Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

LỊCH SỬ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.95 KB, 9 trang )

LỊCH SỬ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ


Các nền văn hóa cổ Việt Nam



Hậu kỳ Thời đại đồ đá cũ
Văn hóa Ngườm (23.000 TCN)
Văn hóa Tràng An (23.000 TCN - 1000 TCN)
Văn hóa Sơn Vi (20.000 - 12.000 TCN)
Văn hóa Soi Nhụ (18.000 - 7.000 TCN)



Thời đại đồ đá mới
Văn hóa Hòa Bình (12.000 - 10.000 TCN)
Văn hóa Bắc Sơn (10.000 - 8.000 TCN)
Văn hóa Quỳnh Văn (8.000 - 6.000 TCN)
Văn hóa Cái Bèo (7.000 - 5.000 TCN)
Văn hóa Đa Bút (6.000 - 5.000 TCN)

thời đại đồ đồng đá
Văn hóa Hạ Long (3.000 - 1.500 TCN)
Văn hóa Phùng Nguyên (2.000 - 1.500 TCN)
Văn hóa Cồn Chân Tiên, Hoa Lộc
Văn hóa Tiền Sa Huỳnh (2.000 - 1.000 TCN)





Trung kỳ thời đại đồ đồng
Văn hóa Đồng Đậu (1.500 - 1.000 TCN)



Hậu kỳ thời đại đồ đồng
Văn hóa Gò Mun (1.000 - 600 TCN)



Thời kỳ đồ sắt
Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100)
Văn hóa Sa Huỳnh (1.000 TCN - 200)
Văn hóa Đồng Nai (1.000 TCN - 0)
Văn hóa Óc Eo (1 - 630)


• THỜI VĂN LANG – ÂU LẠC ( 2879TCN –179TCN)
• Nước Văn lang

bao gồm: 15 bộ lạc (quận) (2879TCN – 258TCN)
Vua: Kinh Dương Vương • Lạc Long Quân
HùngVương (I • II • III • IV • V • VI • VII • VIII • IX • X • XI • XII • XIII • XIV •
XV • XVI • XVII • XVIII)
Truyền thuyết: Chống giặc ân • Bánh chưng-bánh dày • Chống lũ lụt • Chử Đồng
Tử • Mai An Tiêm • Chống Thục Phán • Kháng chiến chống Tần • Nhường ngôi
Thục Phán, sự tích dưa hấu, Sơn Tinh, Thủy Tinh…
Di tích: Di chỉ Làng Cả • Di chỉ Châu Can • Di chỉ Việt Khê
Văn hóa: Trống đồng Đông Sơn
Ngoại giao: Nhà Chu • Nhà Tần

Lĩnh vực: Chính trị • Hành chính • Kinh tế • Ngoại giao • Văn hóa
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giổ Tổ mùng 10/3

• Nước Âu Lạc ( 257 TCN – 179 TCN)

Vua: An Dương Vương ( Thục Phán)
Chiến tranh Việt-Tần
Truyền thuyết: Cổ Loa thành, Mỵ Châu, Trọng Thủy, Rùa thần Kim Quy, Triệu
Đà…
Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục vương.

• THỜI KÌ BẮC THUỘC GIÀNH ĐỘC LẬP ( 207 TCN – 938)
• Nước Nam Việt ( 207 TCN – 111 TCN)

Từ Triệu Đà – Triệu Kiến Đức qua 5 đời vua sau đó đầu hàng nhà Hán.
• Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( 40 – 43). Trưng Trắc và Trưng Nhị Chống
quân Nam Hán.
• Khởi nghĩa Bà Triệu ( 225 – 248) Triệu Thị Trinh chống quân Đông Ngô.
Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường
kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không
chịu khom lưng làm tì thiếp cho người.
• Lý Trường Nhân và Lý Thúc Hiến (468 – 485) chống quân Lưu Tống,
Nam Tề.


Nhà Tiền Lý (544 – 603)

• Lý Bí tự xưng đế tức là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân vào năm (544

- 545) chống nhà Lương.
• Triệu Quang Phục còn gọi là Triệu Việt Vương (548 - 571) đánh đuổi
quân xâm lược nhà Lương.
• Lý Thiên Bảo còn gọi là Đào Lang Vương ( 549 – 555) đánh đuổi quân
xâm lược nhà Lương.
• Lý Phật Tử (571 – 603) đánh đuổi quân xâm lược nhà Tùy.

Thuộc Nhà Đường

• Mai Thúc Loan còn gọi là Mai Hắc Đế (713 – 722) cuộc khởi nghĩa chống
nhà Đường.
• Mai Thúc Huy còn gọi là Mai Thiếu Đế ( 722 - 723) cuộc khởi
nghĩa chống nhà Đường.
• Mai Kỳ Sơn còn gọi là Bạch Đầu Điếu ( 723) cuộc khởi nghĩa chống nhà
Đường.
• Phùng Hưng còn gọi là Bố Cái Đại Vương ( 779 – 791) cuộc khởi
nghĩa chống nhà Đường.
• Phùng An ( 791) cuộc khởi nghĩa chống nhà Đường.

Thời Kỳ Tự Chủ ( 905 – 968)

• Khúc Thừa Dụ (905-907) cuộc khởi nghĩa chống nhà Đường.
• Khúc Hạo (907-917) là con của Khúc Thừa Dụ. Ông được coi là người
thực hiện cải cách hành chính đầu tiên ở Việt Nam.
• Khúc Thừa mỹ ( 917 – 930) chống quân Nam Hán.
• Dương Đình Nghệ ( 930 - 937), là người khởi binh đánh đuổi quân Nam
Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6
năm.
• Kiều Công Tiễn (937 – 938) chống quân Nam Hán


3. Thời kỳ độc lập tự chủ
• Nhà Ngô (938 – 965)
• Ngô Quyền (938 - 944), còn gọi là Tiền Ngô Vương là vị vua đầu tiên
của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Chống quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng.
• Dương Tam Kha goi la Dương Bình Vương ( 944 – 950) cướp ngôi nhà
Ngô.
• Ngô Xương Ngập goi la Thiên Sách Vương ( 951 – 954)
• Ngô Xương Văn goi la Nam Tấn Vương ( 950 – 965)





Khi Ngô Xương Văn mất, các tướng Lã Xử Bình, Kiều Tri Hựu,Đỗ
Cảnh Thạc, Dương Huy tranh nhau làm vua
Ngô Xương Xí goi la Ngô Sứ Quân ( 965 – 968)

• Loạn 12 sứ quân:

Ngô Xương Xí, tức Ngô sứ quân giữ Bình Kiều (Triệu Sơn - Thanh
Hóa)

Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, giữ Đường Lâm (Hà Nội)

Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Động Giang( Hà
Nội)

Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu (Hưng Yên)


Kiều Công Hãn tự xưng Kiều Tam Chế, giữ Phong Châu - Bạch
Hạc (Việt Trì-Lâm Thao, Phú Thọ)

Nguyễn Khoan tự xưng Nguyễn Thái Bình, giữ Tam Đái (Yên
Lạc, Vĩnh Phúc)

Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công, giữ Tây Phù Liệt (Thanh
Trì, Hà Nội)

Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du (Bắc
Ninh)

Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công, giữ Hồi Hồ - Cẩm Khê (Phú
Thọ)

Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng Công, giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc
Ninh)

Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu - Kỳ Bố (Thái
Bình)

Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng
Yên)




Nhà Đinh (968 - 980)
Đinh Bộ Lĩnh còn gọi là Đinh Tiên Hoàng ( 968 – 979) dẹp loạn
12 sứ quân.




ĐinhToàn - Đinh Tuệ còn gọi là Đinh Phế Đế ( 979 – 980) vị vua cuối
cùng nhà Đinh.



Nhà Tiền Lê (980 - 1009)




Lê Hoàn gọi là Lê Đại Hành ( 980 – 1005) sáng lập nhà Lê.
Lê Long Việt gọi là Lê Trung Tông ( 1005) bị Lê Long Đĩnh cướp ngôi.




Lê Long Đĩnh gọi là Lê Ngọa Triều ( 1005 – 1009). Nhà lê sụp đổ.



Nhà Lý (1010 - 1225)



Lý Công Uẩn gọi là Lý Thái Tổ ( 1010 – 1028) sáng lập triều đại.




niên hiệu thuận thiên
Lập ra chiếu Dời Đô có câu như sau:
Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam
tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại
trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân
dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ.
Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu
chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản
xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất
tỉ.
Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung;
đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang
sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng
khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong.
Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội;
vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?
Dịch nghĩa;
Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến
đời Thành Vương ba lần dời đô[8], há phải các vua thời Tam Đại[9]; ấy theo
ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ
giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý
dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu
thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời,
không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi
thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp.
Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương[10], ở giữa khu vực trời đất,
được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi

sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà
sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt


phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội
quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?





Dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình về thành Đại La và sau đó đổi tên thành
Thăng Long ( 1010).
Đạo phật rất phát triển, dùng chữ Hán.
1011vua Lý Thái Tổ mang sáu quân đi phạt quân Cử Long ở Ái Châu
1013 vua Thái Tổ thân chinh đánh quân Man ở châu Vị Long.

Có lần ông đem quân đi đánh Diễn Châu. Khi ông về tới Vũng Biện, theo Đại Việt
sử ký toàn thư "trời đất tối sầm, gió sấm dữ dội". Thấy vậy, ông đốt hương và
khấn trời:



"Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực
sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ vì người Diễn
Châu không theo giáo hóa, ngu bạo làm càn, tàn ngược chúng dân, tội ác
chồng chất, đến nay không thể dung tha không đánh. Còn như trong khi
đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến
nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng

không dám oán trách. Đến như sáu quân thì tội lỗi có thể dung thứ, xin
lòng trời soi xét".
1014 được lệnh của Lý Thái Tổ, Dực Thánh Vương đánh dẹp quân Man.
1022 ông ra lệnh cho Dực Thánh Vương đánh dẹp Đại Nguyên Lịch.
1024 Thái tử được lệnh ra quân đánh châu Phong Luân, còn Khai Quốc
Vương thì đánh Châu Đô Kim.
1028 Thái tử lại được lệnh đánh châu Thất Nguyên



Lý Phật Mã còn gọi là Lý Thái Tông ( 1028 – 1054)





Niên hiệu
Thiên Thành ( 1028-1033)
Thông Thụy ( 1034-1038)
Càn Phù Hữu Đạo (1039-1041)
Minh Đạo (1042-1043)
Thiên Cảm Thánh Vũ (1044-1048)
Sùng Hưng Đại Bảo (1049-1054)
Năm 13 tuổi (1012), ông được lập làm Đông cung Thái tử, lại được phong hiệu
là Khai Thiên vương
Năm 1019, ông được trao quyền nguyên soái, cầm quân vào nam đánh Chiêm
Thành


Năm 1023, ông cầm quân đi đánh Phong châu.

Năm 1025, ông đi đánh Diễn châu, lập được công lao hiển hách.
Năm 1027, ông lên phía bắc đánh châu Thất Nguyên (Lạng Sơn).

loạn Tam vương
Năm 1028, Thái Tổ hoàng đế băng hà, chưa tế táng xong, thì các hoàng tử là Vũ
Đức vương , Dực Thánh vương và Đông Chinh vương đã đem quân đến vây
thành để tranh ngôi của Thái tử.


LỊCH SỬ NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
Ngành Du lịch tại Việt Nam chính thức có mặt khi Quốc trưởng Bảo Đại cho lập
Sở Du lịch Quốc gia ngày 5 Tháng Sáu, 1951.[36] Chuyển tiếp sang thời kỳ Việt
Nam Cộng hòa, Nha Quốc gia Du lịch điều hành việc phát triển các tiện nghi du
lịch trong nước ở phía nam vĩ tuyến 17cùng tăng cường hợp tác quốc tế như việc
gửi phái đoàn tham dự Hội nghị Du lịch Quốc tế ở Brussel năm 1958.[37] Năm
1961 Nha Du lịch cổ động du lịch "Thăm viếng Đông Dương"[38] với ba chí
điểm: Nha Trang, Đà Lạt và Vũng Tàu. Vì chiến cuộc và thiếu an ninh ngành du
lịch bị hạn chế nhưng chính phủ vẫn cố nâng đỡ kỹ nghệ du lịch như việc phát
hành bộ tem "Du lịch" ngày 12 Tháng Bảy năm 1974.[39]
Đối với miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì ngày thành lập ngành Du lịch
Việt Nam được tính là ngày 09 tháng 7 năm 1960[40]













Ngày 16/3/1963 Bộ Ngoại thương ban hành Quyết định số 164-BNT-TCCB
quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Công ty Du lịch Việt Nam.
Ngày 18/8/1969 Chính phủ ban hành Nghị định số 145 CP chuyển giao
Công ty Du lịch Việt Nam sang cho Phủ Thủ tướng quản lý.
Ngày 27/6/1978 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết nghị số 262
NQ/QHK6 phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc
Hội đồng Chính phủ.
Ngày 23/1/1979 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 32-CP quy
định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Ngày 15/8/1987 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 120-HĐBT về
chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
Ngày 9/4/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119-HĐBT
thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam.
Ngày 31/12/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 447-HĐBT
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa Thông tin - Thể thao và Du lịch.
Ngày 26/10/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP thành lập Tổng
cục Du lịch.
Ngày 27/12/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 20-CP về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.




Ngày 7/8/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/CP về cơ cấu tổ chức
của Tổng cục Du lịch.

Ngày 25/12/2002 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV về

việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam.



×