Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO TỈNH SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.25 KB, 7 trang )

1

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN
2011 - 2020
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo có hiệu quả của Trung ương Đảng,
Quốc hội, Chính phủ, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La tiếp tục giữ vững ổn định chính
trị và giành được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo kết quả
nghiên cứu, rà soát Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 –
2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tỷ trọng sản xuất nông lâm nghiệp giảm chỉ còn xấp xỉ 39%,
công nghiệp xây dựng tăng từ 9,5% năm 2001 lên 23,4%, thương mại dịch vụ tăng từ 29,6% lên
36,6%. Tổng đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2006 - 2010 ước đạt 48.926 tỷ đồng. Thu
nhập bình quân đầu người đạt hơn 600 USD, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2001. Tuy nhiên, sơ
với mặt bằng chung toàn quốc, thì trình độ khoa học – công nghệ và chất lượng lao động của tỉnh
Sơn La còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới. Với dân số hơn 1
triệu người, Sơn La có số lao động trên 650 ngàn người, đạt 59% dân số, hàng năm bổ sung vào
lực lượng lao động với mức tăng bình quân 4,46%. Đây là lực lượng lao động dồi dào, tương đối
trẻ, trong đó, độ tuổi dưới 35 chiếm 62,3%. Tuy nhiên, tính đến năm 2005, số lao động chưa qua
đào tạo của Sơn La vẫn còn ở mức cao, đạt 87,1%. Cho đến nay, số lao động được đào tạo mới
chỉ đạt 25%. Tình trạng thiếu lao động đã qua đào tạo và có trình độ chuyên môn cao diễn ra phổ
biến ở tất cả các ngành và các thành phần kinh tế của Sơn La. Thực tế cho thấy, tành công hay
thất bại trong phát triển kinh tế xã hội của một đất nước cũng như của một địa phương thường
xuất phát từ một số yếu tố cơ bản như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ và lao động. Điều
đó có nghĩa là nguồn nhân lực giữ vai trò hết sức quan trọng. Với mục tiêu phát triển nhanh, hợp
lý, bền vững, hướng tới Hội nhập Quốc tế (HNQT) để đưa Sơn La trở thành Trung tâm phát triển
vùng Tây Bắc về đào tạo nhân lực, dịch vụ y tế, sản xuất điện năng, nông sản và bảo đảm quốc
phòng, an ninh phía Tây Bắc tổ quốc thì một trong những ưu tiên hàng đầu là phải phát triển
nguồn nhân lực, trang bị và không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động,
xem đó là điểm tựa của hệ thống đòn bẩy để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội.
1. Thực trạng nguồn nhân lực của Sơn La


- Dân số: năm 2010, toàn tỉnh có 1.092,7 nghìn người, trong đó dân số nông thôn 940,1
nghìn người, chiếm 86,0% và dân số thành thị 152,6 nghìn người, chiếm 14,0%; Tốc độ tăng dân
số chung giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 1,5%, trong đó tăng dân số thành thị là 1,59% và tăng
dân số nông thôn là 1,48%. Tỷ lệ nam nữ tương đương tỷ lệ quốc gia và tỷ lệ dân số trẻ (dưới 20
tuổi) chiếm 48,6%.
Nhìn chung, chất lượng dân số Sơn La đạt mức khá trong vùng Tây Bắc về thể lực, trình
độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, so với mức trung bình cả nước thì vẫn còn thấp.


2

Nguyên nhân là do tỷ lệ hộ nghèo tại các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ trẻ em bị suy
dinh dưỡng khá cao, chất lượng công tác giáo dục, đào tạo còn hạn chế, mức sống thấp hơn vùng
đồng bằng.
- Số lượng, cấu trúc nhân lực: giai đoạn 2006 - 2010, lực lượng lao động tăng bình
quân/năm khoảng 4,5%, cao hơn chỉ tiêu này của cả nước (2,33%) và cao hơn nhiều mức tăng
bình quân dân số cùng giai đoạn. Đến năm 2010, tỷ lệ lao động nam/lao động nữ là
50,7%/49,3%, tỷ lệ lao động thành thị/lao động nông thôn là 13,7%/86,3%.
Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2010 là 649,8
nghìn người, chiếm 59,5% tổng dân số. Trong đó, lao động nông nghiệp là 544,9 nghìn người
(chiếm 83,9%), lao động công nghiệp - xây dựng là 25,9 nghìn người (chiếm 4,0%) và lao động
dịch vụ là 78,9 nghìn người (chiếm 12,1%).
Đối với nhân lực là người dân tộc thiểu số: Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng sinh
sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ trên 80% dân số của toàn tỉnh. Số nhân
lực này sẽ chiếm phần lớn lực lượng lao động của tỉnh.
Nhìn chung, chất lượng lao động được cải thiện với tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010
đạt 25%, tăng 10% so với năm 2006, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo ở khối dịch vụ, công
nghiệp - xây dựng cao hơn khối nông lâm ngư nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp đại học Tây Bắc và
các cơ sở đào tạo khác trong tỉnh tham gia vào sản xuất, kinh doanh đông hơn. Bên cạnh đó, Sơn
La cũng thu hút được sinh viên tốt nghiệp các trường đại học ở nơi khác, trong đó có cả sinh viên

tốt nghiệp ở nước ngoài tham gia vào thị trường lao động. Tuy nhiên, năng suất lao động còn
thấp hơn mức bình quân chung cả nước.
- Giáo dục - Đào tạo: đạt được các tiến bộ về cơ sở hạ tầng như số trường, phòng học xây
dựng và số lượng học sinh, giáo viên tăng lên. Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục cũng có chuyển
biến từng bước. Tuy nhiên, vùng biên giới và vùng sâu, vùng xa cần hỗ trợ nhiều hơn. Việc hình
thành trường Đại học Tây Bắc với các khoa chủ yếu như nông lâm nghiệp, sư phạm v.v và các
trường Cao đẳng Y tế Sơn La, trường trung học chuyên nghiệp, trường và trung tâm dạy nghề…
là tiến bộ mới của Sơn La nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung trong thời kỳ quy hoạch.
Trường phổ thông dân tộc nội trú được khôi phục và phát triển từ những năm 1990 đã góp
phần quan trọng trong việc giáo dục, đào tạo một lượng khá lớn học sinh các dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, một số dân tộc trước đó bị tái mù chữ, nhờ hệ thống trường này đã xoá được mù chữ
trong độ tuổi quy định, có em đã trưởng thành là cán bộ tham gia công tác ở cấp cơ sở đạt chuẩn
phổ cập tiểu học. Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú là trang bị những kiến thức văn
hoá cơ bản cho con em các dân tộc thiểu số, tạo tiền đề cần thiết để xây dựng nhân cách, những
tiêu chuẩn cơ bản, từ đó hình thành nên người cán bộ dân tộc thiểu số sau này. Tuy nhiên, cơ sở
vật chất cũng như chất lượng đào tạo tại các trường nội trú tại Sơn La còn rất thấp.
Bảng 1.1: Thành tựu ngành Giáo dục - Đào tạo thời kỳ 2006 – 2020
TT
1
2

Chỉ tiêu
Tổng số trung học các cấp
Tổng số cơ sở đào tạo

Đơn vị
Trường
Trường

2006

476
5

2010
536
7


3

3
4
5

Tổng số học sinh các cấp
Tổng số s/viên+h/viên
Trường chuẩn quốc gia

1000 học sinh
1000 người
Trường

230,7
9.753
26

209,2
23.141
56


Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo; Cục thống kê Sơn La
2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực của Sơn La
Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định, nhưng nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực của
Sơn La vẫn còn ở mức thấp so với cả nước. Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền
vững, phù hợp với phát triển vùng Tây Bắc, vùng núi Trung du Bắc bộ và bối cảnh công
nghiệp hóa (CNH), hội nhập quốc tế (HNQT), Sơn La đã đề ra những định hướng phát triển
nhân lực đến năm 2020 theo các tiêu chí sau:
- Phát triển nhân lực theo bậc đào tạo
Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong các ngành kinh tế của tỉnh với cơ cấu hợp lý.
Tổng nhân lực qua đào tạo đến năm 2015 là 276.010 người chiếm 40%, và đến năm 2020 là
376.330 chiếm 52% lực lượng lao động trong tỉnh. Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, số nhân
lực đào tạo qua hệ thống dạy nghề đến năm 2015 khoảng 162.295 người (58,8%), năm 2020
khoảng 213.691 người (56,78%); số nhân lực đào tạo qua hệ thống giáo dục - đào tạo năm
2015 khoảng 113.714 người (41,2%), năm 2020 khoảng 162.638 người (43,22%), thể hiện cụ
thể qua bảng sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu bậc đào tạo nhân lực tỉnh Sơn La
Đơn vị: %
Bậc đào tạo
Sơ cấp nghề
Trung cấp nghề
Cao đẳng nghề
Trung cấp chuyên nghiệp
Cao đẳng
Đại học
Trên đại học

2015
33,75
13,59
11,46

20,05
12,15
8,3
0,7

2020
29,48
14,52
12,78
18,19
13,63
10,54
0,86

Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo; Cục thống kê Sơn La
- Phát triển mạnh nguồn nhân lực với việc gắn liền xây dựng Trung tâm đào tạo vùng
Tây Bắc gồm trường Đại học Tây Bắc, trường Cao Đẳng Y,… và các Trường dạy nghề, gắn
liền thu hút nhân lực chất lượng cao, ưu tiên người tốt nghiệp nước ngoài để nâng cao chất
lượng dịch vụ công và phát triển sản phẩm chủ lực nhờ nâng cao năng suất và xây dựng doanh
nghiệp hiệu quả.
Nâng cao chất lượng cùng với mở rộng loại hình giáo dục, đào tạo nhằm đảm bảo mọi
người dân, đặc biệt là người còn trẻ thụ hưởng sự ưu việt của chế độ mang lại.


4

Xây dựng trường chuẩn, đến năm 2015 đạt 35 trường mẫu giáo, 60 trường tiểu học, 40
trường trung học cơ sở, 5 trường trung học phổ thông và đến năm 2020, đạt 80 trường mẫu
giáo, 106 trường tiểu học, 70 trường trung học cơ sở, 14 trường trung học phổ thông.
Xây dựng trung tâm phát triển nguồn nhân lực vùng Tây Bắc tại Sơn La với ưu tiên tiếp

tục xây dựng, mở rộng trường Đại học Tây Bắc có nhiều khoa, viện chuyên ngành, có nhiều
chuyên gia đạt trình độ quốc gia và các trường Cao đẳng, trường dạy nghề thời kỳ đến năm
2015 và 2020.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu Giáo dục - Đào tạo thời kỳ quy hoạch
TT
I
1.1
1.2
II
2.1
III
3.1

Chỉ tiêu
Giáo dục
Trường MN vàTH
Trường THPTCS và THPT
Đào tạo
Cán bộ ĐH, CĐ/CB
Tỷ lệ chung
ĐH, CĐ/dân

Đơn vị

Theo thời gian
2015
2020

Số trường
Số trường


35 và 60
40 và 5

80 và 106
70 và 14

Tỷ lệ (%)

25

60

Tỷ lệ (%)

2,0

3,0

Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo; Cục thống kê Sơn La
- Phát triển các nhóm nhân lực đặc biệt
Ngoài các ngành và lĩnh vực kể trên, Sơn La còn chú trọng phát triển các nhóm nhân lực
đặc biệt, với việc nâng cao tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học trong từng
giai đoạn. Cụ thể:
Bảng 2.3: Tỷ lệ lao động đạt trình độ đại học và trên đại học trong các nhóm nhân
lực đặc biệt
Đơn vị: %
Nhóm nhân lực đặc biệt
CB – CC khối Đảng, Mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh, huyện
CB – CC khối chính quyền cấp tỉnh, huyện

CB – CC cấp xã
Cán bộ - viên chức

2015
75
65
90
40

2020
85
80
95
50

Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo; Cục thống kê Sơn La
3. Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển
kinh tế xã hội tỉnh Sơn La
Để có thể phát triển tốt nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt sự nghiệp phát triển kinh tế
của tỉnh Sơn La thì cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Cụ thể:
- Thứ nhất, tập trung xây dựng Đại học Tây Bắc trở thành trung tâm giáo dục vùng
Tây Bắc để cung cấp nhân lực chất lượng cao các ngành sư phạm, nông lâm ngư nghiệp, kinh


5

tế, quản trị kinh doanh, ngân hàng, điện..., tạo động lực mới phát triển KT-XH nhanh, bền
vững. Cụ thể:
+ Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các phòng thí
nghiệm và trạm trại thí nghiệm, tạo điều kiện thu hút, phát triển nhân lực.

+ Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút giáo viên, nhà nghiên cứu trình độ cao để tạo ra
thay đổi về chất lượng phát triển nguồn nhân lực.
+ Hệ thống dự bị đại học cần phải được coi trọng để tạo điều kiện con em đồng bào các
dân tộc và sinh viên đầu vào có chất lượng.
+ Đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các trung tâm đào tạo, dạy nghề ở Hà
Nội và các thành phố lớn để mở rộng quy mô và các hình thức đào tạo lực lượng lao động.
- Thứ hai, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô hai hệ thống đào tạo (phổ thông và
chuyên nghiệp) phù hợp điều kiện thực tế và yêu cầu phát triển của tỉnh, của vùng Tây Bắc,
đồng thời tiếp tục hỗ trợ tỉnh kết nghĩa của Lào phát triển nguồn nhân lực.
+ Đối với giáo dục phổ thông, phấn đấu huy động 95% học sinh đến trường đúng độ
tuổi, từng bước nâng cao chất lượng và trình độ giáo dục, từng bước thử nghiệm dạy học bằng
tiếng Thái, tiếng Mông và xây dựng đội ngũ giáo viên chuẩn, phát triển kết cấu hạ tầng, xây
dựng trường nội trú cho con em các dân tộc;
+ Đối với hệ đào tạo nghề nghiệp, ưu tiên tập trung mở rộng, xây dựng trường Đại học
Tây Bắc, trường Cao đẳng Y, các Trường Cao đẳng đa ngành nghề, Trung tâm dạy nghề tại các
thành phố, thị xã, thị trấn, KCN nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng để đáp ứng yêu cầu
chuyển dịch lao động sang CN, DV.
Tập trung đào tạo nghề theo hình thức “học qua làm” cho công nhân, nông dân tham
gia vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa chủ lực công nghiệp (thủy điện, chế biến nông sản),
dịch vụ (du lịch) và nông nghiệp (trồng, chăm sóc bông, cao su, cà phê chè, mía, bò sữa) để
nâng cao năng suất, tạo giá trị gia tăng cao.
- Thứ ba, ưu tiên phát triển nhân lực đối với con em dân tộc thiểu số , ưu tiên tuyển
dụng học nghề, đào tạo nghề, nâng cao trình độ kỹ năng sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản,
cơ khí sửa chữa và kiến thức kinh tế, thị trường phù hợp với trình độ sản xuất, kinh doanh và
phong tục tập quán địa phương. Trong thời gian tới, cần quan tâm, thực hiện tốt các chính sách
đào tạo lao động, thanh niên, học sinh là người dân tộc thiểu số nhằm nâng cao trình độ, góp
phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh. Củng cố và hoàn thiện hệ
thống các trường phổ thông dân tộc nội trú. Cần tiếp tục xây dựng các trường có chất lượng
đào tạo khá trở thành trường chất lượng cao; nâng dần tỷ lệ các trường trung bình lên khá và từ
yếu lên trung bình.

- Thứ tư, tập trung hỗ trợ kinh phí đào tạo và đào tạo lại cán bộ cấp xã, cấp huyện
nhằm đảm bảo khả năng, trình độ quản lý công việc hàng ngày, giúp thực hiện tốt hơn chức
năng và nhiệm vụ của chính quyền và công chức cấp cơ sở, xóa hình ảnh yếu kém hiện nay.


6

+ Đối với con em đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc các vùng biên giới,
núi cao: cần phát triển mạnh hệ thống trường nội trú các cấp từ dưới bản đến xã, tới cấp huyện,
cấp vùng và hỗ trợ ít tối thiểu tiền ăn và điều kiện ở để con em họ yên tâm học tập.
+ Đối với nguồn nhân lực chất lượng cao: cần có sự chuẩn bị bằng cách lựa chọn các
em học giỏi, học khá để gửi đi học ngoại ngữ và sau đó sẽ tuyển đi học theo các chương trình
trong nước và ở nước ngoài, chú trọng vào các ngành nghề quản trị công, nông lâm nghiệp,
thủy điện v.v.
- Thứ năm, tăng cường và mở rộng hợp tác để phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao
+ Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và những định hướng cụ thể để nâng cao chất
lượng đào tạo nhân lực cho nền kinh tế của địa phương. Cần phát huy vai trò của Hội dạy nghề
tỉnh và trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề và lao động trong việc điều tiết
chỉ tiêu, ngành nghề đào tạo hợp lý theo yêu cầu của thị trường lao động tại các cơ sở đào tạo
nghề trên địa bàn tỉnh.
+ Tiếp tục đầu tư nâng cấp trang thiết bị dạy nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy, biên
soạn lại hệ thống giáo trình, chương trình đào tạo cho phù hợp với các trang thiết bị hiện đại và
điều kiện làm việc thực tế của các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn.
+ Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ
giáo viên, giảng viên.
+ Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường phổ thông,
trường nghề trong công tác tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp cho các em; có kế hoạch
phối hợp phân luồng học sinh trung học cơ sở sau khi tốt nghiệp vào các trường nghề để đào tạo
đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

+ Cần có chính sách khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư vào đào tạo nhân
lực như chính sách cho vay vốn, chính sách miễn giảm thuế và các loại khuyến khích ưu tiên
khác, kể cả cho phép nước ngoài liên kết với các thành phần kinh tế trong nước để mở các
trường dạy nghề. Mặt khác, ngành chức năng sẽ phải làm tốt hơn nữa công tác quản lý Nhà
nước, kiểm tra, giám sát, thống nhất giáo trình cho từng loại ngành nghề, đảm bảo độ đồng đều
về chất lượng đào tạo, thi cử, đảm bảo học viên tốt nghiệp ở tất cả các cơ sở đào tạo đều có chất
lượng ngang nhau trên từng loại ngành nghề và có thể đi làm việc bất cứ nơi nào, thậm chí còn
phải đạt chất lượng để tham gia xuất khẩu lao động.
- Thứ sáu, phát triển nguồn nhân lực phải đi liền với việc chăm sóc sức khỏe cho người
dân của địa phương
Tăng khẩu phần ăn để tăng cường lượng calo tiếp thụ và cải thiện cơ cấu dinh dưỡng bữa
ăn. Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; Nâng cao chất lượng, kết quả hoạt động của Chương
trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Thực hiện Chương trình tổng hợp chăm sóc, bảo vệ và
nâng cao thể lực cho phụ nữ. Đây được xem là giải pháp đặc biệt quan trọng góp phần nâng cao
chất lượng đội ngũ lao động của địa phương.


7

Việc thực hiện đồng thời, đồng bộ những giải pháp phát triển nguồn nhân lực trên chắc
chắn sẽ thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực Sơn La lên những tầm cao mới, thực sự là nhân tố
quyết định đến sự thành đạt của công cuộc xây dựng và phát triển Sơn La./.
Tài liệu tham khảo
1. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 - 2020
2. PGS. TS. Phạm Văn Đức (2011), Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình công
nghiêp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam
3. Nghị quyết số 23 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La ngày 12 tháng 12 năm 2011
4. Số liệu phục vụ rà soát quy hoạch Sơn La giai đoạn 2006 – 2020, Cục thống kê Sơn La
5. Tạp chí Lao động xã hội, Tạp chí kinh tế đầu tư




×