Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài tập cá nhân tố tụng dân sự tuần 2 đề số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.25 KB, 4 trang )

Bài tập cá nhân/tuần 2 – đề số 1
Ông A chết ngày 6/07/1993. Vợ ông A là bà B chết ngày 10/10/1994.
Ông bà A, B có các con là M, N, P và để lại tài sản là căn nhà trên diện tích
đất 200 m2. Hiện tại, toàn bộ tài sản của ông bà A, B là do M quản lý, sử
dụng. Vì được biết anh M đang rao bán nhà đất trên cho X với giá 1,5 tỷ
đồng nên ngày 12/3/2007 N, P đã khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản là
nhà đất mà ông bà A, B để lại. Hỏi:
1. Hãy xác định thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc trên.
2. N, P đã nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời đối với căn nhà trên. Hãy xác định biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa
án có thể áp dụng và thủ tục áp dụng biện pháp đó?
BÀI LÀM
1. Hãy xác định thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc trên.
Theo quy định tại Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi
bổ sung năm 2011 “ Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo
qui định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có qui định về thời
hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì được thực hiện như sau...". Mục 2 phần IV
Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số
01/2005/NQ-HĐTP ngày 32/3/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định
trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004: “ Đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật
có quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì áp dụng quy định
của văn bản quy phạm pháp luật đó.”
Trong vụ việc trên, N, P khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản thừa kế
là nhà đất mà ông bà A, B để lại. Đối với việc này thì thời hiệu khởi kiện
được quy định tại Điều 645 BLDS năm 2005: “Thời hiệu khởi kiện để người
thừa kế yêu cầu chia di sản , xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ
1


quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”


Như vậy, thời hiệu khởi kiện trong vụ việc này được tính theo quy định tại
BLDS tức 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Theo quy định tại Điều 633
BLDS năm 2005: “ Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản
chết.” Ông A chết ngày 06/07/1993, bà B chết ngày 10/10/1994 do vậy, thời
điểm mở thừa kế được tính từ ngày 10/10/1994. Đến ngày 12/03/2007 N, P
mới khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản đã hết. Tuy nhiên,
N, P vẫn có quyền khởi kiện yêu cầu chia nhà đất theo quy định pháp luật về
chia tài sản chung (kể cả khi thời hiệu yêu cầu chia di sản đã hết).
2. N, P đã nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời đối với căn nhà trên. Hãy xác định biện pháp khẩn cấp tạm thời mà
Tòa án có thể áp dụng và thủ tục áp dụng biện pháp đó?
Trong trường hợp này, N, P nộp đơn yêu cầu và Tòa án có thể áp
dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh
chấp. Theo quy định tại Điều 109 BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung 2011:
“ Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp được
áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang
chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang có tranh chấp có hành vi chuyển dịch
quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác.” Cấm
chuyển dịch về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp là việc không cho thay
đổi quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. M đang quản lý, sử
dụng tài sản là căn nhà trên diện tích đất 200 m 2 do bố mẹ để lại nhưng đã tự
ý rao bán nhà đất trên cho X với giá 1,5 tỷ đồng. Do đó, việc áp dụng biện
pháp khẩn cấp, tạm thời này nhằm ngăn chặn việc M chuyển dịch nhà đất
cho người khác.
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại khoản
1 Điều 117 BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung 2011: “Người yêu cầu Toà
2


án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Toà án có

thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các
nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp
pháp của mình;
đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Tuỳ theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu
cầu phải cung cấp cho Toà án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết
phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.” Thẩm phán được phân công
giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Nếu không đúng đối tượng hoặc
không đúng lý do yêu cầu thì thẩm phán trả lại đơn yêu cầu cho họ. Nếu
đúng thì Thẩm phán tiếp tục xem xét, giải quyết. “Trong thời hạn ba ngày
kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo
đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại
Điều 120 của Bộ luật này thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì
Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu
biết.” (khoản 2 Điều 117 BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung 2011)

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
2. Bộ luật dân sự năm 2005.
3. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số
01/2005/NQ-HĐTP ngày 32/3/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định

trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004.
4. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số
02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định tại
chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật tố tụng dân sự.
5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2006.
6. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời - Trao đổi từ quy định của Bộ luật
tố tụng dân sự Việt Nam / Nguyễn Minh Hằng, Hà Văn Nâu // Tạp chí Toà
án nhân dân. Toà án nhân dân tối cao, Số 3/2011.

4



×