Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Nghiên cứu nhu cầu và thực trạng tiếp cận thông tin qua kiốt thông tin của người dân huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.4 KB, 106 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ
nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đều đã được cảm ơn.
Sinh viên
Nguyễn Thị Nga

i


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được khóa
luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp
đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô giáo trong khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Viết Đăng đã
dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Tạ Văn Tuấn, Điều phối viên dự án
CCHC/DANIDA cùng các anh, chị cán bộ dự án trong nhóm Dự án


CCHC/DANIDA, Tổ chức ActionAid Việt Nam đã giúp đỡ tôi tận tình trong
thời gian tôi thực tập tại đây.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ Trung tâm Phát triển cộng
đồng Hà Tĩnh, Văn phòng UBND huyện Lộc Hà, Phòng thống kê huyện Lộc Hà
cùng các cán bộ kiốt thông tin ở hai xã Thạch Châu và Ích Hậu đã cung cấp cho
tôi những số liệu cần thiết và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
đề tài tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Nga

ii


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51
MỤC LỤC

iii


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51
DANH MỤC CÁC BẢNG


iv


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51
DANH MỤC CÁC HỘP

v


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AAV

ActionAid Việt Nam

BQ

Bình quân

BQLDA

Ban quản lý dự án

CCHC


Cải cách hành chính

GTSX

Giá trị sản xuất

GTSXBQ

Giá trị sản xuất bình quân

HCCD

Trung tâm phát triển cộng đồng Hà Tĩnh

HĐND

Hội đồng nhân dân



Lao động

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTNNNT

Phát triển nông nghiệp nông thôn


PTNT

Phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

VHVN - TDTT

Văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao

vi


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, thông tin được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã
hội. Thông tin là công cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia, là
phương tiện hữu hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc,
là nguồn cung cấp tri thức mọi mặt cho công chúng và là nguồn lực phát triển
kinh tế - xã hội. Việc thiếu thông tin sẽ gây khó khăn trong quá trình đưa ra các
quyết định hoặc các quyết định sẽ bị sai lệch, thiếu cơ sở khoa học, không thực
tiễn và trở nên kém hiệu quả. Thành công hay thất bại của một quốc gia tuỳ
thuộc rất lớn vào khả năng làm chủ, chiếm được lợi thế thông tin. (Chiến lược
phát triển thông tin đến năm 2010).

Nông nghiệp, nông thôn nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển
mới, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và người nông dân ngày càng
phải chịu tác động mạnh của sự cạnh tranh, thông tin trở thành một nhân tố quan
trọng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của họ. Những báo cáo khảo sát gần
đây của một số cơ quan, tổ chức như Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT
(IPSARD), Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG) kết hợp với
Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Và Phát triển... cho thấy tiếp cận thông tin
vẫn là mảng thiệt thòi quan trọng của cư dân nông thôn. Trong khi người dân đô
thị sử dụng phổ biến điện thoại và tiếp cận thông tin thông qua truyền hình, báo
chí và internet... đến tận từng gia đình, thì người nông dân chủ yếu dựa vào
nguồn thông tin thông qua quan hệ cộng đồng và thông tin thị trường thông qua
người buôn bán nhỏ trung gian. Chính vì thế họ sẽ thiệt thòi trong quan hệ
thương mại, gặp nhiều rủi ro khi tham gia thị trường, lỡ nhiều cơ hội và gặp
nhiều khó khăn khi tiếp cận với dịch vụ công.

1


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51

Thực hiện chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn,
nông dân của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh
nghiệp, nhà tài trợ trong nước và quốc tế đã nỗ lực đưa thông tin tới các vùng
nông thôn, cung cấp phương tiện cho người nông dân tiếp cận kiến thức, chính
sách, biến động kinh tế - xã hội và vận động thị trường. Truyền thông cho nông
nghiệp, nông thôn, nông dân được quan tâm nhiều hơn, nhiều mô hình truyền
thông cho tam nông được thiết lập. Nhưng những kênh truyền thông này chỉ mới
chú trọng đến việc cung cấp thông tin mà chưa quan tâm đến ý kiến phản hồi của

người dân nên hiệu quả mang lại chưa cao.
Kiốt thông tin là một trong số những sáng kiến về mô hình tiếp cận thông
tin nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường sự tham gia của người dân trong
quá trình Cải cách Hành chính công ở Việt Nam - Dự án Thí điểm”, do tổ chức
phi chính phủ ActionAid Việt Nam (AAV) cùng các đối tác địa phương xây
dựng và triển khai tại 4 tỉnh Đắk Lắk, Điện Biên, Lai Châu và Hà Tĩnh bắt đầu
từ năm 2008. Đây là một mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng và là mô hình
truyền thông hai chiều, không chỉ hỗ trợ cho người dân tiếp cận thông tin theo
quyền hạn của mình mà còn là nơi tiếp nhận ý kiến phản hồi của người dân. Tuy
nhiên, vai trò của các kiốt thông tin có được phát huy hết hay không còn phụ
thuộc rất nhiều vào sự phù hợp của mô hình với từng địa phương.
Huyện mới Lộc Hà là một trong những huyện nghèo của tỉnh Hà Tĩnh.
Thành lập và vận hành các kiốt thông tin trên địa bàn huyện là việc làm rất thiết
thực đối với người dân nhưng cũng sẽ gặp không ít trở ngại trong quá trình triển
khai hoạt động. Để tìm hiểu việc thành lập và vận hành các kiốt thông tin trên
địa bàn huyện có phù hợp hay không chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu nhu cầu và thực trạng tiếp cận thông tin qua kiốt thông tin của
người dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh”.

2


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhu cầu và thực trạng tiếp cận thông tin qua các kiốt thông tin của
người dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu

quả hoạt động của các kiốt .
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về các mô hình truyền thông cho
nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
- Nghiên cứu nhu cầu về thông tin của người dân tại huyện Lộc Hà.
- Thực trạng tiếp cận thông tin qua các kiốt thông tin ở huyện Lộc Hà.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của kiốt thông tin.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về nhu cầu và thực trạng tiếp cận thông tin qua kiốt thông tin
của người dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu về nhu cầu và thực trạng tiếp cận thông tin qua kiốt thông tin
của người dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Vì thời gian nghiên cứu có hạn, đề
tài nghiên cứu nhu cầu thông tin của người dân dựa trên các kênh truyền thông
của kiốt và tập trung vào các lĩnh vực chính sau: Nông nghiệp; pháp luật nói
chung; thủ tục hành chính/cải cách hành chính; văn hóa; y tế; giáo dục.
1.4.2 Phạm vi không gian
Huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
1.4.3 Phạm vi thời gian
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2007 đến năm 2009
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 5 năm 2010

3


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về thông tin
Khái niệm "thông tin" được bắt nguồn từ chữ La tinh informetio, gốc của
từ tiếng Anh information. Theo Philipppe Breton và Serge Proulx: “Khái niệm
này có hai hướng nghĩa: Thứ nhất là, nói về một hành động cụ thể để tạo ra một
hình thái (frome), thứ hai là, nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm
hay biểu tượng. Hai hướng nghĩa này cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ
thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt. Nó thể hiện sự gắn kết của
hai lĩnh vực kỹ thuật và kiến thức”.
Theo Phạm Thành Hưng : “Từ góc độ nhận thức luận, thông tin là kết quả
của sự phản ánh hiện thực khách quan, được biểu hiện bằng các hệ thống ngôn
từ, ký hiệu, hình ảnh v.v. Thông tin đồng nghĩa với các hình thái tri thức mới mẻ,
có giá trị phát triển sự hiểu biết của con người. Từ góc độ khoa học kỹ thuật,
thông tin là số liệu, dẫn liệu mà ta có thể lấy ra phân tích, so sánh, phân loại, giải
thích, khái quát, tổ chức lại, từ đó mà rút ra được những ý nghĩa, giá trị nào đó
về tính chất, đặc trưng của các sự vật, hiện tượng nào đó cũng như các quy luật
tồn tại và vận động của chúng”.
2.1.2 Vai trò của thông tin
Theo Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010: “Thông tin được coi
là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, là công cụ để điều hành, quản lý,
chỉ đạo của mỗi quốc gia, là phương tiện hữu hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết
giữa các quốc gia, dân tộc, là nguồn cung cấp tri thức mọi mặt cho công chúng
và là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội”.

4


Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51

Việc sở hữu, sử dụng và khai thác thông tin đã và đang đem lại hiệu quả
về kinh tế rất lớn cho đời sống xã hội vì thông tin là tài nguyên có thể mở rộng
phát triển không ngừng. Khả năng mở rộng của thông tin thể hiện ở chính các
thuộc tính của thông tin: Thông tin thường lan truyền một cách tự nhiên; thông
tin không bao giờ cạn đi mà trái lại càng trở nên phong phú do được tái tạo và bổ
sung thêm các nguồn thông tin mới; thông tin được chia sẻ, nhưng không mất đi
trong giao dịch...
Thành công hay thất bại của một quốc gia tuỳ thuộc rất lớn vào khả năng
làm chủ, chiếm được lợi thế thông tin. Để bảo vệ quyền lợi thiết thực của mình
trong các hoạt động chung trên thế giới, các quốc gia hay tổ chức quốc tế đang
nỗ lực tìm kiếm những thông tin có giá trị nhất phục vụ cho mục tiêu hoạt động
của mình. Trên thực tế, thông tin đã từng được coi là yếu tố quyết định sự thành
bại của một tổ chức.
2.1.3 Phân loại thông tin
- Theo phương thức thể hiện:
Thông tin bằng chữ viết.
Thông tin bằng tiếng nói.
Thông tin bằng hình ảnh.
Thông tin trên Internet (đa phương tiện).
- Theo lĩnh vực phản ánh: Dựa theo phân loại của kiốt thông tin
Thông tin kinh tế
Thông tin văn hóa, xã hội
Thông tin hành chính, pháp luật
2.1.4 Tiếp cận thông tin
Tiếp cận thông tin là đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp, trích dẫn
nội dung của hồ sơ, tài liệu. (Dự thảo Luật tiếp cận thông tin, 2009)
2.1.5 Khái niệm truyền thông


5


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51

Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin giữa các thực thể. Thông tin
có thể được trao đổi thông qua hệ thống các ký hiệu hoặc không cần đến ký hiệu.
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, 2010)
2.1.6 Khái niệm thư viện
- Danh từ thư viện (bibliotheque) xuất phát từ tiếng Hy Lạp biblio là sách
và thêka là bảo quản, vậy nghĩa đen của thư viện là nơi tàng trữ và bảo quản sách
báo. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, 2010)
- Thư viện công cộng là thư viện phục vụ cho tất cả mọi người trong cộng đồng.
Tuyên ngôn năm 1994 của UNESCO về thư viện công cộng đã khẳng
định: “...các thư viện có chức năng giúp mọi người tiếp cận một cách tự do,
không hạn chế đến các tư tưởng, văn hoá, văn minh”.
2.1.7 Khái niệm kiốt thông tin
Mô hình kiốt thông tin ở đây có thể hiểu là một thư viện công cộng thu
nhỏ đã có sự ứng dụng Công nghệ Truyền thông Thông tin cho Phát triển.
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Kinh nghiệm về truyền thông nông nghiệp, nông thôn trên thế giới
Việc thiết lập một khu vực thông tin chuyên biệt cho nông thôn và những
nhà quản lý nông nghiệp nông thôn đã được thực hiện ở rất nhiều nước trên thế
giới. Ở Thái Lan, từ rất lâu đã có một kênh truyền hình chuyên biệt dành cho
nông dân, Brazil có 2 kênh truyền hình về khoa học kỹ thuật nông nghiệp dành
riêng cho nông dân, Australia cũng có những kênh truyền hình về nông nghiệp
của các tập đoàn tư nhân...
2.2.1.1 Mỹ

2.2.1.1.1 Cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn là nền tảng
- Nhà nước thiết lập và vận hành 1 bộ máy hỗ trợ thông tin khổng lồ và
hoàn hảo: “Để có được một sản phẩm thông tin cụ thể, phản ánh được thực trạng

6


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51

và xu hướng thị trường cho từng ngành hàng nông sản, việc cấp thiết nhất là phải
có một cơ quan đầu mối, là nơi tổng hợp thông tin ngành hàng từ nhiều cơ quan
khác nhau có thu thập thông tin liên quan đến ngành hàng (cơ quan thu thập cơ
sở dữ liệu về sản xuất của ngành hàng, về tiêu dùng và tồn kho, về giá cả và
thương mại, về tác động và dự báo tác động của thời tiết…), trên cơ sở đó phân
tích các xu hướng tác động đến ngành hàng”
Theo kinh nghiệm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Uỷ ban Phối hợp Dự báo
Ngành hàng (ICEC, thuộc Ban Dự báo triển vọng Nông nghiệp Thế giới) đóng
vai trò là cơ quan đầu mối này. Các thành viên của Uỷ ban Phối hợp Dự báo
Ngành hàng đóng vai trò chủ trì trong việc rà soát lại các phân tích và dự báo
ngành hàng của các đơn vị khác trong Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ, và cung cấp các
hướng dẫn về phương pháp luận dùng trong nghiên cứu và dự báo. Trong Bộ
Nông nghiệp Hoa Kỳ có 5 đơn vị có liên quan tới việc thu thập thông tin, duy trì
và phát triển hệ thống thông tin thị trường.
- Thông tin khuyến nông là một dịch vụ - Cán bộ nghiên cứu là khuyến
nông viên và nông dân là khách hàng: Trung tâm trực thuộc trường Đại Học
Arkansas, cán bộ của Bộ môn Nông nghiệp - Trường Đại học Arkansas là đội
ngũ nghiên cứu nòng cốt của Trung tâm này. Các sản phẩm nghiên cứu của trung
tâm mang tính ứng dụng thực tiễn, nhân viên khuyến nông của Trung tâm

thường xuyên gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với nông dân. Các ý tưởng nghiên cứu
của Trung tâm đều dựa trên nhu cầu của người nông dân. Người nông dân sẽ trả
tiền và sử dụng những kết quả từ các cuộc nghiên cứu này. Có nhiều kênh để
Trung tâm có thể tiếp cận với nhu cầu về nghiên cứu của người nông dân:
- Thu thập ý kiến từ Ban Xúc tiến nghiên cứu
- Các nhân viên khuyến nông thăm dân tại nhà
- Thăm đồng, xem xét cây trồng

7


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51

- Thu thập ý kiến thông qua điện thoại, thư
- Tổ chức điều tra về nhu cầu của nông dân
Sau đó nghiên cứu viên sẽ viết đề xuất, đề xuất sẽ được duyệt bởi các lãnh
đạo của Trung tâm và Ban Xúc tiến nghiên cứu. Khách hàng chủ yếu của Trung
tâm là nông dân. Nông dân đóng góp thông qua chương trình “check-off”: với
mỗi 20kg thóc bán ra, người nông dân đóng góp 1.5 cents.
2.2.1.1.2 Thư viện công cộng
Cuộc khảo sát gần đây của Hội thư viện Hoa kỳ đã hé mở một số thực tế
sau đây về sự sử dụng thư viện công cộng ở Hoa Kỳ:
- 92% tin rằng các thư viện sẽ cần đến trong tương lại ngay khi tất cả
thông tin đều có sẵn trên Internet.
- Gần hết đồng ý rằng thậm chí nếu họ không phải là người sử dụng
thường xuyên của thư viện, rằng thư viện đóng một vai trò quan trọng trong việc
đem lại cho mọi người một cơ hội để thành công vì các thư viện khuyến khích
giáo dục công cộng và học tập suốt đời.

- 62% tất cả người lớn ở Hoa Kỳ có thẻ thư viện.
- 16% người Mỹ đến thư viện thường xuyên hơn họ đi xem phim
- Cán bộ thư viện trong các trường đại học, cao đẳng và thư viện công
cộng trả lời hơn 800.000 câu hỏi tham khảo mỗi tuần.
- 98,9% thư viện công cộng ở Hoa Kỳ cung cấp truy cập internet. Bất chấp
việc sử dụng internet rộng rãi tại gia đình và tại nơi làm việc, mọi người vẫn có
nhiều lý do để đến truy cập internet, gửi hoặc trả lời email, thậm chí để chat với
người khác tại các thư viện công cộng.
Thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông của thế kỷ mới, các
thư viện công cộng ở Hoa Kỳ đã phát huy được vai trò truyền thống của mình là

8


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51

trung tâm của các cộng đồng, góp phần rất lớn trong việc cung cấp thông tin cho
khu vực nông thôn, nông dân.
2.2.1.2 Trung Quốc: Truyền hình là công cụ thông tin, đào tạo, giáo dục nông
dân và phát triển nông thôn
Ở Trung Quốc - một trong những quốc gia nông nghiệp lớn trên thế giới,
việc cung cấp thông tin về thị trường, về khoa học kỹ thuật nông nghiệp đã được
Đảng và Chính phủ rất quan tâm. Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống thông tin
dày đặc nhằm giới thiệu, hướng dẫn nông dân tiếp cận với các thông tin về thị
trường, thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, thông tin về dịch
bệnh, dịch hại và đây cũng là một trong những phương tiện nhanh chóng, chủ
đạo để hướng dẫn nông dân, người làm nông nghiệp kịp thời xử lý, phòng chống
những mối nguy hại có thể dự báo trước đối với người nông dân. Hệ thống này

ngoài việc phản ánh, cập nhật thông tin về nông thôn nông nghiệp, còn là một
phương tiện quan trọng và chính thức phục vụ chủ trương đào tạo nghề cho nông
dân của chính phủ Trung Quốc.
Cùng với việc thực hiện nghị quyết “Tam nông”, hệ thống thông tin cho
nông dân cũng đã được xây dựng một cách đồng bộ với sự phối hợp chặt chẽ của
nhiều cơ quan quản lý cấp chính phủ như Bộ Nông nghiệp, Bộ Giáo dục, Bộ Lao
động... Bắt đầu từ 1982, bên cạnh những phương tiện truyền thông đại chúng
như Đài tiếng nói, tờ rơi, loa phóng thanh tại xã phường, Trung Quốc đã đầu tư
một hệ thống truyền hình chuyên biệt có tới 4 kênh dành riêng cho nông dân
được phát 24/24 giờ với các nội dung về khoa học kỹ thuật và đào tạo nghề cho
nông dân và hàng loạt các chương trình truyền hình về nông nghiệp, nông thôn,
nông dân được phát sóng thường xuyên trên các kênh truyền hình Trung ương và
địa phương. Đặc biệt hệ thống truyền hình nông nghiệp được đặt trong hệ thống
giáo dục đào tạo nông dân do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thực hiện.

9


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51

Nội dung về nông nghiệp nông thôn phát trên Đài truyền hình Trung ương
Trung Quốc và toàn bộ nội dung của 4 kênh truyền hình chuyên biệt, đều do
"Trường Phát thanh truyền hình nông nghiệp Trung ương - Trung tâm đào tạo
giáo dục khoa học kỹ thuật cho nông dân” thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc
sản xuất. Thông qua biện pháp xây dựng chương trình như thế này, Chính phủ
Trung Quốc thể hiện rõ quan điểm coi Truyền hình là kênh đào tạo chuyên
nghiệp về khoa học kỹ thuật nông nghiệp, về chuyển đổi nghề và phổ biến kiến
thức về thị trường, chính sách cho nông dân. Người nông dân tham gia học từ xa

qua các kênh truyền hình này được cấp bằng trung cấp hoặc cao đẳng nông
nghiệp, với chỉ một điều kiện là làm bài thi đạt điểm chuẩn. Nguồn kinh phí
hàng năm cho chi phí sản xuất chương trình khoảng 16 triệu Nhân dân tệ (tương
đương 2,5 triệu USD). Toàn bộ số tiền này, được cấp từ ngân sách nhà nước.
Ngân sách dành cho tổ chức sản xuất các chương trình chỉ là một phần, hệ
thống hạ tầng kỹ thuật, quản lý và nhân lực của các kênh truyền hình này được
đầu tư khá bài bản. Hiện cả 4 kênh được phát qua vệ tinh và tại các địa phương,
550 trạm thu tín hiệu để phát cho nông dân xem. Được biết, trong số 550 trạm
thu tín hiệu vệ tinh này thì có 300 trạm là do các doanh nghiệp Trung Quốc tài
trợ, còn lại là nguồn kinh phí của chính phủ. Đặc biệt, tại các địa phương từ tỉnh
đến huyện, cũng đều có các kênh truyền hình đào tạo nghề cho nông dân. Những
kênh truyền hình này được phát sóng song song với các chương trình truyền hình
của trung ương và 4 kênh truyền hình của trường đào tạo nghề trực thuộc Bộ
Nông nghiệp Trung Quốc. Các kênh truyền hình này cũng được cấp kinh phí
riêng và đều được đặt trong các sở và cục nông nghiệp tại các địa phương của
Trung Quốc.
Như vậy, mới quan sát có thể thấy Trung Quốc đầu tư có vẻ chồng chéo,
song thực chất nông dân tại Trung Quốc cũng chiếm tới 70% dân số và hầu hết

10


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51

có trình độ dân trí thấp, Trung Quốc cũng có nhiều vùng sinh thái khác nhau,
nhiều dân tộc, nhiều tập quán. Chính vì vậy, mục tiêu mà các kênh truyền hình
này của mỗi tỉnh, mỗi huyện tại Trung Quốc cũng sẽ nhắm tới những đối tượng
cụ thể hơn, phù hợp quy hoạch sản xuất tại địa phương mình. Nông dân Trung

quốc cũng vì vậy mà có nhiều sự lựa chọn trong việc học ở đâu, tham khảo thông
tin từ nguồn nào và từ kênh truyền hình nào. Cùng một lúc đầu tư nhiều kênh
truyền hình từ Trung ương, tỉnh, và huyện chính là việc cùng một lúc cung cấp
nhiều thông tin, nhiều nguồn tin và nhiều cách chuyển tải thông tin, nông dân
chính vì vậy cũng sẽ tiếp cận thông tin dễ dàng hơn. Đây cũng là sự đầu tư có
chủ đích chứ không phải là thiếu tính toán.
Nhưng mô hình này của Trung Quốc cũng có những hạn chế. Với 4 kênh
truyền hình chuyên biệt của "Trường Phát thanh truyền hình nông nghiệp Trung
ương - Trung tâm đào tạo giáo dục khoa học kỹ thuật cho nông dân” thuộc Bộ
Nông nghiệp Trung Quốc được phát trên một hệ thống vệ tinh riêng và bốn kênh
truyền hình này phải thu tín hiệu qua các trạm thu vệ tinh nhỏ đặt tại các địa
phương, cũng vì vậy, nông dân sẽ phải đến các điểm trạm này để xem chương
trình, nếu không thuận tiện sẽ không thu hút được nhiều khán giả. Lý do mà họ
đưa ra là họ muốn tập trung vào đối tượng chỉ là nông dân, nếu quảng bá đại
chúng giống như các kênh của truyền hình trung ương Trung Quốc thì sẽ có một
lượng lớn khán giả tại các thành phố không cần thiết phải xem.
Tuy vậy, có thể khẳng định rằng, truyền hình đã có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc nâng cao nhận thức, giáo dục, đào tạo và chuyển tải thông tin
cho nông dân của Chính phủ Trung Quốc. Trong những năm qua, đã có tới hàng
triệu nông dân được đào tạo qua truyền hình và trở thành những nông dân nòng
cốt tại các địa phương. Con số không chính thức tại Bắc Kinh cho thấy có tới
hơn 30% nông dân cho biết thích được học nghề qua các kênh truyền hình. Con

11


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51


số này tại tỉnh Tứ Xuyên, một tỉnh nông nghiệp trọng điểm của Trung Quốc lên
tới trên 70% và tại Hà Bắc là trên 50%. Hiện nông dân cũng thường xuyên cập
nhật kiến thức từ các kênh truyền hình. Và hầu hết những thông tin nông dân có
được cũng là chủ yếu qua các kênh truyền hình nông nghiệp các cấp từ Trung
ương đến địa phương của Trung Quốc. Ngay tại tỉnh Tứ Xuyên, chỉ trong 4 năm
từ 2004 đến 2009, đã có tới trên 300 nghìn nông dân Trung Quốc được cấp bằng
và chứng chỉ nghề sau khi được đào tạo qua truyền hình.
Đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn coi truyền hình là thế mạnh trong
giáo dục đào tạo nông nghiệp và đào tạo chuyển dịch nghề cho nông dân. Hệ
thống cơ sở hạ tầng và mạng lưới sản xuất chương trình vẫn được tiếp tục đầu tư
hoàn thiện để nâng cao chất lượng và mở rộng sản xuất chương trình, phục vụ
nhu cầu của nông dân. Nông dân Trung Quốc vẫn coi các kênh truyền hình nông
nghiệp là kênh chuyển tải chính những chủ trương đường lối, những chính sách
mới của Đảng, nhà nước. Đây cũng là kênh thôn tin chính về thị trường, về nhu
cầu sản xuất. Đặc biệt, đối với nông dân Trung Quốc, đây cũng chính là phương
tiên đào tạo nghề hiệu quả và chưa thể thay thế.
2.2.2 Thực tiễn về thông tin và truyền thông Tam nông ở Việt Nam
Khi Việt Nam triệt để thực hiện các cam kết để gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới với các điều khoản liên quan tới nông nghiệp, mở cửa thị trường nông
sản, thì người nông dân và sản phẩm của họ sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất. Trong khi đó, các hỗ trợ về thuế quan và vốn, bảo hộ về sản xuất sẽ phải
loại bỏ, thay vào đó là hỗ trợ về công nghệ, về khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy,
việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông thông tin nông nghiệp, nông thôn, nông
dân và xây dựng năng lực tư vấn đào tạo nông dân cho tương lai là nhiệm vụ quan
trọng và cấp thiết để nâng cao vị thế của người nông dân trong bối cảnh mới.
2.2.2.1 Thông tin và truyền thông Tam nông ở Việt Nam

12



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51

2.2.2.1.1 Truyền thông trung ương
Hiện nay, truyền thông trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông
thôn được thực hiện qua các phương tiện chủ yếu là: báo chí, truyền thanh,
truyền hình, mạng Internet, các chương trình khuyến nông, hoạt động của các
hội, đoàn thể, các công ty vật tư nông nghiệp và các hình thức khác.
a) Kênh truyền thông phổ thông
- Báo
Báo là một loại hình cung cấp thông tin phổ biến trong xã hội, phục vụ từ
các nhà quản lý cho đến những người dân nông thôn. Một số báo mang tính tổng
hợp trong lĩnh vực kinh tế và thương mại có liên quan đến thông tin thị trường là
“Thời báo kinh tế Việt Nam”, “Đầu tư” và “Thương mại”, “Diễn đàn doanh
nghiệp”, “Thời báo kinh tế Sài Gòn”... với các chuyên mục sinh động, thông tin
phong phú về thị trường, khoa học kỹ thuật, văn hóa và xã hội, chính sách, đã
phần nào hướng đến hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Các báo chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp như “Nông nghiệp Việt
Nam”; “Nông thôn ngày nay”, cung cấp cho người dân nông thôn các thông tin
thời sự trong nước, trước đây tập trung vào các nội dung kỹ thuật nuôi trồng sản
xuất, nông học, thì hiện nay đã dành nguồn lực cho các chuyên mục mới về thị
trường - giá cả. Chuyên mục ”Hỏi gì Đáp nấy” của Báo Nông nghiệp Việt Nam,
tư vấn cho bà con nông dân với sự hỗ trợ nội dung của GS. TS. Nguyễn Lân
Dũng ra đời đã trụ vững trong nhiều năm qua, khẳng định được tính hữu ích của
chuyên mục này. Trong năm 2008, hưởng ứng Nghị quyết 24 của Trung ương và
Nghị quyết 26 của Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân,
Báo Nông thôn Ngày nay đã kịp thời ra mắt chuyên trang Đối thoại Chính sách,
thực sự mở ra diễn đàn trao đổi và thu hút được sự tham gia đông đảo của các
giai tầng xã hội.


13


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51

Tính đến năm 2009, tờ Vietnam Investment Review (VIR) vẫn là một trong
số ít những thương hiệu báo giấy bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, là kênh quan
trọng mang thông tin thực trạng nông nghiệp, phát triển nông thôn đến với cộng
đồng các doanh nghiệp FDI, và các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Trong bối
cảnh hội nhập, vai trò truyền thông của VIR đang ngày càng trở nên quan trọng,
tiếng nói của VIR sẽ mở ra cánh cửa thông tin thúc đẩy các hoạt động đầu tư và
cải thiện sinh kế người sản xuất nông nghiệp và người dân nông thôn.
- Tạp chí
So với báo, mức độ cập nhật thời sự của Tạp chí chậm hơn, nhưng thông
tin lại tập trung và sâu hơn. Các tạp chí chuyên ngành như “Nông nghiệp &
PTNT”; “Kinh tế nông thôn”, “Nông thôn mới” hướng đối tượng chủ yếu là nhà
nghiên cứu, hoạch định chính sách và nhà quản lý, vì vậy nội dung tập trung chủ
yếu đưa ra các kết quả nghiên cứu về khoa học kỹ thuật nông nghiệp, giống, mô
hình thử nghiệm kỹ thuật, và phát triển nông thôn. Tạp chí “Kinh tế nông thôn”
gần gũi hơn với bà con nông dân khi dành một thời lượng nhất định giới thiệu
các mô hình làm kinh tế trong nông nghiệp nông thôn. “Nông thôn mới” hướng
nhiều hơn đến các nội dung thực trạng nông nghiệp và hoạt động của Hội nông
dân, phục vụ cho các nhà quản lý.
- Website
Website đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đây sẽ được
coi là công cụ cung cấp thông tin phong phú, nhanh và phục vụ nhiều đối tượng.
Hiện nay, các bộ, ngành, địa phương đều có website riêng để cung cấp thông tin

đến cho người dân, chủ yếu là để phổ biến văn bản, chủ trương chính sách mới
ban hành. Các doanh nghiệp cũng không tiếc tiền đầu tư website riêng để phục
vụ cho các hoạt động của mình: nghiên cứu, phân tích phát triển thị trường, xúc
tiến thương mại và quảng bá thương hiệu…

14


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51

; www.vnn.vn ... là những trang web giàu thông
tin, có chuyên mục kinh doanh, chủ yếu đưa ra các thông tin ngắn về thị trường
và các sự kiện kinh tế nổi bật, chính sách kinh tế xã hội chung.
là trang web “đầu tư” của Bộ kế hoạch và đầu tư
nhằm cung cấp thông tin về thị trường, sản xuất; thương hiệu; xuất khẩu và hội
nhập. Trang này cũng có một chuyên mục riêng cung cấp các tin tức sự kiện,
thời sự trong lĩnh vực nông nghiệp là “thị trường nông lâm sản”
của Trung tâm tin học và thống kê, Bộ
NN&PTNT, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường; tìm kiếm đối tác; thông
tin khoa học kỹ thuật, phát triển nông thôn; các chủ trương chính sách của Bộ; hệ
thống cơ sở dữ liệu về nông nghiệp và nông thôn.
là một trang báo điện tử của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn chủ yếu chỉ cập nhật các báo cáo và văn bản ban hành mới
và chính sách của Bộ.
của Trung tâm Thông tin - Viện Chính sách và
Chiến lược PTNNNT, cung cấp cả những tin tức cập nhật và các phân tích dự báo
chuyên gia theo các thị trường và ngành hàng, tích hợp hệ thống và cung cấp cơ
sở dữ liệu mang tính hệ thống như giá cả theo chuỗi và phân tích thị trường định

kỳ.
- Truyền hình
Truyền hình là loại phương tiện truyền thông được đa số người dân lựa
chọn do tính hấp dẫn, trực tiếp và nhanh nhạy, có thể tiếp cận hàng ngày. Đến
năm 2009, Việt Nam có Đài truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia,
Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và 63 Đài truyền hình địa phương. Xác định
khu vực nông thôn và người nông dân là đối tượng khán giả lớn và nhiều đặc

15


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51

thù, trong những năm qua, Đài Truyền hình Việt Nam đã xây dựng nhiều chương
trình chuyên biệt để phục vụ người dân nông thôn.
Trên kênh Khoa học - Giáo dục (VTV2), chương trình “Bạn của nhà
nông” ra đời năm 2005 có nhiệm vụ phổ biến kiến thức cho người nông dân,
phát sóng vào 18giờ các ngày thứ 5 và thứ 7 với thời lượng phát sóng 30
phút/1số. Chương trình “Tạp chí Khoa học nông nghiệp” có nhiệm vụ cập nhật
các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, phát sóng 1số/tuần vào
18giờ thứ 4 với thời lượng 30 phút. Chương trình “Cùng nông dân bàn cách làm
giàu” là chương trình tọa đàm với sự tham gia của nông dân, nhà khoa học, nhà
quản lý nhằm mục tiêu trao đổi về các giải pháp phát triển sản xuất, nâng cao
năng suất và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn,
chương trình phát sóng vào 8 giờ tối thứ 5, với thời lượng 45 phút. Như vậy,
trong năm năm qua, chỉ tính riêng trên kênh VTV2, đã dành trên 35.300 giờ phát
sóng cho các chương trình về nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Trên kênh Thể thao giải trí và Thông tin kinh tế, ngoài những chương

trình phục vụ quảng đại khán giả, thì khu vực nông thôn cũng được dành một sự
quan tâm phục vụ đáng kể, sau chương trình “Làng vui chơi, Làng ca hát”, “Tre
xanh”, hiện nay VTV3 đang duy trình chương trình “Làng Việt” với nội dung
phong phú, phản ánh đời sống tinh thần của người nông dân trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương trình này với tổng thời lượng phát sóng 1 năm
là 2.808 giờ, phát sóng vào tối thứ 7 hàng tuần.
Trong tổng thể việc thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền về lĩnh vực
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Đài truyền hình quốc
gia, kênh Thời sự chính trị tổng hợp VTV1 được xem là một mũi nhọn. Theo kết
quả khảo sát nhu cầu và khả năng sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của
người dân nông thôn do IPSARD thực hiện năm 2009, người dân đánh giá rất cao

16


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51

hiệu quả của các chương trình phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân phát
sóng trên VTV1. Trên kênh này, chương trình “Nông thôn ngày nay” với thời
lượng 25 phút một tuần được duy trì 20 năm nay và đang tiếp tục được cải tiến nội
dung và hình thức thể hiện để phù hợp với những thị hiếu thông tin của người
nông dân Việt Nam. Ba năm 2006, 2007 và 2008 đánh dấu sự ra đời của hàng loạt
các chương trình truyền hình phục vụ khu vực nông nghiệp nông thôn, chuyên
mục “Nhà nông làm giàu” ra đời năm 2006 phát sóng hàng ngày trong chương
trình “Chào buổi sáng”, với thời lượng 8 - 10 phút với các tiểu mục: Thông tin thị
trường Nông sản, Phóng sự về gương nông dân sản xuất giỏi, Mách nhỏ bà con đã
rất nhanh chóng được người nông dân đón xem và có tác dụng nhanh chóng, trực
tiếp đến khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Song song với việc nâng cao chất lượng chương trình Nhà nông làm giàu,
Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tổ chức bình chọn những
gương nông dân tiêu biểu trong tuần để trao giải thưởng Sao Thần nông, cách
làm này đã nâng cao tính tương tác của chương trình truyền hình với khán giả
mục tiêu, tạo ra một không khí phấn khởi thi đua sản xuất trong khu vực nông
nghiệp. Đây được đánh giá là cách làm hiện đại và hiệu quả, phù hợp với xu thế
phát triển của truyền hình hiện đại.
Tiếp sau thành công của chương trình “Nhà nông làm giàu”, năm 2007,
“Bản tin Nông nghiệp” ra đời cùng với đó là “Bản tin thời tiết Nông vụ” đã đáp
ứng được phần nào nhu cầu thông tin về nông nghiệp, nông thôn của người nông
dân cả nước. Hiện nay, Đài truyền hình Việt Nam đã hoàn thành khung chương
trình tiếp tục mở thêm chuyên mục mới: Thông tin thị trường Nông sản, phát
sóng hàng ngày trên kênh VTV1 từ tháng 10/2009.
Ngoài các chuyên mục chuyên biệt và định kỳ phục vụ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, trên kênh Thời sự chính trị tổng hợp, trong

17


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51

các bản tin Thời sự phát sóng vào các thời điểm trong ngày, những tin bài phóng
sự về văn hóa nông thôn, đời sống kinh tế xã hội nông thôn, nông dân, ứng dụng
tiến bộ khoa học cũng như những thông tin về thời sự chính sách nông nghiệp
nông thôn cũng chiếm một thời lượng đáng kể.
Trên kênh truyền hình cáp InfoTV, Bản tin xuất nhập khẩu, Bản tin kinh tế
đã cập nhật các thông tin sản xuất, thương mại, giá cả của các ngành hàng nông
sản quan trọng của Việt Nam. Đặc biệt, chuyên mục thị trường nông sản cuối

tuần với sự tham gia của các chuyên gia phân tích thị trường đã mang tới các
thông tin phân tích sâu về cung, cầu, giá cả thị trường nông sản thế giới và Việt
Nam, đáp ứng nhu cầu thông tin của cả người sản xuất và kinh doanh nông sản.
Như vậy, trên Đài truyền hình Việt Nam, tính bình quân, thời lượng sóng
chuyên biệt dành cho nông nghiệp nông thôn hiện nay là 30 - 40 phút/ngày. Mặc
dù chương trình về vấn đề nông thôn, nông nghiệp đã được quan tâm, phát triển
tốt về hình thức, nội dung, thời lượng, song những chương trình này vẫn còn
nhiều hạn chế: Được phát phân tán, rải rác trên các khung giờ, các kênh truyền
hình khác nhau, và thực tế là còn thấp so với thời lượng của các chương trình
dành cho các đối tượng tại thành thị.
- Truyền thanh
Hơn nửa thế kỷ, Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) đã có bước phát triển
vượt bậc, chuyên nghiệp hơn, hiện đại hơn, thể hiện được vai trò và tầm vóc của
một Đài phát thanh quốc gia, là cơ quan tuyên truyền mũi nhọn của Đảng và Nhà
nước. Với sự ra đời của 5 hệ phát thanh và các phương tiện truyền thông hỗ trợ
như: Báo Điện tử VOVNews, Báo Tiếng nói Việt Nam và mới nhất là Hệ phát
thanh có hình (VOVTV), Đài TNVN đã tạo ra bước ngoặt khi hội tụ đầy đủ 4
loại hình báo chí: Báo nói, báo in, báo điện tử và báo hình, cung cấp thông tin
nhanh chóng, đa dạng, hấp dẫn tới công chúng, tạo nên sức mạnh tổng hợp, phản

18


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nga - PTNT & KN 51

ánh kịp thời và chuẩn mực các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội trong và ngoài
nước. Bắt đầu được phát sóng từ ngày 7/9/2008, nhiều chương trình của VOVTV
được người xem ghi nhận. Từ thời lượng phát sóng 7h/ngày, VOVTV đã tăng

lên 10h/ngày bắt đầu từ 1/1/2009 và chính thức phát sóng mặt đất vào ngày
18/5/2009. Hiện nay, tổng số giờ phát sóng của Đài đạt 218 giờ chương
trình/ngày, trên 88 tần số sóng trung, sóng ngắn, sóng FM, vệ tinh và Internet, tỷ
lệ phủ sóng trong dân cư hiện nay đạt gần 99%.
- Truyền thông của cơ quan độc lập - Viện Chính sách và Chiến lược PTNNT
Liên tục trong hai năm gần đây, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển
nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã tổ chức hai hội thảo thường niên dự báo
triển vọng thị trường ngành hàng cà phê năm 2007, và năm 2008. Trên nền tảng
đó, sang năm 2009, IPSARD phối hợp với Tổ chức Nông lương liên hợp quốc
(FAO) lần đầu tiên tổ chức 1 cuộc Hội thảo triển vọng thị trường cho toàn ngành
nông nghiệp Việt Nam, tập trung vào 3 ngành hàng chính là lúa gạo, cà phê và
chăn nuôi.
Ban Tổ chức mời các diễn giả đến từ các cơ quan nghiên cứu và phân tích
dự báo có uy tín trong và ngoài nước: Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), Ngân
hàng Thế giới (WB), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Tổ chức cà phê thế giới
(ICO), Viện Chăn nuôi thế giới (ILRI), Viện Nghiên cứu lúa thế giới (IRRI),
Viện Nghiên cứu Chính sách Nông nghiệp thế giới (IFPRI), Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế trung ương Việt Nam (CIEM), Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ
văn và Môi trường Việt Nam. Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT
(IPSARD), ngoài vai trò đồng tổ chức Hội nghị, IPSARD cung cấp cho Hội nghị
các Báo cáo thường niên phân tích ngành hàng cà phê, chăn nuôi, lúa gạo, báo
cáo phân tích ngành nông nghiệp trong năm và dự báo triển vọng của các năm
tới do đội ngũ chuyên gia IPSARD thực hiện.

19


×