Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

thực trạng quảng cáo qua truyền hình hiện nay của liên doanh Honda Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.06 KB, 24 trang )

Lời mở đầu
Nói đến Marketing chúng ta không thể bỏ qua một công cụ quan trọng là quảng
cáo. Đây là một trong những chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh với mục đích
là giao tiếp với khách hàng để thông báo, thuyết phục và nhắc nhở về sản phẩm bá
hình ảnh của doanh nghiệp. Nhiều người cho rằng quảng cáo là một nghệ thuật
trong kinh doanh. Vậy quảng cáo là gì mà có tầm quan trọng như vậy. Làm thế nào
để có được một quảng cáo hiệu quả.
Quảng cáo qua truyền hình là một bộ phận của quảng cáo . Ngay từ khi xuất hiện
quảng cáo qua truyền hình đã cho thấy những ưu điểm rất phù hợp với mục đích
quảng cáo như có thể đưa ra các thông điệp quảng cáo kết hợp hài hòa được cả hình
ảnh, âm thanh và máu sắc; tốc độ truyền tin nhanh; tuy chi phì quảng cáo chung lớn
nhưng chi phí tính trên đầy người thì rẻ hơn các phương tiện khác. Độ dài quảng
cáo trên truyền hình ngắn từ giao động từ 10s đến vài chục phút, thường chỉ là 10s,
15s, 20s hoặc 30s. Quảng cáo trên truyền hình có thể được phát sóng nhiều lần
trong ngày và phạm vi tác động của phương tiện này rất rộng, có thể đến được với
mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Nhưng hiện nay, do nền kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh càng trở nên gay
gắt, nhu cầu quảng cáo của các doanh nghiệp ngày càng tăng thì quảng cáo trên
truyền hình ngày càng xuất hiện thêm nhiều nhược điểm do hạn chế về thời gian
phát sóng, đơn giá cho các chương trình quảng cáo trên truyền hình ngày càng cao,
lượng tăng quảng cáo dẫn đến tăng thời gian phát sóng quảng cáo, phát quảng cáo
xem vào ác chương trình khác quá nhiều dẫn đến thái độ tiêu cực của người xem
như chuyển sang xem kênh khác hoặc tắt máy thu hình đi.
Trong bài tiểu luận này chúng ta sẽ nghiên cứu thực trạng quảng cáo qua truyền
hình hiện nay của liên doanh Honda Việt Nam , từ đó có được cái nhìn tổng quát về
thực trạng quảng cáo qua truyền hình hiện nay và đưa ra những giải pháp để cải
thiện thực trạng này.


Phần 1: Cơ sở lý luận
1,Khái niệm về Quảng cáo.


Quảng cáo là việc người bán sử dụng các phương tiện truyền thông có trả tiền để
truyền đi thông tin thuyết phục về sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp tới khách
hàng và thúc đẩy họ mua. Quảng cáo có nhiều hình thức và được thiết kế nhằm đạt
được nhứng mục tiêu rất khác nhau. Việc thông qua quyết định quảng cáo là một
quá trình 5 bước gồm xác định mục tiêu, quyết định ngân sách, quyết định phương
tiện truyền thông và đánh giá hiệu quả của quảng cáo.
Quảng cáo theo tiếng anh là advertising có nguồn gốc từ chữ “Adverto” có
nghĩa là hướng tới, hướng sự chú ý của ai đó đến một cái gì đó hoặc một vấn đề
nào đó.
Theo quan điểm quản lý, quảng cáo là phương sách có tính chất chiến lược để
đạt được hoặc duy trì một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trong nhiều trường
hợp đầu tư cho quảng cáo là đầu tư dài hạn.
Quảng cáo là công cụ truyền thông được sử dụng khá phổ biến đặc biệt là trong
thị trường hàng tiêu dùng cá nhân. Hoạt động quảng cáo rất phong phú. Các công
ty hoạt động tích cực để truyền tin của mình qua quảng cáo ra thị trường. Việc sử lý
thông tin quảng cáo tùy thuộc từng đối tượng nhận tin. Tuy nhiên, tùy theo điều
kiện cụ thể của từng công ty, từng ngành, từng vùng và từng loại sản phẩm hàng
hóa mà hoạt động quảng cáo có những nét đặc thù khác nhau.
Mục đích của quảng cáo:
- Quảng cáo thuyết phục khách hàng dùng và yêu thích nhãn hiệu.
- Quảng cáo thuyết phục nhà phân phối và người bán tin tưởng và nỗ lực bán
hàng.
Tính chất của quảng cáo:
- Một hình thức thu phí.
- Tính đại chúng.
- Tính khích lệ.
- Nhà tài trợ.
Các chủ thể quảng cáo có thể truyền tin quảng cáo cho hàng hóa, dịch vụ hay
cho chính uy tín hình ảnh của công ty thông qua các phương tiện truyền tin quảng
cáo tới đối tượng người nhận tin là các khách hàng tương lai.



Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động chiêu thị.
Quảng cáo chuyển các thông tin có sức thuyết phục đến các khách hàng mục tiêu
của công ty. Công tác quảng cáo đòi hỏi sự sáng tạo rất nhiều. Đó là một nghệ
thuật: Nghệ thuật quảng cáo.
Quảng cáo trên truyền hình là hình thức quảng cáo hiện đại nhất. Nó được thực
hiện bằng các kênh truyền hình quốc gia hoặc khu vực. Ở các nước phát triển, hình
thức quảng cáo qua truyền hình là thông dụng nhất.
Ngày nay, trong một bối cảnh ngày càng nhiều thông tin và quảng cáo tranh
dành sự chú ý rất hạn chế của mỗi người chúng ta, để xây dựng một quảng cáo hiệu
quả là không một công việc không dễ và cần phải được chuẩn bị rất kĩ lưỡng với
một sự đầu tư hợp lý về thời gian, con người và tiền bạc.
Để hoạt động quảng cáo có hiệu quả cao, cần phải nắm chắc các nội dung cơ bản
của quá trình truyền thông và ra những quyết định kịp thời bảo đảm cho các hoạt
động quảng cáo theo một quy trình thống nhất. Dưới đây là những quyết định cơ
bản trong hoạt động quảng cáo.
2, Những quyết định cơ bản trong hoạt động quảng cáo.
2.1, Xác định mục tiêu quảng cáo.
Đây là bước đầu tiên phải thực hiện , mục tiêu sẽ chi phối toàn bộ quá trình hoạt
động quảng cáo. Những mục tiêu này phải xuất phát từ những quyết định về thị
trường mục tiêu, về việc định vị sản phẩm hàng hóa của tổng công ty trên thị
trường và về marketing mix.
Lên kế hoạch cho một chiến dịch quảng cáo thành công không phải việc đơn
giản. Những nhà sản xuất không chỉ lên kế hoạch cho việc phân phối và tiếp thị sản
phẩm để đảm bảo doanh thu mà còn phải dựa vào sự hỗ trợ của những quảng cáo
được lên kế hoạch và có mục tiêu rõ ràng nó đã được xác định rõ ràng
Tùy thuộc những điều kiện cụ thể mà các công ty có mục tiêu quảng cáo khác
nhau. Mục tiêu quảng cáo còn phụ thuộc vào yêu cầu của hỗn hợp truyền thông của
công ty. Thông thường mục tiêu quảng cáo của công ty thường hướng vào những

vấn đề sau đây:
- Tăng số lượng hàng tiêu thụ trên thị trường truyền thống.
- Mở ra thị trường mới.
- Giới thiệu sản phẩm mới.
- Xây dựng và củng cố uy tín của những nhãn hiệu hàng hóa và của công ty.
Các mục tiêu quảng cáo có thể được xếp loại tùy theo ý muốn là thông tin,
thuyết phục hay nhắc nhở. Quảng cáo thông tin được dùng nhiều trong giai
đầu của chu kì sống sản phẩm với mục tiêu tạo nhu cầu ban đầu. Quảng cáo thuyết
phục trở nên quan trọng ở giai đoạn cạnh tranh khi mục tiêu của công ty là làm tăng


nhu cầu. Quảng cáo nhắc nhở rất quan trọng trong giai đoạn trưởng thành của sản
phẩm nhằm duy trì khách hàng.
2.2, Xác định ngân sách quảng cáo
Sau khi xác định các mục tiêu quảng cáo rồi, căn cứ vào mục tiêu quảng cáo của
công ty để xác định ngân sách quảng cáo cho mỗi sản phẩm nhằm hòan thành mục
tiêu bán hàng. Cần chú ý tới việc phân phối ngân sách truyền thông cho quảng cáo
và các hoạt động truyền thông khác. Phân phối ngân sách quảng cáo cho các loại
sản phẩm, các thị trường cần hoạt động quảng cáo. Có 4 phương pháp để xác định
ngân sách:
- Phương pháp tùy khả năng: Nhiều công ty xác định ngân sách quảng cáo có
tùy theo khả năng công ty có thể chi được. Phương pháp này bỏ qua ảnh hưởng của
quảng cáo đối với khối lượng tiêu thụ, nó dẫn đến ngân sách quảng cáo hàng năm
không ổn định.
- Phương pháp tính theo phần trăm của doanh số, ví dụ, 5% hay 10% của
doanh số năm tới. Ưu tiên của phương pháp này là chi phí quảng cáo gắn liền với
kết quả hoạt động kinh doanh (với doanh số, lợi nhuận…) và đảm bảo sự ổn định
cạnh tranh.
- Phương pháp cân bằng cạnh tranh. Một số công ty xác định ngân sách quảng
cáo của họ ngang bằng với mức chi của các hãng cạnh tranh cùng cỡ. Tuy nhiên, do

uy tín, tài lực, cơ may và mục tiêu của từng công ty khác nhau rất xa nên chắc chắn
kết quả chiêu thị sẽ khác nhau.
- Phương pháp mục tiêu và công việc.
Phương pháp này đòi hỏi nhà marketing lập ngân sách bằng cách:
- Xác định mục tiêu của doanh nghiệp
- Xác định những công việc, chương trình cần thực hiện để đạt mục tiêu
(quảng cáo trên truyền hình như thế nào…)
- Ước tính chi phí để hòan thành công việc tổng số chi phí này chính là ngân
sách quảng cáo đề nghị cho năm tới.


Nếu muốn quảng cáo trên truyền hình thì công ty cần phải có số vốn lớn để duy trì
quảng cáo đó một thòi gian đủ để khách hàng quan tâm đến sản phẩm.
Theo TNS Media, trong số các phương tiện truyền thông thì truyền hình vẫn dẫn
đầu, chiếm 76,9% chi phí quảng cáo, kế đến là báo in: 22,8% và phần còn lại 0,3%
thuộc về phát thanh.

2.3, Quyết định nội dung truyền đạt
Những nhà quảng cáo dùng nhiều giải pháp để hình thành những ý tưởng diễn tả
mục tiêu quảng cáo. Một số người sử dụng phương pháp quy nạp bằng cách nói
chuyện với khách hàng, với các nhà buôn, các nhà khoa học, các đối thủ cạnh tranh
để tìm ra nội dung cần truyền đạt. Một số khác sử dụng phương pháp suy diễn để
hình thành nội dung thông điệp quảng cáo.
Nhìn chung nội dung quảng cáo thường được đánh giá dựa trên tính hấp dẫn,
tính độc đáo và tính đáng tin. Thông điệp quảng cáo phải nói lên những điều đáng
mong ước hay thú vị về sản phẩm. Nó cũng cần nói lên những khía cạnh độc đáo,
khác biệt so với những sản phẩm khác. Công ty cần phân tích ba tính chất này trong
nội dung thông điệp quảng cáo của mình.
Sau đó, công ty phải thể hiện được nội dung đó trong thông điệp để bảo đảm cho
sự thành công của hoạt động quảng cáo. Phải lựa chọn ngôn ngữ, phải xác định cấu

trúc thông điệp, lựa chọn phương tiện truyền tin thích hợp, bảo đảm thỏa mãn các
yêu cầu của quảng cáo. Các thông điệp quảng cáo có thể trình bày theo nhiều
phong thái thể hiện khác nhau như một mẩu đời, một lối sống , một sự tưởng
tượng.
Việc tạo nội dung truyền đạt đòi hỏi giải quyết 3 vấn đề: Nói cái gì ( nội dung),
nói thế nào cho hợp lý (cấu trúc ) và nói thế nào cho có hiệu quả (hình thức thực
hiện).
Sau khi đã xác định được khách hàng mục tiêu của sản phẩm, công ty cần phải
thiết kế một thông điệp có hiệu quả. Cái mà doanh nghiệp cần không chỉ là một
quảng cáo hay, một quảng cáo đẹp mà là một quảng cáo hiệu quả. Đó là một quảng
cáo gây được sự chú ý, tạo được sự thích thú mua, khơi dậy được mong muốn và
đạt tới hành động mua.
2.4. Quyết định phương tiện quảng caó.
Công ty sẽ căn cứ vào mục tiêu quảng cáo, đối tượng quảng cáo và đối tượng
nhận tin, mà chọn phương tiện truyền tin cụ thể. Có thể chọn phương tiện truyền


thông đại chúng hoặc phương tiện truyền thông chuyên biệt, phương tiện quảng cáo
chính và phương tiện quảng cáo bổ sung,...
Những đặc tính quan trọng nhất của các phương tiện quảng cáo mà doanh nghiệp
lựa chọn là mức độ trung thành của khách hàng mục tiêu đối với các phương tiện
quảng cáo nhất định, sự thích hợp với hàng hóa, đặc thù của thông tin và chi phí.
Có nhiều phương tiện quảng cáo và phương tiện nào cũng có ưu và nhược điểm
nhất định, trong đề tài đang nói chúng ta sẽ phân tích kĩ về ưu và nhược điểm của
quảng caó trên truyền hình. Trước hết hãy xem xét đặc tính của các phương tiện
khác thường sử dụng.
Báo: Ưu điểm dễ sử dụng, kịp thời, phổ biến rộng tại thị trường địa phương, được
chấp nhận rộng rãi, có độ tin cậy cao. Nhược điểm là tuổi thọ ngắn, số lượng độc
giả hạn chế.
Tạp chí: Ưu điểm có độ lựa chọn theo dân số và địa lý cao, có uy tín, quan hệ với

người đọc lâu dài. Nhược điểm là thời gian chờ đợi lâu, một số lượng phát hành
lãng phí.
Radio: Ưu điểm là người nghe nhiều, chi phí thấp,linh hoạt về địa lý. Hạn chế là
chỉ giới thiệu bằng âm thanh, khả năng gây chú ý thấp,tuổi thọ ngắn.
Ngoài ra các công ty còn quảng cáo qua panô áp phích, qua catalog, qua thư, bao
bì và qua truyền miệng, ....Mỗi loại phương tiện đều có những lợi thế và tác dụng
nhất định.
Và phương tiện cuối cùng chúng ta nhắc đến là truyền hình.
Truyền hình, hay còn được gọi là báo hình, là một loại phương tiện truyền thông
đại chúng hiện đại, phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu.
Truyền hình là loại hình báo chí truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống
động và các phương tiện biểu đạt khác như lời, chữ, ảnh, âm thanh... Truyền hình
chính là ngành công nghiệp nội dung được phát triển trên cơ sở các tiến bộ về công
nghệ, thiết bị thu, phát, truyền dẫn, trường quay.
Quảng cáo qua truyền hình có rất nhiều ưu điểm như khai thác được các lợi thế
về âm thanh, ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc chứ không chỉ có âm thanh như radio, và
chỉ có hình ảnh như báo và tạp chí. Đối tượng khán giả rộng, thuộc nhiều tầng lớp
xã hội, khả năng truyền thông nhanh dễ dàng tạo nên sự chú ý,và truyền hình chính
là phương tiện đưa hình ảnh của công ty tơi nhiều người nhất với tốc độ nhanh
nhất. Nhược điểm là thời lượng có hạn, chi phí cao, khán giả ít chọn lọc, thời gian
quá ngắn.
Để lựa chọn phương tiện thích hợp người quảng cáo cần phải thông qua quyết
định về phạm vi tần xuất, cường độ tác động của quảng cáo. Phạm vi quảng cáo


chính là số khách hàng cần truyền tin, tần số là số lần xuất hiện của quảng cáo,
cường độ là mức độ gây ấn tượng của quảng cáo. Chúng ta có thể thấy quảng cáo
qua truyền hình sẽ chiếm ưu thế cao trên các phương diện này.
2.5, Đánh giá chương trình quảng cáo.
Đánh giá hiệu quả của quảng cáo là rất cần thiết nhưng cũng rất khó khăn. Trước

hết người ta dựa vào doanh số để đánh giá hiệu quả quảng cáo. Quảng cáo làm tăng
mức độ nhận biết và ưa thích hàng hóa lên bao nhiêu và cuối cùng làm tăng doanh
số lên bao nhiêu. Phương pháp đánh giá hiệu quả là so sánh khối lượng bán gia
tăng với những chi phí quảng cáo trong thời kỳ đã qua.
Hiệu quả trong doanh số thường là khó xác định bởi doanh số chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố ngoài quảng cáo. Mức độ kiểm soát các yếu tố đó càng cao thì
việc xác định hiệu quả quảng cáo tới doanh số càng thuận lợi và chính xác. Các nhà
nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích và phương pháp lịch sử để xác định
hiệu quả của quảng cáo và doanh số.
Hiệu quả quảng cáo còn được đánh giá qua hiệu quả truyền thông bằng các chỉ
tiêu như bao nhiêu người biết,bao nhiêu người nhớ, bao nhiêu người ưu thích thông
điệp quảng cáo.

Phần 2: Thực trạng về hoạt động quáng cáo của liên doanh Honda
Việt Nam.
1, Giới thiệu về liên doanh Honda Việt Nam.
Nói đến các công ty nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất ôtô và xe máy tại Việt Nam
không thể không nhắc đến công ty Honda Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực sản
xuất xe máy. Đến nay, công ty đã đi vào hoạt động được 12 năm. Giới thiệu chung
về công ty :
Tên công ty: Công ty Honda Việt Nam.
Sự thành lập: Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa Công ty Honda
Motor Nhật Bản, Công ty Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng Công ty Máy
Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam.


1.Nhà máy xe máy

2.Nhà máy ô tô


Giấy phép đầu tư: Số 1521/GP ngày 22 tháng 3 năm 1996: Sản xuất lắp ráp xe
máy. Đến ngày 15 tháng 3 năm 2005, Công ty Honda Việt Nam nhận Giấy phép
đầu tư điều chỉnh số 1521/GPĐC bổ sung chức năng sản xuất lắp ráp ô tô.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy nhãn hiệu
Honda; Sản xuất và lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ ngồi.
Vốn điều lệ: 62.900.000 USD (theo Giấy phép Đầu tư)
Vốn đầu tư: 290.427.084 USD
Lao động: 4.369 người (tính đến hết tháng 6 năm 2007)
Năm 2006, sau 10 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam ( HVN) luôn phấn
đấu vì hạnh phúc và an toàn của người dân cũng như vì sự phát triển của kinh tế đất
nước. HVN luôn nỗ lực áp dụng các công nghệ và trang thiết bị tiên tiến hiện đại
trong sản xuất, phát triển mạng lưới các nhà cung cấp phụ tùng trong nước nhằm
nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tiến hành chuyển giao công nghệ…


Với những nỗ lực vượt bậc, HVN luôn là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành công
nghiệp chế tạo xe máy. 10 năm hoạt động, Công ty đã đầu tư gần 194 triệu USD
cho sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, để đáp lại nhu cầu của khách hàng Việt Nam,
năm 2005, HVN đã đầu tư thêm khoảng 60 triệu USD cho dự án xây dựng nhà máy
sản xuất ô tô Honda tại Việt Nam.
Sản phẩm xe máy được khách hàng yêu mến nhất.
Luôn theo đuổi mục tiêu “cung cấp các sản phẩm và dịch vụ vượt trên cả sự mong
đợi của khách hàng”, HVN luôn nỗ lực nghiên cứu, phát triển và cho ra đời hàng
loạt các sản phẩm mang lại những giá trị mới như Super Dream (1998), Future
(1999), Wave Alpha (2002), Future II & Wave ZX (2004), Wave RS, Future Neo
và Wave Alpha mới (2005), Wave S (2007).
Với chất lượng Honda toàn cầu, tính an toàn cao, đặc biệt thích hợp với các điều
kiện giao thông ở Việt Nam cùng với các dịch vụ sau bán hàng chu đáo, các sản
phẩm của HVN đã chiếm trọn cảm tình của khách hàng Việt Nam. Đến nay, đã có
hơn 2,5 triệu sản phẩm của HVN được khách hàng trên cả nước yêu chuộng sử

dụng.
Không chỉ được khách hàng Việt Nam tin dùng, sản phẩm xe máy và phụ tùng xe
máy của HVN cũng rất được yêu mến ở các nước trong khu vực, như Malaysia,
Indonesia, Philippines, Lào, Cambodia... Tính đến 2006, HVN đã xuất khẩu được
hơn 163.000 xe máy cùng với động cơ và phụ tùng xe máy, đạt kim ngạch xuất
khẩu hơn 96 triệu USD.
Con số này đã đưa HVN trở thành doanh nghiệp tiên phong trong việc xuất khẩu xe
máy và phụ tùng xe máy Việt Nam (bắt đầu xuất khẩu từ tháng 5/2002) và luôn dẫn
đầu về cả số lượng và kim ngạch.
Đi đầu trong các hoạt động ATGT, đóng góp xã hội
Với HVN phương châm kinh doanh luôn gắn với an toàn xã hội vì thế ngay từ khi
mới thành lập HVN đã nỗ lực hết mình vì sự an toàn của người đi xe nói riêng và
của cộng đồng nói chung. Suốt 10 năm qua, HVN đã dành sự quan tâm đặc biệt cho
các hoạt động tuyên truyền An toàn giao thông (ATGT) và hướng dẫn lái xe an
toàn.
Những nỗ lực của HVN trong các hoạt động ATGT đã nhận được sự ủng hộ to lớn
cũng như đánh giá cao từ các cơ quan chức năng, các phương tiện thông tin đại
chúng, cũng như công chúng trong cả nước. HVN đã 2 lần vinh dự được UBAn


toàn giao thông quốc gia trao tặng bằng khen “có thành tích to lớn trong công tác
ATGT” (2004 - 2005).
Bên cạnh đó, trong 10 năm qua, HVN cũng đặc biệt chú trọng tới các hoạt động xã
hội trong nhiều lĩnh vực, như hỗ trợ phát triển giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, thể
thao và từ thiện với tổng ngân sách lên tới gần 6 triệu USD.
Với những đóng góp tích cực trong sản xuất kinh doanh và vì cộng đồng, trong
năm 2005, HVN đã vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng
Huân chương lao động hạng Ba và Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập cũng là cột mốc
quan trọng ghi dấu HVN vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
2, Thực trạng về hoạt động quảng cáo qua truyền hình của liên doanh Honda

Việt Nam.
Trước đây với lợi thế là người tiên phong, HVN đã khắc sâu thương hiệu của mình
vào tâm trí người dân Việt Nam. HVN trở thành thương hiệu mạnh đến nỗi người
dân khi nói đến xe gắn máy là nói đến Honda, và gần như từ Honda được dùng thay
cho từ xe gắn máy. Để có được sự thành công đó không thể không nhắc đến những
tác động của quảng cáo trên truyền hình của công ty.
Thế nhưng trong những năm gần đây, đi cùng với sự mở cửa của nền kinh tế thì
các tên tuổi trong làng xe gắn máy cũng lần lượt tiếp bước tiến vào thị trường Việt
Nam như Yamaha, Suzuki, SYM, KTM… tạo nên một cuộc đua hết sức quyết liệt,
giành giật từng phân khúc thị trường. Đến lúc này HVN không thể ngồi im, họ bắt
đầu thay đổi chiến lược trong kinh doanh. Nếu như trước đây mỗi năm họ mới cho
ra đời một mẫu xe mới thì hiện nay mỗi năm họ cho ra đời từ 4 đến 5 mẫu xe mới ở
tất cả các loại và kéo theo đó thì số lượng các quảng cáo của công ty cũng tăng lên.
2,1, Xác định mục tiêu quảng cáo
Trên truyền hình khán giả đã được xem rất nhiều quảng cáo của công ty
HVN.Có nhiều quảng cáo khác nhau của công ty được phát sóng cùng khoảng thời
gian. Mỗi quảng cáo của công ty đều hướng tới những mục tiêu rõ ràng do công ty
đã xác định được khách hàng mục tiêu của mình và đặc điểm của họ.Các quảng cáo
trên truyền hình của công ty HVN nhằm đến tất cả các mục tiêu: Tăng số lượng
hàng tiêu thụ trên thị trường truyền thống ; Mở ra thị trường mới ; Giới thiệu sản
phẩm mới ; Xây dựng và củng cố uy tín của những nhãn hiệu hàng hóa và của công
ty,tạo nên uy tín lâu dài cho sản phẩm vì đây là sản phẩm có thể chỉ mua không
nhiều lần trong đời; Tác động mạnh đến ý thức người tiêu dùng, từ đó tạo một chỗ
đứng vững vàng trong lòng khách hàng .


Thường mỗi khi cho ra đời một sản phẩm mới , công ty HVN sẽ cho ra đời
quảng cáo mới trên truyền hình nhằm giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và
thúc đẩy sản phẩm phát triển.
Khi công ty HVN vừa chính thức công bố chiến dịch quảng bá thương hiệu độc

đáo với tên gọi “Be U with Honda” (Hãy là chính bạn cùng với Honda) thì quảng
cáo “Be U with Honda” cũng đã ngay lập tức xuất hiện trên truyền hình, mục tiêu
của quảng cáo rất rõ ràng là nhằm giới thiệu sản phẩm mới hướng đến giới trẻ Việt
Nam.
Hay như quảng cáo xe Click Play của công ty cũng có mục tiêu là giới thiệu sản
phẩm mới tới người tiêu dùng đặc biệt là các bạn nữ tuổi teen.
Trước đây cũng vậy mỗi khi có sản phẩm mới công ty cũng đều có quảng cáo
giới thiệu trên truyền hình, ví dụ như quảng cáo Wave Alpha (2002), Future II &
Wave ZX (2004), Wave RS, Future Neo và Wave Alpha mới (2005), quảng cáo xe
ô tô Civic.
Ngoài ra công ty cũng có những quảng cáo nhằm tạo uy tín vững vàng trong lòng
khách hàng, ví dụ như quảng cáo Honda Tôi yêu Việt Nam với bài hát tôi yêu Việt
Nam đã rất nổi tiếng. Những quảng cáo này thường ít thay đổi và được phát sóng
trong thời gian dài hơn những quảng cáo giới thiệu sản phẩm để khán giả có thể dễ
dàng ghi nhớ và khó quên thương hiệu Honda Việt Nam.
2.2, Xác định ngân sách quảng cáo:
Muốn quảng cáo được thực hiện thì cần phải có ngân sách quảng cáo. Trước tiêm
phải nhắc tới là chi phí làm quảng cáo khá lớn, sau đó là chi phí phát sóng.Với mức
giá 15- 30 triệu đồng cho 30s quảng cáo trên truyền hình hiện nay, chúng ta có thể
thấy chi phí HVN đã dùng cho quảng cáo là rất lớn vì những quảng cáo của công ty
thường được phát sóng với tần suất cao, trên nhiều kênh và vào những thời gian
thuận lợi. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ được phép chi cho quảng cáo
tối đa là 10% doanh thu.Chi phí thực hiện một chương trình quảng cáo và chi phí
để đưa nó đến với người xem thật sự là một bài toán khó cho doanh nghiệp Việt
Nam. Nhưng là một công ty liên doanh lớn nên HVN có đủ khả năng về tài chính
để hoàn thiện quảng cáo của mình sao cho xứng tầm với vị thế của công ty và làm
cho nó được xuất hiện nhiều trên truyền hình. Những quảng cáo của công ty có thể
nói là được phát sóng nhiều hơn trên truyền hình so với các đối thủ. Ngân sách
quảng cáo của HVN xác định theo phương pháp mục tiêu và công việc.Phương
pháp này đòi hỏi nhà marketing lập ngân sách bằng cách:



- Xác định mục tiêu của doanh nghiệp
- Xác định những công việc, chương trình cần thực hiện để đạt mục tiêu
(quảng cáo trên truyền hình như thế nào…)
- Ước tính chi phí để hòan thành công việc tổng số chi phí này chính là ngân
sách quảng cáo đề nghị cho năm tới.
Khi một sản phẩm hay một chiến dịch mới ra đời số tiền quảng cáo sẽ được
dành phần lớn cho quảng cáo trên truyền hình. Thông thường, trong một chiến dịch
quảng cáo thì 60% đến 80% ngân sách được sử dụng cho quảng cáo trên truyền
hình bởi đây là loại hình quảng cáo vẫn được ưa dùng nhất tại Việt Nam do tính
phổ thông và linh hoạt.
Số tiền dành cho quảng cáo các sản phẩm mới trên truyền hình của HVN sẽ
được phân bổ tùy theo phạm vi khách hàng hướng tới. Như chúng ta đã biết, chi phí
cho việc tìm kiếm một khách hàng mới tốn gấp 4 lần sao với chi phí duy trì lòng
trung thành của khách hàng cũ vì thế ngân sách quảng cáo cho sản phẩm mới sẽ lớn
hơn nhiều so với sản phẩm cũ.
Ngân sách dành cho quảng cáo hiện nay của công ty càng ngày sẽ càng tăng
lên do sự cạnh tranh của các hãng khác.
2.3, Quyết định nội dung truyền đạt
Điều đáng nói nhất chính là nội dung những quảng cáo trên truyền hình được công
ty HVN truyền đạt tới khách hàng. Những quảng cáo của công ty đã thu hút được
sự chú ý theo dõi của người xem. Để có được những quảng cáo như vậy HVN đã
rất chịu khó đầu tư. Họ đã xác định được mục tiêu quảng cáo, phác họa ra trước sự
gợi dẫn đáp ứng mong muốn của khách hàng mục tiêu, việc sản xuất ra một quảng
cáo của họ còn cần đến các chuyên gia làm quảng cáo chuyên nghiệp và vì là công
ty liên doanh cho nên HVN đương nhiên sẽ có sự tham gia của các chuyên gia
nước ngoài những người có rất nhiều kinh nghiệm tham gia vào việc làm quảng
cáo. Những nhà quảng cáo đã dùng nhiều giải pháp để hình thành nội dung quảng
cáo, tìm hiểu rất kỹ về nhu cầu, đặc điểm của khách hàng mục tiêu. Những quảng

cáo của HVN đã nói lên được những điều mà sản phẩm của họ sẽ mang tới cho
khác hàng trong nội dung quảng cáo và thông điệp quảng cáo của mình. Nội dung
quảng cáo của HVN gắn liên với thông điệp họ muốn gửi tới khách hàng. Những
quảng cáo trên truyền hình của HVN thường không sử dụng nhiều đến ngôn ngữ


mà thay vào đó là âm nhạc và những thông điệp ngắn gọn và xúc tích. Chúng ta có
thể thấy điều này khi xem những quảng cáo.
Đầu tiên là quảng cáo xe HVN giới thiệu phiên bản mới Super Dream & Super
Dream Plus, họ đã đưa hình ảnh sản phẩm gắn bó với người tiêu dùng trên mỗi
chặng đường với thông điệp “Super Dream & Super Dream Plus- người bạn đường
tin cậy của người dân Việt Nam”.
Khi cho ra mắt công chúng loại xe mới Wave α, hình ảnh xuyên suốt trong quảng
cáo là hình ảnh của sản phẩm ở nhiều góc độ khác nhau và thông điệp họ muốn
gửi tới là “ Wave α – mẫu xe ưa chuộng của mọi người dân Việt Nam”.
Một điều đáng chú ý nữa trong quảng cáo của HVN là có sự tham gia của những
người nổi tiếng, đây là một chiêu thức thu hút khán giả của các công ty lớn. Ví dụ
như sư tham gia của ca sĩ Mỹ Tâm trong quảng cáo với bài hát “ Tôi yêu Việt
Nam”do chính cô thể hiện, và trong quảng cáo Mỹ Tâm xuất hiện cùng với hình
ảnh của sản phẩm.
Quảng cáo với tên gọi "Be U with Honda" chúng ta có thể thấy thông điệp công
ty muốn gủi tới là “Hãy là chính bạn cùng với Honda”, nhằm hướng đến giới trẻ
Việt Nam.
Với mục tiêu đó quảng cáo Be U trên truyền hình là những hình ảnh về lối sống của
giới trẻ hiện đại rất năng động và sáng tạo, đầy màu sắc. Khi xem quảng cáo chúng
ta thấy Be U gắn bó với giới trẻ trong những hoạt động, trong tình bạn, trong tình
yêu. Các nhà quảng cáo đã không dùng lời nói để nói lên nội dung muốn truyền đạt
mà thông qua bài hát cùng tên "Be U with Honda" với giai điệu rất trẻ trung và sôi
động, thu hút được sự chú ý của người xem. Tận dụng lợi thế quảng cáo trên truyền
hình mà quảng cáo "Be U with Honda" đã đưa vào trong đó rất nhiều màu sắc rực

rỡ trong cuộc sống thể hiện sự tương đồng với màu sắc nổi bật của sản phẩm.
Thông điệp được nói đến ở đoạn cuối quảng cáo cùng với hình ảnh đại diện.


Logo của chiến dịch "Be U with Honda".
Hình ảnh đại diện chính của quảng cáo này gồm logo với 5 phiên bản màu sắc
khác nhau. Logo chính màu đỏ tượng trưng cho sự năng động, tinh thần nhiệt huyết
và sự sôi nổi của tuổi trẻ - đó cũng chính là tinh thần của chiến dịch “Be U with
Honda”. Các màu sắc còn lại đại diện cho tính cách của giới trẻ Việt Nam ngày
nay: "Trẻ trung sành điệu" (Looking cool), "Hài hước, vui nhộn" (Acting Fun)
"Thông minh, nhanh nhẹn" (Thinking smart), và "Tự tin thể hiện cá tính" (Feeling
free) cùng Honda.
Những gợi dẫn tạo xúc cảm đã được các chuyên gia sử dụng nhiều trong
quảng cáo này. Những gợi dẫn tạo xúc cảm kích thích những tình cảm tích cực để
đưa đến việc mua.
Cũng tương tự như Be U, lấy cảm hứng từ lòng nhiệt huyết và tính sáng tạo của
giới trẻ, đặc biệt là các bạn gái tuổi teen, từ ngày 15/09/2008, Honda cho ra mắt
phiên bản Click Play mang phong cách thời trang đa sắc cùng 3 màu mới Hồng,
Xanh và Vàng và quảng cáo xe Click Play cũng đã xuất hiện trên truyền hình rất
ấn tượng. Khi xem quảng cáo chúng ta có thể thấy được thiết kế của Click Play là
sự phối kết ngẫu hứng giữa màu sắc và tem xe sọc ngang đầy ấn tượng, cho phần
thân xe thêm nét mới lạ và độc đáo. Trong quảng cáo sản phẩm đã được xuất hiện
cùng với những bạn gái trẻ trung, năng động, rất thời trang và thấy được sự phù
hợp của sản phẩm với những khách hàng như vậy.


Ngoài quảng cáo về xe máy, HVN cũng đã có quảng cáo về xe ô tô, ví dụ như
quảng cáo xe Civic. Những đường nét tinh tế của sản phẩm đã được thể hiện trong
quảng cáo này
2.4, Đánh giá chương trình quảng cáo

Việc đánh giá này thực sự là rất khó khăn, các công ty trong đó có HVN khó có
thể đánh giá rõ hiệu quả do quảng cáo đem lại một cách chi tiết. Chỉ có thể thấy
được quảng cáo có hiệu quả nhiều hay ít. Doanh thu mà công ty đạt được tăng lên
sẽ có phần đóng góp không chỉ của quảng cáo trên truyền hình mà còn nhiều hoạt
động quảng cáo và PR khác, và cả những hoạt động phát triển sản phẩm nữa.
Nhưng có thể thấy những quảng cáo trên truyền hình của HVN đã đem lại hiệu quả
cao cho họ. Thương hiệu HVN đã được hầu như tất cả người xem truyền hình biết
tới, ghi sâu trong tâm trí của nhiều người. Mỗi khi có nhu cầu mua xe máy người ta
sẽ nghĩ đến những sản phẩm của HVN. Mức đọ ưa thích sản phẩm qua quảng cáo
thì phải dựa vào điều tra thị trường, còn số lượng sản phẩm bán tăng lên chưa nói
rõ hiệu quả của quảng cáo tới mức nào.
3, Đánh giá thực trạng quảng cáo của công ty Honda Việt Nam.
3.1,Ưu điểm:
- Đã có nhiều quảng cáo gây ấn tượng tốt, khắc sâu trong tâm trí khán giả về
thương hiệu HVN.
- Nắm bắt được thị hiều người tiêu dùng đưa ra chiến lược sáng tạo, những quảng
cáo của HVN có tính phá cách, luôn độc đáo, mới lạ nên vẫn có được sự quan tâm
theo dõi của người xem.
- Chịu khó đầu tư về nội dung quảng cáo,có nhiều quảng cáo đa dạng về nội dung
và hình thức, mỗi sản phẩm mới đều có quảng cáo riêng. Những thông điệp quqngr
cáo ngắn gọn, được khán giả yêu thích và ghi nhớ.
- Những bài hát trong quảng cáo được nhiều người yêu thích nên thu hút được sự
quan tâm theo dõi quảng cáo.
-Quảng cáo xe dành cho giới trẻ tạo được dấu ấn do đã đánh trúng phong cách sống
năng động được đề cao của 8X, 9X. Với một khát vọng được làm nhiều hơn, thành
công nhiều hơn, thế hệ tuổi teen muốn nhanh chóng khẳng định mình trong một thế
giới mà từng giây từng phút cũng trở nên quý giá.


3.2, Nhược điểm:

-Thời gian quảng cáo ngắn mà chi phí dành cho quảng cáo trên truyền hình rất
lớn. Quảng cáo ngày càng kém thu hút với người xem.Theo nghiên cứu của
Cimigo-là một trong những công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu tại Việt Nam
trong năm 2007 về thói quen xem quảng cáo tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội thì tỉ lệ
người không xem chương trình quảng cáo chiếm khoảng 45% số lượng người xem
truyền hình do những quảng cáo thường phát xen vào khi phi các chương trình giải
trí hay phim đang chiếu gây thiện cảm không tốt cho người xem.

Bảng số liệu nghiên cứu

Bên cạnh đó, phương pháp đo lường tỉ lệ người xem truyền hình mới nhất là
People meter sẽ được triển khai tại Tp HCM trong thời gian sắp tới và theo kinh
nghiệm của các nước trên thế giới đã chứng minh rằng tỉ lệ người xem (rating)
chương trình quảng cáo sẽ giảm dần theo vị trí từ đầu tiên đến các vị trí tiếp theo
trong mỗi chương trình quảng cáo. Đây là điều mà những nhà làm kế hoạch quảng
cáo luôn phải quan tâm và theo dõi.
-Có những quảng cáo chưa thực sự phù hợp với tâm lý của đa số người tiêu dùng,
như quáng cáo xe Click Play có lẽ là các bạn gái trong quảng cáo quá màu mè và
kiểu cách dẫn đến thiện cảm không tốt của một số người.
-Những quảng cáo mới đây thì chỉ thấy những hoạt động vui chơi , giải trí chứ
không nói đến việc làm và học tập.


-Không công bố giá bán của xe trên truyền hình làm trên thị trường xuất hiện
nhiếu loại giá khác nhau của cùng một sản phẩm.
-Khó có thể xác định được kết quả do quảng cáo trên truyền hình mang lại.

Phần 3: Những định hướng, giải pháp, kiến nghị trong xây dựng và thực hiện
hoạt động quảng cáo qua truyền hình ở liên doanh Honda Việt Nam.
1,Định hướng chung của liên doanh Honda Việt Nam.

Hiện nay, 57% dân số Việt Nam có tuổi đời dưới 26, điều đó đủ để chứng tỏ
giới trẻ là phân khúc thị trường vô cùng tiềm năm của các doanh nghiệp. Chẳng thế
mà các nhãn hàng gần đây không ngừng tung ra những thông điệp quảng cáo mới
nhằm chinh phục nhóm khách hàng này. Và HVN cũng không muốn bỏ lỡ cuộc
đua đến trái tim của người tiêu dùng trẻ ngày nay. Chiến dịch “Be U with Honda”
(Hãy là chính bạn cùng với Honda) được đánh giá là mang đến sức sống mới cho
thương hiệu đã quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Cam kết của Honda
“ủng hộ giới trẻ phát triển những giá trị nội tại, đề cao cách sống, lối suy nghĩ của
giới trẻ, những người luôn mưu cầu sự phát triển không ngừng, nhằm hướng đến
những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống” thực sự làm giới trẻ có cái nhìn khác về
thương hiệu vốn đã quá chuẩn mực ở Việt Nam.
Với "Be U with Honda", Honda sẽ vun đắp mối quan hệ ngày càng thân thiết và
gần gũi hơn với người tiêu dùng trẻ tại Việt Nam .Ông Koji Onishi - đại diện công
ty Honda Việt Nam chia sẻ: "Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước và chúng tôi tin
rằng giới trẻ Việt Nam ngày nay đang chứng tỏ sự đóng góp đầy thông tuệ và tự tin
của mình vào sự phát triển của một Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Họ năng động,
luôn chào đón những điều mới mẻ, ham học hỏi và luôn tìm tòi khám phá. Chúng
tôi hy vọng "Be U with Honda" sẽ là kênh giao tiếp hiệu quả để chúng tôi thể hiện
cam kết hết lòng ủng hộ cho thế hệ trẻ Việt Nam".
-Tiếp tục sản xuất và cải tiến những mẫu xe vẫn được ưu chuộng của công ty
như Future, Wave,... để phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
-Giữ vững vị trí nhà sản xuất xe máy hàng đầu Việt Nam và phát triển xuất khẩu
hơn nữa, phát triển sản xuất ô tô vì nhu cầu thị trường về mặt hàng này đang tăng.
1.2, Định hướng cho hoạt động quảng cáo của liên doanh Honda Việt Nam.


- Nghiên cứu, tìm tòi những hình thức quảng cáo mới, hiệu quả hơn, giữ được
người xem truyền hình, tiếp cận họ ở nhiều khoảng thời gian khác nhau trong một
ngày mà không tăng chi phí quá cao là ưu tiên hàng đầu của công ty.
- Bên cạnh rất nhiều quảng cáo về xe gắn máy, sẽ cho xuất hiện nhiều hơn những

quảng cáo xe ô tô.

2, Giải pháp cho hoạt động quảng cáo của liên doanh Honda Việt Nam.
-Giới trẻ hiện nay có khả năng lĩnh hội được các ý tưởng hình ảnh trong một vài
giây vì thế quảng cáo có thể thể hiện được nhiều nội dung hơn nữa trong thời gian
ngắn.
- Nên có những quảng cáo nói rõ hơn về những tiện ích sản phẩm mang lại cho
người tiêu dùng, chứ không chỉ đưa mỗi hình ảnh sản phẩm vào trong quảng cáo.
- Nâng cao tính giải trí trong quảng cáo để thu hút sự chú ý của người xem hơn
nữa, không gây cảm giác khó chịu mà còn tạo cho người xem sự quan tâm,thích
thú, thậm chí họ còn có thể chờ đợi để xem quảng cáo đó
-Quảng cáo qua phim ảnh : Có thế đưa hình ảnh sản phẩm của mình vào trong
phim sao cho không gây ảnh hưởng đến nội dung phim mà còn có thể quảng bá
hình ảnh sản phẩm của mình, gây sự chú ý quan tâm và dẫn đến sự tìm hiểu sâu
hơn về sản phẩm.
- Đưa ra giá bán của sản phẩm lên quảng cáo tránh hiện tượng có những giá bán
khác nhau gây hiểu lầm.


3,Kiến nghị.
-Không nên xen quá nhiều quảng cáo vào các chương trình giải trí và phim truyện
gây sự khó chịu cho người xem truyền hình, bắt buộc họ phải xem, không gây được
phản ứng tốt mà có khi tác động xấu tới hình ảnh sản phẩm.
- Nên có một kênh truyền hình riêng về quảng cáo như một số nước phát triển đã
có, không bỏ hẳn quảng cáo trên các kênh truyền hình mà kênh quảng cáo này sẽ
hỗ trợ thêm giúp những người có nhu cầu mua được tìm hiểu kĩ hơn về sản phẩm
và nếu kênh này thực sự hấp dẫn và đáng tin cậy thì sẽ thu hút được sự chú ý của
không những người này mà còn đông đảo khán giả, khơi dậy sự mong muốn mua
hàng của họ. Đương nhiên những quảng cáo trên kênh này sẽ có thể dài hơn và
miêu tả rõ hơn, chi tiết hơn về sản phẩm.



Kết luận

Dù vẫn còn những nhược điểm nhưng quảng cáo qua truyền hình thực sự vẫn là
một hình thức quảng cáo được ưa chuộng bởi những ưu điểm chỉ riêng nó mới có:
số lượng người xem lớn, tốc độ truyền tinh nhanh, có cả lợi thế về âm thanh và
hình ảnh, ... Một doanh nghiệp để có được những quảng cáo trên truyền hình hiệu
quả phải đầu tư công sức và tiền bạc rất nhiều, phải có những chuyên gia giỏi và
những chính sách đúng đắn phù hợp. Để hoàn thành một quảng cáo cần phải tuân
dựa vào những quyết định trong quảng cáo theo trình tự : xác định mục tiêu quảng
cáo, xác định ngân sách quảng cáo, xác định nội dung truyền đạt, xác định phương
tiện quảng cáo ( ở đây đã xác định là truyền hình), đánh giá chương trình quảng
cáo. Thường thì những doanh nghiệp lớn mới như Honda Việt Nam mới có thể có
nhiều quảng cáo phát sóng trên truyền hình và gây được nhiều sự chú ý của khán
giả do quảng cáo có mức độ hấp dẫn nhất định. Tuy vẫn có những nhược điểm cả
do chủ quan và do khách quan nhưng quảng cáo qua truyền hình của Honda Việt
Nam đã thực sự có hiệu quả. Xã hội không ngừng phát triến và thị hiếu của người
tiêu dùng vẫn luôn thay đổi, do đó nhà kinh doanh trong đó bao gồm cả Honda Việt
Nam cần nhận biết nhanh chóng và tận dụng các cơ hội kinh doanh, phân bổ có
hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích tư duy đổi mới và phát huy tính năng động,
sáng tạo trong kinh doanh nói chung và trong quảng cáo nói riêng. Quảng cáo qua
truyền hình cần phải thay đổi để phù hợp hơn nữa với vai trò cầu nối giữa doanh
nghiệp và người tiêu dùng.


Mục lục
Trang
Lời mở đầu.................................................................................................... 1
Phần 1: Cơ sở lý luận..................................................................................... 2

1. Khái niệm về quảng cáo............................................................................. 2
2. Những quyết định cơ bản trong quảng cáo................................................. 3
Phần 2: Thực trạng về hoạt động quáng cáo của liên doanh Honda
Việt Nam........................................................................................................ 7
1. Giới thiệu về liên doanh Honda Việt Nam.................................................7
2. Thực trạng về hoạt động quáng cáo của liên doanh Honda
Việt Nam........................................................................................................10
3. Đánh giá thực trạng quảng cáo của công ty Honda Việt Nam....................15
Phần 3: Những định hướng, giải pháp, kiến nghị trong xây dựng và thực hiện
hoạt động quảng cáo qua truyền hình ở liên doanh Honda Việt Nam............17
1,Định hướng chung của liên doanh Honda Việt Nam.................................. 17
2,Giải pháp cho hoạt động quảng cáo của liên doanh Honda Việt Nam....... 18
3, Kiến nghị....................................................................................................19
Kết luận.........................................................................................................20


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
BỘ MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC MARKETING CĂN BẢN
Tên đề tài: Thực trạng hoạt động quảng cáo qua truyền hình
ở liên doanh Honda Việt Nam.

Sinh viên thực hiện : Ngọc Lan Hương
Lớp
: Đ3KT7
Giáo viên hướng dẫn : Lê Thùy Hương.

Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 2009



TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Trang web:
công ty Honda : .
http://www vietnamnet.vn
http://www vietbao.com
http://www vnexpress.net.
Và một số tài liệu khác.


Lời mở đầu
Nói đến Marketing chúng ta không thể bỏ qua một công cụ quan trọng là quảng
cáo. Đây là một trong những chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh với mục đích
là giao tiếp với khách hàng để thông báo, thuyết phục và nhắc nhở về sản phẩm bá
hình ảnh của doanh nghiệp. Nhiều người cho rằng quảng cáo là một nghệ thuật
trong kinh doanh. Vậy quảng cáo là gì mà có tầm quan trọng như vậy. Làm thế nào
để có được một quảng cáo hiệu quả.
Quảng cáo qua truyền hình là một bộ phận của quảng cáo . Ngay từ khi xuất hiện
quảng cáo qua truyền hình đã cho thấy những ưu điểm rất phù hợp với mục đích
quảng cáo như có thể đưa ra các thông điệp quảng cáo kết hợp hài hòa được cả hình
ảnh, âm thanh và máu sắc; tốc độ truyền tin nhanh; tuy chi phì quảng cáo chung lớn
nhưng chi phí tính trên đầy người thì rẻ hơn các phương tiện khác. Độ dài quảng
cáo trên truyền hình ngắn từ giao động từ 10s đến vài chục phút, thường chỉ là 10s,
15s, 20s hoặc 30s. Quảng cáo trên truyền hình có thể được phát sóng nhiều lần
trong ngày và phạm vi tác động của phương tiện này rất rộng, có thể đến được với
mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Nhưng hiện nay, do nền kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh càng trở nên gay

gắt, nhu cầu quảng cáo của các doanh nghiệp ngày càng tăng thì quảng cáo trên
truyền hình ngày càng xuất hiện thêm nhiều nhược điểm do hạn chế về thời gian
phát sóng, đơn giá cho các chương trình quảng cáo trên truyền hình ngày càng cao,
lượng tăng quảng cáo dẫn đến tăng thời gian phát sóng quảng cáo, phát quảng cáo
xem vào ác chương trình khác quá nhiều dẫn đến thái độ tiêu cực của người xem
như chuyển sang xem kênh khác hoặc tắt máy thu hình đi.
Trong bài tiểu luận này chúng ta sẽ nghiên cứu thực trạng quảng cáo qua truyền
hình hiện nay của liên doanh Honda Việt Nam , từ đó có được cái nhìn tổng quát về
thực trạng quảng cáo qua truyền hình hiện nay và đưa ra những giải pháp để cải
thiện thực trạng này.



×