Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Bài tập lớn môn mạng máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.94 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN MẠNG MÁY TÍNH

Đề tài: Xây dựng hệ thống mạng cho một công ty

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Đoàn Văn Trung
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Mai Hương
: Phan Minh Tuấn

Hà nội 2016

Mục Lục



LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, thời đại của nền kinh tế thị trường, thời đại của Công nghệ thông tin đang
bùng nổ trên toàn thế giới. Các công ty, các tổ chức mọc lên ngày càng nhiều, hoạt động
của các công ty ngày càng quy mô, đòi hỏi ngày càng nhiều về trình độ cũng như cơ sở
hạ tầng, trang thiết bị hiện đại. Từ hệ thống quản lý, vận hành sản xuất, hoạch toán kinh
tế,… tất cả đều phải nhờ vào công cụ là máy tính và hệ thống mạng máy tính, mới giúp
con người có thể làm việc được nhanh chóng đồng thời giúp lưu trữ dữ liệu được lâu dài.
Nói một cách đúng hơn là việc sử dụng máy tính và hệ thống mạng máy tính là
không thể thiếu cho một công ty, cũng như một tổ chức phi kinh tế nào khác. Không
những thế đối với đời sống của chúng ta bây giờ thì việc sử dụng máy tính và mạng máy
tính cũng là một điều hết sức quan trọng. Chính vì vậy mà hệ thống mạng máy tính được
nghiên cứu và ra đời. Hệ thống mạng máy tính giúp cho chúng ta có thể thực hiện công
việc hiệu quả rất nhiều lần, nó giúp cho con người có thể chia sẻ tài nguyên, dữ liệu với
nhau một cách dễ dàng, nó cũng giúp chúng ta lưu trữ một lượng lớn thông tin mà rất
hiếm khi mất mát hoặc hư hỏng như khi lưu bằng giấy, giúp tìm kiếm thông tin nhanh


chóng… và rất rất nhiều ứng dụng khác chưa kế đến việc nó giúp cho con người trong
hoạt động giải trí, thư giãn….
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chắc chắn chúng em không thể tránh khỏi
những thiếu sót cả về mặt nội dung cũng như hình thức, vậy nên rất mong được sự góp ý
và bổ sung của thầy để chúng em có thể có một bài tập hoàn thiện nhất.
Em xin chân thành cảm ơn !

3


CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ MẠNG
1.
NIC(Network Interface Card)
1.1 Cấu trúc.

1.2 Cách hoạt động.

Cạc mạng (network card), hay cạc giao tiếp mạng (Network Interface Card), là một
bản mạch cung cấp khả năng truyền thông mạng cho một máy tính. Nó còn được gọi là
bộ thích nghi LAN (LAN adapter), được cắm trong một khe (slot) của bản mạch chính và
cung cấp một giao tiếp kết nối đến môi trường mạng. Chủng loại cạc mạng phải phù hợp
với môi trường truyền và giao thức được sử dụng trên mạng cục bộ.
Cạc mạng là thiết bị chịu trách nhiệm: Chuyển đổi các tín hiệu máy tính ra các tín
hiệu trên phương tiện truyền dẫn và ngược lại. Gửi/nhận và kiểm soát luồng dữ liệu được
truyền.
Các thành phần trong card mạng
* I/O Address: Địa chỉ bộ nhớ chính của máy tính, được dùng để trao đổi dữ liệu
giữa máy tính với thiết bị (cạc mạng)
* Memory Address: Địa chỉ bộ nhớ chính của máy tính, là nơi bắt đầu vùng đệm
dành cho các xử lí của cạc mạng

* DMA Channel: Cho phép thiết bị (cạc mạng) làm việc trực tiếp với bộ nhớ máy
tính mà không cần thông qua CPU
4


* Boot PROM: Cho phép khởi động hệ thống và kết nối vào mạng
* MAC Address: Địa chỉ định danh duy nhất được IEEE cấp cho mỗi cạc mạng
* Đầu nối BNC: Nối cạc mạng với cáp qua đầu nối chữ T (10BASE2)
* Đầu nối RJ-45: Nối cạc mạng với cáp qua đầu nối RJ-45 (10BASE-T/100BASET)
* Đầu nối AUI: Nối cạc mạng với cáp (10BASE5)
* Khe cắm mở rộng: nơi cho phép gắn cạc mạng vào máy tính, có nhiều chuẩn: ISA,
EISA, PCI, MCA, ...
* IRQ (Interrupt Request): Chỉ số ngắt. Mỗi thiết bị trên máy tính, kể cả cạc mạng,
đều được ấn định một chỉ số ngắt duy nhất để yêu cầu CPU phục vụ
Ví dụ:
IRQ=0: system timer
IRQ=4: COM1 và COM3
IRQ=10: chưa ấn định
2

Repeater

5


Internet trở nên phổ biến, ngày càng nhiều người tiêu dùng có nhu cầu mở rộng phạm
vi kết nối, truyền tín hiệu. Nhưng gặp phải cản trở giới hạn 100m của mạng LAN. Vì vậy
người ta tìm đến Wifi Repeater.
2.1 Cấu trúc


Trong một mạng LAN, giới hạn của cáp mạng là 100m (cho loại cáp mạng CAT 5
UTP – là cáp được dùng phổ biến nhất), bởi tín hiệu bị suy hao trên đường truyền nên
không thể đi xa hơn.
Vì vậy, để có thể kết nối các thiết bị ở xa hơn, mạng cần các thiết bị để khuếch đại và
định thời lại tín hiệu, giúp tín hiệu có thể truyền dẫn đi xa hơn giới hạn này.
Wifi Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô hình OSI. Repeater
có vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu
ra để có thể đến được những chặng đường tiếp theo trong mạng.
Điện tín, điện thoại, truyền thông tin qua sợi quang… và các nhu cầu truyền tín hiệu
đi xa đều cần sử dụng Repeater.
2.2

Cách hoạt động
Repeater là một loại thiết bị có vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung

cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra để có thể đếm được những chặng đường tiếp theo
trong mạng.

Làm thế nào Một WiFi Repeater làm việc?

6


Một Repeater WiFi hiệu quả bao gồm hai thiết bị định tuyến không dây, tương tự như
các router không dây, bạn đã có trong nhà hoặc văn phòng của bạn.
Một trong những thiết bị định tuyến không dây chọn lên mạng lưới hiện có WiFi, và
sau đó chuyển tín hiệu đến các bộ định tuyến không dây khác, để truyền tải tín hiệu thúc
đẩy mạnh mẽ.
REPEATER
A

B
C
D

Ví dụ minh họa

Cho sơ đồ như hình vẽ: hãy miêu tả cách chuyền dữ liệu từ
a, A -> B

b, A -> C
Bài làm

Khi tín hiệu điện đi vào A truyền tín hiệu tới PC B, khi đó repeater cũng nhận tín
hiệu và khuếch đại tín hiệu điện ra cổng còn lại chứa PC C, D.
Tương tự như thế , khi PC A muốn truyền dữ liệu tới PC C thì dữ liệu truyền phải
qua PC B đi qua 1 cổng của repeater, khi đó repeater sẽ khuếch đại tín hiệu điện sang
cổng còn lại chứa dữ liệu đi tới PC C, đồng thời PC D cũng nhận được tín hiệu.

7


3. Hub

3.1 Cấu trúc
Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub có từ 4,8,16,24…. cổng và có
thể có nhiều hơn. Được sử dụng để khuếch đại tín hiệu đến và cho tín hiệu ra ở những
cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết.
3.2 Cách hoạt động
Nhiệm vụ của Hub: chỉ đơn giản là nhận tín hiệu đến (các frame – khung dữ liệu) và
phát tán chúng trở lại các thiết bị gắn trong mạng.

Hub hoạt động theo cơ chế quảng bá (broadcast), nó không có kiểu sắp xếp thông
minh nên nó không xác định được cổng nào yêu cầu khung dữ liệu, cổng nào không để
gửi cho từng cổng cụ thể. Vì thế nó gửi cho tất cả các cổng trong mạng, cổng nào có yêu
cầu thì tự kiểm tra và chấp nhận dữ liệu mình cần.
Phân chia dữ liệu mạng từ 1 cổng mạng thành nhiều cổng khác nhau. Dữ liệu đi từ 1
cổng khi qua hub được chia sẻ ngang hàng cho tất cả các cổng còn lại ở đầu ra của hub.
(đơn giản, không cần cài đặt gì cho hub cả nhưng dễ xảy ra tình trạng xung đột trong
mạng)

8


Cơ chế phát tán khung dữ liệu tới mọi cổng đơn đảm bảo ít nhất mỗi khung đều được
gửi tới các đích yêu cầu. Và nó chỉ biết phát ra mà không cần nhận thông tin phản hồi xác
nhận.
Thường dùng để nối các máy tính thành một mạng LAN theo topo hình sao.
Khi một gói dữ liệu gửi đến Hub, nó sẽ phân phát dữ liệu đó tới tất cả các cổng của
hub(trừ cổng gửi gói dữ liệu của hub). Mỗi nút mạng sẽ so sánh xem địa chỉ của gói dữ
liệu có phải chuyển cho mình không, nếu phải thì nhận lấy, nếu không phải thì bỏ qua

Ví dụ minh họa

HUB
A
B
C
D

Cho sơ đồ như hình vẽ: hãy miêu tả cách chuyền dữ liệu từ
a, A -> B

9


b, A -> C
Bài làm
- Khi dữ liệu muốn truyền từ A->B sẽ xảy ra 2 luồng sự kiện:
1. Dữ liệu sẽ được truyền thẳng từ A đến B và B sẽ kiểm tra IP nếu đúng thì B sẽ tiếp
nhận dữ liệu và tiếp tục dữ liệu được truyền đến HUB
2. Khi dữ liệu được truyền đến HUB thì HUB sẽ khuếch đại tín hiệu đến C và D, C & D
kiểm tra IP nếu không trùng thì dừng.
=> không tối ưu khi mà B đã nhận được tín hiệu rồi mà vẫn phải kiểm tra lần nữa
- Tương tự PC A muốn truyền tín hiệu tới PC C thì tín hiệu phải đi qua B tới Hub được
truyền tới tất cả các cổng trong đó có cổng chứa PC C, đồng thời PC D cũng nhận được
tín hiệu điện

4.

Brigge

4.1 Cấu trúc

Bridge là một loại thiết bị mạng thuộc lớp 2 của mô hình OSI (Data Link Layer).
Bridge dung để ghép nối 2 mạng tạo thành một mạng lớn duy nhất. Bridge được sử dụng
phổ biến để làm cầu nối giữa 2 mạng Ethernet.
4.2 Hoạt động

10


Bridge quan sát các gói tin (Packet) trên mọi mạng. Khi thấy một gói tin từ một máy

tính thuộc mạng này được chuyển tới một máy tính trên mạng khác, Bridge sẽ sao chép
gói tin này và chuyển tới mạng đích.
Ưu điểm: hoạt động trong suốt, các máy tính thuộc các mạng khác nhau vẫn có thể gửi
các thông tin với nhau đơn giản mà không cần biết có sự “can thiệp” của Bridge. Một
Bridge có thể xử lý được nhiều lưu thông trên mạng như Novell, Banyan,… cũng như là
nhiều địa chỉ IP cùng lúc.
Nhược điểm: chỉ kết nối được những mạng cũng loại và sử dụng Bridge cho những
mạng hoạt động nhanh sẽ khó khan nếu chúng nằm gần nhau về mặt vật lý.
Ví dụ minh họa
Bridge
A
B
C
D

Cho sơ đồ như hình vẽ: hãy miêu tả cách chuyền dữ liệu từ
a, A -> B
b, A -> C
Bài làm
a, dữ liệu được truyền trực tiếp
b, khi dữ liệu được gửi từ A đến Bridge thì Bridge sẽ sao chép dữ liệu đó và gửi thẳng
đến C. Khi đó dữ liệu được gửi một cách nhanh và chính xác.

5.

Switch
11


5.1 Cấu trúc


Switch được mô tả như một Bridge nhiều cổng. Trong khi một Bridge chỉ có 2 cổng để
liên kết 2 Segment mạng với nhau thì Switch lại có khả năng liên kết nhiều Segment lại
với nhau tùy thuộc vào số Port có Switch.
5.2 Cách hoạt động

Switch hoạt động ở mức cao hơn Hub, tại tầng 2 Data Link Layer. Một Switch cũng
tương tự một Hub nhưng thông minh hơn và có tốc độ thực thi cao hơn nhiều so với Hub.
Không giống Hub, Switch kiểm tra kỹ lưỡng từng gói dữ liệu nhận được, xác định
nguồn và đích mỗi gói. Sau đó chờ các gói dữ liệu chuyển đến đích một cách chính xác.
Switch sử dụng địa chỉ MAC (Media Access Control) của các thiết bị mạng để tìm ra
thiết bị đích. Địa chỉ MAC là một mã ID 16 ký tự duy nhất là địa chỉ phần cứng cố định
trong từng thiết bị.
Để hoạt động hiệu quả, một switch tạo ra một link liên kết chuyên dụng tạm thời giữa
nơi gửi và nơi nhận, tương tự như một kệnh điện thoại chuyển mạch. Với cơ chế phân
phối gói dữ liệu tới đúng thiết bị đòi hỏi, switch càng hiệu quả hơn khi người sử dụng
bang thông mạng.
Một tính năng nâng cao ở Switch nữa là khả năng giải quyết sung đột dữ liệu. Các
xung đột này xuất hiện khi các máy trong mạng cùng một lúc gửi dữ liệu quảng bá tới tất
cả các cổng. Chúng sẽ đột ngột làm chậm quá trình thực thi mạng. Hiện nay, với các
Switch có thể loại trừ các phương thức truy nhập phương tiện dò tìm xung đột
CSMA/CD (Carrier-Sến Multiple-Asscess with collision detection) làm cho thông lương
được tăng lên.
12


Chúng hỗ trợ phương thức truyền thông full-duplex, tức truyền thông 2 chiều song
song. Phương thức truyền mặc định trong mạng là kiểu chậm hơn: half-duplex (một
chiều). Trong đó bạn chỉ có thể gửi hoặc nhận chứ không thể vừa nhận, vừa gửi dữ liệu
cùng lúc được.


Ví dụ minh họa

Switch
A
B
C
D

Cho sơ đồ như hình vẽ: hãy miêu tả cách chuyền dữ liệu từ
a, A -> B
b, A -> C
Bài làm
a , Khi dữ liệu muốn truyền từ A->B sẽ xảy ra 2 luồng sự kiện:
1. Dữ liệu sẽ được truyền thẳng từ A đến B và B sẽ kiểm tra IP nếu đúng thì B sẽ tiếp
nhận dữ liệu và tiếp tục dữ liệu được truyền đến Switch

13


2. Khi dữ liệu được truyền đến Switch thì Switch sẽ khuếch đại tín hiệu đến C và D, C
& D kiểm tra IP nếu không trùng thì dừng.
b, Không giống Hub, Switch kiểm tra kỹ lưỡng từng gói dữ liệu nhận được từ A, xác
định lại nguồn gửi là A và đích gửi là C . Sau đó chờ các gói dữ liệu chuyển đến đích một
cách chính xác. Rồi sau đó gửi thẳng đến đích. Ưu điểm của Switch là nhanh và chính
xác, do có sự phản hồi lại
từ đích.
*

*


*

So sánh Hub và Switch
Về cơ bản thì switch và hub giống nhau, cả về đấu nối dây cũng như chức năng.
Nhưng điểm khác quan trọng là hub là thiết bị lớp vật lý, còn switch là thiết bị lớp 2(data
link), vì vậy switch có cơ chế học địa chỉ và lọc địa chỉ MAC lớp 2. Vì vậy, khác với hub
là mỗi khi một máy thông tin cho một máy khác thì toàn bộ băng thông bị chiếm cho
thông tin đó, các máy còn lại không gửi thông tin được, switch sẽ cấp băng thông chỉ cho
thông tin giữa hai máy đó, các máy khác vẫn có thể thông tin với nhau được. Vì vậy, hub
rất dễ bị congestion.Hub lại chỉ hoạt động ở half-duplex.
Switcher & Hub hiểu nôm na là trạm phân bổ...thích hợp để nối mạng công ty, hay
phòng net, cho phép nhiều máy con truy cập internet cùng một lúc, cùng đường truyền
(ADSL, Tel Line Modem, Lease line...)
Có nghĩa là, tất cả các máy con (Work station) phải kết nối với máy mẹ (máy chủ
Sever) thông qua thiết bị này, gọi là mạng LAN (Local Ảea Network) bằng dây xoắn
CAT5 hay CAT6 nhanh hơn. dây này tối đa là 100m, từ máy con đến Switcher or Hub. có
nhiều loahi S & H đáp ứng các yêu cầu lớn, vừa và nhỏ...
6. Router

14


6.1

Cấu trúc

- Router hay còn gọi là thiết bị định tuyến hoặc bộ định tuyến, là thiết bị mạng máy tính
dùng để chuyển các gói dữ liệu qua một liên mạng và đến các đầu cuối, thông qua một
tiến trình được gọi là định tuyến.

- Về cấu tạo: Router là một thiết có các cổng mạng LAN (có thể có 1 hoặc rất nhiều cổng
LAN), hoặc bao gồm luôn cả ang-ten (râu) phát sóng wifi.

6.2

Cách hoạt động

- Router có chức năng gửi các gói dữ liệu mạng giữa 2 hoặc nhiều mạng, từ một tới nhiều
điểm đích đến cuối cùng từ router.
- Nói một cách dễ hiểu là từ Router bạn có thể cắm trực tiếp dây Lan đến máy tính, hoặc
sử dụng sóng WiFi do Router phát ra.

15


- Router muốn phát sóng WiFi hoặc chuyền các gói tín hiệu (tức là tín hiệu mạng
internet) cho chúng ta sử dụng thì Router phải được gắn với modem. Modem ở đây có thể
là modem 1 cổng, modem 4 cổng, modem wifi 1 cổng hay modem wifi 4 cổng đều được.
Modem này đã được đấu nối với đường truyền Internet của nhà mạng.
* Cách lựa chọn Router wifi tốt nhất!
Nói chung, Router wifi là thiết bị phổ biến, giá cả Router hiện nay tương đối rẻ từ
200.000 - 1.000.000 đồng (tuỳ theo nhà sản xuất). Có nhiều loại router bạn có thể lựa
chọn để mua như router TP-Link, Router WiFi Tenda, Router Zyxel, Router SpeedStream
5100...

Cách sử dụng router
- Router sử dụng rất đơn đản.
- Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 đoạn dây LAN (8 lõi), bạn cắm 1 đầu vào modem và 1 đầu vào
router wifi là đã có thể phát sóng wifi, hoặc chia cổng cho nhiều bạn bè, nhiều nhà hàng
xóm.

16


- Việc đặt pass cho wifi để các nhà khác không bắt sóng được WiFi do mình phát. Bạn
tham khảo bài viết sau đây:
Router
A
B
C
D

Ví dụ minh họa:

Cho sơ đồ như hình vẽ: hãy miêu tả cách chuyền dữ liệu từ
a, A -> B
b, A -> C
Bài làm
b, Sauk hi B tiếp nhận xử lý dữ liệu từ A nhưng tín hiệu điện vẫn sẽ được truyền đến
Router và Router sẽ khếch đại tín hiệu đến những máy còn lại và chúng tiếp tục kiểm tra
IP để nhận dữ liệu
b, Khi A muốn gửi dữ liệu đi, khi gửi đến Router thì Router có chức năng là phát tín hiệu
đến tất cả các cổng mạng và khi cổng mạng nào cần thì nó tự kiểm tra và nhận.

17


CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG MẠNG THỰC TẾ
1. Khảo sát hệ thống mạng.
• Khảo sát hệ thống mạng Internet tại quán NET Đèn Lồng Đỏ: Xóm 1 Tu Hoàng,


Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
• Mục đích sử dụng: Cung cấp các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu giải trí như: chơi
game, nghe nhạc, xem phim, đọc báo.....
• Sơ đồ topo.

2. Ưu nhược điểm của hệ thống.
18




Ưu điểm: Do Sử dụng hệ thống máy trạm với thiết bị lưu trữ riêng biệt (máy trạm
có ổ cứng) nên khi máy chủ (Server) bị lỗi và không hoạt động được thì các máy



trạm sẽ không bị ảnh hưởng.
Nhược điểm:
Tiêu tốn điện năng: công suất 1 ổ cứng là 25w với một phòng NET 25 máy hoạt
động liên tục 12 tiếng bạn sẽ mất 7500w điện 1 ngày.
Vẫn là tiêu tốn điện năng từ ổ cứng nhưng ở khía cạnh khác, nhiệt độ. Lượng nhiệt
mà 1 ổ cứng sản sinh ra là tương đối, cũng với phòng máy 25 máy tính chơi
game bạn sẽ phải tốn lượng điện lớn để làm mát phòng máy của bạn.
Vất vả cực nhọc: số lượng game online hiện nay rất nhiều và các game được cập
nhật liên tục bạn phải thường xuyên mở băng, đóng băng ổ cứng khi cập nhật
game.
Chi phí mua ổ cứng rất lớn: với mỗi ổ đĩa cứng bạn tốn 1.5 triệu cho ổ cứng 1Tb,
phòng net 25 máy bạn mất 37.5tr tiền mua ổ đĩa cứng trong khi đó bạn chỉ phải bỏ
ra 11.5tr là sở hữu ngay được server bootrom chuyên nghiệp cho phòng NET cài
đặt bootrom

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG

1.

Lý do thiết kế yêu cầu của hệ thống.
Bài toán đặt ra:
Một công ty A muốn thi công mạng cho các phòng có mặt bằng như sau:

19


Ngoài các thông số về kích thước còn có một số các thông số sau:
Tầng trên :
P_01 (phòng số 01) : là phòng máy chủ, đặt mail server, database server, web server và
router kết nối ra mạng Internet
P-02 : 06 PC và 01 máy in
P_03: 22 PC
P_04 : 22 PC
P_05 : 04 PC
Tầng dưới :
P_06 : 07 PC
P_07 : 07 PC
P_08 : 10 PC
P_09 : 10 PC
P_10 : 10 PC
P_11 : 10 PC
P_12 : 02 PC
20



P_13 : 03 PC
2. Mô hình dự thảo
• Mô hình chung:

Chú thích:

21


3.

Phân tích bản thiết kế và lắp đặt
Sơ đồ mạng là mạng được lắp đặt theo sơ đồ hình sao (Topo start) từ router tại phòng

số 1được nối ra các switch ở 1 số phòng khác.
Sơ đồ các máy được sắp xếp theo các hình vẽ trên.
Sơ đồ mạng hình sao có dạng như hình sau:

+ Mạng hình sao được bố trí như một ngôi sao. Ở giữa ngôi sao là Switch
. Các máy tính được kết nối với Switch.
+ Lắp đặt mạng hình sao rất đơn giản, chi phí thấp, nhanh chóng nhờ cable linh
động và khớp nối dễ lắp ráp. Số thiết bị nối mạng được quyết định bởi loại Switch trong
sơ đồ này ta dùng loại 32 cổng
+ Ưu điểm của mạng hình sao
22




Chi phí nối cable thấp.




Dễ thiết kế.



Tối ưu đường truyền.



Lắp đặt nhanh chóng.



Mở rộng mạng dễ dàng, bằng cách thêm vào nhóm làm việc mới.



Mở rộng bằng cách sử dụng Switch hay cầu nối (bridge) sẽ nâng cao hiệu suất làm
việc qua mạng.



Sự hỏng hóc của các thiết bị nối không làm ảnh hưởng đến toàn bộ mạng.
+ Hạn chế của mạng hình sao



Khoảng cách giữa thiết bị nối và Switch bị giới hạn ở 100m dây cable.




Đều lấy thông tin qua thiết bị trung tâm, nếu thiết bị trung tâm bị hỏng thì ảnh
hưởng đến cả hệ thống sau Switch đó.

4. Thiết lập sơ đồ địa chỉ cho các máy tính

Yêu cầu:
Cho địa chỉ lớp B, thiết lập sơ đồ địa chỉ cho các máy tính với yêu cầu P_03 trong
subnet 1; P_04 trong subnet 2; (P_01, P_02,P_05,P_06,P_08) trong subnet 3,
(P_07,P_09,P10) trong subnet 4, các máy tính còn lại trong subnet 5.
Thực hiện:
Cho địa chỉ lớp B và giả sử có địa chỉ như sau: 172.16.0.0
Sử dụng 3 bít đầu của host để chia địa chỉ. Ta được:
Subnet 1: 172.16.0.32
Subnet 2: 172.16.0.64
Subnet 3: 172.16.0.96
Subnet 4: 172.16.0.128
Subnet 5: 172.16.0.160
23


Phòng P_03 : subnet 1
Gồm 22 PC
Các máy sẽ lần lượt đánh địa chỉ từ 172.16.0.33 đến 172.16.0.55
• Phòng P_04: trong subnet 2
Gồm có 22 Pc lần lượt được đánh địa chỉ từ 172.16.0.65 đến 172.16.0.87
• Phòng P_01: trong subnet 3 được đánh địa chỉ là 172.16.0.97
• Phòng P_02: trong subnet 3



Gồm có 6 Pc và lần lượt được đánh địa chỉ từ 172.16.0.98 đến 172.16.0.103


Phòng P_05: trong subnet 3

Gồm có 4Pc và lần lượt được đánh địa chỉ từ 172.16.0.104 đến 172.16.0.107


Phòng P_06: trong subnet 3

Gồm có 7Pc và lần lượt được đánh địa chỉ từ 172.16.0.108 đến 172.16.0.115


Phòng P_08: trong subnet 3

Gồm có 10Pc và lần lượt được đánh địa chỉ từ 172.16.0.116 đến 172.16.0.125


Phòng P_07: trong subnet 4

Gồm có 7Pc và lần lượt được đánh địa chỉ từ 172.16.0.129 đến 172.16.0.135


Phòng P_09: trong subnet 4

Gồm có 10Pc và lần lượt được đánh địa chỉ từ 172.16.0.136 đến 172.16.0.145



Phòng P_10: trong subnet 4

Gồm có 10Pc và lần lượt được đánh địa chỉ từ 172.16.0.146 đến 172.16.0.155


Phòng P_11: trong subnet 5

Gồm có 10Pc và lần lượt được đánh địa chỉ từ 172.16.0.161 đến 172.16.0.170


Phòng P_12: trong subnet 5

Gồm có 2Pc và lần lượt được đánh địa chỉ từ 172.16.0.171 đến 172.16.0.172


Phòng P_13: trong subnet 5

Gồm có 3Pc và lần lượt được đánh địa chỉ từ 172.16.0.172 đến 172.16.0.174

24


5. Dự trù số thiết bị

Trước khi thực hiện thiết kế mạng, chia địa chỉ mạng, ta phải biết được số lượng máy
tính, số thiết bị cần sử dụng cho cả hệ thống mạng cũng như lượng dây mạng cần dùng
cho cả hai tầng của công ty A.
Số máy tính cần có là 103,1 máy chủ và 01 router kết nối ra mạng Internet, 01 máy in.
Dự tính: mỗi máy tính sẽ chiếm khoảng 1m chiều dài và 90cm chiều rộng, lắp đặt máy
theo cách từng cặp một đối diện. Cách lắp đặt này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa tiết

kiệm không gian của phòng, vẫn đảm bảo được lối đi lại và một khoảng trống phía cửa
rộng khoảng 1,2 m. Ngoài ra, nhằm đảm bảo cho tính thẩm mỹ, gọn gàng của căn phòng,
chúng ta sẽ sử dụng các nẹp mạng để bó các dây mạng lại với nhau khi đi dây và đồng
thời chống nhiễu từ giữa các dây với nhau và dễ tháo lắp sửa chữa lúc cần thiết.
* tầng 01:
Phòng máy 01 (phòng máy chủ): đặt router kết nối mạng tại vị trí góc trên bên trái cuối
phòng đặt máy chủ cách router 2m như hình. Việc kết nối từ router ra các switch được
thực hiện bởi các dây nối giữa các phòng bằng cách khoan tường để đi dây qua. Switch
được dùng là thiết bị giống như cầu nối (bridge) nhưng nhiều cổng (port) hơn cho phép
ghép nối nhiều đoạn mạng với nhau. Switch có chức năng: nhận, chia sẻ mạng Internet từ
Router và kết nối các máy tính với nhau thành mạng cục bộ.
P_02 và P_05 sử dụng chung một switch với tổng số máy tính là 10 nên ta dùng switch
16. P_03, P_04 với số máy là 22 máy mỗi phòng, mỗi phòng sử dụng riêng một switch 32
cổng.
P_01 cần 2m dây mạng đơn
Tại P_02 khoảng cách giữa các máy tính là 1m. khoảng không gian trống phía trước từ
cửa vào có thể đề các thiết bị khác khi cần thiết. router được đặt ở góc phải. Vì vậy, số
dây cần dùng cho 6 máy tính là
Dãy phải: 1+2+3= 6m
Dãy trái: 4+5+6=15m
P_05 máy tính nối mạng từ router tại P_02. Khoảng cách từ router đến máy tính xa
nhưng chi phí cho dây mạng rẻ nên để tiết kiệm chi phí ta không lắp router riêng cho
phòng này. Số dây cần dùng là: 15+16+18+19=68m
P_03: sát hai bên tường đặt mỗi bên 5 máy tính. Mỗi máy cách nhau 1m. Giữa
phòng đặt một dãy máy tính gồm 8 máy chia thành 2 hàng đặt sát lưng máy vào nhau kê
sát tường cửa vào. 4 máy đặt cách nhau 1.5m cạnh tường cuối phòng. Tổng dây cho
phòng là:
25



×