Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Dánh giá cây TRỒNG, vật NUÔI bản địa có lợi THẾ HÀNG hóa đối với ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số TỈNH ĐĂKLĂK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.53 KB, 34 trang )

NỘI DUNG 1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
BẢN ĐỊA CÓ LỢI THẾ HÀNG HÓA ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ TỈNH ĐĂKLĂK
1. Khái quát thực trạng kinh tế- xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số
tỉnh Đắk Lắk
1.1. Thực trạng nhân khẩu và phân bố dân cư
1.1.1. Số lượng dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Nằm ở vị trí trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ (còn gọi là Tây
Nguyên) Đăk Lăk có tổng diện tích tự nhiên là 1.953.546 ha, là tỉnh có quy mô
diện tích lớn nhất nước. Địa giới hành chính của tỉnh Đăk Lăk được xác định
bởi: Phía Bắc giáp tỉnh Gia lai, phía Tây giáp Cam pu chia với biên giới dài
240km, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Lâm
Đồng và Bình Phước. Toàn tỉnh được chia thành 18 đơn vị hành chính trực
thuộc bao gồm 17 huyện và một thành phố cấp tỉnh là Buôn Ma Thuột.
Hiện nay, dân số của tỉnh có trên 1.847 ngàn người người, mật độ dân số
đạt trên 137 người/km² với 47 dân tộc. Người Kinh chiếm trên 70%; các dân
tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn
tỉnh trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc tại chỗ (cư dân bản địa) và đồng bào
dân tộc từ các tỉnh phía Bắc di cư tự do, ngoài ra còn một số dân tộc khác đến
làm ăn sinh sống, đi lẻ với số lượng không lớn. Trong số đồng bào dân tộc tại
chỗ có 3 dân tộc chiếm số lượng lớn là Ê đê, Giarai, M’nông, trong đó dân tộc
Ê đê chiếm 49%; dân tộc Nùng chiếm 9,2%; dân tộc Tày chiếm 9,0%, còn lại là
các dân tộc Cơ Ho, X’Tiêng, Phù Lá, Khơ Mú, Mạ, Giấy, La Hủ, Lự, Chút...
Dân số nông thôn ở Đăk Lăk chiếm trên 80% dân số toàn tỉnh. Đồng bào dân
tộc cư trú rải rác ở khắp các địa phương, trong đó cư trú chủ yếu ở nông thôn, ở
vùng sâu, vùng xa.
1.1.2. Dân tộc thiểu số, phân bố và đặc điểm tập quán của đồng bào dân
tộc
Thành phần dân tộc ở Đăk Lăk rất đa dạng và phức tạp, mỗi dân tộc ở
Đăk Lăk, kể cả dân tộc đông người, bao gồm từ nhiều nhóm địa phương hợp



thành. Mỗi nhóm này có tên gọi riêng, có những yếu tố ngôn ngữ và sinh hoạt
văn hóa riêng tồn tại cho đến tận ngày nay. Trong các buôn làng có sự pha trộn
về huyết thống, thường là giữa người Ê đê và M’nông, Ê đê và Giarai, Hrê và
Bana, Giarai và Chăm.... Các dân tộc đông người như Ê đê, Giarai và M’nông
thường quy tụ vào một số địa bàn cư trú nhất định trong mỗi vùng còn các dân
tộc ít người khác cư trú phân tán, thường là ở những vùng giáp ranh.
Sự phân bố dân cư các dân tộc bản địa ở Đăk Lăk mang tính tộc người,
trải qua quá trình lịch sử đã hình thành nên những “lãnh thổ tộc người”, do nhu
cầu sản xuất, sinh hoạt và tự vệ. Trong “lãnh thổ tộc người” này hình thành nên
những cụm dân cư. Mỗi cụm dân cư là một buôn làng. Các buôn làng mang
tính khép kín, tổ chức tự quản và hoàn toàn độc lập với nhau về mọi mặt: kinh
tế, văn hóa, tổ chức sinh hoạt xã hội.
Điều kiện sống của đồng bào dân tộc nhìn chung là khó khăn. Ở những
vùng đồng bào dân tộc cư trú tập trung, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, giao
thông không thuận lợi cho việc đi lại, làm ăn sinh sống và giao lưu văn hóa. Về
mùa mưa, đường sá đi lại lầy lội, ô tô không thể vào tới xã, do vậy vào mùa này
ở vùng sâu, vùng xa gần như cách biệt với bên ngoài, sản phẩm làm ra khó tiêu
thụ. Hệ thống thủy lợi ở đây còn lạc hậu, về mùa khô nguồn nước không đáp
ứng đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
sản xuất các nông sản trên địa bàn tỉnh.
Đồng bào dân tộc thiểu số hầu hết sống theo kiểu tự túc tự cấp, ít giao
lưu buôn bán, trao đổi với bên ngoài. Sản xuất hàng hóa mới chỉ đang hình
thành ở một số vùng đã định canh định cư ổn định và vùng định cư, luân canh.
Mặc dù điều kiện sống có nhiều khó khăn, song vùng đồng bào dân tộc cư trú ở
Đăk Lăk còn đang chứa đựng nhiều tiềm năng lớn về đất đai và lao động chưa
được khai thác. Ở đây có thể xây dựng những vùng chuyên chuyên sản xuất:
lâm sản, cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu...), cây lương thực hoa màu,
chăn nuôi đàn gia súc, phát triển nghề rừng. Mặc dù vậy, hiện tại, do vốn đầu tư
sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng đồng bào dân tộc còn nhỏ, cho nên

khả năng tổ chức cho đồng bào sản xuất theo công nghệ tiên tiến, hiện đại còn
rất hạn chế. Điều đó cản trở việc khai thác những tiềm năng về cây trông vật
nuôi có lợi thế hàng hóa ở vùng đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk.


1.2. Thực trạng phát triển kinh tế
1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân
Kinh tế của tỉnh trong thời gian qua duy trì được tốc độ tăng trưởng khá
cao và tương đối ổn định; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, song mức độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ ngành chưa cao.
Tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2012
đạt 12,1%. Riêng trong năm 2014, tổng sản phẩm xã hội đạt khoảng 37.700 tỷ
đồng, tăng 9,2% so với thực hiện năm 2013, đạt 99,4% KH. Trong đó: Giá trị
ngành nông, lâm, thủy sản 16.420 tỷ đồng; Giá trị ngành công nghiệp - xây
dựng 6.440 tỷ đồng; Giá trị ngành dịch vụ 14.840 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế năm 2014 (theo giá hiện hành): Nông, lâm, thủy
sản 45%, công nghiệp - xây dựng 16,7% , dịch vụ 38,3%. Thu nhập bình quân
đầu người theo giá hiện hành 31,4 triệu đồng/năm; Huy động vốn đầu tư toàn
xã hội khoảng 13.500 tỷ đồng, bằng khoảng 23,3% tổng sản phẩm xã hội. Tổng
mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn 49.425 tỷ đồng, tăng 29,8% so với thực
hiện năm 2013. Về phát triển hạ tầng, thuỷ lợi bảo đảm tưới chủ động cho 76%
diện tích cây trồng có nhu cầu tưới, cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc bê tông hóa
95% các tuyến đường tỉnh, 73% hệ thống đường huyện, 38% đường xã và liên
xã, có 95% số thôn, buôn có điện, trong đó có 96,8% số hộ được dùng điện.
1.2.2. Thực trạng nghèo đói và xóa đói giảm nghèo
a. Thực trạng nghèo đói ở tỉnh Đăk Lăk
Ở Đăk Lăk đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng 30%) dân số,
các hộ nghèo nằm rải rác ở các huyện trên toàn tỉnh. Theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo
trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm nhanh trong mấy năm gần đây, giảm từ
48,26% năm (năm 2005) xuống còn 14,98%/năm (năm 2010), và khoảng 12,75%

(năm 2014, giảm 2,1% so với năm 2013 trong đó các huyện nghèo, khó khăn giảm
3%), đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm xuống còn 7%, tỷ lệ hộ
cận nghèo giảm còn 7,2%.
Trong năm 2014, tổng số hộ nghèo của tỉnh là 41.593 hộ, chiếm 10,02%
(giảm 8.841 hộ, tương ứng 2,24% so với năm 2013). Trong đó, dân tộc thiểu số tại
chỗ 14.467 hộ, dân tộc thiểu số khác 10.688 hộ, còn lại là dân tộc Kinh. Toàn tỉnh
hiện còn 31.724 hộ cận nghèo, chiếm 7,64% (giảm 444 hộ cận nghèo, tương ứng


0,19% so với năm 2013). Những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao là Ea Súp
29,32%, kế đến là Buôn Đôn 26,22%, Lak 21,18%, Krông Bông 18,94%, M’Drăk
17,12%...
Tỷ lệ hộ nghèo khá khác biệt nhau giữa các khu vực, nơi có tỷ lệ hộ nghèo thấp
nhất là TP. Buôn Mê Thuột, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là huyện Krông Ana,
Buôn Đôn, huyện EaSoup, cụ thể như sau:
Bảng 1. Thực trạng hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số phân theo huyện
2006

TT

Đơn vị

2010

Tổng
số hộ
toàn
tỉnh
(hộ)


Hộ
đồng
bào
DTTS
(hộ)

Hộ
ĐBDTTS
nghèo
(hộ)

Tỷ lệ hộ
nghèo
ĐBDTTS
(%)

Tổng số
hộ toàn
tỉnh
(hộ)

Hộ đồng
bào
DTTS
(hộ)

Hộ
ĐBDTTS
nghèo
(hộ)


Tỷ lệ hộ
nghèo
ĐBDTTS
(%)

64.804

9.685

2.857

29,5

72.742

10.872

281

2,6

20.932

5.778

399

6,9


13.941

6.424

1.954

30,4

21.688

6.373

1.327

20,8

1

TP. B.Mê
Thuột

2

TX Buôn Hồ

3

H.Buôn Đôn

4


H. Cư Kuin

5

H. CưM'gar

29.285

12.730

4.305

33,8

34.981

15.206

1.049

6,9

6

H.EaH'leo

22.476

8.743


3.311

37,9

26.795

10.423

813

7,8

7

H.Eakar

30.128

8.137

3.945

48,5

34.087

9.206

1.607


17,5

8

H. Ea Soup

11.342

4.730

2.348

49,6

14.345

5.982

1.793

30,0

9

H. Krông
Ana

36.787


8.000

4.699

58,7

18.202

3.959

459

11,6

10

H.Krông
Bông

16.400

5.769

2.600

45,1

18.843

6.628


1.613

24,3

11

H. Krông
Buk

29.653

8.944

2.994

33,5

12.964

3.910

186

4,8

12

H.Krông
Năng


23.687

7.243

2.771

38,3

26.467

8.093

967

11,9

13

H.KrôngPắk

41.434

12.521

5.156

41,2

44.546


13.461

2.250

16,7

14

H.Lắk

11.492

7.287

4.304

59,1

13.840

8.776

2.383

27,2

15

H.M'Drắc


12.692

5.195

2.285

44,0

14.949

6.119

824

13,5

Tổng số

342.437

104.631

44.230

42,3

389.322

121.209


17.905

14,8

12.257

5.648

2.655

47,0

-


Nguồn: Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh ĐắkLắk.

Nguyên nhân để có sự khác biệt như vậy là do điều kiện tự nhiên, kết cấu
hạ tầng. Một số huyện như: Eakar, Buôn Mê Thuột, KrôngPắc là những huyện
có đất bazan phát triển cây công nghiệp như cà phê, cao su ... do vậy tỷ lệ hộ
nghèo thấp hơn các huyện khác không có điều kiện phát triển các cây công
nghiệp hàng hóa như huyện Lắk, EaSoup. Tỷ lệ đói nghèo tập trung theo khu
vực là điều rất rõ ràng, điều này ảnh hưởng đến khoảng cách chênh lệch giữa
các khu vực của tỉnh, thể hiện sự mất cân đối trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên nó cũng là một điều kiện thuận lợi để ta khoanh
vùng nghèo đưa ra những chiến lược phát triển kinh tế xã hội hữu hiệu, những
giải pháp giảm nghèo đặc dụng đối với từng địa phương, có như vậy công cuộc
giảm nghèo mới nhanh đạt kết quả cao.
Song song đó, tỷ lệ hộ nghèo giữa các dân tộc thiểu số cũng có sự khác
biệt. Qua quá trình điều tra cho thấy ngoài sự khác biệt về vùng, khu vực khá

lớn về tỷ lệ hộ nghèo thì thực tế cho thấy trong số 47 dân tộc cũng có sự phân
cách khác biệt rõ rệt. Các dân tộc di cư từ ngoài Bắc vào có cuộc sống khá hơn,
tỷ lệ hộ nghèo của họ thấp hơn với các dân tộc tại chỗ như Ê đê, M’Nông.
Những dân tộc mới vào, một số hộ nghèo tự thoát ra cảnh nghèo đói, họ tìm
đến các nhóm dân tộc có trình độ sản xuất cao hơn, giỏi làm kinh tế để học hỏi
kinh nghiệm. Họ mạnh dạn vay vốn để phát triển sản xuất. Các dân tộc Ê đê,
M’Nông rất ít tham gia vào các hoạt động kinh tế thị trường, tâm lý của họ
quen sống dựa vào điều kiện tự nhiên, an phận, dễ thỏa mãn các nhu cầu. Tới
thời điểm này, tổng số hộ nghèo chung của tỉnh Đăk Lăk là 50.334 hộ, chiếm
12,26% dân số; hộ cận nghèo là 32.168 hộ, chiếm 7,83% số hộ. Trong đó hộ
nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 30.716 hộ, chiếm 61% số hộ
nghèo toàn tỉnh, hộ cận nghèo là 13.742 hộ, chiếm 42,71% số hộ nghèo chung.
Nhìn chung, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015 vẫn
còn khá cao so với cả nước, nguyên nhân của tình trạng này phải kể đến một số
nguyên nhân cơ bản như: thiếu nguồn lực cho sản xuất (đất đai, vốn, lao động,
kỹ thuật), thiếu các phương tiện sản xuất (máy gặt đập, công nông, máy bơm
nước, máy xay xát), lao động lành nghề ít, năng suất lao động thấp, thiếu nguồn
vốn vay, cơ sở hạ tầng kém phát triển…
b. Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Đăk Lăk


Những năm qua, công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả đáng kể,
công cuộc giảm nghèo đã được nhân dân trong tỉnh ủng hộ và tích cực tham gia
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tỉ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh, số hộ
tái nghèo hoặc cận nghèo không tăng. Riêng đối với các hộ đồng bào dân tộc
thiểu số, Đăk Lăk quan tâm đẩy nhanh việc thực hiện các chính sách, như:
Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản
xuất; Chính sách cho vay vốn sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc
biệt khó khăn theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg; Chính sách hỗ trợ trực tiếp
cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số

102/2009/QĐ-TTg…
Triển khai Chương trình 135, Quyết định 102, Đăk Lăk đã giải ngân
được 12 tỷ 275 triệu đồng xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà sinh hoạt
cộng đồng, kênh mương thủy lợi; 103.919 khẩu được hỗ trợ bằng hiện vật, với
kinh phí trên 10 tỷ 842 triệu đồng; hỗ trợ bằng tiền mặt cho 10.735 khẩu, kinh
phí trên 1 tỷ 341 triệu đồng. Riêng chính sách cho vay vốn sản xuất đối với hộ
đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, tổng dư nợ hiện nay là gần 5 tỷ
đồng, với trên 600 hộ được vay… Chính từ đó nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu
số đã thoát nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội trong khu vực.
Trong năm 2015, tỉnh đã triển khai kịp thời các chương trình, chính sách
hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo. Cụ thể, đã giải ngân vốn tín dụng ưu đãi cho
36.503 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay
với số tiền hơn 724,5 tỷ đồng; tổ chức tập huấn, hội thảo, hướng dẫn cách làm
ăn cho 1.200 lượt hộ; cấp thẻ BHYT miễn phí cho 546.317 người nghèo, cận
nghèo và người dân tộc thiểu số thuộc xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn, đặc biệt khó khăn; hỗ trợ tiền điện cho 51 nghìn hộ với kinh phí 28 tỷ
đồng; trợ giúp pháp lý miễn phí cho 1.676 lượt người nghèo. Bên cạnh đó, hộ
nghèo thuộc các xã đặc biệt khó khăn còn được hỗ trợ xây dựng mô hình giảm
nghèo; cấp đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; hỗ trợ di dân thực hiện định
canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ trực tiếp cho người dân
thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ…
Tại huyện M’Đrăk, các chính sách dân tộc được triển khai rất hiệu quả,


đời sống của bà con được nâng lên. Từ năm 2011 đến nay, từ nguồn vốn của
Chương trình 135, huyện đã đầu tư xây dựng 59 hạng mục công trình cho các
xã, thôn đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí trên 24,4 tỷ đồng; hỗ trợ giống cây
trồng, vật nuôi phát triển sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số với

tổng số tiền 5,9 tỷ đồng; hỗ trợ vệ sinh môi trường, trợ giúp pháp lý, đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ cộng đồng với số tiền trên 6,9 tỷ đồng. Đáng chú ý, huyện đã
hoàn thành việc cấp đất ở cho 185 hộ, cấp đất sản xuất cho 664 hộ và cấp nước
sinh hoạt cho 1.356 hộ. Với rất nhiều nỗ lực, lệ hộ nghèo trong đồng bào dân
tộc thiểu số tại huyện M’Đrăk từ 49,24% đầu năm 2011, xuống còn 27,84 %
cuối năm 2014 (bình quân giảm 5,35%/năm).
Tại huyện Ea H’leo, công tác xóa đói giảm nghèo được triển khai đồng
bộ, bài bản, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Cho tới hết năm 2014,
toàn huyện còn 2.424 hộ nghèo. Như vậy trong vòng 10 năm huyện đã giảm
được gần 9.000 hộ nghèo. Riêng trong 4 năm (2010-2014), giảm 3.601 hộ đưa
tỷ lệ hộ nghèo từ 22,48% đầu năm 2011 xuống còn 8,26% vào cuối năm 2014,
bình quân mỗi năm giảm 3,6% hộ nghèo (chỉ tiêu là 3%). Toàn huyện phấn đấu
cuối năm 2015 số hộ nghèo giảm dưới 7%. Tổng kết 10 năm thực hiện công tác
giảm nghèo (2006-2015), huyện M’Đrăk đã đề ra giải pháp nhằm đạt mục tiêu
đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 2% vào cuối năm 2020 (theo tiêu chuẩn
nghèo hiện nay) và dự kiến xuống dưới 7% (theo chuẩn nghèo mới).
Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện tại, công tác xóa đói giảm nghèo
của tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ
lệ hộ nghèo vẫn còn rất cao so với bình quân chung của cả nước (tỉ lệ nghèo đói
của cả nước trong năm 2015 dưới 5%), tỷ lệ hộ thoát nghèo hàng năm thấp và
số hộ tái nghèo, cận nghèo còn ở mức cao. Đặc biệt, tỉ lệ chênh lệch giàu
nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là các xã có người
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ hộ nghèo người dân
tộc thiểu số và vùng nông thôn giảm chậm. Để khắc phục tình trạng này, bên
cạnh việc triển khai đồng bộ các chính sách xóa đói giảm nghèo thì tỉnh cũng
cần tập trung hỗ trợ và hướng dẫn các đồng bào dân tộc phát triển các tiềm
năng và thế mạnh sẵn có nhất là trong việc sản xuất các cây trồng, vật nuôi bản
địa có lợi thế hàng hóa trên địa bản tỉnh.



2. Xác định các cây trồng, vật nuôi và mô hình cây trồng, vật nuôi bản
địa có lợi thế hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk
2.1. Điều tra, đánh giá và xác định những cây trồng, vật nuôi bản địa có
lợi thế hàng hóa
2.1. Điều tra, đánh giá và xác định những cây trồng bản địa có lợi thế hàng
hóa
Đăk Lăk là tỉnh trung tâm cao nguyên Trung bộ, có tiềm năng lớn về phát
triển các loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả và cây công nghiệp. Toàn tỉnh có
300.000 ha đất đỏ bazan, đã trồng trên 250.000 ha cây dài ngày các loại. Cây chủ
lực là cà phê, cao su, điều, hồ tiêu và cây ăn quả khác.
Theo Tổng cục thống kê, bên cạnh một số cây trồng truyền thống có lợi thế
như cà phê, điều, tiêu thì hiện tại trên địa bàn tỉnh Đăklăk có một số loại cây có
diện tích và năng suất cao cụ thể như sau:
Bảng 1: Bảng sản lượng và diện tích cây trồng bản địa ở Đăk Lăk
giai đoạn 2010 – 2014

Cây bản
địa

Sản lượng

Diện tích

(ĐVT: Nghìn tấn

(ĐVT:Nghìn ha)

Năm
2010


Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Sơ bộ
năm
2014

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Sơ bộ
năm
2014

Cà phê


399,1

487,7

465,0

452,4

444,1

1,9

2,0

2,0

2,03

2,04

Mía

780,1

1005,7

954,1

1158,4


1134,8

12,9

16,1

16,1

17,6

17,1

Sắn

479,0

610,0

472,8

571,3

642,2

25,9

32,0

25,7


29,3

31,4

Khoai

34,2

33,0

36,5

35,3

31,9

3,4

3,2

3,3

3,0

2,7

Ngô

218,7


207,7

208,3

212,4

216,6

115,7

116,0

119,6

123,0

121,1

Lúa

450,7

474,3

490,6

514,1

575,3


80,1

84,5

87,4

90,3

95,0

Nguồn: Tổng Cục thống kê hàng năm

Từ bảng số liệu trên có thể rút ra một số nhận xét đánh giá về lợi thế của các
cây trồng bản địa trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk như sau:
- Cây cà phê: Cà phê là một trong những cây trồng có thế mạnh của Tây
Nguyên, trong đó Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất nước với trên 200
nghìn ha, sản lượng hàng năm đạt 437,6 nghìn tấn tấn cà phê nhân. Từ lâu, cà phê


Tây Nguyên đã được thế giới biết đến và được đánh giá có chất lượng cao. Cà phê
Việt Nam hiện đang có mặt hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Khi cà phê là mặt
hàng xuất khẩu có giá trị thì cuộc sống của những người trồng cà phê, kinh doanh
và làm dịch vụ cho cà phê thay đổi hẳn. Nhiều người trở thành tỷ phú nhờ trồng cà
phê hoặc chế biến, kinh doanh sản phẩm của nó. Giá trị kinh tế từ cây cà phê mang
lại rất lớn giúp giải quyết tốt các vấn đề về kinh tế, đời sống, việc làm. Một hec-ta
cà phê kinh doanh loại tốt nếu đầu tư đúng mức có thể thu hoạch được từ 18 đến
20 tấn cà phê quả tươi, tương đương với 4 đến 4,5 tấn cà phê nhân. Tuy nhiên để
có được một tấn cà phê, vốn đầu tư ban đầu rất lớn, trong đó chi phí cho khâu tưới
chiếm một tỉ trọng không nhỏ, bình quân mỗi hecta trồng 1.100 gốc cà phê, mỗi

gốc mỗi lần tưới từ 200 đến 300 lít nước, mỗi mùa cây cà phê được tưới ít nhất 5
lần trong khi ở Đăk Lăk thường xảy ra tình trạng hạn hán keo dài. Như vậy, việc
trồng cây cà phê đòi hỏi chi phi đầu tư cho sản xuất cao, do vậy các đồng bào dân
tộc, nhất là các hộ nghèo sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn trong việc sản
xuất và kinh doanh giống cây này.
- Cây mía: Mía là nguồn nguyên liệu liệu chính của ngành công nghiệp chế
biến đường. Mía là cây đa dụng, ngoài sản phẩm chính là đường, cây mía còn là
nguyên liệu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều ngành công nghiệp, thực phẩm,
dược phẩm…Cây mía đã gắn bó và phát triển trên vùng Đăk Lăk từ những
năm 1990 và được xem là cây trồng thoát nghèo, giúp nhiều hộ nông dân vươn lên
làm giàu bởi hiệu quả kinh tế mà nó mang lại. Hàng năm, sản lượng mía ở Đăk
Lăk đạt trên 1.100 nghìn tấn mía với diện tích là 17,1 nghìn ha. Tuy nhiên việc
trồng mía gặp rất nhiều rủi ro như như hạn hán, sâu bệnh làm cho năng suất, sản
lượng mía ngày càng sụt giảm khiến người trồng gặp khó khăn. Đặc biệt
khoảng 4 năm trở lại đây, khâu tiêu thụ mía còn tồn tại nhiều bất cập, thiếu đầu ra
trong khi giá mía liên tục giảm khiến việc sản xuất kinh doanh mía của các hộ dân
tại Tây nguyên đang lâm vào tình trạng khó khăn. Do vậy, trong thời gian tới, tỉnh
Đăk Lăk cần tăng cường hơn nữa việc kiểm soát số diện tích mía trên địa bàn, hạn
chế việc người dân mở rộng khi chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm; bên cạnh đó
cần có chính sách hỗ trợ trong khâu tiêu thụ sản phẩm mía trên địa bàn tỉnh.
- Cây sắn: Sắn là loại cây dễ trồng, không kén đất và chịu hạn tốt rất thích
hợp canh tác tại các vùng chưa có thủy lợi đặc biệt ở các vùng đồi dốc. Mặt khác
dù giá sắn lúc trầm lúc bổng nhưng vẫn hiệu quả hơn cây mía do đầu tư chi phí


thấp. Chính vì vậy, cũng như nhiều địa phương trong cả nước, những năm qua tại
tỉnh Đăk Lăk diện tích cây sắn không ngừng được mở rộng, từ chỗ chỉ hơn chục
ngàn ha mỗi năm, đến nay đã đạt 31,4 nghìn ha. Tính bình quân trong 5 năm qua
(2010 – 2014) diện tích sắn trung bình hàng năm đạt khoảng 27 nghìn ha, tổng sản
lượng trung bình mỗi năm 554,8 nghìn tấn, trong đó năm 2014 diện tích sắn của

tỉnh này lên tới 31.4 nghìn ha với sản lượng là 642.2 nghìn tấn. Diện tích trồng sắn
tại Đăk Lăk mở rộng phi mã đã thúc đẩy 4 nhà máy chế biến tinh bột sắn ra đời.
Trong đó 2 nhà máy thuộc sở hữu Cty CP Lương thực vật tư nông nghiệp Đăk Lăk,
một cái đặt tại xã Ea Sô, huyện Ea Kar, nhà máy thứ hai xây dựng tại huyện Krông
Bông, ngoài ra còn có nhà máy của Cty TNHH Thành Vũ xây dựng tại huyện Ea
H’leo và Nhà máy chế biến tinh bột sắn Quán Quân, tại xã Ea Kiết, huyện Cư
M’Gar. Tổng công suất của 4 nhà máy là 86.000 tấn tinh bột/năm, nhu cầu lượng
sắn nguyên liệu hàng năm lên tới 300 – 350 ngàn tấn. Do vậy, sắn của người dân
Đăk Lăk làm ra đến đâu được các nhà máy thu mua hết đến đó. Tuy nhiên, theo
các nhà chuyên môn, nếu phát triển cây nguyên liệu sắn trên diện tích lớn sẽ là tác
nhân gây nên tình trạng sa mạc hóa tài nguyên đất, xói mòn, lũ lụt cục bộ làm ảnh
hưởng đến môi trường. Rễ sắn lấy các chất hữu cơ trong đất và thải ra một loại axít
có hại cho cây trồng, đồng thời làm chai cứng nền đất, hủy diệt các loại vi sinh vật
có lợi. Nếu canh tác liên tục thì sau đó cây sắn sẽ bị giảm năng suất nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, hầu hết các nhà máy chế biến tinh bột sắn đều tồn tại vấn đề về ô
nhiễm môi trường. Chính vì phát triển ồ ạt cây sắn dẫn đến hậu quả không tốt nên
các Bộ ngành và địa phương khuyến cáo hạn chế tối đa mở rộng diện tích trồng
sắn.
- Cây khoai: Khoai lang là một cây dân gian đã được trồng từ lâu đời ở
nước ta, có phổ thích nghi rất rộng, có thể trồng được ở nhiều điều kiện khí hậu,
đất đai khác nhau; nhưng tốt nhất là trồng trên đất pha cát, lượng mưa năm khoảng
1.000 mm, chịu hạn, chịu đất xấu. Khoai lang là cây đa tác dụng có thể sử dụng cả
trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp lẫn sử dụng làm thực phẩm như làm nguyên
liệu để chế biến sâu các sản phẩm công nghiệp, làm nguyên liệu lý tưởng để sản
xuất thức ăn chăn nuôi có giá cạnh tranh cao, làm nguyên liệu để SX ethanol sinh
học...
Với các công năng như trên, khoai lang là một cây trồng có thu nhập cao.
Một vụ khoai lang chỉ cần khoảng 110 ngày, năng suất khoai thực phẩm đạt



khoảng 40- 50 tấn/ha vụ, với giá 2.000 đ/kg thì nông dân có thể thu 100 triệu
đồng/ha vụ, nếu làm 2- 3 vụ/năm, có thể thu 200- 300 triệu/ha/năm. Với khoai lang
tinh bột, năng suất 70- 80 tấn/ha/vụ, với giá 1.000 đ/kg thì nông dân có thể thu 7080 triệu đồng/ha/vụ, nếu làm 2- 3 vụ, có thể thu 150- 300 triệu đồng/ha/năm. Khoai
lang đầu tư ít, bán được giá, lợi nhuận đem lại cho nông dân chắc chắn cao hơn
hẳn những cây trồng ngắn ngày khác ở nước ta.
Khoai lang có thể trồng ở khắp cả nước ta, từ vùng đồng bằng đến trung du
miền núi, từ Bắc vào Nam, thích hợp mọi loại đất, mọi thời vụ, chỉ cần đất trồng
không úng nước. Trồng 100 ngày có thể thu hoạch, nhân giống rất đơn giản, bón
phân chuồng và phân khác chỉ tốn khoảng 5 triệu đồng/ha, tốn rất ít công chăm sóc
và thu hoạch, doanh thu đạt trên 100 triệu đồng/ha vụ. Bên cạnh đó, khoai lang còn
có thị trường tiêu thụ lớn, khoai lang thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày
của thị trường nội địa, có thể xuất khẩu sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu
Âu và Đông Nam Á. Việc trông khoai lang sẽ tạo ra cơ hội lớn về việc làm và nâng
cao thu nhập cho nông dân. Tại Đăk Lăk, trong 5 năm gần đây (từ 2010 – 2015),
trung bình mỗi năm sản xuất được khoảng 34 nghìn tấn, trên tổng diện tích 31
nghìn ha. Cũng giống như một số cây trồng, vật nuôi khác hiện tại việc trồng cây
khoai lang ở Đăk Lăk cũng đang gặp phải tỉnh trạng khó khăn trong việc tìm thị
trường đầu ra cũng như đối mặt với tình trạng giá bán thấp, thu nhập không bù đáp
đù chi phí, gây khó khăn lớn cho các hộ nông dân trong việc triển khai trồng giống
cây này.
- Cây ngô: Ngô là một trong những loại cây lương thực quan trọng của nước
ta và thế giới. Nhờ giá trị dinh dưỡng cao có nơi ngô đã thay thế gạo trong bữa ăn
hàng ngày của người dân. Bên cạnh vai trò cung cấp lương thực cho con người ngô
còn là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và công
nghệ sinh học nhiều nước đang sử dụng ngô để chế biến ethanol - năng lượng sạch
của tương lai. Từ lâu cây ngô đã gắn bó với người dân đặc biệt là đồng bào miền
núi. Đây là một trong ba loại cây lương thực quan trọng (lúa, ngô, sắn) đã giúp
đồng bào vùng cao vượt qua khó khăn để đứng vững và tồn tại giữa một vùng thiên
nhiên khắc nghiệt. Cây ngô rất dễ trồng lại thích nghi nhanh với vùng núi cao chỉ
cần có đủ nước trời và ẩm độ phù hợp là có thể phát triển và cho năng suất cao.

Với những đặc điểm sinh thái đó cây ngô luôn được bà con dân tộc thiểu số
lựa chọn làm cây trồng chủ lực. Diện tích trông ngô tại tỉnh Đăk Lăk năm 2014


ước đạt 121,1 nghìn ha với sản lượng là 216,6 nghìn tấn, trong đó tập trung ở các
huyện Ea Kar, Ea H'Leo, Cư M'Gar, Krông Pắk... So với trồng các loại lúa và hoa
màu khác thì giá trị kinh tế mà cây ngô mang lại hơn hẳn với giá thị trường hiện
nay. Mỗi héc ta trồng ngô thâm canh sau 3 tháng có thể mang về cho người nông
dân nguồn lợi không dưới 15 triệu đồng (sau khi đã trừ các chi phí). Đồng thời ngô
có thị trường tiêu thụ tương đối rộng lớn do đó cây ngô trong tương lại sẽ trở thành
một trong những cây trồng bản địa của các đồng bào dân tộc ở Đăk Lăk có lợi thế
hàng nếu ngay từ bây giờ người quản lý cũng như người sản xuất cần phải nắm bắt
xu hướng giá cả lương thực thế giới tăng cao không chỉ trước mắt mà còn trong lâu
dài để có nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển cây ngô trong chiến lược
phát triển cây lương thực nói chung.
- Cây lúa: Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống trồng
lúa nước cổ xưa nhất thế giới. Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia, vừa là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước, lực lượng lao động
trong nghề trồng lúa chiếm 72% lực lượng lao động cả nước. Điều đó cho thấy lĩnh
vực nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả nước, đóng
vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Đăk Lăk được xem là có lợi thế về điều
kiện thổ nhưỡng, nguồn nước và sinh thái phù hợp cho phát triển nền nông nghiệp
đa dạng, với các loại cây trồng, nhất là cây lương thực như lúa, ngô, khoai lang…
Riêng về cây lúa thì hàng năm, diện tích gieo cấy và sản lượng đạt tương đối cao
hơn so với các cây trồng bản địa khác. Năm 2014, diện tích trồng lúa ở Đăk Lăk là
95 nghìn ha với tổng sản lượng lên tới 575,3 nghìn tấn. Với lợi thế về điều kiện tự
nhiên, cùng với các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh, những năm gần đây, tỉnh đã
triển khai có hiệu quả các mô hình, quy hoạch vùng trồng tập trung, nâng cao giá
trị và dần tạo thương hiệu cho sản phẩm nông sản này như ở huyện Ea Súp, huyện
Lăk…

Như vậy, bên cạnh những cây trồng là thế mạnh của khu vực Tây Nguyên
như cà phê, tiêu, điều, mía thì ở tỉnh Đăk Lăk hiện nay cũng nên nghiên cứu và
ứng dụng phát triển một số loại cây trồng bản địa có lợi thế hàng hóa của các vùng
đồng bào dân tộc. So với các cây đậu tương, khoai lang … thì cây ngô và cây lúa là
có diện tích, sản lượng và năng suất cao hơn hẳn. Đồng thời, cây lúa nương và cây
khoai lang có chi phí đầu tư thấp, phù hợp với điều kiện khí hậu ở khu vực Tây
Nguyên thêm vào đó lại có thị trường tiêu thụ lớn trong tương lai sẽ là những cây


trồng bản địa có lợi thế hàng hóa, góp phần giúp các đồng bào dân tộc tại tỉnh có
thể xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
2.2.1. Điều tra, đánh giá và xác định những con bản địa có lợi thế hàng
hóa.
Theo Tổng cục thống kê, hiện tại trên địa bàn tỉnh Đăklăk có một số vật nuôi
bản địa phổ biến và sản lượng cao gồm:
Bảng 2: Bảng số lượng vật nuôi bản địa ở Đăk Lăk
giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị: nghìn con
Vật nuôi

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Sơ bộ năm
2014


Thủy sản (ĐVT: tấn)

1.972

1.933

1.881

3.231

2.935

Gia cầm

5.740

7.719

7.413

7.580

8.186

Lợn

374,2

391,3


390,0

400,2

406,9



333,0

344,1

347,6

351,1

355,1

Trâu

33,2

31,7

32,1

33,0

32,5


Nguồn: Tổng Cục thống kê hàng năm

Từ bảng số liệu trên có thể rút ra một số nhận xét đánh giá về lợi thế của các
vật nuôi bản địa trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk như sau:
- Thủy sản: Đắk Lắk có hệ thống sông suối phong phú cùng hàng trăm hồ
chứa và hồ tự nhiên lớn nhỏ, với tổng diện tích hơn 42.000 ha, phân bố tương đối
đồng đều trên địa bàn tỉnh, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản
nói chung và nghề khai thác thủy sản nội địa nói riêng. Mặt khác, một số công
trình thủy lợi, thủy điện đã và đang được xây dựng, trong tương lai là tiềm năng to
lớn để phát triển nghề cá ở Đắk Lắk, chỉ tính riêng năm 2014, tỉnh đã thu được
2935 tấn thủy sản. Tuy nhiên, trong thời gian qua với áp lực gia tăng dân số cùng
với việc khai thác bằng các ngư cụ hủy diệt (kích điện, thuốc nổ, thuốc độc, ngư cụ
có kích thước mắt lưới nhỏ…) và khai thác thủy sản không đúng mùa vụ (khai thác
vào mùa sinh sản của thủy sản) trên các thủy vực; cùng với việc các công trình
thủy điện chắn dòng ảnh hưởng đến quá trình di cư sinh sản của các đối tượng đã
làm sản lượng khai thác sụt giảm nghiêm trọng. Hơn nữa, theo Chi cục Thủy sản
tỉnh, thủy sản khó tìm được đầu ra ổn định do phần lớn diện tích nuôi đều do người
dân tự phát, cứ thấy loại cá nào dễ nuôi, nhanh lớn thì tập trung phát triển loại đó.


Vì vậy, khi thu hoạch đồng loạt một vài loại cá dẫn đến khủng hoảng thừa, cung
vượt cầu. Thủy sản, nhất là cá của bà con nuôi chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ
trên địa bàn, còn việc xuất bán ra ngoại tỉnh hầu như không có vì kích thước nhỏ
không được ưa chuộng.
- Gia súc (trâu, bò), Gia cầm (gà): Theo định hướng đến năm 2020, ngành
chăn nuôi Đăk Lăk sẽ trở thành ngành sản xuất hàng hóa theo hướng toàn diện,
trong đó tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi cao hơn mức bình quân ngành nông
nghiệp, xây dựng nền chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững. Xác định chăn nuôi là
ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi là

giải pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, do vậy tỉnh
đã tiến hành rà soát lại thực trạng chăn nuôi và đưa ra phương án điều chỉnh, bổ
sung cho quy hoạch chăn nuôi giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
Theo đó, đến năm 2014 số lượng đàn bò trên tỉnh đạt 355,1 nghìn con, lợn đạt
406,9 nghìn con, trâu đạt 32,5 nghìn con, gia cầm đạt 1.929 nghìn con trong đó đàn
gà chiếm 85%, vịt 11,3% còn lại là các loại gia cầm khác.
Tỉnh cũng xác định vùng nuôi trâu, bò tập trung chủ yếu trên địa bàn các
huyện có tiềm năng về đồng cỏ tự nhiên, điều kiện trồng cỏ, có kinh nghiệm chăm
sóc và phòng chống dịch bệnh tốt như: Ea Kar, M’Drak, Krông Pak, Krông Bông,
Ea Súp, Buôn Đôn... Phát triển đàn lợn hướng nạc theo mô hình chăn nuôi trang
trại với quy mô phù hợp tại vùng ven các đô thị: TP.Buôn Ma Thuột, Krông Pak,
Ea Kar, Cư M’gar, Ea H’leo… Phát triển đàn gia cầm theo mô hình chăn nuôi tập
trung kết hợp với quy mô gia đình để quản lý tốt dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi
trường và tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, để ngành chăn nuôi gia súc gia
cầm trở thành thế mạnh của vùng, góp phần tích cực trong việc xóa đói, giảm
nghèo cho các đồng bào dân tộc thì đòi hỏi cần quan tâm đầu tư mạnh hơn cho
ngành chăn nuôi, đặc biệt là có chính sách tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi,
trong đó, các địa phương cần quan tâm đẩy mạnh công tác quy hoạch chăn nuôi
trên địa bàn cũng như xây dựng các mô hình chăn nuôi gà, lợn có hiệu quả kinh tế
cao, phù hợp với điều kiện kinh tế của các đồng bào dân tộc.
2.3. Xác định số cây trồng, vật nuôi bản địa đã xây dựng thành mô hình
2.3.1. Cây trồng bản địa đã xây dựng thành mô hình
- Xây dựng mô hình trồng lúa cạn ở huyện Lăk


Nhằm khôi phục một số giống lúa cạn có chất lượng gạo ngon mà những
năm gần đây đang bị mai một dần do nông dân chuyển sang trồng các giống khác
có năng suất cao hơn, vụ Hè thu năm 2015 trạm Khuyến nông huyện Lăk phối hợp
với Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh Đăk Lăk triển khai mô hình trồng lúa cạn bản địa
có chất lượng cao thuộc đề tài "Xây dựng một số mô hình cây trồng, vật nuôi bản

địa có lợi thế hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đăk Lăk".
Mô hình được triển khai tại xã Bông Krang huyện Lăk trên diện tích 1ha với
2 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn kỹ
thuật của cán bộ trạm khuyến nông huyện Lăk bằng các giống lúa bản địa Ba
NjRang và Ba Mei. Theo tập quán canh tác lúa cạn của đồng bào dân tộc tại chỗ
chỉ tỉa hạt và làm cỏ còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên không bón phân,
phòng trừ sâu bệnh hại nên năng suất không cao, năng suất chỉ đạt 1 đến 1,5tấn/ha.
Được sự hướng dẫn của cán bộ trạm khuyến nông huyện Lăk, các hộ thực
hiện mô hình đã thực hiện từ khâu làm đất, làm cỏ, bón phân, sử dụng các loại
thuốc BVTV… theo quy trình để phòng trừ các loại sâu bệnh hại. Qua theo dõi các
giống lúa bản địa Ba NjRang và Ba Mei có thời gian sinh trưởng từ 130 đến 140
ngày, có đặc tính phát triển khỏe, cây cao, góc lá gọn, màu lá xanh, chịu hạn,
chống chịu sâu bệnh tốt. Năng suất đạt 3,5tấn/ha chất lượng gạo tốt, cơm mềm, vị
đậm. Sau khi trừ chi phí đầu tư nông dân thu lợi 14 triệu đồng/ha.
Qua kết quả của mô hình cho thấy: Khi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong
sản xuất nông nghiệp đã nâng cao năng suất cây trồng và đặc biệt đối với một số
giống bản địa có những đặc tính tốt sẽ được bảo tồn cũng như có lợi thế về hàng
hoá trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với kết quả này chúng ta khẳng định,
nếu công tác chuyển giao KHKT tốt có sự đầu tư thích hợp thì các sản phẩm mang
tính đặc sản của từng địa phương có thể sản xuất thành hàng hoá phục vụ thị
trường từ đó nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và bảo tồn các
nguồn gen quý hiếm đang dần bị mất
-

Mô hình lúa cạn ở huyện Easoup

Mô hình được triển khai tại cánh đồng Buôn Hang Ja trên diện tích 0,5 ha
với 2 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn kỹ
thuật của cán bộ trạm khuyến nông huyện bằng các giống lúa cạn bản địa. Được sự
hướng dẫn của cán bộ trạm khuyến nông huyện Lăk, các hộ thực hiện mô hình đã



thực hiện từ khâu làm đất, làm cỏ, bón phân, sử dụng các loại thuốc BVTV… theo
quy trình để phòng trừ các loại sâu bệnh hại. Qua theo dõi các giống lúa bản địa có
thời gian sinh trưởng từ 120 đến 125 ngày, có đặc tính phát triển khỏe, cây cao,
góc lá gọn, màu lá xanh, chịu hạn, chống chịu sâu bệnh tốt. Năng suất đạt 3,5tấn/ha
chất lượng gạo tốt, cơm mềm, vị đậm. Sau khi trừ chi phí đầu tư nông dân thu lợi
9,6 triệu đồng/ha.
Qua kết quả của mô hình cho thấy: Khi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong
sản xuất nông nghiệp đã nâng cao năng suất cây trồng và đặc biệt đối với một số
giống bản địa có những đặc tính tốt sẽ được bảo tồn cũng như có lợi thế về hàng
hoá trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với kết quả này chúng ta khẳng định,
nếu công tác chuyển giao KHKT tốt có sự đầu tư thích hợp thì các sản phẩm mang
tính đặc sản của từng địa phương có thể sản xuất thành hàng hoá phục vụ thị
trường từ đó nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và bảo tồn các
nguồn gen quý hiếm đang dần bị mất
- Mô hình ngô tím : Được thực hiện tại huyện Buôn Đôn
Mô hình được triển khai tại Buôn EaMar, Xã Krông Na - Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đắk Lắk trên diện tích 0,6 ha với 2 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trực
tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ trạm khuyến nông huyện
bằng các giống ngô tím bản địa. Được sự hướng dẫn của cán bộ trạm khuyến nông
huyện các hộ thực hiện mô hình đã thực hiện từ khâu xới đất, làm cỏ, bón phân, sử
dụng các loại thuốc BVTV… theo quy trình để phòng trừ các loại sâu bệnh hại.
Qua kết quả của mô hình cho thấy: Năng suất đạt 30.000 bắp/ha, khi thu
hoạch có 10% số cây bị sâu đục quả và sâu đục thân, số lượng bắp trên cây là 1 bắp
trên cây với phương thức thu hoạch bằng thủ công sau đó hộ gia đình bán bắp tươi.
Sau khi trừ chi phí đầu tư nông dân thu lợi 3,8 triệu đồng/sào.
Theo đánh giá sơ bộ, khi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông
nghiệp đã nâng cao năng suất cây trồng và đặc biệt đối với một số giống bản địa có
những đặc tính tốt sẽ được bảo tồn cũng như có lợi thế về hàng hoá trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Với kết quả này chúng ta khẳng định, nếu công tác

chuyển giao KHKT tốt có sự đầu tư thích hợp thì các sản phẩm mang tính đặc sản
của từng địa phương có thể sản xuất thành hàng hoá phục vụ thị trường từ đó nâng
cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và bảo tồn các nguồn gen quý hiếm


đang dần bị mất.
2.3.2. Vật nuôi bản địa đã xây dựng thành mô hình
- Mô hình nuôi gà bản địa tại huyện Buôn Đôn:
Mô hình được triển khai tại Buôn Jang Lành xã Krông Na huyện Buôn Đôn,
Tỉnh Đắk Lắk với quy mô 50 con gà và 1 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trực
tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ trạm khuyến nông huyện
bằng giống gà bản địa.
Qua kết quả của mô hình cho thấy: Thời gian 4 tháng, tổng chi phí chăn nuôi
là 4.487.000 đồng, tổng thu là 6.540.000 đồng, lãi là 2.053.000 đồng. Theo đánh
giá sơ bộ, khi áp dụng các phương pháp chăn nuôi và nguồn thức ăn theo đúng
hướng dẫn, giống gà bản địa có những đặc tính tốt sẽ được bảo tồn cũng như có lợi
thế về hàng hoá trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với kết quả này chúng ta
khẳng định, nếu công tác chuyển giao KHKT tốt có sự đầu tư thích hợp thì các sản
phẩm mang tính đặc sản của từng địa phương có thể sản xuất thành hàng hoá phục
vụ thị trường từ đó nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và bảo tồn
các nguồn gen quý hiếm đang dần bị mất.
- Mô hình nuôi lợn sóc tại huyện Ea Soup
Mô hình được triển khai tại thị trấn Ea Soup - huyệ Ea Soup - Đăk Lăk với
quy mô 40 con và 4 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trực tiếp thực hiện dưới
sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ trạm khuyến nông huyện bằng giống gà bản địa.
Qua kết quả của mô hình cho thấy: Theo kết quả điều tra cho thấy khả năng
kháng bệnh của lợn. Xét về hiệu quả kinh tế của mô hình: Bình quân 1con tăng
trọng 4kg/ con /tháng, ngày đầu triển khai 3- 4kg/ con đến thu hoạch trung bình
25,3 kg/ con. Tổng thu mô hình lợn sóc: 25,3kg/con x 40 con = 1000kg X
65.000đ/kg= 65.780.000 đồng, chi phí thức ăn: 36.000.000 đồng, Lợi nhuận đạt

29.780.000 đồng.
Nhìn chung, mô hình nuôi lợn sóc góp phần chuyển đổi dần hình thức nuôi
chăn thả không cách ly, gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh sang hướng
chăn nuôi tập trung kết hợp có vườn rào bao quanh cách ly với khu sinh hoạt gia
đình, khu nuôi động vật khác nhằm ngăn ngừa dịch bệnh từ vật nuôi này sang vật
nuôi khác, hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường. Mô hình nuôi lợn sóc ít dịch
bệnh, ít tốn công lao động, tăng thêm thu nhập, thay đổi tập quán chăn nuôi tại địa


phương, nâng cao kỹ thuật trong chăn nuôi lợn sóc, môi trường chăn nuôi được
quản lý tốt, đặc biệt mô hình được người chăn nuôi đánh giá cao và đồng tình ủng
hộ.
- Mô hình nuôi lợn sóc tại huyện M’Đrăk
Mô hình được triển khai tại Buôn Suốt, xã Krông Jing, Đăk Lăk với quy mô
40 con và 4 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn kỹ thuật của cán bộ trạm khuyến nông huyện bằng giống gà bản địa.
Qua kết quả của mô hình cho thấy: Bình quân 1 con tăng trọng 4kg/ con
/tháng, ngày đầu triển khai 3- 4kg/ con đến thu hoạch trung bình 25,3 kg/ con;
Tổng thu mô hình lợn sóc: 24,5kg/con x 40 con = 1000kg X 65.000đ/kg=
65.780.000 đồng; Chi phí thức ăn: 36.000.000 đồng; Lợi nhuận: 29.780.000 đồng.
Nhìn chung, mô hình nuôi lợn sóc góp phần chuyển đổi dần hình thức nuôi
chăn thả không cách ly, gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh sang hướng
chăn nuôi tập trung kết hợp có vườn rào bao quanh cách ly với khu sinh hoạt gia
đình, khu nuôi động vật khác nhằm ngăn ngừa dịch bệnh từ vật nuôi này sang vật
nuôi khác, hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường. Mô hình nuôi lợn sóc ít dịch
bệnh, ít tốn công lao động, tăng thêm thu nhập, thay đổi tập quán chăn nuôi tại địa
phương, nâng cao kỹ thuật trong chăn nuôi lợn sóc, môi trường chăn nuôi được
quản lý tốt, đặc biệt mô hình được người chăn nuôi đánh giá cao và đồng tình ủng
hộ.
3. Đánh giá thực trạng cây trồng, vật nuôi bản địa có lợi thế hàng hóa

3.1. Số lượng (diện tích đối với cây trồng, số lượng đầu con đối với vật
nuôi), phân bố của chúng
3.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng bản địa có khả
năng phát triển thành hàng hóa
Đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Đăk Lăk, cây trồng bản địa có năng suất
cao, chi phí đầu tư thấp có khả năng phát triển thành hàng hóa phải kể đến là hai
loại cây là cây ngô tím và cây lúa cạn.
- Diện tích, năng suất, sản lượng của cây ngô


Theo nguồn số liệu thống kê, diện tích, năng suất, sản lượng của hai loại cây
này ở tỉnh như sau:
Bảng 3: Diện tích, sản lượng, năng suất cây ngô tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2010 – 2014
Năm
TT

Chỉ tiêu

1
2
3

Diện tích (ĐVT: nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)
Năng suất (tấn/ha)

Tính trung
bình giai


2010

2011

2012

2013

2014

đoạn 2010

116,0
218,7
53,4

119,6
207,7
55,4

123,0
208,3
51,8

121,1
212,4
53,7

116,0
216,6

54,9

- 2014
119,14
212,74
53,84

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014
Về diện tích trồng ngô, diện tích gieo trồng ngô của các tỉnh Tây Nguyên
hiện đạt khoảng 248,2 nghìn ha, trong đó Đắk Lắk được đánh giá là địa phương có
diện tích bắp lai lớn nhất vùng. Diện tích trồng ngô có tăng trong 2 năm 2012 và
năm 2012, từ 119,6 nghìn ha lên đến 123,0 nghìn ha, trung bình mỗi năm tăng
được khoảng 0,3% diện tích. Tuy nhiên đến năm 2013 diện tích trồng ngô có giảm
nhẹ và 2014 thì giảm mạnh chỉ còn 116,0 nghìn ha. Tính trung toàn giai đoạn 2010
– 2014 diện tích trồng ngô giảm 0,38% diện tích. Nguyên nhân của việc sụt giảm
như vậy là do tình trạng thời tiết hạn hán, lượng mưa ít nên sản lượng cây trồng
giảm, năng suất thấp hơn. Đồng thời giá ngô cũng liên tục giảm mạnh so với cùng
kỳ năm trước. Nếu như năm 2014 giá bắp trên thị trường là 4.200-4.500đồng/kg thì
năm 2015 chỉ còn 3.700 -3.900/kg.
Như vậy diện tích ngô của Đăk Lăk sau thời gian ổn định và mở rộng 2 năm
trở lại đây đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu do giá ngô trong những
năm qua giảm mạnh, cung đã vượt cầu đối với thị trường trong nước thể hiện trong
việc tăng xuất siêu ngô của Việt Nam trong 2 năm trở lại đây.
Về năng suất, năng suất ngô đã có bước tăng trưởng khá trong 5 năm trở lại
đây, năm 2010 đạt 53,4 tấn/ha, năm 2014 tăng lên 54,9 ha, trung bình hàng năm
giai đoạn 2010 – 2014 đạt khoảng 53,84 tấn/ha. Mức năng suất này tuy không cao
nhưng so với các huyện khác thuộc khu vực Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Lâm
Đồng) thì lại cao hơn, điều này thể hiện sự quan tâm đầu tư của địa phương về tăng
cường thâm canh, áp dụng cơ giới hóa và nghiên cứu sử dụng những giống ngô có



năng suất và chất lượng cao trong bối cảnh diện tích trồng bị thu hẹp, giá ngô giảm
mạnh cùng với sự khắc nghiệt của thời tiết khu vực này trong mấy năm gần đây.
Mặc dù có sự tăng trưởng trong năng suất ngô của tỉnh Đăk lăk, tuy nhiên
mức độ tăng không cao, thậm trí năm 2012 năng suất giảm xuống còn 51,8 tấn/ha.
Sở dị có sự không ổn định trong năng suất ngô là do phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Nguyên nhân khách quan:
 Khí hậu, thủy văn: quan trọng nhất là đảm bảo độ ẩm, nước tưới cho cây
trong các thời kỳ sinh trưởng và phát triển từng thời kỳ.
 Đất đai: địa hình, thổ nhưỡng,....phù hợp với sinh thái cây ngô và thuận lợi
cho việc áp dụng cơ giới hóa. Thực tế ngô trồng ở vùng đồng bằng và bình
nguyên luôn có năng suất cao hơn vùng đồi núi. Tuy nhiên một số giống bản
địa như ngô tím trồng ở vùng đồi núi lại phù hợp hơn trồng ở các khu vực
khác.
+Nguyên nhân chủ quan:
 Khả năng đầu tư cho cây ngô: đầu tiên là khả năng tưới, sau đó là cơ giới
hóa, phân bón...
 Giống phù hợp với từng vùng sinh thái là yếu tố tối quan trọng trong việc
tăng năng suất cây ngô.
Về sản lượng, khác với diện tích ngô biến động mức sản lượng ngô của cả
tỉnh đều tăng trong giai đoạn 2011-2014, sản lượng bình quân đạt 212,74 nghìn
tấn/năm. Sản lượng ngô tăng mạnh trong 2014 với 216,6 ngàn tấn trong năm 2014.
Sản lượng ngô tăng tỷ lệ thuận với mức tăng giảm về diện tích và năng suất, tuy
nhiên so với năm 2010, sản lượng của các năm sau đều nhỏ hơn. Nhìn chung, sản
lượng ngô giảm hơn do cơ cấu cây trồng hướng tới sản phẩm hàng hóa có giá trị
kinh tế cao hơn, cũng như do điều kiện tư nhiên không thuận lợi và giá cả tiêu thụ
liên tục giảm.

3.1.2. Số lượng, vùng phân bố và khối lượng sản phẩm của các loại vật nuôi
bản địa có khả năng phát triển thành hàng hóa



Ngành chăn nuôi của tỉnh trước đây chỉ là một nghề sản xuất truyền thống
quảng canh, nhưng ngày nay ngành chăn nuôi đã nhanh chóng chuyển đổi thành
sản xuất hàng hoá. Sản phẩm không những đủ đáp ứng được nhu cầu trong nước
mà còn từng bước xuất khẩu sang thị trường khu vực và quốc tế, trong số đó có
chăn nuôi gà và chăn nuôi lợn sóc đang ngày càng chiếm ưu thế, góp phần xóa đói
giảm nghèo ở các huyện của Tây Nguyên.
a. Số lượng, vùng phân bố và sản lượng sản phẩm của lợn sóc
Lợn Sóc Tây nguyên là giống lợn bản địa, là một trong những vật nuôi quan
trọng hàng đầu trong mỗi gia đình đồng bào Ê Đê, Gia Rai, Mơ Nông. Tuy nhiên,
trong vài thập kỷ đến nay, lợn Sóc có xu thế giảm dần về cả số lượng và chất lượng
do sự thay thế dần của các giống lợn cao sản, do tạp giao và giao phối cận huyết...
Về số lượng, theo các nghiên cứu gần đây của TS.Nguyễn Tuấn Hùng,
Trường Đại học Tây Nguyên thì số lượng lợn Sóc riêng ở Đắk Lắk còn ít nhất là
16.000 con. Nuôi lợn Sóc vẫn còn có ý nghĩa kinh tế quan trọng trong khu vực
đồng bào các dân tộc ít người vùng sâu, vùng xa.
Bảng 4. Số lượng lợn Sóc phân bố theo các huyện của tỉnh Đăk lăk
Huyện
Buôn Đôn
Ea Kar
Cư M’gar
Cư Kuin
M’ Đrăk
Tổng cộng

Số hộ điều tra

Số lợn Sóc (con)


30
30
30
30
30
30

74
83
110
128
115
510

Số lợn nuôi
TB/hộ
2,5
2,8
3,7
4,3
3,8
3,4

Nguồn: Báo cáo tổng kết Đề tài “NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN SÓC CHO
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÊĐÊ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK”, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây nguyên, 2011

Kết quả trên cho thấy, quy mô đàn lợn nuôi trên hộ thấp, chỉ đạt 3,4 con/hộ.
Qua đây cũng cho thấy đa số nông hộ nuôi lợn với quy mô nhỏ lẽ, đây là đặc điểm
chung cho các nông hộ chăn nuôi lợn Sóc tại Tây Nguyên. Chăn nuôi lợn với quy
mô nhỏ phù hợp với điều kiện kinh tế hộ trong điều kiện vốn đầu tư thấp, kỹ thuật

chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Đây chính là khó khăn để phát triển chăn
nuôi lợn Sóc theo hướng hàng hóa tập trung.


Xu thế thị trường lợn sóc có sự thay đổi theo hướng có lợi cho phát triển, lợn
sóc đã và đang xuất hiện trong ẩm thực đặc biệt của khách hàng cao cấp dưới dạng
lợn Mini ở các thành phố, nhà hàng với giá khá cao. Tuy nhiên, lợn sóc thật sự có
nguy cơ bị đào thải ra khỏi hệ thống sản xuất của cộng đồng, số lượng và chất
lượng phẩm giống đang giảm nhanh trong các hệ thống sản xuất do:
+ Lợn sóc sinh trưởng thấp, lợi nhuận từ chăn nuôi thấp;
+ Mất vệ sinh công cộng và phá hoại hoa màu do nuôi thả rông;
+ Khó khống chế dịch bệnh do tỷ lệ tiêm phòng thấp, nguy cơ lây truyền
bệnh cao…
Về vùng phân bố, Lợn sóc chủ yếu được nuôi trong khu vực đồng bào các
dân tộc ít người, chủ yếu trong nông hộ là đồng bào các dân tộc Ê Đê, Gia Rai, M
Nông... sống trong tỉnh. Trong những năm gần đây, một lượng đáng kể lợn sóc
được nuôi trong các trang trại có quy mô khá lớn từ 20-500 con để sản xuất lợn thịt
đặc sản “lợn Mini” cung cấp cho các nhà hàng thành phố. Kết quả bảng 4 cho thấy
số lượng lợn Sóc được nuôi trong các huyện khác nhau và huyện nuôi nhiều nhất là
huyện CưKuin với số lượng 128 con trên 30 hộ điều tra sau đó đến M' Đrăk 115
con, Cư M’gar 110 con và thấp nhất là huyện Buôn Đôn và huyện Ea Kar (74 83con) và số lợn nuôi trên hộ biến động từ 2,5 - 4,3 con /hộ, trong đó huyện có hộ
nuôi cao nhất là huyện Cư Kuin 4,3 con và thấp nhất là huyện Buôn Đôn là 2,5
con.
Về sản lượng, Lợn Sóc có tầm vốc nhỏ, lợn trưởng thành chỉ có khối lượng
40 kg-50 kg, có hình dáng rất gần với lợn rừng, mõm dài, nhọn. Có 3 loại màu sắc
chính là mầu đen tuyền, đen lang trắng và màu sọc dưa (sọc đen và hung đỏ dọc
theo cơ thể). Màu sọc dưa thay đổi theo lứa tuổi, màu hung đỏ bị phai dần và trở
thành màu đen mốc. Da dày, mốc, lông dài, lông bờm dài cứng và dựng đứng, chân
nhỏ, đi bằng móng, rất nhanh nhẹn. Lợn sóc sinh trưởng chậm, trung bình tăng
trọng từ 90-120g/ngày. Khi nuôi Lợn Sóc ở 2 phương thức khác nhau (nuôi nhốt

theo tiêu chuẩn ăn của lợn nội và nuôi thả rông theo tập quán của nông dân) có tốc
độ sinh trưởng khác nhau khá rõ, 12 tháng tuổi nuôi theo tiêu chuẩn có khối lượng
40,42 kg/con, trong khi đó nuôi thả rông chỉ đạt 30,57 kg. Tốc độ tăng trọng trung
bình từ 2-24 tháng tuổi nuôi theo tiêu chuẩn là 121g/ngày, trong khi đó nuôi thả
rông chỉ đạt 95g/ngày. Các chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn của lợn Sóc nuôi theo tiêu


chuẩn khá cao, trung bình tiêu tốn 4,65 kg thức ăn tinh cho 1 kg tăng trọng. Điều
này lý giải tại sao khi phương thức nuôi thả rông bị cấm hoặc hạn chế do mất vệ
sinh công cộng và phá hoại vườn nhà thì nông dân bỏ không nuôi nữa chứ không
chuyển sang nuôi nhốt, do nuôi nhốt sẽ không có lợi nhuận.
b. Số lượng, vùng phân bố và khối lượng sản phẩm của gà bản địa
Về số lượng, theo Tổng cục thống kê, năm 2014, đàn gia cầm của cả tỉnh có
8186 nghìn con, tăng hơn năm trước 606 nghìn con. Nhìn chung, số lượng gia cầm
tuy có biến động, nhưng đều tăng qua các năm, trong đó đàn gà có số lượng lớn
nhất: năm 2000 có trên 2,8 triệu con, năm 2010 tăng lên gần 5,8 triệu con, năm
2014 có khoảng 6 triệu con, chiếm 80,88% trong tổng đàn gia cầm. Gia cầm khác:
vịt, ngan, ngỗng có số lượng đàn không nhiều, chỉ chiếm tỷ trọng 19,12%. Theo
Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk, năm 2015, số lượng gà toàn tỉnh có 6.002.822
con, gà thịt 4.533.067 con, trong đó gà công nghiệp thịt là 1.172.688 con, gà công
nghiệp đẻ lấy trứng là 583.503 con.
Trong yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh là tăng tỷ
trọng chăn nuôi và giảm tỷ trọng trồng trọt, nhưng đến nay chăn nuôi vẫn còn là
ngành sản xuất phụ, chiếm tỷ trọng thấp trong giá trị gia tăng nông nghiệp. Nguyên
nhân là do quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phân tán, chăn nuôi theo hướng hàng hóa
mô hình trang trại còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn bị tác động bởi các yếu tố bên
ngoài, chưa theo quy hoạch và thiếu bền vững. Đơn cử như tình trạng tăng, giảm,
phá vỡ quy hoạch của các loại cây trồng khi bị tác động của giá cả; sự đầu tư quá
nhiều về phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật cho các loại cây trồng chính như

cà phê, lúa, ngô…khiến vùng nguyên liệu không ổn định, chất lượng sản phẩm
chưa đạt yêu cầu xuất khẩu…, khiến hiệu quả kinh tế của việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp còn thấp.
Về vùng phân bố, nhìn chung, gà bản địa dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp nên
hầu hết các hộ trong các vùng dân tộc thiểu số đều có chăn nuôi gà. Tuy nhiên việc
chăn nuôi chủ yếu mang tính tự phát, chưa được đầu tư về khoa học kĩ thuật và
chuồng trại nên hiện nay năng suất vẫn chưa cao. Thêm vào đó, trong mấy năm
gần đây, giá gà thịt và giá trứng liên tục sụt giảm, trong khi giá thức ăn lại tăng
khiến cho việc nuôi gà bản địa của các đồng bào dân tộc thiểu số cũng đang gặp


nhiều khó khăn. Trong đó gà (nhất là gà công nghiệp) được nuôi chủ yếu ở tại
thành phố Buôn Ma Thuột (chiếm trên 60% tổng đàn) và Huyện Ea Kar (trên
23%). Các huyện còn lại số lượng nuôi không nhiều chủ yếu là gà bản địa và nuôi
theo hình thức không tập trung.
Về sản lượng, việc sinh trưởng của gà nuôi phụ thuộc vào giống gà, nhiệt độ,
độ ẩm, thức ăn, mật độ nuôi. Trong nhiều năm qua, chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Đắk
Lắk liên tục phát triển, tuy nhiên vẫn là chăn nuôi nông hộ, quy mô còn nhỏ lẻ do
vậy sản lượng chưa cao. Theo thống kê, năm 2015, tổng đàn gia cầm 8,26 triệu
con, trong đó có 6,6 triệu con gà và 1,66 triệu gia cầm, thủy cầm khác. Sản lượng
11.400 tấn thịt gia cầm; 65,5 triệu quả trứng. Để có thể khuyến khích đồng bào dân
tộc thiểu số phát triển việc nuôi gà bản địa, trong thời gian tới đòi hỏi tỉnh cần có
chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vốn, kĩ thuật nuôi trồng và nhất là kênh phân phối và
tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng giá thịt gà và trứng gà giảm như vài năm gần
đây.
3.2. Hiệu quả kinh tế đối của một số cây, con bản địa có lợi thế hàng hóa
3.2.1. Cây trồng bản địa có lợi thế hàng hóa
- Cây ngô:
Năm 2014, sản lượng ngô của tỉnh đạt 216,6 nghìn tấn với giá bán trung
bình vào khoảng 4.200 đồng/kg, với diện tích 121,1 nghìn ha là con số đáng kể

trong việc nâng cao thu nhập của các đồng bào dân tộc ở Đăk Lăk
Bảng 5: Chi phí, giá thành, sạn lượng, doanh thu, lợi của cây ngô bản
địa tại Đăk Lăk trên 1 ha đất năm 2014
Hạng mục
Chi phí sản xuất
Giá thành sản phẩm
Sản lượng
Doanh thu
Lợi nhuận

Đơn vị tính
nghìn đồng/ha
nghìn đồng
tạ/ha
nghìn đồng/ha
nghìn đồng/ha

Cây ngô
14.000
4,2
40
16.000
2.000
Nguồn: Tổng hợp

Diện tích gieo trồng ngô của các tỉnh Tây Nguyên đạt khoảng 164 ngàn ha,
trong đó tỉnh Đăk Lăk là địa phương có diện tích ngô lai lớn nhất Tây Nguyên, với
trên 121 ngàn ha, tập trung ở các huyện Ea Kar, Ea H'Leo, Cư M'Gar, Krông Pắk...



Trong đó, cây ngô có có giá trị cao, trung bình cứ 1 ha thì thu về khoảng 2.000
nghìn đồng lợi nhuận đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện đời sống dân cư.
Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, do thời tiết bất ổn, hạn hán kéo dài nên
sản lượng ngô giảm đáng kể khoảng 25% so với niên vụ trước. Đồng thời giá ngô
lại giảm mạnh (giá bán giảm xuống 3.800 đồng/ kg) dẫn đến doanh thu và lợi
nhuận trồng ngô giảm mạnh, thậm trí là hòa vốn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến
đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc…Trong thời gian tời, cần nghiên cứu
mô hình trồng cây ngô có lợi thế, giảm chi phí, tăng năng suất thì mới nâng cao
được thu nhập cho người trồng ngô trong tỉnh.
- Cây lúa:
Năm 2014, sản lượng lúa của tỉnh đạt 575,3 nghìn tấn với giá bán trung bình
vào khoảng 6.400 đồng/kg, với diện tích 95 nghìn ha là con số đáng kể trong việc
nâng cao thu nhập của người nông dân ở Đăk Lăk.
Bảng 6: Chi phí, giá thành, sạn lượng, doanh thu, lợi của cây lúa bản
địa tại Đăk Lăk trên 1 ha đất năm 2014
Hạng mục
Chi phí sản xuất
Giá thành sản phẩm
Sản lượng
Doanh thu
Lợi nhuận

Đơn vị tính
nghìn đồng/ha
nghìn đồng/kg
tạ/ha
nghìn đồng/ha
nghìn đồng/ha

Cây lúa

33.000
6
60
36.000
3.000
Nguồn: Tổng hợp

Mặc dù sản lượng lúa của Đăk Lăk tương đối cao với năng suất lúa trung
bình khoảng 4-5 tấn/ha, tuy nhiên trong thời gian qua, giá lúa lại đang có xu hướng
giảm gây ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa trong tỉnh. Nếu đầu vụ, giá
lúa ở mức khoảng 5.500 đồng/kg thì đến nay chỉ còn khoảng 4.800 -5.300 đồng/kg.
Giá lúa thấp trong khi chi phí phân bón tăng cao, lái buôn chậm thu mua khiến bà
con không thể xuất bán. Theo tính toán, với chi phí như hiện nay, để có lãi, người
nông dân phải bán được lúa với giá từ 5.800 - 6.100 đồng/kg. Do vậy, trong thời
gian tới, nhằm giúp cho người nông dân đạt hiệu quả kinh tế thì bên cạnh việc đưa
ra các chính sách nhằm hỗ trợ chi phí, tỉnh cũng cần có chính sách phát triển mạng
lưới tiêu thụ mặt hàng nông sản này, tránh tình trạng giá lúa giảm mạnh do khâu
tiêu thu gặp khó khăn như hiện nay.


×