Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích làm rõ tính tất yếu khách quan, hợp quy luật của con người đi lên chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.96 KB, 12 trang )

ĐỀ BÀI: Phân tích, làm rõ tính tất yếu khách quan, hợp
quy luật của con người đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo
tư tưởng Hồ Chí Minh. Ở Việt nam hiện nay, Đảng ta vận dụng
tư tưởng này như thế nào?

BÀI LÀM

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội là hình thái
kinh tế xã hội phát triển tiếp theo của chủ nghĩa tư bản mà đặc trưng
của nó là sự xoá bỏ sở hữu tư nhân, thay vào đó là chế độ công hữu
về tư liệu sản xuất. Theo Hồ Chí Minh, một hình thái kinh tế xã hội
mới được tạo ra dựa trên công cụ dân chủ nhân dân, đảm bảo cho
con người được tự do và có điều kiện phát triển. Ở Việt Nam, xã hội
chưa từng phát triển tới chế độ tư bản mà đi từ phong kiến lên xã
hội chủ nghĩa. Đây là một bước tiến dần, có tính chất lịch sử thể
hiện tính tất yếu khách quan, hợp quy luật của con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Để làm rõ cái tất yếu, cần xem xét về con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội, thể hiện thông qua những luận điểm sau:
Thứ nhất, về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mang tính tất yếu,
điều này được Hồ Chí Minh tiếp thu và vận dụng sáng tạo quan
điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về sự phát triển tất yếu của xã hội loài
người, tức là buộc phải tiến lên xã hội chủ nghĩa nhưng tuỳ theo


điều kiện mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, tiến thẳng lên xã
hội chủ nghĩa, bỏ qua tư bản chủ nghĩa khi chính quyền về tay nhân
dân là một sự vận dụng sáng tạo và linh hoạt, theo Hồ Chí Minh tiến
lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu của xã hội Việt Nam,
sau khi dành độc lập theo con đường cách mạng vô sản.
Về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Bác đã tiếp


cận trên mọi phương diện, từ sự biện chứng thống nhất giữa các yếu
tố kinh tế, chính trị, xã hội với các yếu tố văn hoá, đạo đức, kinh
doanh. Đó chính là từ lập trường yêu nước và khát vọng giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, con người một cách triệt để, các cuộc
cách mạng tiêu biểu trên thế giới như cách mạng Pháp, Mĩ, cách
mạng tháng 10 Nga nhưng cuộc cách mạng tiên tiến nhất, triệt để
nhất mà quyền lợi, lợi ích nhân dân được thoải mái chỉ có cách
mạng Nga, cùng với đó là chính sách "Kinh tế mới" mà theo người
đó là sự thay đổi hoàn toàn bộ mặt của xã hội, của nhân dân lao
động. Ngoài ra, Bác còn tiếp cận trên giác độ dân tộc, đó là sự kế
thừa truyền thống lịch sử, văn hoá, xã hội của con người Việt cùng
với mong muốn nâng cao lý tưởng, đạo đức, văn hoá, khoa học, xã
hội Việt Nam là nước nông nghiệp, thường xuyên đối phó với thiên
tai nên gắn với chế độ công điều và trị thuỷ, từ đó gắn kết con người
lại với nhau những truyền thống yêu nước nồng nàn cùng một xã
hội với người dân cần cù, chịu khó, thông minh, ham học hỏi,
….nền văn hoá lâu đời, đi cùng với sự phát triển của văn minh nhân
loại, đó chính là cơ sở để hướng đến chủ nghĩa xã hội.


Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội thể hiện trên các mặt về chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Chính trị đặc trưng với chế độ do nhân
dân lao động làm chủ mọi mặt, xây dựng xã hội chủ nghĩa là sự
nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của đảng, sự tồn tại của chế
độ này là sự thống nhất trên cơ sở nền tảng liên minh công, nông, trí
thức và sự đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với các dân tộc trên thế giới.
Điều này được thường rõ qua quan niệm của Đảng: "Nhân dân làm
chủ, nhà nước quản lý", "cán bộ chính là đầy tớ trung thành của
nhân dân", tư tưởng "Lấy dân làm gốc", "Khoan thử sức dân làm
gốc rễ sâu bền" của các nhà lãnh đạo thời phong kiến đã chứng tỏ

điều đó. Đặc trưng về kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa là xây
dựng một nền kinh tế phát triển cao dựa trên cơ sở lực lượng sản
xuất gắn với tiến bộ khoa học - Kỹ thuật cùng chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất chủ yếu, không ngừng nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho dân đặc trưng về xã hội là sự công bằng trong lao
động và hưởng thụ, xã hội không còn tình trạng người bóc lột
người, khắc phục dần sự khác biệt chênh lệch giữa thành thị và
nông thôn, đồng bằng và miền núi, lao động chân tay và lao động trí
óc, các dân tộc trong nước phải bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ công
nhân phát triển, chính sách xây dựng" xã hội công bằng, dân chủ
văn minh" hiện nay hay tư tưởng công bằng trong lao động và
hưởng thụ; chính sách phân phối theo lao động, theo thu nhập….đã
dần xoá bỏ khoảng cách giàu nghèo theo sự phát triển xã hội. Sự
đoàn kết là trọng tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh, Bác nhấn mạnh


"đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành
công", "đoàn kết là sức mạnh",…..Cuối cùng, đặc trưng về văn hoá
là phải xây dựng nền văn hoá phát triển cao, tiên tiến, trong đó lấy
yếu tố văn hoá dân tộc làm gốc, tiếp thu tinh hoa văn hoá thời đại,
khi giành độc lập, Bác đã chủ trương diệt giặc đói, giặc dốt: "một
dân tộc dốt là một dân tộc yếu"; "chúng ta phải biến một nước dốt
nát, nhỏ cực thành một nước văn hiến cao và đời sống tươi vui hạnh
phúc". Hiện nay, Đảng cũng chủ trương xây dựng "nền văn hoá tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", tiếp thu có kế thừa, có chọn lọc tinh
hoa nhân loại,
Vì mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Mục
tiêu chung của chủ nghĩa xã hội là độc lập tự do cho dân tộc, hạnh
phúc cho nhân dân, mục tiêu cao nhất là không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, văn hoá và tinh thần cho nhân dân lao động. Hồ Chí

Minh đã từng nói: "tôi chỉ có khát vọng duy nhất, khát vọng tột
cùng là làm thế nào để dân ta hoàn toàn độc lập tự do, đồng bào ta
ai cũng có áo mặc, cơm ăn, ai cũng được học hành", thể hiện mục
tiêu, nguyện vọng của Người hướng tới cũng chính là mục tiêu và
nguyện vọng của cả dân tộc Việt Nam. Năm 1941, Bác cũng được
khẳng định "trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc
giải phóng, không đưa được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì
chẳng những tuân thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp trâu ngựa
mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại
được".Nói về nâng cao đời sống vật chát, tinh thần cho nhân dân,


Bác cũng đã từng nói: chúng ta dành độc lập tự do mà vẫn để nhân
dân phải chịu đói, chịu rét thì độc lập tự do cũng chẳng có nghĩa lý
gì. Đó chính là đề cao mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội phải
đạt được. Để thực hiện , chúng ta phải thông qua những mục tiêu cụ
thể trên các phương tiện về kinh tế, chính trị, văn hoá và quan hệ xã
hội. Trên mặt chính trị, xây dựng chế độ tự do nhân dân làm chủ,
nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhà nước thực hiện hai chức
năng: dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù. Mặt kinh tế,
xây dựng nền kinh tế với công - nông nghiệp hiện đại, khoa học và
kĩ thuật tiên tiến, được tạo lập trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất chủ yếu, nền kinh tế nước ta cần phải phát triển toàn diện
các ngành trong đó có những ngành chủ yếu là công nghiệp, nông
nghiệp, thương nghiệp. Trên mặt văn hoá, cần xây dựng và phát
triển nền giáo dục, nâng cao dân trí để đạt trình độ văn hoá cao.
Cuối cùng, về quan hệ xã hội phải xây dựng một xã hội công bằng,
dân chủ, xây dựng và giải quyết tốt mối quan hệ giữa người và
người, các chính sách xã hội phải được quan tâm thực hiện, đạo đức
lối sống xã hội phát triển lành mạnh. Theo quan niệm của Đảng thì

phải xây dựng "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn
minh" hay "xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"
hay mục tiêu của đảng tới năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp hiện đại. Tất cả những điều đó, đã chứng tỏ mục tiêu
của nước ta theo con đường xã hội chủ nghĩa.


Động lực của chủ nghĩa xã hội là tất cả những nhân tố góp
phần thúc đẩy phát triển đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, có cả hệ
thống động lực nội sinh và ngoại sinh, vật chất và tinh thần, chính
trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục nhưng các động lực đó
muốn phát huy tác dụng phải thông qua vai trò tác động của con
người, tức là con người là động lực quan trọng nhất, quyết định nhất
gồm cá nhân con người và cộng đồng người, Nhưng động lực chủ
yếu là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Hồ Chí Minh rất coi
trọng nâng cao vai trò, năng lực, văn hoá cho con người, Bác chủ
trương tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong các cuộc kháng
chiến toàn dân, toàn diện chống kẻ thù. Bác cũng nhấn mạnh: "có
tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì
chẳng làm được gì", "đoàn kết là sức mạnh" hay "Hòn đá to hòn đá
nặng/một người nhấc nhấc không đặt/hòn đá nặng hòn đá bên/ nhiều
người khắc; nhắc nên đặng"; "hay đồng sức, hãy đồng lòng, việc gì
khó, làm cũng xong", …Ngoài ra, Bác cũng không quên nhắc nhở
phải phát huy các nguồn động lực khác nhưng phải tự lực tự cường,
tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài.
Thứ hai: con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trước hết, đó là thực chất, loại hình, đặc điểm của thời kỳ quá độ.
Theo quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin có hai
con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Con đường thứ nhất là quá
độ trực tiếp từ nhaững nước tư bản phát triển ở trình độ cao, con

đường thứ hai là quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội. Ở những


nước tư bản phát triển còn thấp hoặc theo Lênin nước có nền kinh tế
lạc hậu, chưa trải qua thời kỳ phát triển tư bản cũng có thể đi làm
chủ nghĩa xã hội trong điều kiện cụ thể, nhất là trong điều kiện
đảng kiểu mới của giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo và được một
hay nhiều nước tiên tiến giúp đỡ. Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa
Mác -Lênin Hồ Chí Minh cũng khẳng định "sớm hay muộn các dân
tộc đều đi đến chủ nghĩa xã hội". Bác cho rằng đi lên chủ nghĩa xã
hội là quy luật cung sự vận động, phát triển tất yếu của lịch sử nhân
loại xong phải xuất phát từ lịch sử, hoàn cảnh cụ thể mỗi nước, từ
đó Bác khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành đấu
tranh giải phóng dân tộc bằng cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Quan niệm về thời kỳ quá độ là quan
niệm về một hình thái quá độ từ một xã hội thuộc địa nửa phong
kiến nông nghiệp sau khi dành dộc lập thì tiến lên xã hội chủ nghĩa,
bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Bác nói "cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất, chúng ta
phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có
trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để nhưng nếp
sống, thói quen ý nghĩa và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng nghìn
năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xoá bỏ giai cấp
bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới….chúng ta phải biến một
nước dốt nát cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi
vui hạnh phúc". Qua đó, Bác chỉ rõ con đường, độ dài của thời kỳ
này là hết sức lâu dài và gian khổ.


Nhiệm vụ chủ yếu thời kỳ quá độ là xây dựng nền tảng vật

chất cho xã hội, xây dựng chế độ mới có công - nông nghiệp hiện
đại, khoa học - kĩ thuật tiên tiến, đồng thời xây dựng chính trị, văn
hoá, tư tưởng cho xã hội chủ nghĩa. Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã
hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng trong đó xây dựng là chủ yếu,
cót lõi lâu dài. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá,
tinh thần cho nhân dân lao động. Trong công cuọc xây dựng và cải
tạo, Bác chỉ rõ "phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội, đưa Miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công
nghiệp nôngnghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến.
Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo
nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm
vụ chủ chốt và lâu dài".
Nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ
quá độ được cụ thể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã
hội. Trước hết, trên lĩnh vực chính trị cần giữ vững và nâng cao vai
trò lãnh đoạ của Đảng, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước,
củng cố, mở rộng mặt trận dân tộc, nòng cốt là liên minh công nông
trí thức. Nâng cao tính tích cực chủ động và hoạt động chính trị, xã
hội. Trong kế hoạch xây dựng trên lĩnh vực chính trị, Bác nhắc nhở
"Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là
Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ từ trung ương đến khu,
đến tỉnh, đến huyện đến xã, bất kỳ cấp nào và ngành nào - đều phải
là đầy tớ trung thành của nhân dân".


Nội dung về kinh tế : chủ trương sở hữu nhiều thành phần
kinh tế, những thành phần kinh tế này thúc đẩy lẫn nhau cùng tồn
tại, phát triển tạo sức mạnh vật chất tinh thần thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ. Nói về vấn đề kinh tế, Bác kêu gọi "tăng gia sản xuất!
Tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa ! Đó là khẩu hiệu của

chúng ta ngày nay, đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững
quyền tự do, độc lập". Trong cơ cấu ngành kinh tế, về nông nghiệp,
Hồ Chí Minh chủ trương coi nông ngihệp là một mặt trận hàng đầu,
phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để có cơ sở phát triển các
ngành kinh tế khác, tạo điều kiện cho công nghiệp nước nhà, thư gửi
nông gia (7/2/1945), Người viết "Nước muốn giàu thì phải phát
triển nông nghiệp" vì "Loài người ai cũng dễ thực vi tiên" về công
nghiệp, có vai trò quyết định với sự phát triển kinh tế, Hồ Chí Minh
chủ trương phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và công
nghiệp địa phương, phương châm tự lực cánh sinh là chính, nhà
nước và nông dân cùng làm. Vai trò của thương nghiệp là khâu nối
liền giữa nông nghiệp và công nghiệp, là điều kiện để liên minh giai
cấp công nhân, nông dân.
Văn hoá xã hội thì phải xây dựng nền văn hoá tiên tiến, mang
bản sắc dân tộc. Nâng cao dân trí đào tạo và sử dụng nhân tài, xây
dựng con người mới, đội ngũ cán bộ đủ đức đủ tài. Về vai trò văn
hoá, Bác viết "trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giú cho
chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân
chủ….Nâng cao trình độ văn hoá là một công việc cần thiết để xây


dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ
và giàu mạnh". Về xây dựng nền văn hoá, Bắc cũng nói "Làm thế
nào cho văn hoá đi vào tâm lý quốc dân, để xây dựng những tình
cảm lớn như lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tình yêu con
người" hay "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết về quyền lợi của
mình…..phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc
xây dựng mới nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc
ngữ"; "chúng ta phải biến một nước dốt nát cực khổ thành một nước
văn hoá cao và đời sống tưoi vui hạnh phúc".

Tóm lại, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo
tư tưởng Hồ Chí Minh mang tính tất yếu khách quan, hợp quy luật
phát triển chung của xã hội loài người. Việt Nam có sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản, sự quản lý của nhà nước và sự đoàn kết toàn dân,
nhân dân làm chủ, quyết định vận mệnh của đất nước, của dân tộc
mình cùng một số điều kiện về văn hoá, xã hội, đạo đức, dần được
hoàn thiện, được khắc phục trong thời kỳ quá độ sẽ là nước tiến trên
con đường xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, ở Việt Nam hiện nay, Đảng ta vận dụng tư tưởng này
trong công cuộc đổi mới, được thể hiện thông qua những luận điểm
sau:
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên
nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là
các mục tiêu về chủ nghĩa gần mục tiêu chung, mục tiêu cao nhất và
mục tiêu cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế; chính trị, văn hoá xã hội.


Xây dựng nền độc lập thực sự, nhân dân thực sự làm chủ đất nước,
làm chủ vận mệnh trên cơ sở nền tảng của thời kỳ quá độ.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, khơi dậy
mạnh mẽ tất cả các nguồn lực trước hết nguồn lực nội sinh để thực
hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay, Đảng ta xác định mục tiêu cụ thể do Đại hội 10 nêu
ra là đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn với phát triển kinh
tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo
tiền đề đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu cơ bản, lâu dài là: cải biến
nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với
trình độ phát triển lực lượng sản xuất, dân giàu nước mạnh xã hội

công bằng, dân chủ văn minh. Một số thống kê đã chứng tỏ sự thực
hiện công nghiệp hoá - hiện đại hióa như sau: GDP 2010 ước tính
tăng 6,78% so với năm 2009, trong đó khu vực nông - lâm - ngư
tăng 2,78%, công nghiệp - xây dựng tăng 7,7%, dịch vụ tăng 7,52 %
so với năm 2009. Mức sống dân cư năm 2010 được cải thiện, đã có
43,6 ngàn ngôi nhà được xây dựng mới hoặc sửa chữa cho các đối
tượng chính sách, ưu đãi, 1,9 triệu lượt học sinh, sinh viên được vay
vốn. Giáo dục đào tạo năm 2010 cũng có sự cải thiên, tỷ lệ tốt
nghiệp THPT là 92,6%, cả nước có 149 trường Đại học, tăng 3
trường so với năm trước, có 227 trường Cao đẳng, 282 trường
Trung cấp và dạy nghề.


Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phải chăm lo
xây dựng Đảng vững mạnh, luôn trong sạch bộ máy nhà nước, tất cả
tập trung xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong thời
đại mới, phải tận dụng tối đa sức mạnh thời đại để phù hợp điều
kiện mới. Hiện nay, nước ta đã quan hệ với hầu hết các nước trên
thế giới, tăng cường vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng công nghệ để
thực hiện quá trình phát triển đất nước.Tuy nhiên cũng phải tăng
cường đoàn kết nội bộ, giữ vững lãnh đạo của Đảng, quản lý của
nhà nước, chống tiêu cực, tham nhũng, thoái hoá biến chất của một
số phần tử trong bộ máy. Tất cả tập trung cho công cuộc xây dựng
và bảo vệ tổ quốc.



×