Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Lý thuyết và bài tập Đột biến gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.9 KB, 19 trang )

Bài 5. Đột biến gen

I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GEN
1. Khái niệm
Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, gen)
hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính
trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyềncho các đời sau.
Đột biến gen: là những biến đổi liên quan đến cấu trúc của gen, xảy ra tại một điểm nào đó trên
phân tử ADN, liên quan đến sự thay đổi về số lượng, thành phần, trật tự các cặp nucleotit gen.
-

Đột biến mà liên quan đến 1 cặp nucleotit: gọi là đột biến điểm.

-

Thể đột biến: là những cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể.

Trong tự nhiên, tất cả các gen đều có thể bị đột biến nhưng tần số đột biến của mỗi gen
thường thấp: 10-6 – 10-4 và phụ thuộc vào tác nhân gây đột biến.
Đột biến gen nhân tạo: do con người sử dụng các tác nhân đột biến tác động lên vật liệu
di truyền (cây giống, con giống), gây nên các đột biến theo định hướng tạo ra sản phẩm tốt phục
vụ đời sống.
2. Các dạng đột biến gen
a. Đột biến thay thế một cặp nucleotit
- Một cặp nucleotit trên gen được thay thế bằng một cặp nucleotit khác, có thể thay đổi trình tự
axit amin trong protein và làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein.
b. Đột biến thêm hoặc mất một cặp nucleotit
- Một cặp nuceotit có thể bị mất đi hoặc thêm vào trên gen, sẽ làm mã di truyền bị đọc sai kể từ
vị trí xảy ra đột biến, làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polypeptit và làm thay đổi cấu
trúc và chức năng của protein.
Phân loại theo đặc tính của mã di truyền:


+ Đột biến nhầm nghĩa (sai nghĩa): biến đổi codon mã hóa axit amin này thành axit amin khác.
+ Đột biến đồng nghĩa (đột biến câm): biến đổi codon này thành codon khác những cùng mã
hóa cho 1 axit amin, nên trật tự axit amin không thay đổi.
+ Đột biến vô nghĩa: biến đổi codon có nghĩa mã hóa axit amin thành codon kết thúc.


+ Đột biến dịch khung: làm thay đổi khung đọc mã di truyền, bao gồm đột biến thêm, mất nu.
+ Đột biến kéo dài (đọc qua = readthrough): biến đổi codon kết thúc thành codon có nghĩa mã
hóa axit amin, quá trình tổng hợp protein vẫn tiếp diễn.
II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN
1. Nguyên nhân
- Nguyên nhân gây đột biến có thể là do các tác động lý hóa sinh ở ngoại cảnh hoặc do các rối
loạn sinh lý, sinh hóa bên trong cơ thể.
- Tác nhân đột biến: là các nhân tố gây nên các đột biến:
+ tác nhân hóa học: nicotine, cosinsin, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ (dioxine = chất độc da cam),...
+ tác nhân vật lý: sốc nhiệt, tia phóng xạ, (X, a, b, g), tia tử ngoại (cực tím = UV),...
+ tác nhân sinh học: virut,...
2. Cơ chế phát sinh đột biến gen
a. Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN
- Các bazơ nitric thường tồn tại hai dạng (dạng thường và dạng hiếm) các dạng hiếm (hỗ biến)
có những vị trí liên kết hydro bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng trong quá trình
nhân đôi, dẫn đến phát sinh độ biến gen.
Ví dụ: Adenine dạng hiếm (Imino - Adenine) kết cặp với X trong quá trình tái bản gây nên đột
biến T – A → X – G .
- Cơ chế phát sinh đột biến gen do Acridin :
+ Acridin có thể gây mất hoặc thêm cặp nuclêôtit trên gen, dẫn đến dịch khung đọc mã và do đó
prôtêin được tổng hợp thường không hoạt động chức năng.
+ Khi xử lý acridin:
- Nếu nó xen vào sợi khuôn thì một nuceotit ngẫu nhiên sẽ được lắp vào trên sợi đang được
tổng hợp mới ở vị trí đối diện với phần tử acridin. Trong lần tài bản tiếp theo, một nucleotit bổ

sung sẽ kết cặp với nucleotit đã được xen vào => Đột biến thêm cặp nuclêôtit.
- Nếu phân tử acridin xen vào sợi đang được tổng hợp mới, nó sẽ ngăn cản không cho một
nucleotit đi vào bổ sung với nucleotit tương ứng. Nếu phân tử acridin này mất đi trước lần tái
bản tiếp thep sẽ dấn đến đột biến mất cặp nucleotit.
b. Tác động của các tác nhân gây đột biến


- Tác nhân vật lý như tia UV làm cho 2 bazo Timin trên cùng một mạch của ADN liên kết với
nhau dẫn đến phát sinh đột biến.
- Tác nhân hóa học như 5-brom uraxin (5BU) là chất đổng đẳng của timin gây đột biến thay thế
A-T bằng G-X. EMS (Etyl Metyl-Sunfomat) là đồng đẳng của A và G gây đột biến thay thế cặp
G-X thành cặp A-T. Acridine gây đột biến mất hoặc thêm cặp nucleotit, nếu được chèn vào
mạch khuôn cũ gây đột biến thêm cặp Nu. HNO2 gây đột biến thay thế cặp Nu.
- Tác nhân sinh học như virut viêm gan B, virut HPV gây ung thư cổ tử cung.
II. HẬU QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỘT BIẾN GEN
a. Đối với tiến hóa:
- Đột biến gen tạo nên nguồn biến dị di truyền chủ yếu cho quá trình tiến hóa:
+ Đột biến gen làm xuất hiện nhiều alen mới.
+ Số lượng gen trong tế bào rất lớn, số lượng cá thể trong quần thể nhiều nên số lượng gen đột
biến tạo ra trong mỗi thế hệ là đáng kể.
b. Đối với thực tiễn:
Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn tạo giống
Con người chủ động gây đột biến ở thực vật hay vi sinh vật để tạo giống mới phù hợp với nhu
cầu.
***Cơ chế biểu hiện đột biến gen:
Đột biến giao tử: Đột biến phát sinh trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, xảy ra ở tế
bào sinh dục nào đó thông qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử. Nếu là đột biến gen trội, nó sẽ biểu
hiện thành kiểu hình ngay trên cơ thể mang đột biến gen đó. Nếu là đột biến gen lặn nó có thể đi
vào hợp tử ở thể dị hợp Aa và vì gen trội lấn át nên đột biến không biểu hiện ra ngoài. Tuy
nhiên nó không bị mất đi mà tiếp tục tồn tại trong quần thể và khi gặp tổ hợp đồng hợp lặn thì

nó biểu hiện ra ngoài.
Đột biến Soma: Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, từ một tế bào bị đột biến thông
qua nguyên phân nó được nhân lên thành mô và được biểu hiện thành một phần của cơ thể gọi
là "thể Khảm", nếu đó là đột biến gen trội. Và nó có thể di truyền bằng sinh sản - sinh dưỡng
nếu đó là đột biến gen lặn, nó không biểu hiện ra ngoài và sẽ mất đi khi cơ thể chết.
Đột biến tiền phôi: Đột biến xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nó có thể đi vào hợp
tử và di truyền cho thế hệ sau thông qua sinh sản hữu tính, nếu tế bào đó bị đột biến thành tế
bào sinh dục.


Công thức liên quan đột biến gen
S
T
T
1
2
3
4
5
6

Dạng đột biến điểm
Thay thế
một cặp
nucleotit
này bằng
cặp
nucleotit
khác


A–T→T–A
G–X→X–G

Tổng số
nucleotit
Không đổi
Không đổi

A–T→G–X

Không đổi

G–X→A–T

Không đổi

Mất một
cặp
nucleotit

A–T

7 Thêm một
cặp
8 nucleotit

9
1
0
1

1
1
2

G–X
A–T
G–X

Giảm 2
(1A, 1T)
Giảm 2
(1G, 1X)
Tăng 2
(1A, 1T)
Tăng 2
(1G, 1X)

Sự thay đổi của gen
Số lượng từng
Chiều dài gen
loại nucleotit
Không đổi
Không đổi
Không đổi
Không đổi
A&T giảm 1
Không đổi
G&X tăng 1

Số liên kết

hydro
Không đổi
Không đổi
Tăng 1

G&X giảm 1
A&T tăng 1

Không đổi

Giảm 1

A&T giảm 1

Giảm 3,4Å

Giảm 2

G&X giảm 1

Giảm 3,4Å

Giảm 3

A&T tăng 1

Tăng 3,4Å

Tăng 2


G&X tăng 1

Tăng 3,4Å

Tăng 3

Số ADN đột biến hình thành sau x lần tự nhân đôi do nucleotit dạng
hiếm từ 1 ADN ban đầu, trường hợp đột biến thay thế chỉ xảy ra
một lần. (x≥ 2)
Số ADN đột biến hình thành sau x lần tự nhân đôi do nucleotit dạng
hiếm từ 1 ADN ban đầu. (x≥ 2)
Số ADN đột biến hình thành sau x lần tự nhân đôi do 5– BU từ 1
ADN ban đầu, trường hợp đột biến thay thế chỉ xảy ra một lần.
(x≥ 3)
Số ADN đột biến hình thành sau x lần tự nhân đôi do 5– BU từ 1
ADN ban đầu. (x≥ 3)

2(x – 2)
2(x – 1) – 1
2(x – 3)
2(x – 2) – 1

Cách xác định các loại đột biến gen
Dạng đột biến

Sự thay đổi cấu trúc gen

Thay thế cặp nucleotit
này bằng cặp nucleotit - Số nucleotit không đổi.
khác

- Chiều dài và khối lượng gen không đổi
- Số liên kết hóa trị không đổi
- Số liên kết hiđro tăng 1 nếu thay cặp A – T bằng cặp G – X và giảm 1
nếu thay cặp G – X bằng cặp A – T hoặc không đổi nếu thay thế cặp


nucleotit cùng loại.
- Chỉ thay đổi 1 cặp nuclêôtit trong trình tự gen.
Mất một cặp nucleotit
- Số nucleotit giảm đi 2.
- Chiều dài gen giảm đi 3,4 Å, khối lượng gen giảm đi 600 đvC.
- Số liên kết hóa trị giữa các nucleptit giảm đi 2.
- Số liên kết hiđro giảm 2 (mất cặp A-T) hoặc giảm 3 (mất cặp G – X)
- Trình tự nucleotit thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
Thêm một cặp
nucleotit

- Số nucleotit tăng lên 2.
- Chiều dài gen tăng 3,4 Å, khối lượng gen tăng đi 600 đvC.
- Số liên kết hóa trị giữa các nucleotit tăng lên 2.
- Số liên kết hiđro tăng 2 (thêm cặp A-T) hoặc tăng 3 (thêm cặp G – X)
- Trình tự nucleotit thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.

Dạng đột biến

Sự thay đổi trong cấu trúc protein

Mất hoặc thêm một
cặp nucleotit


- Số lượng axit amin tăng lên nếu sự dịch chuyển các bộ ba làm bộ ba
kết thúc không xuất hiện và giảm đi nếu sự dịch chuyển làm xuất hiện
bộ ba kết thúc sớm.
- Thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin thay đổi kể từ điểm xảy ra
đột biến.

- Số lượng axit amin không đổi nếu đột biến xảy ra ở bộ ba mã hóa và
làm xuất hiện bộ ba mã hóa mới.
- Số lượng axit amin tăng nếu đột biến xuất hiện ở bộ ba kết thúc và
Thay thế cặp nucleotit thay nó bằng bộ ba mã hóa.
này bằng cặp nucleotit - Số lượng axit amin giảm nếu đột biến xảy ra ở bộ ba mã hóa và biến
nó thành bộ ba kết thúc sớm.
khác
- Thành phần, trật tự sắp xếp axit amin không đổi khi bộ ba mới và bộ
ba cũ cùng mã hóa 1 axit amin; chỉ thay đổi 1 axit amin nếu bộ ba mới
và bộ ba cũ mã hóa 2 loại axit amin khác nhau;

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT
Câu 248. Đột biến gen là gì?
A. Là những biến đổi xảy ra trong suốt chiều dài của phân tử ADN.


B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến sự thay đổi các bazo nitric ở một
vị trí bất kỳ trên ADN
C. Là loại biến đổi trong cấu trúc của gen tại một hoặc một vài đoạn phân tử ADN.
D. Là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hay một số cặp nucleotit.
Câu 249. Nhận định nào sau đây về đột biến gen là không đúng?
A. Đột biến gen xảy ra ở tất cả các loài sinh vật;
B. Đột biến gen phát sinh do sự rối loạn quá trình sinh lí xảy ra trong tế bào;
C. Tần số đột biến trong tự nhiên là 10-6 đến 10-4;

D. Đặc điểm cấu trúc của gen không ảnh hưởng đến tần số đột biến gen.
Câu 250. Đột biến gen xảy ra phụ thuộc vào?
A. Đặc điểm cấu trúc của gen.
B. Loại tác nhân gây đột biến.
C. Liều lượng và cường độ của loại tác nhân gây đột biến.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 251. Khi đột biến gen phát sinh, loại đột biến nào có khả nâng không gây ra biến đổi thành
phần axit amin trong chuỗi polipeptit
A.

Mất một cặp nuclêôtit.

B. Thay thế một cặp nuclêôtit.

C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Tất cả đều sai.
Câu 252. Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào:
A. Cấu trúc của gen.
B.
C.
D.

Điều kiện của môi trường.
Độ tuổi, giới tính cơ thể.
Cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.

Câu 253. Đột biến dịch khung là dạng đột biến:
A. Thêm một cặp nucleotit.
B. Thay thế một cặp nucleotit.
C. Mất hoặc thêm một hoặc hai cặp nucleotit.



D. Đảo cặp nucleotit.
Câu 254. Chất 5-brom uraxin gây ra đột biến gen dưới dạng?
A. Mất cặp G - X.
B. Mất cặp A - T.
C. Thay cặp G - X bằng cặp A - T.
D. Thay cặp A - T bằng cặp G - X.
Câu 255. Nếu acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp trong quá trình tái bản của ADN sẽ
xảy ra dạng đột biến nào?
A. Thêm một cặp nucleotit.

B. Thay thế một cặp nucleotit.

C. Mất một cặp nucleotit.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 256. Nếu xử lí ADN bằng acridin sẽ xảy ra dạng đột biến nào?
A. Thêm một cặp nucleotit.
B. Thay thế một cặp nucleotit.
C. Mất một cặp nucleotit.
D. Mất hoặc xen thêm một cặp nucleotit.
Câu 257. Nếu acridin chèn vào mạch khuôn cũ của ADN sẽ xảy ra dạng đột biến nào?
A. Mất một cặp nucleotit

B. Thay thế một cặp nucleotit.

C. Thêm một cặp nucleotit.

D. ADN không thay đổi


Câu 258. Đột biến gen khi đã phát sinh, dạng đột biến nào dưới dây sẽ gây biến đổi nhiều nhất
trong câu trúc của chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp?
A. Mất hoặc thay thế một cặp nucleotit
B. Thay thế hoặc thêm một cặp nucleotit.
C. Đảo hoặc thêm một cặp nucleotit.
D. Mất hoặc thêm một cặp nucleotit.
Câu 259. Lọai đột biến không thể di truyền qua sinh sản hữu tính là:
A. Đột biến tiền phôi

B. Đột biến giao tử .


C. Đột biến sinh dưỡng.

D.Tất cả đều đúng.

Câu 260. Đột biến ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thể xảy ra được?
A. Đột biến tại vị trí bất kì trên gen.

B.Đột biến tại bộ ba kết thúc,

C. Đột biến tại bộ ba thứ hai.

D. Đột biến tại bộ ba mã đầu.

Câu 261. Đột biến đồng nghĩa là dạng đột biến?
A. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit không làm thay đổi cấu trúc aa trong chuỗi polipeptit.
B. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit làm thay đổi cấu trúc aa trong chuỗi polipeptit.
C. Đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit làm thay đổi cấu trúc của nhiều aa trong chuỗi

polipeptit.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 262. Nội dung nào dưới đây về đột biến gen là không đúng?
A. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc có thể trung.tính.
B. Đột biến gen làm sinh vật ngày càng đa dạng và phong phú và là nguyên liệu cho quá
trình tiến hoá và chọn giống.
C. Đột biến gen đòi hỏi phải có một số điều kiện mới biểu hiện thành kiểu hình cơ thể.
D. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là khá lớn 10-4 đến 10-2.
Câu 263. Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng từng loại nucleotit và số liên
kết hydro trong gen?
A. Thay thế 1 cặp nucleotit.

B. Đảo vị trí 1 cặp nucleotit.

C. Mất 1 cặp nucleotit.

D. Thêm 1 cặp nucleotit.

Câu 264. Đột biến lặn có điều kiện biểu hiện thành kiểu hình trong quần thể giao phối cần:
A. Biến đổi trở lại gen lặn đó thành gen trội và biểu hiện ngay kiểu hình.
B. Biến đổi alen tương ứng còn lại thành gen lặn làm xuất hiện gen đồng hợp lặn.
C. Qua giao phối đột biến gen lặn tiếp tục ở trạng thái dị hợp và không được biểu hiện.
D. Qua giao phối để tăng số lượng cá thể dị hợp và tạo điều kiện cho các gen tổ hợp với nhau
làm xuất hiện kiểu gen đồng hợp lặn.


Câu 265. Đột biến tiền phôi là đột biến xảy ra ở giai đoạn nào?
A. Tế bào sinh dục sơ khai.

B. 2 - 8 phôi bào.


C. Giao tử.

D.Tế bào sinh dưỡng.

Câu 266. Một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit như sau: AATTXTATT
TTAAGATAA
Một đột biến xảy ra trên mạch gốc của gen làm cho G bị thay thế bởi A sẽ làm cho bộ ba mã
trên mARN trở thành:
A. AAU.

B. UUU.

C. UAU.

D.UUA.

Câu 267.
Câu 268. Quan sát 2 đoạn mạch gốc của ADN trước và sau đột biến
Trước đột biến … ATGXTTAGXATX …
Sau đột biến

…ATGXTAGXATX …

Hậu quả của dạng đột biến trên là:
A. Số liên kết hydro không thay đổi
B. Gen bị mất 1 nucleotit.
C. Chiều dài của gen bị giảm 3,4 Å.
D. Cấu trúc đoạn gen không thay đổi.
Câu 269. Quan sát 2 đoạn mạch gốc của ADN trước và sau đột biến

Trước đột biến ATGXTTAGXATX...
Sau đột biến ...ATGXTGAGXATX....
Dạng đột biến trên là
A. Thêm 1 cặp AT

B. Thêm 1 cặp GX.

C. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T

D. Thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X

Câu 270. Đột biến gen làm thay đổi cấu tạo chuỗi polipeptit tương ứng từ vị trí đột biến thuộc
dạng?
A. Thêm một cặp nucleotit.

B.Thay thế một cặp nuclêôtit.


C. Mất một cặp nucleotit.

D.Câu A và C đúng.

Câu 271. Đột biến gen làm thay đổi cấu tạo chuỗi polipeptit tương ứng bị ngắn đi 1 axit amin so
với chuỗi polipeptit ban đầu thuộc dạng?
A. Thêm một cặp nucleotit.

B.Thay thế một cặp nucleotit.

C. Đảo vị trí một cặp nucleotit.


D. Mất một cặp nucleotit.

Câu 272. Đột biến gen dạng thay thế một cặp nucleotit có thể làm thay đổi cấu tạo chuỗi
polipeptit tương ứng như thế nào?
A. Không làm thay đổi cấu trúc chuỗi polipeptit.
B. Chuỗi polipeptit tổng hợp có thể bị ngắn đi so với trước khi gen bị đột biến.
C. Thay thế một axit amin này bằng một axit amin khác.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 273. Một đột biến gen liên quan đến một cặp nưclêôtit được phát sinh đã làm số liên kết
hydro của gen tăng thêm 2 liên kết. Đây là dạng đột biến nào?
A. Thêm một cặp nucleotit loại GX.
B. Thay thế một cặp nucleotit loại AT bằng một cặp GX.
C. Thêm một cặp nucleotit loại AT.
D. Mất một cặp nucleotit loại AT.
Câu 274. Một đột biến gen liên quan đến một cặp nucleotit được phát sinh đã làm số liên kết
hydro của gen tăng thêm 1 liên kết. Đây là dạng đột biến nào?
A. Thay thế một cặp nucleotit loại AT bằng một cặp GX.
B. Thêm một cặp nucleotit loại GX.
c. Thêm một cặp nucleotit loại AT.
D. Mất một cặp nucleotit loại AT.
Câu 275. Một đột biến gen liên quan đến một cặp nucleotit được phát sinh đã làm số liên kết
hydro của gen tăng thêm 3 liên kết. Đây là dạng đột biến nào?
A. Thay thế một cặp nucleotit loại AT bằng một cặp GX.
B. Thêm một cặp nucleotit loại GX.


C. Thêm một cặp nucleotit loại AT.
D. Thay thế một cặp nucleotit loại GX bằng một cặp loại XG.
Câu 276. Một đột biến gen liên quan đến một cặp nucleotit được phát sinh đã làm số liên kết
hydro của gen giảm đi 3 liên kết. Đáy la dạng đột biến nào?

A. Thay thế một cặp nucleotit loại AT bằng một cặp GX.
B. Mất một

cặp nucleotit loại AT.

C. Mất một cặp nucleotit loại GX.
D. Đảo một cặp nucleotit loại GX bằng một cặp loại XG.
Câu 277. Dạng đảo vị trí giữa 2 cặp nucleotit ngoàimã mở đầu và mã kết thúc sẽ làm thay đổi
một axit amin trong trường hợp nào sau đây?
A. Hai cặp nucleotit bị đảo nằm trong một mã bộ ba.
B. Hai cặp nucleotit này khác nhau.
C. Codon sau đột biến quy định axit amin khác với codon trước đột biến.
D. Câu A, B và C đều đúng.
Câu 278. Một gen bị đột biến đã làm số liên kết hydro giảm đi 7liên kết, số axit amin giảm đi 1
và xuất hiện thêm 1 axit amin mới. Dạng đột biến trên là:
A. Mất 3 cặp nucleotit ở hai bộ ba kế tiếp gồm 2 cặp nucleotit loại AT và 1 cặp nucleotit loại
GX.
B. Mất 3 cặp nucleotit ở hai bộ ba kế tiếp.
C. Mất 3 cặp nucleotit ở một bộ ba gồm 2 cặp nucleotit loại AT và 1 cặp nucleotit loại GX.
D. Mất 3 cặp nuceoôtit ở hai bộ ba gồm 2 cặp nucleotit lòại AT và 1 cặp nucleotit loại GX.
Câu 279. Một gen bị đột biến mất 3 cặp nucleotit kế tiếp nhau. Khi gen đột biến thực hiện quá
trình phiên mã và giải mã, có thể xảy ra những khả năng nào với phân tử protein mới được tổng
hợp?
A. Protein mã hoá bởi gen đột biến có ít hơn so với bình thường 1 axit amin.
B. Protein mã hoá bởi gen đột biến có ít hơn so với bình thường l axit amin, trình tự các axit
amin từ vị trí đột biến chỉ thay đổi 1 axit amin.


C. Protein mã hoá bởi gen đột biến có thể bị mất các axit amin tính từ vị trí đột biến do sự hình
thành bộ ba kết thúc.

D. A, B và C đúng.
Câu 280. Một gen đột biến đã mã hoá cho một phân tử protein hoàn chỉnh có 198 axit amin.
Gen quy định phân tử protein này đã bị đội biến mất 3 cặp nucleotit kế tiếp. Sô nucleotit của
gen chưa đột biến là bao nhiêu?
A. 597.

B. 1194.

C. 1200

D. 1206.

Câu 281. Một gen đột biến đã mã hoá cho một phân tử protein hoàn chỉnh có 198 axit amin.
Gen quy định phântử protein này bị đột biến dạng mất 3 cặp nucleotit kế tiếp. Chiều dài của gen
chưa đột biến là bao nhiêu?
A. 2040 Å.

B. 2029,2 Å.

C. 2050,2 Å.

D. 2060 Å.

Câu 282. Một gen đột biến đã mã hoá cho một phân tử protein hoàn chỉnh có 198 axit amin.
Phân tử mARN được tổng hợp từ gen đột biến nói trên có tỉ lệ các A:U:G:X lần lượt là 1:2:3:4,
số lượng ribonucleotit trên phân tử mARN này là bao nhiêu:
A. A = 40; U = 80 ; G = 120; X = 260.
B. A = 60; U = 180 ; G = 120; X = 240.
C. A = 240; U = 180 ; G = 120; X = 60.
D. A = 60; U = 120 ; G = 180; X = 240.

Câu 283. Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người xuất hiện do loại đột biến nào?
A. Đột biến giao tử.
B. Thay thế một cặp nucleotit trong gen tổng hợp Hb.
C. Mất một cặp nucleotit trong gen tổng hợp Hb.
D. Đột biến đảo một cặp nucleotit của gen trên NST thứ 21.
Đáp án : Bệnh thiếu máu tế bào hồng cầu hình liềm:
- Do đột biến gen mã hóa chuỗi Hb B gây nên. Đây là đột biến thay thế T--> A, dẫn đến codon
mã hóa aa glutamic (XTX) --> codon mã hóa valin (XAX), làm biến đổi Hb A --> Hb S: hồng
cầu có dạng lưỡi liềm --> thiếu máu.
Câu 284. Hậu quả dạng đột biến thay thế 1 cặp nucleotit gọi la đột biến nhiều nghĩa xảy ra khi:


A. Làm giảm 1 axit amin trong chuỗi polipeptit.
B. Có sự thay thế axit amin tương ứng trong chuỗi polipeptit.
C. Thay đổi toàn bộ axit amin trong phân tử protein.
D. Làm tăng 1 axit amin trong chuỗi polipeptit.
Câu 285. Hậu quả dạng đột biến thay thế 1 cặp nucleotit gọi là đột biến vô nghĩa xảy ra khi:
A. Làm chuỗi polipeptit ngắn lại và không hoạt động.
B. Làm xuất hiện mã kết thúc và chuỗi polipeptit bị mất các axit amin từ vị trí đột biến.
C. Không thay đổi axit amin nào trong phân tử protein.
D. Thể đột biến là đồng hợp lặn và gây chết.
Câu 286. Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền dưới đây, dạng đột biến nào là đột biến
gen?
A. Mất cặp nucleotit.

B. Thay cặp nucleotit.

C. Thêm cặp nucleotit.

D. Tất cả đều đúng.


Câu 287. Đột biến gen của các bào quan trong tế bào chất có đặc điểm là:
A. Di truyền cho thế hệ sau theo dòng mẹ.
B. Tần số đột biến phụ thuộc vào loại tác nhân gây đột biến.
C. Cũng là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 288. Đột biến gen phụ thuộc vào các yếu tố nào?
A. Loại tác nhân gây đột biến;
B. Đặc điểm cấu trúc của gen;
C. Cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến;
D. Cả A, B, C.
Câu 289. Hãy quan sát biến đổi của cặp nucleotit
A – T (nguyên phân) →


Cặp (1) là dạng:
A. Đột biến thay nucleotit loại T bằng loại G.
B. Thêm nucleotit loại G.
C. Dạng tiền dột biến.
D. Đột biến đảo vị trí nucleotit loại T bằng loại G.
Câu 290. Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm là:
A. Đột biến sinh dưỡng.
B. Xảy ra do đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đột biến gen trên NST thường.
D. Do đột biến giao tử.
Câu 291. Trong bệnh thiếu máu có hồng cầu hình lưỡi liềm do:
A. HbA không được tổng hợp;

B. HbA bị thay bằng HbS;


C. HbS bị thay bằng HbA;

D. Hồng cầu bị phân huỷ.

Câu 292. Cho rằng một gen bị đột biến ở không quá 2 cặp nucleotit của gen và sau đột biến số
liên kết hyđro không đổi và dạng đột biến gen là:
A. Mất hoặc thêm cặp nucleotit.
B. Đảo hoặc thêm cặp nucleotit cùng

loại,

C. Mất hoặc thêm cặp nucleotit
D. Đảo vị trí giữa 2 cặp nucleotit hoặc thay thế cặp nucleotit cùng loại.
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 293. Một gen có chiều dài 5100Å Trên mạch của mARN tổng hợp từ gen đó có A = 250, U
= 650 rN . Cho rằng đột biến xảy ra ở một cặp nucleotit và không làm thay đổi số liên kết hydro
của gen. Gen đột biến tự nhân đôi 5 đợt liên tiếp. Số lượng nucleotit từng loại môi trường cung
cấp cho quá trình trên là:
A. Amt = Tmt = 27900 Nu; Gmt = Xmt= 18600 Nu.
B. Amt = Tmt = 27900 Nu; Gmt = Xmt = 28600 Nu.


C. Amt = Tmt = 37900 Nu; Gmt = Xmt = 18600 Nu.
D. Amt= Tmt = 37900 Nu; Gmt = Xmt = 28600 Nu.
Đáp án : N = 5100 : 3,4 x 2 = 3000 (nu)
Agen = AmARN + UmARN = 650 + 250 = 900 (nu) → Ggen = 600 (nu)
Gen nhân đôi 5 lần liên tiếp sẽ tạo thành 25 = 32 gen, môi trường cần cung cấp số nu từng loại
là: A = T = 900 x (32 – 1 ) = 27900 (nu); G = X = 18600 (nu)
Câu 294. Một gen có 3900 liên kết hydro, khi gen tự sao liên tiếp 2 đợt đã tạo ra số gen mới với
tổng số liên kết hydro là 15601 liên kết. Dạng của đột biến gen xảy ra là gì?

A. Thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G- X.
B. Thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A- T.
C. Mất 1 cặp nucleotit.
D. Thêm cặp nucleotit.
Câu 295. Một gen có G = 480 Nu và có 2880 liên kết hydro. Gen đột biến hơn gen bình thường
1 liên kết hydro, nhưng 2 gen có chiềudài bằng nhau. Số nucleotit từng loại trong gen đột biến
là:
A. A = T = 720 Nu;

G = X = 480 Nu.

B. A = T = 719 Nu;

G = X = 481 Nu.

C. A = T = 721 Nu;

G = X = 479 Nu.

D. A = T = 480 Nu;

G = X = 720 Nu.

Đáp án : Ta có 2A + 3.480 = 2880 → A = 720 (nu)
Đột biến tại gen hơn gen bình thường 1 lk hydro, chiều dài không thay đổi tức là đột biến thay
thế cặp A – T bằng G – X.
Vậy đáp án là B.
Câu 296. Một gen có chiều dài 4080Å, có Adenin chiếm 20% số nucleotit của gen. Sau đột
biến, gen có số liên kết hydro là 3117. Số liên kết H2 tham gia đột biến và dạng đột biến gen là:
A. Hđb = 3117 (lk H2); thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X .

B. Hđb = 2600 (lk H2); mất 3 liên kết hydro tức mất 1 cặp G – X .


C. Hđb = 3117 (lkH2); mất 3 liên kết hydro tức mất 1 cặp G – X .
D.Hđb = 2600 (lk H2); thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X .
Câu 297. Một gen dài 0,51 m và có 3900 liên kết hydro, khi gen tự sao liên tiếp 2 đợt đã tạo ra.
Số gen mới với tổng số liên kết hydro là 15601 liên kết.Số nucleotit từng loại của gen đột biến

A. A = T = 599 Nu; G = X = 901 Nu.
B. A = T = 600 Nu; G = X = 900 Nu.
C. A = T = 601 Nu; G = X = 899 Nu.
D. A = T = 719 Nu; G = X = 580 Nu.
Đáp án : Đề bài ra ta có A = 600 (nu); G = 900 (nu)
Gen tự sao liên tiếp 2 đợt có tổng số liên kết hydro là 15600 (lk)
Gen mới có 15601 lk → đột biến thay thế cặp A – T bằng G – X .
Từ đó suy ra số nu chi tiết.
Gen dài 3060 Å, có tỉ lệ A = 3/7G. Sau đột biến, chiều dài gen không thay đổi và có tỉ lệ A/G
= 42,18%. Dùng dữ liệu trên để trả lời câu hỏi từ 298 đến 300.
Câu 298. Dạng đột biến là:
A. Thay 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X .
B. Đảo vị trí của các cặp nucleotit.
C. Thay 3 cặp A – T bằng 3 cặp G – X .
D. Mất 1 cặp G – X .
Câu 299. Số liên kết hydro của gen đột biến là:
A. 2430

B. 2433

C. 2009


D. 2010.

Câu 300. Khi gen đột biến tái sinh liên tiếp 3 đợt thì nhu cầu từng loại nucleotit sẽ tăng hay
giảm bao nhiêu?
A. Loại A và T giảm 21 nucleotit; loại G và X tăng 21 nucleotit.
B. Loại A và T tăng 21 nucleotit; loại G và X giảm 21 nucleotit.


C. Loại A và T tăng 9 nucleotit; loại G và X giảm 9 nucleotit.
D. Loại A và T giảm 9 nucleotit; loại G và X tăng 9 nucleotit.
Câu 301. Nếu trong phân tử protein có thêm 1 axit amin nữa thì dạng đột biến cụ thể sẽ là:
A. Có 1 cặp nucleotit bị thay thế tại mã mở đầu.
B. Có 1 cặp nucleotit bị thay thế ở bất kì một bộ ba mã hoá nào dó. Trừ mã mở đầu và mã
kết thúc.
C. Có 2 cặp nucleotit bị thay thế tại mã mở đầu.
D. Cả 3 cặp nucleotit bị thay thế nằm trong cùng 1 bộ ba mã hoá.
Gen có 1170 nucleotit và có G = 4A. Sau đột biến, phân tử protein giảm xuống 1 axit amin
và có thêm 1 axit amin mới. Dùng dữ liệu trên để trả lời câu hỏi từ 302 đến 304.
Câu 302. Chiều dài của gen đột biến là:
A. 178Å

B. 1989 Å

C. 1978,8 Å

D. 1968,6 Å.

Câu 303. Dạng đột biến gen xảy ra là:
A. Mất 3 cặp nucleotit ở một bộ ba.
B. Mất 2 cặp nucleotit ở một bộ ba.

C. Mất 3 cặp nucleotit ở hai bộ ba mã hoá kế tiếp nhau.
D. Mất 3 cặp nucleotit ở một bộ ba mã hoá kế tiếp nhau.
Câu 304. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nucleotit loại A giảm xuống 14
nucleotit, số liên kết hydro bị hủy qua quá trình trên sẽ là:
A. 13104.

B. 11417.

C. 11466.

D. 11424.

Câu 305. Một gen có G = 480nu và có 2880 liên kết hydro. Gen đột biến hơn gen bình thường
1 liên kết hyđro, nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau. Sô cặp nucleotit liên quan đên đột biến và
thuộc dạng của đột biến gen:
A. 2 cặp; Thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.
B. 1 cặp; Thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.
C. 1 cặp; Thay thê hoặc thêm cặp nucleotit.
D. 2 cặp; Đảo hoặc thêm cặp nucleotit.


Câu 306. Một gen có G = 480 nu và có 2880 liên kết hydro. Một đột biến xảy ra liên quan đến
thay thế 1 cặp A – T Bằng cặp G – X. Số nucleotit từng loại trong gen đột biến là:
A.
B.
C.
D.

A = T = 619; G = X = 581
A = T = 719; G = X = 481

A = T = 720; G = X = 480
A = T = 719; G = X = 581

Câu 307. Một gen có chiều dài 5100 Å, có A chiếm 20% số nu của gen. Sau đột biến, gen có số
liên kết hydro là 3897. Dạng đột biến gen là
A.Thay thế A – T bằng G – X
B. Mất 1 cặp G – X
C. Mất 1 cặp A – T
D. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T
IV. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN
241 – 250
251 – 260
261– 270
271 – 280
281 – 290
290 – 300
301 – 310

1

2

3

4

5

6


7

B
A

D
D
D
D
D
C

C
B
C
B
A
C

D
D
A
B
A
B

C
B
B
B

B
B

D
B
C
D
C
B

C

D
B
B

A
D
A
B

8
D
D
B
A
D
C

9

D
C
D
D
A
B

10
D
D
D
D
C
A


E.



×