Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài tập cá nhân 1 môn Luật Hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.99 KB, 3 trang )

Bài tập cá nhân 1 môn Luật Hình sự

Trường Đại học Luật Hà Nội

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội
trộm cắp tài sản theo điểm e khoản 2 điều 138 Bộ luật Hình sự và bị Toà án
tuyên phạt 3 năm tù. Anh (chị) hãy xác định:
a: Căn cứ vào khoản 3 điều 8 Bộ luật Hình sự, loại tội mà A thực hiện
thuộc loại tội gì? Tại sao?
b: Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm cơ bản,
cấu thành tội phạm tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ? Tại sao?
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
a: Căn cứ vào khoản 3 điều 8 Bộ luật Hình sự, loại tội mà A thực hiện
thuộc loại tội gì? Tại sao?
Tội phạm được chia thanh nhiều loại: căn cứ vào chủ thể phạm tội thì chia
thành chủ thể thông thường hoặc chủ thể đặc biệt; căn cứ vào hình thức lỗi thực
hiện thì chia thành lỗi cố ý và lỗi vô ý; căn cứ vào các tình tiết phạm tội, có thể
chia thành các tình tiết cơ bản, tăng nặng và giảm nhẹ; căn cứ vào khách thể của
tội phạm có thể chia thành 14 loại mà tội phạm có thể xâm hại đến; căn cứ vào
mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có thể chia thành tội phạm gây nguy
hiểm khong lớn cho xã hội, tội phạm gây nguy hiểm lớn cho xã hội, tội phạm
gây nguy hiểm rất lớn cho xã hội và tội phạm gây nguy hiểm đặc biệt lớn cho
xã hội.
Theo khoản 3 điều 8 BLHS quy định: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm
gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối
với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại
lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy
năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù;
1




Bài tập cá nhân 1 môn Luật Hình sự

Trường Đại học Luật Hà Nội

tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm
tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS nêu trên thì loại tội của A thực hiện thuộc
loại tội nghiêm trọng vì hành vi của A cấu thành tội trộm cắp tài sản theo điểm
e khoản 2 Điều 138 BLHS:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thig bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm:
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu
đồng.
Theo khoản 2 điều 138 BLHS này thì khung hình phạt cao nhất ở đây là bảy
năm tù. Mặt khác theo khoản 3 điều 8 BLHS thì tội phạm nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối
với tội ấy là đến bảy năm tù.
Do đó, căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS thì trường hợp phạm tội của A
thuộc điểm e khoản 2 Điều 138 thuộc loại tội phạm nghiêm trọng.
b: Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm cơ bản, cấu
thành tội phạm tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ? Tại sao?
Hành vi phạm tội của A thuộc điểm e khoản 2 Điều 138 là cấu thành tội phạm
tăng nặng. Bởi lẽ, khoản 1 điều 138 BLHS: Người nào trộm cắp tài sản của
người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng
hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị
xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt
tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam

giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm là CTTP cơ bản

2


Bài tập cá nhân 1 môn Luật Hình sự

Trường Đại học Luật Hà Nội

Còn điểm e khoản 2 điều 138 BLHS ta thấy mức khung hình phạt tăng lên
chứng tỏ mức độ tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm:
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu
đồng
Điểm e khoản 2 điều 138 ngoài dấu hiệu định tội - mô tả tội phạm như khoản 1
còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã
hội tăng lên so với khoản 1 điều 138 đó là: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm
mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu. Ngoài ra trong CTTP tăng nặng hoặc
CTTP giảm nhẹ còn có thêm những dấu hiệu định khung, khi thoả mãn những
dấu hiệu đó sẽ cho phép chuyển khung hình phạt từ khung bình thường lên
khung tăng nặng hoặc xuống giảm nhẹ. Trong khoản 1 điều 138 có khung hình
phạt là bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến
ba năm. Còn trong khoản 2 điều 138 thì hình phạt là bị phạt tù từ hai năm đến
bảy năm. Rõ ràng khung hình phạt ở khoản 2 điều 138 nặng hơn so với khung
hình phạt ở khoản 1 điều 138.
Tóm lại, hành vi phạm tội của A thuộc điểm e khoản 2 điều 138 BLHS ta
thấy mức độ tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể thoả mãn
CTTP tăng nặng.
III. KẾT LUẬN:

Thông qua việc giải quyết tình huống trên, chúng ta hiểu rõ hơn các quy định
trong Bộ luật Hình sự,đặc biệt là tội trộm cắp tài sản và cách thức xử lý.

3



×