Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2016 HUYỆN HIỆP HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 44 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2016
HUYỆN HIỆP HÒA

NĂM 2016


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2016
HUYỆN HIỆP HÒA

Ngày ... tháng ... năm 2016
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Ngày ... tháng ... năm 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HIỆP HÒA

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

NĂM 2016


ĐẶT VẤN ĐỀ


TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không
thể thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, các cơ sở kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng. Luật Đất đai năm 2013
tại chương II, điều 22 quy định: Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 15
nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Điều 36, chương 4 đã quy định nguyên tắc, căn cứ
nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở 3 cấp: Cả nước, tỉnh thành phố, huyện. Điều 37 cũng quy định kỳ quy hoạch là 10 năm, trong đó kế hoạch sử
dụng đất được lập hàng năm đối với cấp huyện. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đai có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập quy
hoạch sử dụng đất chi tiết; là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm
căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất... và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Đồng thời việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của Nhà
nước nhằm hạn chế việc sử dụng đất chồng chéo, lãng phí, bất hợp lý, kém hiệu quả, ngăn
chặn các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng môi trường sinh
thái, kìm hãm phát triển sản xuất cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Do yêu cầu cấp
thiết của công tác này, UBND huyện Hiệp Hoà tổ chức triển khai thực hiện dự án “Lập kế
hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Hiệp Hoà” để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Trên cơ sở phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Hiệp Hoà giai đoạn
2010-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối 2016-2020, thực trạng phát triển kinh
tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất năm 2013; phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội đến năm 2016, tầm nhìn 2020 của huyện Hiệp Hoà, tiến hành lập kế hoạch sử
dụng đất của huyện Hiệp Hoà nhằm:
- Tổ chức lại việc sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo quỹ đất cho tất
cả các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng an ninh, từng chủ sử dụng đất có lãnh thổ sử dụng đất
cần thiết và được phân bổ hợp lý trên địa bàn huyện.
- Tạo lập cơ sở để quản lý thống nhất đất đai trong lãnh thổ và làm căn cứ để giao
đất, thu hồi đất... theo đúng thẩm quyền.
- Làm căn cứ định hướng cho việc lập kế hoạch sử dụng đất chuyên ngành, và các
xã , thị trấn của huyện.

- Tạo nên nguồn cơ sở dữ liệu về đất đai, phục vụ cho công tác quản lý đất đai một
cách hợp lý, khoa học, tiết kiệm và có hiệu quả.
- Làm cơ sở để UBND huyện cân đối giữa các khoản thu ngân sách từ giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các loại thuế có liên quan đến đất đai và các
khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.


CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LẬP BÁO CÁO
- Luật đất đai năm 2013
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều luật đất đai.
- Thông tư số 29/2014/TT- BTNMT, ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
- Quyết định số 152/QĐ-UBND ngày 04/5/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang về
việc xét duyệt quy hoach sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011-2015) huyện Hiệp Hòa.
- Quyết định số 134/2009/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2009 về hạn mức đất
ở và hạn mức công nhận đất ở có vườn ao đối với hộ gia đình cá nhân trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang.
- Quyết định số 861/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2014 ban hành bảng giá đất
năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Công văn số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất;
- Công văn số 540/TNMT-KHTC ngày 14/4/2015 của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Bắc Giang về việc triển khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020,
kế hoạch sử dụng đất năm đầu (2016) của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các huyện,
thành phố;
- Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc
Giang thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi, chuyền mục đích sử dụng năm

2016 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Giang đã được phê duyệt.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của huyện Hiệp Hoà-tỉnh Bắc
Giang, giai đoạn 2008 – 2020 đã được phê duyệt.
- Quy hoạch phát triển các ngành Nông lâm nghiệp, thủy lợi và nuôi trồng thuỷ sản
của tỉnh Bắc Giang và huyện Hiệp Hoà.
- Quy hoạch phát triển các ngành: Công nghiệp, giao thông, thương mại dịch vụ Du lịch của huyện Hiệp Hoà.
* Phương án kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Hiệp Hoà được xây
dựng trên cơ sở khoa học sau đây:
- Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai, thực trạng phát triển kinh tế-xã hội của
huyện được thể hiện trong số liệu thống kê năm 2015, các số liệu điều tra cơ bản từ các
ban ngành trong huyện, các xã, thị trấn
- Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện thể hiện trong các báo cáo của
UBND huyện và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hiệp Hoà lần thứ XXIII (2015 2020).


MỤC TIÊU CỦA LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NĂM 2016 HUYỆN HIỆP HOÀ
- Tạo ra một tầm nhìn chiến lược trong quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên đất của huyện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành, các đối tượng sử dụng đất, đảm bảo sử
dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả cao.
- Làm định hướng cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất của các ngành, tạo ra
cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê và thu hồi đất.
- Tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hút các dự án đầu tư, các khu trung tâm văn hoá xã hội và dịch vụ góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá theo
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng giai đoạn
2016 - 2020 của huyện.
- Bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên trong
quá trình khai thác sử dụng đất theo hướng bền vững.
- Làm cơ sở để quản lý và sử dụng đất theo quy định của pháp luật, xử lý các sai
phạm trong quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện.

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Hiệp Hòa là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang trên trục
Quốc lộ 37 (từ quốc lộ 1A đi Thái Nguyên), cách thành phố Bắc Giang 30 km, cách Hà
Nội 60 km. Nằm trong tọa độ địa lý: Từ 1050 52 ' 40" đến 1060 2'20" độ kinh Đông, từ 210
13' 20" đến 210 26' 10" vĩ độ Bắc.
Ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên
- Phía Đông giáp huyện Tân Yên và huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang
- Phía Nam giáp huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh
- Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn - Hà Nội và huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên
Huyện Hiệp Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên theo kiểm kê đất đai năm 2014
(31/12/2014) là 20.599,67 ha (chiếm 5,25 % diện tích toàn tỉnh), có dân số 221.266 khẩu,
mật độ dân số 1.090 người/km2 (Theo Chi cục Thổng kê huyện Hiêp Hoà, niên giám
thống kê năm 2014).
Vị trí địa lý huyện Hiệp Hòa khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh Bắc
Giang, có mạng lưới giao thông chính hợp lý (một tuyến đường quốc lộ, có cầu Vát bắc qua
sông Cầu về thành phố Hà Nội lên thành phố Thái Nguyên, ba tuyến đường tỉnh lộ và có
sông Cầu bao quanh phía Tây và phía Nam) tạo cho huyện có nhiều lợi thế để giao lưu hàng
hóa, kinh tế văn hóa, xã hội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội và
các tỉnh, thành phố lân cận như Bắc Ninh, Thái Nguyên…
Trung tâm huyện Hiệp Hòa là thị trấn Thắng, vốn là một thị trấn có từ lâu đời,
người dân có nhiều kinh nghiệm phát triển kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ,


ngoài ra Hiệp Hòa còn có An toàn khu cách mạng Hoàng Vân ven sông Cầu trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp.
Với vị trí địa lý thuận lợi, mạng lưới giao thông đầy đủ thủy bộ, đặc biệt từ khi khai
thông cầu Vát sang khu công nghiệp Thăng Long - Nội Bài, nâng cấp quốc lộ 1A và quốc

lộ 1B Hà Nội đi Lạng Sơn, quốc lộ 37 đi thành phố Thái Nguyên huyện Hiệp Hòa lại càng
có thêm vị thế để nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ mới tạo đà cho phát triển kinh tế
- xã hội nhanh, mạnh và bền vững. Tuy nhiên trước xu thế chuyển đổi sang kinh tế thị
trường mạnh như hiện nay cũng sẽ tạo ra nhiều thách thức cho huyện trong việc quản lý,
hoạch định các kế hoạch phát triển sao cho phù hợp và cạnh tranh được trên thị trường,
trong đó áp lực về nguồn tài nguyên đất đai và môi trường sẽ rất lớn.
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện Hiệp Hòa thuộc vùng đồi núi thấp xen kẽ các cánh đồng, bị
chia cắt ở mức trung bình và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam hoặc từ Bắc xuống
Nam. Nhìn chung địa hình của huyện được phân ra thành 2 loại như sau:
+ Địa hình đồi núi thấp: Được phân bố rải rác ở tất cả các xã trong huyện, trong
đó tập trung chủ yếu ở xã phía Bắc và trung huyện: Thanh Vân, Hoàng Lương, Hoàng
Thanh, Hoàng Vân, Hoàng An, Thái Sơn, Ngọc Sơn, Hoà Sơn, Hùng Sơn, Thường
Thắng, Lương Phong, Da nh Thắng.
Địa hình này có mức độ chia cắt trung bình, lượn sóng, có độ dốc trung bình
khoảng 8 – 150 (cấp II), hướng dốc không ổn định. Độ cao trung bình so với mực nước
biển khoảng 120 – 150 m, đất đai ở vùng này cơ bản được trồng các loại cây ăn quả, cây
công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên nhiều nơi lựa chọn cây chưa hợp lý nên không cho
hiệu quả kinh tế cao, gây nên tình trạng đất bị xói mòn rửa trôi. Loại hình sử dụng đất này
chiếm diện tích khoảng 26,18 % tổng diện tích tự nhiên.
+ Địa hình bằng: Dạng địa hình này khá bằng phẳng lượn sóng ít và thưa. Độ dốc
0
0 – 8 , độ cao trung bình khoảng 10 – 20 m so với mực nước biển. Được phân bố ở hầu
hết các xã trong huyện, nhưng chủ yếu ở các xã thuộc vùng trung và hạ huyện. Phần lớn
diện tích đất được khai thác vào sản xuất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất chủ yếu
là cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản. Loại
đất này chiếm khoảng 73,82 % tổng diện tích tự nhiên.
1.1.3. Khí hậu
Huyện Hiệp Hoà nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và miền núi
Bắc bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 4 mùa rõ rệt: Mùa hạ khí hậu nóng

ẩm, mưa nhiều, hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam; mùa đông khí hậu lạnh và khô,
hướng gió chủ yếu là gió Đông Bắc; mùa xuân và mùa thu là mùa chuyển tiếp của 2 mùa
đông và hạ tiết trời mát mẻ se lạnh, có mưa phun vào mùa xuân và hanh khô vào mùa thu.
1.1.4. Thuỷ văn
Huyện Hiệp Hoà nằm trong khu vực của hệ thống sồng Cầu. Đây là mạng lưới
sông suối quan trọng cung cấp nguồn nước và tiêu nước phục vụ cho sản xuất và sinh


hoạt của người dân trong huyện. Ngoài ra trong huyện còn có nhiều hồ, ao, đầm (chiếm
gần 3,02 % tổng diện tích tự nhiên) nhờ đó mà có khả năng chống úng vào mùa mưa,
chống hạn vào mùa khô.
Vào mùa mưa nước sông Cầu thường dâng cao, gây lũ lụt vùng đất ngoài đê, cản
chở đến việc tiêu nước trên các cánh đồng trong đê, gây úng cục bộ nhiều ngày. Mưa lũ
và khai thác cát sỏi ven sông Cầu rất không hợp lý làm cản chở dòng chảy, gây xói lở
mạnh bờ sông và đất canh tác vùng đất ven đê phía ngoài.
Vào mùa khô mực nước sông Cầu có xu hướng mỗi năm cạn nhiều hơn, vì vậy ảnh
hưởng lớn đến sản xuất và đời sông sinh hoạt của người dân.
1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng toàn tỉnh năm 1963 và điều tra bổ sung năm
1996 của Viện Quy hoạch Thiết kế Bộ Nông nghiệp cho thấy toàn huyện có 7 loại hình
thổ nhưỡng, trong đó diện tích đất bạc màu trên phù sa cổ chiếm diện tích lớn nhất, chiếm
gần 40% tổng diện tích đất điều tra.
Bảng 1.1. Phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh huyện Hiệp Hòa
TT

Loại đất

Diện tích (ha)


Tỷ lệ (%)

713,17

3,87

3.265,00

17,69

445,00

2,41

1

Đất phù sa được bồi (Pb)

2

Đất phù sa không được bồi (P)

3

Đất phù sa glây (Pg)

4

Đất phù sa úng nước (Pj)


1.868,00

10,12

5

Đất bạc màu trên phù sa cổ (B)

6.909,00

37,44

6

Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)

5.190,00

28,13

7
Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs)
62,00
0,34
b. Tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nước của huyện Hiệp Hòa khá dồi dào, nhưng phân bố không
đồng đều theo các tháng trong năm, đặc biệt là giữa các vùng kinh tế của huyện, Vùng Hạ
huyện vào mùa mưa ngập úng, vùng Thượng huyện thường bị thiếu nước.
- Nguồn nước mặt:
Hiệp Hòa có hệ thống sông ngòi quan trọng cung cấp nước, đó là:

+ Sông Cầu: Diện tích lưu vực khoảng 6000 km2, có chiều dài chảy qua huyện là
52 km.
+ Sông Công: Diện tích lưu vực khoảng 951 km2, hợp lưu với sông cầu tại xã Hợp
Thịnh
+ Sông Cà Lồ: Diện tích lưu vực khoảng 881 km2, hợp lưu với sông Cầu tại xã
Mai Đình


Trên địa bàn của huyện còn có 5 ngòi làm nhiệm vụ cung cấp nước tưới và tiêu
nước cho các xã vùng hạ huyện, đó là:
+ Ngòi Yên Ninh 1 (cầu Trang), bắt nguồn từ xã Thái Sơn, diện tích lưu vực
khoảng 4027 ha.
+ Ngòi Yên Ninh 2 (cầu Chi), bắt nguồn từ xã Ngọc Sơn, diện tích lưu vực khoảng
4200 ha.
+ Ngòi Ngọ Khổng, bắt nguồn từ xã Xuân Cẩm chảy ra cống Ngọ Khổng, diện
tích lưu vực khoảng 2088 ha.
+ Ngòi Đại La, bắt nguồn từ xã Hòa Sơn chảy ra cống Đại La, diện tích lưu vực
khoảng 2750ha.
+ Ngòi Cầu Hang, bắt nguồn từ An Cập chảy ra cống Cầu Hang, diện tích lưu
vực khoảng 1318 ha.
Ngoài ra còn có nhiều hồ, ao, đầm chứa nước (diện tích 1117,25 ha) có khả năng
cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ nước dân sinh
- Nguồn nước ngầm: Đến nay chưa có điều tra nguồn nước ngầm một cách hệ
thống tại huyện Hiệp Hòa, nhưng qua điều tra thực tế cho thấy các giếng nước đào của
nhân dân trong vùng thường không quá sâu khoảng 7 - 9 m, chất lượng nước khá tốt có
thể phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong vùng và hỗ trợ nước tưới cho thâm canh
nông nghiệp.
Tóm lại nguồn nước mặt và nước ngầm ở huyện Hiệp Hòa khá phong phú, vấn đề
ở chỗ cần quy hoạch khai thác nguồn nước ở đây sao cho hiệu quả, cần cải tạo hệ thống
thủy lợi để phụ vụ cho thâm canh, tăng diện tích tưới tiêu chủ động, hạn chế thấp nhất do

ảnh hưởng của thiên tai.
c. Tài nguyên rừng
Hiệp Hòa là huyện trung du, với 11 xã thuộc vùng núi thấp, do điều kiện đất đai
hạn chế nên phần lớn đất đai ở vùng này được khai thác vào sản xuất nông nghiệp và dân
sinh kinh tế.
Theo số liệu kiểm kê đất đai thời điểm 01/01/2015, diện tích đất lâm nghiệp của
toàn huyện hiện có 17,19 ha, chiếm 0,08 % tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất lâm
nghiệp đều là trồng rừng sản xuất, thuộc xã Hòa Sơn.
Toàn bộ diện tích rừng trồng để khai thác gỗ phục vụ tại chỗ, mặc dù diện tích
rừng rất nhỏ xong cần phải có quy hoạch hợp lý để bảo vệ môi trường sinh thái và cho
hiệu quả kinh tế cao, tăng tỷ lệ che phủ, chống xói mòn rửa trôi.
d. Tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu điều tra về khoáng sản, trên địa bàn huyện Hiệp Hòa không có khoáng
sản quý hiếm, mà chỉ có một số nguồn nguyên vật liệu xây dựng ở dạng mỏ rất nhỏ, như:
sét, cát, sỏi, cuội kết được phân bố ven sông Cầu. Tuy trữ lượng không lớn nhưng cũng
góp phần giải quyết nguyên liệu xây dựng tại chỗ trong huyện và một số đơn vị gần
huyện và giải quyết việc làm cho số lao đông dư thừa của huyện. Tuy nhiên, do khai thác


bừa bãi không theo quy hoạch đã để lại hậu quả ở một số khu đất ven sông bị sụt lở
nghiêm trọng. Trong tương lai cần quy hoạch và quản lý chặt nguồn tài nguyên này, tổ
chức lại sản xuất sao cho có hiệu quả, đồng thời bảo vệ đất và môi trường sinh thái.
d. Tài nguyên nhân văn
Hiệp Hòa là huyện đứng thứ 2 trong tỉnh về di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng
(16 di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia, 56 di tích được xếp hạng cấp tỉnh). Đặc biệt
huyện có 16 xã gồm: Mai Đình, Hương Lâm, Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Hoàng Lương,
Hoàng An, Quang Minh, Mai Trung, Xuân Cẩm, Đại Thành, Hòa Sơn, Hoàng Thanh,
Thái Sơn, Đồng Tân, Hùng Sơn và Thanh Vân được công nhận là các xã An toàn khu II
của Trung ương ở tỉnh Bắc Giang trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Điều này sẽ là
những thuận lợi lớn để trung ương, tỉnh cũng như các ban ngành có liên quan xác định cụ

thể nguồn, mức và lộ trình hỗ trợ vồn từ Ngân sách Trung ương cho huyện thực hiện Đề
án nhằm tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong vùng căn
cứ cách mạng. Ngoài ra với tài nguyên thiên nhiên đa dạng của khu vực núi Yên Sơn kết
hợp với sự phong phú của các lễ hội truyền thống, văn hóa dân gian… sẽ tạo ra nguồn lực
đáng kể để phát triển ngành du lịch dịch vụ thương mại, trong đó trung tâm là thị trấn lâu
đời Phố Thắng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội toàn diện trong những năm tới.
1.1.6. Thực trạng môi trường
Môi trường có tầm quan trọng rất đặc biệt đối với đời sống con người và sinh
vật, liên quan chặt chẽ không chỉ với các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn sự phát
triển kinh tế - xã hội và sự tồn tại của con người.
Với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng Công nghiệp - Xây dựng, Dịch
vụ - Du lịch và Nông - Lâm - Ngư nghiệp, cảnh quan thiên nhiên của huyện Hiệp Hòa đã
bị tác động mạnh mẽ, môi trường ở một số nơi đã có những dấu hiệu cảnh báo theo hướng
bất lợi do các nguyên nhân chủ yếu là:
+ Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, do quá trình khai thác đất đai không hợp lý
đã làm cho đất ở một số vùng bị bạc màu hóa, xói mòn rửa trôi. Việc sử dụng các loại hoá
chất như phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm
nguồn nước và môi trường.
+ Do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra mạnh, nhu cầu về nguyên vật
liệu xây dựng lớn dẫn đến khai thác cát, sỏi, đá ở ven sông Cầu diễn ra không tuân thủ
theo luật bảo vệ môi trường. Một số khu khai không theo quy hoạch đã làm mất đi cảnh
quan môi trường của dòng sông Cầu nên thơ trước kia.
+ Mức độ ô nhiễm không khí ngày một tăng do hoạt động giao thông, công nghiệp
ở một số khu san lấp và làm đường, khói bụi ô tô, khói lò gạch…
+ Tại một số khu trung tâm cụm xã, chợ cóc, chợ thị trấn Thắng, các khu công
nghiệp tập trung đã thải ra môi trường nhiều loại phế thải khác nhau, tuy chưa trầm trọng,
nhưng cũng cảnh báo trong tương lai cần có các biện pháp quản lý nguồn phế thải, nước


thải này, đồng thời cần có công nghệ xử lý chống ô nhiễm môi trường giữ cho cảnh quan

đô thị và nông thôn trong sạch và bền vững.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, dưới sự lãnh
đạo của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Hòa đã chỉ đạo một
cách có hiệu quả phát triển kinh tế trong những năm vừa qua. Nền kinh tế của huyện có
những bước tăng trưởng khá, từ giai đoạn 1996 - 2000 mức tăng trưởng bình quân chỉ đạt
4,85 %/ năm, đến giai đoạn 2001 - 2005 mức tăng trưởng kinh tế bình quân được cải thiện
nhưng cũng chỉ đạt 7,80 %/năm. Năm 2015, mức tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện
đã có sự bứt phá rõ rệt với tỷ lệ 15,8%/năm, vượt kế hoạch đề ra 0,3%. Trong đó, công
nghiệp - Xây dựng đạt 22,0 % (Công nghiệp 21,0 %); Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt
6,3 %; Dịch vụ đạt 22,0 %. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công
nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 40,4%, ngành Nông - lâm
nghiệp chiếm 33,2% , ngành Dịch vụ chiếm 26,4% trong cơ cấu kinh tế (Trích Báo cáo
“Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; Mục tiêu, nhiệm vụ
và giải pháp thực hiện năm 2016” của UBND huyện Hiệp Hoà)
1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Giá trị sản xuất ngành Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2015 đạt 2.918 tỷ đồng,
tăng 10,9% so năm 2014 và tăng 0,5% so kế hoạch đề ra. Ngành trồng trọt đạt tổng sản
lượng lương thực có hạt là 99.483 tấn, vượt so năm 2014 là 7% và 4,5% so kế hoạch đề
ra. Tổng đàn gia súc đạt 202.350 con, trong đó tổng đàn trâu đạt 3.850 con, đàn bò đạt
38.500 con, đàn lợn đạt 160.000 con. Tổng đàn gia cầm đạt 1.870.000 con. Sản lượng thịt
hơi xuất chuồng đạt 28.150 tấn. Đây là những kết quả đáng khích lệ trong điều kiện đất
nước ta năm 2015 có nhiều khó khăn về tài chính, kinh tế. Đây là cơ sở cho việc thực hiện
tốt các chỉ tiêu của ngành nông nghiệp năm 2016.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp-TTCN, thương mại, dịch vụ
Năm 2015 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tiếp tục phát
triển, giá trị sản xuất ngành đạt 2.382 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2014 (Riêng giá trị
sản xuất CN-TTCN và ngành nghề nông thôn đạt 1.317 tỉ đồng, vượt 2,4% kế hoạch).

Một số sản phẩm thế mạnh của huyện tiếp tục tăng trưởng ổn định như hàng may mặc, đồ
mộc gia dụng, gạch xây dựng...Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt
động hiệu quả Toàn huyện có 275 doanh nghiệp, 73 hợp tác xã, 2.075 hộ sản xuất kinh
doanh các sản phẩm may mặc, cơ khí, đồ dùng nhôm kính, gạch xây, gạch không nung,
đồ mộc gia dụng), tạo việc làm thường xuyên cho trên 20 ngàn lao động trong huyện, đặc
biệt là các doanh nghiệp quy mô lớn tiếp tục ổn định sản xuất (như Công ty cổ phần may
xuất khẩu Hà Phong, Công ty PhilKoVina, Công ty TNHH một thành viên Vietpan
PacificWorld). Một số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động và đầu tư mới vào địa bàn


huyện với số vốn đăng ký trên 250 tỷ đồng đã giải phóng mặt bằng và đang tiến hành san
lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng (Công ty TNHH Một Thành Viên Vina Prauden sản
xuất, chế biến hàng lông vũ đi vào hoạt động; một số doanh nghiệp đầu tư mới: Công ty
TNHH E-Parks, Công ty TNHH Come Tech, Nano, Keosan, Bến xe khách phía nam).
Một số ngành nghề mới như may công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu (Danh
Thắng, Mai Trung, Xuân Cẩm), ươm tơ (Mai Đình, Hợp Thịnh), đồ mộc dân dụng (Châu
Minh, Mai Đình, Đức Thắng), thủ công mỹ nghệ (Thị Trấn Thắng, Đức Thắng), tái chế
sợi, nhựa…bước đầu hoạt động có hiệu quả.
Hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện được ngành điện thường xuyên nâng cấp,
đáp ứng nhu cầu về điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Trong năm,
hệ thống điện trên địa bàn 20 xã được tập trung đầu tư nâng cấp với tổng vốn đầu tư trên
200 tỷ đồng; thực hiện bàn giao cho ngành điện quản lý HTX điện năng Đức Thắng, Bắc
Lý thuộc dự án REII.
1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu điều tra dân số năm 2015, toàn huyện hiện có 231.150 người, tăng 3%
so năm 2014. Để giải quyết công ăn việc làm cho lao động Huyện Ủy và UBND huyện đã
có nhiều giải pháp, trong đó có việc xuất khẩu lao động, tiếp tục có chính sách hỗ trợ thu
hút các nhà đầu tư để phát triển công nghiệp, các xí nghiệp liên doanh vào Hiệp Hoà, tổng
số lao động được giải quyết việc làm trong năm 2015 là 3.500 người, trong đó đi xuất
khẩu lao động là 161 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM TRƯỚC
2.1. Đánh giá kết quả đạt thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước
Bảng 1. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2015

TT

(1)
1
1.1

1.2
1.3
1.6
1.7
1.9
2
2.1

Chỉ tiêu sử dụng đất

(2)
Đất nông nghiệp
Đất trồng lúa
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa
nước
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nông nghiệp khác

Đất phi nông nghiệp
Đất quốc phòng



Diện tích
kế hoạch
được phê
duyệt
(ha)

Kết quả thực hiện
So sánh
Diện tích
(ha)

(3)
NNP
LUA

(4)
12003.96
9513.38

(5)
15104.18
10314.99

LUC


7586.82

9773.73

HNK
CLN
RSX
NTS
NKH
PNN
CQP

1228.33
489.68
105.94
621.44
45.18
8026.08
193.35

1467.20
2247.66
17.19
1045.04
12.09
5426.92
169.55

Tăng (+),
giảm (-)

(ha)
(6)
3100.22
801.61

(7)
125.83
108.43

2186.91
238.87
1757.98
-88.75
423.60
-33.09
-2599.16
-23.80

128.83
119.45
459.01
16.22
168.16
26.77
67.62
87.69

Tỷ lệ
(%)



2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9

2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17
2.18
2.19
2.20
2.21
2.22
2.23
2.24
2.25
2.26
3

Đất an ninh

Đất khu công nghiệp
Đất khu chế xuất
Đất cụm công nghiệp
Đất thương mại, dịch vụ
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng
sản
Đất phát triển hạ tầng
Đất giao thông
Đất thủy lợi
Đất năng lượng
Đất bưu chính viễn thông
Đất cơ sở văn hóa
Đất cơ sở y tế
Đất cơ sở giáo dục-đào tạo
Đất cơ sở thể dục, thể thao
Đất cơ sở khoa học
Đất cơ sở dịch vụ xã hội
Đất chợ
Đất có di tích lịch sử-văn hoá
Đất danh lam thắng cảnh
Đất bãi thải, xử lý chất thải
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự
nghiệp
Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
Đất cơ sở tôn giáo

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang
lễ, nhà hoả táng
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm
đồ gốm
Đất sinh hoạt cộng đồng
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
Đất cơ sở tín ngưỡng
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng

2.1.1 Nhóm đất nông nghiệp:

CAN
SKK
SKT
SKN
TMD

2.79
160.66
49.50
0.93

0.30
0.00
0.00
38.92
0.00


SKC

30.96

29.44

SKS

11.09

2.05

DHT
DGT
DTL
DNL
DBV
DVH
DYT
DGD
DTT
DKH
DXH
DCH
DDT
DDL
DRA
ONT
ODT

TSC

2420.62
1256.30
961.56
40.43
1.56

DTS

1.72

1.27

DNG
TON

6.16

0.00
28.27

NTD

271.06

146.17

SKX


93.00

100.14

DHS
DKV
TIN
SMN
SON
PNK
DCS

47.11

19.60
0.00
27.22
515.14
71.83
0.59
68.57

6.15
95.76
47.76

11.10
8.85
3.85
3472.67

64.78
36.47

63.94
951.38
133.11
2.09
275.94

2007.96
1362.83
499.92
21.01
0.91
2.26
5.78
71.50
32.44
4.90
0.00
6.40
4.48
37.49
2.51
2155.74
55.04
13.22

-2.49
-160.66


10.59
0.00

-1.52

95.08

-9.04
-412.66
106.53
-461.64
-19.42
-0.65

18.45
82.95
108.48
51.99
51.97
58.63

-0.37
-24.26
-15.32

94.02
74.67
67.93


-4.70
-4.37

57.70
50.63

-1.34
-1316.93
-9.74
-23.25

65.11
62.08
84.96
36.26

-0.45

74.12

22.11

458.92

-124.89

53.93

7.14
-27.51


107.67
41.60

-36.72
-436.24
-61.28
-1.50
-207.37

42.58
54.15
53.96
28.02
24.85


Nhóm đất nông nghiệp diện tích là 15104.18 ha, tức là đạt 125.83 % so kế
hoạch được duyệt; Trong đó:
- Đất trồng lúa diện tích là 10314.99 ha, tức là đạt 108.43 % so kế hoạch được
duyệt;
- Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước diện tích là 9773.73 ha, tức là đạt 128.83 %
so kế hoạch được duyệt;
- Đất trồng cây hàng năm khác diện tích là 1467.20 ha, tức là đạt 119.45 % so kế
hoạch được duyệt;
- Đất trồng cây lâu năm diện tích là 2247.66 ha, tức là đạt 459.01 % so kế hoạch
được duyệt;
- Đất rừng sản xuất diện tích là 17.19 ha, tức là đạt 16.22 % so kế hoạch được
duyệt;
- Đất nuôi trồng thuỷ sản diện tích là 1045.04 ha, tức là đạt 168.16 % so kế hoạch

được duyệt;
- Đất nông nghiệp khác diện tích là 12.09 ha, tức là đạt 26.77 % so kế hoạch được
duyệt;
2.1.2. Đất phi nông nghiệp:
Nhóm đất phi nông nghiệp diện tích là 5426.92 ha, tức là đạt 67.62 % so kế
hoạch được duyệt; Trong đó:
- Đất quốc phòng diện tích là 169.55 ha, tức là đạt 87.69 % so kế hoạch được duyệt;
- Đất an ninh diện tích là 0.30 ha, tức là đạt 10.59 % so kế hoạch được duyệt;
- Đất khu công nghiệp diện tích là 0.00 ha, tức là đạt 0.00 % so kế hoạch được duyệt;
- Đất khu chế xuất diện tích là 0.00 ha, tức là đạt % so kế hoạch được duyệt;
- Đất cụm công nghiệp diện tích là 38.92 ha, tức là đạt % so kế hoạch được duyệt;
- Đất thương mại, dịch vụ diện tích là 0.00 ha, tức là đạt % so kế hoạch được duyệt;
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp diện tích là 29.44 ha, tức là đạt
95.08 % so kế hoạch được duyệt;
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản diện tích là 2.05 ha, tức là đạt 18.45 % so kế
hoạch được duyệt;
- Đất phát triển hạ tầng diện tích là 2007.96 ha, tức là đạt 82.95 % so kế hoạch được
duyệt;
- Đất có di tích lịch sử-văn hoá diện tích là 4.48 ha, tức là đạt 50.63 % so kế hoạch
được duyệt;
- Đất danh lam thắng cảnh diện tích là 37.49 ha, tức là đạt % so kế hoạch được
duyệt;
- Đất bãi thải, xử lý chất thải diện tích là 2.51 ha, tức là đạt 65.11 % so kế hoạch
được duyệt;
- Đất ở tại nông thôn diện tích là 2155.74 ha, tức là đạt 62.08 % so kế hoạch được
duyệt;
- Đất ở tại đô thị diện tích là 55.04 ha, tức là đạt 84.96 % so kế hoạch được duyệt;
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan diện tích là 13.22 ha, tức là đạt 36.26 % so kế hoạch
được duyệt;
- Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp diện tích là 1.27 ha, tức là đạt 74.12 %

so kế hoạch được duyệt;


- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao diện tích là 0.00 ha, tức là đạt % so kế hoạch được
duyệt;
- Đất cơ sở tôn giáo diện tích là 28.27 ha, tức là đạt 458.92 % so kế hoạch được
duyệt;
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hoả táng diện tích là 146.17 ha, tức là
đạt 53.93 % so kế hoạch được duyệt;
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm diện tích là 100.14 ha, tức là đạt 107.67
% so kế hoạch được duyệt;
- Đất sinh hoạt cộng đồng diện tích là 19.60 ha, tức là đạt 41.60 % so kế hoạch được
duyệt;
- Đất khu vui chơi, giải trí công cộng diện tích là 0.00 ha, tức là đạt % so kế hoạch
được duyệt;
- Đất cơ sở tín ngưỡng diện tích là 27.22 ha, tức là đạt 42.58 % so kế hoạch được
duyệt;
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối diện tích là 515.14 ha, tức là đạt 54.15 % so kế
hoạch được duyệt;
- Đất có mặt nước chuyên dùng diện tích là 71.83 ha, tức là đạt 53.96 % so kế hoạch
được duyệt;
- Đất phi nông nghiệp khác diện tích là 0.59 ha, tức là đạt 28.02 % so kế hoạch được
duyệt;
2.1.3. Nhóm đất chưa sử dụng:
Nhóm đất chưa sử dụng thực hiện đạt diện tích là 68.57 ha, tức là đạt 24.85 % so
kế hoạch được duyệt.
2.2. Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất
2.2.1 Một số tồn tại
Phương án kế hoạch sử dụng đất năm 2015 cơ bản được thực thi, nhiều chỉ tiêu đề ra đạt kế
hoạch so với được duyệt cụ thể:

- Trong đất nông nghiệp, hầu hết các chỉ tiêu thực hiện chưa đúng với kế hoạch, sự
sai khác khoảng từ 8-20%, cá biệt có đất rừng sản xuất và đất tròng cây lâu năm là khác
nhiều.
- Đối với đất phi nông nghiệp cũng xảy ra tình trạng như đất nông nghiệp. Một số
chỉ tiêu thực hiện thấp hơn so với kế hoạch như đất trụ sở cơ quan, đất sinh hoạt cộng
đồng, đất an ninh….
2.2.2. Nguyên nhân
- Năm 2015 trên địa bàn huyện thực hiện quá trình kiểm kê đất đai theo thông tư số
28/2014/TT-BTNMT về thống kê, kiểm kê đất đai, trong đó áp dụng phương pháp kiểm
kê đất đai mới nên có sự khác biệt về diện tích giữa các loại đất so với năm 2014.
- Vốn để thực hiện các hạng mục của quy hoạch gặp khó khăn nhất là quy hoạch
khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc đất cơ sở sản xuất kinh doanh.....
- Một số tồn tại trong đất thổ cư khi giải quyết còn gặp rất nhiều khó khăn phức tạp.
- Đất đai còn manh mún, nhiều thửa khó khăn cho công tác chỉ đạo thực hiện.
- Cơ chế thị trường làm cho đất đai ngày càng có giá trị, một mặt cũng làm khó khăn


cho công tác thực hiện quy hoạch như vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng, giao đất….
Đất rừng sản xuất của huyện trong năm 2015 giảm 88,75 ha do chuyển sang đất
quốc phòng 31,70 ha, diện tích còn lại do trước đây chưa được đo đạc chính xác nên hiện
còn 17,19 ha.
III. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
3.1. Chỉ tiêu sử dụng đất
Do năm 2016 không có số liệu phân kỳ cho từng năm trong quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 nên báo cáo này sử dụng số liệu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho
phần xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đã được phê duyệt. Theo quyết định số 152/QĐUBND ngày 04/5/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang, số liệu các chỉ tiêu sử dụng đất tỏng
quy hoạch đến năm 2020 của huyện Hiệp Hòa như sau:
Bảng 2. Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn huyện Hiệp Hòa
STT


Chỉ tiêu



1
1.1

Đất nông nghiệp
Đất lúa nước
Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất phi nông nghiệp
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất khu công nghiệp
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ
Đất cho hoạt động khoáng sản
Đất di tích danh thắng
Đất xử lý, chôn lấp chất thải
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất sông, suối
Đất phát triển hạ tầng
Trong đó: Đất văn hóa
Đất y tế

Đất giáo dục
Đất thể thao
Đất ở đô thị
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng còn lại

NNP
DLN
LUC
CLN
RSX
NTS
PNN
CTS
CQP
CAN
SKK
SKC
SKX
SKS
DDT
DRA
TTN
NTD
SMN
SON
DHT
DVH
DYT
DGD

DTT
ODT
PNK
DCS

1.2
1.5
1.6
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.13

2.14
2.15
3

Diện tích
(ha)

11049.16
8804.90
7372.00
476.42
104.07
735.94
9008.95
53.00
199.55
2.00
361.43
202.91
238.67
11.09
10.85
22.00
70.81
279.90
95.11
951.38
2810.52
50.00
11.05
98.00
118.00
212.41
2.09
247.87

Cơ cấu

(%)
54.41
43.36
36.30
2.35
0.51
3.62
44.37
0.26
0.98
0.01
1.78
1.00
1.18
0.05
0.05
0.11
0.35
1.38
0.47
4.69
13.84
0.25
0.05
0.48
0.58
1.05
0.01
1.22



a) Đất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp có diện tích là 11049.16 ha, chiếm 54.41 % so với tổng diện
tích tự nhiên; Trong đó:
- Đất lúa nước có diện tích là 8804.90 ha, chiếm 43.36 % so với tổng diện tích tự
nhiên (Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước có diện tích là 7372.00 ha, chiếm 36.30 % so
với tổng diện tích tự nhiên);
- Đất trồng cây lâu năm có diện tích là 476.42 ha, chiếm 2.35 % so với tổng diện
tích tự nhiên;
- Đất rừng sản xuất có diện tích là 104.07 ha, chiếm 0.51 % so với tổng diện tích
tự nhiên;
- Đất nuôi trồng thuỷ sản có diện tích là 735.94 ha, chiếm 3.62 % so với tổng
diện tích tự nhiên;
b) Đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp có diện tích là 9008.95 ha, chiếm 44.37 % so với tổng
diện tích tự nhiên; Các loại đất cụ thể gồm:
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có diện tích là 53.00 ha, chiếm
0.26 % so với tổng diện tích tự nhiên; - Đất quốc phòng có diện tích là 199.55 ha, chiếm
0.98 % so với tổng diện tích tự nhiên;
- Đất an ninh có diện tích là 2.00 ha, chiếm 0.01 % so với tổng diện tích tự nhiên;
- Đất khu công nghiệp có diện tích là 361.43 ha, chiếm 1.78 % so với tổng diện
tích tự nhiên;
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh có diện tích là 202.91 ha, chiếm 1.00 % so với
tổng diện tích tự nhiên;
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ có diện tích là 238.67 ha, chiếm 1.18 %
so với tổng diện tích tự nhiên;
- Đất cho hoạt động khoáng sản có diện tích là 11.09 ha, chiếm 0.05 % so với tổng
diện tích tự nhiên;
- Đất di tích danh thắng có diện tích là 10.85 ha, chiếm 0.05 % so với tổng diện
tích tự nhiên;

- Đất xử lý, chôn lấp chất thải có diện tích là 22.00 ha, chiếm 0.11 % so với tổng
diện tích tự nhiên;
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng có diện tích là 70.81 ha, chiếm 0.35 % so với tổng diện
tích tự nhiên;
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích là 279.90 ha, chiếm 1.38 % so với tổng
diện tích tự nhiên;
- Đất có mặt nước chuyên dùng có diện tích là 95.11 ha, chiếm 0.47 % so với tổng
diện tích tự nhiên;
- Đất sông, suối có diện tích là 951.38 ha, chiếm 4.69 % so với tổng diện tích tự
nhiên;
- Đất phát triển hạ tầng có diện tích là 2810.52 ha, chiếm 13.84 % so với tổng diện
tích tự nhiên; Trong đó:
- Đất văn hóa có diện tích là 50.00 ha, chiếm 0.25 % so với tổng diện tích tự
nhiên;
- Đất y tế có diện tích là 11.05 ha, chiếm 0.05 % so với tổng diện tích tự nhiên;


- Đất giáo dục có diện tích là 98.00 ha, chiếm 0.48 % so với tổng diện tích tự
nhiên;
- Đất thể thao có diện tích là 118.00 ha, chiếm 0.58 % so với tổng diện tích tự
nhiên;
- Đất ở đô thị có diện tích là 212.41 ha, chiếm 1.05 % so với tổng diện tích tự
nhiên;
- Đất phi nông nghiệp khác có diện tích là 2.09 ha, chiếm 0.01 % so với tổng diện
tích tự nhiên;
c. Đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng đến năm 2020 còn 247.87 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên
của huyện.
3.2. Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực
3.2.1. Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất

Bảng 3. Chỉ tiêu sử dụng đất năm 2016 huyện Hiệp Hòa
Thứ tự

Chỉ tiêu



TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9

Đất nông nghiệp

Đất trồng lúa
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
Đất trồng cây hàng năm còn lại
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất khu công nghiệp
Đất khu chế xuất
Đất cụm công nghiệp
Đất thương mại, dịch vụ
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
Đất phát triển hạ tầng
Đất giao thông
Đất thủy lợi
Đất năng lượng
Đất bưu chính viễn thông
Đất cơ sở văn hóa
Đất cơ sở y tế

NNP
LUA
LUC

HNK
CLN
RPH
RDD
RSX
NTS
LMU
NKH
PNN
CQP
CAN
SKK
SKT
SKN
TMD
SKC
SKS
DHT
DGT
DTL
DNL
DBV
DVH
DYT

Kế hoạch
năm 2016
20599,67

Cơ cấu (%)

100,00

14761,24
10060,56
9519,28
1369,79
2249,24

72,64
49,35
46,72
7,07
10,92

17,19
1048,39

0,08
5,14

16,07
5769,86
171,55
0,30
50,00

0,08
27,03
0,83
0,011

0,24

128,42

0,28

50,08
2,05
2077,46
1417,19
504,03
24,64
0,91
2,26
6,14

0,20
0,01
9,87
6,67
2,44
0,11
0,00
0,01
0,03


2.10
2.11
2.12

2.13
2.14
2.15
2.16
2.17
2.18
2.19
2.20
2.21
2.22
2.23
2.24
2.25
2.26
3

Đất cơ sở giáo dục-đào tạo
DGD
Đất cơ sở thể dục, thể thao
DTT
Đất cơ sở khoa học
DKH
Đất cơ sở dịch vụ xã hội
DXH
Đất chợ
DCH
Đất có di tích lịch sử-văn hoá
DDT
Đất danh lam thắng cảnh
DDL

Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
Đất ở tại nông thôn
ONT
Đất ở tại đô thị
ODT
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
DTS
Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
DNG
Đất cơ sở tôn giáo
TON
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hoả táng NTD
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
SKX
Đất sinh hoạt cộng đồng
DHS
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DKV
Đất cơ sở tín ngưỡng
TIN
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
Đất chưa sử dụng

DCS

76,53
34,44
4,90

0,38
0,17
0,02

6,40
4,48
37,49
3,54
2167,89
72,69
15,77
1,67

0,03
0,02
0,18
0,02
10,54
0,31
0,07
0,01

28,27
145,64

175,58
22,20

0,14
0,71
0,49
0,11

27,22
515,14
71,83
0,59
68,57

0,13
2,50
0,35
0,00
0,33

3.2.1.1.Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như ngành
nông nghiệp của huyện nói riêng, năm 2016 đất nông nghiệp là: 14761,24 ha, chiếm
71,66 % tổng diện tích tự nhiên, so với hiện trạng giảm -342,94 ha. Diện tích đất nông
nghiệp không thay đổi mục đích sử dụng là 14761,24 ha.
Theo phương án kế hoạch sử dụng đất 2016, diện tích đất nông nghiệp được chu
chuyển như sau:
* Chu chuyển giảm: Đất nông nghiệp giảm 342,94 ha do chuyển sang mục đích
đất phi nông nghiệp, gồm:
+ Chuyển sang đất quốc phòng 2,00 ha.

+ Chuyển sang đất an ninh ha
+ Chuyển sang đất khu công nghiệp 50,00 ha
+ Chuyển sang đất cụm công nghiệp 88,67 ha
+ Chuyển sang đất cơ sở sản xuất PNN 20,65 ha.
+ Chuyển sang đất hạ tầng là 65,77 ha.
+ Chuyển sang đất bãi thải, xử lý chất thải là 1,03 ha.
+ Chuyển sang đất ở tại nông thôn 13,90 ha.
+ Chuyển sang đất ở tại đô thị: 19,75 ha.
+ Chuyển sang đất xây dựng trụ sở cơ quan 2,55 ha
+ Chuyển sang đất trụ sở công trình sự nghiệp 0,40 ha
+ Chuyển sang đất nghĩa trang, nghĩa địa là 0,30 ha.


+ Chuyển sang đất vật liệu xây dựng 75,45 ha.
+ Chuyển sang đất sinh hoạt cộng đồng 2,47 ha.
* Chuyển nội bộ đất nông nghiệp:
+ Đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm 1,99 ha
+ Đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản 15,06 ha
+ Đất trồng lúa sang đất nông nghiệp khác 3,27 ha.
+ Đất trồng cây hàng năm khác sang đất nông nghiệp khác 0,71 ha.
Như vậy đến năm 2015 đất nông nghiệp có diện tích là 14761,24 ha, giảm -342,94
ha so với năm hiện trạng
Bảng 4. Biến động đất nông nghiệp trước và sau kỳ kế hoạch
Hiện trạng
TT

Chỉ tiêu

1.2
1.3


Tổng DTTN
Đất nông nghiệp
Đất lúa nước
Trong đó
Đất chuyên trồng lúa nước
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng sản xuất

1.4

Đất nuôi trồng thuỷ sản

1
1.1

Diện tích
(ha)
20599,67
15104,18
10314,99

Cơ cấu
(%)
100,00
73,32
50,07

Kế hoạch
năm 2016

Diện tích
Cơ cấu
(ha)
(%)
20599,67
100,00
14761,24
71,66
10060,56
48,84

9773,73
2247,66
17,19

47,45
10,91
0,08

9519,28
2249,24
17,19

46,21
10,92
0,08

-254,44
1,57


1045,04

5,07

1048,39

5,09

3,35

Tăng (+)
giảm (-)
(ha)

-342,94
-254,42

*Kế hoạch sử dụng từng loại đất nông nghiệp như sau:
a. Đất trồng lúa
Trong kỳ kế hoạch diện tích đất lúa không thay đổi mục đích sử dụng là 10060,56
ha (trong đó đất chuyên trồng lúa nước là 9519,28 ha), diện tích đất lúa giảm 254,42 ha (
trong đó đất chuyên trồng lúa nước giảm 254,44 ha) do chuyển sang các mục đích sau:
- Chuyển sang đất phi nông nghiệp là 234,10 ha (trong đó đất chuyên lúa nước là
234,12 ha), cụ thể gồm:
+ Chuyển sang đất an ninh ha
+Chuyển sang đất khu công nghiệp 50,00 ha (trong đó đất chuyên lúa nước là
50,00 ha)
+ Chuyển sang đất cụm công nghiệp 84,16 ha
+ Chuyển sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh PNN 19,80 ha.
+ Chuyển sang đất hạ tầng là 44,11ha.

+ Chuyển sang đất bãi thải, xử lý chất thải là 0,57ha.
+ Chuyển sang đất ở tại nông thôn 11,62 ha.
+ Chuyển sang đất ở tại đô thị: 18,67 ha.
+ Chuyển sang đất xây dựng trụ sở cơ quan 2,55 ha
+ Chuyển sang đất trụ sở công trình sự nghiệp 0,40 ha


+ Chuyển sang đất nghĩa trang, nghĩa địa là 0,30ha.
+ Chuyển sang đất sinh hoạt cộng đồng 1,92 ha.
- Chuyển nội bộ đất nông nghiệp 20,32 ha, trong đó:
+ Chuyển sang đất trồng cây lâu năm 1,99 ha.
+ Chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản: 15,06 ha.
+ Chuyển sang đất nông nghiệp khác 3,27 ha.
Đến năm 2016 diện tích đất trồng lúa là 10060,56 ha (trong đó đất chuyên trồng
lúa nước là 9519,28 ha) giảm -254,42 ha so với hiện trạng.
b. Đất trồng cây lâu năm
Diện tích đất trồng cây lâu năm hiện trạng là 2247,66 ha. Trong kế hoạch sử dụng
đất năm 2016 diện tích đất này thay đổi như sau:
* Diện tích không thay đổi mục đích sử dụng là 2247,25 ha.
* Chu chuyển giảm 0,42 ha, để chuyển sang các loại đất sau:
+ Chuyển sang đất cơ sở sản xuất PNN 0,20 ha,
+ Chuyển sang đất ONT 0,22 ha.
* Chu chuyển tăng 1,99 ha do chuyển từ đất trồng lúa sang.
Đến năm 2016 diện tích đất trồng cây lâu năm là 2249,24 ha so với hiện trạng tăng
1,57 ha.
c. Đất rừng sản xuất
Diện tích đất rừng sản xuất hiện trạng là 17,19 ha. Trong kế hoạch sử dụng đất
năm 2016 diện tích đất này thay đổi như sau:
* Diện tích không thay đổi mục đích sử dụng là 17,19 ha.
Đến năm 2016 diện tích đất rừng sản xuất là 17,19 ha, ổn định so với hiện trạng.

d. Đất nuôi trồng thủy sản
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản hiện trạng là 1045,04 ha. Trong kế hoạch sử dụng
đất năm 2016 diện tích đất này thay đổi như sau:
* Diện tích không thay đổi mục đích sử dụng là 1033,33 ha.
* Chu chuyển giảm 11,72 ha, để chuyển sang các loại đất sau:
+ Chuyển sang đất ở tại nông thôn: 0,58 ha.
+ Chuyển sang đất sinh hoạt cộng đồng: 0,25 ha.
* Chu chuyển tăng 15,06 ha do chuyển từ đất lúa sang.
Đến năm 2016 diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 1048,39 ha, so với năm hiện
trạng tăng 3,35 ha.
3.2.1.2.Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp
Đến năm 2016 đất phi nông nghiệp là: 5769,86 ha, trong dó diện tích đất phi nông
nghiệp không thay đổi mục đích sử dụng là 5426,92 ha, trong kỳ kế hoạch diện tích đất
phi nông nghiệp biến động như sau:
* Chu chuyển tăng: 342,94 ha do chuyển từ các loại đất sau sang:
- Chuyển từ đất nông nghiệp 342,94 ha, trong đó:


+ Đất trồng lúa 234,10 ha, (trong đó đất chuyên trồng lúa nước là 234,12 ha)
+ Đất trồng cây hàng năm khác 96,70 ha
+ Đất trồng cây lâu năm 0,42 ha
+ Đất nuôi trồng thủy sản 11,72 ha
- Chuyển từ đất chưa sử dụng ha
Như vậy, đến năm 2016 diện tích đất phi nông nghiệp là 5769,86 ha, chiếm 28,01%
tổng diện tích tự nhiên, tăng 342,94 ha so với năm hiện trạng.
Bảng 5. Biến động đất phi nông nghiệp trước và sau kỳ kế hoạch
Hiện trạng
TT

2

2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9

2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17
2.18
2.19

Chỉ tiêu
Tổng DTTN
Đất phi nông nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất khu công nghiệp
Đất khu chế xuất
Đất cụm công nghiệp
Đất thương mại, dịch vụ

Đất cơ sở sản xuất PNN
Đất sử dụng cho hoạt động KS
Đất phát triển hạ tầng
Trong đó
Đất cơ sở văn hóa
Đất cơ sở y tế
Đất cơ sở giáo dục-đào tạo
Đất cơ sở thể dục, thể thao
Đất có di tích lịch sử-văn hoá
Đất danh lam thắng cảnh
Đất bãi thải, xử lý chất thải
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
Đất xây dựng trụ sở của TCSN
Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
Đất cơ sở tôn giáo
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà
tang lễ, nhà hoả táng

Diện tích
(ha)
20599,67
5426,92
169,55
0,30

Cơ cấu
(%)
100,00

26,34
0,82
0,001

38,92
29,43
2,05
2007,96

Kế hoạch
năm 2015
Diện tích
Cơ cấu
(ha)
(%)
20599,67
100,00
5769,86
28,01
171,55
0,83
0,30
0,001
50,00
0,24

Tăng (+)
giảm (-)
(ha)


342,94
2,00
50,00

128,42

0,62

89,50

0,14
0,01
9,75

50,08

0,24

20,65

2077,46

10,08

80,00

2,26
5,78
71,50
32,44

4,48
37,49
2,51
2155,74
55,04
13,22
1,27

0,03
0,35
0,16
0,02
0,18
0,012
10,46
0,27
0,06
0,01

2,26
6,14
76,53
34,44
4,48
37,49
3,54
2167,89
72,69
15,77
1,67


0,01
0,03
0,37
0,17
0,02
0,18
0,02
10,52
0,35
0,08
0,01

28,27

0,14

28,27

0,14

146,17

0,71

145,64

0,71

0,36

5,03
2,00

1,03
12,14
17,65
2,55
0,40

-0,53


2.20
2.21

100,14
19,60

0,49
0,10

175,58
22,20

0,85
0,11

2.23

Đất SXVLSX, làm đồ gốm

Đất sinh hoạt cộng đồng
Đất khu vui chơi, giải trí công
cộng
Đất cơ sở tín ngưỡng

27,22

0,13

27,22

0,13

2.24

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

515,14

2,50

515,14

4,62

2.25

Đất có mặt nước chuyên dùng

71,83


0,35

515,14

0,46

2.26

Đất phi nông nghiệp khác

0,59

0,003

0,59

0,003

2.22

75,45
2,60

Kế hoạch sử dụng từng loại đất phi nông nghiệp như sau:
* Đất quốc phòng
Năm 2016 diện tích đất quốc phòng là 171,55 ha, chiếm 0,83% so với tổng diện
tích tự nhiên, so với hiện trạng tăng 2,00 ha.
* Đất an ninh
Năm 2016 diện tích đất an ninh là 0,30 ha, chiếm 0,001% so với tổng diện tích tự

nhiên, tăng ha so với năm hiện trạng.
* Đất khu công nghiệp
Năm 2016 diện tích đất khu công nghiệp là 50,00 ha, chiếm 0,24% so với tổng diện
tích tự nhiên, so với hiện trạng tăng 50,00 ha.
* Đất cụm công nghiệp
Năm 2016 diện tích đất cụm công nghiệp là 128,42 ha, chiếm 0,62 % so với tổng
diện tích tự nhiên, tăng 89,50 ha so với năm hiện trạng.
* Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Năm 2016 diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh PNN là 50,08 ha, chiếm 0,24%
so với tổng diện tích tự nhiên, tăng 20,65 ha so với năm hiện trạng.
* Đất phát triển hạ tầng
Năm 2016 diện tích đất cơ sở hạ tầng là 2077,46 ha, chiếm 10,08 % so với tổng
diện tích tự nhiên. Đất hạ tầng tăng 80,72 ha nhưng cũng giảm 0,72 ha do nên đến năm
2015 đất này thực tăng 80,00 ha so với hiện trạng.
* Đất có di tích lịch sử-văn hoá
Năm 2016 diện tích lịch sử là 4,48 ha, chiếm 0,02% so với tổng diện tích tự nhiên,
không thay đổi so với hiện trạng.
* Đất bãi thải, xử lý chất thải
Năm 2016 diện tích bãi thải, xử lý chất thải là 3,54 ha, chiếm 0,02 % so với tổng
diện tích tự nhiên tăng 1,03 ha so với năm hiện trạng.
* Đất ở tại nông thôn
Năm 2016 diện tích ở nông thôn là 2167,89 ha, chiếm 10,52% so với tổng diện tích
tự nhiên tăng 12,14 ha so với hiện trạng.
* Đất ở tại đô thị


Trong kỳ kế hoạch đất này tăng thêm 20,10 ha nên diện tích ở đô thị đến 2016 là
72,69 ha, chiếm 0,35% so với tổng diện tích tự nhiên.
* Đất xây dựng trụ sở cơ quan
Năm 2016 diện tích trụ sở cơ quan là 15,77 ha, chiếm 0,08% so với tổng diện tích

tự nhiên; tăng 0,40 ha so với năm hiện trạng.
* Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
Năm 2016 diện tích trụ sở của tổ chức sự nghiệp là 1,67 ha, chiếm 0,01% so với
tổng diện tích tự nhiên; tăng 2,55ha so với năm hiện trạng.
* Đất cơ sở tôn giáo
Năm 2016 diện tích tôn giáo là 28,27 ha, chiếm 0,14% so với tổng diện tích tự
nhiên ổn định so với hiện trạng.
* Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hoả táng
Năm 2016 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 145,64 ha, chiếm 0,71% so với
tổng diện tích tự nhiên. Diện tích tăng thêm là 0,30 so với năm hiện trạng.
* Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
Năm 2016 diện tích đất sản xuất VLXD là 175,58 ha, chiếm 0,85% so với tổng diện
tích tự nhiên, tăng thêm 75,45 ha, so với năm hiện trạng.
* Đất sinh hoạt cộng đồng
Năm 2016 diện tích đất sinh hoạt cộng đồng là 22,20 ha, chiếm 0,11% so với tổng
diện tích tự nhiên, tăng 2,60 ha so với năm hiện trạng.
*Đất cơ sở tín ngưỡng
Năm 2016 diện tích đất tín ngưỡng là 27,22 ha, chiếm 0,13% so với tổng diện tích
tự nhiên và ổn định so với hiện trạng.
* Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
Năm 2016 diện tích đất sông ngòi là 515,14 ha, chiếm 2,50% so với tổng diện tích
tự nhiên và ổn định so với hiện trạng.
*Đất có mặt nước chuyên dùng
Năm 2016 diện tích đất có mặt nước chuyên dùng là 71,83 ha, chiếm 0,35% so với
tổng diện tích tự nhiên, ổn định so với năm hiện trạng.
* Đất phi nông nghiệp khác
Năm 2016 diện tích phi nông nghiệp khác là 0,59 ha, chiếm 0,003% so với tổng
diện tích tự nhiên ổn định so với năm hiện trạng
3.2.2. Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân
3.2.2.1. Đất nông nghiệp

a, Đất trồng cây lâu năm
Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016 diện tích đất trồng cây lâu năm không thay
đổi mục đích sử dụng là 2247,25 ha. Nhu cầu sử dụng đất loại đất này tăng thêm 1,99 ha,
do chuyển từ đất trồng lúa sang.


Bảng 6. Nhu cầu đất trồng cây lâu năm, năm 2016 huyện Hiệp Hòa
TT

Diện tích
(ha)

Công trình

Địa điểm

1

Đất trồng cây lâu năm

0,59

Lương Phong

2
3
4
5

Đất trồng cây lâu năm

Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây lâu năm
Tổng

0,40
0,50
0,20
0.30
1.99

Ngọc Sơn
Đông Lỗ
Thường Thắng
Đức Thắng

Vị trí
(số thửa, số tờ BĐ)
536,537,556,504(49),
426,461,462(59),76,112,133,1
34(60)
(13) (44)

b, Đất nuôi trồng thủy sản
Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016 diện tích đất nuôi trồng thủy sản không thay
đổi mục đích sử dụng là 1033,33 ha. Nhu cầu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản tăng thêm
15,06 ha, do chuyển từ đất trồng lúa sang.
Bảng 7. Nhu cầu đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2016 huyện Hiệp Hòa
Diện
tích

(ha)
0.80
1.30
0.30
0.30

Mai Trung
Thường Thắng
Đoan Bái
Đoan Bái

0.30

Đoan Bái

0.30
0.20
0.20

Đoan Bái
Đoan Bái
Đoan Bái

0.30

Danh Thắng

10 Đất nuôi trồng TS

0.50


Bắc Lý

11
12
13
14
15
16
17
18

0.30
1.00
0.50
1.00
1.40
0.30
3.50
0.50

Bắc Lý
Hương Lâm
Thái Sơn
Thái Sơn
Hùng Sơn
Đức Thắng
Châu Minh
Châu Minh


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Công trình
Đất nuôi trồng TS
Đất nuôi trồng TS
Đất nuôi trồng TS
Đất nuôi trồng TS
Đất nuôi trồng TS
Đất nuôi trồng TS
Đất nuôi trồng TS
Đất nuôi trồng TS
Đất nuôi trồng TS

Đất nuôi trồng TS
Đất nuôi trồng TS
Đất nuôi trồng TS
Đất nuôi trồng TS
Đất nuôi trồng TS
Đất nuôi trồng TS
Đất nuôi trồng TS
Đất nuôi trồng TS


Địa điểm

Vị trí
(số thửa, số tờ BĐ)

209-212,215,190(53), 60,56-58,54,51,14(14)
447,372,374-376(36), 473-478, 409,410,
412,413(35), 122-125,127,128,130-133(65)
2,10,11,20,458(63)

81,53,86,177,116,134136,137,114,112,85,
131,111(40)
14-20, 22,27,45-52, 24-25, 73,76-79, 109,
115,117,118,119,159-163,200,201(2)
(11,65,69,70)
17-57,33(22)
234-134,129(21)
(17), (18), (20)


19 Đất nuôi trồng TS
20
21
22
23

Đất nuôi trồng TS
Đất nuôi trồng TS
Đất nuôi trồng TS

Đất nuôi trồng TS
Tổng

0.40

Ngọc Sơn

0.40
0.36
0.50
0.40
15.06

Hoàng Lương
Hoàng An
Thanh Vân
Xuân cẩm

390,391,448,449,462,463,465,468,447,488...
(...)
274-280,289-295(23), 75,76,98(20)
(7), (20), (24)

c, Đất nông nghiệp khác
Hiện trạng diện tích đất nông nghiệp khác là 12,09 ha. Trong kỳ kế hoạch diện đất
không thay đổi mục đích sử dụng là 12,09 ha, nhu cầu tăng thêm 3,98 ha do chuyển từ đất
lúa sang 3,27 ha, từ đất trồng cây hàng năm còn lại sang 0,71 ha, đến năm 2016 diện tích
đất nông nghiệp khác là 16,07 ha, chiếm 0,08% so với diện tích đất tự nhiên.
Bảng 8. Nhu cầu đất nông nghiệp khác năm 2016 huyện Hiệp Hòa


1

Đất trang trại

Diện
tích
(ha)
0,07

2

Đất trang trại

0,10

Danh Thắng

3
4
5
6

Đất trang trại
Đất trang trại
Đất trang trại
Đất trang trại

0,04
0,10
0,09

0,18

Danh Thắng
Lương Phong
Lương Phong
Lương Phong

8

Đất trang trại

0,30

Ngọc Sơn

9
10
11
12

Đất trang trại
Đất trang trại
Đất trang trại
Đất trang trại

0,50
0,40
1,00
0,20


Đồng Tân
Thái Sơn
Đông Lỗ
Đức Thắng

TT

13

Công trình

Đất trang trại
Tổng

1.00

Địa điểm
Danh Thắng

Thanh Vân

Vị trí
(số thửa, số tờ BĐ)
532(45)
104,106,107,103,110,100,11,
97,94,90,91(57)
(4)
249,268(37)
09(39)
230,423(25), 458(25)

257,211,182,210,121,120,11,
118,207..(...)
(27), (12)
51(20)

90,93,140,141,180,1192,100,
1150,261,258,292(7,2),
512,513,552-557,634648,674677,712717,727(22)

3.98

3.2.2.2. Đất phi nông nghiệp
* Đất quốc phòng
Đến năm 2016 nhu cầu đất quốc phòng là 171.55 ha, tăng 2.00 ha so với hiện
trạng, diện tích tăng thêm do chuyển từ đất trồng cây hàng năm còn lại sang.
Bảng 9. Nhu cầu sử dụng đất quốc phòng năm 2016 huyện Hiệp Hòa
TT

Hạng mục

Diện
tích
(ha)

Địa điểm

Vị trí
(số thửa, số tờ BĐ)



×