Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

báo cáo rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 49 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Quảng Ninh là tỉnh biên giới, miền núi, hải đảo, nằm ở địa đầu vùng
Đông Bắc Việt Nam, với tổng diện tích tự nhiên là 610.235,4 ha. Trong đó diện
tích đất lâm nghiệp chiếm khoảng 70,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, do đó
rừng có vai trò quan trọng góp phần phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh.
Năm 2007 thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/005 của Thủ
tướng chính phủ về việc rà soát quy hoạch ba loại rừng. Được sự chỉ đạo của Bộ
Nông Nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Quảng Ninh và Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã tiến hành “Rà soát quy hoạch lại ba loại rừng tỉnh Quảng
Ninh”. Sau khi được thẩm định, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định số
4903/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh, về việc phê
duyệt kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Với mục tiêu bố trí diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hợp lý, giành quỹ
đất cho phát triển rừng sản xuất. Diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch là
427.206,6 ha, trong đó rừng đặc dụng 25.970,6 ha; rừng phòng hộ 136.271,5 ha;
rừng sản xuất 264.964,5 ha.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của Tỉnh, cũng như do
nhu cầu sử dụng đất của người dân. Hiện nay có một phần diện tích được quy
hoạch là rừng phòng hộ và đặc dụng tại Quyết định 4903/QĐ-UBND ngày 27
tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh đến nay không phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế xã hội ở một số địa phương, đặc biệt đối với một số
hộ dân đã sinh sống và đang sản xuất kinh doanh ổn định. Ngược lại một số đối
tượng rừng tự nhiên ở các khu vực sản xuất có tính chất phòng hộ xung yếu cho
các hồ đập; ven biển và khu vực vành đai biên giới, cần phải chuyển sang quy
hoạch là rừng phòng hộ để được bảo vệ tốt hơn, đảm bảo chức năng phòng hộ
của rừng.
Để từ đó tiến hành xác định lâm phần ổn định, ranh giới rõ ràng là cơ sở
để các hộ gia đình đang sinh sống trong vùng rừng phòng hộ, đặc dụng được cấp
QSDĐ và chủ động sản xuất kinh doanh ổn định cuộc sống lâu dài.
Xuất phát từ những lý do trên ngày 06 tháng 7 năm 2012 Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh có văn bản số: 3203/UBND – QLĐĐ1, về việc giải quyết


vướng mắc trong việc cấp GCNQSD đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân
sử dụng đất lâm nghiệp trước khi quy hoạch 3 loại rừng theo Quyết định số:
4903/QĐ-UBND của UBND tỉnh và văn bản chỉ đạo số: 3626/UBND-NLN2,
ngày 30/7/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc rà soát, điều chỉnh
cục bộ quy hoạch lại 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong năm 2012.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn đã tiến hành rà soát, điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin báo cáo
kết quả rà soát, điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh.
1


Phần 1
SỰ CẦN THIẾT, CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG
1. Sự cần thiết phải điều chỉnh
Theo kết quả rà quy hoạch lại 3 loại rừng năm 2007, diện tích đất lâm
nghiệp là 427.206,6 ha, trong đó rừng đặc dụng 25.970,6 ha, rừng phòng hộ
136.271,5 ha, rừng sản xuất 264.964,5 ha. Kết quả quy hoạch đã đảm bảo nhu
cầu phòng hộ, bảo vệ và làm đẹp cảnh quan môi trường, đồng thời tăng khả
năng cung cấp lâm sản của rừng, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai để tạo
ra nhiều của cải vật chất, nâng cao đời sống người dân, phát triển kinh tế xã hội
từ ngành lâm nghiệp.
- Tuy nhiên qua 5 năm thực hiện, đã nảy sinh những bất cập trong công tác
quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp. Biểu hiện ở một số điểm như: Quy hoạch phân
chia 3 loại rừng chưa cập nhật đầy đủ việc giao khoán rừng trước đây, dẫn đến tình
trạng một số diện tích đất lâm nghiệp của hộ gia đình được cấp lâm bạ hoặc giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nằm trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
- Theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, UBND các
huyện, thị xã, thành phố đề nghị điều chỉnh một phần diện tích đất lâm nghiệp sang
mục đích sử dụng khác như: Khai thác khoáng sản; Nuôi trồng thủy sản; Xây dựng

các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH của địa phương.
- Ngược lại một số diện tích đất lâm nghiệp năm 2007 đã được quy hoạch
là rừng sản xuất, tuy nhiên sau 5 năm thực hiện đã xuất hiện tác động tiêu cực
đến chức năng phòng hộ của rừng. Khắc phục tình trạng này, nhằm nâng cao
chức năng phòng hộ của rừng Uỷ ban nhân dân huyện: Vân Đồn; Bình Liêu; Hải
Hà; TP. Hạ Long đã đề nghị chuyển diện tích này sang rừng phòng hộ.
- Để tăng cường công tác bảo vệ an ninh, quốc phòng khu vực biên giới,
ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số: 1380/QĐ-TTg.
Theo đó Đoàn KTQP 327 đã lập dự án Bảo vệ và phát triển rừng vành đai biên
giới giai đoạn 2012 – 2020, trong đó sẽ chuyển 4.044,2 ha rừng sản xuất sang
rừng phòng hộ, thuộc huyện Bình Liêu; huyện Hải Hà; TP.Móng Cái. Nhằm xây
dựng bảo vệ phát triển rừng phòng hộ vành đai biên giới gắn với an ninh quốc
phòng và ổn định đời sống dân cư.
Xuất phát từ những yêu cầu trên việc điều chỉnh quy hoạch hợp lý các loại
rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất. Nhằm đảm bảo về môi trường sinh thái và
bảo tồn nguồn gen của hệ thực vật, an ninh quốc phòng biên giới. Mở rộng khu
vực rừng sản xuất tạo điều kiện cho người dân có tư liệu sản xuất, đáp ứng nhu
cầu nguyên liệu và các mặt hàng lâm sản trên thị trường đang ngày một gia tăng
là hết sức cần thiết.
2. Những căn cứ pháp lý để thực hiện.
- Luật Đất đai năm 2013;
2


- Căn cứ luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Nghị định số
23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát
triển rừng năm 2004.
- Căn cứ Quyết định 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Căn cứ Quyết định 61/2005/QĐ – BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 của
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, về việc ban hành bản quy định về tiêu
chí phân cấp rừng phòng hộ;
- Căn cứ Quyết định 62/2005/QĐ – BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 của
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, về việcban hành bản quy định về tiêu
chí phân cấp rừng đặc dụng;
- Căn cứ Thông tư hướng dẫn số 24/2009/TT-BNN, ngày 05/5/2009 của
Bộ Nông nghiệp &PTNT, về việc hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất sang
rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sau rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị số
38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Căn cứ Quyết định số 4903/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2007của
UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại
rừng tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 phê duyệt Quy hoạch
xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và
ngoài năm 2050
- Căn cứ Nghị quyết số: 144/NQ-HĐND ngày 31 tháng 5 năm 2014 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh, về việc thông qua Quy hoạch môi trường
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Căn cứ Quyết định số: 3599/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2013 của
UBND tỉnh Quảng Ninh, về việc phê duyệt Quy hoạch chế biến gỗ trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;
- Căn cứ Quyết định số: 1418/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2014 của
UBND tỉnh Quảng Ninh, về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Căn cứ Văn bản số 3203/UBND – QLĐĐ1 ngày 06 tháng 7 năm 2012
của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, về việc giải quyết vướng mắc trong việc
cấp GCNQSD đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lâm
3



nghiệp trước khi quy hoạch 3 loại rừng theo Quyết định số 4903/QĐ-UBND của
UBND tỉnh;
- Căn cứ Văn bản số 3626/UBND-NLN2 ngày 30 tháng 7 năm 2012 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, về việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch lại 3
loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong năm 2012.
- Căn cứ văn bản số 1162/TCLN-KL ngày 27/8/2012 của Tổng cục lâm
nghiệp về việc trả lời kiến nghị của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
- Căn cứ Văn bản số: 335/TTr-KHĐT ngày 28/2/2013 của Sở Kế hoạch
và Đầu tư, về việc thẩm định, phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí Công
trình:“Rà soát, điều chỉnh quy hoạch lại 3 loại rừng”.
- Căn cứ Quyết định số: 699/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2013 của
UBND tỉnh Quảng Ninh, về việc phê duyệt đề cương, dư toán xây dựng Đề án:
Rà soát, điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
3. Tài liệu sử dụng
- Báo cáo và bản đồ rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh năm
2007 (Theo Quyết định số 4903/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh);
- Hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;
- Bản đồ giao đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, được thành
lập theo Quyết định số: 1128/QĐ-UBND ngày 10/4/2007 của UBND tỉnh
Quảng Ninh, về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán thành lập bản đồ địa
chính tỷ lệ 1/10.000; lập hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

4


Phần 2

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TRƯỚC ĐIỀU CHỈNH
1. Điều kiện tự nhiên.
1.1. Vị trí địa lý.
- Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, có tổng diện tích tự
nhiên là: 6.102,35 Km2.
- Có toạ độ địa lý:
+ Từ 20040’ đến 21044’ vĩ độ Bắc;
+ Từ 106035’đến 108000’ kinh độ Đông.
- Về địa giới:
+ Phía bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và tỉnh Lạng Sơn.
+ Phía Nam giáp TP. Hải Phòng và tỉnh Hải Dương.
+ Phía Đông và Đông Nam là vịnh Bắc Bộ.
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn.
1.2. Địa hình địa thế
Địa hình địa thế ở Quảng Ninh có thể chia thành 3 vùng chính:
1.2.1. Vùng núi thấp đến trung bình Nam Mẫu - Bình Liêu
Điển hình của vùng này là các cánh cung thuộc hai dãy Nam Mẫu (Yên
Tử) và Bình Liêu được ngăn cách nhau bởi thung lũng các sông Ba Chẽ, sông
Phố Cũ và sông Tiên Yên.
Địa hình trên hai dải Nam Mẫu và Bình Liêu vẫn mang những đường nét
kiến tạo rõ rệt với đặc điểm chung là đỉnh tương đối nhọn, sườn dốc, mức độ
chia cắt mạnh. Mức độ chênh lệch về độ cao lớn, trung bình khoảng 500m – 700
m tạo thành hệ thống sông suối ngắn có độ dốc lớn.
1.2.2. Vùng đồi và đồng bằng duyên hải
- Ở đây gồm các đồng bằng nhỏ hẹp và thung lũng xen đồi núi chạy dài
theo hướng Đông Bắc đến Tây Nam trước khi gặp biển. Đặc trưng của vùng này
là địa hình ít phức tạp hơn có độ cao phổ biến từ 50 - 200 m, độ dốc thoải, có
nhiều đỉnh dông bằng phần lớn có nguồn gốc từ phù sa cổ.
1.2.3. Vùng quần đảo

Khoảng 3 nghìn đảo lớn nhỏ khác nhau, được sắp thành hàng nối tiếp
nhau chạy từ Mũi Ngọc đến Hòn Gai. Tạo thành hình cánh cung song song với
cánh cung Đông Triều. Trong số này có những đảo lớn như đảo Cái Bầu, đảo
Trà Bản, Cô Tô... Độ cao phổ biến của các đảo khoảng 100m. Hiếm thấy những
đỉnh cao > 200m
5


1.3. Khí hậu
Quảng Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu
biển, ở đây có 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: ẩm và nóng từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 92%
tổng lượng mưa cả năm, chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Tây Nam nóng và ẩm.
- Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng mạnh
của gió mùa Đông Bắc lạnh và khô hanh.
Nhìn chung, khí hậu của Quảng Ninh thuận Lợi cho sản xuất đa dạng các
loại cây trồng nông - lâm nghiệp song hạn chế chính của khí hậu là: lượng mưa
lớn lại tập trung theo mùa gây xói mòn và rửa trôi lớn ở những vùng núi cao
dốc, các lưu vực sông suối do đó cần tạo ra những vùng phòng hộ đầu nguồn để
giữ đất, giữ nước và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
1.4. Thuỷ văn
- Quảng Ninh có nhiều sông suối nhưng phần lớn là nhỏ, lòng sông hẹp và
dốc, cự ly ngắn lại chạy thẳng từ vùng núi ra biển nên hầu hết sông trong tỉnh
không có vùng trung lưu, cửa sông khá rộng.
- Bao gồm 8 con sông chảy trên địa bàn tỉnh đó là: sông Bạch Đằng, sông
Đá Bạc, sông Diễn Vọng, sông Hà Cối, sông Ba Chẽ, sông Phố Cũ, sông Tiên
Yên và sông Đầm Hà.
Nhìn chung các sông đều có diện tích lưu vực nhỏ, độ dốc lớn và khả năng
điều tiết nước yếu. Các sông này đều bắt nguồn từ vùng núi cánh cung Đông
Triều, độ chênh cao khá lớn, nhiều gềnh thác.

Mạng lưới suối khá dày đặc, mật độ 1,6 km/1km 2. Tuy diện tích lưu vực
các sông suối nhỏ nhưng đặc điểm thuỷ văn cũng tương đối phức tạp, sự phân bố
dòng chảy trong năm không đều. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa cạn bắt
đầu từ tháng 11 đến tháng 4, lượng nước chảy trên sông, suối chủ yếu dựa vào
nguồn nước ngầm là chính. Do vậy cần phải xây dựng các hồ đập chứa nước lớn
nhỏ, xây dựng một hệ thống rừng phòng hộ hợp lý, lâu bền có ý nghĩa lớn cho
việc cung cấp nước để phát triển sản xuất cây trồng lâm - nông nghiệp.
1.5. Đất đai
Theo các tài liệu điều tra nghiên cứu về đất, Quảng Ninh hiện có 5 nhóm
đất chính:
- Nhóm đất Feralít mùn vàng nhạt trên núi trung bình (FH)
- Nhóm đất Feralít mùn vàng đỏ trên núi thấp (F)
- Nhóm đất Feralít đỏ vàng điển hình vùng đồi (F)
- Nhóm đất phù sa thung lũng và đồng bằng ven biển
- Nhóm đất đá vôi
6


Nhìn chung: Địa chất thổ nhưỡng ở Quảng Ninh có những đặc điểm khá
đặc trưng:
- Các loại đá tạo đất thường là sa thạch và mác ma axít kết tủa chua. Bản
thân chúng là các loại đá nghèo dinh dưỡng, kiến trúc hạt thô, khó phong hoá nên
đất hình thành trên nó cũng nghèo, kết cấu rời rạc, dễ bị rửa trôi và xói mòn.
- Các loại phiến thạch sét, phù sa cổ và phù sa mới khá màu mỡ nhưng
diện tích lại ít, phần nhiều bị ảnh hưởng của nước mặn ven biển nên sẽ bị hạn
chế trong canh tác nông - lâm nghiệp.
- Các diện tích núi đá, bãi cát, đầm, hồ nước tuy chúng không thuận lợi
cho sản xuất nông - lâm nghiệp nhưng mặt mạnh của chúng chỉ ở Quảng Ninh
mới có như tạo thành những quần thể cảnh quan du lịch, phục vụ công nghiệp và
nuôi trồng thuỷ sản.

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
Sự đa dạng về tài nguyên khí hậu, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản,
tài nguyên sinh học sẽ tạo điều kiện cho Quảng Ninh phát triển đa dạng các loài
cây trồng.
Quảng Ninh có hệ sinh thái tự nhiên biển với nhiều cảnh quan có giá trị
bảo tồn thiên nhiên, giá trị thẩm mỹ cao là động lực cho phát triển du lịch.
Đất lâm nghiệp chiếm 70,2% diện tích tự nhiên, là tiềm năng để phát triển
lâm nghiệp.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1. Dân cư
Tổng số: 1.172.600 người (niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm
2011). Trong đó dân số nông thôn chiếm 41,5%, dân số đô thị chiếm 58,53%.
Bình quân số người trong hộ gia đình là 3,67 người/hộ. Tỷ lệ tăng tự nhiên hàng
năm: khoảng 1%. Mật độ dân số toàn tỉnh là 190 người/km 2. Trong đó thành phố
Hạ Long mật độ dân số cao nhất với 817 người/km2, huyện Ba Chẽ mật độ dân
số thấp nhất là 32 người/km 2, có sự chênh lệch khá lớn giữa các địa phương
đồng bằng với miền núi của tỉnh.
2.2. Cơ cấu lao động
Năm 2011 là: Nông, lâm, thủy sản chiếm 42,4%; Công nghiệp, xây dựng
chiếm 27,90%; Dịch vụ chiếm 29,7%. Thu nhập bình quân GDP đầu người của
Quảng Ninh rất cao, xếp thư 5 toàn quốc, đạt khoảng 2.264USD/năm (năm
2011). Lương bình quân của người lao động cũng rất cao, so với các khu vực
xung quanh khác
2.3. Thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh
2.3.1. Tổng sản phẩm xã hội và tăng trưởng kinh tế:
7


Bảng 01: Tổng sản phẩm xã hội của Tỉnh qua các giai đoạn
TT


Các lĩnh vực kinh tế

1
2
3
4
 

Nông lâm thủy sản
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
Thuế sản phẩm
Tổng

Năm 2005
(tỷ đồng)
824
6.395
4.071
1.342
12.633

Năm 2010 Năm 2011
(tỷ đồng)
(tỷ đồng)
2.373
3.147
21.914
32.052

13.388
17.267
4.166
6.295
41.841
58.761

Năm 2012
3.611
33.571
21.424
7.010
65.616

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2012)
Trong giai đoạn 2006- 2011, Quảng Ninh đạt mức tăng trưởng bình quân
12,0% cao gần gấp đôi mức tăng trưởng bình quân cả nước là 6,5%; riêng năm
2012 tốc độ tăng trưởng GDP của Quảng Ninh đạt 7.4% cao hơn mức bình quân
chung cả nước là 5,25%. So sánh với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh vẫn đạt
mức tăng trưởng cao.
Bảng 02: So sánh tốc độ tăng trưởng của Tỉnh với một số tỉnh thành phố
trong khu vực (GDP- %).
Quảng
Hải
Bắc
Toàn
Năm
Hà Nội
Hải Phòng
Ninh

Dương
Giang
quốc
2011
12,06
5,89
11,03
9,3
10
6,24
2012
7,4
5,03
8,12
5,3
9,7
5,25
(Nguồn: Đơn vị tư vấn tổng hợp)
2.3.2. Cơ cấu kinh tế
Bảng 03: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các giai đoạn
Cơ cấu kinh tế (%)
TT
Các ngành
Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1
Nông nghiệp
6,5
5,7
5,4
5,5

2
Công nghiệp
50,6
52,3
54,5
51,2
3
Dịch vụ
32,3
32,0
29,4
32,6
4
Thuế sản phẩm
10,6
10,0
10,7
10,7
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2012)
2.3.3. Thu nhập bình quân đầu người:
Bảng 04: Thu nhập bình quân đầu người từ năm 2005-2011 (nghìn đồng)
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
2012
Quảng Ninh

11.525 14.297 18.088 23.008 28.616 36.107 50.094

55.246

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2012)

2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng
2.4.1. Giao thông
- Giao thông đường bộ
Mật độ mạng lưới đường không cao nhưng hệ thống giao thông đường bộ
của Quảng Ninh về cơ bản đã đáp ứng được chức năng liên kết, vận tải trong
khu vực. Các tuyến giao thông trọng yếu phân bố chủ yếu tại khu vực duyên hải
ven biển, kết nối các Đô thị, khu kinh tế tạo thành trục phát triển liên hoàn. Tại
8


khu vực các huyện miền núi, mật độ đường thấp nhưng vẫn có thể tiếp cận được
với hệ thống giao thông chung của tỉnh.
- Giao thông đường hàng không
Hiện liên kết hàng không liên vùng của tỉnh vẫn thông qua cảng hàng
không quốc tế Nội Bài- Hà Nội và cảng hàng không quốc tế Cát Bi- Hải Phòng
- Giao thông đường thủy
Gồm hệ thống gồm khoảng 121 cảng biển và hệ thống đường thủy nội địa,
dẫn đầu là cụm cảng Hòn Gai (đại diện tiêu biểu là cảng Cái Lân) và cụm cảng
Cẩm Phả (đại diện là cảng Cửa Ông). Đây là hai cụm cảng có lượng hàng hóa
lưu thông nhiều nhất của tỉnh Quảng Ninh
Ngoài ra Quảng Ninh có 2 bến hành khách lớn, mang tầm cỡ quốc gia là
bến Tuần Châu và bến Hòn Gai (và tương lai sẽ là tầm cỡ quốc tế). Đây là địa
điểm cập bến của các tàu khách du lịch, thông quan với Hải Phòng và các cảng
nội địa khác
Số lượng cảng, bến rất nhiều nhưng những bến có công suất lớn thì chiếm
tỷ lệ nhỏ (10%); số còn lại quy mô nhỏ được hình thành do nhu cầu thị trưởng
như trên sông Mạo Khê, Diễn vọng, khu vực Cẩm Phả và trên sông Móng Cái.
Cơ sở hạ tầng của cảng bến chưa được các doanh nghiệp đầu tư đúng mức
(cầu cập tàu, kho , bãi) vẫn dựa vào điều kiện tự nhiên nhiều.
Do cơ sở vật chất thiếu và phạm vi bến bãi hạn chế nên bến khách du lịch

Hạ Long, Cái Rồng những ngày cao điểm tỏ ra lộn xộn gây vất vả cho đơn vị
quản lý bến và khó khăn cho khách.
- Giao thông đường sắt
Quảng Ninh có một tuyến đường sắt cấp quốc gia dài 64,08 km kết nối Kép
- Đông Triều, Uông Bí và Hạ Long, và đang xây dựng tuyến nhánh tới Cảng Cái
Lân. Các tuyến đường sắt khác đều phục vụ vận chuyển than - mặc dù do
Vinacomin độc quyền vận hành và sử dụng nhưng vẫn được coi là các tuyến
giao thông công cộng. Tuy nhiên hầu như đường sắt chủ yếu để chở hàng hóa và
không mang tính chất giao thông vốn có của nó
- Giao thông công cộng
Hiện tại tỉnh Quảng Ninh có 9 tuyến xe buýt (trong đó: có 3 tuyến nội thị, 5
tuyến nội tỉnh, 1 tuyến liền kề). Nối các vùng trong tỉnh (Hạ Long, Hoành Bồ,
Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều, Vân Đồn, Móng Cái) và có 1 tuyến nối với Hải
Dương. Tuy hệ thống này phục vụ rất hiệu quả nhưng cần nâng cấp chất lượng
phục vụ hơn nữa.

9


2.4.2. Thuỷ lợi
Hệ thống các công trình thuỷ lợi hiện có khoảng 80% theo yêu cầu của
tỉnh, một số các công trình được đầu tư lớn như đập Yên Lập, Tràng Vinh, Đầm
Hà Động, các đập: Khe Chè, Bến Châu ... Một số công trình khác còn tạm thời,
nhiều công trình đang bị xuống cấp do vậy năng lực của các công trình thuỷ lợi
chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho diện tích canh tác đất nông nghiệp.
2.4.3. Giáo dục
Hệ thống giáo dục và mạng lưới trường lớp của tỉnh Quảng Ninh tương đối
đầy đủ các loại hình đào tạo như: Công lập, dân lập, bán công, tư thục, bán trú,
chuyên ban... Trung tâm hướng nghiệp giáo dục thường xuyên được xây dựng
đều khắp trong tỉnh. Cơ sở giáo dục hiện nay gồm 668 cơ sở, trong đó:

- Mầm non: 208 trường (công lập 193 trường, ngoài công lập 15 trường).
- Tiểu học: 183 trường (công lập 182 trường, ngoài công lập 1 trường).
- Trung học cơ sở: 147 trường (công lập 147 trường).
- Trường phổ thông cơ sở (Cấp I và cấp II): 43 trường (trong đó công lập
42 trường, ngoài công lập 1 trường).
- Trung học phổ thông: 57 trường (trong đó công lập 36 trường, ngoài công
lập 12 trường).
- Giáo dục thường xuyên: 15 trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường
xuyên cấp huyên, cấp tỉnh.
- Giáo dục nghề nghiệp: 2 trường trung cấp chuyên nghiệp (1 trường thuộc
tỉnh), 3 trường trung cấp nghề (1 trường tư thục), 2 trường cao đẳng nghề (thuộc
tập đoàn than khoáng sản Việt Nam)
- Đại học: 1 trường đại học (Đại học công nghiệp Quảng Ninh), 1 phân
hiệu đại học ngoại thương Quảng Ninh, 6 trường cao đẳng (3 trường thuộc về
tỉnh)
Các khu vực vùng sâu vùng xa và hải đảo cũng được tạo điều kiện xây dựng các
công trình trường học chắc chắn, đảm bảo an sinh xã hội cho những người miền
núi và người dân tộc
2.4.4. Y tế
Trên địa bàn Quảng Ninh hiện có 1 bệnh viện Việt Nam- Thủy Điển Uông
Bí (bệnh viện tuyến Trung Ương); 2 Trung tâm y tế ngành than (Mạo Khê và
Vàng Danh); 5 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh; 5 bệnh viện chuyên khoa tuyến
tỉnh; 6 bệnh viện đa khoa huyện; 4 trung tâm y tế huyện thực hiện 2 chức năng
KCB và dự phòng; 1 Phân viện; 10 Phòng khám đa khoa khu vực; 186 Trạm y tế
xã/phường, 1 trường Cao đẳng Y tế;
Nhìn chung cơ sở vật chất của các cơ sở y tế bị quá tải, cần chú trọng đầu
10


tư phát triển chất lượng của ngành y tế trong bối cảnh phát triển mới, đáp ứng

các yêu cầu ngày càng cao của người dân trong nước, khách nước ngoài.
* Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh
- Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế động lực phía Bắc của Việt Nam, có
hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, rất thuận lợi cho việc giao
lưu kinh tế với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt Quảng Ninh có cửa khẩu với
Trung Quốc và các nước trong khu vực qua vùng biển. Đây là lợi thế quan trọng
để giao lưu kinh tế hàng hoá, văn hoá xã hội với cả nước và quốc tế.
- Có tỷ lệ đất lâm nghiệp cao (70,2%), phần lớn dân cư gắn bó với rừng và
đất lâm nghiệp, có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong trồng rừng,
bảo vệ rừng, xây dựng trại rừng, vườn rừng. Những năm gần đây được sự quan
tâm của nhà nước, của tỉnh, các ngành có liên quan, sự chuyển đổi nhận thức
của nhân dân nên công tác trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, trồng rừng
nguyên liệu gỗ trụ mỏ, trồng cây đặc sản và phát triển kinh tế vườn rừng đã thu
được những hiệu quả kinh tế.
3. Tình hình sử dụng đất đai tài nguyên rừng trước khi rà soát điều chỉnh.
3.1. Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh theo Quyết định số: 4903/QĐ-UBND.
Theo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng được phê duyệt tại Quyết định
số: 4903/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh, về
việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh, thì tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh là: 427.206,6 ha, chi
tiết tại Bảng 03; Bảng 04:

11


Bảng 05: Quy hoạch 3 loại rừng theo Quyết định số: 4903/QĐ-UBND
ĐVT: ha
STT

Loại đất, loại rừng


Diện tích (ha)

Tổng diện tích đất lâm nghiệp
1
Rừng tự nhiên
1.1 Rừng gỗ lá rộng
Rừng giàu
Rừng trung bình
Rừng nghèo
Rừng phục hồi
1.2 Rừng hỗn giao
Gỗ - tre - nứa
Lá rộng - lá kim
1.3 Rừng Vầu
1.4 Rừng ngập mặn
1.5 Rừng núi đá
2
Rừng trồng
2.1 RT có trữ lượng
2.2 RT chưa có M
2.3 Rừng đặc sản
2.4 Rừng ngập mặn
3
Đất chưa có rừng
3.1 Ia
3.2 Ib
3.3 Ic
3.4 Đất khác (Núi đá chưa có rừng cây; đất bãi triều…)


427.206,6
166.701,0
119.632,8
12.475,3
20.520,9
86.636,6
21.978,2
21.978,2
1.644,1
18.117,9
5.328,0
100.515,5
27.176,8
60.338,3
12.986,1
14,3
159.990,1
41.985,6
72.729,5
45.180,9
94,1

3.2. Quy hoạch 3 loại rừng theo chức năng
Bảng 06: Quy hoạch 3 loại rừng theo chức năng
ĐVT: ha
STT

Loại đất, loại rừng
Tỷ lệ (%)


Đất lâm nghiệp
1
Rừng tự nhiên
2
Rừng trồng
3
Đất chưa có rừng
3.1 Ia
3.2 Ib
3.3 Ic
Đất khác (Núi đá chưa
3.4 có rừng cây; đất bãi
triều…)

Diện tích
(ha)
100,0
427.206,6
166.701,0
100.515,5
159.990,1
41.985,6
72.729,5
45.180,9
94,1

Rừng
Rừng
Rừng
đặc dụng phòng hộ sản xuất

6,1
31,9
62,0
136.271,
25.970,6
5 264.964,5
21.536,7 67.456,5 77.707,8
1.862,5 28.574,0 70.079,0
2.571,3 40.241,2 117.177,6
548,8 10.537,6 30.899,2
1.226,2 19.634,8 51.868,5
796,3
9.979,7 34.404,9
89,1

5,0

Từ bảng trên cho thấy hiện trạng đất lâm nghiệp chiếm 70,2% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh, trong đó:
12


3.3. Cơ cấu rừng và đất lâm nghiệp 3 loại rừng trước rà soát điều chỉnh.
3.3.1. Rừng đặc dụng:
Tổng diện tích rừng đặc dụng là 25.970,6 ha; chiếm 6,1% tổng diện tích
đất lâm nghiệp, gồm 7 khu thuộc các loại hình Vườn quốc gia; Khu bảo tồn
thiên nhiên; rừng văn hóa lịch sử; rừng nghiên cứu khoa học và thực nghiệm.
Với chức năng chính là bảo tồn và phát huy các giá trị về đa dạng sinh học, bảo
tồn các giá trị văn hóa lịch sử...
- Các khu rừng đặc dụng này đã được xây dựng trên cơ sở các công trình

nghiên cứu công phu và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời gian
qua do thực hiện tốt các quy chế quản lý sử dụng rừng đặc dụng, nên cơ bản đã
phát huy chức năng của các khu rừng. Đối tượng này cần tiếp tục quan tâm đầu
tư để duy trì, ổn định về ranh giới, diện tích, quy mô của các khu rừng. Tùy theo
chức năng cụ thể của từng khu rừng, tiến hành đồng bộ các giải pháp đối với các
khu rừng như sau:
a) Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn Kỳ Thượng
Là khu rừng đặc dụng có diện tích lớn nhất 15.637,7 ha, phân bố ở các
xã: Đồng Sơn; Kỳ Thượng; Đồng Lâm; Vũ Oai; Hoà Bình – huyện Hoành Bồ. Ở
đây có các loài sinh vật, môi trường sống và cảnh quan thiên nhiên có giá trị đặc
biệt, có các loài sinh vật đặc hữu và các loài động, thực vật quý hiếm được ghi
trong sách đỏ Việt Nam. Hệ sinh thái tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao, độ
che phủ của rừng chiếm 90,1%, tỷ lệ diên tích đất nông nghiệp và đất thổ cư
chiếm không đáng kể. Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng cần luôn được quan
tâm bảo vệ nghiêm ngặt nhằm bảo tồn loài, cá thể động thực vật có tính chất đặc
hữu của vùng Đông – Bắc Việt Nam. Cần hết sức thận trọng khi tác động tới
khu rừng bởi các giải pháp kinh tế - kỹ thuật có thể làm thay đổi số lượng các
thể, thành phần loài vốn có. Hết sức hạn chế việc sử dụng các khu đất trống vào
mục đích khác. Ngoại trừ phần diện tích thổ canh thổ cư bao quanh các hộ gia
đình, làng bản sinh sống lâu đời tại đây. Để người dân yên tâm sản xuất và
không có các tác động xấu tới khu bảo tồn, ranh giới giữa Khu bảo tồn với ranh
giới các hộ gia đình sẽ được điều chỉnh bóc tách theo ranh giới giao đất của khu
BTTN Đồng Sơn – Kỹ Thượng đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định
số: 2041/QĐ-UBND ngày 13/8/2013.
b) Vườn quốc gia
Quảng Ninh duy nhất có một vườn quốc gia Bái Tử Long. Đây là một khu
vực tự nhiên bao gồm nhiều đảo nổi và các vụng, áng, Có hợp phần đất ngập
nước biển. Vườn quốc gia Bái Tử Long có diện tích lớn đứng thứ hai trong các
khu rừng đặc dụng của tỉnh. Vườn quốc gia nằm trên địa phận 3 xã Minh Châu;
Vạn Yên; Hạ Long - huyện Vân Đồn. Là khu vực có nhiều mẫu, đại diện cho

13


vùng sinh thái đảo biển, với 494 loài thực vật, trong đó có 8 loài nằm trong sách
đỏ Việt Nam và 3 loài nằm trong sách đỏ thế giới. Tài nguyên động vật cũng
phong phú, có tới 37 loài thú, trong đó có 4 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam,
15 loài bò sát, trong đó có 5 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Theo các nghiên
cứu về tài nguyên biển, Bái Tử Long còn có hàng nghìn loài hải sản có giá trị
đặc biệt về khoa học và giá trị bảo tồn cao.
Từ khi thành lập được sự quan tâm của các cấp các ngành, BQL Vườn
quốc gia Bái Tử Long đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá
trị đa dạng sinh học của hệ sinh thái Rừng – Biển đạc trưng của duyên hải Bắc
bộ. Ranh giới của Vườn đã được hoạch định, cần được duy trì ổn định, bền
vững, hạn chế các hoạt động vì mục đích kinh tế làm tổn hại đến hệ sinh thái
Động – Thực vật trên cạn và dưới nước trong khu vực. Đối với hoạt động du
lịch sinh thái cần hết sức thận trọng trong việc lập quy hoạch và triển khai hoạt
động, bởi tính nhạy cảm của các hệ sinh thái dễ bị tổn thương của khu vực.
c) Rừng văn hoá, di tích lịch sử, cảnh quan
Toàn tỉnh có 3 khu: Rừng văn hoá, di tích lịch sử, cảnh quan môi trường
Yên Tử; Rừng văn hoá lịch sử, cảnh quan Yên lập, rừng văn hoá lịch sử cảnh,
quan môi trường thành phố hạ Long (Phường bãi Cháy).
- Rừng di tích, văn hoá, lịch sử Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công thành
phố Uông Bí và một phần của xã Tràng Lương huyện Đông Triều, là danh sơn
nổi tiếng của nước ta, ngoài giá trị lịch sử, di tích văn hoá đã được xếp hạng cấp
Quốc gia, khu rừng này còn mang nhiều giá trị về đa dạng sinh học với nhiều
loài thực vật đặc hữu: Tùng; Trúc; Mai Vàng Yên Tử và các loài động thực vật
đặc trưng của khu vùng Đông – Bắc. Hàng năm đã thu hút hàng triệu khách
tham quan du lịch trong và ngoài nước. Năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã có
Quyết định số: 1671/QĐ - TTg ngày 26/9/2011 phê duyệt nâng cấp thành Rừng
Quốc gia Yên Tử, điều này đã khẳng định hơn nữa tầm quan trọng và giá trị của

khu rừng. Tuy nhiên tại lân cận khu rừng có một bộ phận dân cư các dân tộc
thiểu số thuộc xã Thượng Yên Công đã sinh sống lâu đời, lên một phần diện tích
khu rừng đã được chuyển đổi sang rừng sản xuất theo Quyết định trên. Phần
ranh giới, diện tích đã được phê duyệt cần duy trì ổn định, bền vững và thực
hiện đúng nội dung phương án quy hoạch đã được phê duyệt.
- Rừng văn hoá lịch sử Yên Lập, nằm tại phường Minh Thành – thị xã
Quảng Yên với tổng diện tích 33,5 ha. Khu rừng này là di tích lịch sử văn hoá,
tưởng niệm Bác Hồ. Khu rừng này do cộng đồng quản lý, bảo vệ theo phong tục
tập quán, có truyền thống gắn bó với cộng đồng về đời sống văn hoá và tín
ngưỡng. Ngày 05 tháng 6 năm 1997 khu rừng đã chính thức được UBND tỉnh
Quảng Ninh ra quyết định thành lập, ranh giới; diện tích khu rừng được duy trì
14


ổn định bền vững. Các tác động chính vào khu rừng tập trung vào nhóm giải
pháp tôn tạo nâng cao chất lượng cảnh quan khu rừng.
- Rừng văn hoá cảnh quan môi trường thành phố Hạ Long thuộc phường
Bãi Cháy, thuộc hợp phần cảnh quan của kỳ quan thiên nhiên thế giới mới vịnh
Hạ Long. Khu rừng có vai trò hết sức quan trọng phát huy giá trị di sản Thiên
nhiên. Thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể Vịnh Hạ Long, một phần diện
tích của khu rừng đã được điều chuyển đến nay diện tích khu rừng là 278,5 ha.
Diện tích này cần được duy trì ổn định, bền vững và cần quan tâm đầu tư cải tạo,
nâng cao phẩm chất, giá trị thẩm mỹ khu rừng và phát huy giá trị phòng hộ giữ
đất, giữ nước và điều hòa không khi.
c) Rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học
Khu rừng thuộc phường Hà Khẩu - thành phố Hạ Long với diện tích 64,4
ha. Có chức năng chính là: Nghiên cứu cấu trúc rừng; phòng chống cháy rừng;
phòng chống sâu bệnh hại; trồng khảo nghiệm; thử nghiệm các loài cây quý. Từ
khi được thành lập cơ quan Kiểm lâm Vùng I, đã thực hiện tốt các giải pháp, bảo
vệ bền vững khu rừng và triển khai các hoạt động nghiên cứu thuộc các đề tài

cấp nhà nước, cấp bộ và cấp tỉnh.
3.3.2. Rừng phòng hộ:
- Diện tích rừng phòng hộ 136.271,5 ha; chiếm 31,9 % tổng diện tích đất
lâm nghiệp thuộc các loại hình: phòng hộ đầu nguồn 94.046,9 ha; phòng hộ ven
biển chắn sóng lấn biển 20.404,5 ha; phòng hộ môi trường dân cư 21.363,8 ha;
phòng hộ chắn gió, chắn cát bay 456,3 ha. Đai rừng phòng hộ được thiết lập tại
thời điểm 2007 phù hợp với tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ quy định tại Quyết
định 61/2005/QĐ-BNN đã phát huy khả năng phòng hộ của rừng trên toàn tỉnh.
Tuy nhiên việc quy hoạch đai rừng phòng hộ được phân chia theo ranh giới
khoảnh. Vì vậy một số diện tích nhỏ lẻ không đủ tiêu chí quy hoạch rừng phòng
hộ được gộp vào. Mặt khác chưa bóc tách phần diện tích nhỏ lẻ đã được giao đất
giao rừng cho các hộ gia đình trước năm 2007, do vậy đã nẩy sinh một số bất
cập trong việc quản lý, sử dụng rừng cần được điều chỉnh cho phù hợp. Nội
dung này sẽ được trình bày ở các phần tiếp theo.
3.3.3. Rừng sản xuất:
- Diện tích rừng sản xuất 264.964,5 ha; chiếm 62% tổng diện tích đất lâm
nghiệp. So với thời gian trước năm 2007 thì diện tích rừng sản xuất đã đươc điều
chỉnh tăng thêm 26.257,8 ha ở các địa phương: Uông Bí; Hoành Bồ; Hạ Long;
Cẩm Phả; Tiên Yên; Bình Liêu; Hải Hà; Móng Cái. Với cơ cấu này đã tạo thêm
quy đất để phát triển các hàng hóa lâm, đặc sản góp phần nâng cao đồi sống và
thu nhập cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình. Tuy nhiên tại quy hoạch này,
cũng đã điều chỉnh giảm một số diện tích rừng sản xuất chuyển sang chức năng
15


phòng hộ đã nêu ở phần trên. Một số điểm bất hợp lý của việc điều chỉnh đã gây
khó khăn cho các tỏ chức cá nhân tổ chức kinh doanh rừng đã đầu tư vào rừng
sản xuất, mà không thể thực hiện khai thác và tái tạo lại rừng trong chu kỳ kế
tiếp, hiện thực này đòi hỏi phải tiếp tục điều chỉnh.
- Sau khi thực hiện quy hoạch lại 3 loại rừng năm 2007, một số dự án phát

triển KT-XH thuộc các lĩnh vực như: Khai thác khoáng sản; xây các công trình
thủy lợi; các công trình giao thông; các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng
khác... được triển khai thực hiện trên đai rừng sản xuất. Mặt khác diện tích được
quy hoạch là rừng sản xuất, lại tồn tại ở lân cận các hồ đập; đầu nguồn sinh thủy
hoặc nằm trong vanh đai biên giới, nên cần phải điều chỉnh sang chức năng
phòng hộ nhằm phát huy chức năng phòng hộ của rừng.
3.4. Quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp theo chủ quản lý năm 2007
Bảng 07: Diện tích loại đất, loại rừng theo chủ quản lý
Đơn vị: ha
Chủ quản lý
Loại đất, rừng

Tổng

DNNN

BQL.R
P. Hộ

Đất lâm nghiệp

427.206,6

89.796,8

33.332,4

6.616,6

106.937,0


11.052,0

1.962,1

146.812,2

30.697,6

I. Rừng tự nhiên

166.701,0

33.829,8

19.771,2

5.124,9

19.672,8

5.070,8

638,9

63.885,9

18.706,6

II. Rừng trồng


100.515,6

28.457,3

3.674,0

545,6

40.675,5

3.493,6

608,9

18.447,1

4.613,6

III. Đ. Chưa có Rừng

159.990,1

27.509,6

9.887,2

946,1

46.588,7


2.487,6

714,3

64.479,2

7.377,4

BQLR
Đ.dụng

Hộ G.Đ

T.thể

LLVT

UBND

Chủ
khác

Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về xã hội hóa
nghề rừng, đến năm 2007 tỉnh Quảng Ninh đã giao cho các tổ chức và cá nhân,
quản lý và sử dụng rừng, được trình bày chi tiết ở bảng trên. Tuy nhiên việc giao
đất chưa gắn với giao rừng. Để tiếp tục thực hiện các chính sách của nhà nước
về đổi mới các nông lâm trường quốc doanh và để tổ chức, quản lý rừng bền
vững, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH, thu hút đầu tư từ các nguồn lực, cơ cấu
sử dụng đất lâm nghiệp tiếp tục được điều chỉnh khi triển khai các dự án.

3.5. Đánh giá công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch 3 loại rừng
3.5.1. Đánh giá công tác quy hoạch 3 loại rừng năm 2007
Thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng
Chính phủ, về việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng. Được sự chỉ đạo của Bộ Nông
Nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Quảng Ninh và Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã tiến hành “Rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh”.
Sau khi được thẩm định, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định số 4903/QĐUBND ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh, về việc phê duyệt kết quả
rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Kết quả như sau:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch là 427.206,6 ha, trong đó rừng
16


đặc dụng 25.970,6 ha, rừng phòng hộ 136.271,5 ha, rừng sản xuất 264.964,5 ha.
a) Về mục tiêu:
- Rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng của tỉnh theo tiêu chí hiện hành, phù hợp
với quy hoạch 3 loại rừng toàn quốc và phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh.
- Xây dựng lâm phần ổn định, có ranh giới rõ ràng, thuận tiện cho quản lý
và phát triển bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn xã, huyện, tỉnh.
b) Về thành quả
- Đã xây dựng bản đồ phân cấp phòng hộ phân cấp rừng phòng hộ ban
hành theo quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Khảo sát kiểm chứng thực địa: Đã điều chỉnh quy mô từng loại rừng
và thống nhất với UBND xã, huyện.
c) Về phương pháp:
Áp dụng tiêu chí đối với vùng A trong bản quy định về tiêu chí phân cấp
rừng phòng hộ ban hành kèm theo quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12
tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Xây dựng bản đồ nhân tố: Bản đồ độ dốc ; Bản đồ độ cao tương đối; Bản
đồ lượng mưa; Bản đồ đất 2 nhân tố

- Sử dụng phần mềm ARC/VIEW 3.2 để chồng xếp các bản đồ đơn tính
- Xác định diện tích lâm phận phòng hộ đầu nguồn của tỉnh
- Đã xây dựng được bản đồ phân cấp phòng hộ đầu nguồn mà trên đó thể
hiện ba cấp (rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu). Những lô có diện tích nhỏ
đan xen lẫn nhau dạng “da báo” manh mún khó xác định trên thực địa. Phải
ghép gộp những lô nhỏ lẻ nằm trọn trong 1 khoảnh. Quá trình gộp ghép này đã
tạo ra sai số.
- Bản đồ thành quả phân cấp phòng hộ lý thuyết : Đã đáp ứng yêu cầu đặt ra.
d) Về kiểm chứng thực địa
- Việc thu thập số liệu hiện trạng rừng theo 3 loại rừng trong huyện (theo
chương trình theo dõi diễn biến TNR hàng năm), đã tiến hành chi tiết đến xã,
huyện, tỉnh; bản đồ, số liệu kiểm kê đất năm 2005.
- Bổ xung ranh giới đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp lên bản đồ
hiện trạng.
Nhìn chung công tác rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh
năm 2007, đã thực hiện đúng theo chỉ thị số: 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ và các Quyết định 61; Quyết định 62 của Bộ Nông nghiệp & PTNT
17


về hướng dẫn tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Quy hoạch lại 3
loại rừng tỉnh Quảng Ninh năm 2007 đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT thẩm
định tại Văn bản số: 1347/BNN-LN ngày 17/5/2007; Hội đồng nhân dân tỉnh
Quảng Ninh thông qua tại Nghị quyết số: 19/2007/NQ – HĐND ngày
15/12/2007 và UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt tại Quyết định số:
4903/QĐ-UBND ngày 27/12/2007.
* Tuy nhiên, một tồn tại lớn trong công tác quy hoạch 3 loại rừng năm
2007 là chưa xét tới nội dung giao đất, giao rừng thời gian trước mà chỉ căn cứ
chủ yếu vào yếu tố kỹ thuật, xây dựng bản đồ lý thuyết để chia tách các loại
rừng. Do vậy các lô rừng đã giao cho các chủ thể quản lý, được khoanh gộp

vào rừng phòng hộ, đặc dụng. Từ đó nảy sinh những vướng mắc trong quản lý
đất đai và lợi ích của các tổ chức, cá nhân, HGĐ cụ thể là rừng trồng được các
tổ chức, cá nhân, HGĐ bỏ vốn đầu tư đến khi thành thục công nghệ gặp khó
khăn khi khai thác, vận chuyển, tiêu thụ lâm sản, hưởng lợi và cấp GCN QSDĐ.
Mặt khác cũng chính vì lý do trên mà một số diện tích đất lâm nghiệp
được chuyển sang mục đích khác như: Khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy
sản ; xây dựng cơ sở hạ tầng… cũng vẫn được phân cấp là phòng hộ xung yếu
hoặc rất xung yếu và được quy hoạch cho rừng phòng hộ.
3.5.2. Đánh giá thực hiện quy hoạch 3 loại rừng từ năm 2007:
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại văn bản số
227/BNN-LN ngày 06/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai
nhiệm vụ sau khi phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng. UBND
tỉnh Quảng Ninh đã có Văn bản số 216/UBND-NLN2 ngày 06/3/2009 của
UBND tỉnh Quảng Ninh về việc triển khai nhiệm vụ sau khi phê duyệt kết quả
rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng. Các tổ chức, cá nhân có sử dụng rừng đã
nghiêm chỉnh triển khai hiện kết quả như sau:
- Năm 2010 đã triển khai rà soát lại và xây dựng Quy hoạch bảo vệ và
phát triển rừng đối các khu rừng phòng hộ và đặc dụng trên địa bàn tỉnh.
- Năm 2011 đã thực hiện xong việc cắm mốc phân định ranh giới 3 loại
rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Năm 2012 đã tiến hành tiến hành thực hiện lập quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 – 2020.
- Một số huyện; thị xã; thành phố đã tiến hành lập quy hoạch - kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện giai đoạn 2012 – 2020.
Sau 5 năm thực hiện quy hoạch cơ bản đã bảo vệ và phát triển tốt 3 loại
rừng thể hiện ở một số chỉ tiêu chủ yếu sau : Diện tích trồng rừng hàng năm tăng
từ 10 – 12 nghìn ha/năm ; Độ che phủ rừng tăng từ 47,55% vào năm 2007 lên
18



52,8% vào năm 2012; Sản lượng khai thác tăng từ 100 nghìn đến 250 nghìn m 3
gỗ; Sản lượng khai thác nhựa Thông bình quân đạt 2.063 tấn/năm…
Tuy nhiên qua 5 năm thực hiện, đã nảy sinh những bất cập như: việc quy
hoạch 3 loại rừng chưa cập nhật đầy đủ thông tin về giao đất; giao rừng trước
năm 2007, dẫn đến một số diện tích đất lâm nghiệp của hộ gia đình được cấp
lâm bạ hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với mục đích sử dụng là rừng
sản xuất, sau quy hoạch lại 3 loại rừng lại thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
Dẫn đến khó khăn cho công tác phát triển sản xuất và cấp đổi lại GCN QSDĐ.
- Một số dự án phát triển KT-XH thuộc các lĩnh vực như: khai thác
khoáng sản; Nuôi trồng thủy sản; Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng... đã
được thực hiện trên đất lâm nghiệp, nên chủ đầu tư và UBND các huyện, thị xã,
thành phố đề nghị chuyển mục đích sử dụng tại hầu hết các địa phương trong
Tỉnh với tổng số 7.569,8 ha, làm thay đổi quy mô của 3 loại rừng.
- Một số diện tích năm 2007 đã được quy hoạch là rừng sản xuất, tuy
nhiên sau 5 năm thực hiện đã xuất hiện nhiều tác động tiêu cực đến chức năng
phòng hộ của rừng. Uỷ ban nhân dân các huyện: Vân Đồn; Bình Liêu; Hải Hà;
TP. Hạ Long đã đề nghị chuyển những diện tích này sang rừng phòng hộ.
- Thực hiện Quyết định số: Quyết định số: 1380/QĐ-TTg ngày 12/8/2011,
nhằm xây dựng bảo vệ phát triển rừng phòng hộ vành đai biên giới gắn với an ninh
quốc phòng và ổn định đời sống dân cư, đã quyết định chuyển 4.044,2 ha rừng sản
xuất sang rừng phòng hộ, thuộc các huyện Bình Liêu; huyện Hải Hà; TP.Móng
Cái, điều này đã làm thay đổi cơ cấu 3 loại rừng trên địa bàn các khu vực.
Để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, phát huy khả năng phòng hộ của
rừng và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, cũng như phù hợp
với quy hoạch của các ngành. UBND Tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT
rà soát điều chỉnh cục bộ quy hoạch lại 3 loại rừng trên địa bàn Tỉnh. Kết quả rà
soát, điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng như sau:

19



Phần 3
KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH CỤC BỘ 3 LOẠI RỪNG
1. Khái quát chung về kết quả điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng.
Căn cứ vào các tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ; rừng đặc dụng ban hành
theo Quyết định 61; Quyết định 62 của Bộ NN&PTNT và tình hình quản lý sử
dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được UBND huyện; thị xã;
thành phố có diện tích cần điều chỉnh đã phối hợp với đơn vị tư vấn ( thuộc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tiến hành rà soát điều chỉnh thực địa và tổ
chức hội nghị thống nhất ( theo biên bản đính kèm). Kết quả rà soát điều, chỉnh
cục bộ 3 loại rừng trên địa bàn Tỉnh được tổng hợp và trình bày ở Bảng 4 sau:
Bảng 08: Kết quả điều chỉnh quy hoạch lại 3 loại rừng
ĐVT: ha
STT

Loại rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp
1

Rừng đặc dụng
Vườn quốc gia Bái Tử
Long
Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ
Thượng
Rừng Văn hóa lịch sử Yên
Tử huyện Đông Triều
Rừng Văn hóa lịch sử Yên
Tử TP.Uông Bí
Rừng Văn hóa lịch sử Yên

Lập
Rừng VHLS cảnh quan Hạ
Long
Rừng nghiên cứu khoa học

1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
2

Rừng phòng hộ

2.1
2.2
2.3

Phòng hộ đầu nguồn
Phòng hộ chắn gió; cát bay
Phòng hộ mô trường
Phòng hộ chắn sóng, lấn
biển

2.4
3

Rừng sản xuất


Tổng
diện tích
426.977,1
25.046,3

Diện tích đất có rừng
Đất chưa
Rừng tự
Rừng
có rừng
Cộng
nhiên
trồng
333.552, 143.462,
190.090,4 93.424,2
9
5
22.268,6 20.794,3
1.474,3
2.777,7

5.941,8

5.303,0

5.125,0

178,0


638,8

15.593,8

13.709,7

13.284,5

425,2

1.884,1

511,4

511,4

459,2

52,2

2.622,9

2.463,6

1.925,6

538,0

33,5


33,5

33,5

278,5

183,0

183,0

64,4

64,4

91.281,6
456,3
16.898,7

64,4
101.276,
8
72.135,1
456,3
8.383,4

24.617,3
268.677,0

133.253,8


159,3

95,5

59.889,7

41.387,1

31.977,1

38.614,5

19.146,5

4.368,1

33.520,6
456,3
4.015,3

20.302,1

16.907,2

3.394,9

4.315,2

210.007,
6


62.778,5 147.229,1

58.669,4

8.515,4

Chi tiết điều chỉnh rừng và đất lâm nghiệp như sau:
STT
1
2
3

Hạng mục điều chỉnh
Chuyển từ đất lâm nghiệp sang mục đích khác
Cập nhật diện tích đất lâm nghiệp ngoài 3 loại rừng
theo Diễn biến tài nguyên rừng hàng năm
Cập nhật diện tích rừng trồng hoàn nguyên môi tại
các bãi thải Đèo Nai và Khe Sim
20

Diện tích
-7.569,9
7.060,3
280,1


Cộng chênh lệch

-229,5


Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sau khi
rà soát điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng là 426.977,1 ha, lớn hơn so với hiện trạng
rừng và đất lâm nghiệp tại Nghị quyết 22/NQ-CP ngày 07/02/1013 là 38.583 ha.
Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do diện tích đất lâm nghiệp sau rà soát
điều chỉnh được thống kê, cập nhật theo tiêu chí phân loại rừng và đất lâm nghiệp
của ngành Nông nghiệp và được hướng dẫn tại Văn bản số: 162/LN-ĐTCB về
việc ban hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật Rà soát quy hoạch 3 loại rừng. Đối với
hiện trạng đất lâm nghiệp tại Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 07/02/2013 lại được
thống kê và cập nhật theo tiêu chí phân loại đất của ngành Tài nguyên và Môi
trường được hướng dẫn tại Thông tư số: 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 về
việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất. Theo đó việc thống kê đất lâm nghiệp đã có sự khác biệt, diện
tích đất lâm nghiệp sau rà soát bao gồm diện tích đất có rừng có rừng (rừng trên
cản và rừng ngập mặn), diện tích đất trống đồi núi trọc chưa có cây, núi đá có
cây, đất bãi triều có khả năng trồng rừng ngập mặn. Tuy nhiên diện tích đất lâm
nghiệp tại Nghị quyết 22/NQ-CP chỉ bao gồm diện tích đất lâm nghiệp có rừng
những loại đất còn lại được thống kê vào các hạng mục tương ứng như sau:
Sau rà soát điều chỉnh
(theo Văn bản số: 162/LN-ĐTCB)
- Đất rừng ngập mặn.
- Đất trống, đồi núi trọc
- Núi đá có cây
- Đất bãi triều có khả năng trồng rừng
ngập mặn phòng hộ
- Đất vườn rừng (đất trồng cây ăn quả
trên đồi).

Hiện trạng đất lâm nghiệp tại Nghị
Quyết 22/NQ-CP (theo Thông tư số:

08/2007/TT-BTNMT)
- Đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn.
- Đất đồi chưa sử dụng
- Đất núi đá chưa sử dụng
- Đất bằng chưa sử dụng.
- Đất trồng cây lâu năm.

Sự sai khác số liệu về diện tích đất lâm nghiệp sau rà soát so với số liệu
hiện trạng rừng được phê duyệt tại Nghị quyết 22/NQ-CP, ngày 24/7/2013, về
nội dung này Sở Tài nguyên và Môi trường đã thống nhất và đề nghị UBND
Tỉnh cho phép Sở Nông nghiệp và PTNT sử dụng số liệu đất lâm nghiệp theo
tiêu chí phân loại của Ngành Nông nghiệp và PTNT, để tiến hành xây dựng các
dự án có liên quan (Có biên bản kèm theo).
Từ kết quả Bảng 04 cho thấy tại Quảng Ninh vẫn tồn tại 3 loại rừng theo
chức năng là: Đặc dụng; phòng hộ; sản xuất. Tuy nhiên sau khi điều chỉnh cục
bộ, cơ cấu 3 loại rừng đã có sự thay đổi như sau:
1.1. Rừng đặc dụng

21


- Gồm các loại hình: 01 Vườn quốc gia; 01 Khu bảo tồn thiên nhiên; 01 Rừng
quốc gia; 03 Khu rừng bảo vệ cảnh quan, văn hóa lịch sử; 01 Rừng nghiên cứu khoa
học và thực nghiệm.
- So với diện tích rừng Đặc dụng đã quy hoạch năm 2007, thì tổng diện
tích rừng đặc dụng sau điều chỉnh cục bộ đã giảm: 924,4 ha.
- Diện tích đất có rừng của các khu rừng đặc dụng là 22.268,6 ha, chiếm tỷ
lệ lớn 88,9 %, trong đó rừng tự nhiên chiếm 83% và rừng trồng 5,9 %; diện tích
đất chưa có rừng chỉ chiếm 11,1%, tồn tại chủ yếu ở các nơi cao xa, đang có xu
hướng phục hồi dần.

- Tổng diện tích rừng đặc dụng tại Quảng Ninh sau điều chỉnh là: 25.046,3 ha,
có ý nghĩa rất quan trọng mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế về hệ sinh thái động thực
vật đặc trưng của vùng Đông Bắc – nơi giao thoa của các khu hệ Hoa Nam - Hải
Nam – Vân Nam và bản địa, với nhiều loài đặc hữu và quý hiếm cần phải lưu
giữ và bảo tồn. Ngoài ra các Khu rừng đặc dụng còn có tầm quan trọng trong
việc bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa – tinh thần, lịch sử và cảnh quan. Mọi tác
động đến rừng đặc dụng đều có thể gây ảnh hưởng xấu, làm suy giảm các giá trị
nêu trên. Với ý nghĩa ấy, rừng đặc dụng này cần phải được duy trì ổn định và có
những phương án quản lý, sử dụng rừng một cách bền vững, để tránh làm tổn
hại đến những hệ sinh thái, cũng như các di tích lịch sử - văn hóa.
1.2. Rừng phòng hộ
- Sau điều chỉnh vẫn duy trì tại Quảng Ninh 4 loại hình rừng phòng hộ: Đầu
nguồn; Chắn gió, chắn cát bay; Chắn sóng lấn biển và phòng hộ Môi trường.
- Diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ sau khi điều chỉnh là: 133.253,8 ha,
chiếm 31,2%, so với quy hoạch năm 2007 là: 136.271,4 ha, chiếm 31,9 %. Như vậy
diện tích rừng phòng hộ đã được điều chỉnh giảm 3.017,7 ha sang rừng sản xuất và
sang mục đích khác, tại các địa phương: Đông Triều; Uông Bí; Hạ Long; Cẩm Phả;
Ba Chẽ; Tiên Yên; Đầm Hà.
- Diện tích đất có rừng trong rừng phòng hộ là: 101.276,8 ha chiếm 76,0%,
trong đó: rừng tự nhiên chiếm 44,9%, rừng trồng chiếm 31,1%, còn lại đất chưa có
rừng chiếm 24,0% nằm nhỏ lẻ, manh mún và ở những vị trí cao xa trong các khu
rừng phòng hộ. Kết quả này cho thấy trong thời gian qua rừng Phòng hộ đã được
quan tâm, đầu tư bảo vệ và phát triển, cơ bản đã hoàn thành tiêu chí xây dựng rừng
phòng hộ.
- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp Quy hoạch cho rừng phòng hộ sau khi
điều chỉnh tăng so với Nghị quyết số: 22/NQ-CP ngày 07/02/2013 là 4.253,8 ha,
(chỉ tiêu của Nghị quyết đến năm 2020 là: 129.000 ha).
1.3. Rừng sản xuất
- Trong thời gian qua rừng sản xuất đã được các Công ty; tổ chức; HGĐ
quan tâm đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ mỏ; gỗ giấy; gỗ xây dựng...loài cây

chủ yếu được trồng là các loài Keo; Thông; Bạch Đàn... ngoài ra tại các huyện
22


Miền Đông còn phát triển trồng các loài cây đặc sản như: Hồi; Quế... Diện tích
trồng rừng sản xuất hàng năm khoảng 8.000 – 10.000 ha/năm, với chu kỳ 5 – 7
năm, mang lại sản phẩm hàng hóa trên 250 nghìn m3 gỗ thương phẩm.
- Qua kết quả rà soát điều chỉnh diện tích rừng sản xuất là: 268.677,0 ha,
chiếm 62,9 % diện tích đất lâm nghiệp. So với định hướng quy hoạch quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015)
tỉnh Quảng Ninh, tại Nghị quyết số: 22/NQ-CP ngày 07/02/2013, diện tích rừng
sản xuất cao hơn so với chỉ tiêu Nghị quyết là 35.968,0 ha (chỉ tiêu của Nghị
quyết đến năm 2020 là: 232.709 ha). Qua rà soát cũng cho thấy: tiềm năng đất đai
giành cho sản xuất lâm nghiệp của tỉnh còn lớn, sản xuất lâm nghiệp trong thời
gian gần đây có nhiều thuận lợi, nhiều nhà máy chế biến gỗ được UBND tỉnh cho
phép hoạt động trên địa bàn, một số nhà đầu tư nước ngoài đang có nhu cầu đầu
tư trồng rừng kinh tế tại Quảng Ninh với quy mô lớn... Chính vì thế việc quy
hoạch lại rừng sản xuất với diện tích 268.677,0 ha tại Quảng Ninh là phù hợp.
2. Kết quả rà soát điều chỉnh chi tiết 3 loại rừng.
2.1. Kết quả rà soát, điều chỉnh rừng đặc dụng.
2.1.1. Rừng đặc dụng sau rà soát, điều chỉnh phân theo đơn vị hành chính.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh các khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn
6 huyện; Thị xã; Thành phố, phân bố như sau:
Bảng 09: Diện tích rừng đặc dụng phân theo đơn vị hành chính
ĐVT: ha
STT
1
2
3
4

5
6

Tên huyện
Vân Đồn
Hoành Bồ
Đông Triều
Uông Bí
Quảng Yên
Hạ Long
Cộng tổng

Tổng
diện tích
5.941,8
15.593,8
511,4
2.622,9
33,5
342,9
25.046,3

Diện tích đất có rừng
Rừng tự
Rừng
Cộng
nhiên
trồng
5.303,0
13.709,7

511,4
2.463,6
33,5
247,4
22.268,6

5.125,0
13.284,5
459,2
1.925,6

20.794,3

178,0
425,2
52,2
538,0
33,5
247,4
1.474,3

Đất
chưa có
rừng
638,8
1.884,1
159,3
95,5
2.777,7


- Tại huyện Vân Đồn: Rừng đặc dụng được quy hoạch là Vườn quốc gia
Bái Tử Long có diện tích 5.941,8 ha, thuộc địa phận 3 xã Minh Châu; Vạn Yên;
Hạ Long huyện Vân Đồn. Diện tích Vườn Quốc gia được duy trì ổn định và
không có sự điều chỉnh.
- Tại Hoành Bồ: Là khu rừng đặc dụng có diện tích lớn nhất 15.593,8 ha,
phân bố ở các xã: Đồng Sơn; Kỳ Thượng; Đồng Lâm; Vũ Oai; Hoà Bình. Diện
tích giảm 43,9 ha so với quy hoạch năm 2007, do bóc tách diện tích đất nằm xen
kẹp với đất thổ canh thổ cư cho các HGĐ sinh sống lâu đời trong khu vực.
23


- Huyện Đông Triều: Duy trì ổn định 511,4 ha thuộc hợp phần của rừng di
tích lịch sử Yên Tử.
- Thành phố Uông Bí: Là khu rừng quốc gia với diện tích 2.622,9 ha,
được nâng cấp từ Khu rừng di tích văn hóa – lịch sử. Cơ bản diện tích được giữ
nguyên, sau khi đã tách 324,6 ha đất của các HGĐ tại xã Thượng Yên Công
diện tích này sẽ được điều chỉnh chuyển sang rừng sản xuất.
- Tại thị xã Quảng Yên: Duy trì ổn định 33,5 ha rừng đặc dụng di tích –
lịch sử, văn hóa tại Yên Lập – phường Minh Thành là khu tưởng niệm lãnh tụ
Hồ Chí Minh.
- Tại thành phố Hạ Long: Có 2 khu rừng đặc dụng là:
+ Rừng nghiên cứu khoa học và thực nghiệm: gồm 64,4 ha thuộc phường
Hà Khẩu – thành phố Hạ Long, diện tích khu rừng được duy trì ổn định, không
có sự điều chuyển.
+ Khu rừng văn hóa – lịch sử - CQMT: tại phường Bãi Cháy sau khi điều
chỉnh có 278,5 ha rừng đặc dụng. So với quy hoạch năm 2007 diện tích khu
rừng giảm 555,8 ha, sang các mục đích phát triển KT-XH khác không phải đất
lâm nghiệp.
2.1.2. Rừng đặc dụng sau rà soát, điều chỉnh phân theo loại hình.
Bảng 10: Diện tích rừng đặc dụng phân theo loại hình

ĐVT: ha
Diện tích đất có rừng
STT

Khu rừng phòng hộ theo chức
năng

1

Vườn quốc gia Bái Tử Long

2

Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng

3
4

Rừng Văn hóa lịch sử Yên Tử huyện
Đông Triều
Rừng Văn hóa lịch sử Yên Tử
TP.Uông Bí

5

Rừng Văn hóa lịch sử Yên Lập

6

Rừng VHLS cảnh quan Hạ Long


7

Rừng nghiên cứu khoa học
Cộng tổng

Tổng
diện tích

Cộng

Rừng tự
nhiên

Rừng
trồng

Đất
chưa

rừng

5.941,8

5.303,0

5.125,0

178,0


638,8

15.593,8

13.709,7

13.284,5

425,2

1.884,1

511,4

511,4

459,2

52,2

2.622,9

2.463,6

1.925,6

538,0

33,5


33,5

33,5

278,5

183,0

183,0

64,4

64,4

64,4

25.046,3

22.268,6

20.794,3

1.474,3

159,3

95,5

2.777,7


a) Khu bảo tồn thiên nhiên đồng Sơn Kỳ Thượng
Là khu rừng đặc dụng có diện tích lớn nhất, phân bố ở các xã: Đồng Sơn;
Kỳ Thượng; Đồng Lâm; Vũ Oai; Hoà Bình. Do điều kiện kinh tế xã hội, tập
quán canh tác của địa phương.... Như vậy sau rà soát quy hoạch, tổng diện tích
khu rừng là: 15.593,8 ha. Qua nghiên cứu các nguồn tài liệu cho thấy: Ở đây có
các loài sinh vật, môi trường sống và cảnh quan thiên nhiên có giá trị đặc biệt,
có các loài sinh vật đặc hữu và các loài động, thực vật quý hiếm được ghi trong
24


sách đỏ Việt Nam. Hệ sinh thái tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao, độ che
phủ của rừng chiếm 90,1%, tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư chiếm
không đáng kể.
b) Vườn quốc gia
Quảng Ninh duy nhất có một vườn quốc gia Bái Tử Long. Đây là một khu
vực tự nhiên bao gồm nhiều đảo nổi và các vụng, áng, Có hợp phần đất ngập
nước biển. Vườn quốc gia Bái Tử Long có diện tích lớn đứng thứ hai trong các
khu rừng đặc dụng của tỉnh. diện tích đất lâm nghiệp của vườn sau rà soát, điều
chỉnh 5.941,8 ha. Vườn quốc gia nằm trên địa phận 3 xã Minh Châu; Vạn Yên;
Hạ Long huyện Vân Đồn. Là khu vực đại diện cho một trong nhiều mẫu, đại
diện cho vùng sinh thái đảo biển, với 494 loài thực vật, trong đó có 8 loài nằm
trong sách đỏ Việt Nam và 3 loài nằm trong sách đỏ thế giới. Tài nguyên động
vật cũng phong phú, có tới 37 loài thú, trong đó có 4 loài có tên trong sách đỏ
Việt Nam, 15 loài bò sát, trong đó có 5 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Theo
các nghiên cứu về tài nguyên biển, Bái Tử Long còn có hàng nghìn loài hải sản
có giá trị đặc biệt về khoa học và giá trị bảo tồn cao.
c) Rừng văn hoá, di tích lịch sử, cảnh quan
Bao gồm: rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh. Toàn tỉnh
có 3 khu: Rừng văn hoá, di tích lịch sử, cảnh quan môi trường Yên Tử; Rừng
văn hoá lịch sử, cảnh quan Yên lập, rừng văn hoá lịch sử cảnh, quan môi trường

thành phố hạ Long (Phường bãi Cháy).
- Rừng văn hoá, di tích lịch sử, cảnh quan môi trường Yên Tử thuộc xã
Thượng Yên Công thành phố Uông Bí và một phần của xã Tràng Lương huyện
Đông Triều, là danh sơn nổi tiếng của nước ta, nơi có các cảnh quan lịch sử, di
tích văn hoá, nơi kết hợp hài hoà giữa chiều sâu lịch sử và cảnh đẹp của thiên
nhiên. Với tiềm năng về nguồn gen động thực vật quý hiếm, tiềm năng phục vụ
tham quan lễ hội truyền thống. Hàng năm đã thu hút hàng vạn khách tham quan
du lịch trong và ngoài nước đến đây để chiêm bái cảnh phật.
- Rừng văn hoá lịch sử cảnh quan môi trường thành phố Hạ Long thuộc
phường Bãi Cháy, nơi đây có nhiều di tích lịch sử, có địa thế để xây dựng khu
rừng cảnh quan môi trường cho thành phố Hạ Long. Để phục vụ cho phát triển
kinh tế xã hội của địa phương, nên sau rà soát điều chỉnh diện tích của khu rừng
còn lại là 278,5 ha.
- Rừng văn hoá lịch sử Yên Lập, nằm tại phường Minh Thành – thị xã
Quảng Yên, tổng diện tích 33,5 ha. Nơi đây cán bộ và nhân dân huyện Yên
Hưng đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và nói chuyện, kể từ đó đã mang
theo một ý nghĩa văn hoá lịch sử. Ngày 05 tháng 6 năm 1997 đã chính thức được
UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định công nhận là khu di tích lịch sử văn hoá,
25


×