4 tế bào con đều có bộ đơn bội n.
C. Từ 1 tế bào mẹ có bộ lưỡng bội 2n, qua nguyên phân sẽ hình thành 2 tế bào đều có bộ

NST đa bội 4n.
D. Từ 1 tế bào mẹ có bộ lưỡng bôi 2n, qua nguyên phân sẽ hình thành 2 tế bào con giống
hệt nhau và giống tế bào mẹ ban đầu.
Câu 205. Các tế bào con được sinh ra qua quá trình nguyên phân giông mẹ về:
A. Hình thái, chức năng.
B. Hàm lượng và cấu trúc của ADN.

C. Số lượng NST trong tế bào.


D. Câu A, B và C đúng.
Câu 206. Sự đóng xoắn của NST qua các kì của quá trình phân bào nghĩa như thế nào?
A.Tạo điều kiện cho sự phân li và tổ hợp của NST trong các kì của quá trình phân bào.
B.Tạo điều kiện cho các đột biến xảy ra.
C. Rút ngắn đáng kể chiều dài của sợi nhiễm sắc làm thuận lợi quá trình tiếp hợp và trao
đổi chéo.
D. Tạo điều kiện cho quá trình sinh tổng hợp protein.
Câu 207. Trong chuỗi polinucleoxom thì hai nucleoxom kế tiếp nhau được nối bởi:.
A. Liên kết peptit

B. Một đoạn phân tử ADN

C. Một phân tử ARN

D. Liên kết ion

Câu 208. Chức năng chủ yếu của NST là:
A.Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
B.Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào tế bào con ở pha phân bào.
C. Điều hoà hoạt động của gen thông qua các mức xoắn cuộn NST.

D. Tất cả đều đúng.
Câu 209. Điều nào sau đây là không đúng?
A.Các NST trong tế bào được liên kết với nhau bằng các liên kết tĩnh điện.
B.Mỗi NST sau khi nhân đôi và co ngắn tạo nên 2 cromatit nhưng vẫn gắn với nhau ở
tâm động.
C. Bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn qua các thế hệ bằng sự
kết hợp giữa 3 cơ chế: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
D. NST là cấu trúc mang gen.
Câu 210. Nhận định nào sau đây về các gen trên NST là không đúng
A.Các gen trên một NST được sắp xếp theo một trình tự xác định được di truyền cùng
nhau.
B.Các gen trên NST được bảo quản bằng cách liên kết với protein histon nhờ các trình
tự nucleotit đặc hiệu và các mức xoắn khác nhau.
C. Các gen trên một NST sắp xếp theo một trình tự không xác định ờ từng thế hệ tế bào.


D. Từng gen trên NST không thể nhân đôi riêng rẽ mà chúng được nhân đôi theo đơn vị
nhân đôi gồm một số gen.
Câu 211. Thể Barr là:
A.

Hiện tượng dị nhiễm sắc hoá, một trong hai NST X bị bất hoạt.

B.

Một trong hai NST kép bị bất hoạt.

C.

Một trong hai NST tương đồng bị bất hoạt.


D. Một dạng NST khổng lồ.
Câu 212. Ở sinh vật nhân thực, cấu trúc NST có các mức xoắn khác nhau là:
A.

Phân tử ADN → nucleoxom → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → cromatit.

B.

Phân tử ADN → nucleoxom → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → cromatit.

C.

Phân tử ADN → sợi cơ bản → nucleoxom → sợi nhiễm sắc →cromatit.

D.

Phân tử ADN → nucleoxom sợi cơ bản → cromatit → sợi nhiễm sắc.

Câu 213. Cấu trúc của một nucleoxom gồm:
A.

Phân tử histôn được quấn bởi một đoạn phân tử ADN dài 146 cặp nuclêôtit.

B.

Lõi là 8 phân tử histôn được một đoạn phân tử ADN dài 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 1
vòng.

C.


Lõi là 8 phân tử histôn được một đoạn phân tử ADN dài 146 cặp nucleotit quấn quanh 1
vòng.

D.

Lõi là một đoạn phân tử ADN dài 146 cặp nuclêôtit được bọc ngoài bởi 8 phân tử histon.

Câu 214. Kết quả của giảm phân I là, hai tế bào con được tạo thành có số lượng NSTlà:
A.

1n NST ở trạng thái kép; B. 2n NSTở trạng thái kép;

C.1n NST ở trạng thái đơn;

D.2n NSTở trạng thái đơn;

Câu 215. Kết quả của giảm phân II là các tế bào con được tạo thành có số lượng NST là:
1nNST ở trạng thái kép;

B. 2nNST ở trạng thái kép;

C.1nNST ở trạng thái dơn;

D. 2nNST ở trạng thái đơn;

A.

Câu 216. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST trong cặp N tương đồng xảy ra ỏ:
A.Kì trung gian.

B.Kì đầu của phân bào 1 trong phân bào giảm phân.


C.Kì đầu của phân bào nguyên phân.
D.Kì đầu của phân bào 2 trong phân bào giảm phân.
Câu 217. Ở loài sinh sản hữu tính, giao phôi, giảm phân là:
A. Quá
B. Là

trình tạo giao tử đơn bội

hình thức phân bào giảm nhiễm

c. Là hình thức phân bào gồm hai lần phân bào liên tiếp và xảy cơ quan sinh sản khi tế
bào sinh dục chín.
D. Tất cả đều đúng.
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 218. Ở một loài lúa tẻ có 2n = 24. Số tâm động ở kì sau của nguyên phân là:
A. 38;

B. 58.

C. 68;

D. 48.

Câu 219. Quan sát quá trình nguyên phân ở 1 tế bào sinh dưỡng một loài cà chua (2n = 24).
Số cromatit ở kì giữa của nguyên phân
A. 68;


B. 58.

C. 48;

D. 38.

Câu 220. Một tế bào sinh dưỡng của một loài khoai tây (2n = 48)1. NST ở kì sau của
nguyên phân là:
A. 48;

B. 72.

C. 24;

D. 96.

Có một số hợp tử nguyên phân bình thường: 1/4 số hợp tử I 3 đợt nguyên phân, 1/3 số
hợp tử qua 4 đợt nguyên phân, số I tử còn lại qua 5 đợt nguyên phân. Tổng số tế bào con
tạo thành là 2480. Dùng dữ kiện trên trả lời các câu hỏi 221 và 222.
Câu 221. Số hợp tử nói trên là:
A. 120;

B. 220;

C.210;

D. 110.

Câu 222. Số tế bào con sinh ra từ mỗi nhóm nói trên sẽ là:
A.Nh1 = 240; Nh2 = 540; Nh3 = 1600;

B.Nh1 = 240; Nh2 = 640; Nh3 = 1600;
C.Nh1 = 640; Nh2 = 240; Nh3 = 1600;
D.Nh1 = 240; Nh2 = 540; Nh3 = 1500.


Đáp án : Gọi x là tổng số hợp tử.
Số hợp tử nhớm 1 là x/4 → số tế bào con tạo ra là x/4. 23
Số hợp tử nhóm 2 là x/3 → số tế bào con tạo ra là x/3. 24
Số hợp tử nhóm 3 là x- (x/4 + x/3) = x.5/12 → số tế bào con tạo ra là x.5/12. 25
Tổng số tế bào con bằng tổng số tb con mỗi nhóm tạo ra = 2480 ↔ 248x = 29760
↔ x = 120
Quan sát một tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật đang nguyên phân một số lần liên
tiếp, cho số tế bào con bằng 1/3 số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của loài.
trình nguyên phân của tê bào sinh dưỡng nói trên, môi trường nội

Quá

bào đã cung cấp

nguyên liệu di truyền tương đương 168 NST đơn. Dùng dữ kiện trên trả lời các câu hỏi
223 và 224.
Câu 223. Bộ NST lưỡng bội của loài là:
A. 2n = 54;

B. 2n = 44;

C. 2n = 34;

D.2n = 24.


Đáp án : Gọi k là số đợt nguyên phân của tb sinh dưỡng ( k N*)
X là số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của loài.
Ta có : 2k = x
x(2k – 1) =168
Giải hệ pt ta có x =24. Vậy bộ NST lưỡng bội của loài 2n =24
Câu 224. Số lần phần bào của tế bào sinh dưỡng là:
A- 3;

B. 4;

C. 5;

D.

8.

Có 3 hợp tử A, B, C của cùng một loài dã thực hiện quá trình nguyên phân liên tiếp cho ra
các tế bào con. Số tế bào con do hợp tử tạo ra bằng 25% số tế bào con do hợp tử B tạo ra.


Hợp tử C nguyên phân 4 đợt liên tiếp. Tổng số tế bào con được tạo ra từ 3 hợp tử trên 26.
Dùng dữ kiện trên trả lời các câu hỏi 225 và 226.
Câu 225. Số tế bào con do mỗi hợp tử tạo ra là:
A. NA = 4; NB = 8; NC = 16;

B. NA = 2; NB = 8; NC

C. NA = 3; NB = 12; NC = 18;

= 16;


D. NA = 2; NB = 4; NC = 8.

Câu 226. Số lần nguyên phân của hợp tử A, B là:
A. NPA = 2; NPB = 6;

B. NPA = 2; NPB = 4;

C. NPA = 1; NPB = 3;

D. NPA = 3; NPB = 6.

Câu 227. Ở một loài cà chua có 2n = 24. Quan sát 1 tế bào sinh dưỡng đang trải qua nguyên
phân, số NST trong 1 tế bào ở kì sau là:
A. 24;

B. 96;

C. 48;

D. 36.

Câu 228. Ở một loài cải bắp có 2n = 18. Quan sát 1 tế bào sinh dưỡng đang trải qua nguyên
phân, số cặp NST tương đồng và số NST đơn trong 1 tế bào ở kì sau là:
A. 18 và 36;

B. 18 và 18;

C. 36 và 18;


D.18 và 24.

Câu 229. Quan sát 1 tế bào sinh dưỡng của một loài ngô (2n = 20) đang trải qua nguyên phân.
Số NST, số cromatoit, và số tâm động có trong mỗi tế bào kì cuối lần lượt là:
A. 20, 20 và 20; B. 20, 0, và 20;

C. 20, 40 và 20

D. 10, 0 và 10
67

Câu 239. Số NST trong bộ NST lưỡng bội của loài nói trên
A. 2n = 64;

B. 2n = 36;

C. 2n =18;

là:

D. 2n = 32

Ba hợp tử của cùng một loài nguyên phân với số lần bằng nhau đã tạo ra số tế bào mới có
4800 NST ở trạng thái chưa nhân dôi. Môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra
4650 NST đơn cho quá trình nguyên phân nói trên. Sử dụng dữ kiện trên để trả lời câu hỏi
240 và 241.
Câu 240. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử là:
A. 4;

B. 5;


C. 6;

D. 7


Câu 241. Số NST trong bộ NST lưỡng bội của loài nói trên là:
A. 2n = 64;

B. 2n = 50; C. 2n =25;

D. 2n = 32

Câu 242. Lợn có 2n = 38. Một nhóm tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng ở lợn khi giảm phân
đã lấy nguyên liệu của môi trường tế bào tạo ra 760 NST đơn. Số NST trong các tinh trùng
nhiều hơn ở các trứng là 1140. Số tinh trùng và số trứng được tạo thành là:
A. 16 tinh trùng và 4 trứng

B. 4 tinh trùng và 16 trứng

C. 64 tinh trùng và 4 trứng

D. 64 tinh trùng và 16 trứng

Đáp án : Gọi x là số tb sinh tinh, y là số tb sinh trứng. Theo bài ra ta có :
38x + 38y = 760
19.4x – 19y = 1140
Giải hệ pt ta được x = 16 và y = 4.
Vậy số tình trùng là 16 x 4 = 64 và số trứng là 4.
Câu 243. Ở người có 2n = 46, và cho rằng không có sự trao đổi chéo giữa các NST xảy ra ở

23 cặp NST tương đồng. Số tổ hợp giao tử dược tạo thành là:
A. 423

B. 323

C. 223

D. 46

Một tế bào sinh dục đực và 1 tế bào sinh dục cái của một loài cùng nguyên phân với
một số lần bằng nhau. Các tế bào mới được tao thành đều giảm phân cho 160 giao tử. số
NST trong các tinh trùng nhiều hơn ở các trứng là 576 NST. Tỉ lệ số trứng hình thành
được thụ tinh là 6,25%. Sử dụng dữ kiện trên để trả lời các câu hỏi từ 244 đến 247.
Câu 244. Số hợp tử được tạo thành là:
A. 2;

B. 4;

C.6;

D. 8.

Đáp án : Ta có số tinh trùng = số trứng
Vì 1 tb sinh tinh giảm phân cho 4 tinh trùng trong khi 1 tb sinh trứng giảm phân chỉ cho 1 trứng → tỉ lệ
giữa trứng và tinh trùng được tạo thành là 1 : 4
Do vậy, với 160 giao tử tạo thành có số trứng là : 160 : 5 = 32 trứng
Số trứng được thụ tinh là : 32 x 6,25 % = 2 (trứng)
Vậy số hợp tử tạo thành là 2.
Câu 245. Số tế bào sinh tinh bao nhiêu?



IV. Đáp án và hướng dẫn
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

191 – 200

B

C

B


C

D

A

A

D

D

D

201 – 210

A

D

B

D

D

A

B


D

A

C

211 – 220

A

B

C

A

C

B

D

D

C

D

221 – 230


A

B

D

A

B

C

C

A

B

A

231- 240

C

A

C

D


B

C

A

B

C

B

241 – 250

B

C

A

A

B

A

D




×