Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

143 đề số 7 cho biết ý kiến của anh chị về những khẳng định sau a người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác thì được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.71 KB, 4 trang )

Đề số 7: Cho biết ý kiến của anh chị về những khẳng định sau:
a. Người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp
của Nhà nước tại doanh nghiệp khác thì được phép thành lập và quản lý
doanh nghiệp.
b. Khi một thành viên hợp danh kí kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân
ngoài công ty thì hợp đồng đó có hiệu lực đối với công ty và các thành
viên hợp danh khác.


Luật Thương mại – Bài tập cá nhân 2

a. Khẳng định trên là đúng. Vì:
Theo quy định tại điểm d khoản 2 điều 13 Luật doanh nghiệp 2005 quy
định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp như
sau: “2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp tại Việt Nam: d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các
doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại
diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp
khác;”
Theo quy định của pháp luật nước ta thì mọi tổ chức, cá nhân được làm tất
cả những gì mà pháp luật không cấm. Vì thế trong trường hợp này, những người
được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại
doanh nghiệp khác là đối tượng không bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp
vì thế họ sẽ được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Theo em đây là một quy định rất đúng đắn của pháp luật nước ta vì:
Chúng ta chỉ cấm những người là cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các
doanh nghiệp 100% vốn sở hữu Nhà nước không được thành lập và quản lý
doanh nghiệp. Trong khi đó vốn của Nhà nước không chỉ có trong doanh nghiệp
Nhà nước mà còn ở cả các doanh nghiệp khác, và những người được cử làm đại
diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp
này sẽ có trách nhiệm “nhẹ nhàng” hơn những người quản lý vốn của Nhà nước


trong doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước vì thế họ được phép thành lập và quản
lý doanh nghiệp. Quy định này đã mở rộng số lượng đối tượng được phép thành
lập và quản lý doanh nghiệp. Đó là sự phù hợp để đưa nền kinh tế nước ta phát
triển hơn nữa nhất là trong lĩnh vực thương mại.
b. Khẳng định trên là chưa chính xác. Vì:
Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 134 Luật Doanh nghiệp quy định
về quyền của thành viên hợp danh như sau “Nhân danh công ty tiến hành các
hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; đàm phán và ký
Đặng Thị Thắm – KT33C 054

2


Luật Thương mại – Bài tập cá nhân 2
kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp
danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;”
Như vậy, thành viên hợp danh có quyền ký kết hợp đồng cho công ty hợp
danh của mình nhưng hợp đồng đó chỉ phát sinh hiệu lực đối với công ty và các
thành viên hợp danh khác khi hợp đồng đó do thành viên hợp danh ký kết nhân
danh chính công ty hợp danh đó. Trong khẳng định trên không nói rõ thành viên
hợp danh đó ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp nào vì
thế sẽ khó xác định đúng hay sai hoàn toàn.
Theo như quy định tại khoản 1 điều 134 trên: nếu thành viên hợp danh đó
ký hợp đồng nhân danh công ty hợp danh thì hợp đồng đó sẽ phát sinh hiệu lực
với công ty và các thành viên hợp danh khác. Còn nếu thành viên đó ký kết hợp
đồng mà không nhân danh công ty thì hợp đồng đó sẽ không phát sinh hiệu lực
với công ty và các thành viên hợp danh khác bởi theo quy định tại khoản 2 điều
133 Luật Doanh nghiệp 2005:“Thành viên hợp danh không được quyền nhân
danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành,
nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá

nhân khác.”
Và tại khoản 2 của điều 137 Luật doanh nghiệp “ Hoạt động do thành
viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh đã đăng ký của
công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó
đã được các thành viên còn lại chấp thuận,” Như vậy, trong trường hợp thành
viên hợp danh đó ký hợp đồng ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty
thì sẽ phát sinh hiệu lực cho công ty và thành viên hợp danh khác trong trường
hợp được các thành viên của của công ty chấp thuận, còn nếu không được chấp
thuận thì hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực với cả công ty và các thành viên hợp
danh khác.
Với những quy định chặt chẽ như trên của pháp luật, quyền lợi của các
thành viên hợp danh sẽ được bảo đảm hơn vì công ty hợp danh là một pháp nhân
nhưng trong đó các thành viên hợp danh thì lại chịu trách nhiệm đến cùng bằng
toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Do đó, việc đặt ra những

Đặng Thị Thắm – KT33C 054

3


Luật Thương mại – Bài tập cá nhân 2
yêu cầu về trách nhiệm của từng thành viên hợp danh trong khi ký kết các hợp
đồng cho công ty là điều rất cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình Luật Thương mại tập 1 – Trường đại học Luật Hà Nội.
2. Luật Doanh nghiệp 2005.

Đặng Thị Thắm – KT33C 054


4



×