ĐỀ SỐ 11
Phân tích nội dung của các biện pháp bảo đảm đầu tư và cho biết ý kiến của
mình về sự ảnh hưởng của các biện pháp bảo đảm đầu tư này đối với hiệu quả
đầu tư.
1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG
2
I. KHÁI NIỆM 2
II. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
1. Bảo đảm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp 2
2. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư 3
3. Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư 3
4. Đảm bảo việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của 3
nhà đầu tư ra nước ngoài
5. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về 4
chính sách, pháp luật
6. Những biện pháp bảo đảm đầu tư khác 4
III. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ 5
ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
KẾT BÀI
2
MỞ ĐẦU
Luật đầu tư 2005 từ Điều 6 đến Điều 12 đã quy định về bảo đảm đối với
vốn và tài sản, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm mở cửa thị trường và đầu
tư liên quan đến thương mại; việc chuyến vốn và tài sản ra nước ngoài; áp
dụng giá, phí, lệ phí thống nhất; bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi
chính sách, pháp luật và giải quyết tranh chấp. Các biện pháp bảo đảm đầu tư
thể hiện tính nhất quán trong việc thực hiện các cam kết của Nhà nước đối với
lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, được quy định phù hợp với những cam kết
trong các điều ước quốc tế về khuyến khích và bảo đảm đầu tư và hệ thống
pháp luật hiện hành.
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM
Các biện pháp bảo đảm đẩu tư là những biện pháp được thể hiện trong
những quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của
các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư với mục đích kinh
doanh. Các biện pháp bảo đảm đầu tư chính là những cam kết từ phía nhà
nước tiếp nhận đầu tư với các chủ đầu tư về trách nhiệm của nhà nước tiếp
nhận đầu tư trước một số quyền lợi cụ thể của nhà đầu tư.
II. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
1. Bảo đảm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp
Tại điều 6 Luật đầu tư năm 2005 quy định:
“Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa,
không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính; trường hợp thật cần thiết vì lý do
quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài
sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá
thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng; việc thanh toán
3
hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân
biệt đối xử giữa các nhà đầu tư”.
Biện pháp bảo đảm đầu tư này được áp dụng đối với tất cả các nhà đầu tư
có hoạt động đầu tư theo pháp luật đầu tư của Việt Nam, không phân biệt mức
độ bảo hiểm nhiều hay ít, dự trên bất kì một tiêu chí nào. Hơn nữa, biện pháp
này bắt đầu có hiệu lực kể từ khi các nhà đầu tư bắt đầu triển khai dự án đầu
tư mà không cần phải thông qua thêm bất cứ thủ tục hành chính nào.
2. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư
Từ Luật đầu tư 2005, Nhà nước Việt Nam đã xoá bỏ sự phân biệt giữa nhà
đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Về cơ bản theo quy định của
pháp luật đầu tư hiện hành, các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu
tư, quyền và nghĩa vụ của cá nhà đầu tư đều được quy định chung, không có
sự khác biệt.
Nhà nước đảm bảo các nhà đầu tư được hưởng chế độ ưu đãi đầu tư, hỗ trợ
đầu tư như nhau và chỉ dựa trên tiêu chí lĩnh vực và địa bàn đầu tư chứ không
dựa trên tiêu chí nguồn gốc vốn đầu tư hoặc quốc tịch của các nhà đầu tư.
3. Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư
Luật đầu tư năm 2005 đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp áp dụng chung
cho các nhà đầu tư không phân biệt quốc tịch (Điều 12). Cơ chế này được xây
dựng dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các nhà đầu tư. Sự
khác biệt giữa các chủ thể của tranh chấp sẽ dẫn đến sự khác biệt về cơ quan
giải quyết tranh chấp, được này được qui định tại khoản 2, 3, 4 Điều 12. Bên
cạnh việc qui định rõ ràng về phuwong thức và cơ quan giải quyết tranh chấp,
pháp luật Việt Nam còn qui định cụ thể về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
của các cơ quan giải quyết tranh chấp của Việt Nam.
4. Đảm bảo việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu
tư ra nước ngoài
Xuất phát từ mục đích tất yếu của các nhà đầu tư, kinh doanh để thu lợi
nhuận, Nhà nước Việt Nam không những cam kết bảo đảm quyền sở hữu hợp
4
pháp đối với phần lợi nhuận mà các nhà đầu tư tạo ra trong quá trình đầu tư
tại Việt Nam mà còn cam kết bảo đảm quyền được chuyển phần lợi nhuận đó
ra nước ngoài.
Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam,
nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các khoản được qui định
tại Điều 9 Luật đầu tư 2005.
5. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách,
pháp luật
Theo tinh thần của Điều 11 Luật đầu tư 2005, trong mọi trường hợp, nếu có
sự thay đổi cề chính sách hay pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên quan
trực tiếp đến quyền lợi của các nhà đầu tư thi nguyên tắc duy nhất được thực
hiện là cam kết đảm bảo tối đa quyền lợi của các nhà đầu tư. Điều này được
thể hiện cụ thể như sau:
- Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu
đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó
thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày
pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực.
- Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến
lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp
luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi
như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một
số hoặc các biện pháp qui định tại các điểm a), b), c), d) Điều 11 Luật đầu tư.
6. Những biện pháp bảo đảm đầu tư khác
6.1. Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại
Để phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước bảo đảm thực hiện đối với
nhà đầu tư nước ngoài bằng các qui định tại Điều 8 Luật đầu tư
6.2. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
5