Đề 3
Câu 1: Phân tích quá trình chuyển hoá của giá trị thặng dư
trong điều kiện tự do cạnh tranh.
Trả lời : Quá trình chuyển hoá của giá trị thặng dư chính là sự tích
luỹ tư bản vì " thực chất của tích luỹ tư bản là quá trình chuyển hoá
một phần giá trị thặng dư thành tư bản ....."
Sự tích luỹ tư bản :
- Tái sản xuất nói chung được hiểu là quá trình sản xuất được lặp đi
lặp lại và tiếp diễn một cách liên tục không ngừng.
Sản xuất được hiểu theo nghĩa rộng cũng có nghĩa là tái sản xuất
.Can cư vào quy mô ,có thể chia tái sản xuất thành 2 loại : tái sản
xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng .
- Tái sản xuất giản đơn là quá trình tái sản xuất được lặp lại với quy
mô như cũ .Loại hình tái sản xuất này được gắn liền với nền sản
xuất nhỏ và là đặc trưng của nền sản xuất nhỏ.
- Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô
lớn hơn trước .Loại hình tái sản xuất này thường được gắn liền với
nền sản xuất lớn và là đặc trưng của nền sản xuất lớn.
- Tái sản xuất giản đơn không phải là hình thái điển hình của chủ
nghĩa tư bản .Bởi vì,giả định nếu có tái sản xuất giản đơn thì cũng
có nghĩa là các nhà tư bản sẽ sử dụng toàn bộ giá trị thặng dư cho
tiuu dùng cá nhân.Song trên thực tế khát vọng không có giới hạn về
giá trị thặng dư đã buộc các nhà tư bản không ngừng mở rộng quy
mô sản xuất để tăng quy mô giá trị thặng dư.
Vì vậy nét điển hình của chủ nghĩa tư bản là tái sản xuất mở
rộng.Tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình
1
sản xuất,với một lượng tư bản lớn hơn trước .Muốn vậy phải biến
một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm.Sự chuyển hoá trở
lại của giá trị thặng dư thành tư bản được gọi là tích luỹ tư bản
.Như vậy thực chất của tích luỹ tư bản là sự chuyển hoá một phần
giá trị thặng dư thành tư bản hay là quá trình tư bản hoá giá trị thặng
dư.
Nói một cách cụ thể ,tích luỹ tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy
mô ngày càng mở rộng .Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hoá
thành tư bản được là vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố
vật chất của tư bản mới .
Nghiên cứu tích luỹ và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa cho
phép rút ra những kết luận vạch rõ hơn bản chaatsbocs lột của quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa:
- Thứ nhất : nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng
dư và tư bản tích luỹ chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản.
C.Mac nói rằng , tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng
sông của tích luỹ mà thôi.Trong quá trình tái sản xuất,lãi cứ đập vào
vốn ,vốn càng lớn thì lãi càng lớn ,do đó lao động của công nhân
trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người công
nhân.
- Thứ 2 :quá trình tích luỹ đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh
tế hàng hoá biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Trong
sản sản xuất hàng hoá giản đơn sự trao đổi giữa những người sản
xuất hàng hoá theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản không dẫn tới
người này chiếm đoạt lao động không công của người kia .Trái lại
nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng
2
những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân ,mà còn là
người sở hữu hợp pháp lao động không công đó.Nhưng điều đó
không vi phạm quy luật giá trị.
Động cơ thúc đấy tích luỹ và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh
tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản- quy luật giá trị thặng dư. Để thực
hiện mục đích đó ,các nhà tư bản không ngừng tích luỹ để mở rộng
sản xuất, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công
nhân làm thuê.
Mặt khác cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho
tư bản của mình tăng lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích luỹ .
Cùng với quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa ,quy mô tích luỹ tư
bản không ngừng tăng lên.Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng
đến quy mô tích luỹ tư bản phải được chia làm 2 trường hợp :
TH1: khối lượng giá trị thặng dư không đổi thì quy mô của tích
luỹ tue bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng
dư đó thành 2 quỹ :quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng của nhà tư
bản.Dương nhiên tỉ lệ quỹ này tăng tăng thì tỉ lệ quỹ kia giảm.
TH2: nếu tỉ lệ phân chia đó đã được xác định thì quy mô của tích
luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng của giá trị thặng dư.Trong
trường hợp này khối lượng của giá trị thặng dư bị phụ thuộc vào
những nhân tố sau đây.
- Trình độ bóc lột sức lao động bằng những biện pháp: tăng
cường độ lao động,kéo dài ngày lao động ,cắt giảm tiền lương của
công nhân.Có nghĩa là thời gian công nhân sáng tạo ra giá trị thì
càng được kéo dài ra nhưng chi phí càng được cắt giảm.
3
- Trình độ năng suất lao động xã hội : năng suất lao động tăng
lên sẽ có thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành
tư bản mới nên làm tăng quy mô tích luỹ.
- Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng :
Trong quá trình sản xuất tư liệu lao động (máy móc thiết bị) tham
gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của chúng chỉ bị
khấu hao từng phần .Như vậy là mặc dù đã mất dần giá trị ,nhưng
trong suốt thời gian hoaatj động máy móc vẫn có tác dụng như khi
còn đủ giá trị. Sự hoạt động này của máy móc được xem như sự
phục vụ không công.Máy ,óc, thiết bị càng hiện đại, thì sự chênh
lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng càng lớn , do
đó sự phục vụ không công càng lớn ,tư bản lợi dụng được những
thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều, nhờ vậy quy mô của
tích luỹ tư bản càng lớn.
- Quy mô của tư bản ứng trước
Với trình độ bóc lột không thay đổi thì khối lượng của giá trị thặng
dư do khối lượng tư bản quyết định.Do đó quy mô cuae tư bản ứng
trước nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị
thặng dư bóc lột càng lớn ,tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích
luỹ tư bản.
Câu 2: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin về
nguyên nhân ra đời của các tổ chức độc quyền?
Sự ra đời của các tổ chức độc quyền có lợi cho sự phát triển của
kinh tế thị trường không? Vì sao?Ý nghĩa thực tiễn đối với Việt
Nam hiện nay?
Trả lời:
4
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế phát triển cao của xã hội
loài người. Nó phát triển qua 2 giai đoạn đó là chủ nghĩa tư bản tự
do canh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền. Trong đó chủ nghĩa tư
bản độc quyền là giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản tự do
cạnh tranh và tột cùng của nó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước .Đây là nấc thang mới trong quá trình phát triển của chủ nghĩa
tư bản về cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với
những biến động mới trong tình hình kinh tế - chính trị thế giới cuối
thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX cho đến nay .
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, C.Mac và
Ph.ăngghen đã dự báo rằng: Cạnh tranh tự do sinh ra tích tụ và tập
trung sản xuất ,tích tụ và tập trung sản xuất đến mức nào đó sẽ dẫn
đến độc quyền.
Vận dụng những sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mac vào
điều kiện lịch sử mới của thế giới, V.I.Lênin đã chứng minh rằng
chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn mới là chủ nghĩa tư bản
độc quyền qua những đặc điểm kinh tế của nó.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX đầu thế
kỉ XX như một sự tất yếu phù hợp với những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mac, điều kiện hoàn cảnh thế giới mới, quy luật quan hệ
sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất đối với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa tư
bản độc quyền đó là:
5
Thứ nhất: Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động
của tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập
trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.
Thứ 2: vào năm 30 cuối thế kỉ XIX những thành tự khoa học kỹ
thuật mới xuất hiện như lò luyện kim mới Betsome , Mactanh,.... đã
tạo ra sản lượng lớn gang thép với chất lượng cao; phát hiện ra hoá
chất mới như axit sunphuaric, thuốc nhộm,... máy móc mới ra đời:
động cơ điezen, máy phát điện, máy tiện, máy phay..., phát triển
những phương tiện vận tải mới: xe hơi, tàu thuỷ, xe điện, máy bay...
và đặc biệt là đường sắt. Những thành tựu khoa học - kỹ thuật này
một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp
phải có quy mô lớn; mặt khác, nó dẫn đến tăng năng suất lao động,
tăng khả năng tích luỹ tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.
Thứ 3: Trong điều kiện phát triển của khoa học - kỹ thuật, sự tác
động của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá
trị thặng dư, quy luật tích luỹ,.. ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ
cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung quy mô sản xuất
lớn.
Thứ 4: Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải
tiến kĩ thuật, tăng quy mô tích luỹ để thắng thế trong cạnh tranh.
Đồng thời cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ
phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập
trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn.
Thứ 5: Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế
giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ,
thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản.
6
Thứ 6: Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở
thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc
hình thành các công ty cổ phần ,tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ
chức độc quyền.
Từ đó V.I.Lênin đã khẳng định "...cạnh tranh tự do đẻ ra tập trung
sản xuất và tập trung sản xuất này khi phát triển tới 1 mức độ nhất
định sẽ dẫn tới độc quyền "
- Sự ra đời của các tổ chức độc quyền phần lớn có lợi cho nền
kinh tế thị trường vì:
Sự ra đời của các tổ chức độc quyền dẫn đến sự phát triển của
khoa học kỹ thuật nhằm đẩy nhanh tích tụ và tập trung tư bản ,nền
kinh tế sẽ được mở rộng quy mô ,tăng nhanh năng suất ,chất lượng
và hiệu quả. Nền kinh tế thị trường khi có sự xuất hiện của các tổ
chức độc quyền sẽ trở nên thu hút hơn với các hình thức đa dạng
hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn và mẫu mã đẹp hơn.
Độc quyền ra đời là xuất hiện cạnh tranh với nhau giữa các
nhà tư bản ,sự cạnh tranh này mang tính chất rất khốc liệt buộc mỗi
nhà độc quyền phải tự tìm cách để đẩy mạnh sản xuất quy mô ,tích
cực cải tiến để có thể thắng thế trong cạnh tranh. Từ đó đã giúp cho
nền kinh tế trở nên năng động, nhộn nhịp hơn. Từ cạnh tranh sẽ
giúp thúc đẩy thị trường kinh tế tạo ra nhiều sản phẩm mới với
những tính năng tốt, lúc này sự sáng tạo sẽ được phát triển một cách
lên cao nhất giúp cho thị trường trở nên mới mẻ thu hút hơn.
Độc quyền tư bản xuất hiện cũng là lúc những nhà tư bản vừa
và nhỏ nhanh chóng bị xoá tên,các nhà tư bản lớn ngày càng lớn và
phát tài làm quá trình tích tụ,tập trung các trung tâm tư bản ngày
7
càng nhiều tạo nên một nền kinh tế rộng và nền kinh tế ấy cũng
củng cố hơn được vị thế của mình trên thị trường kinh thế thế giới .
Độc quyền ,với sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế
như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích luỹ đã làm biến đổi cơ
cấu của nền kinh tế theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn làm
cho nền kinh tế thị trường trở nên phát triển hơn ,đa dạng hơn.Nền
kinh tế với sự tham gia của càng nhiều công ty, tổ chức lớn thì càng
vững mạnh càng thu hút đầu tư nước ngoài.Từ đó mở rộng được
quan hệ sản xuất tư bản ra nước ngoài ,nó tác động tích cực đến nền
kinh tế các nước, thúc đẩy quá trình chuyển biến tư cơ cấu kinh tế
thuần nông thành cơ cấu nền kinh tế nông - công nghiệp.
Một phần không có lợi cho nền kinh tế khi xuất hiện các tổ chức
độc quyền đó là sự cạnh tranh gay gắt ,ganh đua nhau của các tổ
chức độc quyền đã dẫn đến một số trường hợp sản xuất bị dư thừa
,tồn kho, mất cân bằng thị trường hiệu quả kinh tế bị giảm sút.
Ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam hiện nay :
Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm 30 của
thế kỷ XX và rõ nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa
tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, sự phát triển mạnh
mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã dẫn đến toàn cầu
hóa kinh tế và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chuyển thành
chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia.
Cùng với sự phát triển của các công ty độc quyền xuyên quốc gia và
toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, chủ nghĩa tư bản tổ chức ra Quỹ
tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới và các thỏa thuận về thuế quan.
8
Do nhu cầu điều chỉnh quan hệ thương mại nên ngay từ năm 1948,
các nước tư bản đã tổ chức ra Hiệp định chung về thuế quan
(GATT). Sau đó, do tiến trình khu vực hóa được xúc tiến mạnh mẽ
nên đã dẫn đến sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC),
Khu vực tự do Bắc Mỹ và Diễn đàn kinh tế khu vực châu Á - Thái
Bình Dương (APEC).
Tiếp đó, nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển nhanh và sự ra
đời của kinh tế tri thức đã làm nảy sinh nhiều mối quan hệ kinh tế
thế giới, buộc chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia phải mở
rộng GATT. Bởi thế, năm 1994, WTO ra đời. Để việc hội nhập kinh
tế quốc tế, Việt Nam gia nhập WTO mang lại hiệu quả cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần nhận thức sâu sắc
và giải quyết tốt một số vấn đề sau:
Một là, khi xem xét thời cơ và thách thức của hội nhập kinh tế quốc
tế, gia nhập WTO, chúng ta không chỉ xem xét ở khía cạnh kinh tế
mà còn xem xét ở cả các khía cạnh chính trị, văn hóa, xã hội, an
ninh - quốc phòng. Vì thế, trên tất cả các lĩnh vực đó, chúng ta phải
có mục tiêu, lộ trình tận dụng thời cơ và đối phó với thách thức,
đồng thời kết hợp chặt chẽ mục tiêu, lộ trình đó với chiến lược xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, mục tiêu của cách mạng nước ta là xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội, còn việc thực hiện chủ trương mở cửa, hội nhập kinh
tế quốc tế thế giới, gia nhập WTO chỉ là một trong các phương tiện
để đi đến mục tiêu đó. Cái thiếu nhất của nền kinh tế nước ta là
thiếu một lực lượng sản xuất phát triển. Nhận thấy quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa không thể được thiết lập trên một lực lượng sản
9
xuất thấp kém nên Đảng ta đã đề ra chủ trương phát triển nền kinh
tế nhiều thành phần, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập
WTO để phát triển lực lượng sản xuất và trên cơ sở đó, từng bước
xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, làm cho quan hệ sản
xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất.
Ba là, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO,
chúng ta phải ra sức phát huy nội lực, vì chỉ trên cơ sở nội lực được
phát huy, mới thu hút mạnh đầu tư nước ngoài và mới có điều kiện
để kết hợp nội lực với ngoại lực trong công cuộc xây dựng đất
nước.
Bốn là, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO,
chúng ta phải nỗ lực vượt bậc để tranh thủ tối đa ngoại lực, nhưng
phải giữ vững độc lập, tự chủ, đồng thời giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước, vì đây là vấn đề
chiến lược của cách mạng Việt Nam.
10