Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bài tập cá nhân hình sự module 2 đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.14 KB, 9 trang )

Đề Bài:1
A là chủ kiêm lái xe chở xăng dầu. A ký hợp đồng với công ty X vận chuyển dầu
chạy máy cho công ty. Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn lấy bớt dầu
vận chuyển cho công ty X như sau: Khi nhận được dầu, A chạy xe tới địa điểm thu
mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra bán cho B mỗi lần 200 lít. Sau đó, A đổ
đầy nước vào chiếc thùng phuy không mang sẵn đúng 200 lít. Đến địa điểm giao
hàng, chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho.
Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ
hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe. Bằng thủ
đoạn trên, A đã nhiều lần lấy dầu được thuê vận chuyển với tổng trị giá là một trăm
triệu đồng thì bị phát hiện.
a. Anh (chị) hãy xác định tội danh cho hành vi của A?
b. B có phải chịu trách nhiệm về hành vi tiêu thụ dầu của A không? Nếu có thì
tội danh cho hành vi của B là gì?

8


1. Xác định tội danh cho hành vi của A.
Ở tình huống này, ta nhận định tội danh mà A đã phạm tội đó là tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 140 BLHS.
Dấu hiệu pháp lí hành vi phạm tội của A:
a. Về khách thể của tội phạm.
Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu
về tài sản. Quan hệ sở hữu là quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu sử dụng,
định đoạt tài sản được tôn trọng bảo vệ. Hành vi gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu
là hành vi xâm phạm các quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản của chủ sở
hữu. Hành vi chiếm đoạt của A đã xâm phạm đến các quyền năng của chủ tài
sản(công ty X) một cách bất hợp pháp, làm biến đôi tình trạng bình thường của tài
sản qua đó gây thiệt hại cho tài sản của công ty X. Đây là hành vi phạm tội gây bất
ổn cho trật tự xã hội vì vậy cần có sự can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật để


trừng trị người vi phạm khôi phục các quyền và lợi ích của chủ tài sản.
b. Mặt khách quan của tội phạm
- Mặt khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có dấu hiệu sau:
Người phạm tội được giao tài sản trên cơ sở hợp đồng ngay thẳng và theo
quy định tại Điều 140 BLHS năm 1999 thì việc kí hợp đồng có thể là: Vay, mượn,
thuê tài sản của người khác. Ngoài những hợp đồng vay mượn thuê tài sản thì
người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản còn nhận được tài sản của
người khác thông qua các hình thức hợp đồng như: Hợp đồng cầm cố tài sản, đặt
cọc, mua bán trao đổi vận chuyển gia công sữa chữa tài sản. Việc nhận được tài
sản của người khác là hoàn toàn ngay thẳng, hợp pháp thông qua những hợp đồng

8


có thể bằng miệng, văn bản mà người có tài sản giao cho người phạm tội. Sau khi
nhận được tài sản của người bị hại bằng các hình thức hợp đồng, người phạm tội
nảy sinh ý định chiếm đoạt và thực hiện việc chiếm đoạt. Người phạm tội có thể
dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, để không phải trả lại tài sản…
Trường hợp này, sự gian dối với mục đích để chiếm đoạt nhằm mong muốn che
đậy hành vi phạm tội.
- Như vậy trong tình huống này:
Thông qua một hợp đồng vận chuyển hợp pháp, A đã được công ty X ủy
quyền trong việc chuyên chở dầu máy cho công ty. Trong quá trình chuyên chở
của mình, tức là mỗi khi A nhận được số dầu máy từ nơi cung cấp dầu máy để
chuyển đến kho của công ty X, thì A đã có hành vi là không cho xe về ngay kho
mà đã chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút bớt một số lượng
dầu trên xe ra bán cho B, sau đó mới chuyển phần dầu còn lại về kho của công ty
X, mỗi lần như vậy A đã bán cho B được 200 lít. Để tránh bị phát hiện việc đã lấy
bớt số dầu chuyên chở, A đã có thủ đoạn gian dối bằng việc thay dầu bằng nước đổ
đầy vào chiếc thùng phuy không A đã dự trữ sẵn trên xe để có thể cân bằng lại

trọng lượng xe như ban đầu trước khi bán dầu cho B. Ở đây, ta thấy rằng A không
phải là chủ sở hữu của số dầu máy, nhưng A đã có hành vi đem bán số tài sản
không thuộc sở hữu của A. A không có quyền quyết định đối với số tài sản đó. A
chỉ có trách nhiệm chuyên chở và quản lý số dầu máy theo đúng như hợp đồng đã
cam kết với công ty X.
Để che giấu cho hành vi phạm tội của mình, A đã dùng thủ đoạn rất xảo
quyệt, chính vì thế mà rất khó bị phát hiện. Đồng thời với cơ chế kiểm tra số lượng
bằng việc cân đong như của công ty X thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi
của A được thực hiện trót lọt, và chính điều đó đã giúp A thực hiện được nhiều lần.

8


Chỉ đến khi tổng giá trị số dầu máy mà A đã chiếm đoạt được lên đến 100 triệu
đồng thì hành vi của A mới bị phát hiện.
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tội phạm cấu thành vật chất, tức hậu
quả thiệt hại về tài sản do hành vi phạm tội gây ra là dấu hiệu bắt buộc. Hậu quả
nguy hiểm cho xã hội do hành vi lạm dụng tín nhiệm gây ra được phản ánh thông
qua đối tượng tác động của tội phạm là tài sản.
Về giá trị tài sản, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị coi là tội
phạm khi tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 4 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm
đoạt tài sản hoặc bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn
vi phạm.
Hậu quả của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà A đã gây ra chính
là sự thiệt hại về tài sản, cụ thể ở đây chính là số dầu mà A đã chiếm đoạt được của
công ty X có tổng giá trị 100 triệu đồng.
c. Chủ thể của tội phạm.
- Theo như đề bài đưa ra thì A là chủ xe kiêm lái xe chở xăng dầu. Ở đây ta mặc
định rằng A đã có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu căn

cứ vào các quy định về việc cấp giấy phép điều khiển phương tiện tham gia giao
thông đường bộ, cụ thể ở đây là giấy phép điều khiển xe ô tô chở xăng dầu thì ta
nhận thấy A phải là người đủ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe, có khả năng nhận
thức và điều khiển hành vi của mình.
Đề bài còn đưa ra tình tiết đó là việc A đã ký hợp đồng với công ty X về việc vận
chuyển dầu chạy máy. Như vậy, A đã được công ty X tín nhiệm giao cho việc
chuyên chở dầu máy từ nơi nhận dầu chuyển đến kho của công ty. Tức là, A đã
8


được giao cho chiếm hữu và quản lý một số lượng nhất định tài sản thuộc sở hữu
của công ty X trong một khoảng thời gian. Cơ sở pháp lý của việc giao nhận dầu
máy ở đây chính là hợp đồng dịch vụ vận chuyển. Việc giao và nhận dầu máy là
hoàn toàn ngay thẳng.
Vậy A hoàn toàn có có đủ điều kiện chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản được quy định tại Điều 140 BLHS.
d. Mặt chủ quan của tội phạm.
- Lỗi: Tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà A thực hiện do lỗi cố ý
trực tiếp. A không những nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
của mình, mà ngay cả khi thực hiện hành vi cũng đã thấy trước hậu quả của nó.
Thấy trước hậu quả của hành vi là sự dự kiến của A về sự phát triển của hành vi
trong tương lai. Đồng thời A mong muốn cho hậu quả xảy ra, tức là mong muốn
chiếm đoạt được tài sản do được công ty X giao một cách hợp pháp và ngay thẳng
thông qua hợp đồng vận chuyển mà A đã kí với công ty X.
- Động cơ phạm tội của A: Là “vụ lợi”, vì lợi ích cá nhân của mình mà A đã xâm
phạm quyền sở hữu tài sản của công ty X.
- Mục đích phạm tội: A thực hiện hành vi chiếm đoạt với mong muốn chiếm được
tài sản đã nhận của công ty X do sự tín nhiệm. Mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu bắt
buộc của tội phạm này.
Kết luận: Trong tình huống bài đưa ra, tội danh xác định cho hành vi phạm tội của

A là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 140
BLHS.

8


2. B có phải chịu trách nhiệm về hành vi tiêu thụ dầu của A không? Nếu có thì
tội danh cho hành vi của B là gì?
Theo tình huống đề bài cho thì B là người đã nhiều lần thu mua số dầu máy
mà A mang đến. Như vậy, B là người đã tiêu thụ số tài sản do A phạm tội mà có. B
sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A. Tội danh xác lập
cho hành vi của B đó là Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm
tội mà có được quy định tại Điều 250 BLHS.
Khoản 1 Điều 250 quy định: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa
chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có thì bị phạt tiền từ
năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Như vậy, nếu căn cứ vào điều luật, có thể
định nghĩa lại như sau:
Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi của
người biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có tuy không hứa hẹn trước
nhưng vẫn cất giữ, bảo quản, sử dụng, mua bán, trao đổi.
Trong tình huống này, do hành vi của A đã cấu thành tội phạm lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản, nên hành vi của B cũng có đủ căn cứ cấu thành tội phạm
được quy định tại Điều 250.
a/ Về khách thể của tội phạm.
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong
BLHS 1999 được xếp vào chương quy định về các tội xâm phạm an toàn công
cộng, trật tự công cộng và nó thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự công cộng.
Cũng giống như các tội trong nhóm này thì hành vi phạm tội mà B thực hiện đã
xâm phạm tới trật tự công cộng và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời nó

8


còn gián tiếp đe dọa tới quan hệ sở hữu, hay nói cách khác nó xâm phạm tới trật tự
quản lý nhà nước đối với tài sản do phạm tội mà có.
b. Mặt khách quan của tội phạm.
Theo như bài cho thì B là người thu mua dầu, khi A mang dầu tới bán cho B
thì B đã mua. Đề bài không có nhắc tới việc B có biết về nguồn gốc của số dầu mà
A bán cho hay không. Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc, việc mua bán một số lượng
dầu lớn dầu như vậy mỗi lần cần phải có hóa đơn chứng từ rõ ràng, chứng minh
nguồn gốc của lô hàng, đồng thời theo quy định tại Khoản 4, Điều 17 Nghị định
Số: 55/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/04/2007 quy định về việc kinh doanh
xăng dầu: “Chỉ được mua, bán xăng dầu với các thương nhân trong hệ thống (trừ
việc bán cho người tiêu dùng) và chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá
xăng dầu bán ra” thì trong trường hợp này nhận thấy, A không thuộc hệ thống
kinh doanh xăng dầu mà B là thành viên. Do vậy, việc mua bán xăng dầu giữa B và
A là hoàn toàn bất hợp pháp. Ở đây, ta tạm bỏ qua các hành vi đó mà chỉ quan tâm
tới việc B có biết về hành vi phạm tội của A hay không và có hay không sự hứa
hẹn trước giữa B và A trong việc mua tiêu thụ số dầu máy mà A đã lấy được trong
quá trình vận chuyển hàng cho công ty X.
Bài đưa ra, sau khi nhận được dầu, A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B.
Như vậy, trước đó B phải có hành động công khai về việc mua dầu máy đối với
mọi người có nhu cầu bán, chứ không hề hứa hẹn với riêng một ai, nên A
mới biết việc đó và đã chủ động mang số dầu mà A lấy được bán cho B. Giữa A
và B không hề có sự hứa hẹn trước nào về việc mua bán này.
Vì hành vi mua bán giữa A và B được thực hiện nhiều lần và mỗi lần với số
lượng dầu máy lớn như vậy, do đó B hoàn toàn có đủ sáng suốt để nhận biết được

8



số dầu máy mà A mang đến bán cho mình có nguồn gốc không minh bạch, do
phạm tội mà có.
Như vậy, về mặt khách quan của tội phạm thì hành vi của B đã thỏa mãn.
c/ Chủ thể của tội phạm.
Đề bài không có đưa ra các chi tiết về B, nên ta coi như B có đủ các điều
kiện chủ thể của tội danh này.
d/ Mặt chủ quan của tội phạm.
Hành vi phạm tội của B được thực hiện do lỗi cố ý, thể hiện qua việc mua
bán nhiều lần đối với A, tổng trị giá số tiền mua bán các lần đó lên đến 100 triệu
đồng. Như vậy, B biết về số dầu máy A mang tới là do phạm tội mà có, nhưng vẫn
đồng ý mua. Ở đây không yêu cầu B phải biết về rõ về A và hành vi phạm tội cụ
thể của A.
Kết luận: Căn cứ vào các tình tiết đưa ra, các hành vi cụ thể của B đã có đủ
các yếu tố cấu thành tội phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có được quy định tại Điều 250 BLHS.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật hình sự Việt Nam 2 Trường Đại học luật Hà Nội.
2. Bộ luật hình sự Việt Nam.
3.Phạm Văn Báu, “ Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí luật học, số 5/2004.
4. Đinh Văn Quế, “một số vấn đề về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản” Tạp chí luật học số 6/1995.

8




×