Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập cá nhân tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.92 KB, 5 trang )

Đề bài:
A lái xe gây tai nạn làm B bị thiệt hại về sức khỏe và bị hỏng xe máy. B đã khởi kiện
đến Tòa án yêu cầu A bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản. Tuy nhiên, vì những lý
do khách quan nên B mới chỉ xuất trình được cho Tòa án một vài giấy tờ, tài liệu ban đầu
để chứng minh hành vi gây thiệt hại của A.
1. Tòa án đã từ chối thụ lý vụ án với lý do tài liệu, chứng cứ mà B xuất trình chưa đủ
để giải quyết việc bồi thường. Hỏi việc Tòa án từ chối thụ lý vụ án là đúng hay sai? Tại
sao?
2. Giả sử B không tự thu thập được chứng cứ và có đơn yêu cầu Tòa án thu thập. Hãy
xác định các biện pháp thu thập chứng cứ mà Tòa án có thể thực hiện?

1


LỜI MỞ ĐẦU
Việc ghi nhận các quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ của các chủ thể
tham gia tố tụng có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Giải quyết tình huống
trên sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này.

NỘI DUNG
1. Tòa án từ chối thụ lý vụ án với lý do tài liệu, chứng cứ mà B xuất trình chưa
đủ để giải quyết việc bồi thường. Việc Tòa án từ chối thụ lý vụ án là đúng hay sai?
Tại sao?
Nhận định: Việc Tòa án từ chối thụ lý vụ án là sai.
Giải thích: Thu thập chứng cứ được quy định cụ thể tại các Điều 165, 167, 168, 169
Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) và được hướng dẫn cụ thể tại các mục 5, 6, 7, 8 Chương
XII Nghị quyết số 02/2006/NĐ-HĐTP ngày 12/5/2006. Tại mục 5 Chương XII nghị quyết
này hướng dẫn Điều 165 của BLTTDS: “Về nguyên tắc khi gửi đơn khởi kiện cho Tòa án,
người khởi kiện phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ, chứng minh họ là người có quyền
khởi kiện và những yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên trong trường hợp
vì lý do khách quan nên họ không thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, thì họ phải


nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ. Các tài
liệu, chứng cứ khác người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của
Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án”.
Như vậy, với những tình tiết mà đề bài đưa ra, việc Tòa án từ chối thụ lý với lý do tài
liệu, chứng cứ mà B xuất trình chưa đủ để giải quyết việc bồi thường là sai. Thuộc thẩm
quyền của Tòa án nên Tòa án phải thụ lý vụ án đó, sau đó Tòa có thể yêu cầu B bổ sung
đơn kiện trong thời hạn quy định thì Tòa án tiếp tục thụ lý vụ án; còn nếu B không bổ sung
được thì khi đó Tòa án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho B.
Như vậy, Tòa án từ chối thụ lý là sai.
Tại sao pháp luật lại quy định như vậy?
Xuất phát từ mục đích đặt ra của tố tụng dân sự là xác định sự thật khách quan của vụ
án, bảo vệ lợi ích nhà nước, xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Tòa án sẽ tạo
điều kiện cho đương sự chứng minh những yêu cầu của mình là có căn cứ hợp pháp.
2. Giả sử B không tự thu thập được chứng cứ và có đơn yêu cầu Tòa án thu thập.
Hãy xác định các biện pháp thu thập chứng cứ mà Tòa án có thể thực hiện?
Cơ sở pháp lý: Tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS quy định: “Trong trường hợp đương
sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến
hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập chứng cứ:
a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng
c) Trưng cầu giám định;
d) Quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản;
đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;

2


g) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn
được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự”.

Điều này được hướng dẫn cụ thể tại mục 1 phần IV về thu thập chứng cứ tại Nghị
quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17-9-2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Chứng minh và chứng cứ”.
Nhận định: Các biện pháp thu thập chứng cứ mà Tòa án có thể thực hiện:
Tùy trường hợp cụ thể, Thẩm phán có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp đó để thu
thập chứng cứ. Quá trình này diễn ra như sau: sau khi nhận được thông báo của Tòa án về
việc giao nộp bổ sung chứng cứ, đương sự có đề nghị với Tòa án tiến hành một hoặc một
số biện pháp thu thập chứng cứ với lý do đương sự không thể tự mình thu thập được chứng
cứ. Trong đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ, đương sự phải chỉ rõ cụ
thể tên của một biện pháp hoặc một số biện pháp mà đương sự yêu cầu Tòa án tiến hành.
Đây là cơ sở pháp lý cho những biện pháp thu thập chứng cứ mà Tòa án tiến hành.
Như vậy, các biện pháp thu thập chứng cứ mà Tòa án có thể thực hiện trong tình
huống trên đó là:
- Lấy lời khai của A, B và trong trường hợp có người làm chứng thì sẽ tiến hành lấy
lời khai của người làm chứng;
- Cho A và B đối chất với nhau và trong trường hợp có người làm chứng thì A, B sẽ
đối chất người làm chứng;
- Trưng cầu giám định về thiệt hại sức khỏe cũng như tài sản mà B bị thiệt hại;
- Quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản: Do có sự thiệt hại về tài
sản là chiếc xe máy nên để biết được chiếc xe máy trị giá bao nhiêu thì Tòa án sẽ tiến hành
định giá tài sản;
- Xem xét, thẩm định tại chỗ: việc xem xét, thẩm định tại chỗ là việc Tòa án đến tận
nơi có xe máy bị hỏng trong vụ tai nạn hoặc nơi xảy ra vụ tai nạn – nơi mà A đã gây tai
nạn cho B;
- Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ: trong trường hợp cần phải thu thập
xác minh tài liệu, chứng cứ ở ngoài địa hạt của tòa án thì tòa án sẽ ủy thác thu thập chứng
cứ. Đây là việc tòa án thụ lý giải quyết vụ án của A, B giao cho tòa án khác thu thập, xác
minh tài liệu, chứng cứ;
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được
hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự của A, B.

Các biện pháp này đã được quy định cụ thể trong BLTTDS từ Điều 86 đến Điều 94 và
được hướng dẫn chi tiết trong mục 1 phần IV về thu thập chứng cứ tại Nghị quyết số
04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005.
Tại sao pháp luật lại quy định như vậy?
Sự tích cực chứng minh của tòa án nhằm đảm bảo tìm ra chân lý, có thể làm giảm
được những hậu quả bất lợi cho đương sự trong trường hợp họ không thực hiện được nghĩa
vụ chứng minh của mình. Như vậy, hoạt động chứng minh của tòa án chủ yếu phục vụ cho
việc làm rõ cơ sở quyết định của mình. Trong trường hợp ngoại lệ vì lý do khách quan
đương sự không thể thực hiện được nghĩa vụ chứng minh thì tòa án mới hỗ trợ đương sự

3


thực hiện nghĩa vụ chứng minh làm rõ những sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm
dứt quan hệ pháp luật giữa các đương sự.

LỜI KẾT
Việc cung cấp chứng cứ của các chủ thể khởi kiện là nền tảng để Tòa án xác định căn
cứ cho các yêu cầu của đương sự, xác định tư cách chủ thể của người đi kiện, thời hiệu
cũng như tòa án có thẩm quyền giải quyết và các vấn đề tố tụng khác. Nên mọi giai đoạn
của tố tụng dân sự chứng cứ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, việc nhận thức đúng
vấn đề chứng cứ sẽ là cơ sở lý luận, định hướng đúng đắn cho hoạt động chứng minh nhằm
bảo đảm sự thực thi trong thực tiễn.

4


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB
Công an nhân dân, năm 2012;

2, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004;
3, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2006/NĐHĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải
quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS;
4, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 04/2005/NQHĐTP ngày 17/9/2005 hướng dẫn thi hành một số qui định của BLTTDS về “Chứng minh
và chứng cứ”.

5



×