Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

a.Phân tích quá trình phát triển của tổ chức tội phạm Yakuzavề Nhật Bản. b.Hãy phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc tổ chức tội phạm của Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.64 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
NỘI DUNG....................................................................................................................1
I.Phân tích quá trình phát triển của tổ chức tội phạm Yakuza Nhật Bản.......................1
1. Sự ra đời của Yakuza.................................................................................................1
2. Quá trình phát triển của tổ chức tội phạm Yakuza ở Nhật Bản...................................
II. Phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc tổ
chức tội phạm của Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản ...........
1. Cơ cấu tổ chức tội phạm của một số quốc gia..........................................................
1. Mafia Ý..............................................................................................................
2. Mafia Mỹ............................................................................................................
3. Mafia Nga...........................................................................................................
4. Mafia Nhật Bản..................................................................................................
5. Mafia Trung Quốc..............................................................................................
II – Những điểm tương đồng và khác biệt.............................................................
1. Điểm tương đồng...............................................................................................
2. Điểm khác biệt.................................................................................................
KẾT LUẬN......................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................

1


Bài làm
MỞ ĐẦU
Nói đến Mafia là là nói đến một tổ chức tội phạm nổi tiếng trên thế giới.
Mafia còn có tên gọi khác Cosa Nostra là một tổ chức tội phạm bí mật của người
Sicily, được hình thành ở vùng đảo Sicily của Ý vào giữa thế kỉ XIX. Một trong
những bộ phận hậu duệ của tổ chức này xuất hiện ở vùng ven biển phía đông Hoa Kỳ
và Úc cùng với làn sóng nhập cư của cộng đồng người Sicily và các cư dân khác
thuộc miền nam nước Ý. Ở Bắc Mỹ, Mafia dùng để chỉ các tổ chức tội phạm của Ý


nói chung chứ không hẳn chỉ giới tội phạm của riêng cộng đồng Sicily. Theo nhà sử
học Paolo Pezzino “Mafia là một tổ chức tội phạm không những chỉ hoạt động trong
một số lĩnh vực bất hợp pháp mà còn là một tổ chức đa chức năng, như là một thế lực
của một khu vực hay một vùng nhất định”. Mỗi quốc gia khác nhau có cấu trúc tổ
chức tội phạm khác nhau. Vì vậy, trong bài tập này, em xin trình bày đề số 6:
a. Phân tích quá trình phát triển của tổ chức tội phạm Yakuzavề Nhật Bản.
b. Hãy phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong
cấu trúc tổ chức tội phạm của Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản
NỘI DUNG
I.Phân tích quá trình phát triển của tổ chức tội phạm Yakuza Nhật Bản
1. Sự ra đời của Yakuza
Không xuất hiện trong danh sách những băng đảng tội phạm nổi tiếng trên thế
giới như Mafia ở Mỹ, La Cosa Nostra tại Italia, Hội Tam Hoàng ở Hong Kong,
Macau, Đài Loan và Trung Quốc đại lục, song Yakuza vẫn được coi là một tổ chức
tội ác có quyền lực ngầm mạnh nhất ở Nhật. Với lịch sử hoạt động hơn 300 năm và
những nguyên tắc chặt chẽ tương tự Mafia, Yakuza vẫn đang ngày càng lớn mạnh và
mở rộng thêm tầm ảnh hưởng.Từ lâu, Nhật Bản được thế giới nói đến như là một
quốc gia có nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành công kể trên, xã hội Nhật Bản vẫn còn rất nhiều những bất ổn.
Ngày nay danh từ Yakuza trở nên thông dụng để chỉ một tổ chức mafia thuộc
các tổ chức tội phạm Nhật Bản (Bôriôcuđan). Nghiên cứu lịch sử mafia Nhật Bản,
chúng ta thấy tổ chức tội phạm Nhật Bản này phát triển qua nhiều thời kỳ. Hiện nay,
vấn đề nguồn gốc và sự hình thành của Yakuza còn đang là vấn đề gây nhiều tranh
cãi. Bởi vậy đã có nhiều quốc giả thiết về sự ra đời của tổ chức tội phạm này. Có
người cho rằng, xuất phát điểm của các thành viên Yakuza là những Samurai vô chủ (
Kabuki-môn hay hatomoto yakko) thời thứ 17 luôn gây náo loạn trong những kiểu
trang phục và kiểu tóc kì quái, tiếng mẳng chửi sang sảng lỗ mãng cùng vài cây kiếm
dài một cách bất thường đeo bên thắt lưng. Sở dĩ lại như vậy là bởi vì trong suooys
thời Tokugawa, khoảng thời gian dài của một đất nước Nhật bản thái bình thịnh thế,
vai trò của samurai này đã không còn cần thiết nữa, họ không được sử dụng và phải

về quê hương. Khi không có sự cai quản của những kẻ bề trên đầy quyền lực, lại giỏi
võ đã đưa đẩy họ từ vai trò phụng sự cho xã hội trở thành những kẻ cướp bóc, giết
người.
2


Tuy nhiên nhiều Yakuza ngày nay lại bác bỏ lập luận này, thay vào đó họ
khẳng định rằng mình là hậu duệ của những machi-yokko. Nói cách khác, tổ tiên
Yakuza không khác gì những nhân vật Robi Hood của nước Anh trung cổ, chúa đảng
băng cướp chuyên lấy của người giài tặng cho người nghèo.
Một số giả thiết khác lại cho rằng Yakuza lại được xuất phát từ những kẻ bị xã
hội ruồng bỏ như bukuto (những người chỉ chơi bời, cờ bạc, mại dâm, tệ nạn...) và
tekiya (những người bán hàng rong trên phố). Theo từng âm tiết Yakuza có nghĩa là
8-9-3, xuất phát từ môn chơi bài ba lá hanafuda (theo kiểu tính nút như bài cào).
Trong môn hanafuda, Yakuza (cộng lại) là 20 “nút” và đó là nút “bù” tức là chẳng có
điểm nào. Nói cách khác với dân chơi cờ bạc, Yakuza là thua cháy túi. Từ đó, Yakuza
tượng trưng cho sự vô tích sự rồi thuật từ âm này bắt đầu được ám chỉ dành cho giới
tội phạm- tức là thành phần ngoài lề xã hội và chẳng có tích sự gì cho đất nước.
Như vậy dù xuất phát từ giả thiết nào thì đều có thể nhận thấy một điều Yakuza
Nhật Bản được bắt nguồn từ những người có xu hướng tội phạm rất lớn. Hiện nay ở
Nhật Bản.1
2. Quá trình phát triển của tổ chức tội phạm Yakuza ở Nhật Bản.
-Thời kì Edo (1603-1867):
Sau hàng ngàn năn nội chiến, năm 1603, Tokugawa Shogun(tướng quân) mạnh
nhấy đã dẹp tan nạn cát cứ, đưa Nhật bản bước vào thời kì mới với quyền lực phong
kiến trung ương tập trung vào Mạc phủ(Edo) được dựng lên bên cạnh Nhật Hoàng
vổn chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. Thời kì Edo là thời kì xuất hiện những sumarai vô
chủ đã nói ở trên. Một số tập hợp thành những băng cướp đường gọi là gurentai, một
số gia nhập đạo quân tekiya. Chúng vừa bán hành, vừa ăn cướp vặt kiếm sống từ các
dịch quán dựng lên dọc các công lộ về kinh đo. Chia chác quyền lợi với các tekiya là

những tên gá bạc gọi là bakuto. Theo hồ sơ của Interpol và tài liệu của Tổng cục Cảnh
sát quốc gia Nhật Bản, vào thời kỳ các sứ quân (1603-1867), Yakuza chỉ gồm những
tên tội phạm nhỏ, chuyên bảo kê cho các chợ phiên, sau đó trở thành những đội quân
đánh thuê cho các sứ quân. Năm 1881, Yakuza được tập hợp lại trong một tổ chức có
tên Thương hội Biển đen - chuyên đảm nhận các chuyến ăn hàng trên biển lẫn tổ chức
giết thuê để nhận thù lao. Như vậy, nhìn chung thời kì này Yakuza chính thức thành
lập nhưng mới chỉ xuất hiện là những nhóm tội phạm nhỏ, tập hợp những người
hinin,eta bị phân biệt đối xử và gạt ra ngoài hệ thống phân cấp xã hộ, chuyên bảo kê
cho các phiên chợ, sau đó làm lính đánh thuê cho các sứ quân.2
-Thời kì Minh Trị (cuối thế kỉ XVIII-1945)
Phong traò duy tân Minh Trị xóa bỏ chế độ Mạc phủ, Nhật bản từ năm 1967
mở cửa gia thương với thế giới, Tuy hùng mạnh nhất những gặp không ít khó khăn từ
phía những kẻ báo thù. Đến những năm 1881, Yaku được tập hợp lại trong một tổ
chức có tên “ Thương hội Biển đen”-chuyên hoạt động trên biển và giết người thuê.
Đến đầu thế kỷ XX, Yakuza hầu như khống chế được toàn bộ quyền lực đen
tối trong xã hội Nhật Bản. Năm 1945, sau khi Nhật hoàng đầu hàng quân Đồng minh,
1
2

Tập bài giảng Tổ chức tội phạm Mafia, Trường đại học Luật Hà Nội
Luanvan.com.vn

3


Yakuza cho thành lập nhiều nhà thổ, sòng bạc, cùng nhiều kho chứa ma túy gọi là
sabu. Đây là một loại ma tuý được quân đội Nhật sản xuất chỉ dùng riêng cho các phi
công trong lực lượng phi công cảm tử Kamikaze (biệt đội Thần phong). Nhờ vậy,
Yakuza trở thành nhà phân phối ma túy độc quyền tại Nhật. Chỉ đến những năm 30
của thế kỉ XX, thế lực của Yakuza mới phát triển lên nhờ vào sự thân thiết của tổ

chức này với các thành viên trong Chính Phủ. Yakuza bắt đầu có những hoạt động
chống đối người Chấu Âu, Châu Mỹ có tư tưởng đổi mới, nhất là những thành viên
cao cấp của Nhật bấy giờ. Yakuza cũng không loại trừ việc ám sát những thành viên
của chính phủ nước ngoài có tư tưởng không thuần phục như đã từng ám sát hoàng
hậu Triều Tiên, hoàng hậu Nga. Mà theo các nhà nghiên cứu cho rằng, trong vòng 15
năm, từ năm 1930-1945, chính việc yakuza gây ra 29 vụ chính bến, ám sát 2 thủ
tướng, 2 bộ trưởng đã góp phâng đưa Nhật nhảy vào Thế chiến thứ hai. Đặc biệt, thời
kì này hoạt động buôn lậu được chú trọng, Yakuza bắt đầu tham gia vào các lĩnh vực
thị trường đen và mại dâm chuyên nghiệp.
-Thời kì từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1990
Sau thế chiến thứ hai số lượng thành viên yakuza tăng lên 184.000 người và
chia làm 5.200 băng nhóm trên khắp đất nước Nhật, làm cho việc tranh giành thế lực ,
sự ảnh hưởng và địa bàn hoạt động ngày càng tàn khốc hơn. Yoshio Kodama được coi
là thủ lĩnh có công mang lại hòa bình giữa các phe nhóm và thống nhất tổ chức
Yakuza.
Chưa dừng lại ở đây, vào thập niên 1960, đi đôi với việc cất cánh của nền kinh
tế Nhật Bản, Yakuza bắt đầu vươn vòi vào ngành kinh doanh bất động sản, tài chính
và công nghệ cao. Yakuza đã trở thành một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế và
xã hội Nhật Bản. Từ năm 1960 đến 1980 được xem là giai đoạn cực thịnh của
Yakuza. Yakuza đã tạo dựng một sức mạnh tài chính hùng hậu, từ đó thâm nhập vào
hệ thống chính trị Nhật Bản. Các thành viên Yakuza rất dễ nhận biết vì họ thường
xăm các hình tượng rồng, phượng lên mình người võ sĩ. Yakuza đã chia sẻ quyền lực
với cảnh sát, chẳng hạn, tại các quán bar, sòng bạc, hộp đêm... những nơi đáng lẽ ra
phải có sự hiện diện của cảnh sát, thì thay vào đó lại là Yakuza. Yakuza đã thực sự thế
chân cảnh sát để giữ trật tự. Chính kiểu làm ăn ma quỷ này đã khiến cho các băng
đảng Yakuza càng thêm lộng hành, lấn át chính quyền. Kể từ năm 1955, nhiều tổ
chức mafia ở Nhật đã tăng nhanh. Tính đến năm 1963 đã có 5.216 tổ chức mafia với
tổng cộng 184.091 tên. Từ năm 1963 đến 1988 tỉ lệ các tổ chức mafia giảm dần còn
3.155 và có 87.260 tên. Theo Sách trắng của Cảnh sát Nhật Bản năm 2004 thì vào
năm 2003 Nhật Bản có 192 tổ chức mafia với 81.300 thành viên. 3

-Thời kì từ năm 1990 đến nay:
Yakuza sau khi dần đi vào ổn định tổ chức, chúng thiên về mưu lợi kinh tế,
thoát ly khỏi chính trị. Nhưng đến đầu thế kỉ 20, phong tròa công nhân Nhật phát triển
mạnh mẽ, hàng loạt các tổ chức công đoàn được lập nên đã khiến các ông trùm
Yakuza hoảng sợ, ngả dần về phía chủ nghĩa dân tộc cực hữu. Chúng nhân chóng bị
3

www. vi.wikipedia.org/wiki/Mafia

4


hấp dẫn và gia nhập hàng ngũ Kokurya-kai, do Ryohei Uchida, người kế tục Mitsuru
Toyama trong Huyền Dương xã thành lập năm 1901. Kể từ đó, từ chỗ chỉ là những tê
tội phạm đường phố, Yakuza chính thức tham gia vào những biến cố chính trị.
Trước đây, luật pháp Nhật Bản không cấm mọi người trở thành thành viên các băng
nhóm Yakuza. Các băng đảng còn hợp tác với cảnh sát, giao nộp những kẻ phạm tộ
để đổi lấy việc cảnh sát làm ngơ cho những hoạt động bất hợp pháp của chúng. Tuy
nhiên tình trạng này chấm dứt vào năm 1992, khi Luật phòng chống tội phạm có tổ
chức được thông qua.
Năm 1919, được Tayama thu nạp, những ông trùm Yakuza đã dẫn 60 ngàn lính
của mình tham gia và làm lực lượng nòng cót cho tổ chức Dai Nippon Kokusa-kai do
các nhà chính trị cực hữu thành lập.
Tuy nhiên sau này, cùng với sự thành lập lực lượng cảnh sát trấn áp các nhóm
mafia của chính phủ Nhật, số lượng thành viên Yakuza đã giảm đáng kể, chúng rút
dần vào hoạt động bí mật, hoạt động bớt tính công khai và thường núp băng các tổ
chức công đoàn, tổ chức kinh tế. Năm 2010, cảnh sát đã bắt nhân vật số 2 và nhân vật
số 3 của nhóm Yamaguchi-gumi-Kiyoshi Takayama và Tadashi Irie, Yakuza vẫn tiếp
tục hoạt động mạnh với số lượng thành viên tăng liên tục, theo thống kê từ cơ quan
cảnh sát Nhật, tổng cộng có 85.800 thành viên giang hồ với 3 nhóm lớn nhất theo thứ

tự Yamaguchi-gumi, Sumiyoshi và Inagawa-kai.
Yakuza được đánh giá là tổ chức "đáng gờm". Ở Nhật hiện có 110.000 thành
viên Yakuza đang hoạt động dưới quyền chỉ huy của 2.500 "gia đình". Trong khi đó,
dù Mỹ có dân số hơn gấp đôi Nhật nhưng thống kê không chính thức cho thấy ở nước
này chỉ có tổng cộng 20.000 các tên tội phạm có tổ chức, kể cả thành viên các băng
Mafia người Mỹ gốc Italia. Ảnh hưởng của Yakuza trong xã hội Nhật được thừa nhận
và sâu rộng hơn nhiều so với tác động của bọn tội phạm có tổ chức trong xã hội Mỹ.
Yakuza được cho là có liên minh chính trị lâu đời và bền chặt với những người theo
chủ nghĩa dân tộc cánh hữu tại đất nước mặt trời mọc. Không chỉ hoạt động trong
phạm vi lãnh thổ nước này, tổ chức hiện đã với cánh tay tội ác tới các quốc gia châu
Á khác và thậm chí cả ở Mỹ.4
II. Phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu
trúc tổ chức tội phạm của Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản
1. Cơ cấu tổ chức tội phạm của một số quốc gia
a. Mafia Italia
Tên gọi Mafia chính thức xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 19. Mafia Ý có cấu
trúc rất điển hình đó là cấu trúc bậc thang. Cấu trúc này có thể giảm thiểu nguy cơ bị
phát hiện. Đặc trưng của Mafia Italia đó là mỗi tổ chức được cấu thành bởi nhiều gia
đình chứ không phải là một nhóm nhỏ lẻ; là nhóm tội phạm được tổ chức có hệ thống;
có tôn ti, trật tự rõ ràng. Mỗi một “gia đình mafia” đều có một cấu trúc giống nhau.
+Người đứng đầu gia đình là ông trùm (boss). Đây là người nắm toàn quyền quyết
định, có trách nhiệm giải quyết những tranh chấp và giữ cho mọi người theo “nếp”
4

www. vi.wikipedia.org/wiki/Mafia

5


của gia đình. Boss là người trực tiếp thảo luận với các ông trùm của các gia đinh

Mafia khác về việc phân chia địa bàn hoạt động của tổ chức, việc phân chia thị
trường, lĩnh vực kinh doanh, buôn bán ma túy, mại dâm...và cũng là người quyết định
việc hợp tác với các gia đình Mafia khác để mở rộng mạng lưới và tầm ảnh hưởng của
mình.
+Đứng dưới ngay ông trùm là “trùm phó” (underboss). Nhân vật “dưới một người,
trên vạn người” này được quyền giải quyết các tranh chấp không liên quan đến ông
trùm và trong trường hợp ông trùm già hoặc bị phải ngồi tù, “trùm phó” sẽ là người
thay thế.
+ Hỗ trợ đắc lực trong việc tham mưu các kế hoạch cho Boss là cố vấn pháp
lý(consigliere)- là người gốc ý, nắm vững kiến thức pháp lý để tư vấn cho Boss trong
hoạt động của tổ chức. Cố vấn thường hoạt động trong lĩnh vực hợp pháp để tạo vỏ
bọc cho mình và bảo vệ gia đình Mafia bằng kiến thức pháp luật sâu rộng của mình
trước sự kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+Những kẻ kém “trùm phó” một bậc là các chỉ huy (capo). Số lượng chỉ huy nhiều
hay ít phụ thuộc vào quy mô của mỗi gia đình. Mỗi một chỉ huy phụ trách một mảng
riêng trong gia đình mafia. Một chỉ huy được đánh giá cao bởi khả năng kiếm tiền của
hắn.
+ Còn những kẻ trực tiếp nhúng tay làm các phi vụ bẩn thỉu, thực hiện những hành vi
tội ác là tay sai (soldier).
+Mạng lưới hợp tác với tổ chức tội phạm. Đây không phải là những người hoàn toàn
không có quan hệ gia đình với tổ chức Mafia, họ chỉ là những người được tổ chức
thuê để giúp đõ Mafia trong việc phạm tộ. mạng lưới này như những chân dết và được
phân bố khắp trên các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau giúp cho tổ chức phát triển
mạng mẽ và tăng cướng sức ảnh hưởng của tổ chức.5
Với kiểu tổ chức như vậy nên Mafia ý giống như một mạng xã hội, bao gồm từ
người giàu có và quyền lực nhất đến những người nghèo khổ nhất.
Trong một gia đình mafia, đây là những kẻ nắm giữ rất ít quyền lực cũng như
tiền bạc. Số lượng tay sai phụ thuộc vào tính chất công việc mà các chỉ huy thực hiện.
Tay sai thường có sự “giúp đỡ” của những tên ăn trộm, ma cô dắt gái, thậm chí là
nhân viên cảnh sát hoặc chính trị gia - để thực hiện các hành vi phạm tội.

Theo ước tính, hiện nay có 4 hoặc 5 đại gia đình mafia ở Italia với con số thành
viên của mỗi đại gia đình lên đến vài ngàn người. Đầu tiên phải kể đến mafia Sicily.
Sicily, một hòn đảo nổi tiếng về du lịch, nằm ở Địa Trung Hải, khu tự trị thuộc
Italia, chính là nơi chôn nhau cắt rốn của mafia Italia. Mafia Sicily hoạt động
theo nguyên tắc riêng của mình. Những người gia nhập đại gia đình Sicily được tuyển
chọn kỹ lưỡng, phải tham dự các nghi lễ bí mật để sau đó họ gần như gắn bó cả cuộc
đời với tổ chức. Tên tuổi của mafia Italia đã vượt ra khỏi ranh giới quốc gia nằm bên
bờ Địa Trung Hải khi dòng người di cư từ Sicily ào ạt đổ sang Mỹ vào cuối thế kỷ 19
và rồi thành lập các chi nhánh tội phạm tại quê hương mới.
b. Mafia Mỹ (La Costa Nostra)
5

Tập bài giảng tổ chức tội phạm Mafia, trường đại học Luật Hà Nội

6


Mafia Mỹ hay còn gọi là La Costa Nostra (LCN) được hợp thành bởi các gia
đình Mafia hoạt động độc lập và được điều phối chung bởi Hội đồng LCN.
Mỗi nhóm được tạo thành từ một số băng đảng, gọi là các gia đình. Số lượng
các gia đình từ vài cho đến hơn 100. Thỉnh thoảng, nếu có gia đình mới được thành
lập thì cũng phải được thông qua bởi người đứng đầu của các gia đình khác. Nhưng
trong một vài trường hợp, một nhóm có thể tách ra từ một gia đình và tự củng cố sức
mạnh của mình, dần dần trở thành một gia đình độc lập. Mỗi gia đình có những
thương vụ buôn bán riêng, nhưng các gia đình có thể kết hợp với nhau làm thành các
thương vụ lớn phụ thuộc vào mối liên hệ và tính chất tương đồng của "hàng hóa."
Người đứng đầu mỗi gia đình gọi là Sếp hay Don. Tất cả các quyết định cấp
cao đều được đưa ra bởi sếp, và tiền do các thành viên trong gia đình kiếm được cũng
phải trao hết vào tay sếp. Quyền hạn của sếp được sử dụng để giải quyết các tranh
chấp và duy trì kỉ luật.

Vị trí thấp hơn là "bên dưới sếp." Bên dưới sếp là người thứ 2 có quyền ra lệnh,
mặc dù quyền hạn mà ông ta nắm giữ cũng có thể khác nhau. Một vài người ở vị trí
này giải quyết các tranh chấp mà không cần ý kiến của sếp. Một vài được chuẩn bị để
thay thế sếp khi ông ta đã quá già hoặc có nguy cơ bị vào tù.
Bên dưới nữa là các Capo. Số lượng capo cũng thay đổi phụ thuộc vào quy mô
của gia đình. Các capo hoạt động như những viên trung úy, dẫn đầu nhóm của mình
trong gia đình. Những capo thực hiện các hoạt động nhất định mà mình phụ trách.
Lãnh địa của capo có thể được phân chia theo phạm vi địa lý hoặc nghề nghiệp mà
hắn hoạt động (ví dụ, Alfronze Big Al Maggioli phụ trách các vụ đánh bạc bất hợp
pháp.) Chìa khóa để trở thành một capo thành công là kiếm thật nhiều tiền. Capo giữ
lại một phần tiền hắn kiếm được và chuyển phần còn lại cho Sếp và bên dưới sếp.
Những việc bẩn thỉu được làm bởi lính (sodier). Lính là tên ở vị trí thấp nhất
trong hàng ngũ made men. Họ cũng là một phần của gia đình, nhưng có rất ít quyền
lực, và làm ra được ít tiền. Số lính thuộc quyền chỉ đạo của một Capo có thể rất khác
nhau.
Ngoài lính, Mafia còn sử dụng những tay chân (associate). Tay chân không
phải là thành viên thực sự của gia đình Mafia, nhưng chúng làm việc với lính và Capo
trong những phi vụ tội phạm. Một tên tay chân chỉ đơn giản là một kẻ làm việc do
người khác sai bảo, từ một tên cướp hoặc tên buôn ma túy tới những luật sư, giám đốc
ngân hàng, nhân viên cảnh sát hoặc chính trị gia.
Còn một vị trí khác tương đối mang tính hư cấu đố là tên cố vấn (Consigliere). Một
tên cố vấn không được coi là một phần của cấu trúc gia đình Mafia. Hắn được coi là
cố vấn và đưa ra các quyết định công bằng dựa trên lẽ phải chứ không phải là thiên
kiến cá nhân. Vị trí này được lựa chọn ra bởi các thành viên của gia đình, chứ không
hẳn là do sếp. Trên thực tế, những tên cố vấn đôi khi được chỉ định và không phải lúc
nào cũng đưa ra các quyết định công bằng.
Mafia bản thân nó không phải là một tổ chức thực sự. Không có một người
đứng đầu Mafia nào cả. Thay vào đó, từ Mafia là một thuật ngữ nhóm nhằm ám chỉ
những nhóm và băng đảng có nguồn gốc từ Italy hoặc Sicily.
7



Theo nghĩa rộng, có 5 nhóm Mafia, được xác định bởi vùng hoạt động hoặc
vùng mà chúng được hình thành. Tất cả 5 nhóm có tay chân tội phạm trải rộng trên
phạm vi toàn cầu và có gián điệp ở rất nhiều nước. Mafia Sicily được hình thành ở
đảo Sicily. Mafia Camorra bắt đầu hoạt động ở Naples, Mafia Calabria được hình
thành ở vùng Calabria thuộc Ý. The Sacra Corona Unita là nhóm mới được hình
thành có sào huyệt ở vùng Puglia thuộc Ý. Cuối cùng là La Cosa Nostra là Mafia Mỹ,
mặc dù chúng cũng có nguồn gốc từ các gia đình ở Sicily giống như các nhóm Mafia
khác.
Không có một quy tắc rõ ràng về việc đặt tên cho các gia đình Mafia. Những
gia đình đầu tiên được đặt theo tên của vùng hoặc thị trấn ở Ý nơi chúng xuất hiện.
Đôi khi, tên của gia đình có thể thay đổi theo tên sếp, đặc biệt khi hắn là một tên có
sức mạnh và uy tín.
Hầu hết các gia đình Mafia Mỹ được đặt đơn giản theo tên thành phố chúng
hoạt động, gia đình Philadelphia, gia đinh Buffalo, gia đình Cleveland,..
c. Mafia Nga
Tổ chức tội phạm Mafia Nga thực tế không có cấu trúc điển hình.Nếu giới
mafia Italia được cấu trúc trong những "gia đình" thì giới tội phạm Nga tổ chức thành
các "tập đoàn" (chính trị, quân sự, kinh tế, ma túy, vũ khí, mại dâm...) tùy theo các
tiêu chuẩn lãnh thổ và sắc tộc. Nếu nói mafia Nga, thì đó chỉ là để phân biệt với các
băng đảng tội phạm ở vùng Kavkaz hay châu Á. Tuy nhiên, cần biết rằng các băng
đảng mafia nguồn gốc Đông Âu hiện nay ít chú trọng tới gốc gác các thành viên như
là mafia Italia. Cấu trúc của tổ chức tội phạm ở Nga như sau:
+Một người đúng đầu là PAKHAN (ông trùm) là người kiểm soát toàn bộ hoạt động
của tổ chức và điều khiển các CELL. Ông trùm này là người có quyền lực nhất, là
người đứng ra quyết định những vấn đề quan trọng nhất củ tổ chức như địa bàn hoạt
động, cách thức tổ chức...đồng thời toàn bộ số tiền thu được đều được rơi vaoftay
người này.
+Dưới PAKHAM là BRIGADIER-người chỉ huy chỉ đạo hoạt động cho các CELL.

PAKHAN sẽ thông quan các BRIGADIER để điều khiển hoạt động của các CELL.
+bên cạnh đó, PAKHAN còn sử dụng các Spy- làm việc như những điệp viên của ông
trùm, giúp ông trùm kiểm soát hoạt động cũng như trung thành với BRIGADIER theo
ý chí của ông trùm
+Cuối cùng là đến hệ thống CELL, các CELL này có một bộ máy để thực hiện nhiệm
vụ một cách độc lập giống như những tế bào trong một cơ thể. Các CELL nhận nhiệm
vụ trực tiếp từ PAKHAN hoặc thông qua BRIGADIER. Có thể thấy trong cơ cấu tổ
chức nói trên của Mafia Nga thì vaia trò của các CELL được nhấn mạnh hơn vai trò
của ông trùm. Các CELL hoạt động khá độc lập và tổ chức hoạt động theo Elite
Group cùng với một quỹ tiền tệ riêng để sử dụng vào mục đích hối lộ và dịch vụ
chung của CELL.6
Được tổ chức theo mô hình kim tự tháp nhằm giảm thiểu nguy cơ bị phát hiện,
tất cả các tổ chức tội phạm đều biết tự bảo vệ chúng bằng một mạng lưới những kẻ
6

Tập bài giảng tổ chức tội phạm Mafia, Trường đại học Luật Hà Nội

8


tòng phạm bị mua chuộc nằm trong nhiều cơ quan công quyền. Mafia Nga chỉ có
khoảng 300 nhóm có thể xác định cơ cấu tổ chức. Vì thế Mafia Nga được đánh giá là
yếu về tổ chức. Một trong những nét đặc trưng của mafia Nga là chúng tuyển dụng số
lượng lớn những cựu chiến binh Afghanistan và Chechnya, những người từng phục
vụ trong các cơ quan an ninh Nga như KGB (SVR và FSB) hay GRU. Giới mafia Nga
tồn tại trước năm 1989, nhưng chúng bắt đầu tái cơ cấu và mở rộng tầm ảnh hưởng từ
đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.
d. Mafia Nhật Bản (yakuza)
Cũng giống như tổ chức mafia, cơ cấu quyền lực của yakuza được xây dựng
theo hình tháp. Đứng đầu là một thủ lĩnh và tiếp theo là các thuộc hạ trung thành được

phân ra thành nhiều cấp khác nhau.
Cấu trúc của một tổ chức mafia thì tương đối đơn giản. Ông chủ điều hành gia
đình với sự trợ thủ của các phó tướng và các cố vấn. Ở cấp dưới, các đội trưởng cai
quản đám thuộc hạ. Những đám thuộc hạ lại có những tay chân (những tên chưa được
chính thức tuyển vào tổ chức mafia) để thực thi các mệnh lệnh. Hệ thống yakuza cũng
tương tự như vậy nhưng phức tạp hơn. Nguyên tắc cốt lõi của cấu trúc yakuza là mối
quan hệ cha - con. Khi một người được tuyển vào tổ chức yakuza, người đó phải chấp
nhận mối quan hệ này, phải hứa trung thành và phục tùng vô điều kiện ông chủ của
mình. Các ông chủ, giống như bất kỳ một ông bố tốt nào, đều phải có trách nhiệm bảo
vệ và đưa các lời khuyên bảo cho các đứa con của mình. Cơ cấu lãnh đạo trong tổ
chức yakuza cũng phức tạp hơn rất nhiều so với cơ cấu lãnh đạo của tổ chức mafia.
Đứng ngay dưới thủ lĩnh tối cao là cố vấn cao cấp và thủ lĩnh. Nhân vật số hai là thủ
lĩnh vùng chịu trách nhiệm cai quản nhiều băng nhóm; người này được sự trợ thủ của
những người chịu trách nhiệm điều hành một vài băng nhóm. Thấp hơn thủ lĩnh vùng
là những người quản lý những băng nhóm nhỏ và các nhân vật này thường có một
người giúp việc cho mình.
Một người muốn được gia nhập tổ chức mafia nói trên bắt buộc phải tham gia
một buổi lễ mà ở đó, người này sẽ phải trích máu từ ngón tay trỏ và nhỏ máu lên bức
hình của một vị thánh. Bức hình sau đó sẽ được đốt cháy trên bàn tay của người xin
gia nhập trong khi anh ta thề trung thành với gia đình tội phạm. Trong lễ kết nạp của
yakuza, máu được tượng trưng bởi sake (rượu vang đỏ). Thủ lĩnh và người xin gia
nhập ngồi đối diện với nhau trong khi rượu của họ được chuẩn bị. Sake được trộn với
muối và vảy cá, sau đó được rót cẩn thận vào các chén. Chén của thủ lĩnh được rót
đầy tới miệng, cho phù hợp với đẳng cấp của người đó; người xin gia nhập được rót ít
hơn. Họ uống một chút, rồi đổi chén cho nhau và người này lại uống cạn chén rượu
của người kia. Khi đó, người xin gia nhập đã chứng tỏ được sự tận tụy của mình cho
gia đình ông chủ. Kể từ thời khắc đó, vợ và các con của ngưòi gia nhập đều phải có
bổn phận đối với gia đình ông chủ của mình.
e. Mafia Trung Quốc (hội Tam Hoàng)
Theo các chuyên gia Tội phạm học Quốc tế, cơ cấu quyền lực của Hội Tam

Hoàng được phân thành 4 cấp bậc. Mỗi cấp bậc có chức vị và mã số riêng:
9


- 489: Đứng đầu Hội Tam Hoàng là Sơn Chủ (hay còn gọi là Hoàng Long): là
người được các thành viên tích cực bầu chọn, người có quyền quyết định tối thượng
với mọi hoạt động chính của toàn hội. Sơn Chủ cũng là người chịu trách nhiệm giải
quyết những xung đột xảy ra giữa các chi nhánh hoặc giữa chi nhánh của hội với các
tổ chức khác. Lời nói của Sơn Chủ chính là mệnh lệnh.
- 438: Dưới quyền Sơn Chủ là 3 chức vụ có quyền hạn tương đương. Đó là Phó
Sơn Chủ, Hương Chủ và Tiên Phong. Phó Sơn Chủ là trợ lý của Sơn Chủ, đồng thời
sẽ thay quyền Sơn Chủ khi được yêu cầu, đồng thời có thể thay mặt Sơn Chủ đưa ra
những quyết định quan trọng. Hương Chủ và Tiên Phong lo liệu những vấn đề có liên
quan đến tín ngưỡng, tâm linh, tinh thần của Hội Tam Hoàng. Chính hai người này
đóng vai trò quyết định trong việc gìn giữ và phát huy tinh thần chủ đạo của toàn hội.
- 426: Hồng Công là người đứng đầu những lực lượng "quân binh" của hội.
Mỗi Hồng Côn có thể nắm trong tay khoảng 50 người, sẵn sàng nhận lệnh trừng phạt
bất cứ khi nào được yêu cầu.
- 415: Cùng cấp với Hồng Côn là Bạch Phiến Chỉ, chính là quân sư của Hội
Tam Hoàng. Là một người có học vấn uyên thâm (quan văn), Bạch Phiến Chỉ là
người lo liệu mọi việc tư vấn từ kinh doanh, sách lược đến chiến đấu.
- 432: Thảo Hài cùng với Hồng Côn và Bạch Phiến Chỉ đều thuộc cấp thứ ba
của Hội Tam Hoàng. Người này lo liệu mọi vấn đề nội bộ và ngoại giao.
- 49: Tứ Cửu là những thành viên cấp thấp của Hội Tam Hoàng. Tên gọi của họ
được lấy từ 4 x 9 bằng 36, chính là 36 lời thề mà họ phải tuyên thệ trước khi gia nhập
Hội. 7
2. Những điểm tương đồng và khác biệt
a. Điểm tương đồng
-Thứ nhất, Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật bản đều sắp xếp tổ chức của
mình theo cấu trúc bậc thang-hình tháp.Các tổ chức tội phạm Mafia nói trên trong cấu

trúc tổ chức của mình đều có sự sắp xếp từ trên xuống dưới và luôn luôn có người
điều hành cao nhất. Nếu như người đứng đầu bị phát hiện thì luôn luôn có người đứng
ra thay thế. Một điểm tương đồng đáng chú ý ở đây khiến cho các tổ chức Mafia ngày
càng lớn mạnh và bành trướng đó là sự tuyệt đối trung thành với ông chủ và đảm bảo
bí mật của tổ chức của đại đa số các thành viên. Ví dụ như Mafia ý được tổ chức theo
chế độ gia đình và được tổ chức từ trên xuống dưới, trong đó có người đúng đầu là
Boss. Với kiểu tổ chức như vậy Mafia Ý giống như một mạng xã hội...
Tương tự như vậy cấu trúc tổ chức của Mafia Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản
được cấu trúc theo dạng bậc thang. Cách thức tổ chức này giúp các ông trùm dễ dang
quản lí cấp dưới của mình, bên cạnh đó, giúp họt động của những tổ chức này phát
triển về cả chiều rộng lẫn chiều sau.
-Thứ hai, trong cấu trúc tổ chức của Mafia Ý, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản luôn có
người đứngg đầu nắm toàn bộ quyền hành về lãnh đọa hoạt động của tổ chức.
Trong các tổ chức trên, người đứng đầu có thể mang những tên gọi khác nhau, ví dụ:
Boss (Ý, Mỹ); Pakhan (Nga); Oyabun(Nhật Bản);Dragon head(Trung Quốc). Dù với
7

Tập bài giảng tổ chức tội phạm Mafia, Trường đại học Luật Hà Nội

10


tên gọi khác nhau nhưng đối với tổ chức của mình họ luôn chính là người duy nhất
nắm toàn bộ quyền hành lãnh đạo hoạt động thường xuyên của tổ chức, tuyển thành
viên, cũng như các hoạt động khác nhằm duy trì hoạt động của tổ chức...
-Thứ ba, đứng dưới các ông trùm là một người trợ giúp đắc lực đó là phó thủ lĩnhphó tướng. Trong cơ cấu tổ chức Mafia Ý, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản luôn có một
phó thủ lĩnh, đây là cánh tay phải vô cùng đắc lực cho ông trùm, là người trực tiếp chỉ
huy cấp điều hành và lính. Quyền hạn của phó thủ lĩnh-phó tướng tuỳ thuộc vào ông
trùm giao cho.
-Thứ tư, trong cấu trúc tổ chức của Mafia Ý, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản luôn có

một cố vấn pháp lý.. Sự xuất hiện của cố vấn pháp lý trong cơ cấu của Mafia cho thấy
hoạt động ngày càng tinh vi của tổ chức tội phạm này. Không chỉ duy trì bằng các
hoạt động bất hợp pháp và bạo lực chúng còn tìm mọi cách tạo ra các vỏ bọc trước
pháp luật cho mình bằng cách hợp pháp hóa các hoạt động đó thông qua việc sử dụng
những chuyên gia về pháp luật –cố vấn pháp luật.
-Thứ năm, có thể nhận xét một cách toàn diện rằng: tổ chức của các Mafia trên đều
có sự thay đổi ít nhiều trong quá trình hoạt động, nhằm đảm bảo cho hoạt động bí mật
của các tổ chức Mafia. Có các Mafia thay đổi về nghi thức kết nạp thành viên theo
hướng giảm thiểu tối đa các nghi lễ như: nghi thức kết nạp của Mafia Mỹ, Hội Tam
Hoàng. Có sự phá vỡ các quy tắc thiêng lieenh của tổ chức như: sự phá vỡ lời thề giữ
bí mật trong Luật OOmeta của Mafia Mỹ, sự phá vỡ quy tắc phạt chặt ngón tay trong
Yakuza của Nhật...8
b. Điểm khác biệt
Nhìn chung thì cấu trúc tổ chức Mafia của các quốc gia có phần giống nhau
nhưng bên cạnh đó vẫn có những điểm khác biệt.
So với Yakuza Nhật Bản thì Hội Tam Hoàng có điểm khác biệt đó là: nếu như
các Yakuza Nhật có cấu trúc tổ chức khá phức tập, thì Hội Tam Hoàng lại có cấu trúc
tổ chức tương đối đơn giản. Bao gồm 4 cấp bậc, mỗi cấp bậc có chức vị và mã số
riêng. Không giống với cấu trúc tội phạm Mafia khác, hội Tam Hoàng có xu hướng
không được kiểm soát thật chặt chẽ từ phía trên. Đàn em không phải thống báo mọi
hoạt động phạm tội và xin phép ‘đại ca”. Thông thường các ông trùm hoạt động hợp
pháp như các doanh nhân thành đạt và chỉ can thiệp để hòa giải khi có xung đôt.
Nếu như Mafia ở các quốc gia đều có hệ thống là các gia đình thì ở Nga lại
được tổ chức thành các “tập đoàn”. Hay như đối với Nhât Bản thì cơ cấu tổ chức lại
phức tạp hơn. Còn đối với Hội Tam Hoàng của Trung quốc thì điểm khác biệt nổi bật
là các cấp được qui định bằng các mã số riêng từ trên xuống dưới chứ không bằng tên
gọi.
Tổ chức tội phạm Mafia ở Nga không có cấu túc điển hình. Bởi không going
với các mafia khác (Ý, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc), tổ chức tội phạm Mafia ở Nga
được đánh giá là yếu về tổ chức. Trong các nhóm Mafia Nga thì chỉ có một phần được

tổ chức, còn các nhóm còn lại vẫn chưa có một cấu trúc chặt chẽ.
8

/>
11


Ở Ý và Mỹ, Mafia hoạt động theo đại gia đình quản lý từng vùng lãnh thổ riêng
biệt, tuy có rất ít các gia đình nhưng mỗi đại gia đình có số lượng thành viên rất lớn,
còn ở Nga, Trung Quốc và Nhật Bản cũng hoạt động theo mô hình gia đình nhưng số
lượng gia đình lại rất nhiều và hoạt động rộng khắp.
Trong cấu trúc của tổ chức tội phạm Mafia Nga, Mỹ và Ý còn có một vị trí là
cố vấn pháp lý. Tuy nhiên bởi là người bình thường hay nói cách khác không có mối
liên hệ về dòng máu hay huyết thống nên cố vấn ở MỸ cũng là người sẵn sang bán
đứng để tổ để lấy lại sự tự do cho mình. Đây là một vị trí quan trọng trong cấu trúc
của Mafia Ý và Mỹ nhưng lại không hề được thể hiện trong cấu trúc của tổ chức tội
phạm Mafia Nga.
Ngoài ra Mafia Mỹ và Mafia Ý còn sử dụng những tay chân, mạng lưới của tổ
chức ở Nga không có hoặc không được thể hiện rõ ràng. Nhìn chung cấu trúc tổ chức
tội phạm Nga không có cấu trúc điển hình, mỗi nhóm tội phạm Mafia Nga lại có
những cách thưc tổ chức hay cấu trúc khác nhau.
Nhìn chung, tuy Mafia ở mỗi quốc gia hoạt động khác nhau nhưng chúng lại có
mạng lưới liên kết rộng khắp, trở thành “vòi bạch tuộc” và là mối đe dọa nguy hiểm
và thường trực cho toàn xã hội.9
KẾT LUẬN
Mafia luôn đứng khuất trong bóng tối của xã hội và nói một cách sâu xa hơn
nó là con đẻ của xã hội đồng tiền, chính cái xã hội đó đã và đang nuôi dưỡng nó,làm
cho nó phát triển vượt bậc cả về quy mô lần tiềm lực. Tuy nói mafia gây nguy hiểm
khôn cùng cho xã hội loài người nhưng hãy thử lật lại lịch sử của mafia chúng ta sẽ
thấy ngay rằng Mafia có thể lớn mạnh như bây giờ lỗi lớn nhất chính là do ý chí chủ

quan khinh thường một tổ chức ban đầu còn bé nhỏ và tầm ảnh hưởng chưa rộng.
Thế giới ngày càng phát triển thì ngày càng không tránh khỏi các tệ nạn phát
sinh từ những nhu cầu, đòi hỏi của con người. Chính vì vậy, các quốc gia cần suy xét
và tìm ra những biện pháp thích hợp nhất, cho dù không loại trừ được hoàn toàn thì
cũng cần tìm cách kìm hãm những tệ nạn ngày càng gia tăng trong xã hội để cho các
tổ chức tội phạm bớt lộng hành và để thế giới ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

9

/>
12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.

Tập bài giảng tôt chức tội phạm Mafia, Tổ bộ môn Hình sự, Trường đại học Hà
Nội

2.

www. vi.wikipedia.org/wiki/Mafia

3.

/>
13




×