Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Điều 3 Bộ luật Dân sư năm 2005 quy định: Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán. Hãy chỉ ra những nguyên nhân, điều kiện áp dụng tập quán để giải quyết các tranh chấp dân sự của các chủ thể. Nh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.51 KB, 4 trang )

Bài tập cá nhân 1 môn Luật Dân sự

Trường Đại học Luật Hà Nội

Đề số 5: Điều 3 Bộ luật Dân sư năm 2005 quy định: "Trong trường hợp pháp
luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập
quán". Hãy chỉ ra những nguyên nhân, điều kiện áp dụng tập quán để giải quyết
các tranh chấp dân sự của các chủ thể. Nhận xét của bản thân về việc pháp luật
cho phép áp dụng tập quán.
Bài làm:
Áp dụng tập quán pháp là sử dụng tập tục thói quen có tính chất phổ thông
và tiến bộ để điều chỉnh quan hệ dân sự cần giải quyết. Quan hệ tài sản và quan
hệ nhân thân trong giao lưu dân sự có nét đặc thù nên trong trường hợp pháp luật
không có quy phạm tương tự để áp dụng và các bên cũng không có thoả thuận
thì có thể áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự
được xác lập giữa các bên. Việc áp dụng tập quán pháp để giải quyết các tranh
chấp đó phải phù hợp với nguyên tắc cơ bản của bộ luật dân sự. Điều 3 Bộ luật
Dân sư năm 2005 quy định: "Trong trường hợp pháp luật không quy định và
các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán".
Thông thường, khi cần điều chỉnh một quan hệ xã hội, nhà nước sẽ ban
hành các quy phạm pháp luật. Vậy tại sao trong bộ luật vẫn tồn tại quy định cho
phép áp dụng tập quán? Có thể do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, Luật dân
sự điều chỉnh các quan hệ đa dạng, phức tạp về nhiều phương diện: chủ thể,
khách thể, nội dung. Hơn nữa, những quan hệ này không ngừng phát triển cùng
với sự phát triển của xã hội nói chung và của khoa học kĩ thuật nói riêng. Vì vậy
khi ban hành các văn bản pháp luật, nhà lập pháp không thể dự liệu trước được
các quan hệ xã hội cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật. Việc này tạo lỗ
hổng trong pháp luật dân sự. Pháp luật dân sự nói riêng luôn có sự vận động biến
đổi không ngừng, trong khi các quy phạm pháp luật lại có sự ổn định qua từng
giai đoạn nhất định. Vì vậy, sẽ tồn tại những trường hợp không có quy phạm
pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội đang tồn tại. Để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh


1


Bài tập cá nhân 1 môn Luật Dân sự

Trường Đại học Luật Hà Nội

các quan hệ dân sự nói riêng và quan hệ xã hội nói chung, nhà nước lựa chọn,
thừa nhận một số tập quán tiến bộ thể hiện truyền thống và đạo đức dân tộc, tạo
điều kiện cho chúng phát huy tác dụng điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đồng thời
nhà nước cũng xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật ngày càng hoàn thiện,
đầy đủ để tác động, thu hẹp dần phạm vi ảnh hưởng của các tập quán lạc hậu,
tiến tới xóa bỏ chúng. Thứ hai, tập quán là những quy tắc xử sự được một cộng
đồng dân cư thừa nhận như một chuẩn mực ứng xử và được áp dụng để giải
quyết cho các tranh chấp dân sự phát sinh. Có tình trạng này bởi nước ta tồn tại
nhiều dân tộc, mỗi dân tộc lại có sự khác biệt, đặc trưng riêng. Nhiều chuẩn mực
ứng xử của cộng đồng dân cư, của dân tộc, khu vực địa lý đã nảy sinh và được
chấp nhận như một hiện tượng không thể loại bỏ trong quá trình sinh sống là
thiết lập giao dịch dân sự. Những ứng xử này bám rễ sâu vào cộng đồng cũng
như tư tưởng của mỗi cá nhân. Vì thế, tập quán có thể dễ dàng được mọi người
tự nguyện làm theo một cách nghiêm chỉnh.
Tuy nhiên, áp dụng tập quán để giải quyết các tranh chấp dân sự không
được trái với các nguyên tắc chung quy định trong bộ luật hình sự. Tóm lại, việc
áp dụng tập quán để giải quyết các tranh chấp dân sự của các chủ thể phải đáp
ứng các điều kiện sau: Thứ nhất, quan hệ xã hội phát sinh đang tranh chấp cần
giải quyết phải thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. Thứ hai, hiện chua
có quy phạm pháp luật dân sự truẹc tiếp điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh
tranh chấp đó. Thứ ba, việc áp dụng tập quán chỉ được đạt ra khi pháp luật chưa
có quy định và các bên tham gia giao dịch không thoả thuận. Thứ tư, có tập
quán có thể vận dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh. Thứ năm, tập quán

không được trái với các quy tắc chung của pháp luật trong bộ luật dân sự.
Trong Bộ luật Dân Sự năm 2005 cũng có những quy định chi tiết thừa
nhận tập quán trong một số trường hợp xác định, ví dụ như: Khoản 1 Điều 28
BLDS năm 2005, quy định: “Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo
2


Bài tập cá nhân 1 môn Luật Dân sự

Trường Đại học Luật Hà Nội

dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân
tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ
hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ
đẻ”. Như vậy tập quán của dân tộc về việc lựa chọn dân tộc cho con khi cha mẹ
khác nhau về dân tộc được nhà nước thừa nhận, coi như pháp luật. Ngoài ra còn
một số điều khác như: khoản 1 Điều 126, khoản 4 Điều 409 (giải thích giao
dịch dân sự, hợp đồng dân sự), khoản 1 Điều 479 (giao dịch hụi, họ, biêu,
phường),...
Hoạt động áp dụng tập quán để giải quyết các tranh chấp dân sự được coi
như là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động áp dụng luật Dân sự, có ý
nghĩa quan trọng.. Thông qua hoạt động áp dụng tập quán, sự thiếu sót trong các
quy định của pháp luật sẽ được bổ sung, hoàn thiện. Mặt khác, với hoạt động áp
dụng tập quán, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch dân sự
được bảo đảm thực hiện.
Nói tóm lại, việc thừa nhận các tập quán cũng là một sự vận dụng linh hoạt
và là một quy định hợp lý trên cơ sở những nguyên tắc pháp luật và đường lối
chính sách chung của Đảng và nhà nước, đem lại một số hiệu quả thực tế trong
đời sống pháp luật.


3


Bài tập cá nhân 1 môn Luật Dân sự

Trường Đại học Luật Hà Nội

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam - Tập I, nhà xuất bản Công an nhân dân
2009
2. Giáo trình Luật Dân sự Viêt Nam - Tạp I, TS. Lê ĐÌnh Nghị (chủ biên), nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam
3.
4. Luật Dân sự 2005

4



×