Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Chinh phuc de thi THPT quoc gia mon ngu van tap 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.67 KB, 21 trang )

Trích đoạn Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn tập 2

Your dreams – Our mission

Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn tập 1 được thực hiện bởi gia đình
Lovebook.
Một số thông tin:
NXB: ĐH quốc gia HN
Số trang: 430 trang khổ A4.
Giá: 159000 VND
Ngày phát hành toàn quốc: 25/09/2015

Ước mơ của bạn - Sứ mệnh của chúng tôi!

� Đặt sách: - />☎ Tổng đài hỗ trợ đặt sách, thắc mắc đơn hàng: 0466 860 849 - 0462857197. Hotline: 0963 140 260
� Trung tâm giải đáp thắc mắc trong sách: goo.gl/A7Dzl0
� Tổng hợp video bài giảng: goo.gl/OAo45w
� Kho tài liệu Lovebook: goo.gl/nU0Fze
� Đăng ký nhận tài liệu thường xuyên: goo.gl/ol9EmG


1

1
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa
là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng
rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt
có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa


mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
(2) Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.
Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng
nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ
không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe
thôi. Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã
giao. Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không hiếm. Một giáo
sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng
là người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp”
và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong
những câu tục ngữ”.
(Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, trong
Tuyển tập Đặng Thai Mai, Tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1984).
Câu 1: Chọn ra câu chủ đề của đoạn trích trên? (0,25 điểm).
Câu 2: Đoạn trích trên được viết bằng phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm).
Câu 3: Đoạn (2) có những phép liên kết nào? Nêu tác dụng của các phép liên kết đó
trong việc thể hiện nội dung chủ đạo của đoạn văn. (0,5 điểm).
Câu 4: Trong khoảng 5 - 7 dòng, hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc giữ gìn
sự giàu đẹp của tiếng Việt của bộ phận giới trẻ hiện nay. (0,25 điểm).
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Con mèo nằm thản nhiên
trong mảnh thảm nhung góc nhà
Nó bị xích như xích chó
Thức ăn được phục vụ tại chỗ
Thấy chuột, tôi thả con mèo ra
Mèo nhìn chuột dửng dưng, lạnh lùng
Rồi lại nằm khoèo trên mảnh thảm nhung,
gối đầu lên cái xích…
(Con mèo, Trần Nhuận Minh, Cửa Lục, 2.1999).
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên. (0.25 điểm).

Câu 6. Các từ “dửng dưng, lạnh lùng, nằm khoèo” thể hiện điều gì? (0.25 điểm).


mình cách
nhân
vật
Dom
đã
nói
vớilà
người
anh
của
mình
rằng:
Cho ở
dùtrong
cậu có

đâu,
hàng
dặm
xa
hay
nửa
vòngem
trái
đất,
cậu
sẽ mãi

tim
chúng
tôi và
chúng
tôi
sẽ
mãi

gia đình
của
cậu.
Từ câu nói trên, anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng
600 chữ),
trình bày suy nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình đối với đời sống
mỗi con người.
Câu 2 (4 điểm): Về nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng:
Đó là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh. Nhưng cũng có ý kiến khác lại
nhấn mạnh: Thị là người giàu nữ tính và khát vọng.
Từ cảm nhận của mình về nhân vật, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

GỢI Ý LÀM BÀI
Phần I. Đọc – hiểu
Câu 1: Học sinh trả lời chính xác câu chủ đề của đoạn trích là: Tiếng Việt có những đặc sắc của
một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. (0,25 điểm).
Câu 2: Đoạn trích được viết bằng phương thức biểu đạt chính là nghị luận. Đoạn trích đã đưa ra
những biểu hiện cụ thể và sinh động để chứng tỏ vẻ đẹp của tiếng Việt. Điều này thể hiện rõ đặc điểm
của phép lập luận trong văn nghị luận. (0,5 điểm).
Câu 3: Các Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích (2) là:
- Phép liên tưởng: nhà văn sử dụng trường từ vựng về ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng nói, tiếng ta,
nghe, câu kéo, tục ngữ,…

- Phép nối: sử dụng các từ như tuy vậy, lại, do đó, …
- Phép thế: “phương diện này” được dùng để thay thế “phương tiện trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa
người với người”…
Giá trị của các phép liên kết là: Liên kết các câu trong đoạn khi hướng về một chủ đề duy nhất là
làm sáng tỏ vẻ đẹp và cái hay của tiếng Việt, góp phần làm tăng tính thuyết phục cho lập luận của đoạn
văn. (0,5 điểm).
Câu 4: Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo những ý sau đây:
- Một bộ phận giới trẻ hiện nay không có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng cách sử
dụng những từ ngữ, kí tự lạ chưa được chính thức đưa vào sử dụng trong tiếng mẹ đẻ.
- Mặt khác, phần lớn giới trẻ vẫn biết dùng tiếng mẹ đẻ đúng cách, luôn có ý thức giữ gìn sự trong
sáng của nó.
- Là một người con của đất Việt, cần phải biết sử dụng tiếng mẹ đẻ sao cho đúng, cho hay. (0,25
điểm) .
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính: miêu tả. (0.25 điểm).
Câu 6.
Các từ “dửng dưng, lạnh lùng, nằm khoèo” thể hiện thái độ không quan tâm, không cần biết của
con mèo đối với loại thức ăn tự nhiên (chuột) mà chúng yêu thích nhất. Thấy chuột thì “dửng dưng”
“lạnh lùng” là trái ngược với bản năng động vật của chúng. Việc nhà văn miêu tả như vậy sẽ gợi trí tò
mò của độc giả, bắt buộc độc giả phải đi tìm lí do cho thái độ “dửng dưng, lạnh lùng” đó của con mèo.
25 điểm) .
Câu 7.
- Nghĩa tường minh: Bài thơ là hình ảnh con mèo được nuôi đầy đủ vật chất nên lâu ngày
đánh mất bản năng sinh tồn của động vật, nhìn thấy chuột cũng không muốn bắt. (0.25 điểm)


- Nghĩa hàm ẩn: “Con mèo” : bị xích- bị phụ thuộc, thức ăn được phục vụ- sống ỷ nại, hưởng
thụ, thấy chuột, dửng dưng không bắt- đánh mất bản năng. Hình tượng con mèo là ẩn dụ
lớn cho lối sống hưởng thụ, ỷ nại, tuy bị phụ thuộc nhưng không biết đấu tranh, phản kháng.
(0.25 điểm)
Câu 8.

Có ý kiến cho rằng, bài thơ Con mèo của Trần Nhuận Minh đã lên tiếng cảnh báo về một thế hệ
thích sống hưởng thụ, ỷ nại, thụ động. Thí sinh có thể trả lời là đồng ý/ hay không đồng ý với ý kiến
trên. Tuy nhiên cần phải nêu được lí lẽ thuyết phục cho ý kiến của mình. Câu hỏi mở, giáo viên linh
động cho điểm.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm):
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội (0.5 điểm).
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu
được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm
sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm).
Khẳng định giá trị và tầm quan trọng của tình cảm gia đình đối với đời sống mỗi con người.
Tình cảm gia đình có thể là tình cảm giữa những con người cùng huyết thống nhưng bên cạnh đó còn
là tình cảm gắn kết giữa người và người trong xã hội dành cho nhau.
Lưu ý: Những học sinh không mở rộng được vấn đề tình cảm gia đình của những người ngoài
huyết thống được 0,25 điểm cho ý này.
3. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; hình thành bài văn hoàn chỉnh (1.0
điểm)
a. Mở bài:
Trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc sống, mỗi người trong chúng ta đều tìm đến
những điểm tựa tinh thần, những điểm tựa vực chúng ta dậy khỏi những khó khăn vấp váp tưởng
chừng không thể vượt qua được. Một trong số những điểm tựa vô cùng quý giá đối với mỗi cá nhân
là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình mang đến sức mạnh vô giá mà không cá nhân nào có thể phủ
nhận được, trở thành điều đáng giá nhất còn lại sau khi trải qua nhiều mối quan hệ khác trong xã hội.
Thứ tình cảm quý báu đó được nhắc tới một cách đầy lắng đọng trong đoạn kết của bộ phim Fast
and Furious 7 (Quá nhanh, quá nguy hiểm), sau khi cùng nhau trải qua hàng loạt khó khăn để bảo vệ
gia đình của mình nhân vật Dom đã nói với người anh em của mình rằng: Cho dù cậu có ở đâu, cách
hàng dặm xa hay là nửa vòng trái đất, cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi và chúng tôi sẽ mãi là gia
đình của cậu. Câu nói neo đậu lại mãi trong tâm trí người xem về tình cảm cao quý mà bền vững.
b. Thân bài:

- Giải thích. (0.5điểm)
+Giải thích từ ngữ: Gia đình hiểu theo nghĩa hẹp là sự gắn kết giữa những người có cùng máu
mủ, huyết thống, cùng một nhà, đó là tình cảm đẹp đẽ mà ai cũng cần nâng niu, trân trọng bằng cả
tấm lòng mình. Mở rộng hàm nghĩa của từ gia đình, đó là sự gắn kết giữa người với người trong xã
hội ngay cả những người không cùng huyết thống với nhau.
Tình cảm gia đình là thứ tình cảm đặt trong mối quan hệ giữa những người thân cùng máu mủ
ruột rà, là điều thiêng liêng mà không có ai phủ nhận được.
+ Giải thích ý kiến: Ý kiến là lời tâm sự của nhân vật Dom nói với người anh em của mình thể
hiện tình cảm gia đình có thể vượt ra khỏi rào cản của khoảng cách địa lí (Cho dù cậu có ở đâu, cách
hàng dặm xa hay là nửa vòng trái đất) để mãi lưu giữ được thứ tình cảm trong trẻo đó trong trái tim
(cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi). Tình cảm gia đình là thứ tình cảm không điều gì xóa nhòa được,
không điều gì có thể cản trở và làm nó trở nên nhạt nhòa được (chúng tôi sẽ mãi là gia đình của cậu).


+ Tóm lại: Câu nói đã thể hiện sức mạnh của tình cảm gia đình như một điểm tựa tinh thần có
thể giúp con người vượt qua mọi rào cản của không gian, thời gian để đem đến cho mỗi cá nhân
những giá trị sống tốt đẹp nhất. Tình cảm gia đình không bó hẹp trong phạm vi sự gắn kết giữa những
người cùng huyết thống mà hiểu rộng ra, những người ngoài huyết thống vẫn có thể có được tình
cảm cao quý này, khi đó “gia đình” được hiểu là cộng đồng, là xã hội nhân quần.
- Phân tích, bình luận ý kiến (0.5 điểm)
+ Tình cảm gia đình được thể hiện trên những phương diện nào?
++ Tình cảm gia đình trước hết là tình cảm mà những người trong gia đình dành cho nhau, đó
có thể là tình mẫu tử, tình phụ tử hoặc tình cảm vợ chồng, anh em trong một nhà. Mỗi tình cảm nhỏ
đó có bền vững, có sâu nặng thì tình cảm gia đình mới thực sự mang ý nghĩa vốn có của nó.
++ Tình cảm gia đình ngoài của những con người có cùng huyết thống dành cho nhau là của
những con người không cùng huyết thống. Đó cũng là tình cảm đáng trân trọng, thậm chí còn rất quý
giá bởi họ đến với nhau không vì bất cứ ràng buộc nào về máu mủ mà chỉ đơn giản thứ tình cảm cao
quý đó được dành cho nhau từ cách họ quan tâm đến nhau, cộng tác với nhau trong công việc,...
++ Tình cảm gia đình có nhiều cách để thể hiện, đôi khi những sự quan tâm rất nhỏ lại làm nên
những điều rất lớn như câu nói khuyết danh: Nhiều người đi tìm những sự lớn lao, vĩ đại ở những nơi

rất xa mà không biết rằng thế giới được tạo ra từ những điều rất nhỏ.
Dẫn chứng: Sự quan tâm mà người con dành cho cha mẹ có thể làm cha mẹ ấm lòng. Trong
những lần cha mẹ đi làm đồng vất vả giữa trời oi bức, không cần phải điều hòa mát lạnh mới làm tan
mệt mỏi mà đơn giản chỉ là cốc nước chanh pha vội của người con cũng làm cho cha mẹ cảm thấy xua
tan đi những mệt mỏi của công việc. Đó chính là những điều vô cùng giản dị của tình cảm gia đình.
+ Tại sao tình cảm gia đình có thể vượt qua rào cản của không gian địa lí?
++ Tình cảm gia đình có thể khiến con người luôn cảm thấy gần bên nhau cho dù đang ở
khoảng cách rất xa nhau. Điều này có được vì người ta có thể gửi gắm những tình cảm yêu thương,
gắn bó với nhau bằng tấm lòng của mình, luôn nghĩ đến nhau, đó chính là khi tình cảm gia đình được
thể hiện một cách thầm kín ở mỗi cá nhân.
++ Khoảng cách địa lí càng xa đôi khi lại chính là nguyên nhân làm khắc sâu hơn nỗi nhớ, khắc
sâu niềm mong ngóng của những người thân trong gia đình. Quy luật tình cảm đó thật khó giải thích
nhưng lại là điều mà mỗi người trong chúng ta đều phải công nhận.
++ Nếu những người trong gia đình thực sự muốn dành tình cảm cho nhau thì không điều gì có
thể là rào cản. Kể cả một nửa vòng trái đất như nhân vật trong phim với người anh em của mình thì
đó cũng chỉ là một không gian rất ngắn so với thứ tình cảm cao đẹp này.
++ Dẫn chứng: Bức thư của người cha Đỗ Xuân Thảo gửi cho người con là cậu bé Đỗ Nhật
Nam (được ghi lại trên mạng internet) đã thể hiện tình cảm sâu sắc, đó là lòng tự hào, lòng nhớ mong
da diết đến người con của mình cho dù khoảng cách địa lí rất xa. Tình cảm của cha dành cho con là
một biểu hiện của tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng và cao quý.
+ Tại sao tình cảm gia đình có thể vượt qua rào cản về thời gian, tồn tại mãi mãi trong tâm trí
mỗi con người?
++ Tình cảm gia đình là thứ tình cảm đẹp có thể tồn tại vĩnh hằng bởi những gì thuộc thế giới
tinh thần là những gì cao quý nhất, bền vững nhất.
++ Cuộc sống luôn tiềm ẩn những giá trị tốt đẹp, nó không thể nào bị mất đi trong thế giới con
người nếu người ta có ý thức trân trọng và giữ gìn nó.
+ Tình cảm gia đình đem đến cho mỗi cá nhân những điều gì?
++ Tình cảm gia đình trước hết là những điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi để con người có
thể vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi mỗi con người có thể tìm thấy niềm
tin, sự hi vọng để vượt qua những cản trở trên con đường mà mỗi người gặp phải để vượt qua chúng

một cách dễ dàng.


++ Tình cảm gia đình là tình cảm gắn kết diệu kì mà cuộc sống đem lại cho mỗi con người, là
thứ con người tìm về sau một chặng đường dài mệt mỏi.
++ Trong xã hội hiện nay, vòng xoáy tranh đua ngày càng cuốn con người đi đến những mối
quan hệ phong phú trong xã hội thì tình cảm gia đình lại càng trở nên quý giá đối với mỗi con người,
là liều thuốc tinh thần vô giá mà không gì có thể thay thế được. Nó được đặt cạnh những thứ tình cảm
khác nhưng luôn chiếm vị trí cao trong đời sống tinh thần của mỗi con người.
++ Nếu không có tình cảm gia đình, con người sẽ trở nên khô cằn, dường như đánh mất hẳn một
phần quan trọng nhất của cuộc sống. (Học sinh có thể liên hệ đến những trường hợp trẻ em không
được bồi đắp bởi tình cảm gia đình sẽ thiếu hụt đi nhiều điều quan trọng mà đáng ra những trẻ em đó
có thể nhận được).
+ Để giữ vững tình cảm gia đình, mỗi con người cần ý thức được những điều gì?
++ Mỗi con người cần ý thức được vai trò quan trọng của tình cảm gia đình đối với cuộc sống
của mỗi con người để giữ gìn nó, giữ lửa cho nó luôn cháy mãi. Tình cảm gia đình là thứ cao quý, vô
cùng bền vững nhưng nếu không biết trân trọng thì chính chúng ta sẽ đánh mất đi thứ tình cảm cao
đẹp đó.
++ Để tình cảm gia đình bền vững, mỗi người cần ý thức thực hiện từ những điều nhỏ nhất.
Những sự quan tâm nho nhỏ dành cho nhau sẽ làm cho tình cảm gia đình trở nên đẹp hơn, ý nghĩa
hơn, nhân văn hơn.
+ Tình cảm gia đình giữa những người ngoài huyết thống thể hiện vẻ đẹp như thế nào, vai trò
của nó đối với mỗi cá nhân trong xã hội
++ Không phải chỉ những người có huyết thống mới nảy sinh tình cảm gia đình. Chúng ta có thể
nhắc đến những người ngoài huyết thống nhưng vẫn có sự quan tâm, chia sẻ với nhau như những
người thân trong gia đình. Dẫn chứng về một số trường hợp những đứa trẻ mồ côi không có nơi
nương tựa, các em không được hạnh phúc như những người khác là cất lên tiếng gọi mẹ, gọi cha. Các
em xứng đáng có được những điểm tựa tinh thần từ những tấm lòng nhân ái trong xã hội, các bà mẹ
phụ mẫu nhân từ cưu mang các em. Đó chính là tình cảm gia đình mà các em nhận được. Tuy rằng,
không phải là những người cùng huyết thống với các em. Trong xã hội hiện nay, các em là những

người đáng được quan tâm nhất.
++ Những “người anh em”, những “gia đình” đặc biệt, không phải mang quan hệ huyết thống
được tạo ra từ chính sự quan tâm, sẻ chia, thậm chí là hi sinh lẫn nhau là điều vô cùng cần thiết trong
sự phát triển của xã hội. Bởi chỉ khi con người biết nghĩ về người khác, nghĩ cho người khác bằng
tấm lòng chân thành của mình thì các công việc mới có thể được thực hiện suôn sẻ.
++ Đặc biệt trong xã hội hiện đại, quan hệ xã hội được mở rộng nhiều, thang đo các giá trị xã
hội bị đảo lộn hoặc bị thay thế bằng các thang đo giá trị khác thì tình cảm gắn kết giữa người với
người trong xã hội là mắt xích vô cùng quan trọng để gắn kết con người, giúp xã hội phát triển mà
vẫn tuân theo những quy luật muôn thuở của đời sống, giúp những tình cảm tốt đẹp không bao giờ
phai nhạt.
++ Dẫn chứng: Học sinh chỉ ra những tấm lòng hảo tâm, những con người sẵn sàng hi sinh vì
người khác trong xã hội. Họ coi những người đó không chỉ là cộng tác với mình trong công việc mà
coi đó chính là gia đình thứ hai đặc biệt của họ…
Chẳng hạn tấm lòng của người giàu có nhất thế giới, tấm gương về ý thức vượt lên trên tất cả
những thứ tầm thường để vươn lên giành lấy ước mơ, theo đuổi đam mê – Bill Gates. Ông dành 95%
số tài sản của mình để từ thiện. Đó là cách mà ông dành thứ tình cảm “gia đình lớn” trong xã hội cho
những người gặp bất hạnh.
- Bài học nhận thức và hành động (0.5 điểm)
+ Tình cảm gia đình là cao quý, vì vậy mỗi người cần ý thức được giá trị của nó và biết trân
trọng thực sự thứ tình cảm đó.
+ Những kẻ không biết quý trọng tình cảm gia đình sẽ nhận những hậu quả thích đáng.


+ Xây dựng ý thức cho mỗi cá nhân về việc tạo dựng tình cảm “gia đình” đối với những người
xa lạ, không cùng huyết thống trong xã hội.
+ Bài học nhận thức, hành động của bản thân.
c. Kết bài
Mỗi cá nhân đều có những khoảng lặng cho riêng mình. Có những người tìm khoảng lặng trong
tình bạn, có những người thấy cuộc sống của họ ý nghĩa trong tình yêu và có những người cho rằng,
tình cảm gia đình là khoảng lặng ý nghĩa nhất trong cuộc sống của họ. Cuộc sống vẫn xoay vần, xã

hội vẫn tiếp diễn từng nhịp đều đặn của nó nhưng tình cảm gia đình vẫn là những điểm tựa vô cùng
giá trị đối với mỗi con người, là nơi mà con người vẫn hướng về sau một hành trình dài mệt mỏi của
cuộc sống lợi danh.
Học sinh có thể kết bài từ những hướng khác để bài làm được sinh động hơn.
4. Sáng tạo (0.5 điểm).
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố
biểu cảm…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo
đức và pháp luật.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.5 điểm).
Câu 2 (4 điểm):
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lý và
nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau
cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm
xúc sâu đậm của cá nhân.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Từ cảm nhận của mình, bình luận những ý kiến về nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt.
3. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, hình thành bài văn hoàn chỉnh (2,0
điểm):
a. Mở bài:
- Kim Lân là một nhà văn có nhiều trang viết gắn liền với hơi thở của vùng nông thôn Bắc Bộ
Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất này như : Làng, Vợ nhặt,
Con chó xấu xí…
- Tác phẩm Vợ nhặt được trích từ tập truyện Con chó xấu xí là tác phẩm xuất sắc của Kim
Lân. Tác phẩm vừa là bức tranh chân thực về nạn đói khủng khiếp năm 1945 vừa là bài ca ca
ngợi về vẻ đẹp tình người và khát vọng sống, niềm tin vào tương lai của người lao động
nghèo. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật người vợ nhặt. Về nhân vật này, có ý
kiến cho rằng: Đó là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh. Nhưng ý kiến
khác lại nhấn mạnh: Thị là người giàu nữ tính và khát vọng.
b. Thân bài:

- Giới thiệu chung:
+ Tác phẩm Vợ nhặt trích trong tập truyện Con chó xấu xí. Truyện được viết ngay sau Cách mạng
với tên gọi Xóm ngụ cư. Nhưng do thất lạc bản thảo nên sau khi hòa bình lập lại, tác giả đã viết lại
thành Vợ nhặt. Tác phẩm có nhiều nhân vật nhưng nhân vật người “vợ nhặt” là nhân vật mang lại nhiều
thương cảm nhất cho người đọc. Nhân vật này được khắc họa sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài
và bên trong, ban đầu và về sau.
+ Người vợ nhặt là một nhân vật đặc biệt. Nhà văn không đặt cho chị một cái tên, không tuổi,
không quê quán họ hàng, xuất hiện giữa chợ tỉnh bởi kiểu người như chị trong nạn đói năm 1945 được
coi là phổ biến. Ngay từ nhan đề tác phẩm, nhà văn đã gợi ra cho người đọc một cái nhìn éo le, đau xót
về sự rẻ rúng của giá trị con người. Đúng là phận gái giữa đường, nước chảy hoa trôi.
- Bình luận hai ý kiến:


+ Trước hết, ý kiến thứ nhất nói về hình ảnh người vợ nhặt là “người phụ nữ nghèo, cùng đường
và liều lĩnh”. Đây là một nhận xét về tính cách tâm lý của người đàn bà năm đói, vì đói mà sẵn sàng bất
chấp cả thể diện để có được miếng ăn cho mình. Ý kiến thứ hai bàn về vẻ đẹp của thị “giàu nữ tính và
khát vọng”. Ý kiến này khẳng định và góp phần tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ và lòng ham sống,
khát vọng sống vươn lên hướng đến ánh sáng ngày mai. Cả hai ý kiến này đều sâu sắc mang đến cho
người đọc cái nhìn đúng đắn về người vợ nhặt – nạn nhân của nạn đói năm 1945.
+ Ý kiến thứ nhất:
++ Đi suốt chiều dài của tác phẩm đúng là người vợ nhặt là “người phụ nữ nghèo, cùng đường và
liều lĩnh”. Thị là nạn nhân của nạn đói với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh. Dưới ngòi bút của Kim Lân,
người vợ nhặt là người phụ nữ không tên không tuổi, không quê hương, không quá khứ. Không phải là
nhà văn nghèo ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho thị một cái tên mà bởi vì thị là cánh bèo nổi trôi
trong nạn đói, là người đàn bà vô danh. Từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật này chỉ được gọi là “cô ả”,
“thị”, “người đàn bà”, “nàng dâu mới”, “nhà tôi”. Nhưng nhân vật này để lại cho người đọc nhiều ấn
tượng sâu sắc.
++ Thị bị cơn bão nạn đói thổi cho phiêu dạt đến miền đất này, cuộc sống lê la tháng ngày không
biết đến ngày mai nếu như không có cái lần anh Tràng hò một câu chơi cho đỡ nhọc ấy. Thị xuất hiện
với ngoại hình kém hấp dẫn, nếu như không muốn nói là xấu. Chân dung của thị được gợi tả với những

nét không dễ nhìn. Đó là người phụ nữ gầy vêu vao, áo quần tả tơi như tổ đỉa, khuôn mặt lưỡi cày xám
xịt nổi bật với hai con mắt trũng hoáy. Có thể nói, cái đói đã khiến thị càng nhếch nhác, tội nghiệp lại
càng nhếch nhác, tội nghiệp hơn nữa. Cái đói không chỉ tàn hại dung nhan của thị mà còn tàn hại cả
tính cách, nhân phẩm, đẩy chị đến bước đường cùng. Vì đói mà thị trở nên “chao chát”, “chỏng lỏn”,
“chua ngoa, đanh đá”. Thị “cong cớn”, “sưng sỉa” khi giao tiếp, nói chuyện. Cái đói khiến thị quên cả
việc phải giữ ý tứ, lòng tự trọng của người con gái. Được cho ăn, thị sẵn sàng sà xuống cắm đầu ăn
một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Thị đã đặt sự tồn tại của mình, đặt miếng ăn lên
trên nhân cách. Đó phải chăng là cái cùng đường của thị ?
++ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, người “vợ nhặt” lại có một lòng ham sống mãnh liệt.
Thị đồng ý theo Tràng là vì để được sống chứ không phải là loại đàn bà con gái lẳng lơ. Thị bất chấp
tất cả để được ăn, ăn để được tồn tại. Đó là ý thức bám lấy sự sống. Khi anh cu Tràng hay đùa, lại đùa
có muốn theo tớ về nhà thì ra khuân đồ lên xe rồi ta cùng về thì người đàn bà kia lại im lặng sau câu
đùa của Tràng. Nói đúng hơn là thị đồng ý, đồng ý mà không hề do dự, phân vân. Cái giá của người
phụ nữ ít nhất cũng là: Ba trăm một mụ đàn bà
Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi.
Ở đây, thị đã “đại hạ giá” xuống còn bốn bát bánh đúc, hai hào dầu, một thúng con… Thị nào
có biết Tràng là ai, tốt xấu như thế nào, quê quán, gốc tích ra sao? Chỉ một câu hò bâng quơ và mấy
bát bánh đúc là thị có thể theo ngay Tràng. Phải chăng thị theo Tràng chỉ vì miếng ăn? Thị dễ dàng, hời
hợt thế ư? Thực ra hành động theo Tràng của thị xuất phát từ nhu cầu bám lấy sự sống, từ lòng khao
khát được sống. Cận kề bên cái chết, người đàn bà không hề buông xuôi sự sống. Trái lại, thị vẫn
vượt lên trên cái thảm đạm để dựng xây mái ấm gia đình. Niềm lạc quan yêu sống của thị chính là một
phẩm chất rất đáng quý. Nói như Kim Lân: Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những
con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn
cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự
sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai.
+ Ý kiến thứ hai:
++ Phía sau hình ảnh một kẻ “cùng đường và liều lĩnh”, bạn đọc thật sự xúc động trước vẻ đẹp
chiều sâu tâm hồn của thị. Đó là một người phụ nữ giàu nữ tính, giàu lòng tự trọng và có khát vọng
sống mãnh liệt. Hoàn cảnh tàn nhẫn xô đẩy chị có lúc thành ra kẻ trơ tráo, cong cớn, nhưng cái bản chất
thực



của chị không phải vậy. Ẩn sâu trong tâm hồn chị vẫn là người con gái giàu lòng tự trọng. Bởi thế, cái
hay của tác phẩm là không để cảnh ngộ xua con người đi đến tận cùng của cái tầm thường, hèn kém.
++ Trên đường về nhà chồng, trước cái nhìn “săm soi”, trước những lời bông đùa, chòng ghẹo
của người dân ngụ cư. Nếu như anh cu Tràng sung sướng, tự mãn, cái mặt vênh lên tự đắc với mình thì
người đàn bà lại cảm thấy xấu hổ. Thị ngượng nghịu, thiếu tự tin chân nọ bước díu cả vào chân kia…
cái nón rách tàng che nửa khuôn mặt. Đấy là sự thể hiện nữ tính và cũng là hình ảnh của một người
phụ nữ giàu lòng tự trọng. Thực ra, cái đói đã đẩy đưa thị phải theo Tràng. Cơn bão tố cuộc đời đã xô
đẩy thân phận cùng cực ấy ngã vào đôi vai người đàn ông thô kệch. Nhưng biết đâu đấy lại là cái may
mắn của thị. Bởi cũng biết đâu, nếu không có câu bông đùa ấy của Tràng, ít bữa nữa thôi, thị có khi lại
trở thành thây ma giữa nạn đói khủng khiếp này.
++ Kim Lân rất tinh tế khi miêu tả nét tâm lý, tính cách của thị. Nhà văn như lọt vào trong nỗi
thẳm sâu tâm tư tình cảm ấy của người phụ nữ năm đói. Ông như nhìn thấy cả nỗi tủi nhục của kiếp
người, thấy cả trong bước chân liêu xiêu, bước díu vào nhau kia là cả tủi hờn, xấu hổ. Cả tiếng thở dài
não nuột kia cũng đáng để ông xót xa và mến yêu. Ấy là lúc thị về đến nhà Tràng, nhìn thấy ngôi nhà
vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại, thị nén một tiếng thở dài. Đây là
tiếng thở dài ngao ngán, thất vọng nhưng cũng là sự chấp nhận. Ai ngờ cái phao mà thị vừa bám vào lại
là một chiếc phao rách. Trong tiếng thở dài đó vừa có sự lo lắng cho tương lai ngày mai, vừa có cả
những lo toan và trách nhiệm của thị về gia cảnh nhà chồng. Đó phải chăng là thị đã ý thức được phận
trách của mình đối với việc cùng chồng chung tay gây dựng gia đình? Tấm lòng của thị thật đáng quý
biết bao. Hay chính Kim Lân đã thổi vào tâm hồn thị niềm lạc quan ấy để thị vững lòng cho một cuộc
sống ngày mai. Quả thật là thị không tìm thấy ở Tràng một chút gì gọi là nương tựa về vật chất nhưng
Tràng chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho thị vào lúc này. Chính hạnh phúc, lòng nhân ái đã
làm cho người ta đổi thay, vui vẻ, tự tin vượt lên cái tăm tối của thực tại , vươn tới những ngày tươi
sáng, tốt
đẹp.
++ Đến lúc này người đọc chợt nhận ra, bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, thị lại là một người
phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan và cũng giàu lòng tự trọng.Vào trong nhà, thị e thẹn, dè dặt
“ngồi mớm” vào mép giường (“Ngồi mớm” – thế ngồi bấp bênh, không ổn định nhưng cũng rất ý tứ).

Thị ý tứ, cung kính, lễ phép chào bà cụ Tứ (chào đến hai lần). Đây là hình ảnh đẹp của người con dâu
rất mực thước trong quan hệ với mẹ chồng.
Sáng hôm sau, thị dậy rất sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, thu vén nhà cửa. Đến đây, người đọc dễ
nhận thấy: bao nhiêu vẻ chỏng lỏn, sưng sỉa của thị trước kia không còn nữa. Thay vào đó, chúng ta đã
được cảm nhận vẻ đẹp rất nữ tính của thị. Hơn ai hết, Tràng cảm nhận đủ đầy sự thay đổi tuyệt vời ấy:
Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực không còn vẻ gì chao
chát, chỏng lỏn như những lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Câu văn này đã ghi lại cảm xúc chân thật của
Tràng trước sự đổi thay tích cực của vợ. Phải chăng tình yêu đích thực với sức nhiệm màu diệu kì đã có
sức cảm hóa với thị?
++ Trong bữa cơm đầu đón nàng dâu: Dù bữa ăn chỉ có niêu cháo lõng bõng, mỗi người được
lưng hai bát đã hết nhẵn, lại phải ăn cháo cám nhưng thị vẫn vui vẻ, bằng lòng. Thị đã làm cho không
khí gia đình ấm cúng, thân thương hơn bao giờ hết. Thị chính là ngọn gió mát lành thổi vào cuộc sống
của gia đình Tràng, thổi vào cả tâm hồn người đàn ông phu xe cục mịch, thổi cả vào khuôn mặt bủng
beo u ám của bà cụ Tứ để hôm nay trông bà rạng rỡ hẳn lên. Thị đã đem sinh khí, thông tin mới mẻ về
thời cuộc cho mẹ con Tràng. Nghe tiếng trống thúc thuế, thị nói với mẹ chồng: Trên mạn Thái Nguyên,
Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật chia cho
người đói nữa đấy. Sự hiểu biết này của thị như đã giúp Tràng giác ngộ về con đường phía trước mà
anh sẽ lựa chọn. Qua đó, ta cảm thấy nhân vật vợ Tràng, "nàng dâu mới" cũng là người truyền tin cách
mạng.
- Đánh giá:


+ Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau để hoàn thiện vẻ đẹp của nhân vật.
Có thể nói, người vợ nhặt được miêu tả ít, song đó lại là nhân vật không thể thiếu trong tác phẩm.
Thiếu thị, Tràng vẫn chỉ là Tràng của ngày xưa; bà cụ Tứ vẫn lặng thầm trong đau khổ, cùng cực.
Chính thị đã thổi một luồng sinh khí, một luồng gió mới vào cuộc sống tối tăm, nghèo khổ của Tràng,
làm ngời sáng lên niềm tin vào cuộc sống.
+ Viết về sự đổi thay trong tâm tính của thị, Kim Lân bày tỏ tình cảm trân trọng, ngợi ca những
phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo. Tình cảm nhân đạo của nhà văn thể hiện ở đây. Chính vì thế,
cả hai ý kiến nêu trên ta thấy đều đúng, xác đáng. Thị nghèo khổ, cùng đường, liều lĩnh nhưng đáng

thương hơn là đáng giận bởi đằng sau cái cùng đường liều lĩnh ấy là phẩm chất ham sống, giàu lòng tự
trọng và khát vọng vượt lên thảm cảnh nạn đói để được sống cho một ánh sáng ngày mai.
+ Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật người vợ nhặt, nhà văn đã đặt nhân vật trong tình huống truyện
độc đáo; diễn biến tâm lí được miêu tả chân thực, tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp với tính
cách nhân vật.
c. Kết bài:
- Người vợ nhặt là một sáng tạo tài tình của Kim Lân. Thông qua nhân vật này, nhà văn đã
thể hiện một ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Con người Việt Nam dù sống trong hoàn cảnh khốn
cùng nào cũng sẽ luôn hướng về tương lai với niềm tin vào sự sống. Qua đó nhà văn cũng
bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc với những số phận con người bé nhỏ của nhân dân ta trong
nạn đói khủng khiếp năm 1945.
- Nhà văn đã lên án, tố cáo xã hội cũ đã đẩy dân ta vào thảm cảnh này đồng thời ca ngợi tấm
lòng yêu thương, đùm bọc của con người Việt Nam trong nạn đói mà tiêu biểu là nhân vật
Tràng và bà cụ Tứ.
4. Sáng tạo (0,5 điểm):
- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố
biểu cảm,… ); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm
và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm).


2

2
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều
hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là điều chắc chắn.
Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng

bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi
đồng yêu quý của chúng ta.
Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe
xã hội chủ nghĩa và các nước bầu bạn khắp năm châu và giúp đỡ cuộc chống Mỹ cứu
nước của nhân dân ta.
(Hồ Chí Minh, Di chúc, in trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị
Quốc gia)
Câu 1: Chỉ ra nội dung chính của đoạn trích trên. (0,25 điểm).
Câu 2: Tác giả của đoạn trích hướng bài viết đến những đối tượng nào? Tại sao anh
(chị) nhận ra điều đó? (0,5 điểm).
Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép liên kết trong đoạn trích trên? (0,5
điểm).
Câu 4: Tương lai mà Hồ Chí Minh dự đoán trong di chúc thể hiện vẻ đẹp nào của
Người? Trong khoảng 5 - 7 dòng, thể hiện suy nghĩ của anh (chị) về nét đẹp đó. (0,25 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8
Tặng hương hồn Thầy Me
Mỗi lần nắng mới hắt bên song.
Xao xác gà trưa gáy não nùng;
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời,
Lúc Người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi.
Hình dáng Me tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra
Nét cười đen nhánh sau tay áo


Câu 6. Hình ảnh nắng mới trong bài thơ có ý nghĩa gì trong việc thể hiện cảm xúc

thơ? (0.5 điểm)
Câu 7. Nhận xét của anh/chị về tác dụng của phép tu từ trong câu thơ: “Mỗi lần
nắng mới reo ngoài nội”. (0.25 điểm).
Câu 8. Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người mẹ trong câu thơ “Nét cười đen
nhánh sau tay áo.” (0.5 điểm).
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Trong bộ phim You’re the apple of my eye, nhân vật chính Kha Đằng sau khi đã đi
qua tuổi thanh xuân sôi nổi, nhiều thăng trầm, đã nhận ra rằng: Tuổi trẻ như một cơn mưa
rào, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay lại, để được ướt thêm một lần nữa.
Từ câu nói trên, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý nghĩa của những thăng trầm trong
những năm tháng tuổi trẻ? Hãy trình bày suy nghĩ ấy bằng một bài văn nghị luận ngắn
(khoảng 600 chữ).
Câu 2: (4 điểm) Về đoạn thơ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời


Phần I. Đọc – hiểu (3 điểm)

GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích là lời khẳng định

chắc chắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thắng lợi hoàn toàn của
dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và mong
muốn, dự định của Người vào ngày trọng đại khi dân tộc ta
giành chiến thắng. (0,25 điểm).
Câu 2: Đoạn trích hướng tới đối tượng là toàn thể nhân
dân Việt Nam, các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa và
bầu bạn khắp năm châu, những nước luôn luôn ủng hộ và sát
cánh với nước Việt Nam ta. (0,25 điểm.)
Người đọc nhận ra điều đó vì Người đã nhắc đến các đối
tượng này trong bài viết của mình, bài viết không hề gửi đến
riêng một đối tượng nào. Cụ thể các từ trong đoạn trích thể hiện
điều đó là: để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh
hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão,các cháu thanh niên và nhi
đồng yêu quý của chúng ta. Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân ta
đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ
nghĩa và các nước bầu bạn khắp năm châu đã giúp đỡ cuộc
chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
Đối với ý hỏi thứ hai, học sinh có thể trả lời như sau thì
vẫn cho điểm tối đa: Vì nội dung của bài viết nhằm tuyên bố
những dự định của Hồ Chí Minh tới tất cả những đối tượng trên
nên người đọc nhận ra những đối tượng mà Người hướng tới
trong bài viết. (0,25 điểm).
Câu 3: Các phép liên kết:
- Phép liên tưởng: nhà văn sử dụng trường từ vựng về
nhân dân: đồng bào, cán bộ, chiến sĩ anh hùng, cụ
phụ lão…
- Phép thế: “đó” dùng để thay thế cho “Cuộc chống
Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian
khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi
hoàn toàn”

- Phép nối: “kế theo đó” (0,25 điểm).
Giá trị của phép liên kết: Hướng nội dung của đoạn trích
đến chủ đề là lời dự đoán của Bác về
chiến thắng của dân tộc ta. (0,25 điểm).
Câu 4: Học sinh triển khai thành đoạn trong khoảng 5 -7
dòng viết về vẻ đẹp của Bác, đó có thể là vẻ đẹp của lòng lạc
quan, vẻ đẹp của lòng yêu nước sâu sắc, tùy học sinh cảm nhận.
(0,25 điểm).
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. (0.25 điểm).
Câu 6. Hình ảnh “nắng mới” trong bài thơ vừa là không
gian gợi nhớ vừa là hình ảnh gắn với nỗi nhớ tươi tắn nhất, sâu
đậm nhất trong lòng nhà thơ. (0.5 điểm).
Câu 7. Trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội”,
từ reo dùng với nghĩa nhân hóa, diễn tả
một không gian rực rỡ, tươi tắn trong nỗi nhớ của tác giả. Nắng
mới mà như reo lên hay tiếng lòng tác giả náo nức, thiết tha.
(0.25 điểm).


Câu 8. Câu hỏi mở, tùy
theo cảm nhận của mình, giáo
viên linh hoạt cho điểm. Thí sinh
nêu cảm nhận về hình ảnh người
mẹ theo định hướng sau. Bài thơ
là một bức họa đẹp về người mẹ
với sắc màu, đường nét đầy sức
gợi. Hình ảnh người mẹ vừa lấp
lánh tỏa sáng, vừa e ấp, kín đáo.
(0.5 điểm).
Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm):
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị
luận xã hội (0.5 điểm).
Trình bày đầy đủ các
phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí
và nêu được vấn đề; phần Thân
bài biết tổ chức thành nhiều
đoạn văn liên kết chặt chẽ với
nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề;
phần Kết bài khái quát được vấn
đề và thể hiện được nhận thức
của cá nhân.
2. Xác định đúng vấn đề cần
nghị luận (0.5 điểm).
Vấn đề đưa ra là vẻ đẹp
của tuổi trẻ là những trải
nghiệm vô cùng ý nghĩa trong
cuộc đời mỗi con người, dù
những trải nghiệm đó là đớn
đau, là khó khăn nhưng đó là
điều mà mỗi người đều không
thể quên được và không hề dễ
dàng mà có được những trải
nghiệm đó một lần nữa.


3. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; hình thành bài văn hoàn chỉnh (1.0
điểm).
a. Mở bài:

Tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc sống mỗi con người, nó ghi lại dấu ấn của một
thời sống nhiệt huyết, sống say mê với lí tưởng và cũng là dấu ấn cho những vụng dại đầu đời, những
thất bại đau đớn không thể nào quên. Đó là lứa tuổi mà mỗi con người mỗi khi nhắc lại đều cảm thấy
tươi đẹp nhất, đáng nhớ nhất. Như lời tâm sự của nhân vật Kha Đằng, nhân vật chính trong bộ phim
You are apple of my eye: Tuổi trẻ như một cơn mưa rào, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay lại, để được
ướt thêm một lần nữa. “Cơn mưa rào” ấy phải chăng là dấu ấn ghi lại giá trị sống của mỗi con người?
b. Thân bài:
- Giải thích. (0.5điểm)
+Giải thích từ ngữ: “cơn mưa rào” là cơn mưa diễn ra một cách nhanh chóng, chốc lát nhưng
cường độ hạt mưa mạnh, dày đặc. Hình ảnh cơn mưa rào được so sánh với tuổi trẻ, lứa tuổi đẹp nhất
của cuộc đời. “cảm” là cách nói thể hiện tuổi trẻ có thể đem lại những khó khăn, mất mát, những thất
bại trong cuộc đời mỗi con người. Cách nói “ướt thêm một lần nữa” thể hiện mong muốn được trải
nghiệm lại những điều đã trải qua của tuổi trẻ.
+ Giải thích ý kiến: Ý kiến khẳng định vẻ đẹp của tuổi trẻ, lứa tuổi tuy ngắn ngủi, con người
nhiều bồng bột, nhiều vấp ngã, nhiều khó khăn cần phải trải qua nhưng là lứa tuổi đáng nhớ nhất,
đáng để kể lại nhất trong cuộc đời mỗi con người. Thông qua khao khát được trở về tuổi trẻ của nhân
vật Kha Đằng sau khi đã trải qua những năm tháng thăng trầm ấy, mỗi người trong chúng ta càng
hiểu thêm lời nói đó không chỉ có ý nghĩa là mong muốn mà dường như còn là sự tiếc nuối vì một
thời đã
qua.
- Phân tích, bình luận ý kiến (0.5 điểm).
+ Tuổi trẻ trải qua vô cùng nhanh chóng, nếu không sống một cách có ý nghĩa thì con người sẽ
cảm thấy hối tiếc vì lứa tuổi tươi đẹp đó.
++ Tuổi trẻ vô cùng ngắn ngủi trong cuộc đời mỗi con người. Nếu không ý thức được điều đó,
chúng ta sẽ sống phí hoài khoảng thời gian đẹp đẽ này. Cuộc sống có ý nghĩa là khi con người sống
nhiệt huyết, sống hết mình trong mọi thời điểm, thể hiện hết những điều mà con người có thể làm
được để không cảm thấy hối tiếc vì những gì mình đã làm trong cuộc đời, mà cụ thể là tuổi trẻ của
mình.
++ Tuổi trẻ là lứa tuổi ôm ấp nhiều hoài bão nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tuổi trẻ là lứa
tuổi con người không mong cái gì dễ dàng, sẵn sàng cho đi mà không nhận lại. Tuổi trẻ có ý nghĩa là

khi con người có lí tưởng, có định hướng trong cuộc đời.
++ Tuổi trẻ là lứa tuổi mộng mơ, cuộc sống không phải bon chen với những ham muốn tầm
thường về lợi danh, sống thoải mái nhất với con người và cuộc đời mình. So sánh với “cơn mưa rào”
cũng chính hàm ý so sánh sự trong trẻo, mát lành của cơn mưa rào cũng chính như suy nghĩ đầy trong
sáng của tuổi trẻ.
++ Dẫn chứng: Học sinh chỉ ra một số tấm gương thanh niên sống hết mình, sống có lí tưởng
cao đẹp và đạt được những thành công nhất định trong cuộc sống (có thể trong hoặc ngoài nước, thời
xưa hoặc thời nay đều được).
+ Tuổi trẻ là lứa tuổi gặp nhiều thất bại, nhưng sau những thất bại đó, con người được trưởng
thành hơn rất nhiều.
++ Những thăng trầm trong cuộc sống là điều không thể thiếu được đối với tuổi trẻ bởi tuổi trẻ
là lứa tuổi vẫn chưa có những suy nghĩ chín chắn. Cuộc sống luôn đặt ra những thử thách cho con
người, đặc biệt là những khó khăn trong con đường đi đến thành công của tuổi trẻ nhưng đó không
phải cản trở đối với lứa tuổi này, trái lại, nó là những điều đáng nhớ nhất trong cuộc sống.


++ Đối với tuổi trẻ, mỗi lần con người trải qua những khó khăn, mất mát đó là những lần con
người đứng dậy. Nhân vật Kha Đằng trong bộ phim mong muốn được trải nghiệm điều đó một lần
nữa bởi đó là những điều để lại cho nhân vật những kỉ niệm, những kí ức không thể nào quên.
++ Dẫn chứng: Dẫn chứng về tuổi trẻ của một số con người trải qua nhiều khó khăn, mất mát
của tuổi trẻ, nhiều vấp ngã để đi đến thành công.
Ví dụ Tổng Giám đốc của Café Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ là một tấm gương vượt qua
những mất mát tuổi trẻ, đi đến thành công một cách không hề dễ dàng, nhưng kết quả ngọt ngào khiến
tuổi trẻ đó thật đẹp, thật ý nghĩa. Năm 1992, ông nhập học Khoa Y, Đại học Tây Nguyên. Trải qua
nhiều khó khăn và thất bại, trong giai đoạn này ông đã bắt đầu các hoạt động tìm tòi và nghiên cứu về
lĩnh vực cà phê. Nhiều lần nản chí nhưng ông không bao giờ quên niềm đam mê của mình, năm 1996,
ông thành lập hãng cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột. Năm 1998, công ty Trung Nguyên lần
đầu tiên mở quán cà phê ở Thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng kinh doanh theo mô hình nhượng quyền
thương hiệu, từ đó các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện trên khắp
mọi nơi trên cả nước. Hiện nay, ông được biết đến là “Vua cà phê Việt Nam” (do National

Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh), là một nhà tư tưởng và đồng thời là một nhà hoạt
động cộng đồng không mệt mỏi.
+ Làm thế nào để không phải hối tiếc về tuổi trẻ của mình?
++ Tuổi trẻ là lứa tuổi đẹp nhất của mỗi con người, do đó cần phải sống hết mình với tuổi trẻ,
không ngại vấp phải những khó khăn trước mắt mà ngại xông pha, ngại vượt qua chính mình để vươn
lên, không bỏ lỡ những cơ hội quý báu mà chính tuổi trẻ mang lại. Dám vượt qua bản thân để mạnh
mẽ sống hết mình là cách để giới trẻ không hối tiếc về tuổi thanh xuân của mình. Cần phải nâng niu,
trân trọng những gì đã trải qua, không coi đó là rào cản mà trái lại coi đó là cơ hội cho bản thân mình.
++ Giá trị đích thực của tuổi trẻ còn ở những mối quan hệ tốt đẹp. Để có được những mối quan
hệ tốt đẹp đó, con người cần ý thức xây dựng bản thân với những người xung quanh, không bỏ lỡ
những mối quan hệ tốt. Muốn có được những mối quan hệ tốt, tuổi trẻ trước hết phải là một người tốt
trong những mối quan hệ đó.
++ Dẫn chứng: Đối với phần này, ngoài những tấm gương trẻ tuổi sống hết mình cho xã hội,
học sinh có thể dẫn ra những trường hợp ngược lại, sống hoài sống phí tuổi trẻ của mình để làm
những công việc vô bổ, để sau đó phải hối tiếc vì tuổi trẻ đã trải qua.
- Bài học nhận thức và hành động (0.5 điểm)
+ Tuổi trẻ nhiều vụng dại là những điều đáng nhớ nhất đối với mỗi con người nhưng mỗi lần
thất bại là một lần con người lớn lên. Quan trọng hơn những mất mát mà con người phải chịu là cách
mà tuổi trẻ dũng cảm trải qua khó khăn của mình, thể hiện niềm tin và sự quyết đoán trong việc thực
hiện công việc.
+ Bài học nhận thức, hành động của bản thân.
c. Kết bài
Có nhiều con đường để đi tới thành Rome. Mỗi người có một lựa chọn cho riêng mình và không
phải lựa chọn nào cũng dễ dàng. Nhưng dù lựa chọn con đường nào, mỗi người cũng đều phải tìm cho
mình một lối sống tích cực, để mỗi thời khắc mình sống đều không phải hối tiếc vì những gì đã qua,
những gì đã trải nghiệm rồi mới tính đến những thành công ở con đường phía trước. Tuổi trẻ là thứ
quý giá trên đường đi đó mà con người không nên lãng phí. Mỗi người chỉ có một lần để trải qua tuổi
trẻ, thời gian đã qua đi sẽ không bao giờ quay trở lại, phải sống sao cho tuổi trẻ của mình trở nên tươi
đẹp như chính ý nghĩa của nó.
4. Sáng tạo (0.5 điểm)

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố
biểu cảm…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo
đức và pháp luật.


5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.5 điểm).
Câu 2 (4 điểm):
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm)
- Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và
nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau
cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng,
cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Qua việc phân tích đoạn thơ nhận thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây: vừa hùng vĩ,
dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình và bức tượng đài về người lính Tây Tiến: vừa kiêu hùng, bi
tráng vừa lãng mạn, hào hoa. Đồng thời chỉ ra được sự tài hoa trong bút pháp của Quang
Dũng: sự kết hợp hài hòa thi, nhạc và họa.
3. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, hình thành bài văn hoàn chỉnh (2,0
điểm):
a. Mở bài
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài. Ông làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Ở bất cứ lĩnh vực
nghệ thuật nào ngòi bút của Quang Dũng cũng thể hiện được sự tài hoa và lãng mạn. Với
không gian của thơ ca, mỗi sáng tạo của ông đều làm cho người đọc say mê. Trong đó nổi bật
lên là bài thơ Tây Tiến. Thi phẩm này đã từng mang trong mình số phận khá long đong khi bị
lịch sử thẩm mĩ khước từ nhưng theo thời gian thì chân giá trị của tác phẩm càng được
khẳng định. Và cho đến nay khi nhắc đến bài thơ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam thời
chống Pháp thì chúng ta không thể bỏ qua được Tây Tiến.
- Đoạn thơ “Sông Mã…thơm nếp xôi” là một trong những đoạn thơ đặc sắc, kết tinh những giá
trị nổi bật của thi phẩm Tây Tiến. Chính vì thế mà có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ là bức tranh
thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt. Nhưng ý kiến

khác lại khẳng định: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến kiêu hùng,
bi tráng song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa. Mỗi ý kiến lại thể hiện những thành công trên
phương diện khác nhau của đoạn thơ. Tổng hòa các ý kiến làm nên sự trọn vẹn cho đoạn thơ.
b. Thân bài
- Giới thiệu chung
+ Tây Tiến là một bài thơ gắn liền với tên tuổi của Quang Dũng. Bài thơ được gợi cảm hứng từ
nỗi nhớ về thiên nhiên, con đường hành quân và những người chiến binh Tây Tiến. Trong thi phẩm
này, thiên nhiên Tây Bắc hiện lên đẹp diệu kì, vừa có nét hoang vu dữ dội của cảnh trùng điệp những
núi cao, vực thẳm; lại vừa đẹp mê hồn bởi những nét thơ mộng và trữ tình của cảnh sắc. Hiện lên trên
phông nền ấy là dáng hình những người chiến binh vừa kiêu hùng, bi tráng vừa lãng mạn, hào hoa. Gợi
tả về những hoài niệm ấy, ngòi bút của Quang Dũng chứa chan cảm xúc. Và cảm xúc đó được định
hình và lan tỏa ngay từ khúc dạo đầu của thi phẩm.
+ Tây Tiến của Quang Dũng không đơn thuần chỉ là một bài thơ mà còn là nhạc, là họa và đoạn
thơ được trích là những câu thơ thể hiện những cung bậc cảm xúc đầu tiên của nhà thơ khi nhắc về một
kỉ niệm đã xa. Đó là những dòng kí ức rất trong trẻo, đằm thắm về thiên nhiên Tây Bắc và về những
con người đã ra đi làm nên lịch sử. Cho dù trên bản đồ lai chữ, không có một địa danh nào được gọi
bằng cái tên như thế nhưng nơi tâm hồn bạn đọc Tây Tiến là một địa chỉ rất thân quen. Nhắc đến địa
danh này chúng ta nhớ về một Quang Dũng rất tài hoa, lãng mạn, nhớ về những chàng trai Hà Nội ra đi
năm 1947 và nhớ về một miền đất thiêng – nơi có biết bao con người thân yêu đã hóa thân cho đất mẹ.
Những dòng kỉ niệm về họ sẽ mãi trường tồn trong cảm xúc của con người Việt Nam hôm nay và mãi
về sau.
- Nhận định thứ nhất: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song
cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt:


+ Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng:
++ Các hình ảnh sương mờ bao phủ cả vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa về trong đêm hơi, những ngôi
nhà bồng bềnh trong biển sương mờ...
++ Không gian núi rừng bao la cứ trải ra mênh mông, vô tận trước mắt người lính.
++Những câu thơ nhiều thanh bằng gợi nên những gam màu êm dịu, huyền ảo, thoáng nhẹ, thơ

mộng: Mường Lát hoa về trong đêm hơi, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Một loạt các thanh bằng kết
hợp với vần “ơi” khiến nét vẽ mềm mại, tạo cảm giác lâng lâng, chơi vơi trước cảnh bao la hùng vĩ của
đất trời, non nước.
++ Thiên nhiên miền Tây có những khung cảnh rất đầm ấm, đó là khi đoàn binh Tây Tiến dừng
chân ở một bản làng nào đó. Họ được hòa mình vào cuộc sống gia đình, quây quần bên bếp lửa, bên nồi
xôi nếp đầu mùa thơm nồng nghi ngút khói. Hai câu cuối của đoạn thơ tạo nên một cảm giác êm dịu,
ấm áp tình quân dân.
+ Thiên nhiên dữ dội, khắc nghiệt:
++ Gợi lên qua các địa danh xa xôi, hẻo lánh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch,
Mai Châu…
++ Vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí ẩn của núi rừng miền Tây được nhà thơ khai thác không chỉ
theo chiều không gian mà còn được mở ra cả ở chiều thời gian. Núi rừng hoang vu ấy luôn là mối đe
dọa khủng khiếp đối với con người: Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp
trêu người.
++ Song hành cùng với những nét vẽ mềm mại là những nét vẽ gân guốc, chắc khỏe mở ra bức
tranh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hiểm trở với những núi cao, vực thẳm: từ láy khúc khuỷu, thăm
thẳm, heo hút và cụm từ súng ngửi trời; kết hợp với hai động từ ngược hướng: lên – xuống, với các từ
chỉ số nhiều: ngàn thước – ngàn thước gợi ra hình khe thế núi cao vút, đổ gập, khúc khuỷu quang co,
trùng điệp, hiểm trở, chọc trời. Cùng với đó là âm thanh dùng dợn: “thác gầm thét”, “cọp trêu người”
khiến cho sự dữ dôi của thiên nhiên được đẩy lên cao đến cực độ.
++ Những câu thơ nhiều thanh trắc, nghệ thuật đối, lặp từ, lặp cấu trúc, cách ngắt nhịp câu thơ…
Tiểu kết: Với con mắt thi, nhạc, họa kết hợp với cảm hứng bi tráng, lãng mạn, Quang Dũng đã tái
hiện sinh động một bức tranh nghệ thuật ngôn từ về thiên nhiên Tây Bắc với sự kết hợp của nhiều nét
vẽ: vừa thơ mộng, trữ tình; vừa hùng vĩ, dữ dội.
- Nhận định thứ 2: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến kiêu hùng, bi
tráng song cũng rất đỗi lãng mạn, tài hoa
+ Họ phải đối mặt với bao khó khăn, thử thách, mất mát, hi sinh:
++ Ấn tượng đầu tiên của Quang Dũng về người lính Tây Tiến trên con đường hành quân là những
bước đi mệt mỏi lần khuất như chìm đi trong màn sương dày đặc (sương lấp đoàn quân mỏi).
++ Người lính Tây Tiến phải đối mặt, vượt qua những dốc núi vô cùng hiểm trở với bao gian nan,

vất vả: những dốc núi cao như “ngửi” trời xanh, những vực sâu thẳm, những sườn đèo dốc. Khi tái hiện
lại những gian khổ đó, nỗi lòng của Quang Dũng đã có điểm gặp gỡ với Lí Bạch trong Thục đạo nan:
“Thục đạo chi nan, nan vu thướng thanh thiên” (“Đường Thục khó, khó hơn lên trời xanh”).
++ Cái hoang vu, dữ dội của núi rừng thường trực, đeo bám người lính Tây Tiến như một định
mệnh, luôn hiện hình và đeo bám, hành hạ họ.
++ Dù can trường trong khó khăn nhưng nhưng trên con đường hành quân gian khổ đó, đã có
những người phải hi sinh bởi những núi cao, vực thẳm. Họ hi sinh trong tư thế vẫn như đang hành
quân, vẫn chắc tay súng, vẫn ôm lấy và gục lên quân trang: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục
lên súng mũ bỏ quên đời”.
+ Tâm hồn lãng mạn, hào hoa:
++ Vẻ tinh nghịch, tếu táo, chất lính ngang tàng như thách thức cùng với hiểm nguy, gian khổ của
người lính Tây Tiến.


++Trên đường hành quân vất vả, họ thả hồn mình vào thiên nhiên, để trút bỏ mọi nhọc nhằn thể
xác, đắm mình vào thiên nhiên, cảnh vật.
++ Có những phút giây, đoàn quân dừng chân ở một bản làng, quây quần bên những bữa cơm
thắm tình quân dân cá nước. Chính khung cảnh đầm ấm đó đã giúp họ xua đi những mệt mỏi, dãi dầu,
tiếp thêm niềm tin, sức mạnh để tin vào ngày mai toàn thắng.
++ Cái nhìn lãng mạn đã nâng đỡ cho ngòi bút Quang Dũng tạo nên màu sắc bi tráng khi nói tới
sự hi sinh của người lính Tây Tiến.
++ Nét đẹp trong tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những chàng trai thủ đô giúp họ có cái nhìn tươi
sáng ngay trong gian khổ, hi sinh và có thêm động lực để hoàn thành nhiệm vụ.
Tiểu kết: Người chiến binh hiện lên vừa kiêu hùng, bi tráng vừa lãng mạn, hào hoa (lí giải từ xuất
thân của họ).
- Đánh giá chung (0, 5 điểm)
+ Hai nhận định đều khái quát được nội dung cơ bản của đoạn thơ.
+ Cả hai nhận định đều cho thấy cái nhìn đầy đủ, rõ nét về thiên nhiên Tây Bắc và người lính Tây
Tiến dội về trong nỗi “nhớ chơi vơi” của nhà thơ khi ông đã rời xa Tây Tiến, rời xa sông Mã.
+ Đoạn thơ không chỉ đơn thuần gợi nhớ về thiên nhiên và người chiến sĩ mà quan trọng hơn thế

còn là tình yêu và sự gắn bó máu thịt của nhà thơ với Tây Bắc, với Tây Tiến.
+ Đoạn thơ là sự phối hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và bút pháp lãng mạn. Chính sự hòa
quyện
đó khiến cho bức tranh về thiên nhiên và con người hiện lên đa chiều, trọn vẹn.
c. Kết bài
+ Khái quát lại vấn đề và đánh giá về thành công của tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam gia
đoạn 1945 -1954.
4. Sáng tạo (0,5 điểm):
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu
cảm,… ); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng
sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


3

3
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Tiếng Việt của chúng ta rất giàu; tiếng98 ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư
tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong
phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu
tranh với giặc ngoại xâm; bởi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng
nước và giữ nước. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của
xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm
và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
(2) Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều rất khó nói. Chúng ta không
thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng,
của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng
thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân

trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi
vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân
ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, trong cuốn sách cùng tên,
NXB Giáo dục, Hà Nội,1980)
Câu 1: Tìm các vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên. (0,25 điểm)
Câu 2: Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 3: Tiếng Việt giàu và đẹp được Phạm Văn Đồng chỉ ra trên những ví dụ cụ thể
nào? Anh (chị) hãy chỉ ra tác dụng của những ví dụ cụ thể đó.(0,5 điểm)
Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu: Có lẽ tiếng Việt của
chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu
tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. (0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8.
Bàn tay em ngón chẳng thon dài,
Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả.
Em đánh chắt, chơi thuyền thuở nhỏ,
Hái rau dền, rau rệu nấu canh,
Tập vá may, tết tóc một mình, Rồi
úp mặt lên bàn tay khóc mẹ.
Đường tít tắp, không gian như bể,
Anh chờ em, cho em vịn bàn tay
Trong tay anh, tay của em đây
Biết lặng lẽ vun trồng gìn giữ.
Trời mưa lạnh, tay em khép cửa,
Em phơi mền, vá áo cho anh.


Năm tháng đi qua, mái đầu cực nhọc,
Tay em dừng trên vầng trán lo âu.
Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau

Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngả.
Khi anh vắng, bàn tay em biết nhớ
Lấy thời gian đan thành áo mong chờ.
Lấy thời gian em viết những dòng thơ
Để thấy được chúng mình không cách trở.
Bàn tay em, gia tài bé nhỏ,
Em trao anh cùng với cuộc đời em.
(Trích Bàn tay em, Xuân Quỳnh, in trong tập Tự hát, NXB Tác phẩm mới, 1984)
Câu 5. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Tác dụng của thể thơ đó với sự thể
hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình. (0.25 điểm)
Câu 6. Trong khổ thơ thứ nhất, hình ảnh “bàn tay em” được miêu tả như thế nào? Sự
miêu tả đó gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì? (0.5 điểm)
Câu 7. Xác định một biện pháp tu từ nổi bật nhất trong đoạn thơ. (0.25 điểm).
Câu 8. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ cuối bài: “Bàn tay em, gia tài bé nhỏ,
Em trao anh cùng với cuộc đời em”? Trả lời ngắn gọn trong khoảng 5-7 dòng. (0.5 điểm).
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
“Hôm nay (19/4), là ngày đầu tiên Công viên nước Hồ Tây (Hà Nội) mở cửa miễn
phí cho người dân Thủ đô và du khách đến vui chơi và bơi lội. Ngay từ sáng, hàng nghìn
người dân đồng loạt kéo đến, khiến công viên rơi vào tình trạng quá tải. Phía Công viên
phải phát đi thông báo trên hệ thống loa truyền thanh có nội dung tạm dừng phục vụ nhân
dân miễn phí và tiến hành cho lực lượng an ninh đóng cổng ngay sau đó.
Tuy nhiên, nhiều người thay vì chấp hành thông báo trên, đã “quyết” vào trong
bằng cách trèo qua hàng rào sắt bất chấp nguy hiểm cho bản thân. Lực lượng an ninh quá
mỏng so với “biển người” đang xuất hiện tại đây, khiến việc ngăn cản người dân vượt
rào vào trong gặp nhiều khó khăn”.
(Theo Nguyễn Dương - báo Dân trí)




×