Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

MẤY TIỀN ĐỀ CHO VIỆC GIẢNG DẠY VĂN HỌC DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA LÍ THUYẾT TÍN HIỆU THẨM MĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.43 KB, 15 trang )

BÁO CÁO HỘI NGHỊ KHOA HỌC
MẤY TIỀN ĐỀ
CHO VIỆC GIẢNG DẠY VĂN HỌC
DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA
LÍ THUYẾT TÍN HIỆU THẨM MĨ
TS. Trần Văn Sáng - Khoa Ngữ văn ĐHSP-ĐHĐN


ĐẶT VẤN ĐỀ
• Cái gọi là “nghệ thuật ngôn từ” phải được nhìn
nhận một cách biện chứng trong mối quan hệ qua
lại giữa hình thức biểu đạt và nội dung biểu đạt
dưới tinh thần tiếp cận theo hướng liên ngành
ngôn ngữ các sự kiện văn học. Cho đến nay, vấn
đề này đã không được giải quyết một cách thoả
đáng từ cả hai phía: ngôn ngữ học và văn học.


ĐẶT VẤN ĐỀ
• Vì thế, vấn đề ngôn ngữ các sự kiện văn học- một
hướng tiếp cận mang lại nhiều gợi mở bổ ích và
lý thú trong việc phân tích, bình giảng văn
chương - được nghiên cứu một cách toàn diện
hơn.
• Trong đó đáng chú ý nhất là cách tiếp cận dưới
ánh sáng của lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ (THTM).
Đặc biệt là đối với thơ và ca dao.


NÔI DUNG
1.Về khái niệm tín hiệu thẩm mĩ


THTM được xác định là tín hiệu nhân tạo; tín hiệu
sơ cấp, chưa chuyển mã; tín hiệu giao tiếp có chức
năng thẩm mĩ, chức năng bộc lộ, biểu cảm, chức
năng hệ thống; và là tín hiệu - biểu trưng nghệ thuật.
Một số tên tuổi được nhắc đến như: F.De
Saussure,Charles Sanders Peirce, William Morris,
R.Barthes và Louis Trolle Hjelmslev.


NỘI DUNG
2. Mối quan hệ giữa tín hiệu thẩm mĩ với ngôn
ngữ văn học
2.1. Khác với THTM trong các ngành nghệ thuật
điêu khắc, hội họa.., THTM trong tác phẩm văn
học muốn trở thành "phương tiện" của hình tượng
nghệ thuật phải được biểu đạt bằng ngôn ngữ


NỘI DUNG
2.1. Việc lựa chọn một hình thức CBĐ cho THTM không
phải diễn ra một cách tuỳ tiện mà tuân theo những quy
luật của cả tín hiệu ngôn ngữ lẫn THTM. Trong nhiều
trường hợp, sự lựa chọn hình thức ngôn ngữ - CBĐ tuỳ
tiện, thô vụng đã làm hỏng mất giá trị thẩm mĩ của các
THTM.


NÔI DUNG
• 2.3. Trong mối quan hệ với THTM, ngôn ngữCBĐ của THTM cũng chính là các biến thể của
THTM, có khả năng biểu đạt THTM trong tính

biến thể, cụ thể của nó; còn các biến thể chính là
các giá trị ngôn ngữ - CBĐ của THTM. Trong
trường hợp này, các biến thể đựơc xem là đẳng
cấu với cái trừu tượng - những THTM hằng thể,
xuất hiện bất biến, cố định.


NÔI DUNG
VD: Tín hiệu “trăng” có thể tương ứng với các hình thức
miêu tả - cụ thể hóa như: trăng tròn, trăng khuyết, trăng
lạnh, trăng tà, trăng nghiêng. Một tín hiệu “sông” có thể
ứng với nhiều từ: sông, dòng, bờ, lạch, hói..,


NỘI DUNG
• Có thể hình dung mối quan hệ hai mặt giữa CBĐ và
CĐBĐ của THTM trong tác phẩm văn chương như sau:

• THTM =

CBĐ : âm thanh
CBĐ : Ngôn ngữ -----------------------------CĐBĐ : ý nghĩa ngôn ngữ
-----------------------------------------------------CĐBĐ : Ý nghĩa thẩm mĩ


NỘI DUNG


NỘI DUNG
3. Các bình diện nghiên cứu THTM trong văn học

3.1. Bình diện hình thức: cái-biểu-đạt của tín hiệu thẩm mĩ
a) Vận dụng quan điểm về hằng thể, biến thể và trường nghĩa trong
ngôn ngữ học vào việc tìm hiểu hình thức biểu đạt bằng ngôn ngữ
của các tín hiệu thẩm mĩ. Chẳng hạn, Ý nghĩa thẩm mĩ của “con
thuyền chòng chành đôi mạn”, “con thuyền ngọc thuyền rồng” ...
sẽ không giống với con thuyền bình thường
b) Nghiên cứu hình thức biểu đạt các tín hiệu biểu trưng trong văn học
phải xuất phát từ cấu trúc nghĩa cơ bản, nghĩa gốc của từ trong hệ
thống tín hiệu ngôn ngữ. Khi Xuân Diệu viết “Rặng liễu đìu hiu
đứng chịu tang - tóc buồn buông lệ xuống ngàn hàng” thì cũng đã
khai thác nét nghĩa cơ sở: sự yếu mềm, lã lướt của “liễu”.


NỘI DUNG
3.2.Bình diện cái-được-biểu-đạt của tín hiệu thẩm mĩ
• Cái-được-biểu-đạt của các THTM không phải là ý nghĩa
biểu vật, biểu niệm dựa trên năng lực định danh, gọi tên
của các danh từ trong hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, mà là ý
nghĩa biểu trưng thuộc hệ thống tín hiệu thẩm mĩ, tín
hiệu biểu trưng.
• Như vậy, nội dung cái được biểu đạt của tín hiệu thẩm mĩ
phải được xét đến ở “tầng nghĩa thứ hai” của quá trình
biểu trưng hoá các tín hiệu ngôn ngữ


NỘI DUNG
3.3. Giá trị biểu trưng của THTM trong văn học được liên tưởng
phụ thuộc vào sự lĩnh hội của chủ thể tiếp nhận, gắn liền với
những điều kiện về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán của mỗi
dân tộc.

• Sự chi phối về điều kiện lịch sử văn hoá ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình biểu trưng hoá của các tín hiệu thẩm mĩ, đến việc lựa
chọn hình thức cái-biểu-đạt các ý nghĩa biểu trưng.
• Chẳng hạn, để biểu trưng cho làng quê Việt Nam phải tính đến cây
đa, bến nước, con đò, mái đình...


KẾT LUẬN
• 1) THTM là một loại tín hiệu văn chương đặc biệt, có tính cấu trúc,
tính hàm súc đa nghĩa và tính biểu trưng hóa cao.
• 2) Là một loại kí hiệu, do vậy, cácTHTM phải được nghiên cứu
trên các bình diện tạo nên kí hiệu theo cơ chế của kí hiệu học. Đó
là bình diện CBĐ và CĐBD. Đó là mối quan hệ từ chiều sâu, có
tính hai chiều, không thể xem trọng bình diện này mà hạ thấp bình
diện kia, và ngược lại.
3) Hàm ý biểu trưng của THTM trong văn học hình thành theo
phương thức chuyển nghĩa. Quá trình chuyển đổi này theo hướng
càng hàm súc càng đa nghĩa.
• Việc tìm hiểu giá trị biểu trưng của THTM trong văn học xét cho
cùng chính là quá trình tiếp cận, lí giải những ý nghĩa cuộc sống đi
vào ngôn ngữ, vào ngôn từ nghệ thuật rồi lại trở về cuộc sống với
một chất lượng mới hơn, ưu việt hơn.


CẢM ƠN
Xin chân thành quý thầy cô cùng toàn thể quý vị
tham dự đã chú ý lắng nghe chúng tôi trình bày.

Trân trọng
Tác giả




×