Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Trình bày hiểu biết của mình về sự liên kết mô hình nhóm công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.35 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...........................................................................................3
PHỤ LỤC……………………………..……………………………….……………14

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, việc hội nhập vào kinh tế toàn
cầu đòi hỏi nước ta không chỉ đạt tốc độ tăng trưởng cao, phát triển mạnh kinh tế đối
ngoại, mà còn phải phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của các ngành kinh tế mũi
nhọn. Muốn vậy, từng bước hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế có tầm vóc
quốc tế, tạo thế và lực để cạnh tranh trên toàn cầu. Việt Nam hiện nay cũng đang
thực hiện và đẩy mạnh phát triển các mô hình nhómcôngty mà thực chất đó là mô
hình tổ hợp công ty mẹ - công ty con hay những tập đoàn kinh tế.
1


Khái niệm “nhóm công ty” được nói đến trong Điều 146 Luật này. Mô hình
nhóm công ty hiện nay rất phổ biến trên thế giới. Sự hợp tác giữa các công ty theo
“nhóm” như vậy mang đến những lợi ích vượt trội cho các doanh nghiệp nói riêng và
nền kinh tế nói chung.
Vậy các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình “nhóm công ty” liên kết với
nhau ra sao? Trong phạm vi bài luận này, em xin được trình bày những hiểu biết của
mình về sự liên kết trong mô hình nhóm công ty thông qua đề“ Trình bày hiểu biết
của mình về sự liên kết mô hình nhóm công ty”

2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TheoĐiều 146 Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 :
"Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về


lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Thành phần của
nhóm công ty gồm có:


Công ty mẹ, công ty con.



Tập đoàn kinh tê



Các hình thức khác."

Theo khái niệm trên, ta có thể nhận thấy: Hiện nay, mới chỉ xuất hiện hai thành
phần phổ biến của nhóm công ty, đó là “công ty mẹ, công ty con” và “tập đoàn kinh tế”.
Dù tồn tại ở loại hình nào thì nhóm công ty cũng không phải là pháp nhân độc lập, mà các
công ty trong đó mới có tư cách pháp nhân. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc rằng mọi
hoạt động trong nhóm công ty không vì lợi ích của “nhóm” mà hướng đến lợi ích của các
công ty trong nhóm công ty.Để có thể đạt được lợi ích chung cho tất cả các công ty thành
viên thì đòi hỏi trong nhóm công ty phải có sự liên kết bền chặt. Trên thực tế, sự liên kết
trong nhóm công ty khá đa dạng. Nó thể hiện ở đặc điểm của từng loại hình nhóm công ty
và từng quan hệ giữa các công ty trong nhóm công ty.
I. Hai thành phần chính của “nhóm công ty”
1. Công ty mẹ – công ty con
a. Thế nào là côngty mẹ – côngty con?
Nhắc đến quan hệ mẹ – con, người ta dễ liên tưởng đến sự chi phối, dựa dẫm,
phụ thuộc vào mẹ của người con, sự bảo vệ, chăm bẵm, nâng niu con của người mẹ.
Tuy nhiên, quan hệ mẹ – con được đề cập đến trong nhóm công ty lại mang một y
nghĩa khác.

Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 205 quy định:
“Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây:

3


a. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát
hành của công ty đó;
b. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bố nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên
Hội đồng quản trị. Giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty đó;
c. Có quyền quyết định việc sửa dổi, bổ sung Điều lệ của ty đó.”
Qua đó, có thể thấy tuy là mẹ - con nhưng về bản chất pháp ly của công ty mẹ
con thì chúng chỉ là các pháp nhân riêng rẽ, dính dấp với nhau về việc quản trị do việc
pháp nhân này bỏ vốn vào pháp nhân kia (“mẹ con” là từ ngữ xuất phát từ cụm từ
“affiliated companies” của nước ngoài). Một công ty là “mẹ” của công ty khác khi
thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 15 Điều 4 như trên và ngược lại,
một công ty là “con” của một công ty mẹ khi có “mẹ” thuộc một trong các trường hợp
đó.
b. Đặc điểm nhóm “công ty mẹ – công ty con”
Sự liên kết giữa công ty mẹ và công ty con chỉ bắt đầu hình thành khi hội tụ đủ
hai điều kiện:
+ Công ty mẹ bỏ vốn vào công ty con (mô hình công ty mẹ – công ty con hình thành
khi một công ty thực hiện đầu tư, góp vốn (trên 50% vốn điều lệ) vào một công ty
khác. Thông thường, nếu số vốn đầu tư vào công ty khác không đạt mức quá bán, công
ty nhận vốn sẽ không ở vào vị trí “công ty con”, mà chỉ là công ty liên kết.
+ Công ty mẹ đã phải được quản trị theo khoa học; nghĩa là nó đã có một nền nếp được
ghi vào một hệ thống văn bản; việc quản trị dựa trên sự kiểm soát cách thực hiện các
quy trình chứ không phải dựa trên niềm tin vào những người nhất định.
Khi đã ở trong quan hệ mẹ – con, công ty mẹ chi phối đối với các quyết định

liên quan đến hoạt động của công ty con thông qua một số hình thức như quyền bỏ
phiếu chi phối đối với các quyết định của công ty con, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm
HĐQT, ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản ly, điều hành. Tuy nhiên, cần lưu y
rằng vị trí công ty mẹ và công ty con chỉ trong mối quan hệ giữa hai công ty với nhau
và mang tính tương đối, tức công ty con này có thể là công ty mẹ của một công ty khác
(tính tương đối này càng nổi bật hơn trong trường hợp các công ty trong một nhóm có
4


nắm giữ vốn cổ phần qua lại của nhau, thí dụ như theo mô hình của các tập đoàn của
Nhật);
Mặc dù công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp ly độc lập, và nếu công
ty con là công ty có trách nhiệm hữu hạn thì công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm đối với
phần vốn góp hay cổ phần của mình mà thôi, nhưng do mối quan hệ có tính chất chi
phối các quyết định của công ty con, nên luật pháp nhiều nước bắt buộc công ty mẹ
phải chịu trách nhiệm liên đới về những ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty
con. Thí dụ, Luật công ty của Cộng hoà Liên bang Nga qui định nếu công ty mẹ đưa ra
chỉ thị buộc công ty con phải thực hiện theo một cam kết nào đó giữa công ty mẹ và
công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới. Đối với Việt Nam, quyền và
trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con được quy định tại Điều 147 Luật
Doanh nghiệp
“1. Tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông
trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và pháp luật
có liên quan.”
Quy định này có thể được hiểu rằng: nếu công ty con là công ty TNHH thì công
ty mẹ sẽ giữ vai trò như một thành viên góp vốn trong công ty TNHH; nếu công ty con
là công ty cổ phần thì công ty mẹ sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách
là cổ đông trong công ty…
“2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều

phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với
các chủ thể pháp lý độc lập.”
Công ty mẹ và công ty con bình đẳng trong quan hệ kinh tế do đều là các pháp
nhân độc lập. Mọi giao dịch, hợp đồng hay quan hệ phát sinh giữa công ty mẹ và công
ty con đều phải thực hiện theo trình tự thủ tục, công ty mẹ không ó quyền áp đặt hay ra
nhửng chỉ thị, mệnh lệnh mang tính hành chính đối với công ty con.
Như vậy công ty mẹ chỉ có thể kiểm soát công ty con nhiều hay ít là tùy theo số
vốn bỏ vào trong đó (thông thường là trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ
5


thông của công ty đó) và quyền biểu quyết trong hội đồng quản trị. Công ty mẹ có thể
cử một vài người thay mặt mình làm cổ đông để họ được bầu vào hội đồng quản trị và
chiếm đa số biểu quyết ở đó; vì nơi này quyết định theo số thành viên tham dự. Hơn
thế nữa, công ty con chịu trách nhiêm vô hạn cho chính việc làm của nó; nó không thể
cầu cứu công ty mẹ khi đứng trước người khác hay tòa án; cho nên các quyết định của
nó phải do nội bộ của nó đưa ra chứ không phải từ công ty mẹ đi xuống.
Ở một vài nhóm công ty mẹ con, công ty mẹ ấn định thẩm quyền của nó đối với
các công ty con. Như vậy việc làm này là sai vì bản điều lệ của công ty mẹ không ràng
buộc được các công ty con. Mẹ có thể ràng buộc con là qua cách kiểm soát bằng cách
bổ nhiệm đa số hay tất cả hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty
con. Trong những trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của mình, công
ty mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 3, 4, 5, 6 Điều 147 Luật doanh
nghiệp 2005.
“3. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu,
thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh
trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi
mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty
con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
4. Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc

công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải
liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.
5. Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại
khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn
điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty
con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
6. Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do
công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ
thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi
được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.”
6


Mô hình công ty mẹ – công ty con có nhiều ưu điểm cả về cơ cấu tổ chức và cơ
chế quản ly, đặc biệt là đối với những nhóm doanh nghiệp có qui mô lớn như các tập
đoàn kinh tế xuyên quốc gia và đa quốc gia.
+ Thứ nhất, theo mô hình này, khi một đơn vị kinh doanh chiến lược của một doanh
nghiệp phát triển đến mức yêu cầu phải có sự tự chủ trong hoạt động, thì các doanh
nghiệp có xu hướng tách đơn vị kinh doanh chiến lược này thành một thực thể pháp ly
độc lập, và về mặt pháp ly không chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động của nó.
Chính với trách nhiệm hữu hạn này của chủ sở hữu là điều kiện cần để chủ sở hữu có
thể xác lập một cơ chế quản ly phân cấp triệt để hơn khi nó còn là một bộ phận trực
thuộc của công ty mẹ.
+ Thứ hai, với mối quan hệ theo mô hình công ty mẹ – công ty con, công ty mẹ còn có
thể thực hiện được chiến lược chuyển giá, nhất là trong những trường hợp các doanh
nghiệp lập cơ sở kinh doanh ở nước ngoài.
+ Thứ ba, với mô hình này, các doanh nghiệp có thể thực hiện được sự liên kết với các
doanh nghiệp khác nhằm giảm cạnh tranh, tăng độc quyền của thiểu số, cùng phối hợp
hay chia sẻ các nguồn lực, tận dụng các thế mạnh của các cổ đông... bằng cách cùng
nhau đầu tư lập các công ty con.

+ Thứ tư, mô hình công ty mẹ – công ty con cho phép các doanh nghiệp chủ động hơn
trong việc bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau theo chiến
lược phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua hoặc bán cổ phần của mình trong các
công ty con. Cuối cùng, mô hình công ty mẹ – công ty con cho phép một doanh nghiệp
huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách thành lập công ty con mới
trong điều kiện vừa có thể kiểm soát được doanh nghiệp mới thành lập một cách hữu
hiệu thông qua cổ phần khống chế, vừa không bị các nhà đầu tư chi phối đối với doanh
nghiệp cũ.
Chính vì những ưu điểm nêu trên, hiện nay ở nhiều nước, mô hình công ty mẹ –
công ty con gần như là mô hình duy nhất được sử dụng để xác lập mối quan hệ giữa
các công ty trong cùng một nhóm, một tập đoàn.
2. Tậpđoànkinhtế
a. Tập đoàn kinh tế là gì?
7


Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập và có
quy mô lớn, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn,
sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau
về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ
hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ – công
ty con.
Tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp DN trở lên dưới hình thức công ty mẹ – công ty
con khi tổ hợp đó tồn tại các DN sau đây:
+ Công ty mẹ (DN cấp I) là CTTNHH hoặc CTCP
+ Công ty con của DN cấp I (DN cấp II) là các DN do DN cấp I giữ quyền chi phối;
được tổ chức dưới hình thức CTCP, CTTNHH một hoặc hai thành viên trở lên;
+ Công ty con của DN cấp II (DN cấp III) và các cấp tiếp theo
Ngoài ra, trong tập đoàn có thể có các DN liên kết của tập đoàn gồm: DN có vốn
góp dưới mức chi phối của công ty mẹ và của công ty con; DN không có vốn góp của

công ty mẹ và của công ty con, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng
liên kết hoặc không có hợp đồng liên kết nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi
ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác với công ty mẹ hoặc
DN thành viên trong tập đoàn.
b. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế
Về cơ cấu tổ chức, cho đến nay, chưa có một văn bản pháp ly của một quốc gia
nào quy định một cơ cấu tổ chức thống nhất cho tập đoàn kinh tế. Bởi lẽ, các tập đoàn
kinh tế được hình thành dần dần trong quá trình phát triển; hai hoặc một số doanh
nghiệp hình thành một tập đoàn theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương.
Tập đoàn không phải là một doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không
phải đăng ky kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp. Do đó, các mệnh lệnh
hành chính không được sử dụng trong điều hành các tập đoàn. Các doanh nghiệp là
thành viên của tập đoàn đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất như
hội đồng thành viên (với công ty TNHH), đại hội cổ đông (với công ty cổ phần). Theo
thỏa thuận giữa các thành viên của tập đoàn, chủ tịch hội đồng thành viên, hội đồng
8


quản trị các công ty trong tập đoàn tập hợp lại thành hội đồng chủ tịch tập đoàn. Hội
đồng chủ tịch bầu ra chủ tịch tập đoàn. Hội đồng chủ tịch không thực hiện chức năng
điều hành cụ thể đối với quá trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức của các công ty
thành viên, do đó, không có chức danh tổng giám đốc tập đoàn.
Sở hữu vốn trong các tập đoàn kinh tế cũng rất đa dạng. Trước hết, vốn trong
tập đoàn là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân và vốn
nhà nước. Quyền sở hữu vốn trong tập đoàn cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của
các công ty thành viên vào công ty mẹ.
Tập đoàn kinh tế nhà nước
Tập đoàn kinh tế nhà nước bao gồm công ty mẹ (DN cấp I), công ty con của DN
cấp I (DN cấp II), công ty con của DN cấp II và các cấp tiếp theo, có thể có cách DN
liên kết. Trong đó:

Công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ
quyền chi phối theo quyết định của Thủ tưởng Chính phủ.
Doanh nghiệp cấp II là các DN do DN cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức
dưới hình thức CTCP, CTTNHH một hoặc hai thành viên trở lên, tổng công ty theo
hình thức công ty mẹ – công ty con, công ty liên doanh (trong trường hợp chưa đăng
ky lại theo LDN), công ty con ở nước ngoài.
Các DN liên kết của tập đoàn gồm: DN có vốn góp dưới mức chi phối của công
ty mẹ và của công ty con; DN không có vốn góp của công ty mẹ và của công ty con, tự
nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng, liên kết hoặc không có hợp đồng
liên kết, nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường
và các dịch vụ kinh doanh khác với công ty mẹ hoặc DN thành viên trong tập đoàn.
Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên tập đoàn có tư cách pháp nhân; có
vốn và tài sản riêng; có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình theo quy
định của pháp luật và theo thỏa thuận chung của tập đoàn. Nhà nước là chủ sở hữu vốn
nhà nước trực tiếp đầu tư vào công ty mẹ. Công ty mẹ là chủ sở hữu vốn nhà nước tại
các công ty con, DN liên kết.
Tập đoàn kinh tế tư nhân
9


Tập đoàn kinh tế tư nhân phải thỏa mãn các điều kiện về quy mô và cách thức
liên kết cụ thể:
- Bao gồm nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập và có quy mô lớn;
- Hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập,
mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác;
- Gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch
vụ kinh doanh khác;
- Được tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp DN trở lên dưới hình thức
II.


công ty mẹ – công ty con.
Ưu và nhược điểm trong sự liên kết của nhóm công ty.
Ở các nước phát triển, người ta không còn xa lạ gì với các công ty hoạt động

theo mô hình nhóm công ty. Từ rất lâu, trong các nước TBCN, người ta đã sử dụng mô
hình này như kết quả tất yếu của quá trình tích tụ tập trung sản xuất để đáp ứng yêu
cầu khắc phục mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất
dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất; để nâng cao tỷ suất lợi
nhuận trong điều kiện nguồn vốn về thực chất vẫn là của sở hữu tư nhân.
Sự xuất hiện nhóm công ty là sản phẩm của quy luật tích lũy của CNTB. Các
công ty tư nhân khi mới ra đời có quy mô nhỏ bé, số lượng sản phẩm sản xuất ra
không nhiều, chủng loại nghèo nàn, mối liên hệ kinh tế đơn nhất. Nhưng quy luật thị
trường, quy luật cạnh tranh với mục đích lợi nhuận tối đa đòi hỏi các công ty phải
không ngừng mở rộng quy mô, mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ… Để làm được
điều đó, phải có nguồn vốn lớn. Sự tích tụ tư bản và do đó cũng là quá trình tích tụ sản
xuất là tất yếu. Nhưng việc mở rộng quy mô chỉ dựa vào quá trình tích tụ thì quá chậm
chạp. Do đó việc tập trung nhiều công ty dưới các hình thức liên kết khác nhau sẽ cho
ra đời những công ty to lớn chỉ trong một thời gian ngắn là điều khó tránh khỏi với
nhiều hình thức mới như công ty cổ phần và công ty cổ phần ở bậc lũy thừa hai và lũy
thừa ba mà Mác và Ăng-ghen nêu ra từ lâu trong Bộ Tư bản nổi tiếng.
Liên kết với nhau chủ yếu bằng cơ chế góp vốn, nhóm công ty đã thể hiện nhiều
ưu điểm vượt trội:
Thứ nhất, các công ty liên kết với nhau xuất phát từ lợi ích kinh tế, không khiên
cưỡng nên nó cho phép kết hợp các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
10


tế khác nhau vào cùng một tổ chức kinh doanh một cách tự nhiên. Do đó, nhóm công
ty có thể ngày càng mở rộng quy mô sản xuất ở mức rất cao bằng việc huy động nguồn
lực của nhiều thành phần kinh tế. Từ một tổ chức ban đầu, liên kết mở rộng ra với quy

mô ngày càng lớn với sự hoạt động đa ngành, đa phương, thậm chí đa quốc gia.
Thứ hai, mô hình nhóm công ty sẽ phát huy tính tự chủ, sáng tạo của từng thành
viên trong nhóm. Các công ty đều có tư cách pháp nhân, tự chủ hoạt động kinh doanh
theo định hướng của công ty mẹ, tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động của mình. Các
công ty trong nhóm công ty, kể cả công ty mẹ và công ty con đều không can thiệp trực
tiếp vào công việc kinh doanh của nhau, nhưng hỗ trợ nhau về công nghệ, thị trường,
uy tín thương hiệu, dịch vụ kinh doanh…do đó, tạo nên sức mạnh của tập đoàn.
Đó là các ưu điểm mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy từ sự liên kết giữa các
công ty của mô hình nhóm công ty. Tuy nhiên, khi Việt Nam tiếp nhận mô hình này và
thực hiện thí điểm đối với doanh nghiệp nhà nước thì nhiều bất cập đã xảy ra. Cho đến
nay, các doanh nghiệp nhà nước hầu hết đã chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ –
công ty con và Tập đoàn kinh tế Nhà nước. Nhìn chung, các Tổng công ty nhà nước
sau khi thực hiện chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ – công ty con và Tập đoàn kinh
tế đều đã gặt hái được những thành tựu nhất định. Bên cạnh đó, nhóm công ty nhà
nước sau khi được chuyển đổi cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, thậm chí là kinh doanh
thua lỗ và làm thâm hụt ngân sách nhà nước nghiêm trọng (đơn cử là Tập đoàn
Vinashin, sau tái cơ cấu trở thành Tổng công ty công nghiệp tàu thủy SBIC được tổ
chức theo mô hình công ty mẹ – công ty con)
Do mô hình nhóm công ty chính thức ở Việt Nam phần lớn vẫn là các doanh
nghiệp nhà nước (đa phần được chuyển đổi từ Tổng công ty nhà nước) nên vẫn bị ảnh
hưởng những “thói quen cũ”:
+ Giữa công ty mẹ và công ty con vẫn còn tồn tại sự chỉ huy hành chính, mệnh lệnh.
+ Công ty mẹ hầu hết vẫn là các công ty 100% vốn nhà nước nên nguồn lực tài chính còn
yếu, chưa thể hiện được vai trò thực sự của công ty mẹ.

11


+ Tuy rằng công ty mẹ và công ty con là hai pháp nhân độc lập, tự chịu trách nhiệm về
hoạt động kinh doanh của công ty mình, tuy nhiên, công ty mẹ vẫn có “thói quen bảo vệ”

công ty con, ví dụ khi công ty con làm ăn lỗ thì công ty mẹ vẫn “chi” cho công ty con.
+ Là công ty của nhà nước, được nhà nước “chống lưng” nên kết quả sản xuất, kinh
doanh của một số nhóm công ty chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước, hiệu quả
hoạt động chưa cao, năng suất lao động còn thấp, sức cạnh tranh chưa đáp ứng yêu
cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Khác với các nhóm công ty trên thế giới, hầu hết đều đi từ các các công ty nhỏ,
hoạt động rất hiệu quả, tích tụ vốn và phát triển quy mô dần trở thành các tập đoàn
khổng lồ, các mô hình nhóm công ty nhà nước Việt Nam được thành lập dựa trên
các tổng công ty có quy mô chưa lớn, yếu kém trong quản ly, phần lớn vị trí chủ
chốt được bổ nhiệm vì ly do chính trị chứ không dựa trên năng lực quản trị kinh
doanh.
III. Một vài thực trạng về nhóm công ty ở Việt Nam vàhướnghoànthiện.
Yếu kém, lỏng lẻo, chưa tới nơi tới chốn là điều dễ nhận thấy sau khi tìm hiểu
qua về mô hình nhóm công ty ở nước ta. Các công ty nhà nước, tuy là các mô hình thí
điểm, làm mẫu, nhưng qua phân tích đã thấy phát sinh quá nhiều vấn đề; các doanh
nghiệp tư nhân thì phần lớn không nắm được cách tổ chức nhóm công ty, thấy “tập
đoàn”, “công ty mẹ, công ty con” hay thì muốn tổ chức, nhưng nhìn vào cơ cấu của
những “tập đoàn” đó thì “sai bét nhè”!
Như vậy, vấn đề đầu tiên cần đặt ra là pháp luật Việt Nam cần đưa ra một khung
pháp ly cụ thể cho mô hình “nhóm công ty” (các vấn đề như: những nội dung chỉ đạo
chuyển đổi mô hình, quy chế tài chính cho các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, các
chính sách khác…). Thiết nghĩ, chúng ta nên nhìn ra thế giới, học tập ở các nhóm công
ty lớn để hoàn thiện cho mình những quy định pháp luật về “nhóm công ty” rồi mới thí
điểm thành lập thì có lẽ các doanh nghiệp sẽ không “ngơ ngác” như vậy!
Thứ hai, chúng ta cần nghiêm túc hơn đối với các vị trí chủ chốt trong “nhóm
công ty”: cần là những người thực sự có năng lực quản ly, điều hành, giỏi trong kinh
doanh chứ không phải là những cá nhân được bổ nhiệm vì những ly do khác nữa!
12



Cuối cùng, nhà nước nên “mạnh tay” hơn đối với các doanh nghiệp do mình
thành lập, đầu tư vốn: chặt chẽ trong quản ly, tạo ra các yếu tố “kích thích” để doanh
nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao nhất
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Nhómcôngtyhiện

nay

giúpkhépkínquytrìnhsảnxuất,



môhìnhphổ

biếntrênthế

kinhdoanhcủacácdoanhnghiệp,

giới,



tạorasự

cạnhtranhlớngiữacáctổ hợp nay vớinhauvà thúcđẩynềnkinhtế quốcgiapháttriểnmạnh
mẽ. Việcnhìnnhậnthựctế nàyvà có sự họchỏi, ápdụng ở Việt Nam là điềurấtđúngđắn!
Tuynhiên, chúng ta cầnquansátkỹ hơnvà ápdụnglinhhoạthơnđể khôngbiếnsự tiếnbộ
của “người ta” thành “thảmhọa” củamình!
Trongmộttổ hợp, cáchđể liênkếtcácthànhviênlạichiếmphầnlớnthànhcôngcủatổ
hợpđó. Chúng ta cầnápdụngcáchìnhthứcliênkếttrongnhómcôngtymộtcáchsángtạohơn,

linhhoạthơn,

đặcbiệtđốivớicácmôhìnhnhómcôngtynhà

nước.

Mộtkhicácdoanhnghiệpnhà nướcthànhcôngtrongmôhìnhnày, cácdoanhnghiệptưnhân
sẽ lấyđó làmhìnhmẫu. Từ đó, chúng ta có cơsở để tin rằngnềnkinhtế Việt Nam sẽ
nhảyvọt, xứngtầmthế giới!!!!!

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Doanh nghiệp ngày 2 tháng 11 năm 2005
2. TS Nguyễn Thị Dung, Hỏi và đáp Luật Thương Mại, NXB chính trị – hành
chính, 2011
3. Nghị định 101/2009/NĐ-CP Thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản ly
tập đoàn kinh tế nhà nước.
4. />page=tmv_chitiettin&zoneid=90&contentid=1487
5. />6. />
14


PHỤ LỤC
Hìnhảnh 1:

i

15



/>i

Hinhảnh 2:
/>


×