LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Tôi cam đoan rằng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khoá luận này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Bùi Thị Ngọc Mai
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản thân là sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cũng như sự động viên
giúp đỡ của các tổ chức tập thể, gia đình, bạn bè.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Trường
ĐHNN Hà Nội nói chung, Ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn nói riêng đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Mai Thanh Cúc,
người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới UBND xã Thanh Vân đã tạo điều kiện
cho tôi nghiên cứu thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những
người thân đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học và thực
hiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu hạn chế và bản thân còn ít kinh nghiệm nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự động viên, đóng góp ý
kiến của thầy cô, gia đình, bạn bè.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Bùi Thị Ngọc Mai
i
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Gần đây điều kiện thời tiết biến đổi phức tạp khiến cho dịch bệnh diễn
ra liên tục. Người nông dân đã gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại trong các
quyết định, kế hoạch sản xuất của mình.
Xã Thanh Vân cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước phải đối
mặt với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tình hình dịch bệnh khá phức tạp,
mang đến nhiều rủi ro cho các hộ chăn nuôi. Điều này luôn tạo áp lực cho các
hộ trong khi ứng xử với các rủi ro trong chăn nuôi. Để nhằm tìm hiểu và nâng
cao khả năng ứng xử của hộ nông dân với rủi ro trong chăn nuôi, chúng tôi
thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu hành vi ứng xử của hộ nông dân đối với rủi ro trong
chăn nuôi tại xã Thanh Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”
Phương pháp nghiên cứu được chúng tôi sử dụng là phương pháp chọn
điểm nghiên cứu, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích số liệu.
Để nghiên cứu đề tài trên, chúng tôi đã dựa trên nền tảng cơ sở lý luận
về rủi ro, về hành vi ứng xử.
Trong nghiên cứu chủ yếu là nhìn nhận rủi ro theo trường phái truyền
thống, bởi vì với hộ nông dân thì họ quan niệm rủi ro tức là sự không may,
ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của hộ. Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra cơ
sở thực tiễn về kinh nghiệm quản lý rủi ro trong nông nghiệp bằng biện pháp
đa dạng hóa sản xuất và sử dụng bảo hiểm trong nông nghiệp trên thế giới và
thực tế ở Việt Nam.
Sau một quá trình nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả như sau:
Trên địa bàn xã Thanh Vân trong những năm vừa qua đã xuất hiện 3
loại rủi ro chủ yếu đó là rủi ro do dịch bệnh, rủi ro do thị trường và rủi ro vật
chất. Trong đó rủi ro dịch bệnh là loại rủi ro tương đối phổ biến và gây thiệt
hại cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã. Rủi ro dịch bệnh xuất hiện ở cả ba
nhóm hộ quy mô lớn, quy mô trung bình, quy mô nhỏ. Tuy nhiên rủi ro dịch
ii
bệnh này gây thiệt hại lớn nhất cho hộ chăn nuôi quy mô lớn, xuất hiện ở
88,98% hộ quy mô lớn. Các hộ ở quy mô trung bình cũng phải đối mặt với rủi
ro do dịch bệnh mang lại, chiếm 85,71% tổng số hộ quy mô trung bình. Đối
với các hộ chăn nuôi ở quy mô nhỏ thì mục đích của họ chủ yếu là phục vụ
nhu cầu gia đình. Mức độ xuất hiện rủi ro ở nhóm hộ này cũng thấp.
Khi tìm hiểu về các hành vi ứng xử của các nhóm hộ đối với các loại
rủi ro trong chăn nuôi chúng tôi được biết:
* Đối với rủi ro do dịch bênh:
Hầu hết các nhóm hộ khi dịch bệnh xảy ra thì không mở rộng quy mô
mà có xu hướng thu hẹp quy mô. Cụ thể 60% số hộ quy mô nhỏ, 56% số hộ
quy mô trung bình và 53,33% số hộ quy mô lớn quyết định thu hẹp quy mô.
Ngoài quyết định thu hẹp quy mô thì phần đông các nhóm hộ quyết định dừng
nuôi khi có dịch bệnh. Với nhóm hộ quy mô lớn thì có đến 33,33% các hộ
quyết định dừng nuôi; 36% đối với các hộ quy mô trung bình và 40% đối với
các hộ quy mô nhỏ.
Qua đó cho thấy dịch bệnh thực sự là yếu tố tác động rõ nhất đến hộ
chăn nuôi. Bởi vì dịch bệnh xuất hiện khó đoán trước. Có nhiều hộ đã quyết
định dừng nuôi, chủ yếu là hộ nuôi ở quy mô nhỏ, chăn nuôi chỉ là ngành phụ,
tận dụng nguồn thức ăn.
Ngoài dịch bệnh, công tác thú y của xã còn kém, nhận thức của người
dân cũng chưa cao. Một số bệnh thông thường chủ yếu chữa bằng kinh
nghiệm, khi bệnh nặng mới gọi bác sĩ thú y; một số hộ thì ra cửa hang mua
thuốc về tự chữa, đôi khi vẫn dẫn đến tình trạng “tiền mất, tật mang”.
* Đối với rủi ro do thị trường
Thời gian gần đây giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục. Trong khi thức
ăn công nghiệp đang trở thành thức ăn chính thì việc giá tăng đã tác động
không nhỏ tới hộ chăn nuôi. Năm 2008 là năm giá thức ăn chăn nuôi tăng
đỉnh điểm trong 3 năm trở lại đây. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết khi giá
đầu vào tăng lên thì hầu hết các nhóm họ đều giữ nguyên quy mô đàn vật nuôi
iii
chứ không có ý định thu hẹp hay bán hết đàn vật nuôi hiện có. Đối với các hộ
quy mô lớn và quy mô trung bình do họ chăn nuôi với số lượng lớn nên nếu
giá thức ăn tăng lên họ vẫn phải chấp nhận đầu tư vì rất khó có thể đáp ứng
một lượng lớn thức ăn thay thế. Hơn nữa các hộ này thường là các hộ chăn
nuôi lâu năm, lượng vốn cũng khá lớn nên chỉ cần mức tăng của giá thức ăn
chăn nuôi không quá cao so với mức tăng của sản phẩm đầu ra thì họ vẫn
quyết định đầu tư.
Đối với các hộ quy mô nhỏ thì giá đầu vào tăng, giá đầu ra giảm không
ảnh hưởng gì nhiều đến hộ. Vì mục đích chăn nuôi của hộ chủ yếu là nhằm tự
cung tự cấp, lấy công làm lãi nên nếu giá thức ăn tăng lên thì họ sẽ thay thế
thức ăn công nghiệp bằng thức ăn tự chế biến.
* Đối với rủi ro do vật chất
Rủi ro vật chất là loại rủi ro ít gặp nhất hiện nay. Vì đa số các hộ chăn
nuôi đều đã có chuồng trại kiên cố. Tuy nhiên khi xảy ra loại rủi ro này thì
các hộ phải mua lại vật nuôi.
Ngoài một số hành vi ứng xử với từng loại rủi ro trên thì các hộ còn có
các hành vi ứng xử khác như: Bán tài sản, Cắt giảm chi tiêu của hộ. Với hành
vi cắt giảm chi tiêu thì hộ thực hiện thu hồi tiết kiệm, các khoản cho vay; hạn
chế vay mượn và chỉ vay khi cần thiết; chỉ sử dụng các vật tư giống, vật nuôi
của nhà để lại mà không mua ngoài.
Nhìn chung, khi rủi ro xảy ra thì các hộ thường rơi vào thế bị động. Họ
chỉ sử dụng những biện pháp nhỏ để chống lại rủi ro nhưng hiệu quả đạt được
là không cao.
Hành vi ứng xử của hộ nông dân đối với rủi ro trong chăn nuôi chịu
ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đó là yếu tố con người, yếu tố vốn, yếu tố thị
trường.
Từ thực trạng rủi ro và hành vi ứng xử của hộ nông dân với rủi ro trong
chăn nuôi tại xã, chúng tôi đã đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu
nhằm tăng khả năng ứng xử một cách hiệu quả của hộ nông dân với rủi ro
iv
trong chăn nuôi đó là giải pháp về đào tạo, về thông tin, về vốn, về thú y và
phòng dịch bệnh.
Đồng thời, để thực hiện được giải pháp trên thì cần phải có sự kết hợp
giữa hộ nông dân và nhà nước. Do vậy chúng tôi đã đưa ra một số kiến nghị
nhằm nâng cao khả năng ứng xử một cách hiệu quả của hộ nông dân với rủi
ro trong chăn nuôi.
v
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HỘP
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt
Từ viết tắt
Nội dung
1.
TB
2.
BHNN
3.
CC
Cơ cấu
4.
SL
Sản lượng
5.
BQ
Bình quân
6.
CN – TTCN
7.
LĐ
8.
ĐVT
Đơn vị tính
9.
Tr.đ
Triệu đồng
Trung bình
Bảo hiểm nông nghiệp
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Lao động
viii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Người dân nông thôn nói chung và nông dân nói riêng là tầng lớp có
mức thu nhập thấp hơn so với các tầng lớp khác trong xã hội. Thu nhập của
họ chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp mang lại thu nhập bấp
bênh do nó có nhiều rủi ro chẳng hạn như: Rủi do do thiên nhiên, do dịch
bệnh, do môi trường, do thị trường...
Gần đây điều kiện thời tiết biến đổi phức tạp khiến cho dịch bệnh diễn
ra liên tục. Người nông dân đã gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại trong các
quyết định, kế hoạch sản xuất của mình.
Mặc dù người nông dân cũng đã nhận được sự giúp đỡ về tài chính từ
Nhà nước, song sự giúp đỡ đó chỉ bù đắp được một phần nhỏ so với hậu quả
của những rủi ro mà họ phải đối mặt. Nông dân là người trực tiếp chịu tác
động của các rủi ro trong nông nghiệp. Vì vậy họ cần có những quyết định để
ứng xử với những rủi ro đó. Qua thực tế lâu đời, người nông dân đã có các
biện pháp phòng tránh và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra. Họ là người đưa
ra quyết định kế hoạch sản xuất của mình trong khi không có thông tin để biết
được kết quả của quyết định ấy do họ thường làm việc trong hoàn cảnh năng
suất và giá cả bấp bênh. Ứng xử của hộ có sự khác nhau với mỗi loại rủi ro,
với mỗi địa phương.
Xã Thanh Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang là một xã thuần nông.
Trong những năm gần đây điều kiện kinh tế của người dân trong xã đã có
nhiều biến chuyển tích cực. Bên cạnh việc phát triển trồng trọt thì chăn nuôi
cũng đã dần được quan tâm phát triển. Nhiều hộ đã thực hiện chuyển đổi cơ
cấu sản xuất, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt
trong cơ cấu kinh tế.
Tuy nhiên Thanh Vân cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước
phải đối mặt với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tình hình dịch bệnh khá phức
tạp, mang đến nhiều rủi ro cho các hộ chăn nuôi. Chẳng hạn như dịch Lở
1
mồm long móng ở trâu, bò, dịch tai xanh ở lợn, cúm A H 5N1 ở gà.... tạo nhiều
áp lực cho các hộ khi ra quyết định sản xuất.
Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra cho các nhà Khoa học và nhà quản lý là:
- Nông hộ đã và đang phải đối mặt với những rủi ro nào trong chăn
nuôi?
- Họ đã nhận diện các rủi ro đó ra sao?
- Nông hộ đã có hành vi ứng xử với mỗi loại rủi ro đó như thế nào?
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu hành vi ứng xử của hộ nông dân đối với rủi ro trong
chăn nuôi tại xã Thanh Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở điều tra khảo sát, phân tích những hành vi ứng xử đối với
rủi ro của hộ nông dân trong chăn nuôi trên địa bàn xã. Từ đó đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng xử của các hộ nông dân với các rủi ro
trong chăn nuôi.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro và hành vi ứng xử với rủi
ro trong sản xuất nông nghiệp.
Tìm hiểu thực trạng rủi ro và các hành vi ứng xử của hộ nông dân với
rủi ro trong chăn nuôi trên địa bàn xã Thanh Vân.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng xử của các hộ
nông dân với rủi ro trong chăn nuôi.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hành vi ứng xử của hộ nông dân
với rủi ro trong chăn nuôi trên địa bàn xã Thanh Vân, huyện Hiệp Hoà, tỉnh
Bắc Giang.
2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn xã Thanh Vân, huyện Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang.
+ Về thời gian:
Trọng tâm nghiên cứu rủi ro và những hành vi ứng xử với rủi ro trong
chăn nuôi của các hộ nông dân trên địa bàn xã trong 3 năm gần đây (2007,
2008, 2009)
Đề tài được thực hiện từ ngày 23/12/2009 đến ngày 26/05/2010.
3
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận về rủi ro
2.1.1 Một số khái niêm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về rủi ro
Theo Đoàn Thị Hồng Vân, cho đến nay chưa có định nghĩa thống nhất
về rủi ro, những trường phái khác nhau, tác giả khác nhau đưa ra những định
nghĩa khác nhau về rủi ro. Những định nghĩa được đưa ra rất đa dạng, phong
phú, nhưng tóm lại có thể chia làm 2 trường phái lớn, trường phái truyền
thống (hay còn gọi là trường phái tiêu cực) và trường phái trung hoà.
a) Theo trường phái tiêu cực:
Theo trường phái tiêu cực (cách nghĩ truyền thống) thì “rủi ro là những
thiệt hại, mất mát, nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể
xảy ra cho con người”. Rủi ro được định nghĩa như sau:
- “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy ra” (Từ điển tiếng
Việt,1995).
- “Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may ” (Từ và ngữ Việt Nam,
1998).
- “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại” (Từ
điển Oxfort).
- “Rủi ro là sự bất trắc, gây ra mất mát, hư hại ” hoặc “rủi ro là yếu tố
liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn hoặc điều không chắc chắn”.
- Trong lĩnh vực kinh doanh, Hồ Diệu định nghĩa “rủi ro là sự tổn thất
về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”.
- “Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp”.
b) Theo trường phái trung hoà
- “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight).
4
- “Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến
cố không mong đợi” (Allan Willent).
- “Rủi ro là một tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng
xác suất” (Irving Preffer).
- “Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến”.
- Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất
hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro, người ta
không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự
bất ổn định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến
khả năng được hoặc mất không thể đoán trước” (C.Arthur William, Jr.
Smith).
Theo trường phái trung hoà thì “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được”. Rủi ro vừa mang tính tiêu cực vừa mang tính tích cực. Rủi ro có thể
mang đến những tổn thất, mất mát, nguy hiểm … cho con người, nhưng cũng
có thể mang đến những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo
lường rủi ro người ta có thể tìm ra biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi
ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai
(Đoàn Thị Hồng Vân).
- Rủi ro thuần tuý là rủi ro chỉ mang lại những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm như hoả hoạn, mất cắp, tai nạn giao thông, tai nạn lao động…
- Rủi ro suy đoán (rủi ro mang tính đầu cơ) là rủi ro mà trong đó những
cơ hội tạo ra thuận lợi gắn với những nguy cơ gây ra tổn thất.
- Rủi ro có thể phân tán là rủi ro có thể giảm bớt bằng cách đóng góp
quỹ chung để chia sẻ rủi ro.
- Rủi ro không thể phân tán là rủi ro không thể giảm bớt bằng con
đường đóng góp quỹ chung và chia sẻ rủi ro.
Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi ngành, mọi lĩnh vực. Trong mỗi lĩnh
vực, ngoài những điểm chung như đã nói ở trên còn có những đặc điểm riêng
của từng ngành, từng lĩnh vực.
5
Rủi ro xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng bất kể do nguyên nhân gì,
khi rủi ro xảy ra thường gây cho con người những khó khăn trong cuộc sống
như mất hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngưng trệ sản xuất
và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội nói chung.
Trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nhìn nhận rủi ro theo trường
phái truyền thống, bởi vì với hộ nông dân thì họ quan niệm rủi ro tức là sự
không may, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của hộ. Hơn nữa với hộ nông dân
cũng không có những ghi chép liên tục về các sự kiện đã xảy ra nên khó có
thể tính được xác suất chính xác.
2.1.1.2 Không chắc chắn
Trong môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội của người nông dân có rất
nhiều điều không chắc chắn xảy ra gây nên bất lợi đối với mỗi nông dân như
thiên tai, giảm giá nông sản, tăng giá đầu vào, bệnh tật… Các sự kiện đó xảy
ra với những xác suất mà không thể biết trước được.
Vì vậy, ta có thể hiểu sự không chắc chắn là các tình trạng không thể
gắn xác suất với việc xảy ra các sự kiện. Sự không chắc chắn đề cập theo ý
nghĩa mô tả đặc điểm môi trường kinh tế mà các hộ phải đương đầu.
Các dạng không chắc chắn đều được thể hiện bằng sự nghèo nàn tuyệt
đối của nhiều hộ nông dân, hậu quả của các sự không chắc chắn thường tạo ra
sự khác biệt giữa giàu có và đói nghèo. Sự không chắc chắn chỉ được xem
như là một vấn đề đối với sản xuất nông nghiệp hơn là các ngành khác và
được thể hiện trên các dạng chủ yếu sau:
+ Sự không chắc chắn về sản lượng
Nguyên nhân gây ra sự không chắc chắn này là do gặp phải thiên tai.
Thiên tai là những tác động có hại đối với sản xuất nông nghiệp mà khó có
thể dự đoán được như sâu bệnh, lũ lụt, nắng hạn… Thiên tai cũng có thể được
mô tả như là sự không chắc chắn về năng suất và sản lượng cây trồng. Khả
năng chống lại thiên tai phụ thuộc nhiều vào khả năng tiền mặt, vật tư của hộ
nông dân, vì vậy khả năng này giữa các hộ nông dân sẽ khác nhau.
6
+ Sự không chắc chắn về giá cả
Do chu kỳ của sản xuất nông nghiệp kéo dài nên khi lựa chọn một loại
cây trồng hoặc chăn nuôi gia súc, tại thời điểm ra quyết định người ta khó xác
định được giá cả thị trường vào lúc có sản phẩm để bán là bao nhiêu. Điều
này đặc biệt khó khăn đối với cây trồng lâu năm vì phải mất vài năm kiến
thiết cơ bản mới cho thu hoạch sản phẩm. Vấn đề càng trầm trọng hơn đối với
các nước nông nghiệp chậm phát triển nơi có thị trường không hoàn thiện và
thiếu thông tin. Sự dao động của thị trường cũng có thể được miêu tả như là
sự không chắc chắn của giá cả. Đây là điều phổ biến đối với nền nông nghiệp
ở mọi nơi và là nguyên nhân chính cho sự can thiệp của Nhà nước đối với thị
trường nông nghiệp ở nhiều nước trên thế giới.
+ Sự không chắc chắn về xã hội
Sự không chắc chắn về xã hội liên quan đến việc kiểm soát các nguồn
lực sản xuất và sự lệ thuộc của một số nông dân vào những người khác. Điều
này xảy ra khi không có sự công bằng trong quyền sở hữu đất đai và các
nguồn lực khác. Sự không chắc chắn về xã hội do tính chất của xã hội quyết
định nên nó có mức độ khác nhau giữa các vùng hoặc các nước khác nhau.
+ Sự không chắc chắn về con người
Không ai có thể biết trước được sức khoẻ của mình cũng như các thành
viên trong gia đình trong tương lai. Vì vậy, điều này cũng được coi là sự
không chắc chắn về con người.
Những sự không chắc chắn như trên dẫn đến người nông dân không
tình nguyện chấp nhận sự đổi mới kỹ thuật, ngại đầu tư cho sản xuất hoặc tiếp
nhận một cách chậm chạp để tăng sự thích nghi với những điều không chắc
chắn. Điều đó cũng làm tăng thêm sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội nông
thôn.
2.1.1.3 Phân biệt giữa rủi ro và không chắc chắn
Từ những khái niệm trên ta nhận thấy rằng, rủi ro là khách quan và nếu
có đầy đủ thông tin thì có thể tính được xác suất của các sự kiện xảy ra. Còn
7
không chắc chắn đề cập đến tình trạng mất mát không thể gắn xác suất với
việc xảy ra các sự kiện, nó không còn là khách quan như ý nghĩa ban đầu mà
gắn với chủ quan của người ra quyết định. Có nghĩa là con người có thể tác
động để giảm bớt sự thua thiệt cho người sản xuất. Đó cũng là nguyên tắc cho
việc ra quyết định trong quản lý rủi ro phải dựa vào suy nghĩ chủ quan của
từng người.
Rủi ro đề cập đến nhiều kết quả, mỗi kết quả có thể xảy ra với các khả
năng khác nhau. Khả năng của một kết quả nào đó hiểu theo nghĩa là tần suất
trung bình xảy ra kết quả đó. Trong khi đó, không chắc chắn đề cập đến tình
trạng có nhiều kết quả có thể xảy ra trong một quyết định nhưng chưa biết khả
năng sẽ xảy ra của từng kết quả. Như vậy, rủi ro và không chắc chắn chỉ khác
nhau ở việc có đánh giá được hay không khả năng (hay còn là xác suất) xảy ra
các kết quả khác nhau.
Sự phân biệt giữa rủi ro và không chắc chắn rất có ý nghĩa trong trường
hợp chúng ta không biết hết tất cả những biến cố sẽ xảy ra của một quyết
định, hoặc biết đến mức độ nào về sự rủi ro. Cần có sự phân biệt trên là để
giúp cho hộ nông dân định hướng được quyết định trong sản xuất, nếu hộ
nông dân định lượng được các rủi ro xảy ra sẽ giúp tránh được những mất mát
lớn, còn với những điều không chắc chắn thì hộ nông dân rất khó để có thể đo
lường và nhận dạng giúp cho việc ra quyết định.
2.1.2 Nguyên nhân và đặc điểm rủi ro của hộ nông dân
2.1.2.1 Nguyên nhân gây ra rủi ro
Nông dân là đối tượng trực tiếp tham gia vào sản xuất nông nghiệp, cho
nên khi có bất cứ bất trắc nào xảy ra liên quan đến sản xuất nông nghiệp hay
đời sống thì họ đều chịu tổn thất lớn nhất và cũng chính do ngành nông
nghiệp có nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi đặc thù của ngành gây nên. Từ
những điều này cộng thêm sự bấp bênh trong đời sống mà có nhiều nguyên
nhân gây ra rủi ro cho người nông dân.
8
Theo Phạm Thị Mỹ Dung (2002) nhìn nhận rủi ro trong sản xuất nông
nghiệp ở các khía cạnh, bao gồm:
+ Rủi ro xảy ra do thiên nhiên: Các nguyên nhân có nguồn gốc thiên
nhiên bao gồm các yếu tố liên quan đến thời tiết khí hậu như hạn hán, lũ lụt;
các dịch bệnh, sâu bệnh… Nhóm nguyên nhân này gây ra do tự nhiên tạo ra là
chủ yếu. Do sự tác động của điều kiện tự nhiên đã gây ra sự biến động về sản
lượng của các hộ nông dân. Sự biến động về sản lượng là nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến sự không ổn định trong thu nhập của người nông dân.
+ Rủi ro do thị trường tiêu thụ sản phẩm: Nguyên nhân của tình trạng
rủi ro này chủ yếu do sự biến động của giá cả. Sản xuất nông nghiệp có đặc
thù là tính thời vụ nên giá cả thường có xu hướng biến động. Giá cả nông sản
vào vụ thu hoạch rộ thường giảm làm cho thu nhập của người sản xuất giảm
theo, hay những năm được mùa thì giá lại thấp đi, hoặc có một dạng khác là
sản xuất quá nhiều làm cung vượt quá cầu. Giá cả thay đổi cũng làm cho
người nông dân gặp nhiều rủi ro. Trước khi họ bắt đầu sản xuất thì người
nông dân thường kỳ vọng sản phẩm sản xuất ra sẽ bán được với mức giá cao
nhưng do nhiều yếu tố tác động như chu kỳ của sản phẩm nông nghiệp kéo
dài, cung sản phẩm có tính chậm muộn hay các vấn đề về chất lượng sản
phẩm không đảm bảo… Từ đó làm giá sản phẩm có xu hướng giảm so với dự
kiến. Điều đó gây ra cho các hộ tâm lý chung là rất sợ đầu tư lớn vào nông
nghiệp, bởi ngoài rủi ro do thiên nhiên thì loại rủi ro này mang đến cho các hộ
không ít những khó khăn về mặt tài chính.
+ Rủi ro do chính sách của Nhà nước: Nguyên nhân này xuất phát từ
việc thay đổi quy hoạch xây dựng vùng, diện tích đất của hộ bị chuyển đổi
mục đích sử dụng để xây dựng nhà máy, khu đô thị làm cho nhiều nông dân
mất đật nông nghiệp, nên nhiều vùng dân phải thu non sản phẩm hoặc có khi
không được thu hoạch. Rủi ro trong trường hợp này nếu không có sự quản lý,
hoạch định chặt chẽ về mặt xã hội sẽ dễ dẫn tới những hậu quả liên quan đến
vấn đề chính trị xã hội như tranh chấp, tình trạng nông dân không đất, nạn
9
thất nghiệp ở nông thôn nó tác động lớn đến tâm lý suy nghĩ của người nông
dân để có thể duy trì sinh kế.
+ Rủi ro về con người: Do ốm đau, bệnh tật, qua đời, ly hôn, mắc phải
các tệ nạn xã hội. Loại rủi ro này xảy ra làm cho đời sống của hộ nông dân đã
khó khăn lại càng khó khăn hơn do khả năng tài chính của các hộ nông dân rất
thấp. Ngoài những rủi ro chung của các hộ nông dân trên thế giới, hộ nông
dân Việt Nam còn gặp phải một số rủi ro sau.
+ Rủi ro do không có thị trường chắc chắn để tiêu thụ sản phẩm: Một
số nông sản có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nhưng việc thực hiện và xử lý hợp
đồng không nghiêm minh làm cho người nông dân bị thua thiệt. Một số nông
sản hàng hoá đã được các nhà máy hứa hẹn giá từ đầu vụ nhưng khi có sản
phẩm thì họ không mua hoặc mua với giá rẻ.
+ Rủi ro do thiểu hiểu biết kỹ thuật và thiếu thông tin. Trong nông
nghiệp nếu làm sai mùa vụ, sai giống, sai kỹ thuật cũng dễ dẫn đến mất trắng.
+ Rủi ro do tuyên truyền, quảng cáo sai hoặc lừa đảo của một số cá
nhân (thông tin không hoàn hảo) nên nông dân dễ mua phải hàng giả và cả
dịch vụ giả.
Như vậy, rủi ro xảy ra trên địa bàn nông thôn có ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống và sản xuất của người nông dân. Tình trạng có nhiều rủi ro làm
cho nông dân không có động cơ đầu tư vào lĩnh vực sản xuất đòi hỏi phải đầu
tư cao hoặc áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến. Vì thế, việc nghiên cứu
và tìm ra các biện pháp phòng tránh và giảm bớt các tác hại của rủi ro sẽ có
các ảnh hưởng tích cực đến sản xuất và vấn đề nghèo đói ở nông thôn.
2.1.2.2 Đặc điểm rủi ro của nông dân
Nông dân gắn với khu vực nông thôn và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt
là nông dân vùng núi, vùng kém phát triển cho nên đặc điểm của nông nghiệp,
nông thôn quyết định nhiều đến đặc điểm rủi ro của nông dân. Sản xuất nông
nghiệp có nhiều đặc điểm khác hẳn so với các ngành kinh tế khác. Sự khác
nhau ở đây xuất phát từ những đặc điểm riêng có của sản xuất nông nghiệp và
10
nông dân. Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng, cung cấp
lương thực và thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho ngành công nghiệp
chế biến và là hàng hoá để xuất khẩu. Nông nghiệp cũng là ngành thu hút
nhiều lao động xã hội, góp phần giải quyết công ăn việc làm và đồng thời còn
là một ngành đóng góp không nhỏ vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Một
trong những khó khăn, thách thức lớn nhất đối với sản phẩm nông nghiệp là
vấn đề rủi ro. Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nên đã làm cho mức độ
rủi ro trong nông nghiệp thường cao hơn so với các hoạt động trong các lĩnh
vực khác. Cụ thể gồm những đặc điểm sau:
+ Sản xuất nông nghiệp thường tải trên một phạm vi rộng lớn và hầu
hết lại tiến hành ngoài trời, vì thế nó chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự
nhiên. Mặc dù trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến và hiện đại, con
người ngày càng chế ngự được nhiều những ảnh hưởng xấu của tự nhiên
nhưng mâu thuẫn giữa con người với lực lượng tự nhiên vẫn tồn tại trong sản
xuất nông nghiệp. Hàng năm điều kiện tự nhiên vẫn luôn đe doạ và gây tổn
thất lớn cho quá trình sản xuất nông nghiệp.
+ Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống như cây
trồng, vật nuôi. Chúng không chỉ chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, mà
còn chịu sự tác động của các quy luật sinh học. Đó là các quy luật: Đồng hoá,
dị hoá, biến dị, di truyền, quy luật về thời gian sinh trưởng và cho sản phẩm.
Vì vậy, xác suất rủi ro trong nông nghiệp đã lớn lại càng lớn hơn so với nhiều
ngành sản xuất khác.
+ Chu kỳ sản xuất của nông nghiệp thường kéo dài, thời gian lao động
và thời gian sản xuất lại không trùng nhau, do đó việc đánh giá, kiểm soát
việc phòng ngừa và quản lý rủi ro là khó thực hiện.
+ Trong nông nghiệp có nhiều loại cây trồng vật nuôi khác nhau, mỗi
loại thường gặp những rủi ro khác nhau. Thậm chí có những loại rủi ro mà
hậu quả của chúng mang tính chất thảm hoạ. Từ đó đã ảnh hưởng rất lớn đến
tâm lý người sản xuất. Mặc dù có lao động, có đất đai nhưng muốn mở rộng
11
quy mô sản xuất, muốn đầu tư thâm canh, muốn sản xuất hàng hoá với quy
mô lớn, họ cũng không dám mạnh dạn vay vốn để đầu tư. Bởi vì tài sản thế
chấp vốn vay không có, mà rủi ro lại luôn rình rập.
Trong điều kiện rủi ro cao, người nông dân thường giảm quy mô sản
xuất và do đó thu nhập của họ sẽ giảm. Lý do rất đơn giản là rủi ro cao sẽ đòi
hỏi sản xuất phải có lãi cao hơn trong trường hợp sản xuất không có rủi ro.
Trong trường hợp hiệu quả giảm dần theo quy mô như ngành nông nghiệp
điều này dẫn đến người nông dân phải giảm sản xuất để tăng sản phẩm cận
biên sao cho bằng với chi phí cận biên mà chi phí này cao hơn do rủi ro làm
tăng chi phí cơ hội của các nguồn lực (vốn, lao động).
Đối với nông dân ngoài rủi ro gặp phải trong sản xuất họ còn có thể gặp
rất nhiều rủi ro trong cuộc sống do điều kiện sinh hoạt khó khăn hơn các tầng
lớp khác trong xã hội, cơ sở hạ tầng kém phát triển, môi trường sống không
vệ sinh… Những rủi ro về con người đã làm cho nông dân càng nhiều khó
khăn hơn và phát sinh thêm nhiều rủi ro khác. Mỗi loại rủi ro có những tác
động rất khác nhau đến kết quả, hiệu quả sản xuất và cuộc sống của hộ.
2.1.3 Phân loại rủi ro trong các hộ nông dân
* Phân theo lĩnh vực rủi ro
+ Rủi ro trong quá trình sản xuất: Là những rủi ro liên quan trực tiếp
đến quá trình sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân.
+ Rủi ro ngoài sản xuất: Là những rủi ro liên quan đến cuộc sống của
người nông dân. Trong cuộc sống hằng ngày cũng có rất nhiều rủi ro đến với
các hộ nông dân như ốm đau, bệnh tật, sự mất mát tài sản… Những rủi ro trên
ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và thu nhập của các hộ nông dân.
* Phân loại theo nguồn gốc rủi ro
+ Rủi ro trong tự nhiên
Đây là nhóm rủi ro do các hiện tượng thiên nhiên như: Lũ lụt, mưa đá,
hạn hán, đất lở, sương muối, dịch bệnh, sâu bệnh… gây ra. Những rủi ro này
thường dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và của. Nó có thể tác động
12
đến năng suất mùa màng (rủi ro trong sản xuất) và cả sản phẩm cất trữ trong
kho (rủi ro trong bảo quản).
+ Rủi ro xã hội
Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã
hội, các định chế… là một nguồn rủi ro quan trọng. Nếu không nắm được
điều này sẽ có thể phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề.
+ Rủi ro kinh tế
Là những rủi ro do môi trường kinh tế gây ra như: Tốc độ phát triển
kinh tế, khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát…
* Phân theo mức độ rủi ro
+ Rủi ro cá nhân: Rủi ro chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân nào đó
+ Rủi ro cộng đồng: Rủi ro ảnh hưởng đến cả cộng đồng
* Phân theo mức độ xuất hiện của rủi ro
+ Rủi ro riêng rẽ: Chỉ xuất hiện một loại rủi ro
+ Rủi ro dây chuyền: Rủi ro này xuất hiện lại kéo theo những rủi ro
khác.
+ Rủi ro kết hợp: Kết hợp nhiều loại rủi ro với nhau.
2.1.4 Hành vi ứng xử của hộ nông dân với rủi ro
Trước tiên ta cần hiểu rõ ứng xử là gì? Từ đó thấy được sự cần thiết của
việc ứng xử của hộ nông dân với những rủi ro xảy ra.
Theo từ điển Tiếng Việt (2000) ứng xử là có thái độ, hành động, có lời
nói thích hợp trong việc xử sự.
Theo từ điển tâm lý thì hai từ ứng xử và hành vi thường thay thế cho
nhau. Từ ứng xử chỉ mọi phản ứng của con người khi một yếu tố nào đó trong
môi trường kích thích các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành
một tình huống và tiến trình ứng xử để kích thích có định hướng nhằm giúp
chủ thể thích nghi với hoàn cảnh. Khi nhấn mạnh về tính khách quan, tức là
các yếu tố bên ngoài kích thích cũng như phản ứng đều là những hiện tượng
13
có thể quan sát được thì gọi là ứng xử. Còn khi nhấn mạnh mặt định hướng,
mục tiêu thì gọi là hành vi.
Lê Thị Bừng và Hải Vang (2000) cho rằng ứng xử là sự phản ứng của
con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống
cụ thể nhất định. Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động giao tiếp mà
chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán thể hiện qua thái độ,
hành vi, cử chỉ, tuỳ thuộc vào tri thức, kinh nghiêm và nhân cách mỗi người
để nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất.
Trên đây là một số quan điểm về ứng xử của con người. Tuy nhiên, các
quan điểm đó thiên về cách ứng xử giữa con người với con người qua giao
tiếp. Còn các tác động bên ngoài đối với sản xuất và đời sống của nông hộ
như rủi ro thì họ cũng có những quyết định, lựa chọn tính toán qua hành vi
của mình để đạt kết quả mong đợi.
Theo Đỗ Văn Viện và Đặng Văn Tiến (2000) thì nếu có rủi ro xảy ra
với giả định giá cả là yếu tố cố định, khi đó hộ sẽ có quyết định như thu hẹp
sản xuất, hoặc sản xuất ở quy mô hợp lý, hoặc tối thiểu hoá sự thiệt hại. Giả
định nông hộ sử dụng một yếu tố đầu vào (X) để sản xuất, khi đó họ sẽ kỳ
vọng đạt được mức doanh thu là E(TR). Nhưng trong sản xuất nông nghiệp có
nhiều yếu tố rủi ro và không chắc chắn cho nên kết quả sản xuất của hộ nông
dân có thể thay đổi so với dự kiến. Nếu quá trình sản xuất gặp thuận lợi và có
nhiều yếu tố tích cực làm tăng doanh thu TR 1 cao hơn mức dự kiến. Ngược
lại, nếu hộ nông dân gặp điều kiện bất lợi, rủi ro trong sản xuất thì doanh thu
họ thu được trong trường hợp này chỉ đạt mức TR 2 thấp hơn mức dự kiến.
Theo đó ta có thể thể hiện qua đồ thị sau:
14
Tổng doanh thu (TR)
Tổng chi phí (TC)
TC
a
f
c
TR
g
1
b
h
j
d
E(TR)
i
e
0
TR2
X2
XE
X1
Đầu vào (X)
Hình 2.1: Các quyết định sản xuất trong điều kiện có rủi ro
Chú thích:
TR1: Tổng doanh thu của sản phẩm lúc được mùa
E(TR): Kỳ vọng doanh thu
TC: Tổng chi phí cố định
TR2: Tổng doanh thu của sản phẩm lúc mất mùa
+ Ở mức đầu vào X1, giả định nông hộ sản xuất gặp điều kiện thuận lợi,
họ thu được sản lượng cao coi như được mùa khi đó phần lãi thu được tương
ứng khoảng (ab), phần lỗ do rủi ro tương ứng khoảng (bj). Trong trường hợp
này hộ nông dân đưa ra quyết định chấp nhận rủi ro để thu được phần lãi
nhiều hơn.
+ Ở mức đầu vào X2, nông hộ sản xuất trong điều kiện có rủi ro và
không có rủi ro đều thu được lãi tương ứng hai khoảng đó là (ce) và (de) và
không bị lỗ. Nhưng trong trường hợp này tổng doanh thu hộ thu được thấp
nhất, do vậy nông hộ có hướng ứng xử chống lại rủi ro để tăng doanh thu.
15
+ Ở mức đầu vào XE, nông hộ sản xuất với tổng chi phí TC, trong điều
kiện không có rủi ro, hộ thu được phần lãi tương ứng khoảng (fh), khoảng này
thấp hơn khoảng lãi (ab) ở mức đầu vào X 1. Trong điều kiện có rủi ro, hộ sản
xuất chịu khoản lỗ (hi) thấp hơn phần lỗ (bj). Trường hợp này nông hộ có thái
độ bàng quan với rủi ro.
Bảng 2.1: Các ứng xử của nông hộ
Đầu vào
X1
X2
XE
Không rủi ro
Lãi = ab
Lãi = ce
Lãi = fh < ab
Có rủi ro
Lỗ = bj
Lãi = de
Lỗ hi < bj
Loại ứng xử
Chịu rủi ro
Chống rủi ro
Trung tính
2.1.5 Biện pháp hạn chế rủi ro cho hộ nông dân
Đỗ Văn Viện (2000) đã đưa ra một số biện pháp để hạn chế rủi ro cho
nông dân nhằm mục tiêu tăng khả năng của nông dân chống lại rủi ro, tạo môi
trường bền vững cho hộ nông dân, tạo môi trường kinh tế xã hội thích hợp.
Một số biện pháp để hạn chế rủi ro cho nông hộ như đối với thiên tai thực
hiện hoàn thiện, kiên cố kênh mương tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới,
tiêu, giữ nước. Hoàn thiện giống cây, con có khả năng chịu hạn, chịu úng,
chống chọi tốt với điều kiện khắc nghiệt, dịch bệnh. Triển khai bảo hiểm nông
nghiệp trong nông hộ để từ đó đảm bảo cho người nông dân có thể sản xuất
một cách an toàn, đầu tư lớn vào phát triển nền nông nghiệp mang tính hàng
hoá, tạo nên một hệ thống đa dạng hoá về sản phẩm, và có thể giảm thiểu tối
đa những thiệt hại do rủi ro gây ra cho ngành này.
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi ứng xử của hộ nông dân
Thái độ ứng xử, khả năng ra quyết định và hành động của hộ nông dân
phù hợp hay không phù hợp mang lại hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố.
2.1.6.1 Điều kiện kinh tế của hộ
- Trình độ học vấn của chủ hộ: Trình độ văn hóa, trình độ khoa học của
chủ hộ ảnh hưởng tích cực đến khả năng ra quyết định đúng đắn và kịp thời
của chủ hộ. Chủ hộ có trình độ học vấn cao, có hiểu biết về khoa học kỹ thuật
16