Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỨNG CHỈ RỪNG TRỒNG CỦA NÔNG DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 17 trang )

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỨNG CHỈ RỪNG TRỒNG CỦA NÔNG DÂN

(Lợi ích của chứng chỉ rừng (CCR) và sự hỗ trợ của mạng lưới/dự án thêm cây).
Báo cáo cuối cùng .

Nguyễn Ngọc Lung, SFMI
Hà Nội, ngày 28/02/2015

*

1. MỤC LỤC
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỨNG CHỈ RỪNG TRỒNG CỦA NÔNG DÂN .................................................... 1
2. Tóm tắt: .............................................................................................................................................. 2

3. Tổng quan về hiện trạng QLRBV và CCR .......................................................................................... 2
3.1. Thực hiện hợp đồng tư vấn ....................................................................................................... 2

3.2 Bối cảnh và điều kiện kinh tế xã hội nghiên cứu đánh giá CCR .................................................. 3

4. Nội dung và kết quả nghiên cứu ........................................................................................................ 8
4.1 Mục tiêu: ....................................................................................................................................... 8

4.2 Phương pháp thu thập và sử dụng số liệu, dữ liệu. ................................................................... 8

4.3 Hệ thống hóa văn bản pháp quy, chính sách lâm nghiệp đã sử dụng, ....................................... 9
4.4 Ngay tại Việt nam chúng ta đã có kinh nghiệm tập huấn ........................................................... 9
4.5 Quản lý: giữ vững CCR đã được cấp, sử dụng đúng, đủ và có hiệu quả các CCR đạt được cũng
là bài học rất bổ ích, ........................................................................................................................... 9

4.6 Các kết quả phân tích, đề xuất (findings) và bình luận ............................................................ 10


5. Kết luận ............................................................................................................................................. 12

5.1 Sáng kiến đề xuất của dự án More trees .................................................................................. 12
5.2 Lợi ích của hoạt động QLRBV – CCR theo nhóm ....................................................................... 12

5.3 Có đủ điều kiện pháp lý, có đủ hướng dẫn quốc tế, có đủ kinh nghiệm quốc gia ................ 12
5.4 Đang có cơ hội phối hợp với các chương trình dự án môi trường khác ................................ 12
5.5 Có một số trở ngại, khó khăn, nhưng những người đi trước đã chứng minh rằng có khả năng
vượt qua hoặc khắc phục giảm thiểu được. ................................................................................... 12

6. Phụ lục: Hợp đồng tư vấn ................................................................................................................ 12

*
1


2. Tóm tắt:
Thực hiện hợp đồng ký ngày 27/10/2014 giữa ông Vũ văn Mạnh, đại diện dự
án “Thêm cây II” và ông Nguyễn Ngọc Lung, chuyên gia quản lý rừng bền
vững (QLR BV) và chứng chỉ rừng (CCR) , về đánh giá khả năng CCR cho rừng
trồng của các hộ nông dân vùng dự án và cả nước . Để xây dựng báo cáo, đã
thu thập và sử dụng nhiều cơ sở dữ liệu hiện có, nhiều kinh nghiệm hoạt
đồng trong 15 năm tiến hành lý thuyết và thực tế CCR được lưu trữ tại Viện
QLRBV-CCR (SFMI), tổ chức FSC, và các đơn vị được CCR. Đã khẳng định rằng
QLRBV là mục tiêu, còn CCR là hiệu quả và lợi ích .
Đã đánh giá , đề xuất 7 kết quả (findings) sau đây về :
1) Các đặc điểm về rừng và chủ rừng hộ nông dân.
2) Chính sách pháp luật liên quan đến CCR,
3) Kỹ thuật trồng rừng và quản lý rừng,
4) Tác động môi trường và xã hội,

5) Thị trường gỗ liên quan,
6) Lợi ích của CCR đối với nông dân,
7) Lợi ích môi trường cho xã hội .
Đồng thời vạch ra kết quả 8) gồm 4 hạn chế, thách thức tác động đến CCR và
các gợi ý giảm thiểu khi lập kế hoạch CCR.
Đã kết luận rằng hoàn toàn có khả năng cấp CCR cho nông dân, nhưng cần
lưu ý cách tổ chức, hiệu quả, và tính bền vững.

3. Tổng quan về hiện trạng QLRBV và CCR

3.1. Thực hiện hợp đồng tư vấn
Một hợp đồng đã được thảo luận và ký kết giữa 2 bên ngày 27/10/2014 gồm :

A. Dự án “Thêm cây II” , DDS Việt nam, có địa chỉ tại phòng 407 -408 nhà A2, khu
ngoại giao đoàn số 298 Kim Mã, Hà nội do ông Vũ văn Mạnh đại diện và
B. Tư vấn về chứng chỉ rừng – Ông Nguyễn Ngọc Lung địa chỉ : Viện quản lý rừng
bền vững và Chứng chỉ rừng (SFMI) , tại số 114 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội về
việc khảo sát thu thập tư liệu hiện trạng về nông dân trồng rừng và thị trường
nguyên liệu gỗ rừng trồng tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong (tỉnh Hòa Bình),
Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) để xây dựng dự báo đánh giá khả năng cấp chứng
chỉ quản lý rừng bền vững (FM/CoC) cho các hộ nông dân dựa vào tổ chức bảo
trì sẵn có tại chỗ là “mạng lưới nông dân trồng rừng “ (More trees forestry
Networks), nhưng sau đã bỏ phần khảo sát.
Thời gian giao nộp sản phẩm chậm nhất là ngày 30/4/2015
Có một sự điều chỉnh được ghi vào hợp đồng là không cần điều tra khảo sát
hiện trường mà sử dụng tài liệu sẵn có và kinh nghiệm của chuyên gia với các
2


bổ sung tham chiếu TOR kèm theo. Đây là các văn bản pháp lý để thực hiện và

nghiệm thu hợp đồng này 1

3.2 Bối cảnh và điều kiện kinh tế xã hội nghiên cứu đánh giá CCR
3.2.1 Tình hình quốc tế: Cuối thế kỷ XX, loài người bừng tỉnh khi phát hiện rõ nét
về môi trường sống, môi trường phát triển trên hành tinh bị đảo lộn
nghiêm trọng và được đánh giá nghiêm túc trong hội nghị thượng đỉnh
toàn cầu Rio de Janneiro (Brazil) năm 1992. Từ đó một loạt công ước quốc
tế, các chương trình về môi trường phát triển được cam kết thực hiện,
trong đó có hoạt động tự nguyện về QLRBV và CCR được đẩy mạnh cả về
quy mô, tổ chức và tốc độ.
Sự cam kết quốc tế của những người sử dụng gỗ, các nhà buôn bán gỗ sẽ
trả giá cao cho sản phẩm có nguồn gốc khai thác từ khu rừng đã được
công nhận quản lý bền vững trở thành giải pháp động lực cho mọi chủ
rừng, mọi nhà quản lý đẩy mạnh phong trào QLRBV và CCR trên toàn thế
giới.

Tiêu chuẩn QLRBV thường rất cao, phải phấn đấu liên tục mới đạt được và
do nhiêu tổ chức lâm nghiệp có uy tín trên thế giới đề xuất như các bộ tiêu
chuẩn của ITTO (tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế) với 7 tiêu chí, của CIFOR
(Trung tâm lâm nghiệp thế giới) với 6 tiêu chí, nhưng được sử dụng rộng
rãi nhất vẫn là bộ tiêu chuẩn FSC với 10 nguyên tắc phiên bản 1994 và
đang được cải tiến với hệ thống các chỉ số dùng chung cho cả thế giới
trong một vài năm tới.
Để có hiểu biết cơ bản về CCR cần phân biệt 2 khái niệm: một là QLRBV
theo định nghĩa của Tiến trình Helsinki thì “QLRBV là ….. hệ sinh thái khác”
hoặc theo định nghĩa của tổ chức ITTO thì “ QLRBV là ….. và xã hội “2

Hai là CCR cũng có nhiều định nghĩa của các tổ chức hoặc tác giả khác
nhau, nhưng cũng như QLRBV các định nghĩa vẫn tập trung vào việc đánh
giá chất lượng quản lý theo các tiêu chuẩn xác định nào đấy đã công bố và

cấp giấy chứng nhận có thời hạn. Theo ISO – 1991 thì “chứng chỉ là sự cấp
giấy phép chứng nhận có thời hạn. Theo ISO 1991 thì “chứng chỉ là sự cấp
giấy xác nhận một sản phẩm, một quá trình hay một dịch vụ đã đáp ứng
các yêu cầu nhất định”.
Từ đó : CCR là sự xác nhận bằng giấy chứng chỉ rằng khu rừng đã đạt được
các tiêu chuẩn về QLRBV do tổ chức đó cấp hoặc đơn vị được tổ chức đó
ủy quyền cấp.”3
1
2

Mẫu hợp đồng với 9 điều khoản và một bản tham chiếu kèm theo trong phụ lục báo cáo này
Viện QLRBV – CCR (SFMI 2007) Tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV. Phiên bản 9c-2007

3


Từ các khái niệm QLRBV và CCR ta cần làm cho người nông dân có triển
vọng được cấp CCR hiểu rằng, bất kỳ người chủ hay người quản lý rừng
nào cũng cần đạt được kỹ năng QLRBV đang áp dụng vào khu rừng xin cấp
chứng chỉ. Người sử dụng hoặc buôn bán làm sai có thể yên tâm rằng lâm
sản mà họ tiêu thụ khai thác từ các khu rừng đã có chứng chỉ quản lý bền
vững không làm mất rừng hoặc suy thoái bất kỳ giá trị nào của rừng về
kinh tế, về xã hội và về môi trường hiện tại và trong tương lai.
Sáng kiến phòng chống biến đổi khí hậu bằng giảm phát thải khí nhà kính
(tức là RE) cũng dựa trên cơ sở QLRBV sao cho không mất rừng (D), không
suy thoái rừng (D) = REDD
Như vậy QLRBV là quan trọng nhất là mục tiêu mong muốn của chủ rừng,
của địa phương và của toàn xã hội, còn CCR là kết quả của QLRBV, là phần
thưởng bù đắp cho những cố gắng của chủ rừng.


Nhiệm vụ đánh giá khả năng CCR cho các hộ nông dân trồng rừng của VN
tại các địa điểm xác định đang nằm trong bối cảnh hết sức thuận lợi của
các cuộc vận động lớn trên thế giới, không chỉ về QLRBV – CCR mà còn
hàng loạt các công ước, chương trình hoạt động liên quan mật thiết tới
bảo vệ rừng như công ước đa dạng sinh học (CBD), RAMSA, chống sa mạc
hóa (UNCCD), bảo tồn thiên nhiên (IUCN), động vật hoang dã (WWF) và
công ước khung về biến đổi khí hậu (UNFCC).
Trong 10 năm gần đây 2005 – 2015 nhận thức của chủ rừng là cộng đồng
dân cư và ngành thương mại lâm sản quốc tế tăng cao, đặc biệt là ở các
nước nhiệt đới đang phát triển. Số lượng CCR, diện tích được xác nhận
QLRBV tính đến hết năm 2014 trên toàn thế giới đã đạt được 4 riêng CCR
của FSC
+ 183,106 triệu ha rừng = 4,5 % rừng thế giới

+ 79 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được cấp CCR

+ 1.292 chứng chỉ về QLRBV (FM/CoC)

+ 28.964 chứng chỉ về chuỗi hành trình sản phẩm (CoC).

Ngoài FSC, chương trình phê duyệt các quy trình CCR (PEFC) cũng công
nhận một diện tích đã đạt tiêu chuẩn QLRBV tương đương với FSC,. Tốc độ
chứng chỉ rừng đã tăng 2 lần so với diện tích được cấp 10 năm trước
(1995-2005), trong đó mở rộng cho các đối tượng chủ rừng quy mô nhỏ,
3
4

Bộ NN và PTNT. Cẩm nang ngành lâm nghiệp – Chương chứng chỉ rừng. Hà nội năm 2006
FSC News letter 06 Feb. 2015


4


đầu tư thấp được gọi là đối tượng (SLIMF) giống như các hộ gia đình nông
dân trồng rừng ở Việt nam.

3.2.2 Tại Việt nam, năm 1992 là năm kết thúc giai đoạn nửa thế kỷ suy thoái
rừng liên tục (1946-1992) diện tích rừng của cả nước từ 14,3 triệu ha
xuống đáy thấp nhất 8,9 triệu ha. Việt Nam thực hiện 2 chương trình nổi
tiếng là : Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc số 327 (1992-1997)
và chương trình trồng 5 triệu ha rừng số 661 (1998-2010). Việt Nam tham
gia phong trào QLRBV –CCR ngày từ tháng 2/1998 bằng việc thành lập “ tổ
công tác quốc gia FSC về QLRBV” (NWG) trực thuộc Hội KHKT lâm nghiệp
Việt Nam (VIFA) , luôn có 6 – 10 tổ viên là thành viên cá nhân của tổ chức
FSC quốc tế thuộc cả 3 phòng : kinh tế, xã hội, môi trường theo hướng dẫn
của FSC. Tháng 5/2006 tổ công tác quốc gia đổi tên thành Viện QLRBV và
CCR (SFMI) cho phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Các hoạt động chính của tổ công tác quốc gia FSC 1998-2005 gồm:

- Dự thảo bộ tiêu chẩn QLRBV quốc gia theo mẫu của FSC, năm 2004
hoàn thành phiên bản số 8, công bố và sử dụng nội bộ, năm 2007 công
bố phiên bản 9c và sử dụng nội bộ VN cho đến nay.
- Tuyên truyền rộng rãi tập huấn nâng cao nhận thức cho công chức, chủ
rừng, cộng đồng, truyền thông và các trường đại học.
- Tham gia xây dựng chính sách, kế hoạch chiến lược phát triển ngành
trong đó có chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 -2020. Đã
soạn thảo tập huấn hướng dẫn cho doanh nghiệp và nông dân hộ gia
đình thành lập nhóm QLRBV theo nhóm tại Phú Thọ, Yên Bái, Quảng
Trị.
Công trình đánh giá khả năng CCR cho hộ gia đình này đề ra vào lúc rất

thuận lợi và đúng hướng hoạt động của Viện QLRBV –CCR và cũng thừa kế
được nhiều kinh nghiệm thành công về việc CCR cho hộ trồng rừng tại Việt
Nam.
Đầu tiên là khả năng quản lý rừng cho khối kinh tế hộ gia đình cần bền
vững ổn định hơn, đưa năng suất cao hơn theo tiềm năng của lập địa.
Theo thống kê của ngành lâm nghiệp đến tháng 12/2013 thì kết cấu rừng
tại Việt Nam phân theo thành phần kinh tế như sau 5 6.
Tông diện tích đất có rừng là

1) Rừng phòng hộ và đặc dụng đã có BQL
Rừng chưa giao còn do xã tạm quản lý
5
6

13.954 nghìn ha
4.744
2.293

-- - -

Bộ NN &PTNT QĐ số 3322/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/7/2014 về công bố hiện trạng rừng năm 2014
Viện QLRBV-CCR; QLRBV – CCR 2014 tại VN Cơ hội và thách thức. Hội thảo VAFS/PEFC , HN 12/11

5


Đơn vị vũ trang
Các tổ chức khác
2) Rừng SX cần QLRBV –CCR (cả RTN-RT)
Rừng SX do Cty LN nhà nước QL

Rừng cộng đồng
3) Rừng do Hộ gia đình quản lý

265
815 5.839 1.900 525 3.414 -

Diện tích rừng sản xuất do hộ gia đình trồng đóng tỷ lệ quan trọng nhất
trong sản lượng gỗ của VN hiện nay. Ngoài vốn rừng sản xuất 5.889 nghìn
ha còn có 417 nghìn ha rừng cao su trưởng thành đang trích nhựa và
khoảng 500 nghìn ha cao su non có thể cung cấp gỗ theo chu kỳ 30 năm 1
lượng gỗ tròn hàng năm khoảng 1,5 đến 3,0 triệu m3 gỗ tròn nguyên liệu
rất quý chưa được tính vào diện tích rừng và kế hoạch sản xuất gỗ nguyên
liệu xuất khẩu.
Theo số liệu này diện tích rừng sản xuất cung cấp gỗ cho sử dụng nội địa
và xuất khẩu hiện chủ yếu dựa vào rừng trồng quy mô nhỏ dăm ba hộ/hộ
hoặc rất nhỏ < 1 ha/hộ do hàng triệu hộ, chục triệu hộ tham gia, sở hữu
chiếm thị phần cao nhất (3.414 triệu ha) sau đến các doanh nghiệp nhà
nước (1.900 triệu ha, kể cả rừng tự nhiên) với vai trò giảm dần

3.2.3 Phân tích thị trường gỗ và lâm sản tại Việt Nam

+ Trước đây lâm sản sản xuất và tiêu thụ nội địa là chính, vì vậy mỗi năm kế
hoạch nhà nước cho chỉ tiêu (quota) khai thác 1 – 2,000 triệu m3 gỗ rừng
tự nhiên để xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ có kiểm soát đã làm cho rừng tự nhiên
nghèo kiệt.

+ Từ năm 1992 cùng với chương trình phục hồi rừng, phủ xanh đất trống
đồi núi trọc thì trong phạm vi 5 năm chỉ tiêu chặt rừng tự nhiên tự nhiên
đến năm 1997 đã chỉ còn 300.000 m3 gỗ tròn và giữ luôn ở mức đó, mà chỉ
còn các hoạt động khai thác, chế biến xuất khẩu, lâm sản ngoài gỗ với sản

lượng song mây tre nừa dầu nhựa rất hạn hẹp.

+ Sau năm 2000 rừng trồng theo vốn PAM ( tức WFP) và rừng trồng theo
chương trình 327 đủ tuổi chặt đã bắt đầu có nguyên liệu chế biến đồ mộc
thì kim ngạch xuất khẩu đồ mộc của Việt Nam tăng gia với tốc độ rất hấp
dẫn nhờ cơ chế thị trường và gần như hầu hết là doanh nghiệp tư nhân.
Theo số liệu thống kê không đầy đủ của hội gỗ và lâm sản VN (VIFOREST)
thì kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ như sau:
Năm
Tỷ USD

2000
0,22

2002
0,44

2004
1,15

2006
1,93

2008
2,80

2010
3,40

2012

5,40

2014
# 6,5

6


Kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng lợi nhuận chưa cao là do thiếu nguyên liệu.

Trước năm 2010 nhu cầu nguyên liệu gỗ cho xuất khẩu rất khan hiếm nên
70- 80% nguyên liệu phải nhập khẩu từ Lào, Cambodia, Malaysia,
Indonesia, New Zealand, kể cả Nam Mỹ.. . Từ năm 2010 Việt Nam tự túc
nguyên liệu gỗ tăng dần, đến nay đã tự cung ứng trên 50% nhu cầu nguyên
liệu (khoảng 10-12 triệu m3 gỗ tròn thương phẩm ) nhưng lại rất thiếu gỗ
có CCR để xuất khẩu vào các thị trường truyền thống lãi cao nhất.
+ Phân tích sâu hơn thị trường nguyên liệu gỗ trong nước, có thể chỉ ra một
số su thế sau đây:

- Thị trường gỗ nhỏ, cây mọc nhanh đáp ứng nhu cầu nguyên liệu bột,
giấy, dăm, mảnh (chip) thì đủ nhưng lãi ít. Phạm vi mua bán rất rộng và
thoáng, theo tỉnh, vùng và cả nước, nên việc khảo sát theo quy mô
huyện (Đà Bắc, Cao Phong, Hương Sơn) là không cần thiết nữa.
- Tỷ lệ gỗ nguyên liệu quy cách lớn (ø 20-25 cm) đang tăng dần để đáp
ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu, nhờ sáng kiến của các chủ rừng nuôi
dưỡng thêm một vài năm nơi lập địa cho phép, nhờ hỗ trợ công nghệ
chọn giống, thâm canh từ các cơ quan tổ chức khoa học, kể cả công
nghệ chế biến.
- Nhu cầu gỗ nguyên liệu có CCR ngày càng cao không chỉ từ nguồn nhập
khẩu nguyên liệu mà còn từ sản xuất trong nước ở cả 2 mức độ là có

chứng đầy đủ (FM) hoặc chưa đầy đủ mà ở mức có kiểm soát
(controlled wood) nghĩa là đã đạt được một số tiêu chí quan trọng của
bộ tiêu chuẩn QLRBV
(+) Liên kết thị trường lâm sản và dịch vụ.
- Viện QLRBV –CCR và các nhà cung cấp dịch vụ QLRBV – CCR đã đẩy
mạnh nhanh nhất tiềm năng để thúc đẩy các chủ rừng nâng cao năng
lực QLRBV và CCR cho mọi loại chủ rừng (sở hữu và sử dụng), đã tham
gia trực tiếp vào các chương trình dự án trọng điểm tại VN có sử dụng
đến kỹ thuật hoặc công cụ QLRBV trong công nghệ thẩm định, đánh
giá, tham gia vào các công cụ xác minh gỗ hợp pháp, kiểm soát, giám
sát từ gốc chuỗi cung cấp nguyên liệu của chủ rừng nhỏ hoặc các
doanh nghiệp nằm trong chuỗi (supply chain) cần đánh giá hoặc sử
dụng đến các tiêu chí, chỉ số của tiêu chuẩn QLRBV về khía cạnh xã hội,
môi trường trong chương trình FLEGT/VPA giữa VN và EU 7 hoặc
chương trình kiểm soát đánh giá diễn biến thay đổi rừng về diện tích,

EU/NEPCon/SFMI Dư án tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự, các doanh nghiệp nhỏ và vừa để
thực hiện các yêu cầu của FLEGT 2014-2016
7

7


chất lượng, dự trữ carbone, các cơ sở để tính toán đường phát thải cơ
bản và đường phát thải tham chiếu trong chương trình REDD + 8
(+)Báo cáo đánh giá khả năng CCR cho nông dân và hiệu quả này nằm
trong bối cảnh rất thuận lợi khi 3 giai đoạn trong lộ trình QLRBV – CCR
thuộc chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006 -2020 đã được đẩy mạnh
và rút ngắn lộ trình thử nghiệm CCR cho mọi thành phần chủ rừng tiềm
năng tại VN, đáng lẽ kết thúc vào cuối năm 2015 thì đã đạt sớm hơn,

với tổng diện tích đã được cấp chứng chỉ rừng (FM/CoC là 136.637 ha
rừng SX các loại như sau với thời hạn hiệu lực của CCR là 5 năm)
Ngày cấp CCR
15/3/2011
5/10/2010
17/9/2010
16/9/2011
18/9/2012
4/11/2012
23/11/2012
10/1/2013
6/9/2013
9/5/2014
14/5/2014

Tên đơn vị quản lý rừng

Địa điểm

Cty TR Quy nhơn QPFL
Tổng Cty giấy Việt nam
Nhóm 345 hộ gia đình
Tập đoàn CN Cao su(4NT)
Cty cổ phần lâm nghiệp
Nhóm 354 hộ
Cty Lâm nghiệp Bến Hải
Cty TNHH Bình Nam
Tcty Lâm nghiệp VINAFOR
Cty lâm nghiệp Trường Sơn
Cty lâm nghiệp Đắc tô


Quy Nhơn
Phú thọ
Do Linh (Qtri)
Tây ninh, Đnai
Quảng nam
Bình định –Huế
Quảng Trị
Bình Định
4LT HB-La ngà
Quảng Bình
Kông Tum

Diện
tích
(ha)
9.762
12.201
925
11.768
1.721
852
9.463
2.969
38.185
33.149
15.755

Loại rừng
Rừng trồng

Rừng trồng
Rừng trồng
Cao su
Rừng trồng
Rừng trồng
Rừng trồng
Rừng trồng
Rừng trồng
Rừng TN
Rừng TN

- CCR FSC về FM/CoC đã được cấp cho 11 đơn vị quản lý rừng từ rất lớn
đến rất nhỏ là : một tập đoàn, 2 tổng công ty nhà nước, Cty nhà nước
và không nhà nước, 2 nhóm hộ gia đình (SLIMF)
- Loại rừng sản xuất đã cấp là : rừng tự nhiên, rừng trồng gỗ nhỏ (keo,
bạch đàn) rừng trồng gỗ lớn (tếch, cao su)
- Ngoài ra trên 200 doanh nghiệp chế biến gỗ đã được cấp chứng chỉ
hành trình sản phẩm CoC.

4. Nội dung và kết quả nghiên cứu
4.1 Mục tiêu:
Đánh giá khả năng và lợi ích của nông dân khi tham gia chương trình CCR, sử
dụng mạng lưới nông dân trồng rừng (More trees forestry Network) như là
nhà bảo trợ quản lý CCR (trích TOR)
4.2 Phương pháp thu thập và sử dụng số liệu, dữ liệu.
- Về cơ sở lý thuyết dựa vào tài liệu cập nhật trên website của FSC và hệ thống
văn kiện thông tin từ các đại hội đồng FSC 3 năm 1 lần, lý thuyết, bài giảng

FCPF/SFMI Nâng cao nhận thức, xây dựng phương pháp và tài liệu đào tạo về REDD+ và BĐKH cho cán bộ cấp
trung ương, nhà báo và giới truyền thông các tổ chức phi chính phủ. TV-C2S-02 và TV CQS-04 2014, 2015

8

8


cho các lớp cao học và nghiên cứu sinh, giáo trình hàng năm của trường đào
tạo quốc tế về đánh giá rừng Sweden Svensk Slogs Certifiering AB (SSS
Forestry) Thụy Điển.

- Một khối lượng số liệu điều tra khảo sát cho các tổ chức quản lý rừng để xây
dựng kế hoạch quản lý rừng, thẩm định, đánh giá trong nhiều năm tại Việt
Nam. Đặc biệt là các lâm trường hoặc nhóm hộ gia đình chưa được cấp CCR
do các lỗi lớn không tuân thủ tiêu chuẩn QLRBV.

- Tài liệu xây dựng tiêu chuẩn QLRBV của FSC, của bộ tiêu chuẩn Việt Nam, các
phiên bản từ 1 đến 9c kể cả bản tiêu chuẩn tạm thời mà Bộ NN&PTNT công
bố trong thông tư số 38/2014/TT-BNN với 5 phiên bản mới nhất của 5 tổ
chức cấp CCR (interim) đã được FSC phê duyệt để áp dụng cho Việt Nam.
- Tài liệu đánh giá thử các dự thảo tiêu chuẩn phiên bản 1 đến 9c tại các lâm
trường và cơ sở quản lý rừng.

Như vậy với các cơ sở dữ liệu của Viện QLRBV- CCR cũng đủ phong phú và
nếu thu thập thêm để cập nhật số liệu mới trên mạng cũng đủ để phân tích,
đánh giá vận dụng cho đối tượng các đơn vị quản lý nhỏ, đầu tư thấp như hộ
gia đình tại Việt Nam (SLIMF)

4.3 Hệ thống hóa văn bản pháp quy, chính sách lâm nghiệp đã sử dụng,
đã thay thế của nhà nước, hệ thống quy trình quy phạm kỹ thuật các lớp tập
huấn chuyển giao công nghệ cơ sở sản xuất, cho công nhân và cộng đồng dân
cư lao động lâm nghiệp, các kiến thức bản địa phong tục tập quán trong sản

xuất, bảo vệ rừng của đồng bào đã tổng kết cộng với hệ thống luật, công ước
của FSC hoặc các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia sẽ đủ đáp
ứng các quy định cho chủ rừng nông dân áp dụng và tuân thủ các nguyên tắc
của tiêu chuẩn FSC từ I đên IV nếu chủ rừng nông dân được hướng dẫn tập
huấn.
4.4 Ngay tại Việt Nam chúng ta đã có kinh nghiệm tập huấn
tăng cường kiến thức về kỹ thuật, thị trường, quản lý rừng cho công nhân,
cộng đồng dân cư và đặc biệt là áp dụng thành công quy trình chứng chỉ rừng
theo nhóm các hộ nông dân liên kết, trong đó 2 nhóm hộ SLIMF đã được cấp
chứng chỉ QLRBV (FM/CoC) và 3 nhóm công ty (nông lâm trường) cũng đã
được cấp CCR như đã mô tả ở phần 3.

4.5 Quản lý: giữ vững CCR đã được cấp, sử dụng đúng, đủ và có hiệu quả các CCR
đạt được cũng là bài học rất bổ ích,
mới và cần thiết và rất mới cho chủ rừng cả ở VN và trên thế giới với sự giám
sát hỗ trợ của hệ thống định kỳ hàng năm,cũng sẽ được tổng kết, hướng dẫn
cho các chủ rừng sau chứng chỉ, kể cả tái chứng chỉ sau 5 năm hết hiệu lực.
9


4.6 Các kết quả phân tích, đề xuất (findings) và bình luận
Theo nội dung và mục tiêu của bản nhiệm vụ ký kết trong hợp đồng này

1) Đối tượng
1a: Chủ rừng: Đa số chưa hiểu biết, chưa nhiệt tình tham gia CCR. Nếu
được nâng cao nhận thức, 50% nông dân chủ rừng sẽ tham gia, cần vận
động người giàu, người hiểu biết vào nhóm CCR trước làm mẫu tốt.

2)


3)

4)

5)

1b: Rừng trồng: Hiện tại dưới 50% rừng trồng đang có lỗi nhỏ so với tiêu
chuẩn, nhiều nhất là quyền sử dụng đất. nếu được tập huấn nâng cao năng
lực trình độ theo 56 tiêu chi thuộc 10 nguyên tắc của tiêu chuẩn QLRBV, đa
số (60-70%) chủ rừng có khả năng tự nhận biết lỗi quản lý của mình và tự
sửa chữa được các lỗi không tuân thủ. Cần vận động người nhiều rừng vào
nhóm trước.
Am hiểu chính sách pháp luật: Đa số nông dân chưa am hiểu, ít tìm tòi,
phạm luật mà không biết. Các luật dễ bị xâm phạm, nhất là lâm nghiệp, đất
đai, dân sự, lao động, không thể đào tạo tập huấn ngay, mà tự chủ rừng
vào nhóm CCR sẽ tiến bộ dần sau 1-2 năm được thẩm định đánh giá sửa
lỗi.
Lỗi kỹ thuật:
3a: Kỹ thuật công nghệ ít được tập huấn tham quan học hỏi khiến ít hộ đạt
được năng suất sản lượng theo tiềm năng của lập địa, đây là lãng phí lớn
trong quản lý rừng từ các lý do về chọn giống, chọn loài, kỹ thuật lâm sinh,
thâm canh, phân bón, mật độ, mùa vụ v.v. loại lỗi này sẽ tự học tập nâng
cao dần.
3b: Lỗi về quản lý kế hoạch điều khiển, mặc dù mỗi chủ chỉ có rất hạn chế
diện tích rừng (vài ba đến 5-10 ha), nhưng chưa bao giờ biết tự lập kế
hoạch, phương án sản xuất kinh doanh để so sánh lựa chọn tối ưu theo
hoàn cảnh và năng lực đầu tư, nhất là nông dân miền bắc mới ra khỏi HTX
nông nghiệp. Nếu được gia nhập nhóm CCR sẽ được học hỏi thảo luận
phần kết hợp sản xuất phần kế hoạch nhóm.
Bị giới hạn nhận thức về môi trường và phát triển , chủ rừng đang hoặc sắp

mắc các lỗi về bảo vệ môi trường mà không biết, không tránh kịp như sử
dụng dụng phân bón, thuốc trừ sâu, mua giống không biết xuất xứ, chưa
biết làm đất chống xói mòn, bảo vệ cây cỏ đầu nguồn nước, rãy cỏ thu rác,
cháy nổ hoặc ô nhiễm nguồn nước, trồng xen cây bảo vệ đa dạng sinh học
v.v. mà chưa hoặc ít được phổ biến trong quá khứ. Lỗi này quy định tại
nguyên tắc 6 và 9, cùng các lỗi về xã hội tại nguyên tắc 3 và 4 sẽ được tập
huấn để khắc phục sớm vì đó là các tiêu chí để được cấp chứng chỉ rừng.
Các thiếu sót về kiến thức kinh doanh do quản lý rừng sản xuất chính là
kinh doanh có điều kiện, mà nông dân thì ít hoặc không tiếp xúc thị trường,
10


kể cả thị trường bán sản phẩm do mình sản xuất. Việc không dự báo thị
trường, không hạch toán do sản xuất nhỏ và yếu kiến thức sẽ thường
xuyên được va chạm thảo luận trong nhóm CCR. Thói quen chỉ sản xuất sản
phẩm nào mà đất đai nguồn lực thuận lợi nhất sẽ phải chuyển đổi, hài hòa
với loại sản phẩm đáng hiếm nhất, đắt nhất.
6) Các lợi ích kinh doanh rừng, trồng rừng sẽ được hiểu biết và áp dụng khi
người nông dân thực hiện nguyên tắc 5 và 10 của tiêu chuẩn QLRBV, đây là
kiến thức cao nhưng đã biến thành hướng dẫn quy định để nhận biết, dễ
sử dụng đối với trồng rừng, quản lý rừng, chủ rừng nhỏ là nông dân thường
sợ nhất ba điều khi tìm hiểu về CCR là: Khó quá, lâu quá, tốn quá. Nhưng
sau khi đã tham gia đã được chứng chỉ rừng và thu lợi ích họ sẽ không nói
như thế nữa và rất lợi cho những người đồng nghiệp phấn đấu đi theo.
7) Các lợi ích cao hơn, xa hơn mà người chủ rừng cũng được hưởng mà không
nhận thức được ngay, đó là lợi ích về phát triển bền vững của thế giới hiện
đại. Ngoài các lợi ích vật chất khi đạt chứng chỉ rừng dễ nhận biết như
được vinh danh, được bán gỗ với giá cao hơn bình thường, luôn được cao
là nguyên liệu khan hiếm trên mọi thị trường, quản lý rừng bền vững đem
lại cho xã hội, cho cộng đồng dân cư thế giới một môi trường phát triển

bền vững. Các chương trình hành động quốc gia, quốc tế nóng bỏng bây
giờ đang cần phối hợp với giải pháp QLRBV mà người chủ rừng nông dân
chưa biết, chưa quan tâm, đó là chương trình sáng kiến giảm phát thải khí
nhà kính (REDD+) để giảm thiểu tốc độ biến đổi khí hậu, chương trình phát
triển sạch (CDM) trong các ngành sử dụng năng lượng và công nghệ sạc,
phong trào hạn chế tác hại của thay đổi sử dụng đất và rừng (LULUCF) v.v..
8) Các hạn chế trong việc CCR cho nông dân cũng rất cần được phát hiện để
khắc phục đó là:
8a – nhận biết, ít am hiểu, tự ti và bị động khiến cho người nông dân,
đôi khi làm chủ đến 20-30 ha rừng vẫn luôn sợ, ngại mọi chủ trương chính
sách không ổn định dễ bị thay đổi như đời họ đã và đang phải chịu đựng,
trong khi hệ thống tuyên truyền giáo dục yếu.
8b- nghèo ít vốn, ít kiến thức, không đủ tiêu, chi phí trang trải để theo
đuổi quá trình QLRBV và CCR, luôn trông chờ ở các dự án hỗ trợ cho không
như đã từng được hưởng. Đây cũng lại chính là nguyên nhân vô trách
nhiệm, hay bị đổ vỡ vì người hưởng lợi không phải đóng góp nguồn lực
nào.
8c – Còn một số chính sách của Việt Nam chưa phù hợp nhưng khó đổi
mới, hòa nhập như:
- Chính sách đất đai, kiên trì sở hữu toàn dân không đem lợi ích cho người
dân vì luôn sợ bị thu hồi hoặc chuyển mục đích sử dụng.
11


- Chính sách kinh tế nhà nước là chủ đạo, không đem lại đối xử bình đẳng
giữa doanh nghiệp tư nhân như chủ hộ rừng trồng.
- Chính sách quản lý bảo tồn đa dạng sinh học chỉ áp dụng cho loại rừng
đặc dụng, còn chủ rừng sản xuất không bị bắt buộc là không phù hợp tiêu
chuẩn FSC, hay các cấp chính quyền cho phép rừng tự nhiên sang trồng cao
su, trồng rừng sản xuất là trái tiêu chí chỉ số 6.10 và 10.9 v.v…

8d1 – Chính sách về pháp nhân, hộ tịch kéo dài khá lâu khiến cho cộng
đồng dân cư không được đăng ký xin cấp CCR, các hộ gia đình liên kết để
xin cấp CCR theo nhóm của FSC lại phụ thuộc địa phương có công nhận
nhóm đó có tư cách pháp nhân hay không, hoàn toàn do ý muốn và trình
độ cá nhân “ông chính quyền” (do luật về Hội đã 15 năm nay không được
quốc hội xem xét)
8d2 Trường hợp Mạng lưới hỗ trợ để có tư cách pháp nhân xin CCR theo
luật dân sự? cá nhân tôi hoan nghênh trách nhiệm và thiện chí của dự án
nhưng còn phải xem xét tại HPC hoặc PPC.

5. Kết luận

5.1 Sáng kiến đề xuất của dự án More trees
về tập hợp liên kết các hộ nông dân trồng rừng thành một nhóm thực hiện tiến
trình QLRBV-CCR là rất đáng hoan nghênh trong điều kiện và bối cảnh đang
thuận lợi cả theo chính sách của FSC, cả theo kinh nghiệm QLRBV tại VN.

5.2 Lợi ích của hoạt động QLRBV – CCR theo nhóm
là rõ rệt và triển vọng cả về lợi ích kinh tế theo từng hộ, lợi ích môi trường xã hội
cho quốc gia, quốc tế.

5.3 Có đủ điều kiện pháp lý, có đủ hướng dẫn quốc tế, có đủ kinh nghiệm quốc gia
để thực hiện sáng kiến này, tất nhiên phải theo một lộ trình, một kế hoạch khả
thi phù hợp mỗi điều kiện hoàn cảnh để tăng hiệu quả, giảm chi phí và thời gian.
5.4 Đang có cơ hội phối hợp với các chương trình dự án môi trường khác
liên quan mật thiết tới QLRBV đang hoạt động ở VN như REDD+, FLEGT… để cùng
hoạt động trên địa bàn.
5.5 Có một số trở ngại, khó khăn, nhưng những người đi trước đã chứng minh rằng
có khả năng vượt qua hoặc khắc phục giảm thiểu được.


*

6. Phụ lục: Hợp đồng tư vấn
12


HIỆP HỘI TRỒNG RỪNG ĐAN MẠCH
De Danske Skovdyrkerforeninger A.M.B.A – DDS

Room 407 – 408 , 298 Kim Ma Str, Ba Dinh, Hanoi, Vietnam
Email: Tel: 04-37623533

Tổ chức tuyể n du ̣ng:

HỢP ĐỒNG TƯ VẤN

DỰ ÁN THÊM CÂY II, DDS Việt Nam

Địa chỉ: Phòng 407 – 408, Nhà A2, Khu ngoại giao
đoàn, 298 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
ĐT: +84-4-7623533;

Fax. +84-4-7623534

1. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC TUYỂN DU ̣NG
Tên tư vấ n

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Ngọc Lung

Điạ chı̉:


Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
Số 114 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT nhà riêng: + (84-4) 37556250

ĐT di đô ̣ng: + (84.4) 913 213 009
Email : >

Tài khoản NH:

004 000 10 000 737 (VND)
004 370 10 000 737 (USD)

Ngân hàng SeABank, chi nhánh 249 Hoàng
Quốc Việt, Hà Nội
Mã số thuế TNCN:
Báo cáo cho:

010 295 6683

Điạ điể m tư vấ n:

Hà Nội

Văn phòng Ban quản lý dự án Thêm Cây, DDS
Hà Nội.

2. THỜI HẠN HỢP ĐỒNG


13


Thời ha ̣n hơ ̣p đồ ng là 06 ngày làm viê ̣c cho các hoa ̣t đô ̣ng của dự án liên quan
đế n FSC - CDM và kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 2015 hoặc khi công việc
hoàn tất, tùy điều kiện nào đến trước.
3. KẾT QUẢ DỰ KIẾN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TƯ VẤN
Tư vấ n chiụ trách nhiê ̣m đố i với các công viê ̣c đươc̣ nêu chi tiế t trong Điều
khoản tham chiế u đính kèm.
4. PHÍ TƯ VẤN
DDS sẽ trả cho tư vấ n mức phı́ tổ ng cô ̣ng là XXX Đô La Mĩ (Bằ ng chữ: xxx)
tương đương với 6 ngày làm viê ̣c, trong đó bao gồ m 10% thuế thu nhập cá nhân.
Tư vấ n có nghıã vu ̣ nô ̣p thuế theo quy đinh
̣ của Luâ ̣t Thuế Thu nhập Viê ̣t Nam
(DDS sẽ trı́ch la ̣i để nô ̣p thuế cho tư vấ n căn cứ theo ToR đính kèm).
Phí tư vấn được chi trả một lần chậm nhất 7 ngày sau khi báo cáo tư vấn được
chấp thuận.
5. BẢO HIỂM
Tư vấ n sẽ chiụ trách nhiê ̣m đố i với bấ t kỳ chi phı́ bảo hiể m cá nhân nào (Bảo
hiểm y tế và Bảo hiểm tai na ̣n).
6. SỬ DỤNG THÔNG TIN
Các kế t quả tư vấ n đề u thuô ̣c sở hữu của DDS. Nế u tư vấ n muố n sử du ̣ng bấ t kỳ
kế t quả nào cho mu ̣c đı́ch cá nhân hay nghiên cứu đề u phải được sự chấp thuận
trước của DDS.
7. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
DDS có quyề n chấ m dứt hơp̣ đồ ng mà không thông báo nế u tư vấn có hành vi
sai trái nghiêm tro ̣ng hoă ̣c viê ̣c thực hiê ̣n công viê ̣c không thỏa đáng.
8. TIẾT LỘ THÔNG TIN MẬT

Tư vấ n có thể sẽ đươ ̣c tiế p câ ̣n với mô ̣t số thông tin mâ ̣t. Chúng có thể nằ m

trong tài liêụ “mâ ̣t”, các báo cáo nô ̣i bô ̣, thông tin cá nhân liên quan đế n các
14


nhân viên dự án v.v.. Viê ̣c tiế t lô ̣ bấ t kỳ mô ̣t thông tin nào nằ m trong loa ̣i thông
tin mâ ̣t đề u không đươ ̣c phép và có thể dẫn đế n chấ m dứt hơ ̣p đồ ng, trừ khi có
sư ̣ đồ ng ý trước của đa ̣i diê ̣n tổ chức DDS.
9. ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIÊN
̣ HỢP ĐỒNG

Tư vấn đồng ý và tuân thủ các điều khoản của hợp đồng như đã nêu ở trên. Nếu
trong quá trình triển khai có vướng mắc thì hai bên cần bàn bạc để đi đến thống
nhất hướng giải quyết.
Chữ ký:
___________________________
Văn phòng DDS, Vũ Văn Mạnh

_______________________

Giáo sư TSKH, Nguyễn Ngọc Lung

27 -10 - 2014

Ngày - tháng - năm

_______________________
Ngày - tháng - năm

15



Điều khoản tham chiếu cho hoạt động dự án liên quan đến chứng
chứng chỉ rừng và lợi ích môi trường của việc trồng rừng
Mục tiêu

Đánh giá khả năng và lợi ích của nông dân khi tham gia chương trình chứng chỉ
rừng, sử dụng mạng lưới nông dân trồng rừng trong trường hợp xin chứng chỉ FSC
sử dụng mạng lưới nông dân trồng rừng là đơn vị bảo trợ cho quản lý chứng chỉ
rừng.
Kết quả mong đợi từ khảo sát/điều tra


Khảo sát thị trường hiện tại và tương lai về điều kiện và cơ hội thị trường.



Trình bày về tiêu chuẩn FSC và kinh nghiệm FSC của Việt nam.
Phân tích những điều kiện cần thiết của Mạng lưới để trở thành tổ chức đạt được
chứng chỉ rừng.
 Phân tích những điều kiện cần thiết của thành viên cần thực hiện nhằm đạt được
chứng chỉ rừng.
 Xem xét về thị trường cho sản phẩm được cấp chứng chỉ rừng ở Hà Tĩnh và Hòa
Bình.
 Ủng hộ và phản đối nếu như mạng lưới quyết định tham gia vào chương trình
chứng chỉ rừng.
 Khuyến nghị mạng lưới nên hay không nên tham gia vào chương trình chứng chỉ
rừng.
Nguồn thông tin
Công ty Việt Nam, tổ chức, tổ chức chính quyền, Tổ chức phi chính phủ quốc tế và các nhà
tài trợ, vv từ dự án Thêm cây.


Hội nông dân và nhân viên mạng lưới được xem như những đối tác quan trọng trong suốt
tiến trình. Họ có những hiểu biết sâu sắc về điều kiện nông dân, những phương án, điểm
quan trọng, vv. Điều này kết hợp với nông dân họ sẽ là những nguồn thông tin quan trọng
sự kết nối giữa nông dân và những đối tác quan trong cho những thảo luận của các chuyên
gia.
Những chuyên gia được trông đợi thu thập thông tin và làm việc với mạng lưới và cán bộ
Hội nông dân trong những lĩnh vực liên quan dưới đây:




Địa bàn khảo sát

Người dân mong đợi thế nào về chương trình cấp chứng chỉ
rừng
Bao nhiêu thành viên mạng lưới quan tâm đến chương trình cấp
chứng chỉ rừng

Số liệu về nông dân nên bắt đầu từ những huyện dự án. Tại Hòa Bình bao gồm huyện Đà
Bắc và Cao Phong; tại Hà Tĩnh bao gồm Hương Sơn. Số liệu tỉnh và quốc gia có liên quan
sẽ được xem xét cân nhắc. Phạm vi thị trường trong toàn Việt Nam.
Báo cáo

Những phát hiện và kết luận cần được trình bày trong báo cáo. Cấu trúc báo cáo dược đề
xuất như sau:





Tóm tắt
Bối cảnh và mục đích
Phương pháp nghiên cứu

16





Thị trường của chứng chỉ rừng và các sản phẩm trách nhiệm xã hội
Tổ chức cấp chứng chỉ rừng và bán sản phẩm có chứng chỉ rừng như thế nào và
cuối cùng là những sản phẩm trách nhiệm xã hội về giảm thiểu biến đổi khí hậu
 Khuyến nghị
 Kết luận
Cấu trúc báo cáo không nhất thiết hạn chế theo những đề mục đã nêu có thể thay đổi trong
quá trình thực hiện và lập kế hoạch khảo sát/điều tra.
Báo cáo nên tóm lược ngắn gọn bằng tiếng Việt và gửi 5 bản cứng và một bản điện tử dạng
WORD.
Nhân sự

Một chuyên gia sẽ đảm nhiệm
Thời gian

Thời hạn thực hiện vào quí 1 năm 2015 bằng phương pháp nghiên cứu trong phòng làm
việc.
Báo cáo cuối cùng gửi chậm nhất vào ngày 15 tháng 4 năm 2015
Chi trả

Khoản tiền trọn gói XXX USD (qui đổi thành tiền Việt Nam theo tỉ giá Ngân hang ANZ tại thời

điểm chi trả) sẽ được trả cho tư vấn tương đương với 6 ngày công tư vấn. Văn phòng DDS
sẽ khấu trừ thuế theo qui định của nhà nước.

*

17



×