Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

đề cương quy hoạch vùng trồng cây chanh leo toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.48 KB, 10 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC TRỒNG TRỌT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG TÓM TẮT
Dự án quy hoạch đăng ký mới
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên dự án: “Quy hoạch vùng trồng cây chanh leo toàn quốc đến năm
2020, định hướng đến năm 2030”
2. Địa điểm thực hiện:
Quy hoạch phát triển chanh leo được triển khai tại các vùng như sau:
+ Vùng Tây Nguyên: Lâm Đồng; Đắk Lắk; Đắk Nông ; Gia Lai ; Kon Tum.
+ Vùng Bắc Trung Bộ: Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Trị ;
+ Vùng TDMNBB: Sơn La; Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Hòa Bình.
3. Loại quy hoạch: lập mới.
4. Hình thức quy hoạch: lập mới.
5. Thời gian thực hiện dự kiến: năm 2016.
6. Khái toán kinh phí: 1,95 tỷ đồng.
7. Cơ quan đề xuất: Cục Trồng trọt
8. Cơ quan quản lý dự án: Cục Trồng trọt.
9. Cấp phê duyệt: Bộ Nông nghiệp và PTNT.
10. Hình thức thực hiện: thuê tư vấn.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
1. Cơ sở đề xuất mở mới dự án quy hoạch
Cây chanh leo có tên khoa học Passiflora edulis Sims, họ Passifloraceae,
là loại cây ăn quả lâu năm, cây leo thân gỗ, dịch quả được đánh giá có hương vị
đặc biệt hấp dẫn, chứa nhiều chất bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe nên được vùng


trồng, thu hoạch quả sử dụng làm nước giải khát, hương liệu, dược liệu…được
thị trường ưa chuộng.
Ở Việt Nam, cây chanh leo được du nhập vào từ thời Pháp thuộc, tùy từng
nơi cây chanh leo còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau: chanh dây, lạc tiên,
mác mác, chùm bao...
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ trên thế giới
+ Chanh leo được trồng nhiều ở các nước Nam Á, Châu Úc, Nam Mỹ,
Châu Phi và trên các đảo thuộc Thái Bình Dương.


+ Nhìn chung, thị trường chanh leo bị chi phối bởi bốn quốc gia sản xuất
chủ yếu: Brazil, Ecuador, Colombia và Peru.
+ Tổng lượng sản xuất chanh leo trên thế giới khoảng 805.000 tấn/năm
(Theo số liệu của iTi Tropicals , Inc).
+ Về tiêu thụ: Thị trường chính của sản phẩm chanh leo là Bắc Mỹ (Mỹ
và Canada), châu Âu (Hà Lan, Đức và Anh), Nam Mỹ (Brazil, Chile và
Argentina), Australia và một số nước châu Á, Trung Đông (Nhật Bản, Đài Loan,
Hàn Quốc, Bahrain, Ả Rập Saudi và Kuwait).
- Trong nước
+ Về giống chanh leo: trong sản xuất hiện nay ở nước ta chủ yếu là giống
Đài nông 1 đã được công nhận và hiện nay nước ta từng bước sản xuất được
giống cây chanh leo phục vụ sản xuât.
+ Trong những năm gần đây, trước nhu cầu cao của thị trường thế giới về
nước quả chanh leo, nhiều đơn vị đã ký kết hợp đồng đầu tư, thu mua, bao tiêu
sản phẩm cho nông dân, diện tích trồng chanh leo được tăng lên đáng kể và
mang lại thu nhập cao cho nhiều nông hộ - đặc biệt là tại các tỉnh vùng Tây
Nguyên: Lâm Đồng, Đăk Nông.
+ Tổng diện tích chanh leo cả nước khoảng 3000 ha, tổng sản lượng quả
tươi ước đạt 80.000 tấn. Năng suất bình quân tại Lâm Đồng đạt trên 40 tấn/ha;
tại Đăk Nông khoảng 70 tấn/ha - cá biệt, theo báo cáo của HTX Nông nghiệp

Tia Sáng, năng suất chanh leo có thể đạt 100 – 120 tấn/ha (trong khi năng suất
chanh leo trồng tại nhiều nước khác và giống Đài nông 1 trồng tại các tỉnh phía
Bắc chỉ đạt 25 – 30 tấn/ha).
- Chế biến, tiêu thụ:
Chanh leo được sơ chế thành dịch quả được chế biến, xuất khẩu dạng cô
đặc; thị trường tiêu thụ chủ yếu là Mỹ, EU, Đài Loan, Hồng Công và các nước
Trung Đông…; một phần nhỏ chế biến nước giải khát tiêu thụ trong nuớc.
Hiện nay sản phẩm chanh leo đã và đang là mặt hàng sản xuất chính của
nhiều đơn vị chế biến, xuất khẩu, tiêu biểu như: Công ty Cổ phần Thực phẩm Nghệ
An, Công ty TNHH Thực phẩm quốc tế Chia Meei Việt Nam, Công ty TNHH nước
giải khát Delta, Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao…
- Hiệu quả đối với người sản xuất:
Với đặc tính dễ trồng, sớm cho thu hoạch (sau trồng 4 - 5 tháng), năng
suất cao, nhiệm kỳ kinh tế khá dài (trên 3 năm), với giá thu mua quả tươi hiện
tại 5.000 – 7.000 đ/kg, cây chanh leo đã mang lại hiệu quả kinh tế với tính cạnh
tranh cao so với nhiều cây trồng khác.
- Trước tình hình đó, một số địa phương đã xây dựng quy hoạch phát triển
cây chanh leo như tỉnh Nghệ An để giảm thiểu rủi ro cho người sản xuất.
Tuy nhiên ở phạm vi cả nước đến nay vẫn chưa có quy hoạch chung cả
nước, từ đó xác định được các vùng có điều kiện tự nhiên, đất đai khí hậu phù
hợp, chưa đánh giá được yếu tố thuận lợi khó khăn trong phát triển chanh leo


một cách toàn diện. Đồng thời chưa dự báo được yếu tố ảnh hưởng và thị trường
tiêu thụ là cơ sở để các địa phương và người sản xuất định hướng phát triển
chanh leo bền vững hơn trong thời gian tới.
- Căn cứ thông báo số 1382/TB-BNN-VP ngày 25/2/2016 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo: giao Cục Trồng trọt xây dựng Quy hoạch
vùng trồng chanh leo ở Việt Nam, hoàn thiện trình Bộ phê duyệt trước
30/8/2016.

Vì những lý do trên, Cục Trồng trọt xin trình Bộ trưởng đề cương tóm tắt
dự án “Quy hoạch vùng trồng cây chanh leo toàn quốc đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030” để Bộ trưởng xem xét và cho phép bổ sung triển khai
quy hoạch trên trong năm 2016.
2. Mục tiêu dự án:
2.1. Mục tiêu chung
Xác định được quy mô, địa bàn trồng chanh leo phù hợp, trên cơ sở phát
huy lợi thế điều kiện tự nhiên và phù hợp với thị trường. Quy hoạch phát triển
chanh leo cả nước gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ có hiệu quả và bền
vững.
2.1. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm
chanh leo trong vùng sản xuất chanh leo tập trung giai đoạn 2005 - 2015.
- Xác định được yếu tố khí hậu, đất đai chủ đạo và một số yếu tố khác ảnh
hưởng đến phát triển cây chanh leo trên địa bàn cả nước.
- Xây dựng phương án quy hoạch vùng trồng cây chanh leo đến năm
2020, định hướng đến 2030 gắn với chế biến, bảo quản , phù hợp thị trường
tiêu thụ sản phẩm.
- Đề xuất các giải pháp phát triển.
3. Nội dung xây dựng quy hoạch
3.1. Xác định vai trò, nhu cầu tiêu dùng nội địa và khả năng thị trường
nước ngoài của sản phẩm chanh leo Việt Nam
3.2. Đánh giá thực trạng sản xuất (giống, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực
vật…), sơ chế, bảo quản, thị trường tiêu thụ, hiệu quả kinh tế của cây chanh leo
tại các vùng sản xuất tập trung
- Thu thập bổ sung nguồn tư liệu thứ cấp của các cơ quan có liên quan về
kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và chanh leo nói
riêng của tỉnh, huyện, xã trong vùng sản xuất chanh leo tập trung
- Thu thập các thông tin về chế biến, bảo quản, tiêu thụ trong nước, xuất
khẩu chanh leo của các doanh nghiệp :

- Rà soát các chính sách, cơ chế của Chính phủ, các Bộ ngành và các giải
pháp mà các tỉnh trong vùng đã và đang thực hiện có liên quan đến việc sử dụng


đất; chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng; đa dạng hóa cây trồng; sản xuất, chế
biến, tiêu thụ, xuất khẩu chanh leo và các vấn đề xã hội khác có liên quan
- Điều tra, khảo sát thực tế tại các tỉnh, huyện, xã đã được chọn bằng các
phiếu câu hỏi nhằm xác định thực trạng về sản xuất; sơ chế, bảo quản; tiếp thị
tiêu thụ chanh leo; các nhu cầu, kiến nghị, nguyện vọng của các hộ nông dân,
các doanh nghiệp trong dây chuyền sản xuất, chế biến, tiêu thụ chanh leo ở các
địa phương trong vùng quy hoạch
- Tổng kết rút ra các kết luận đánh giá chung
3.3. Dự báo các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thị trường
tiêu thụ tác động, ảnh hưởng đến phát triển chanh leo trong tương lai của
vùng quy hoạch
3.4. Xây dựng phương án quy hoạch cây chanh leo đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030
- Xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch
- Xây dựng các phương án quy hoạch và xác định các chỉ tiêu phương án
lựa chọn
- Xây dựng bộ tiêu chí về cây chanh leo
+ Tiêu chí về điều kiện đất đai
+ Tiêu chí về điều kiện khí hậu
3.5. Đánh giá môi trường chiến lược dự án quy hoạch
- Nghiên cứu, đánh giá diễn biến môi trường các vùng nghiên cứu trong quá
trình phát triển nông nghiệp thời gian qua
- Phân tích chiều hướng, dự báo xu thế của các vấn đề và chiều hướng của
diễn biến môi trường đang diễn ra trong trường hợp không thực hiện những can thiệp
từ quy hoạch
- Phân tích, đánh giá sự phù hợp của nội dung quy hoạch vùng trồng chanh leo

- Phân tích đánh giá các khía cạnh và mức độ tác động đến môi trường trong
trường hợp dự án được đưa vào thực hiện
- Tham vấn các bên liên quan về những khía cạnh đánh giá môi trường chiến
lược quy hoạch các vùng trồng chanh leo tập trung
- Đề xuất điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các biện pháp phòng
ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
3.6. Giải pháp thực hiện phương án quy hoạch
- Đề xuất các giải pháp chính phát triển và ổn định sản xuất và tiêu thụ chanh
leo trong vùng quy hoạch
- Đề xuất các chính sách đặc thù hỗ trợ nông dân trong vùng quy hoạch


- Đề xuất tổ chức thực hiện quy hoạch
3.7. Thể hiện các phương án quy hoạch phát trên bản đồ quy hoạch.
4. Phương pháp tiến hành quy hoạch
4.1. Phương pháp lịch sử (kế thừa nguồn tư liệu thứ cấp hiện có, tham
khảo báo cáo, chọn lọc và phân tích số liệu đã có từ các nguồn trong các Bộ,
Ngành và các địa phương trong vùng xây dựng quy hoạch).
4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: tổ chức điều tra khảo sát tại
các tỉnh, huyện, xã trong vùng sản xuất chanh leo tập trung đã xác định để làm
việc, trao đổi với các đối tượng liên quan nhằm đánh giá hiện trạng kinh tế - xã
hội, sử dụng đất, sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu chanh leo cũng như các
mặt thuận lợi, khó khăn, thách thức, cơ hội của người trồng chanh leo và kinh
doanh buôn bán, xuất khẩu chanh leo của các doanh nghiệp.
4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp (thực hiện phỏng vấn trực
tiếp bằng phiếu câu hỏi đã soạn sẵn các đối tượng liên quan đến quy hoạch như
đã xác định ở trên).
4.4. Phương pháp chuyên gia (trao đổi với những người am hiểu nhằm
tìm hiểu sâu về vấn đề sản xuất, chế biến, tiêu thụ chanh leo) bằng hình thức
trực tiếp hoặc qua các hội nghị, hội thảo.

4.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh để khái quát vấn đề, số
liệu, xử lý dữ liệu đưa vào báo cáo.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Hình thức thực hiện quy hoạch: Thuê tư vấn
2. Tiến độ thực hiện dự án
- Tháng 5/2016: Xây dựng đề cương dự toán, trình cấp thẩm quyền phê
duyệt. Chọn nhà thầu tư vấn, tiến hành ký hợp đồng triển khai thực hiện.
- Tháng 6 - 8/2016: Thu thập các thông tin thứ cấp từ các cơ quan và điều
tra khảo sát ở các tỉnh.
- Tháng 9 - 10/2016: Xử lý thông tin, tổng hợp phân tích, xây dựng báo
cáo, hệ thống bản đồ.
- Tháng 11/2016: Tổ chức hội thảo, xin ý kiến các ban ngành và các
chuyên gia.
- Tháng 12/2016: Nghiệm thu, chỉnh sửa báo cáo, thẩm định trình phê duyệt.
IV. SẢN PHẨM DỰ KIẾN
1. Báo cáo
1.1. Báo cáo thuyết minh tổng hợp (báo cáo chính), đính kèm phần phụ
lục kết quả phân tích các phiếu điều tra, các phụ lục khác và bản đồ khổ A3.
1. 2. Báo cáo thuyết minh quy hoạch (báo cáo tóm tắt)
1.3. Đĩa CD lưu toàn bộ số liệu, nội dung dự án


2. Bản đồ (tỷ lệ 1/250.000)
2.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng trồng chanh leo tập trung;
2.2. Bản đồ quy hoạch phát triển sản xuất chanh leo trong vùng quy hoạch;
2.3. Bản đồ thích nghi đất cho vùng trồng chanh leo.
V. NHU CẦU KINH PHÍ
1. Cơ sở pháp lý để lập dự toán
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ
về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính.
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội.
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu.
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hướng
dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm
chủ yếu.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt,
chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt.
- Thông tư số 02/2013/TT-BNNPTNT ngày 4/1/2013 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc ban hành “Quy định phân tích nguy cơ và quản lý an
toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối”.
- Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn tiêu chí xác định vùng sản xuất trồng trọt
tập trung đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Thông tư số 47/2013/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Bộ
Nông ngiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng
lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa.
- Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho

rau, quả tươi an toàn.


- Quyết định số 1349/QĐ-BNN-KH ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành quy định về Quản lý quy hoạch
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 06 năm 2013 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất gắn với
tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Thông tư số 58/2011/TT-BKHĐT ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài
chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều
tra thống kê.
- Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN Ngày 24/01/2006 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc Ban hành đơn giá quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Quyết định số 3565/QĐ-BNN-TC ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về Quy định định mức chế độ công tác phí, chi hội nghị
áp dụng cho cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành.
2. Dự toán kinh phí để thực hiện dự án quy hoạch
2.1. Chi phí trong đơn giá (theo Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT)
Căn cứ theo Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm
2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm
định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát
triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu thì định mức chi phí tối đa cho các dự
án Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của cả nước được
tính như sau:

- Áp dụng công thức tính tại Điều 7 và các phụ lục I, II, III, VII, XI của
Thông tư số 01/2012/TT, tính như sau:
GQHN = Gchuẩn x H1 x H2 x H3 x Qn x K. Trong đó:
GQHN là tổng mức chi phí cho dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
và sản phẩm chủ yếu (đơn vị triệu đồng).
Gchuẩn = 850 (triệu đồng).
H1 : hệ số cấp độ địa bàn quy hoạch, H1= 1,5 (cấp vùng).
H2 : hệ số điều kiện làm việc và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa
bàn quy hoạch, H2 = 1,4 (cấp vùng).
H3 là hệ số quy mô diện tích tự nhiên của địa bàn quy hoạch. Ở đây
tổng diện tích tự nhiên của 13 tỉnh (Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Cao Bằng,
Hà Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông,
Gia Lai, Kon Tum ) được chọn lập quy hoạch vùng trồng Chanh leo là


12.165.965 km2, nên H3 = 3 (Vùng có quy mô diện tích 10.000 km2 đến <
30.000 km2 ứng với H2 = 1,4).
Qn : hệ số khác biệt giữa quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu, Qn = 0,17 (trồng trọt).
Hệ số K: hệ số điều chỉnh lương tối thiểu và mặt bằng giá tiêu dùng
K = K1 + K2
+ Tám tháng (từ tháng 3 - tháng 12) năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng theo
công bố của ngành Thống kê là 4,26%
+ Năm 2013, so với năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng theo công bố của
ngành Thống kê là 6,04%
+ Năm 2014, so với năm 2013, chỉ số giá tiêu dùng theo công bố của
ngành Thống kê là 4,09%.
+ Chín tháng năm 2015, chỉ số giá tiêu dùng theo công bố của ngành
Thống kê là 0,74%.
- K1 =0,3 x (1,0426 X 1,0604 X 1,0409 X 1,0074) = 0,34779

-K2= 0,7* hệ số điều chỉnh
Ta tính được K = 0,34779 + 0,9702 = 1,31799

lương

(1150/830)=

0,9702

Áp vào công thức ta tính được:
GQHN= Gchuan x H1 x H2 x H3 x Qn x K
GQHN = 850 x 1,5 x 1,4 x 3 x 0,17 x 1,31799 = 1.199.650.000 đồng
Hệ số định mức chi phí cho các dự án quy hoạch phát triển một ngành,
lĩnh vực là thành phần của một ngành, lĩnh vực chủ yếu không quá 50% định
mức được quy định cho ngành, lĩnh vực chủ yếu đó (Khoản 4 Điều 7 Thông tư
01/2012/TT-BKHĐT)
GQHCTL = 1.199.650.000 x 50% = 599.825.000 đồng (1)
2.2. Chi phí đánh giá môi trường chiến lược dự án quy hoạch
Nội dung đánh giá môi trường chiến lược theo quy định tại điểm 2 khoản
II mục A của Phụ lục I Nghị định số 29/2013/NĐ-CP. Chi phí cho các nội dung
này được tính theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 50/2012/TTLT-BTCBTNMT ngày 30/3/2012 và các văn bản hướng dẫn tại mục 1 của phần này.
Tổng kinh phí cho nội dung này trước thuế là: 288.130.000 đồng
tiết tại phụ biểu 02.

(2)

. Chi

2.3. Chi phí bổ sung điều tra trực tiếp nông hộ về hiệu quả sản xuất, sơ
chế, bảo quản; tiếp thị tiêu thụ chanh leo; các nhu cầu, kiến nghị, nguyện vọng

của các hộ nông dân, các doanh nghiệp:
Căn cứ xây dựng: Áp dụng Thông tư số: 58/2011/TT-BTC, ngày 11 tháng
05 năm 2011. Chi phí ngoài đơn giá
Tổng kinh phí cho nội dung này trước thuế là: 211.834.000 đồng

(3)

. Chi


tiết tại phụ biểu 03.
2.4. Xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi cho phát triển cây chanh leo:
Căn cứ xây dựng: Áp dụng Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24/01/2006
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tổng kinh phí cho nội dung này trước thuế là: 1.041.723.000 đồng
tại phụ biểu 04.

(4)

. Chi tiết

2.5. Tổng cộng chi phí dự án quy hoạch vùng trồng cây chanh leo
- Tổng cộng chi phí dự án quy hoạch vùng trồng cây chanh leo trước thuế
là: (1)+(2)+(3)+(4) = 599.825.000 đồng + 288.130.000 đồng + 211.834.000
đồng + 1.041.723.000 đồng = 2.141.512.000 đồng
- Thuế GTGT (10%) = 214.151.000 đồng
- Tổng cộng chi phí dự án sau thuế là: 2.355.663.000 đồng
Làm tròn: 2.355.000.000 đồng ( Hai tỷ ba trăm năm lăm triệu đồng) ./.





×