Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

52 các loại văn bản pháp luật và đặc điểm mỗi loại cho ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.78 KB, 5 trang )

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội một cách hữu hiệu nhất.
Có nhiều hình thức khác nhau để giai cấp thống trị có thể thể hiện ý chí của mình
thành pháp luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp, và văn bản pháp luật. Trong đó văn
bản pháp luật tiến bộ nhất, có những ưu thế mà hai hình thức kia không thể có được.
Trong bài viết này tôi sẽ trình bày về các loại văn bản pháp luât: văn bản quy phạm
pháp luật (VBQPPL), văn bản áp dụng pháp luật (VBADPL), văn bản hành chính
(VBHC) và những đặc điểm của các loai văn bản vừa nêu .
Trên cơ sở lí luận thì dễ nhận thấy một điều là cả 3 loại văn bản trên đều là
phương tiện để các cơ quan nhà nước sử dụng để tác động và điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình quản lí nhà nước, đều được đảm bảo thực hiện bằng
sức mạnh cưỡng chế nhà nước, đều có giá trị thị hành ở những mức độ khác nhau đối
với các đối tượng liên quan. Đặc biệt về cơ sở pháp lí, cả 3 loại văn bản kể trên đều
do được pháp luật quy định về trường hợp sử dụng, hình thức văn bản, thẩm quyền
thủ tục ban hành, thời hạn, trách nhiệm thi hành… một cách khá chặt chẽ, tỉ mỉ.
Cả 3 loại văn bản trên đều có những đặc điểm chung như sau: đều là những
VBPL được xác lập bằng ngôn ngữ viết, được ban hành bởi các chủ thể có thẩm
quyền do pháp luật quy định; đều có nội dung là ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt
được mục tiêu quản lí; đều có hình thức do pháp luật quy định; ban hành theo thủ tục
do pháp luật quy định và đều được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Đó là những đặc
điểm chung nhất mà các văn bản pháp luật phải có. Tuy nhiên mỗi loại VBPL vừa kể
trên đều có những đặc điểm riêng giúp chúng ta có thể phân biệt được đâu là
VBQPPL, đâu là VBADPL, đâu là VBHC.
VBQPPL là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình
tự , thủ tục nhất định, trong đó có chứa những quy tắc xử sự chung được nhà nước
bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục tiêu nhất định. Về
nội dung thì chúng chứa đựng những quy phạm pháp luật, những quy tắc xử sự
chung nhất. Về số lần áp dụng: Chính sự đặc điểm về nội dung như trên đã quy định
luôn đặc điểm về số lần áp dụng và đối tượng áp dụng. VBQPPL được sử dụng nhiều
lần và có đối tượng áp dụng chung. Bởi vì nó mang tính quy phạm, tức là chúng
1



dùng để điều chỉnh những quan hệ xã hội có tính phổ biến nên những quy tắc xử sự
chung là cách xử sự mà các đối tượng tác động của pháp luật phải tuân theo khi ở
vào những tình huống mà pháp luật dự liệu, tình huống này có tính lặp đi lặp lại, cứ
khi có tình huống đó thì các chủ thể phải xử sự như đã được nêu trong phần quy định
của quy phạm. Do đó đối tượng chịu sự tác động của VBQPPL mang tính không xác
định cụ thể. Dễ hiểu vì sao trong VBQPPL thường có những thuật ngữ trừu tượng,
chung chung như “mọi người, mọi công dân, mọi tổ chức..”hoặc ẩn đi đối tượng thi
hành bằng cách sử dụng từ “cấm”, “nghiêm cấm” ở đầu câu và sau đó là mô tả hành
vi. Chúng ta có thể thấy rõ đặc điểm này trong Hiến pháp. Chẳng hạn trong chương
V quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân rất nhiều điều luật mở đầu bằng cụm từ
“công dân, trẻ em, lao động nam và nữ…” và sau đó đưa ra những cách xử sự cho tất
cả các chủ thể đó. Hiến pháp thường rất ít bị sử đổi và do đó chúng được áp dụng rất
nhiều lần, lặp đi lặp lại trong cuộc sống, theo đó những quy tắc xử sự được đưa ra
được áp dụng cho tất cả mọi người trong một thời gian dài.
VD: luật hôn nhân gia đình cũng là một loại văn bản quy phạm.
Đối với VBADPL thì lại chứa đựng những mệnh lệnh pháp luật cụ thể trong
nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Do đó VBADPL chỉ được sử dụng một lần,
chúng là những mệnh lệnh cụ thể được xác định phù hợp với những tình tiết cụ thể
mang tính xác định của vụ việc, những yếu tố đặc thù của đối tượng cần áp dụng.
Chính trong VBADPL này đã chỉ rõ đối tượng chịu sự tác động, điều chỉnh này là ai
nên không thể dùng chúng cho những đối tượng khác. Bởi vậy VBADPL chỉ được áp
dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng nhất định mà thôi. Do đó khi soạn
thảo thì người soạn thảo VBADPL bao giờ cũng phải thể hiện đầy đủ, chi tiết hoá
những yếu tố nhân thân của đối tượng thi hành (là cá nhân). Chúng ta có thể gặp rất
nhiều những trường hợp có sử dụng văn bản ADPL như quyết định xử phạt hành
chính đối với người vi phạm trật tự an toàn giao thông, với hành vi xây dựng nhà trái
phép…Với những văn bản này trong khi lập văn bản các nhà áp dụng pháp luật sẽ
phải cá thể hoá đối tượng của văn bản áp dụng pháp luật như dùng những đặc điểm
nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMT…) với những mệnh lệnh cụ thể

2


kèm với việc xác lập hành vi vi phạm của đối tượng cần áp dụng, cách thực hiện
mệnh lệnh cá biệt đó…
VD: nghị định 64 về quản lý cây xanh đô thị…
Trong khi đó VBHC lại là những hướng dẫn cụ thể về chuyên môn nghiệp vụ
của cấp trên đối với cấp dưới chỉ trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước.
Chúng ta có thể thấy được một số đặc điểm chỉ có ở văn bản hành chính đó là:
VBHC không đựoc pháp luật quy định cụ thể về tên gọi, thẩm quyền và nội dung mà
chỉ được quy định cụ thể về thể thức trình bày bởi VBHC ra đời do sự đòi hỏi, nhu
cầu của thực tiễn luôn thay đổi và rất phức tạp nên tuỳ vào nhu cầu ấy mà các cơ
quan cấp trên có thể xem xét và ban hành văn bản hướng dẫn với cấp dưới trong
quan lí hành chính sao cho phù hợp. Do chỉ là văn bản hộ trợ cho việc thực hiện văn
bản quy phạm và áp dụng pháp luật ở trên thực tế nên nó quy định 2 đặc điểm tiếp
theo của VBHC đó là: VBHC không thể đặt ra hành vi, không làm thay đổi hành vi,
ứng xử của con người vốn là nhiệm vụ của văn bản quy phạm pháp luật và văn bản
áp dụng pháp luật và nó chỉ mang tính chất hỗ trợ cho việc triển khai thực hiện chứ
không làm thay vai trò của 2 văn bản trên. Đó là 3 đặc điểm nổi bật nhất của VBHC.
Chúng ta không thể dùng số lần và đối tượng áp dụng để phân biệt với VBQPPL và
VBADPL. Chúng ta gặp rất nhiều những văn bản được ban hành trong khi tổ chức và
quản lí nhà nước nhưng chỉ nhưng van bản nào do cơ quan hành chính cấp trên dùng
để hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ ..cho cấp dưới dưới hình thức là các công điện
hay công văn … thì mới được coi là văn bản hành chính xét trong khái niệm này.
VD: Công văn 16988 /BTC - TCT ngày 14/12/2010 V/v tăng số lượng hóa
đơn bán cho doanh nghiệp, các quyết định sử phạt hành chính đối với hành vi vi
phạm luật an toàn giao thông đường bộ.
Như vậy dựa vào đặc điểm của mỗi loại văn bản như trên chúng ta có thể lựa
chọn được hình thức văn bản phù hợp nhất với mục đích sử dụng, tránh tình trạng
ban hành ra những văn bản trái thẩm quyền hay mục đích sử dụng.


3


Danh mục tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật – trường ĐH Luật Hà Nội
2. Trang web .

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
ĐỀ BÀI: Các loại văn bản pháp luật và đặc điểm mỗi loại. cho
ví dụ minh họa.

4


BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
ĐỀ BÀI: Các loại văn bản pháp luật và đặc điểm mỗi loại. cho
ví dụ minh họa.

5



×