Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

46 phân tích biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.58 KB, 8 trang )

Phân tích biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ
trong Quản lý Hành chính Nhà nước
Bài làm
a) Cơ sở pháp lý
Nguyên tắc tập trung dân chủ được ghi nhận tại Điều 6 Hiến pháp 1992. Ðây là
nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước ta, việc thực hiện quản
lý hành chính nhà nước phải tuân theo nguyên tắc này. “ Quốc hội, hội đồng nhân
dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều phải tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tập trung dân chủ”.

b) Biểu hiện của nguyên tắc
Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa hai yếu
tố tập trung và dân chủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa
đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung. Chúng có mối quan hệ qua
lại, phụ thuộc và thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quản lý hành chính nhà
nước.
Bên cạnh đó, hệ thống "song trùng trực thuộc" của nhiều cơ quan quản lý, bảo
đảm sự kết hợp tốt nhất sự lãnh đạo tập trung theo ngành với quyền quản lý tổng
thể của địa phương.
Sự phân quyền cho từng cấp là cần thiết nhưng phải đồng thời được kết hợp với
việc xác định vai trò của từng cấp hành chính: trung ương, tỉnh, huyện, xã. Từ khi
ra đời, mỗi cấp đã có "sứ mệnh lịch sử" và vai trò quản lý hành chính nhà nước
riêng, đặc thù. Có những chức năng được thực hiện ở cấp dưới lại có hiệu quả hơn
cấp trên, hoặc có những chức năng tất yếu phải được thực hiện ở cấp cơ sở. Hương
ước làng xã là một ví dụ. Hương ước không thể được "lập ra" ở cấp huyện, cấp mà
có thể có rất nhiều làng xã với những tập quán và lối sống khác nhau. Từ đó,
nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện cụ thể như sau:
- Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước
cùng cấp.
“Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân
dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân


dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” ( điều 6 Hiến pháp 1992).
1


Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân sử
dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ
bầu ra để thay mặt mình trực tiếp thực hiện những quyền lực đó. Ðể thực hiện
chức năng quản lý hành chính nhà nước, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
được thành lập và nó luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực nhà nước
cùng cấp.
+ Các cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành
lập, thay đổi, bãi bỏ các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp.
+ Trong hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước luôn chịu sự chỉ đạo, giám
sát của cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của
mình với cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
Tất cả sự phụ thuộc này nhằm mục đích bảo đảm cho hoạt động của hệ thống cơ
quan hành chính nhà nước, phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân
dân lao động, bảo đảm sự tập trung quyền lực vào cơ quan quyền lực-cơ quan do
dân bầu và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
- Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, của địa phương đối với trung ương.
Nhờ có sự phục tùng này cấp trên và trung ương mới tập trung quyền lực nhà nước
để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương, nếu không có sự
phục tùng sẽ xảy ra tình trạng cục bộ địa phương, tùy tiện, vô chính phủ.
+ Sự phục tùng ở đây là sự phục tùng mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định của
pháp luật.
+ Mặt khác, trung ương cũng phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về
công tác tổ chức, hoạt động và về các vấn đề khác của quản lý hành chính nhà
nước.
+ Phải tạo điều kiện để cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động, sáng tạo nhằm
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhằm chủ động thực hiện được "thẩm quyền

cấp mình". Có như thế mới khắc phục tình trạng quan liêu, áp đặt ý chí, làm mất đi
tính chủ động sáng tạo của địa phương, cấp dưới.
- Sự phân cấp quản lý.
Là sự phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong bộ máy quản lý hành chính
nhà nước. Mỗi cấp quản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những
phương thức cần thiết để thực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu, nhiệm vụ
của cấp mình.

2


Phân cấp quản lý là một biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuy nhiên,
việc phân cấp phải đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Phải xác định quyền quyết định của trung ương đối với những lĩnh vực then
chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược để đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa
của toàn xã hội, bảo đảm sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước trong
phạm vi toàn quốc.
+ Phải mạnh dạn phân quyền cho địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính
chủ động sáng tạo trong quản lý, tích cực phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh
sản xuất và phục vụ đời sống nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.
+ Phải phân cấp quản lý cụ thể, hợp lý trên cơ sở quy định của pháp luật. Hạn chế
tình trạng cấp trên gom quá nhiều việc, khi không làm xuể công việc ấy thì giao lại
cho cấp dưới. Phân cấp quản lý phải xác định chức năng cơ quan. Mỗi loại việc
chỉ được thực hiện bởi một cấp cơ quan, hoặc một vài cấp cơ quan. Cấp trên
không phải lúc nào cũng thực hiện được một số chức năng một cách có hiệu quả
như cấp dưới.
- Sự hướng về cơ sở
Hướng về cơ sở là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ
sở quản lý tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn
hóa xã hội trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi

tạo ra của cải vật chất trực tiếp phục vụ đời sống nhân dân. Vì thế nhà nước cần có
các chính sách quản lý thống nhất và chặt chẽ, cung cấp và giúp đỡ về vật chất
nhằm tạo điều kiện để đơn vị cơ sở hoạt động có hiệu quả. Có như vậy hoạt động
của các đơn vị này mới phát triển một cách mạnh mẽ theo đúng định hướng xã hội
chủ nghĩa. Ðây cũng chính là việc thực hiện "dân là gốc" trong hoạt động quản lý
hành chính nhà nước.
- Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc song trùng trực thuộc. Ðối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung
một mặt phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, mặt khác phụ thuộc
vào cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Ví dụ: UBND Tỉnh M một mặt chịu sự chỉ đạo của HÐND Tỉnh M theo chiều
ngang, một mặt chịu sự chỉ đạo của Chính phủ theo chiều dọc.

3


Ðối với cơ quan chuyên môn, một mặt phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền chung cùng cấp, mặt khác nó phụ thuộc vào cơ quan hành
chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên trực tiếp.
Ví dụ: Sở Tư pháp Tỉnh N, một mặt phụ thuộc vào UBND Tỉnh N, mặt khác phụ
thuộc vào Bộ Tư pháp.
Nguyên tắc song trùng trực thuộc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của nhà nước với lợi ích của địa
phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích của lãnh thổ.

Ðối với cơ quan chuyên môn, một mặt phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền chung cùng cấp, mặt khác nó phụ thuộc vào cơ quan hành
chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên trực tiếp.
Ví dụ: Sở Tư pháp Tỉnh N, một mặt phụ thuộc vào UBND Tỉnh N, mặt khác phụ

thuộc vào Bộ Tư pháp.
Nguyên tắc song trùng trực thuộc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của nhà nước với lợi ích của địa
phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích của lãnh thổ.

4


Ðối với cơ quan chuyên môn, một mặt phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền chung cùng cấp, mặt khác nó phụ thuộc vào cơ quan hành
chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên trực tiếp.
Ví dụ: Sở Tư pháp Tỉnh N, một mặt phụ thuộc vào UBND Tỉnh N, mặt khác phụ
thuộc vào Bộ Tư pháp.
Nguyên tắc song trùng trực thuộc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của nhà nước với lợi ích của địa
phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích của lãnh thổ.

5


“ Trách nhiệm” không chỉ được hiểu theo nghĩa là bổn phận, vai trò,
mang tính tích cực, xuất phát từ ý thức của con người về vị trí, vai trò của mình
đối với xã hội, đối với những người thân thích… mà còn được hiểu theo hai
nghĩa nữa là: Trách nhiệm là nghĩa vụ (nghĩa tích cực),và trách nhiệm phải
gánh chịu những hậu quả bất lợi vì đã vi phạm pháp luật, đó là sự phản ứng, lên
án của Nhà nước và xã hội đối với những chủ thể vi phạm pháp luật gây hậu
quả xấu cho xã hội. Trách nhiệm hành chính mà chúng ta tìm hiểu được hiểu
theo nghĩa thứ hai. Để có căn cứ xác đinh thế nào là trách nhiệm hành chính,
trước hết cần phải biết thế nào là trách nhiệm pháp lý, vì trách nhiệm hành
chính là một dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý ( khi cá nhân tổ chức thực

hiện một hành vi vi phạm phạm luật nào đó thì họ sẽ bị áp dụng một trách
nhiệm pháp lý tương ứng do pháp luật qui định).
Trách nhiệm pháp lý theo lý luận chung, đó là hậu quả bất lợi (sự trừng
phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa
Nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật điều
chỉnh; trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi,
những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
Trách nhiệm hành chính là một trong những trách nhiệm pháp lý của nhà nước,
chủ yếu được các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng đối với các tổ chức, cá
nhân thực hiện vi phạm hành chính: cảnh cáo, phạt tiền…
Trách nhiệm hành chính là một dạng của trách nhiệm pháp lý được áp
dụng trong hoạt động quản lý_ hoạt động hành chính nhà nước theo quy định
của pháp luật hành chính. Đó là sự áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành
chính mang tính chất xử phạt hoặc khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm
hại được quy định trong những chế tài của quy phạm pháp luật hành chính, bởi
cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những chủ thể thực hiện hành
vi vi phạm hành chính.
Trách nhiệm hành chính thể hiện sự phản ứng tiêu cực của cơ quan nhà
nước đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Kết quả là chủ thể
đó phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, bị thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần.
Trách nhiệm hành chính có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất : Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với tổ
chức, cá nhân vi phạm hành chính (chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành
chính).

6


Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân nào đó thì cần
phải xác định được cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý để làm căn cứ cho việc truy

cứu. Về cơ sở thực tiễn thì trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra đối với những chủ thể
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Về cơ sở pháp lý, đó là những quy định
của pháp luật hiện hành có liên quan đến vi phạm pháp luật đó về thẩm quyền,
trình tự, thủ tục để giải quyết các vụ việc đó. Vì thế, để tiến hành truy cứu trách
nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân thì cần phải xác định cụ thể họ có
thực hiện việc vi phạm hành chính trên thực tế hay không. Trách nhiệm hành
chính không được đặt ra đối với tổ chức, cá nhân không vi phạm hành chính.
Truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính
về bản chất là việc áp dụng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính đối với
tổ chức, cá nhân đó.
Người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính sẽ ra quyết định
buộc các chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính phải thực hiện các biện
pháp chế tài hành chính, đó là những biện pháp buộc những đối tượng bị truy
cứu trách nhiệm hành chính phải chịu những hạn chế về quyền tài sản hoặc tự
do.
Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hành chính khi có đầy đủ cơ sở để
chứng minh được họ đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính và biện pháp chế
tài hành chính áp dụng đối với họ phải có mục đích phạt vi phạm.
Vi phạm hành chính chỉ là cơ sở chung để truy cứu trách nhiệm hành chính
đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Vấn đề là tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính có bị truy cứu trách nhiệm hành chính trên thực tế hay không còn phụ
thuộc vào việc thực hiện nhiều quy định pháp luật khác có liên quan. Ví dụ:
Căn cứ vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì tổ chức và cá nhân đã thực
hiện vi phạm hành chính, nhưng vi phạm hành chính đó đã hết thời hiệu xử phạt
theo quy định của pháp luật, do đó, trách nhiệm hành chính cũng sẽ không đặt
ra đối với họ trong trường hợp này.
Việc xác định cụ thể chủ thể vi phạm hành chính (tổ chức, cá nhân) có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần giúp ta có thể phân biệt được trách nhiệm
hành chính với trách nhiệm hình sự (cá nhân thực hiện hành vi phạm tội).
Thứ hai: Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá

nhân vi phạm hành chính trước nhà nước.
Đó là việc tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính đã xâm hại đến trật tự
quản lý nhà nước do Nhà nước thiết lập. Vì thế, Nhà nước buộc các tổ chức, cá
7


nhân trên phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi để bảo vệ trật tự quản lý
hành chính nhà nướcmà mình đã thiết lập. Việc thực hiện biện pháp chế tài của
các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính là trách nhiệm của họ trước Nhà nước
chứ không phải trước các chủ thể khác. Từ đặc điểm này mà ta có thể phân biệt
được trách nhiệm hành chính với trách nhiệm dân sự (Vì trong trách nhiệm dân
sự, việc phải thực hiện các biện pháp chế tài của tổ chức, cá nhân bị truy cứu
trách nhiệm dân sự là nghĩa vụ của họ trước một tổ chức hay cá nhân cụ thể có
quyền và lợi ích bị xâm hại, Nhà nước chỉ là chủ thể có vai trò đảm bảo việc
thực hiện đầy đủ các biện pháp chế tài dân sự của bên vi phạm đối bên bị vi
phạm).
Thứ ba: Việc truy cứu trách nhiệm hành chính phải được thực hiện trên cơ
sở các quy định của pháp luật hành chính.
Pháp luật hành chính của nước ta đã quy định cụ thể những người có thẩm
quyền thực hiện hoạt động truy cứu trách nhiệm hành chính đối với các tổ chức,
cá nhân vi phạm hành chính. Hiện nay, thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành
chính được trao cho nhiều cơ quan tổ chức khác nhau, nhưng những người được
trao thẩm quyền này trước hết và chủ yếu vẫn là những người có thẩm quyền
quản lý hành chính nhà nước trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Bên
cạnh đó, trong một số trường hợp đặc biệt, thẩm quyền trên cũng được trao cho
Thẩm phán Toà án nhân dân và Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự.
Ngoài ra, quá trình truy cứu trách nhiệm hành chính phải đảm bảo lựa chọn
và áp dụng đúng pháp luật các biện pháp chế tài hành chính đối với tổ chức, cá
nhân vi phạm hành chính.
Truy cứu trách nhiệm hành chính phải được tiến hành theo thủ tục hành

chính do pháp luật hành chính quy định . Khi tiến hành việc truy cứu trách
nhiệm hành chính, các chủ thể có thẩm quyền bắt buộc phải tuân thủ nghiêm
ngặt các quy định về thủ tục do pháp luật đặt ra, chẳng hạn: Người có thẩm
quyền truy cứu trách nhiệm hành chính phải thực hiện các công việc theo đúng
trình tự về thời gian, không gian của sự việc…Như vậy thì mới đảm bảo việc có
đầy đủ căn cứ cần thiết để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ
chức, cá nhân vi phạm hành chính một cách nhanh chóng, kịp thời trong thời
hạn pháp luật quy định nhưng vẫn đạt hiệu quả cao.

8



×