Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

119 bài tập cá nhân luật lao động đề 17 giải quyết tình huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.03 KB, 5 trang )

Đề 17: Giải quyết tình huống.
Câu lạc bộ (CLB) bóng đã T ký hợp đồng với cầu thủ B trong mùa giải 2008 kéo
dài từ tháng 02/2008 đến hết tháng 08/2008. Mức lương cầu thủ B đề nghị CLB
trả là 15 triệu/tháng, nhưng anh B không muốn đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy,
giữa CLB và anh B đã thỏa thuận với nhau ký 3 hợp đồng lao động: Hợp đồng
thứ nhất có thời hạn 2 tháng 15 ngày, hợp đồng thứ 2 có thời hạn 2 tháng 15
ngày, hợp đồng thứ 3 có thời hạn 2 tháng. Trong mỗi hợp đồng đều ghi rõ mức
lương là 15 triệu/tháng, các khoản thu nhập khác sẽ được trả theo quy chế trả
lương, trả thưởng của CLB. Hết hạn hợp đồng thứ 3 được 2 tháng (cuối tháng
10/2008), anh B viết đơn khởi kiện CLB về việc đã chấm dứt hợp đồng trái pháp
luật với anh và đòi CLB số tiền bảo hiểm xã hội mà anh B cho rằng CLB chưa
trả cho anh. Hỏi:
a. Việc CLB và anh B ký 3 hợp đồng như vậy là đúng hay sai?
b. Anh B kiện CLB là đúng hay sai?
c. Những yêu cầu nào của anh B sẽ được giải quyết theo quy định của
pháp luật lao động hiện hành?

1


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Việc CLB và anh B ký 3 hợp đồng như vậy là đúng hay sai?
Anh B và CLB T ký kết với nhau 3 hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng, các
hợp đồng này sẽ là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng (điểm C, khoản 1 – Điều 27 BLLĐ)
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 của Bộ luật lao động: “ 2- Khi hợp đồng lao
động quy định tại điểm B và điểm C Khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao
động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao
động hết hạn, 2 bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp
đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng không xác định
thời hạn. Trường hợp 2 bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định


thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn
tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn”.
Vậy nên khi HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời
hạn dưới 12 tháng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, 2 bên phải ký kết HĐLĐ mới; nếu
không ký kết HĐLĐ mới, hợp đồng đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định
thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm trong một thời hạn, sau đó nếu người lao
động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn. Mà
trong trường hợp giữa anh B và CLB thì 2 bên đã ký kết với nhau 2 hợp đồng có
thời hạn là 2 tháng 15 ngày, sau đó lại tiếp tụ ký hợp đồng có thời hạn 2 tháng.
Chiếu theo Khoản 2 Điều 27, thì hợp đồng thứ 3 giữa anh B và CLB T sẽ phải ký
kết hợp đồng không xác định thời hạn, vậy nên việc anh B và CLB ký 3 hợp
đồng như trên là trái với những quy định của luật lao động.
=> Việc ký 3 hợp đồng giữa anh B và CLB là sai.
2. Anh B kiện CLB là đúng hay sai?
2


Việc anh B kiện CLB là đúng. Bởi lẽ:
Như chúng ta đã biết, hợp đồng giao kết lần thứ 2 có thời hạn giữa người lao
động và người sử dụng lao động được xác định là hợp đồng không xác định thời
hạn. Trường hợp của anh B, CLB và anh B đã thỏa thuận với nhau ký 3 hợp
đồng lao động: Hợp đồng thứ nhất có thời hạn 2 tháng 15 ngày, hợp đồng thứ 2
có thời hạn 2 tháng 15 ngày, hợp đồng thứ 3 có thời hạn 2 tháng. Vì đã ký hơn
hai lần hợp đồng có thời hạn, như vậy hợp đồng lao động của anh B và CLB đã
được coi là hợp đồng không xác định thời hạn (Điều 27 BLLĐ). Cho nên nếu
CLB muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với anh B phải đảm bảo
hai vấn đề sau:
- Các trường hợp đơn phương chấm dứt:
Tại khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động quy định:

“ Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động
trong nhưng trường hợp sau đấy:
a, Người lao động thời xuyên không hoàn thành công việc;
b, Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải;
- Thời hạn báo trước:
Tại điểm a khoản 3 Điều 38 Bộ luật lao động: “Người sử dụng lao động phải
báo trước cho người lao động biết trước: ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao
động không xác định thời hạn;…”
Như vậy, CLB đã vi phạm về thời hạn ký hợp đồng lao động, về lý do đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động, thời hạn báo trước.
=> Việc anh B khởi kiện CLB là hoàn toàn hợp lý.
3. Những yêu cầu nào của anh B sẽ được giải quyết theo quy định của pháp
luật lao động hiện hành?
Thứ nhất: Anh B yêu cầu đòi CLB số tiền bảo hiểm xã hội mà anh B cho
rằng CLB chưa trả cho anh là không hợp lý. Bởi lẽ, anh không hề đóng bảo hiểm
3


cho CLB, anh đã vi phạm Khoản 1 Điều 141 BLLĐ quy định về việc bắt buộc
đóng bảo hiểm xã hội đối với “ …doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng
lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và
hợp động lao động không xác định thời hạn. Ở những doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội….
hưu trí và tử tuất.” Cùng với đó, Luật bảo hiểm xã hội đã quy định rõ : “Mức
hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm
xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.” (Điều 5
LBHXH).
=> Vì vậy, anh B không có quyền yêu cầu đòi CLB trả tiền bảo hiểm xã hội
cho anh.
Thứ hai: Theo quy định tại Điều 41 BLLĐ thì : “1- Trong trường hợp người

sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì
phải nhận người lao động trở lại làm việc và phải bồi thường một khoản tiền
tương ứng với tiền lương trong những ngày người lao động không được làm
việc. Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài
khoản tiền được bồi thường tương ứng với tiền lương trong những ngày không
được làm việc, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều
42 của Bộ luật này.”
Như vậy, vì CLB đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sai luật nên
CLB phải nhận anh B trở lại làm việc và phải bồi thường 1 khoản tiền tương ứng
với tiền lương trong những ngày anh B không được chơi bóng trong CLB. Nếu
anh B không muốn trở lại làm việc, thì CLB cũng phải bồi thường tiền tương
ứng với tiền lương trong những ngày anh B không được chơi bóng trong CLB.
Tuy nhiên, anh B không được hưởng trợ cấp theo Khoản 1 Điều 42 BLLĐ, vì
anh làm việc trong CLB chưa đủ 12 tháng.

4


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Lao Động (NXB Lao động – xã hội);
2. Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, ĐH Luật Hà Nội (NXB Công an nhân
dân, Hà Nội 2009);
3 />4. />
5



×