Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.68 KB, 6 trang )

A. MỞ ĐẦU
Các điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự đa dạng
của các quan hệ dân sự, thương mại. Điều đó, cho thấy sự cần thiết của hoạt động
công chứng trong việc xác nhận tính hợp pháp, xác thực của các hợp đồng giao
dịch nhằm tránh những rủi ro pháp lý cho các bên cũng như giúp đảm bảo sự thực
hiện pháp luật đúng đắn. Chính vì thế, một văn bản khi được công chứng có giá trị
pháp lý nhất định. Để tìm hiểu vấn đề này, em xin được trình bày đề bài số 1: “
Phân tích giá trị pháp lý của văn bản công chứng ”
B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về công chứng và văn bản công chứng
1. Công chứng
- Khái niệm
Khái niệm công chứng ở Việt Nam Hiểu một cách đơn giản nhất, "công
chứng" chính là việc "công" quyền đứng ra làm "chứng". Nói một cách khác, thay
vì để cá nhân tự đứng ra làm chứng cho nhau trong các giao dịch dân sự, thì nhà
nước, bằng việc đào tạo, bổ nhiệm đã trao cho một số cá nhân (hoạt tổ chức) nhất
định một phần quyền năng để những người này thay mặt nhà nước đứng ra làm
chứng các giao dịch đó.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật công chứng năm 2014 thì công chứng
được định nghĩa như sau:“ Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức
hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao
dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính
xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng
Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi
là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ
chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Từ những định nghĩa của luật, có thể thấy công chứng có một số đặc điểm của
sau:

1



+ Là hành vi do các công chứng viên làm việc tại các cơ sở công chứng thực
hiện và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch được
công chứng
+ Thủ tục công chứng là thủ tục hành chính
+ Công chứng là một dịch vụ công
+ Văn bản, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ và có giá trị pháp lý
bắt buộc thi hành đối với các bên.
2. Văn bản công chứng.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 thì: “Văn bản
công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận
theo quy định của Luật này.”. Như vậy, văn bản công chứng là những tài liệu đã
được công chứng viên chứng nhận về tính xác thực, hợp pháp, không trái đạo đức
xã hội hoặc tính chính xác của một bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt
bao gồm:
- Hợp đồng được kí kết giữa các bên trong quan hệ dân sự, thương mại, đất
đai, kinh doanh bất động sản lao động, sở hữu trí tuệ,…
- Văn bản giao dịch giữa các bên còn là di chúc, thỏa thuận phân chia di sản,

- Các bản dịch
Văn bản công chứng có hiệu kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu
của tổ chức hành nghề công chứng (theo khoản 1 Điều 5 Luật công chứng năm
2014). Đối với một số loại hợp đồng, giao dịch, pháp luật yêu cầu bắt buộc phải
công chứng hợp đồng mới có hiệu lực. Ngoài ra, các bên có thể tự nguyện yêu cầu
công chứng.
II. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
Văn bản công chứng có giá trị trong phạm vi rộng trong đời sống xã hội như lĩnh
vực dân sự, thương mại, đất đai, kinh doanh bất động sản, di chúc, …Tuy nhiên,
ngoài những tài liệu pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng, các cá nhân,
tổ chức cũng có thể tự nguyện công chứng để đảm bảo cho tính an toàn pháp lý

2


của hợp đồng, giao dịch. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng được quy định
tại điều 5 Luật Công chứng năm 2014, theo đó cụ thể như sau:
1. Giá trị thi hành của văn bản công chứng
Theo khoản 2 Điều 5 Luật Công chứng năm 2015 thì : “Hợp đồng, giao dịch
được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp
bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia
hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.”
Nghĩa là những gì đã thoả thuận trong văn bản công chứng thì có hiệu lực bắt
buộc thi hành đối với các bên hợp đồng, giao dịch đồng thời đối với cả bên thứ ba.
Trước hết, xét trong mối quan hệ giữa các bên hợp đồng thì hiển nhiên là những gì
họ đã cam kết trong hợp đồng, giao dịch thì họ có nghĩa vụ thực hiện, không được
bội ước. Đó cũng là nguyên tắc của luật dân sự. Vì vậy, giá trị thi hành của văn bản
công chứng (hay nói cách khác là hợp đồng, giao dịch đã được công chứng) thực ra
không có gì mới. Mặt khác, xét trong mối quan hệ với người thứ ba thì văn bản
công chứng cũng có hiệu lực bắt buộc người thứ ba phải tôn trọng và thi hành. Thí
dụ: một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được các bên ký kết và đã
được công chứng thì các cơ quan (Tài nguyên và môi trường) và các cá nhân có
liên quan cũng phải công nhận và làm các thủ tục liên quan (trước bạ, sang tên).
Điều này cũng là xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền tự do giao kết hợp đồng
của chủ thể.

.

2. Giá trị chứng cứ không phải chứng minh của văn bản công chứng
Giá trị chứng cứ không phải chứng minh của văn bản công chứng quy định tại
khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng năm 2014. “Hợp đồng, giao dịch được công

chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được
công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô
hiệu.”
3


Chứng cứ Chứng cứ là cái gì có thật để làm căn cứ cho một yêu cầu, một kết
luận, phân xử của các chủ thể có liên quan. Trong hoạt động tố tụng, chứng cứ
đóng vai trò quyết định trong việc làm sáng tỏ các quan hệ cần giải quyết và làm cơ
sở để tòa án phân xử.
Vấn đề giá trị chứng cứ của văn bản công chứng không phải chứng minh cũng
đã được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. Cụ thể tại khoản 1 Điều 83
bộ luật này:
“1. Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính
hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền cung cấp, xác nhận.”
Ngoài ra, điểm c khoản 1 Điều 80 bộ luật này cũng đã ghi nhận tính tiết, sự
kiện sau không phải chứng minh: “Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn
bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp.”
Cơ sở của quy định này là xuất phát từ việc thừa nhận chức năng của Công chứng
viên về chứng nhận tính xác thực của các hợp động, giao dịch về cả thời gian, địa
điểm, tư cách chủ thể của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch (hình thức
của hợp đồng) cũng như tính hợp pháp của các điều khoản hợp đồng, sự tự do ý chí
của các bên (nội dung của hợp đồng). Tính xác thực do Công chứng viên chứng
nhận biến các tình tiết, sự kiện có trong hợp đồng, giao dịch trở thành chứng cứ
hiển nhiên trước Tòa. Tại điều 6 của Luật Công chứng cũng khẳng định là giá trị
chứng cứ của văn bản công chứng sẽ bị bác bỏ khi bị Tòa án tuyên là vô hiệu.
Nhưng như vậy cũng không có nghĩa là Tòa án có thể tuyên vô hiệu một cách tùy
tiện. Một người muốn yêu cầu Tòa án tuyên bố một văn bản công chứng là vô hiệu
thì phải chứng minh được văn bản công chứng đó được lập một cách trái pháp luật.

Nếu không chứng minh được điều đó thì văn bản công chứng sẽ được công nhận là
4


chứng cứ hiển nhiên trước Tòa án. Như vậy, vai trò phòng ngừa của Công chứng
viên thể hiện ở chỗ: ngay khi lập hợp đồng, các bên giao kết hợp đồng đã củng cố
chứng cứ về việc ký kết hợp đồng đó để đề phòng các tranh chấp về sau.
C. KẾT LUẬN

Danh mục tài liệu tham khảo:

5



×