Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài tập cá nhân hình sự đề số 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.27 KB, 6 trang )

Mục Lục
Mục Lục......................................................................................................................................................1
1. Có ý kiến cho rằng nhóm S, N, H, K đồng phạm về tội trộm cắp tài sản, hãy bình luận ý kiến trên và
đưa quan điểm cá nhân về tội danh của bốn người này?...........................................................................3
a. Bình luận ý kiến nhóm S, N, H, K đồng phạm về tội trộm cắp tài sản : Giả sử nhóm S, N, H, K đồng
phạm về tội trộm cắp tài sản, thì hành vi của nhóm được coi là tội phạm khi thỏa mãn các dấu hiệu cơ
bản để cấu thành tội phạm này. Cụ thể như sau:.......................................................................................3
b. Tội danh của S, N, H, K:.......................................................................................................................4

1


Bài 7
Vào dịp lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, thấy nhiều người đi
chơi quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm có nhu cầu gửi xe máy S liền nảy ra ý định
chiếm đoạt tài sản. S rủ N, H, K vào lúc trời chập choạng tối lấy dây thừng và
cọc tre quây quanh một đoạn vỉa hè làm bãi nhận trông giữ xe máy. Sau khi
nhận được 5 chiếc xe máy gửi vào bãi, chúng bèn nhanh chóng dắt xe đi tẩu
tán. Năm chiếc xe được xác định trị giá 150 triệu đồng.
Hỏi:
1. Có ý kiến cho rằng nhóm S, N, H, K đồng phạm về tội trộm cắp tài sản, hãy
bình luận ý kiến trên và đưa quan điểm cá nhân về tội danh của bốn người này.
(4 điểm)
2. Giả sử H và K chỉ mới 15 tuổi thì hai người này có phải chịu TNHS về hành
vi chiếm đoạt tài sản nêu trên không? Tại sao? (3 điểm)

2


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1. Có ý kiến cho rằng nhóm S, N, H, K đồng phạm về tội trộm cắp tài sản, hãy


bình luận ý kiến trên và đưa quan điểm cá nhân về tội danh của bốn
người này?
a. Bình luận ý kiến nhóm S, N, H, K đồng phạm về tội trộm cắp tài sản : Giả sử
nhóm S, N, H, K đồng phạm về tội trộm cắp tài sản, thì hành vi của nhóm
được coi là tội phạm khi thỏa mãn các dấu hiệu cơ bản để cấu thành tội phạm
này. Cụ thể như sau:
Về chủ thể, Tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi theo quy định của BLHS. Tình huống không xác định rõ tuổi của tội phạm
nên ta mặc định tội phạm là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS.
Về khách thể, Hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu được pháp luật bảo vệ
và không xâm phạm đến quan hệ nhân thân như các tội phạm có tính chiếm đoạt
khác. Nhóm S, N, H, K đã có hành vi “tẩu tán”,“Năm chiếc xe máy được xác
định trị giá 150 triệu đồng” mà nhóm này nhận trông giữ. Việc làm này đã xâm
phạm đến quyền sở hữu đối với tài sản của người quản lý tài sản.
Về mặt chủ quan, Tội phạm được thực hiện với Lỗi cố ý trực tiếp: Người
phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (Điều 9 BLHS). Cả S, N, H, K
đều thỏa mãn năng lực chủ thể nên hoàn toàn có thể nhận biết việc chiếm đoạt tài
sản không thuộc sở hữu của mình là trái pháp luật, gây thiệt hại về tài sản cho
người chủ sở hữu, người quản lý tài sản mà vẫn mong muốn hành vi được thực
hiện. Vì lẽ đó, nhóm này đã có hành vi làm bãi trông xe để chiếm đoạt tài sản năm
chiếc xe được xác định trị giá 150 triệu đồng của những người khách gửi xe.
Về mặt khách quan, đối với tội trộm cắp tài sản chỉ có một hành vi khách
quan duy nhất là “chiếm đoạt” tài sản bằng hình thức lén lút. Người phạm tội
thường sử dụng một số thủ đoạn như lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người
quản lý tài sản, không trông giữ cẩn thận hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan
(chen lấn, xô đẩy) nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà người
quản lý tài sản không biết. Điều này có nghĩa là việc lén lút chiếm đoạt tài sản
được thực hiện giấu giếm và tài sản bị trộm cắp sẽ bị “tẩu tán” nhanh chóng. Tuy

nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp hành vi có dấu hiệu tội phạm này nhưng
3


lại phạm tội khác. Bởi lẽ các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt có dấu
hiệu hành vi về cơ bản là gần giống nhau, nên rất dễ gây nhầm lẫn cho việc xác
định tội danh. Đối với tình huống, khi đã nhận được 5 chiếc xe máy “chúng bèn
nhanh chóng dắt xe đi tẩu tán”. Mặc dù có dấu hiệu “nhanh chóng” song hành vi
nhanh chóng tẩu tán này, lại được thực hiện khi mà người chủ sở hữu, người quản
lý tài sản đã giao tài sản cho tội phạm. Điều này có nghĩa là tội phạm thực hiện
hành vi không hề “lén lút chiếm đoạt tài sản” mà bằng một cách nào đó, tội phạm
đã đánh lừa chủ sở hữu, người quản lý tài sản giao tài sản cho mình rồi mới thực
hiện hành vi chiếm đoạt.
Cách mà tội phạm dùng để đánh lừa người chủ sở hữu, người quản lý tài sản
để chiếm đoạt được tài sản là nhóm S, N, H, K đã nhân cơ hội “lúc trời chập
choạng tối lấy dây thừng và cọc tre quây quanh một đoạn vỉa hè làm bãi nhận
trông giữ xe máy”. Việc làm này diễn ra trước khi tội phạm được chủ sở hữu
(người quản lý tài sản) giao cho tài sản. Có nghĩa hành vi làm bãi trông xe chỉ là
thủ đoạn gian dối để S, N, H, K đánh lừa những người khách có nhu cầu gửi xe.
Người chủ sở hữu, người quản lý tài sản khi giao tài sản cho tội phạm, nghĩ rằng
việc giao tài sản cho người phạm tội như vậy là hoàn toàn hợp pháp nên họ mất
cảnh giác và tự nguyện giao tài sản: gửi xe máy vào bãi trông xe của S, N, H, K.
Chỉ sau khi tài sản đã bị chiếm đoạt thì họ mới phát hiện là mất tài sản. Nhờ đó,
mà tội phạm đã có điều kiện “nhận được 5 chiếc xe máy gửi vào bãi” và “nhanh
chóng dắt xe đi tẩu tán”.
Có thể thấy, mặc dù cùng để thực hiện mục đích “chiếm đoạt tài sản”
nhưng khi tội phạm dùng những thủ đoạn, hành vi khác nhau thì sẽ phạm những
tội khác nhau. Như trong tình huống thì tội phạm đã dùng thủ đoạn gian dối nhằm
đánh lừa chủ sở hữu, người quản lý tài sản tự nguyện giao tài sản, chứ không hề
có hành vi lén lút của Tội trộm cắp tài sản. Do đó, ý kiến nhóm S, N, H, K là

những người đồng phạm về Tội trộm cắp tài sản là không đúng mà đây là Đồng
phạm về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 BLHS.
b. Tội danh của S, N, H, K:
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với Lỗi cố ý do cả 4
người S, N, H, K cùng thực hiện, là đồng phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 20
“Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm”. Pháp luật quy định về nguyên tắc “cá thể hóa hình phạt”. Điều này có
nghĩa là mỗi người phạm tội trong đồng phạm sẽ bị truy cứu TNHS ở mức độ
4


tương ứng với vai trò của họ trong Đồng phạm. Theo đó, người phạm tội thực hiện
Đồng phạm với những vai trò cụ thể như: Người tổ chức, người thực hành, người
xúi giục và người giúp sức “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội
phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội
phạm. Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho
việc thực hiện tội phạm” (Khoản 2 Điều 20 BLHS). Dựa vào cơ sở pháp lý như
trên, thấy rằng:
- S là người “nảy ra ý định chiếm đoạt tài sản” đầu tiên ngay khi thấy nhiều
người đi chơi quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm và để thực hiện mục đích đó, S đã “rủ
N, H, K” cùng thực hiện tội phạm. Nói cách khác, S chính là người chủ mưu, cầm
đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm với vai trò là người tổ chức.
- Cả 4 người S, N, H, K đều cùng phối hợp với nhau, trực tiếp thực hiện Tội trộm
cắp tài sản. Do đó, cả 4 người đều tham gia vào đồng phạm với vai trò người thực
hành.
2. Giả sử H và K chỉ mới 15 tuổi thì hai người này có phải chịu TNHS về
hành vi chiếm đoạt tài sản nêu trên không? Tại sao?
Nếu H và K phạm tội khi chỉ mới 15 tuổi, thì H và K không phải chịu
TNHS về hành vi chiếm đoạt tài sản.

Điều 12 BLHS quy định về Tuổi chịu trách nhiệm hình sự “Người từ đủ 16
tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; Người từ đủ 14 tuổi
trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Trên cơ sở đó, chủ
thể của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như sau: người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi không phải chịu TNHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc
trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 139 và tội phạm
nghiêm trọng tại khoản 2 Điều 139. Nếu người phạm tội rất nghiêm trọng theo quy
định tại khoản 3 Điều 139 hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng theo khoản 4 Điều
139 thì người phạm tội chỉ cần đủ 14 tuổi là phải chịu TNHS. Hành vi phạm tội
của nhóm này là có tổ chức, đã gây ra hậu quả là “chiếm đoạt” được “tài sản trị
giá 150 triệu đồng”. Được quy định là tình tiết định khung tăng nặng tại điểm a,
điểm e khoản 2 Điều 139 BLHS với khung hình phạt áp dụng là phạt tù từ hai
năm đến bảy năm. Nên tội phạm của nhóm này thực hiện là tội nghiêm trọng theo

5


quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS. H và K khi thực hiện tội phạm mới chỉ 15 tuổi
nên không phải chịu TNHS với tội phạm nghiêm trọng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nxb. CTQG
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 1,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2009
3. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Phần các tội phạm Tập 1.
Các tội phạm xâm phạm sở hữu, Nxb. TPHCM
4. Bộ luật hành sự và những văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb.CTQG, Hà Nội,
2001

6




×