Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Cơ sở pháp lí của trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.79 KB, 5 trang )

Bài làm:
I.Mở đầu
Cán bộ, công chức là một bộ phận trong bộ máy hành chính nhà nước.Vì
vậy, việc quy định quy chế pháp lí hành chính của cán bộ, công chức, trong đó có
trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại đối với tài sản nhà
nước là một vấn đề mang nhiều ý nghĩa quan trọng.
II.Nội dung.
1.Khái niệm trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức.
Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, làm mất
mát, hư hỏng trang thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức,
đơn vị thì phải chịu trách nhiệm vật chất.
Khái niệm trách nhiệm vật chất nếu hiểu theo nghĩa rộng là lĩnh vực điều
chỉnh riêng của luật dân sự và luật lao động. Do vậy quy định và áp dụng trách
nhiệm vật chất không phải là chức năng đặc thù của luật hành chính.Nhưng trong
giới hạn trách nhiệm vật chất xem xét trên cơ sở các quy định của luật lao động và
chủ yếu trong quan hệ với cán bộ, công chức.
Khái niệm trách nhiệm vật chất theo pháp luật hiện hành, chủ yếu theo các
quy định của luật hành chính hiện hành nói chung là trách nhiệm bồi thường bằng
tiền của cán bộ, công chức cho cơ quan, tổ chức, đơn vị bị thiệt hại về tài sản do
cán bộ, công chức đó làm mất mát, hư hỏng gây ra.
Tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị là trang thiết bị, máy móc, phương tiện,
vật tư, nhà xưởng, trụ sở làm việc, tiền, giấy tờ có giá hoặc các tài sản khác dưới
dạng tiền tệ, tài chính, phần mềm, dữ liệu.
2.Cơ sở pháp lí của trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức.
Trách nhiệm vật chất là một vấn đề quan trọng trong quy chế pháp lí hành
chính của cán bộ, công chức.Pháp lệnh cán bộ, công chức ra đời năm 1998 và được
sửa đổi vào các năm 2000, 2003 cùng những văn bản pháp luật khác đã quy định


về vấn đề này như: Nghị định 47/NĐ-CP ngày 3/5/1997, Nghị định 97/1998/NĐCP ngày 17-11-1999,...Tuy có một hệ thống các văn bản như trên nhưng trách
nhiệm vật chất của cán bộ, công chức vẫn còn một số thiếu sót.Trước tình hình đó,


Luật cán bộ, công chức 2008 ra đời cùng nhiều văn bản pháp luật khác đã làm rõ
hơn về trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại đối với tài sản
nhà nước.Cụ thể:
- Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ngày 10/10/2006 của Chính phủ về xử lí
trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức.
- Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BNV-BTC ngày 20-5-2008 của Bộ
Nội vụ- Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện NĐ 118/2006/NĐ-CP.
- Nghị định số 41/CP ngày 6-7-1995 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỉ luật lao động và trách
nhiệm vật chất (chương III).
- Nghị định 33/2003/NĐ-CP ngày 20-4-2003 của Chính phủ: sửa đổi, bổ
sung một số điều của NĐ 41/CP ngày 6-7-1995.
3.Nội dung trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức khi gây thiệt hại
cho tài sản của Nhà nước.
3.1. Trách nhiệm bồi thường:
Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, làm mất
mát, hư hỏng trang thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, đơn vị thì
phải bồi thường thiệt hại.
* Việc xem xét bồi thường thiệt hại được tiến hành trên cơ sở những nguyên
tắc sau đây :
- Phải căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài
sản thực tế gây ra để quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại, bảo đảm
khách quan, công bằng và công khai.


- Việc cán bộ, công chức bị xử lí kỉ luật không loại trừ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Ví dụ như áp dụng biện pháp trách nhiệm kỉ luật là khiển trách
đồng thời phải chịu trách nhiệm vật chất đối với một cán bộ do làm hỏng cơ sở vật
chất trong phòng làm việc của mình.
- Cán bộ, công chức gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo

quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền.
Nếu không đủ khả năng bồi thường một lần sẽ bị trừ 20% tiền lương hàng tháng
cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
- Trường hợp có nhiều cán bộ, công chức cùng làm mất mát, hư hỏng hoặc
gây thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì họ phải liên đới chịu trách
nhiệm vật chất trên cơ sở mức độ thiệt hại tài sản thực tế và mức độ lỗi của mỗi
người. Ví dụ: 3 người cùng làm hư hỏng máy móc của cơ quan nhà nước với mức
độ lỗi ngang nhau thì họ phải chịu trách nhiệm vật chất như nhau.
- Trường hợp thiệt hại vật chất xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì cán bộ,
công chức liên quan không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Ví dụ như máy điều hòa bị
hỏng do chập điện trong phòng làm việc của anh A, vì đây là nguyên nhân bất khả
kháng, anh A không có lỗi nên không phải bồi thường.
3.2 : Trách nhiệm hoàn trả
Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ gây
thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, đơn vị số tiền mà cơ quan, đơn vị
đã bồi thường cho người bị thiệt hại.
Sau khi đã bồi thường cho người bị thiệt hại, thủ trưởng cơ quan, đơn vị thành lập
hội đồng xét giải quyết việc hoàn trả bồi thường thiệt hại. Hội đồng giúp thủ trưởng cơ
quan, đơn vị xem xét, đánh giá thiệt hại.. trên cơ sở đó kiến nghị mức hoàn trả và
phương thức hoàn trả.
3.3 :Việc xử lí trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức.
Khi phát hiện cán bộ, công chức gây thiệt hại cho tài sản phải xử lí trách nhiệm
vật chất thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức xác minh, sơ bộ đánh giá thiệt hại và
lập biên bản về nội dung vụ việc để làm căn cứ xem xét, xử lí trách nhiệm đối với cán


bộ, công chức.Cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu cán bộ, công chức gây thiệt hại viết bản
tường trình về vụ việc, đề xuất hướng giải quyết; đồng thời thành lập Hội đồng.
Cán bộ, công chức bị xử lí trách nhiệm vật chất có quyền khiếu nại về quyết định
bồi thường thiệt hại của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về

khiếu nại, tố cáo.

III.Kết luận.
Việc quy định trách nhiệm vật chất của công chức tạo điều kiện để cơ quan, tổ
chức giải quyết các vụ việc cụ thể khi cán bộ, công chức làm mất mát, hư hỏng tài sản
của nhà nước. Tuy nhiên, các văn bản quy định về trách nhiệm vật chất còn khá chung
chung nên việc xử lí trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức khi gây ra thiệt hại đối
với tài sản nhà nước còn khá lúng túng.Bộ máy hành chính và cơ quan nhà nước nói
chung hiện nay còn có sự chồng chéo, đối lập về thẩm quyền, mối quan hệ phức tạp,
ngang dọc chưa có sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan với nhau…gây khó khăn
trong việc xác định trách nhiệm thuộc về ai.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam,
NXB.CAND, Hà Nội 2011
2.Bàn về khái niệm trách nhiệm vật chất của công chức, Tạp chí luật học số
10/2006.
3.Bản chất khái niệm trách nhiệm vật chất của công chức, Tạp chí nhà nước
và pháp luật số 12/2006.
4.Nghị định của Chính phủ số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005
về việc xử lí kỉ luật cán bộ, công chức.



×