Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

135 bài tập cá nhân lao động đề tihf huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.21 KB, 5 trang )

TÌNH HUỐNG
Nguyễn Khang làm việc theo hợp đồng lao động với công ty ANZ thời hạn 2
năm từ ngày 1/1/2002, mức lương 3 triệu đồng/tháng. Sau khi kết thúc hợp đồng, nhận
thấy Khang là lao động có năng lực và trách nhiệm cao, công ty đề nghị tiếp tục tuyển
dụng Khang với công việc cũ theo hợp đồng không xác định thời hạn với yêu cầu làm
thử trong thời gian 3 tháng (từ 1/1/2005 đến 1/4/2005) với mức lương bằng mức lương
tối thiểu hiện hành. Do mong muốn được tiếp tục làm việc nên Khang chấp nhận cam
kết thử việc mặc dù công việc không có gì thay đổi. Ngày 1/8/2005 công ty cử Khang đi
học nâng cao tay nghề 2 tháng không hưởng lương với chi phí học nghề do công ty trả
và cam kết sẽ làm cho công ty ít nhất là 5 năm. Tháng 1/2009 nhận thấy mức lương của
mình quá thấp trong khi có nhiều lời đề nghị tuyển dụng từ các công ty khác với mức
lương cao hơn, Khang đề xuất với giám đốc công ty về việc tăng lương nếu không sẽ
nghỉ việc. Sau 5 ngày giám đốc trả lời không chấp nhận đề nghị tăng lương, Khang đã
nghỉ việc.
Hỏi:
a. Nhận xét về các hợp đồng của Khang với công ty?
b. Việc chấm dứt hợp đồng lao động của Khang có hợp pháp không, vì sao? Nếu
muốn chấm dứt hợp pháp Khang phải thực hiện những thủ tục gì?

1


a. Nhận xét về các hợp đồng (lao động, học nghề, thử việc) của Khang với
công ty?
Trong tình huống trên, Nguyễn Khang đã ký kết với công ty ANZ 3 hợp đồng:
thứ nhất là hợp đồng lao động, thứ 2 là hợp đồng thử việc và cuối cùng là hợp đồng học
nghề. Sau đây em xin đưa ra một số nhận xét về 3 hợp đồng mà Khang đã ký với công
ty ANZ.
* Thứ nhất: Hợp đồng lao động.
-Về chủ thể: người lao động là Khang có đầy đủ năng lực pháp luật lao động và
năng lực hành vi lao động. Còn về phía người sử dụng lao động là công ty ANZ là


doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có đăng kí kinh doanh và được pháp luật công
nhận.
- Về hình thức: hợp đồng này giữa Khang và công ty lập thành văn bản, kí kết
theo mẫu của Bộ Lao động-thương binh và xã hội hướng dẫn. Do hợp đồng trên là hợp
đồng xác định thời hạn (thời hạn 2 năm) nên phải tuân theo quy định tại Điều 28 Bộ
Luật Lao Động (BLLĐ): “Hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được
làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Đối với một số công việc có tính chất tạm thời
mà thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể
giao kết bằng miệng. Trong trường hợp giao kết bằng miệng, thì các bên đương nhiên
phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động”.
- Về nội dung: hợp đồng trên xác lập những nội dung cơ bản mà 2 bên cần thỏa
thuận trong một hợp đồng lao động như: công việc phải làm, tiền lương, thời hạn hợp
đồng....
Như vậy, hợp đồng lao động trên đáp ứng đầy đủ các yếu tố của một hợp đồng
lao động và không có vi phạm.
* Thứ hai: Hợp đồng thử việc.
Theo dữ kiện đề bài cho ta thấy rằng hợp đồng thứ nhất của Khang với công ty sẽ
hết hạn vào 1/1/2004 (hợp đồng thứ nhất thời hạn 2 năm từ ngày 1/1/2002). Như vậy
khoảng thời gian từ ngày 1/1/2004 đến ngày trước ngày 1/1/2005 Khang có thể không
làm việc tại công ty. Như vậy, có thể chia ra 2 trường hợp:
- Nếu kết thúc hợp đồng lao động thứ nhất mà Khang tiếp tục ở lại làm việc tại
công ty: hợp đồng giữa Khang với công ty sẽ chuyển thành hợp đồng không xác định
thời hạn và việc ki kết hợp đồng thứ hai này là không cần thiết.

2


- Nếu kết thúc hợp đồng lao động thứ nhất Khang không tiếp tục làm việc tại
công ty: có thể nhận xét hợp đồng thử việc đáp ứng các yếu tố của hợp đồng lao động
như hợp đồng thứ nhất như: chủ thể, hình thức, nội dụng. Tuy nhiên, hợp đồng thử việc

này vi phạm thời gian thử việc được quy định tại Điều 32 BLLĐ: “Người sử dụng lao
động và người lao động thoả thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa
vụ của hai bên. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải
bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60
ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao
động khác”. Theo quy định này thì thời gian thử việc không được quá 60 ngày nhưng
công ty lại đưa ra yêu cầu thử việc 3 tháng (tức là 90 ngày) với Khang là không đúng và
trái với quy định của pháp luật lao động được quy định tại Điều 32 BLLĐ.
* Thứ ba: Hợp đồng học nghề.
Hợp đồng thứ ba này đáp ứng đầy đủ quy định của một hợp đồng lao động nói
chung cũng như một hợp đồng học nghề được quy định trong BLLĐ. Thực tế cho thấy,
nhiều doanh nghiệp đã yêu cầu người lao động ký hợp đồng học nghề 03 tháng hoặc 06
tháng, có trường hợp đặc biệt là 01 năm với mục đích muốn né tránh thời hạn thử việc
60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và 30 ngày đối với lao động khác
(Điều 32 BLLĐ). Bằng cách này, doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng
học nghề bất kỳ lúc nào, không cần thông báo trước một thời hạn nhất định và không có
nghĩa vụ phải thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thôi việc cho người lao
động. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể trả lương cho người học nghề, tập nghề thấp hơn
mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
b. Việc chấm dứt hợp đồng lao động của Khang có hợp pháp không, vì sao?
Nếu muốn chấm dứt hợp pháp Khang phải thực hiện những thủ tục gì?
Việc chấm dứt hợp đồng của Khang với công ty ANZ là đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động và không hợp pháp. Vì theo quy định tại Điều 24 BLLĐ: “Trong
trường hợp doanh nghiệp nhận người vào học nghề để sử dụng thì hợp đồng học nghề
phải có cam kết về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp và phải bảo đảm ký kết hợp
đồng lao động sau khi học xong. Người học nghề sau khi học xong, nếu không làm việc
theo cam kết thì phải bồi thường chi phí dạy nghề”. Tại khoản 3 Điều 37 Luật Dạy
nghề năm 2006 quy định: “Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm
việc cho doanh nghiệp, nếu người học nghề không làm việc theo cam kết thì phải bồi
hoàn chi phí dạy nghề. Mức bồi hoàn do hai bên thoả thuận theo hợp đồng học nghề”.

Theo quy định này trong hợp đồng học nghề người lao động phải có cam kết về thời

3


hạn làm việc tại công ty sau khi học nghề xong, cụ thể trong hợp đồng Khang đã cam
kết làm việc cho công ty ít nhất là 5 năm. Nhưng thực tế Khang đã tự ý chấm dứt hợp
đồng với công ty sau khi thực hiện hợp đồng với công ty khi công ty không chấp nhận
yêu cầu tăng lương của Khang. Theo quy định trên thì khi Khang đã đơn phương chấm
dứt hợp đồng thì sẽ phải bồi thường chi phí dạy nghề mà công ty đã trả cho Khang.
* Những thủ tục cần thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp:
Theo khoản 3 Điều 37 BLLĐ quy định: “Người lao động làm theo hợp đồng lao
động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động,
nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày”. Như vậy, để
chấm dứt hợp đồng hợp pháp thì Khang phải thông báo trước cho công ty trước 45 ngày
và sau 45 ngày Khang có thể kết thúc hợp đồng lao động một cách hợp pháp. Theo
điểm b khoản 1 mục III: “b) Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy
định tại Điều 37 hoặc Điều 38 của Bộ Luật Lao động, thì bên có quyền đơn phương
phải thực hiện việc báo trước cho bên kia bằng văn bản. Số ngày báo trước của người
lao động được qui định tại khoản 2, khoản 3 Điều 37; của người sử dụng lao động tại
khoản 3 Điều 38 của Bộ Luật Lao động. Số ngày báo trước là ngày làm việc. Riêng
trường hợp người lao động bị kỷ luật sa thải thì không phải báo trước.” và điểm a
khoản 2 mục III thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH quy định các trường hợp được hưởng
trợ cấp thôi việc: “Người lao động chấm dứt hợp đồng theo Điều 36; Điều 37; các
điểm a, c, d khoản 1 Điều 38; khoản 1 Điều 41; điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật
Lao động.
- Người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước được tuyển dụng trước
khi có chế độ hợp đồng lao động, thì khi nghỉ việc được tính trợ cấp thôi việc như
người đã ký hợp đồng lao động.
- Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp, cơ quan, tổ

chức chấm dứt hoạt động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 38 của Bộ Luật Lao động
là các trường hợp: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền quyết định
giải thể, tòa án tuyên bố phá sản, giấy phép hoạt động đã hết hạn, doanh nghiệp vi
phạm pháp luật bị cơ quan có thẩm quyền rút giấy phép hoạt động hoặc thu hồi giấy
phép đăng ký kinh doanh”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 BLLĐ: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động
đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi
năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có”.

4


Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng hợp pháp thì Khang sẽ được hưởng trợ cấp thôi
việc theo quy định của pháp luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Luật Lao Động Việt Nam” - Trường Đại Học Luật Hà Nội, NXB
Công An Nhân Dân năm 2010.
2. Bộ Luật Lao Động 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007
3. Luật Dạy Nghề 2006
4. http:// www.laodong.com.vn

5



×