Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

hệ thông Marketing cà phê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.95 KB, 39 trang )

A - MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cà phê là một sản phẩm xuất hiện từ lâu đời và rất được ưa chuộng trên toàn
cầu. Đây là loại hàng hóa giao dịch mạnh trên thị trường thế giới đã và đang mang
lại cho hàng triệu nông dân ở các nước xuất khẩu cà phê nguồn thu nhập chính.
Việt Nam là một nước có diện tích trồng cà phê lớn và là quốc gia có sản lượng
xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới và đứng đầu về sản xuất, xuất khẩu cà
phê vối. Có được một vị trí quan trọng như vậy là do chúng ta sớm có chủ trương
phát triển cây cà phê trở thành ngành kinh tế và nguồn hàng xuất khẩu "mũi nhọn".
Nhìn lại sự phát triển của cà phê Việt Nam thời gian qua mặc dù đạt số lượng xuất
khẩu khá tốt nhưng về chất lượng, giá cả vẫn còn thất thế so với các nước xuất
khẩu cà phê trên thế giới. Việt Nam hòa nhập vào thị trường thế giới trong bối
cảnh bị mất thị trường truyền thống (Liên Xô và các nước XHCN trước đây) trong
khi đó thị trường cà phê thế giới được hình thành từ lâu đời và được phân chia rõ
rệt, hầu như cà phê Việt Nam không còn chỗ đứng. Chúng ta chủ yếu bán cà phê
cho các nước trung gian, do vậy giá cả luôn thấp hơn mặt bằng giá chung của thế
giới.
Nhằm ổn định, nâng cao chất lượng, giá cả, khẳng định vị trí của cà phê Việt
Nam, chúng ta cần có những giải pháp khả thi và triển khai một cách đồng bộ. Để
cà phê Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, ngành cà phê cần chú ý
thay đổi cơ cấu sản phẩm ngay từ khâu sản xuất đến khi thu được sản phẩm hoàn
thiện.
Nhận thức được điều đó, để hiểu rõ hơn về hệ thống marketing ngành cà phê,
nhóm chúng tôi thực hiện nghiên cứu với đề tài “Tìm hiểu hệ thống Marketing
ngành hàng Cà phê”.
2. Mục tiêu nghiên cứu


2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu về hệ thống marketing nông nghiệp trong ngành hàng Cà Phê.
2.2. Mục tiêu cụ thể


- Hệ thống hóa một số lý luận về marketing nông nghiệp & ngành cà phê.
- Tìm hiểu về hệ thống marketing trong ngành cà phê - Mối quan hệ giữa các tác
nhân tham gia hệ thống marketing ngành Cà phê.
- Chi phí, hiệu quả của hệ thống marketing cà phê.
- Đưa ra những khó khăn hạn chế ngành gặp phải, từ đó đề xuất một số giải pháp
cụ thể.
3. Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong đề tài:
- Phương pháp phân tích thông tin (phân tích, đánh giá, nhận xét,…).
- Phương pháp tổng hợp thông tin từ các nguồn tin cần thiết như sách báo, tạp chí,
luận văn - luận án, Internet,…
- Phương pháp thống kê mô tả nội dung đề tài…
B. NỘI DUNG
I – Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê.
1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới
a) Sản xuất
Theo số liệu của tổ chức cà phê quốc tế ( ICO) hiện nay có khoảng 20 đến 30

nước sản xuất cà phê tập chung chủ yếu vào các khu vực là :
• Bắc và Trung Mỹ.
• Nam Mỹ.
• Châu Phi.


• Châu Á - Thái Bình Dương.
Phân bổ sản lượng cà phê thế giới theo các khu vực này có thể được tóm tắt
như sau: Châu Mỹ sản xuất ra 60 - 70 % sản lượng cà phê thế giới, tức là khoảng
gần 4 triệu tấn cà phê nhân. Châu Phi sản xuất ra 20 - 22% khoảng hơn 1 triệu tấn.

Châu á hàng năm sản xuất khoảng 70 ngàn tấn cà phê chiếm 12% sản lượng toàn
thế giới, sản lượng cà phê hàng năm biến động thất thường nhưng theo chiều
hướng ngày càng tăng. Thập kỷ 70 sản lượng trung bình đạt 4,5 triệu tấn trên một
năm; thập kỷ 80 tăng nên 5,5 triệu tấn trong một năm ; Sang thập kỷ 90 con số đã
là 6 triệu tấn một năm cho tới nay con số này đã lên tới 6,2 triệu tấn 1 năm
Sản phẩm hạt cà phê là loại hàng hóa giao dịch mạnh trên thị trường thế
giới ở London và NewYork và đã đang tạo việc làm, mang lại nguồn thu nhập
chính cho hàng triệu nông dân ở các nước xuất khẩu cà phê. Năm 2005, cà phê
được coi là mặt hàng xuất khẩu hợp pháp thứ 7 trên thế giới.
Một đợt hạn hán được cho là khốc liệt nhất từ nhiều thập kỷ nay đang xảy ra
tại Brazil, nước cung ứng cà phê số 1 thế giới. Trong cuộc họp báo tại trụ sở Tổ
chức Cà phê Thế giới (ICO) vào ngày 7-3-2014, Tổng giám đốc điều hành ICO
Roberio Oliveira Silva cho rằng thế giới năm tới sẽ thiếu hụt “ít nhất là hai triệu
bao cà phê, chủ yếu là do hạn hán tại các vùng trồng cà phê của Brazil”.Hằng năm,
nước này xuất khẩu chừng từ 32-33 triệu bao, Việt Nam xếp thứ 2 với chừng 21-22
triệu bao. Giá cà phê thế giới xoay chiều không chỉ do yếu tố thời tiết. Tình hình
bất ổn địa chính trị tại bán đảo Crimea của nước Ukraine đang làm lung lay các thị
trường cổ phiếu toàn cầu. Đứng trước tình hình này, các quỹ đầu cơ đang chuyển
vốn từ các thị trường chứng khoán có mức độ rủi ro cao hơn, để chọn sàn cà phê và
một số loại nông sản khác làm nơi “trú ẩn an toàn”. Lượng vốn chuyển vào càng
nhiều, giá kỳ hạn càng tăng do đầu cơ đặt cược càng lớn.


Báo cáo mới nhất của ICO nói rằng tổng sản lượng cà phê thế giới năm 2014
ước đạt 145,75 triệu bao và tổng cầu cà phê thế giới năm 2012 chừng 142 triệu
bao. Nếu cho rằng hiện nay mỗi năm thế giới tiêu thụ thêm 2 triệu bao, thì ước niên
vụ 2014/15 tiêu thụ cà phê thế giới chừng 146 triệu bao. Tuy vị quan chức ICO
chưa đưa ra con số ước lượng cụ thể cho niên vụ mới, dựa trên phát biểu của ông,
sản lượng cà phê thế giới vụ tới chỉ còn 144 triệu bao, giảm 2 triệu bao so với năm
này và đúng với lượng thiếu hụt ông đã ước.

b) Tiêu thụ
Nhu cầu tiêu thụ cà phê rất lớn. Hàng năm, lượng tiêu thụ trên thế giới ước
tính vào khoảng 94,5 triệu bao cà phê nhân (khoảng 5,6 triệu tấn). Có thể chia các
nước tiêu dùng cà phê thành bốn nhóm chính theo khu vực địa lý như sau :
• Nhóm các nước Tây Bắc Âu và Nam Âu .
• Nhóm các nước Bắc Mỹ: Trong đó thị trường Mỹ là lớn nhất với nhu cầu
hàng năm khoảng 4 kg/người/năm: Tình hình sản xuất tiêu thụ, xuất khẩu và giá cả
1/3
• Nhóm các nước Châu Á - Thái Bình Dương: Trong đó hai thị trường tiêu
biểu là Hàn Quốc và Nhật Bản .
• Nhóm các nước Đông Âu và Nga: Đây là những thị trường mới nổi rất
tiềm năng với sản phẩm cà phê.
Các nước tiêu thụ cà phê lớn nhất là Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Nhật Bản, Ý,...
Người Phần Lan uống nhiều cà phê nhất thế giới với 1737 tách/năm, trung bình 5
tách/ngày, tương ứng 11,3kg/năm/người. Hoa Kỳ năm 1998 sử dụng 1.148.000 tấn
cà phê, trung bình tiêu thụ 4,8kg/ người/năm hay 646 tách /năm. Người Đức sử


dụng trung bình 6,7kg/ người/năm hay 4 tách /ngày và cà phê được coi là thức
uống ưa thích nhất, xếp trước cả bia.
2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở việt nam
Mặc dù chính phủ tiếp tục khuyến nghị duy trì diện tích cà phê của cả nước
là 500.000 ha nhưng diện tích gieo trồng cà phê vẫn tiếp tục được mở rộng tại các
khu vực chính. Theo số liệu ước tính của Sở NN&PTNT, Bộ NN&PTNT, diện tích
trồng cà phê nước ta năm 2014 ước tính vào khoảng 653.000 ha, tăng 2% so với
năm 2013 (633.000 ha). Tuy nhiên, thực tế diện tích gieo trồng có thể vượt quá
660.000 ha. Sản xuất cà phê nước ta tăng đều đặn trong vòng 3 năm gần đây do 5
yếu tố chính: (1) việc mở rộng diện tích trồng cà phê; (2) thời tiết tương đối thuận
lợi (đặc biệt là vụ thu 2013); (3) việc nâng cao hiểu biết và tăng vốn đầu tư của
người nông dân như cải thiện kỹ thuật trồng trọt, thủy lợi hợp lý, sử dụng phân bón

thích hợp; (4) sử dụng các giống cây mới cho năng suất cao và kháng bệnh gỉ sắt;
(5) giá xuất trại và giá xuất khẩu ổn định, tạo động lực cho người nông dân mở
rộng diện tích và thay thế cây cà phê già cỗi.
Từ tình hình thực tế, Mạng thông tin Nông nghiệp toàn cầu của FAS/USDA
đã điều chỉnh dự báo ban đầu về sản lượng cà phê mùa vụ 2014/15 của nước ta lên
29.2 triệu bao tương đương 1,75 triệu tấn, tăng nhẹ so với mùa vụ trước. Với sản
lượng như vậy dự báo nguồn hàng cà phê xuất khẩu nước ta năm nay tương đối
lớn, được FAS USDA dự báo là 28 triệu bao, tương đương 1,68 triệu tấn, tăng 8%
so với mùa vụ trước do nguồn cung xuất khẩu cao, giá cà phê thế giới tăng ngay từ
đầu mùa vụ và sự phát triển không ngừng của ngành cà phê hoà tan nước ta.
Cũng theo FAS USDA, sản lượng cà phê nước ta mùa vụ 2013/14 ước tính
là 29 triệu bao (tương đương 1,74 triệu tấn), xuất khẩu tăng nhẹ lên 25,9 triệu bao


(tương đương 1,56 triệu tấn) do nguồn cung xuất khẩu tăng đặc biệt là cà phê hoà
tan.
Tiêu thụ cà phê trong nước tiếp tục tăng mạnh nhờ chiến lược marketing rầm
rộ của các nhà sản xuất nội địa. FAS/USDA vẫn giữ mức dự báo về tiêu thụ cà phê
trong nước mùa vụ 2013/14 là 2 triệu bao (tương đương 120.000 tấn), mùa vụ
2014/15 là 2,08 triệu bao (tương đương 125.000 tấn) với tốc độ tăng trưởng hàng
năm là 4%.


Sản xuất:

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu và kinh doanh cà phê trong nước, diện tích
gieo trồng cà phê tiếp tục tăng mạnh tại một số khu vực chính. Theo số liệu ước
tính của Sở NN&PTNT các tỉnh, diện tích trồng cà phê nước ta năm 2014 có thể
lên tới 653.000 ha (tham khảo hình 2, bảng 2), tăng 2% so với năm 2013 (613.000
tấn). Các tỉnh Dak Lak, Gia Lai và Lâm Đồng tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng

cà phê, đặc biệt là cà phê Robusta. Năm 2014, diện tích trồng cà phê Arabica tại
Lâm Đồng, Sơn La và Quảng Trị ước tính khoảng 45.000 ha, chiếm 7% tổng diện
tích trồng cà phê của cả nước.
Một số nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cho biết thời tiết thuận
lợi sẽ giúp cây cà phê trong mùa vụ 2014/15 phát triển, đặc biệt tại khu vực Tây
Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum) lượng mưa vẫn thuận lợi từ giữa tháng tư.
Dự báo ban đầu của FAS/USDA cho biết sản lượng cà phê hạt nước ta mùa vụ
2014/15 vào khoảng 1,75 nghìn tấn (tương đương 29,2 triệu bao) do sản lượng bổ
sung từ các vùng cà phê mới đã bù đắp việc giảm năng suất tại các vùng năng suất
thấp và trồng cây lâu năm và tại các vùng trồng cà phê Arabica phía Bắc nước ta
do ảnh hưởng bởi đợt lạnh kéo dài từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2014.


FAS/USDA vẫn duy trì số liệu ước tính về tổng sản lượng cà phê xanh nước ta
mùa vụ 2013/14 là 29 triệu bao (tương đương 1,74 triệu tấn), cà phê Arabica là 70
nghìn tấn.
Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước, tại các khu vực chính,
người nông dân đã và đang thay thế các giống cây năng suất thấp và lâu năm với tỷ
lệ từ 10%-15% tổng diện tích gieo trồng của mình để duy trì hoạt động sản xuất và
ổn định thu nhập hàng năm.

Hình 1: Sản lượng cà phê Việt Nam

Nguồn: USDA, FAS, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước


Hình 2: Các khu vực trồng cà phê của Việt Nam năm 2014

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, Doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê Việt Nam


Bảng 2: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh thành

Province

Dak Lak

Năm

Năm

Mục tiêu tới năm

2013

2014

2020

207.152 210.000

170.000


Lâm Đồng

151.565 153.432

135.000


Dak Nông

122.278 122.278

69.000

Gia Lai

77.627

78.030

73.000

Dồng Nai

20.000

20.800

13.000

Bình Phước

14.938

15.646

8.000


Kontum

12.158

13.381

12.500

Bà Rịa Vũng Tàu

7.071

15.000

5.000

Sơn La

9.000

10.650

5.000

Quảng Trị

5.050

5.050


5.000

Điện Biên

3.385

3.385

4.500

Các khu vực

5.700

5.700

-

khác
Tổng

635.924 653.352

500.000

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
Việt Nam


Hình 3: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam (theo niên lịch)


Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN&PTNT, Dự báo của FAS/USDA



Tiêu thụ

Tiêu thụ cà phê trong nước tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Văn hóa cà
phê và các cửa hàng bán lẻ cà phê tiếp tục lan nhanh tại Việt Nam với sự xuất hiện
của các hãng cà phê lớn như Starbucks, Gloria Jeans, Illy Café và The Coffee Bean
& Tea Leaf, McCafe (McDonald’s), Dunkin Donuts. Mặc dù chỉ sử dụng một
lượng nhỏ cà phê có nguồn gốc của Việt Nam nhưng sự tồn tại của những thương
hiệu trên đã kích thích sự cạnh tranh và chất lượng dịch vụ của các thương hiệu
trong nước như Trung Nguyên, Highlands và Vinacafe. Các thương hiệu quốc tế
cũng mang đến phong cách thưởng thức cà phê kiểu mới (xay tại chỗ và cà phê


take away). Ngoài ra, bán bánh kèm cà phê cũng là loại hình kinh doanh đang khá
thịnh hành tại Việt Nam như Paris Baguette Café, Tour les Jours, và Givral.
Khoảng 2/3 cà phê tiêu thụ trong nước là cà phê rang và cà phê xay; 1/3 còn
lại là cà phê hoà tan. Tiêu thụ cà phê hoà tan tăng đáng kể đóng góp vào tổng tiêu
thụ cà phê nước ta do giới trẻ, dân thành thị ưa thích sử dụng cà phê on-the-go hơn
là ngồi uống cà phê phin truyền thống.
FAS/USDA đưa ra mức dự báo ban đầu về tiêu thụ cà phê trong nước mùa vụ
2014/15 là 2,1 triệu bao (tương đương 125.000 tấn), tăng 4% so với mùa vụ trước;
đồng thời ước tính số liệu mùa vụ 2013/14 là 2 triệu bao (tương đương 120.000
tấn).
II – Hệ thống Marketing ngành Cà phê
Sản phẩm cà phê trong ngành cà phê của mỗi doanh nghiệp để có thể tham
gia vào thì trường và tham gia một cách có hiệu quả thì không thể thiếu hoạt động

của hệ thống marketing. Để hoạt động marketing thành công thì bộ phận marketing
của doanh nghiệp phải phối hợp hoạt động với các bộ phận khác và cân nhắc sự
ảnh hưởng của những nhà cung cấp,
Sảncác
xuất đối thủ cạnh tranh, các trung gian
marketing và khách hàng (người
tiêu dùng) trong hệ thống
----------------------------------------------Vận tải
Bảo-Sự
quản
cácvềgiao
phó
khácvàbiệt
không
giantiếp theo
-Cạnh tranh

-Sx( theo
vụ chất lượng )
mặcmùa
cả giá,

-CP giao dịch

-Tính không đồng
Phânnhất
loạicủa sản phẩm

-Thông tin


-Biến số đầu ra/ chất lượng

Chế biến

Đóng gói/bán buôn/phân phối

thống
trao đổi

Bán lẻ/ quảng bá SP
( nhu cầu của NTD, an toàn TP )

Bản chất của hệ


1. Xúc tiến các

Liên
kết

-

dọc

điều kiện KD
Trợ cấp
thuế
khung pháp

các DV thông

tin

Hệ thống TT bổ trợ

2. Hạn chế

-thông tin thị trường
trường

-Tiếp cận TT thị

-hệ thống vận tải

- Nguồn lực và CSHT

-công nghệ bảo quản

- Tổ chức

-giá và chi phí

3. Cơ chế trao đổi

-phân loại và tiêu
HD

- giá không theo

Chuẩn hóa


- Giá theo HD
-hội nhập theo

-

Niềm tin
Thông tin
Sự phụ thuộc
lẫn nhau

chiều dọc
NTD trong nước
( Nhu cầu an toàn TP/sự thuận
tiện của TP )

Xuất khẩu

Liên kết ngang

III - Phân tích cấu trúc hệ thống marketing cà phê
1.

Mối quan hệ theo chiều ngang

Mối liên

Giữa nhà khoa

Giữa doanh


Giữa doanh nghiệp-

kết

học-nhà nông

nghiệp-nhà nông

nhà khoa học


Niềm tin

Tạo ra giống cà

Sự tin tưởng giữa

Nâng cao sức cạnh tranh

phê có năng suất

hai bên còn thấp

và giá trị xk cà phê của

và chất lượng cao

vùng, tạo sự gắn kết chặt
chẽ giữa nông dân, DN,
nhà khoa học và nhà

nước.

Thông tin

Đưa ra các giống

Doanh nghiệp

DN đóng vai trò là nhà

cà phê, thời gian

cần tăng cường

đầu tư và tài trợ

gieo trồng thích

hỗ trợ vốn cho

hợp, cách chăm

nông dân

sóc
Sự phụ

Điều kiện ban

Làm cho nguồn


Là mối liên kết quyết

thuộc

đầu quyết định

cung cà phê cho

định đến chất lượng

đến việc sản xuất

sản xuất và xuất

giống trước khi đến với

của người dân

khẩu được đảm

tay người dân

bảo cả về chất
lượng và số
lượng

Mối quan hệ giữa các NSX Có mối quan hệ hợp tác là chủ yếu. Những NSX
hợp tác với nhau trong khuôn khổ HTX , các tổ chức công ở địa phương
hoặc sự hợp tác giữa các hộ quen biết nhau.

• Các hộ tự hợp tác với nhau dưới hình thức chung vốn để mua sắm máy
móc, thiết bị, công cụ lao động phục vụ cho sản xuất.
• Các hộ hợp tác trong khâu áp dụng đồng bộ việc phòng trừ sâu bệnh.
• Những NSX còn cung cấp cho nhau thông tin về giá và cầu của thị trường.


• Giám sát nhau trong hoạt động sản xuất cà phê để đảm bảo chất lượng
cũng như uy tín của vùng
• Tuy có sự trao đổi về thông tin nhưng những NSX vẫn có sự độc lập trong
các quyết định của mình.
b. Mối quan hệ giữa các tác nhân trung gian
• Có sự gắn kết với nhau trong việc thực hiện vai trò của những người khâu
nối giữa NSX và NTD.
• Các tác nhân trung gian này cung cấp các thông tin về nhu cầu cà phê của
các tác nhân khác trong hệ thống.
• Các nhà thu gom môi giới vận chuyển cung cấp cà phê cho các trung gian

2.

khác
• Các trung gian có sự ràng buộc chặt chẽ về mặt cung cấp.
• Có sự trao đổi về thông tin giữa các tác nhân trung gian.
• Các tác nhân có sự chia sẻ rủi ro với nhau.
Mối quan hệ theo chiều dọc.

Với hình thức liên kết theo chiều dọc, quan hệ giữa các tác nhân thể hiện rõ
rệt trong các hoạt động của ngành hàng. Trong đó các nhà thu gom, nhà
phân phối, nhà bán buôn, bán lẻ là các tác nhân trung gian có vai trò giảm



chi phí cho người sản xuất, tăng phạm vi tiếp cận khách hàng, chia sẻ rủi ro
với nhà sản xuất, kết nối cung – cầu và tăng khả năng cạnh tranh cho sản
phẩm hàng hóa.
Các tác nhân này- kết nối với nhau thông qua các dòng: dòng chuyển
quyền sở hữu. dòng thông tin, dòng vận động vật chất, dòng thanh toán và
dòng xúc tiến.
Điều kiện đảm bảo cho việc tồn tại của mối quan hệ theo chiều
dọc giữa các tác nhân bao gồm năng lực đàm phán, dòng kiến thức, niềm tin
và sự phân phối lợi ích kinh tế.
Theo đó năng lực đàm phán là khả năng, sức thuyết phục người
khác của mỗi cá nhân,là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà ta mong
muốn từ người khác. Đó là quá trình giao tiếp có đi có lại được thiết kế
nhằm thỏa thuận trong khi giữa ta và bên kia có những quyền lợi có thể chia
sẻ và có những quyền lợi đối kháng. Dây là một năng lực không thể thiếu
của mỗi cá nhân để đạt được hiệu quả trong các quan hệ hợp tác.
Dòng kiến thức (hay thông tin): là điều không thể thiếu trong bất kì
hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Các tác nhân trong hệ thống cần chia sẻ
thông tin về thị trường, giá cả với nhau. Hay nói cách khác cần đảm bảo
được tính minh bạch của thông tin thị trường
Niềm tin: giữa các tác nhân với nhau cần tạo dựng được niềm tin
với đối tác, trong sản xuất kinh doanh uy tín là điều vô cùng quan trọng. Nếu
không có niềm tin hay không tạo dựng được lòng tin đối với các tác nhân
khác thì mối quan hệ này sẽ không đem lại hiệu quả, thậm chí rất dễ đổ vỡ.
Phân phối lợi ích kinh tế: sản phẩm cà phê trước khi đến tay người tiêu dùng
đã qua tay các tác nhân trung gian, và qua mỗi khâu trung gian, giá trị của nó
lại được tăng thêm một lượng nhất định. Do đó việc phân phối lợi ích kinh tế
giữa các tác nhân làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm một cách công bằng


cũng là một trong những điều kiện đảm bảo duy trì mối quan hệ giữa các tác

nhân trong hệ thống.
- Quan hệ hợp tác trong hoạt động cung ứng đầu vào cho sản xuất:
Nội dung liên kết này thể hiện giữa các nhà cung cấp đầu vào và người sản
xuất cà phê trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Chủ thể cung ứng
đầu vào có thể là doanh nghiệp thu mua, các cơ sở thu gom hay các đại lý
đầu vào,… mối liên kết này thường được thực hiện thông qua hợp đồng tiêu
thụ sản phẩm. Hộ nông dân được doanh nghiệp hỗ trợ về giá và cước vận
chuyển trong khâu mua sắm các đầu vào
- Liên kết trong hoạt động ứng dụng KHKT vào sản xuất: Chủ thể
tham gia trong hoạt động này là các nhà khoa học (cán bộ nghiên cứu của
các viện, các trung tâm nghiên cứu, cán bộ khuyến nông…), hợp tác xã,
doanh nghiệp chế biến và hộ nông dân. Trong quan hệ này, nhà khoa học có
cơ sở vững chắc để phát triển nghiên cứu đáp ứng đòi hỏi của thị trường tiêu
dùng về chất lượng, mẫu mã, nguồn gốc sản phẩm…đảm bảo an toàn. Hộ
sản xuất có điều kiện để áp dụng TBKT vào sản xuất nhằm giảm chi phí,
đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.
- Liên kết trong hoạt động vay vốn phát triển sản xuất: Nội dung
liên kết trong hoạt động này có các tác nhân chính là các tổ chức tín dụng,
ngâ hàng và hộ nông dân. Mối liên kết này mang lại lợi ích cho cả 2 bên.
Một mặt tạo điều kiện giúp nông dân có vốn phát triển sản xuất, mặt khác
cũng tạo ra thu nhập cho các tổ chức cho vay từ lãi suất.
- Liên kết trong hoạt động chế biến: Các cơ sở chế biến trực tiếp thu
mua nguyên liệu từ các hộ sản xuất hoặc thông qua người thu gom, thương
lái hay hợp tác xã bằng hợp đồng thu mua sản phẩm. Trong mối liên kết này,
người sản xuất có được nguồn vốn phục vụ sản xuất, có cán bộ kỹ thuật do
doanh nghiệp cử xuống hướng dẫn sản xuất và có đầu ra ổn định cho sản


phẩm. Đồng thời doanh nghiệp chế biến cũng yên tâm mở rộng thị trường
nhờ có nguồn cung ổn định.

- Liên kết trong tiêu thụ: Nội dung liên kết này có thể được thực hiện
trực tiếp giữa doanh nghiệp và hộ nông dân thông qua hợp đồng tiêu thụ
hoặc thông qua các cá nhân, tổ chức trung gian như: hợp tác xã, cơ sở thu
gom, thương lái…Trong hoạt động tiêu thụ, các doanh nghiệp thường hỗ trợ
hộ sản xuất dưới hình thức ứng trước cho hộ vật tư để có sự ràng buộc cũng
như để hộ chủ động được vốn cho quá trình đầu tư, ngoài ra còn giúp đỡ
nông dân trong việc áp dụng kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn, thực hiện bao tiêu sản
phẩm với giá thỏa thuận đảm bảo lợi ích cho cả 2 bên.
- Quan hệ giữa người sản xuất với tổ chức đoàn thể và cơ quan nhà
nước: mối quan hệ này thể hiện rõ nhất trong sự cung cấp thông tin thị
a)

trường và chuyển giao KHKT.
Xúc tiến các điều kiện kinh doanh:
- Trợ cấp của nhà nước về mặt hàng cà phê:
Trợ cấp về giá:
• Bộ Tài chính đã có công văn số 12545/BTC -TCDN ngày 19-9-2013 đề
nghị Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ cho tạm trữ khi
giá cà phê thị trường xuống dưới giá thành và giao cho Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Cà phê quyết định lượng
mua, phương thức mua tạm trữ theo nguyên tắc: DN thu mua cà phê để
tạm trữ và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Vốn mua cà phê tạm
trữ được các ngân hàng thương mại đảm bảo cho vay với lãi suất phù hợp


được Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn.
Gia hạn thời gian vay tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê theo
Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ. Trong đó quy định cụ thể như
sau: “Gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa là 36 tháng (tổng thời gian vay
vốn tối đa 36 tháng) đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà

nước cho các nhóm hàng xuất khẩu cà phê, với điều kiện DN lỗ và


không cân đối được nguồn vốn để trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã
-

ký với Ngân hàng Phát triển Việt Nam”.
Thuế:
Theo nghị định 209 ngày 19/12/2013 quy định : Chính phủ Việt Nam đã
chính thức bãi bỏ thuế VAT 5% đối với mặt hàng cà phêvà một số mặt hàng

-

nông sản khác – thuế giá trị gia tăng
Khung pháp lý
Chính sách về đất đai
• Đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp (trong đó có đất
trồng cây cà phê) được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm
hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất. Quy định về nộp tiền thuê đất,
chính sách ưu đãi về miễn tiền thuê đất với mức ưu đãi (miễn 3 năm, 7
năm, 11 năm, 15 năm, hoặc cả thời gian thuê đất tùy thuộc dự án thuộc
lĩnh vực ưu đãi đầu tư (khuyến khích đầu tư, đặc biệt khuyến khích đầu
tư) được đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư (địa bàn kinh tế – xã hội khó
khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định tại chính
sách thu tiền thuê đất (Nghị định số 142/2005/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ


sung tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP của Chính phủ).
Về quy định về nộp tiền sử dụng đất, chính sách ưu đãi tiền sử dụng đất
với mức ưu đãi (giảm 20%, giảm 30%, giảm 50%), miễn tiền sử dụng đất

tùy thuộc dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư (khuyến khích đầu tư, đặc
biệt khuyến khích đầu tư) được đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư (địa bàn
kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn)
thực hiện theo quy định tại chính sách thu tiền sử dụng đất (Nghị định số
198/2004/NĐ-CP, Nghị định số 44/2008/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung



tại Nghị định số 120/2010/NĐ-CP của Chính phủ).
Ngoài ra, Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19-12-2013 của Chính
phủ quy định chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn quy định ưu đãi miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê


đất tùy theo Dự án thuộc loại dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư,
dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu
b)

tư.
Hạn chế trong liên kết dọc:


Hạn chế trong việc tiếp cận thông tin thị trường:

Mặc dù Việt Nam là nước đạt doanh số xuất khẩu đứng thứ hai thế giới, đạt
612 triệu USD (năm 2005), nhưng sản phẩm cà phê chưa thực sự được thị
trường thế giới công nhận là mặt hàng chất lượng và có uy tín lớn, mà chủ
yếu sản phẩm cà phê được biết đến thông qua xuất khẩu dưới dạng nguyên
liệu "thô" và không có tên tuổi. Kết quả là, cà phê thường bị bán với giá thấp
(bị ép giá) trên thị trường quốc tế, chưa thể cạnh tranh được với các nước có

cùng mặt hàng xuất khẩu trên thế giới. Khi giá cà phê tăng lên, nhiều nông
dân của Việt Nam xoá bỏ mùa vụ cây trồng khác để trồng cà phê và ngược
lại khi mà giá cả thị trường cà phê thấp họ lại phá bỏ cà phê để trồng cây
khác, mà chu kỳ giai đoạn sinh trưởng của cây cà phê cho đến thu hoạch mất
từ 3 - 5 năm, điều này gây nhiều bất lợi cho ngành cà phê Việt Nam.

c)

Chi phí của hệ thống Marketing

Chi phí marketing là tất cả các chi phí cho sản phẩm nông nghiệp sau khi rời khỏi
nông trại cho đến khi được người tiêu dùng mua. Các loại chi phí marketing chủ
yếu trong nông nghiệp bao gồm :
Các loại chi phí marketing chủ yếu trong nông nghiệp bao gồm : Hình: Các loại chi
phí trong marketing nông nghiệp Mỗi tác nhân tham gia đều có chi phí marketing
khác nhau theo chuỗi giá trị như sau : người sản xuất -> tác nhân trung gian -> các


nhà bán buôn, bán lẻ -> người tiêu dùng (các tác nhân trung gian bao gồm người
thu gom và các doanh nhiệp chế biến…)


Người sản xuất

Người sản xuất bao gồm hộ nông dân là chủ yếu, ngoài ra còn có trang trại, các
doanh nghiệp và các hợp tác xã trực tiếp sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra
cà phê.
• Nông dân tự tiêu thụ sản phẩm :áp dụng đối với những hộ nông dân trồng cà phê
với quy mô nhỏ. Sau khi thu hái cà phê người tự chế biến theo phương pháp thủ
công, mang tính chất gia đình : Thu hoạch -> Phân loại -> Chế biến -> Bảo quản ->

Tiêu thụ. Mỗi công đoạn đều được thực hiện với nhiều giai đoạn khác nhau. Khi cà
phê thu hoạch sẽ được tập trung lại và tiến hành phân loại, loại bỏ tạp chất ( đất,
đá, cành cây … ) và phân loại quả khô, quả xanh, quả non ra khỏi quả chín đều.
Sau khi phân loại cà phê là khâu chế biến thông qua các công đoạn bóc vỏ, ngâm
ủ, rửa nhớt và phơi sấy. Cuối cùng là khâu bảo quản và tiêu thụ bằng cách chứa cà
phê trong bao tải để nơi khô thoáng và tiêu thụ dần theo mối làm ăn giữa hộ sản
xuất với người tiêu dùng. Phương tiện vận chuyển rất đơn giản, có thể bằng chính
phương tiện gia đình : xe máy, xe thồ, …
• Khi nông dân bán xô cho các nhà tư thương : Nếu bán cho tư thương, người dân
không phải tham gia vào quá trình thu hoạch. Người nông dân thường được các
thương lái bao tiêu nguyên vườn. Đây là hình thức ưa chuộng nhất của nông dân
trồng cà phê, do không phải tham gia vào việc thu hoạch, bảo quản, mà vẫn đảm
bảo bán hết cà phê ( bao gồm các loại quả kém chất lượng).
• Nông dân bán cho doanh nghiệp tư nhân. Khi bán cho doanh nghiệp, nông dân
ký hợp đồng với doanh nghiệp và phải tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của


doanh nghiệp ( công ty Dakman, công ty Amazaro VN, chi nhánh Newman Group,
Olam VN, Hà Lan VN và Công ty Vĩnh An.) . Công ty Man – Buôn Ma Thuột
(Dakman) được trực tiếp thu mua cà phê của nông dân. Lý do, theo UBND tỉnh là
Man – Buôn Ma Thuột đã liên kết với nông dân trồng 3.676ha cà phê sạch 4C với
sản lượng khoảng 12.000 tấn/năm.
• Nông dân bán cho các hợp tác xã
Khi bán cho hợp tác xã người nông dân ít bị ép giá hơn so với việc bán cho các tư
thương. Tuy nhiên người sản xuất phải tiến hành thu hoạch cà phê nhưng được thu
mua ngay tại vườn mà không phải vận chuyển tới nơi thu mua tập trung. Mỗi cách
thức bán cà phê của người sản xuất cho các nhà thu gom đều có tỷ lệ hao hụt riêng,
cụ thê:
- Khi tự tiêu thụ nông dân chịu hao hụt rất nhỏ, khoảng nhỏ hơn 1%, chủ yếu do
quá trình vận chuyển.

- Khi bán cho tư thương, người nông dân không phải lo hao hụt bởi thương lái
đảm nhiệm các khâu sau thu hoạch.
- Khi bán cho doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp cử người đến vườn thu hoạch thì
hao hụt không đáng kể Khi lợi nhuận và công sức bán cho doanh nghiệp không
hơn hẳn thương lái, người dân vẫn chọn những người thu gom cho sự an tòan và ít
nhọc nhằn. Họ không thể suy nghĩ sâu sắc cho một ‘kế họach lâu dài’ do hạn chế
của nhận thức => đây chính là khó khăn trong việc phát triển mô hình sản xuất.


Người thu gom

Có thể là tư thương (là người thu gom địa phương và họ hoạt động theo thời vụ),
các tổ chức thu mua của các doanh nghiệp (tham gia chế biến, xuất khẩu cà phê),
các hợp tác xã.


• Phần sơ chế
Khâu sơ chế khá đơn giản: sau khi vận chuyển từ vườn về, cà phê được đặt tập
trung ở những nơi thoáng mát. Tư thương tiến hành phân loại sơ qua để tiếp tục
khâu đóng gói.
• Bảo quản
Cà phê sau khi thu hái vẫn là những sản phẩm tươi nên các tư thương có tiến hành
thực hiện sấy khô hoặc phơi khô cà phê trước khi vận chuyển tới cơ sở chế biến.
Có thể chứa hạt cà phê khô trong bao tải đặt cao so với nền nhà để tạo sự thông
thoáng.
• Đóng gói
Sau khi được phân loại, cà phê được tư thương chứa vào bao tải và vận chuyển tới
các cơ sở chế biến để tiêu thụ. Tuy nhiên rất ít tư thương chú ý tới việc đảm bảo
chất lượng của quả cà phê nên dễ bị hư hỏng.
• Vận chuyển

Việc vận chuyển chủ yếu được thực hiện bằng ô tô chuyên chở hoặc bằng xe máy
tới các cơ sở chế biến thuộc các công ty chế biến cà phê lớn. Cà phê được chứa
trong bao tải lớn và xếp chồng lên nhau vào các xe chuyên chở để đưa tới các cơ sở
chế biến cà phê. Vì cà phê có dạng hạt nên tỷ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển
hầu như không có.
• Hao hụt tư thương phải chịu: Tư thương thường là đối tượng chịu hao hụt lớn
nhất trong toàn chuỗi giá trị cà phê, bao gồm:


- Hao hụt do thời gian kéo dài để thu gom đủ số lượng dẫn đến tình trạng chất
lượng quả cà phê thu hái trước và sau không đồng đều. Tuy nhiên, các hao hụt này
thường không đáng kể, chỉ khoảng 3 – 5 % tuỳ vào thời gian để lâu hay mau.
- Hao hụt do quá trình sơ chế: trong quá trình sơ chế quả cà phê không đảm bảo
cũng dẫn tới chất lượng không được đảm bảo gây mất giá sản phẩm. Hao hụt này
chiếm khoảng 2%.
- Hao hụt do vận chuyển, bốc vác: cà phê có dạng hạt nên hao hụt này không quá
lớn chỉ khoảng 1% Ngoài các hao hụt trên đây, đôi khi tư thương cũng phải chịu
thêm mất mát do một số khách hàng không chịu thanh toán theo thỏa thuận. Do
không có hợp đồng pháp lí rõ ràng nên tư thương không thể đòi tiền được. Đối với
các doanh nghiệp thu mua cà phê thuộc các cơ sở chế biến cà phê được thu gom
với khối lượng lớn, họ thường ký hợp đồng giao sau với người sản xuất. Hình thức
liên kết này đang ngày càng trở nên phổ biến hơn so với hình thức bán cho tư
thương vì giá cả cao hơn. Có một thực tế hiện nay là phần lớn nông dân không
muốn bán cà phê cho các doanh nghiệp bởi đòi hỏi của doanh nghiệp khắt khe hơn
rất nhiều so với thương lái, mặc dù khi bán cho doanh nghiệp nông dân được trả
giá cao hơn một chút . Chính do việc phân loại sản phẩm gắt gao theo đúng yêu
cầu của doanh nghiệp về hình thức bên ngoài & kích cỡ, chất lượng.. nên hàng đạt
không được chọn khiến nông dân phải vất vả để tiêu thụ. Ngòai ra, khi bán cho
người thu gom, người dân không tham gia vào việc thu họach, vận chuyển, trong
khi bán cho doanh nghiệp, nông dân phải chịu khoản chi phí không nhỏ cho việc

bốc vác, vận chuyển đến doanh nghiệp => Khi lợi nhuận và công sức bán cho
doanh nghiệp không hơn hẳn thương lái, người dân vẫn chọn những người thu gom
cho sự an tòan và ít nhọc nhằn. Họ không thể suy nghĩ sâu sắc cho một ‘kế họach
lâu dài’ do hạn chế của nhận thức => đây chính là khó khăn trong việc phát triển
mô hình sản xuất.




Người chế biến

Sau khi tiến hành thu gom nguyên liêu từ người nông dân trồng cà phê người
chế biến tiền hành hàng loạt các hoạt động như: bảo quản, phân loại, sơ chế bóc
vỏ quả, ngâm ủ, rửa nhớt và đưa vào chế biến... chi phí cho việc bảo quản và
chế biến được coi là là nhiều nhất và chủ yếu nhất của nhà chế biến:
-

Chi phí bảo quản: Cà phê hái xong phải chế biến ngay. Nếu ủ đống cà phê
làm cho quả cà phê nóng và lên men. Chất lượng cà phê bị suy giảm. Vì thế
khâu bảo quản khá quan trong khi số lượng cà phê nhiều. Trang thiết bị cho

-

bảo quản cà phê là khá lớn.
Chi phí chế biến: Giai đoạn chế biến cần rất nhiều giai đoạn vì thế chi phí
thuê nhân công là khá lớn, đồng thời nhà chế biến còn phải đầu tư lượng
máy móc tiên tiến để phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra người chế biến còn tiến
hành hoạt động dán nhãn, bao gói cho sản phẩm nhằm hạn chế những bất lợi
trong qua trình bảo quản xảy như nấm mốc, các bệnh do côn trùng gây ra
đồng thời khẳng định thương hiệu cho doanh nghiệp của mình trên thị




trường.
Người bán buôn và người bán lẻ
• Người bán buôn: Các khâu sau nhận hàng của người bán buôn tại các chợ
đầu mối như sơ chế, dán nhãn và vận chuyển thường nhanh chóng hơn so
với thương lái, do địa điểm vận chuyển không xa các chợ đầu mối. Vì vậy

-

chi phí marketing của người bán buôn chủ yếu là khâu bảo quản, đóng gói.
Chi phi bảo quản: Do đặc tính lý học cũng như sinh lý của cà phê thay đổi
từ lúc được thu hái tới khi đem về kho nên trong bảo quản cà phê thường
xảy ra bất lợi.Sau khi thu mua cà phê người bán buôn phải tiến hành các
khâu bảo quản với mức chi phí khá cao. Như chi phí cho bảo quản kín, bảo
quản trong bao, bảo quản thoáng gió…


-

Chi phí đóng gói: Người bán buôn đa phần tốn rất ít cho chi phí đóng gói
bởi họ nhận sản phẩm đã qua bao gói từ nhà chế biến, họ tiến hành phân
phối cho người bán lẻ hoặc người tiêu dùng với số lượng lớn bằng phương
pháp đóng thùng giấy hoặc bìa các tông … nên chi phí náy rất ít và thườn là

-

không đáng kể.
Chi phí vận chuyển: Khi nhận sản phẩm từ nhà chế biến: Cà phê sau khi đã

được chế biến sẽ được vận chuyển từ nhà chế biến tới nhà bán buôn thông
qua phương tiện xe tải, xe công tơ chuyên dụng hoặc người bán buôn từ thuê
xe để chở hàng cho mình Khi bán cho người bán lẻ, người tiêu dùng: Nhà
bán buôn có thể dùng xe tải, xe công tơ chuyên dùng chở cho người bán lẻ
hoặc cho cả người tiêu dùng có nhu cầu lớn.
• Người bán lẻ: Cũng như người bán buôn họ chỉ tốn những chi phí như bảo
quản, vận chuyển bởi những giai đoạn quan trọng đã được các tác nhân khác

3.

tiến hành.
Hệ thống bổ trợ
a) Phương tiện vận chuyển

Nông dân

Phương tiện vận chuyển rất đơn giản, bằng chính phương
tiện gia đình : xe máy, xe thồ, …

Người thu

Chủ yếu vận chuyển bằng ô tô chuyên chở hoặc xe máy tới

gom (tư

các cơ sở chế biến thuộc các công ty chế biến cà phê lớn. Cà

thương,

phê được chứa trong bao tải lớn và xếp chồng lên nhau vào


doanh

các xe chuyên chở để đưa tới các cơ sở chế biến cà phê.

nghiệp,
HTX)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×