Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh yên bái từ 2005 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.27 KB, 20 trang )

Lời nói đầu

Văn kiện Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định một
trong những nhiệm vụ hàng đầu ở nước ta là: "Phát huy sức mạnh toàn
dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" [27, tr.9].
Để thực hiện nhiệm vụ trên, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng
định phát triển lực lượng sản xuất là vấn đề quan trọng hàng đầu thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa - yếu tố cơ bản để phát
triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo tiềm lực kinh tế đủ mạnh
từng bước hội nhập kinh tế quốc tế để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã
hội, con đường mà chúng ta đã lựa chọn. Trên cơ sở đó từng bước xây
dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ và tính chất của lực
lượng sản xuất ở mỗi giai đoạn cụ thể.
Cùng với cả nước, tỉnh Yên Bái đang tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa với những đặc điểm riêng của mình. Là một tỉnh
đồng bằng, có bề dày lịch sử, Có vị trí địa lý thuân lợi, nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm của vùng Tây Bắc tỉnh Yên Bái có nhiều
tiềm năng về kinh tế, có vị trí quan trọng về kinh tế - chính trị. Do
vậy, việc tổng kết thực tiễn, vận dụng lý luận vào cuộc sống rút ra
những bài học, kinh nghiệm để công nghiệp hóa, hiện đại ở tỉnh Yên
Bái từ năm 2005 đến nay, là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết
đối với cả lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ suy nghĩ trên, tôi chọn vấn đề: " Phát triển
công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Yên Bái từ 2005 đến 2010” làm
đề tài tiểu luận, với hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ của mình cho
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương.

1



Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII Đảng ta đã quan
niệm đầy đủ rõ ràng hơn “CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn
diện các hoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công sang sử
dụng một cách phổ biến sức lao động cùng công nghệ và phương tiện hiện
đại tạo ra năng suất lao động cao”. Đối với nước ta đó là một quá trình thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm cải tiến một xã hội nông
nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp gắn với việc hình thành từng
bước quan hệ sản xuất tiến bộ. Ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu
việt của chế độ mới. Như vậy CNH-HĐH không chỉ là một quá trình tất
yếu khách quan đối với nước ta mà chúng ta có sẵn những cơ sở lý luận
vững chắc để áp dụng vào thực tế nền kinh tế nước ta.
1.2. Sự cần thiết khách quan của việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện
đại hóa
- Công nghiệp hoá là xu hướng mang tính quy luật của các nước đi từ nền
sản xuất nhỏ đi lên một nền sản xuất lớn. Để có một xã hội như ngày nay
không phải do tự nhiên mà có , nó do quá trình tính luỹ về lượng ngay từ
khi loài người xuất hiện thì sản xuất thô sơ, đời sống không ổn định, cơ sở
vật chất hầu như không có gì nhưng trải qua sự nỗ lực của con người tác
động vào giới tự nhiên, cải biến nó thông qua lao động, trải qua nhiều
thăng trầm của lịch sử giời đây con người đã tạo ra được những thành công
đáng kể. Thành tựu đạt được là do quy luật phát triển do tự thân vận động
của con người trong toàn xã hội. Ngày nay công cuộc xây dựng các nước
đã cố gắng rất nhiều trong cuộc cạnh tranh chay đua về kinh tế. Thể hiện là
các chính sách, đường lối về phát triển kinh tế ngày một toàn diện hơn, về
các mặt quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, nền văn hoá và con người

2



của xã hội đó. Công nghiệp hoá chính là con đường và bước đi tất yếu để
tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất hiện đại.
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại cũng là một
quy luật chung, phổ biến đối với tất cả các nước, tuy nhiên tuỳ từng nước
khác nhau, do điểm xuất phát tiến lên khác nhau, mục tiêu phát triển không
giống nhau nên cách thức tiến hành cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản
xuất lớn, hiện đại không giống nhau. Đối với những nước có nền kinh tế
kém phát triển như nước ta hiện nay (nền sản xuất nhỏ, kỹ thuật thủ công
là chủ yếu...) công nghiệp hoá là quá trình mang tính quy luật, tất yếu để
tồn tại và phát triển nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất
lớn hiện đại.
Có tiến hành công nghiệp hoá chúng ta mới:
- Xây dựng được cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Mới tiến hành tái sản xuất mở rộng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, mới tích luỹ về lượng mới để xây dựng thành công nền
sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
- Mới tăng cường phát triển lực lượng giai cấp công nhân.
- Mới củng cố quốc phòng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Mới góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc, xây dựng con
người mới ở Việt Nam.
Như vậy công nghiệp hoá là xu hướng mang tính quy luật cả các nước đi từ
một nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn.
1.3. Tính tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại
hoá của nước ta.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều nước dù thắng hay bại đều
trở thành nước kiệt quệ đã trở thanh một trong những nguyên nhân cho
bước khởi động của cuộc khoa học công nghệ hiện đại. Có thể chia cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại thành hai giai đoạn.

3


- Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ những năm 40 đến giữa những năm 70. Giai
đoạn này sử dụng khoa học kỹ thuật để hiện đại hoá các công cụ sản xuất,
phát triển kinh tế theo hướng mở rộng và tăng thêm các yếu tố sản xuất.
Thực chất đây là giai đoạn bắt đầu phát triển của lực lượng sản xuất cả về
con người và công cụ sản xuất.
Bình quân tăng trưởng kinh tế hàng năm ở các nước kinh tế phát triển là
5,6%. Tốc độ tăng trưởng này được giữ nguyên trong vòng 20 năm kể từ
năm 1950 đến 1970.
- Giai đoạn hai bắt đầu vào những năm 70 trở đi và cho đến nay vẫn đang
tiếp tục rất mạnh mẽ. Giai đoạn này là thực hiện cuộc cách mạng với qui
mô lớn và toàn diện trên lực lượng sản xuất trên cơ sở áp dụng các thành
tựu khoa học - kỹ thuật, đổi mới toàn bộ bộ máy sản xuất hiện hành trên cơ
sở sử dụng những phương tiện kỹ thuật về công nghệ mới khác hẳn về
nguyên tắc thay thế hàng loạt các thiết bị lạc hậu bằng các thiết bị hiện đại
làm cho năng suất và chất lượng sản phẩm lên cao.
Đây là giai đoạn biến đổi hẳn về chất của lực lượng sản xuất ở các
nước tư bản chủ nghĩa thì đây cũng là thời kỳ mâu thuẫn giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất lên cao tạo điều kiện cho sự ra đời của phương
thức sản xuất mới.
Quá trình diễn ra không đồng đều ở các nước do nhiều nguyên nhân dễ dẫn
đến sự chênh lệch về kinh tế.
Trên thế giới hình thành 3 nhóm nước đó là các cường quốc về kinh tế,
các nước phát triển và đang phát triển. Sự phân chia này cũng hình thành
nên các mâu thuẫn cơ bản của xã hội, vấn đề cơ bản của các nước đang
phát triển là đường lối đấu tranh hoà bình giải quyết mâu thuẫn thông qua
làm cuộc cách mạng về kinh tế.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nhỏ, lạc hậu về khoa học kỹ thuật, lực

lượng sản xuất còn non nớt chưa phù hợp với quan hệ sản xuất của xã hội
chủ nghĩa. Để có cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất lớn, không còn con đường
4


nào khác là công nghiệp hoá, cơ khí hoá cân đối và hiện đại trên trình độ
khoa học kỹ thuật phát triển cao.
Muốn vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phát triển tuần tự và
phát triển nhẩy vọt, cùng một lúc thực hiện hai cuộc cách mạng đó là
chuyển lao động thô xơ sang lao động bằng máy móc và chuyển lao
động máy móc sang lao động tự động hoá có sự chỉ đạo của Nhà nước
theo định hướng XHCN.
CHƯƠNG II
THÀNH TỰU, HẠN CHẾ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở
TỈNH YÊN BÁI TỪ 2005 ĐẾN 2011
2.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong
13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía
Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh
Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị
hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường,
thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62
xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng
bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn
của cả nước.. Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông
đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào
Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường
lớn trong và ngoài nước.
- Đặc điểm địa hình: Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa
hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn

đều có hướng chạy Tây Bắc – Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên
Sơn – Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi
5


cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi
đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng
có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao
trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân
cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy
động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ
yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự
nhiên toàn tỉnh.
Tài nguyên thiên nhiên
- Khí hậu :Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
trung bình là 22 - 230C; lượng mưa trung bình 1.500 – 2.200 mm/năm; độ
ẩm trung bình 83 – 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp.
Dựa trên yếu tố địa hình khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí
hậu. Tiểu vùng Mù Cang Chải với độ cao trung bình 900 m, nhiệt độ trung
bình 18 – 200C, có khi xuống dưới 00C về mùa đông, thích hợp phát triển
các loại động, thực vật vùng ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – nam Văn Chấn,
độ cao trung bình 800 m, nhiệt độ trung bình 18 – 20 0C, phía Bắc là tiểu
vùng mưa nhiều, phía Nam là vùng mưa ít nhất tỉnh, thích hợp phát triển
các loại động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – Tú Lệ,
độ cao trung bình 200 – 400 m, nhiệt độ trung bình 21 – 32 0C, thích hợp
phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây
ăn quả và cây lâm nghiệp. Tiểu vùng nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố
Yên Bái, Ba Khe, độ cao trung bình 70 m, nhiệt độ trung bình 23 – 24 0C, là
vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điều kiện phát triển cây lương thực,
thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả. Tiểu vùng Lục Yên –

Yên Bình độ cao trung bình dưới 300 m, nhiệt độ trung bình 20 – 23 0C, là
vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ Thác Bà rộng 19.050 ha, có điều
kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ
sản, có tiềm năng du lịch.
6


- Đất đai: Yên bái là một trong tỉnh có diện đất canh tác khá cao, đất nông
nghiệp 15000 ha, đất lâm nghiệp 4300ha, đất trồng khác 32000ha, trong đó
đất đai có độ mầu mỡ phì nhiêu là 70%. Với tiềm năng về đất đai phong
phú đó đã tạo điều kiện cho Yên Bái có khả năng tiến hành công nghiệp
hóa một cách tốt hơn
2.2. Nội dung thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Yên Bái
từ năm 2005 đến nay
2.2.1. Công nghiệp khai thác khoán sản
Khoáng sản nhiên liệu:
Than đá: Hiện có 3 điểm quặng trong trầm tích điệp suối Bàng thuộc địa
phận Văn Chấn, ít có khả năng khai thác sử dụng do chất lượng kém.
Than nâu: có 10 trong trầm tích neogen dọc sông Hồng, sông Chảy,
trong đó có 2 điểm được điều tra khai thác là Hồng Quang và Hoàng
Thắng. Nhìn chung các điểm than đều có quy mô nhỏ, chất lượng kém,
không có triển vọng.
Than bùn: Có ở Phù Nham huyện Văn Chấn, trữ lượng 103.832 tấn,
trong than chứa mùn, đạm, fotfo, kaly cao. có khả năng khai thác làm phân
vi sinh tốt; ngoài ra có ở núi Lịch.
Khoáng sản kim loại:
Sắt: Có tới 32 điểm quặng và mỏ, tập trung ở 2 vùng chính là Đại Sơn Văn Yên; Làng Mỵ Hưng Khánh - Trấn Yên. Các mỏ vùng Đại Sơn có trữ
liệu trên 20 triệu tấn. Quặng sắt ở xã An Thịnh - Văn Yên có hàm lượng Fe =
32- 67%, trữ lượng 1,5 triệu tấn.
Đồng: có ở Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên đang được tiếp tục khảo sát.

Chì- kẽm: Có ở Tú Lệ - Văn Chấn; Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Yên Bình.
Vàng: Vàng gốc được phát hiện cùng với đồng ở Văn Yên, Văn Chấn,
hiện đang được điều tra đánh giá. Vàng sa khoáng phát hiện ở nhiều nơi
như: Ngòi Viễn, Ngòi Tháp, Bản Ty ở Văn Chấn, Lục Yên, Văn Yên..

7


Đất hiếm: có ở xã An Phú - Văn Yên có quy mô nhỏ, trữ lượng đánh giá
ở C1 + C2 là 17,84 tấn TR2 O3Khoáng sản không kim loại:
Pirit: Có ở Tân Lĩnh - Lục Yên; Mỹ Gia – Yên Bình. Điểm ở Lục Yên
có trữ lượng khoảng 25.000 tấn, cấp C1 hàm lượng S >33%.
Barit: Có ở núi Hang Hổ, Đại Minh - Yên Bình, chưa điều tra đánh giá.
Phôtforit: có ở Lục Yên với trữ lượng khoảng 10.000 tấn.
Cao lanh: Tập trung ở khu vực thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình
đã khai thác ở một số điểm: Km2 thị xã Yên Bái, Tân Thịnh, Trực Bình,
Làng Cần với tổng trữ lượng đánh giá ở cấp B + C1 + C2 là 1,1 triệu tấn,
chất lượng AL2O3 = 29-34% ; Fe2O3-= 0,8-4,2 %. độ trắng đạt 40-70%
đạt tiêu chuẩn làm bột độn giấy và sứ cách điện.
Phenfat: Phát hiện 4 điểm ở Yên Bình và thành phố Yên Bái. Mỏ Quyết
Tiến (xã Đại Minh - Yên Bình ) trữ lượng cấp C1 + C2 là 128.000 tấn, có
khả năng khai thác cho sản xuất.
Thạch Anh: Tập trung ở Trấn Yên, điểm quặng có quy mô nhỏ, chủ yếu
là quặng lăn, chất lượng yêu cầu cho sản xuất sứ và kính.
Grafit: Phân bố thành một dải từ Trái Hút tới Văn Phú, trong đó đáng
kể nhất là mỏ Bắc Mậu A, có trữ lượng 141.799 tấn, hàm lượng C từ 37%. Mỏ Yên Thái, Yên Hưng có trữ lượng 1,32 triệu tấn.
Đá quý: Tập trung ở khu vực Lục Yên, Tân Hương – Yên Bình với
khoáng vật Rubi.
Nguyên liệu mài: Phân bố ở phần Đông Bắc hai bờ sông Chảy thuộc
vùng đá biến chất cổ gồm: Nazac, SiLimanit – gramat. Các điểm quặng

được đánh giá có triển vọng.
Vật liệu xây dựng:
Có nhiều điểm sét, trong đó đáng chú ý là mỏ sét gốm bản Đông dùng
sản xuất đồ gốm và gạch ngói. Mỏ sét Bái Dương, điểm sét ở Xuân An,
Cường Nỗ đang được khai thác.
8


Đá vôi và đá hoa phân bố rộng khắp ở Lục Yên,Yên Bình, Văn Chấn,
Văn Yên, Trấn Yên. Đá vôi của Yên Bái chất lượng tốt, có khả năng khai
thác làm vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng và đá vôi nghiền công nghiệp
và phục vụ xuất khẩu tốt.
2.2.2. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản
Doanh nghiệp tư nhân ở trong đầu tư nhà máy chế biến gỗ với quy mô khá
lớn phát huy hiệu quả sản xuất ván ghép thanh hoàn chỉnh, đảm bảo sản
phẩm làm ra có chất lượng tốt, giá trị cao. 10 tháng năm 2011, doanh
nghiệp đã sản xuất trên 5000m3 sản phẩm chất lượng cao, tạo việc làm và
thu nhập ổn định cho 600 lao động địa phương.
Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, tỉnh cũng đã kêu gọi các doanh nghiệp
đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tre măng Bát Độ diện tích 113.499ha tập
trung tại các xã Kiên Thành, Y Can, Quy Mông, Hồng Ca, Lương Thịnh
Hưng Khánh, Tân đồng, Đào Thịnh, Việt Thành...
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ổn định phát triển sản xuất từ nguồn
kinh phí khuyến công quốc gia và của tỉnh, năm 2010, tỉnh đã hỗ trợ 12 đề
án khuyến công với tổng kinh phí 490 tỷ, Năm 2011 đã có 37 dự án được
đầu tư với nguồn kinh phí 372 tỷ đồng hỗ trợ đắc lực các cơ sở đầu tư thiết
bị, mở rộng quy mô sản xuất nâng cao năng lực sản chế biến chè, chế biến
gỗ rừng trồng, sản xuất gạch bê tông và gia công chế tạo cơ khí.
Những năm tới, tỉnh tiếp tục đầu tư nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển CN-TTCN trên địa bàn, đưa

sản xuất công nghiệp thành ngành kinh tế chủ đạo. Tỉnh chủ trương phát
triển liên kết liên doanh giữa các cơ sở công nghiệp chế biến với vùng
nguyên liệu và người nông dân để mở rộng quy mô sản xuất. Tiếp tục áp
dụng cơ chế, chính sách của tỉnh đối với các nhà đầu tư có dự án công
nghiệp tiên tiến, vốn đầu tư lớn đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công
nghiệp; thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế.

9


Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến nông
lâm sản để giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Chú
trọng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm công
nghiệp. Đẩy mạnh việc quảng bá, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đủ
sức cạnh tranh trên thị trường, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế.
Điểm mạnh của tỉnh Yên Bái là kinh tế rừng, đo đó trồng rừng là một
trong những dự án lớn của toàn tỉnh, dự kiến đến năm 2015 toàn bộ đất
rừng phải được phủ xanh. Bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng có hiệu quả,
để cải thiện môi trường tự nhiên, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trưởng
sinh thái. Ngăn chặn cá hành vi hủy hoại gây ô nhiễm môi trường, săn bắt
động vật hoang dã.
2.3. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
2.3.1. Cơ cấu vùng, cơ cấu lãnh thổ
Tỉnh Yên Bái đã quy hoạch các khu CN-TTCN, hoàn thiện cơ chế, chính
sách thu hút đầu tư phát triển CN-TTCN trên địa bàn theo hướng chế biến
sâu, gắn chế biến với vùng nguyên liệu.
Tỉnh đã tập trung quy hoạch và san tạo mặt bằng khu công nghiệp tập trung
của tỉnh tại xã Minh Quân và 3 cụm công nghiệp tập trung ở xã Báo Đáp
với quy mô theo quy hoạch 14ha, Hưng Khánh 15ha và xã Y Can quy mô
quy hoạch 15ha; Hoàn thiện cơ chế chính sách, cơ chế thu hút đầu tư đi đôi

với cải cách thủ tục hành chính nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế
đầu tư vào các dự án phát triển sản xuất.
Đến nay, các khu công nghiệp tập trung đều đã có các dự án đầu tư, các
lĩnh vực kêu gọi đầu tư đã có hàng chục dự án triển khai và tiếp tục đăng
ký mới. Toàn tỉnh hiện có 240 công ty TNHH và 208 doanh nghiệp tư
nhân.
Thành công trong thu hút, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất CN.
Thời gian qua là hình thành được các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên
liệu. 171 công ty, doanh nghiệp tư nhân chế biến nông, lâm sản trên địa bàn
10


tỉnh đã đầu tư thiết bị hàng tỷ đồng sản xuất gỗ ván dăm, ván dán ép, đũa
gỗ xuất khẩu, gỗ xẻ thanh, gỗ ván bóc… với khối lượng 300.000m 3 sản
phẩm/năm.
2.3.2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày
càng cao, tăng sản lượng trong các loại giống lúa có năng suất cao, phổ
biến kiến thức cho bà con nông dân các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Trấn
Yên, Văn Yên tiến hành vào quá trình sản xuất.
- Thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa đưa nhanh tiến bộ khoa
học vào sản suất nâng cao năng suất chất lượng, phù hợp với từng huyện,
từng xã, từ năm 2003 đến nay hệ thống thủy lợi đã được phát triền nuớc
tưới tiêu cho đồng ruộng của bà con được đẩy mạnh, trong toàn tỉnh hệ
thống mương máng đã được khai thông, không còn tình trạng thiếu nứớc
tưới tiêu. Hơn nữa từ năm 2003 hệ thống điện đã được kéo đến tất cả các xã
vùng ba trong tỉnh, chính hệ thống điện này là cơ sở để quá trình điện khí
hóa trong nông nghiệp được tiến hành một cách tốt hơn.
- Phát triển các khu nông nghiệp, vùng trồng trọt chăn nuôi tập trung, dịch
vụ gắn với các nghành nghề, làng nghề, trang trại và mô hình kinh tế trang

trại phát triển để tạo ra nhiều việc làm cho người nông dân, giải quyết công
ăn việc làn tại chỗ cho người lao động.
- Phát triển hiệu quả kinh tế rừng, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại,
gắn với công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến.
- Thực hiện chương trình nông thôn mới, người nông dân làm giàu chính
trên mảnh đất của mình. Giao đất giao rừng cho người nông dân. Mở các
trường dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế kết hợp với phân công lao động trong nông nghiệp.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống
xã hội; ưu tiên phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học,
11


tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao trong sản xuất nông, lâm
nghiệp và công nghiệp nông thôn. Đổi mới cơ chế quản lý đề tài, nhiệm vụ
khoa học.
- Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, trong
đó xác định công nghiệp là khâu đột phá, tạo động lực cho nền kinh tế
phát triển, trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã coi trọng chính sách
thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng lợi hế của địa phương để phát triển
công nghiệp, nhất là công nghiệp khai khoáng, sản xuất xi măng, chế
biến bột đá và chế biến nông lâm sản.
đó Nhờ, trong 5 năm 2006-2010, ngành công nghiệp Yên Bái đã thu hút
được nguồn đầu tư đáng kể của các thành phần kinh tế, tập trung khai thác
các tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nếu năm 2005, toàn tỉnh mới có trên
6 nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp thì đến năm 2009, con số này đã tăng
lên 7.811. Trong số đó, có nhiều cơ sở SXCN quy mô lớn đã đi vào hoạt
động, như: 2 nhà máy xi măng lò quay với tổng công suất 1,4 triệu
tấn/năm; 2 nhà máy chế biến sắn có công suất 40 nghìn tấn tinh bột/năm; 2
nhà máy gạch tuynen; 4 nhà máy chế biến (CaC03)… Ngoài ra, trên địa

bàn tỉnh còn có 63 cơ sở chế biến chè, 27 dây chuyền sản xuất giấy đế…
Các cơ sở san xuât công nghiệp không chỉ tăng về số lượng mà trình độ
công nghệ cũng được nâng lên một bước. Hầu hết các dự án đầu tư mới
trong giai đoạn 2006-2010 đều áp dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện
với môi trường. Đồng thời, cơ cấu ngành công nghiệp cũng dần chuyển
dịch đúng định hướng. Theo đó, tỷ trọng công nghiệp chế biến đã tăng từ
67,76% năm 2005 lên 73,2% năm 2010.
Sự xuất hiện của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở Yên Bái đã góp
phần quan trọng tạo nên bước phát triển cho nền kinh tế một tỉnh miền núi,
đồng thời hình thành diện mạo mới cho sản xuất công nghiệp trong những
năm qua.

12


Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 5 khu công nghiệp và các cụm
công nghiệp ở một số huyện thị, thành phố. Mới đây, Chính phủ đã có
quyết định cho Yên Bái mở rộng khu A thuộc KCN phía Nam từ 137 ha lên
400 ha, đưa các khu công nghiệp Minh Quân và Âu Lâu vào quy hoạch khu
công nghiệp quốc gia. Đây là điều kiện quan trọng để Yên Bái tiếp tục phát
huy hiệu quả chính sách thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh và cũng là cơ sở để
Yên Bái đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng trên 19% trong giai đoạn
2011-2015 và phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp của
toàn tỉnh đạt 7.400 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cần tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hệ thống hạ
tầng trong các khu công nghiệp. Trước mắt, tập trung đầu tư hoàn chỉnh hệ
thống hạ tầng khu công nghiệp phía Nam tỉnh và các khu công nghiệp
Minh Quân, Âu Lâu, Bắc Văn Yên… làm cơ sở cho việc mời gọi đầu tư
vào địa bàn.
Ngoài ra, Sở Công Thương cùng với các cơ quan hữu quan tiếp tục đẩy

mạnh thu hút đầu tư, dành nhiều ưu đãi về đất, cơ chế chính sách cho các
nhà đầu tư có khả năng thực hiện các dự án quy mô lớn, các dự án sản xuất
sản phẩm công nghệ mới, sản phẩm thân thiện với môi trường. Không chỉ có
vậy, với các doanh nghiệp có đề án, dự án nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa
học, kỹ thuật và đổi mới công nghệ, tỉnh sẽ hỗ trợ một phần ngân sách.
Cùng với đó, ngành Công Thương tỉnh cũng chủ trương phát triển các vùng
nguyên liệu gắn với việc xây dựng các cơ sở chế biến. Đồng thời, tăng
cường mối liên kết 4 nhà (Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà
nông) trong phát triển các mô hình sản xuất, vừa đảm bảo số lượng, chất
lượng nguyên liệu đầu vào cho sức sản xuất, vừa tạo việc làm, tăng thu
nhập cho người nông dân.
Để đạt được mục tiêu phát triển công nghiệp đã đề ra trong thời gian tới, Sở
Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo
hướng đơn giản, minh bạch và hiệu quả. Trong đó, công tác củng cố tổ
13


chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được xem là khâu
then chốt.
Với những thành tựu đã đạt được, cùng những giải pháp thiết thực, bám sát
thực tế, hy vọng trong giai đoạn 2011-2015, công nghiệp của Yên Bái sẽ
tiếp tục phát triển

2.2.3 Hạn chế
- Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hoá cao với năng lực người lao
động, cơ sở vật chất khoa học còn thấp
Công nghiệp hóa là nội dung chủ yếu của tỉnh Yên Bái, từ những nội
dung và thành tựu đạt được trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của tỉnh Yên bái từ năm 2005 đến nay, nhưng trong quá trình thực
hiện còn vấp phải những khó khăn, đứng trước khó khăn về năng lực

lao động của người lao động chưa đáp ứng được trong công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Đối với bà con nông dân họ vẫn còn
có thói quen sản xuất thủ công.
- Yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao với tư liệu sản
xuất, máy móc công cụ… nghèo nàn, lạc hậu. Đặc biệt việc áp dụng
máy móc khoa học công nghệ hiện đại là rất khó khăn, Trước thực
trạng đất canh tác, đặc biệt là đất dốc đồi núi bị thoái hoá, rửa trôi màu
nhiều, năng suất và chất lượng cây trồng giảm, Viện Khoa học kỹ thuật
Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã nghiên cứu và triển khai áp dụng
các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc như kỹ thuật che phủ đất tận
dụng các tàn dư thực vật, kỹ thuật tạo tiểu bậc thang trên đất dốc.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nhiều mặt yếu kém, công nghệ còn lạc hậu,
năng suất lao động và năng suất cây trồng vật nuôi còn thấp
Nông nghiệp chưa thoát khỏi độc canh lúa. Còn giống và cây giống chưa
đổi mới kịp nhu cầu của thị trường. Sản phẩm làm ra khó bán trở thành nỗi
lo của nông dân, năng suất lao động, vật nuôi, cây trồng và ngành nghề
14


tăng chậm, thu nhập và sức mua của nông thôn còn hạn hẹp. Hệ thống kết
cấu hạ tầng, dịch vụ sản xuất kinh doanh và dịch vụ xã hội, mấy năm gần
đây tuy có tiến bộ nhất định song về trình độ còn rất thấp kém .Trong lĩnh
vực công nghiệp, trình độ công nghệ còn lạc hậu, công nghệ truyền thống
chậm được đổi mới, công nghệ mới hầu như chưa có hoặc chỉ mới bắt đầu
trong điều kiện đó, sản phẩm sản xuất ra khó đứng vững ngay trên thương
trường quốc tế. Nền kinh tế vì vậy cũng khó hội nhập với nền kinh tế các
nước trong khu vực và trên thế giới, lối ra chỉ có thể là ở chỗ đổi mới công
nghệ thông qua chuyển dịch cơ cấu công nghệ, cơ cấu ngành theo hướng
CNH-HĐH.
Nước ta khá thuận lợi so với một số nước về tài nguyên thiên nhiên, khí

hậu và vị trí địa lý nhưng cho đến nay tiềm năng đó mới được khai thác ở
mức thấp để tiềm năng này được khai thác thoả đáng không thể không đẩy
mạnh công nghiệp hóa, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
2.3.4 Phương hướng, giải pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của tỉnh Yên Bái.
- Phương hướng
Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, duy trì tốc độ tăng trưởng cao,
là khâu đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Ưu
tiên quy hoạch và đầu tư xây dựng một số khu kinh tế (như khu kinh tế
tổng hợp - dịch vụ - du lịch ở các xã hữu ngạn sông Hồng thành phố Yên
Bái, khu công nghiệp phía Nam, khu công nghiệp Âu Lâu...) để thành phố
Yên Bái trở thành động lực, đầu tàu nền kinh tế của tỉnh, hướng vào công
nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, sản phẩm đá trắng, gốm sứ, vật
liệu xây dựng, thép, cơ khí, điện tử, sản xuất điện...
Đồng thời, tập trung xây dựng các khu, cụm công nghiệp vệ tinh tại các
huyện vùng thấp, hướng vào phát triển công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng,
15


chè, sản xuất xi măng, sản phẩm đá trắng tại huyện Yên Bình; công nghiệp
chế biến chè, tuyển quặng sắt, sản xuất thép, kim loại màu, đá và gạch xây
dựng tại huyện Trấn Yên, Văn Chấn, đưa huyện Văn Chấn trở thành trung
tâm động lực phát triển khu vực phía Tây của tỉnh; công nghiệp chế biến
quế, tinh bột sắn, gỗ rừng trồng ở huyện Văn Yên; sản xuất, chế biến đá
trắng, xi măng ở huyện Lục Yên... Tăng cường công tác khuyến công, phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ở nông thôn. Phấn đấu
giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 7.400 tỷ đồng trở lên.
Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, đạt mức tăng trưởng cao, chiếm tỷ
trọng lớn hơn trong GDP. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt

động thương mại. Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm có lợi thế và hỗ
trợ hoạt động xuất khẩu nhằm đưa kim ngạch xuất khẩu năm 2015 gấp 4 - 5
lần năm 2010. Phát triển du lịch sinh thái, văn hoá, di tích lịch sử, trọng
tâm là du lịch hồ Thác Bà, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế
quan trọng của tỉnh. Đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các ngành
dịch vụ. Tăng cường hoạt động đối ngoại, nhất là về kinh tế.
Tạo bước đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tập
trung hoàn thiện mạng lưới giao thông theo hướng đồng bộ, có tính liên kết
cao giữa các vùng trong tỉnh, các tỉnh trong khu vực và hành lang kinh tế
Vân Nam - Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Nâng cấp các
tuyến đường huyết mạch, xây dựng mới tuyến đường ngang Lục Yên - Văn
Yên - Văn Chấn - Mù Cang Chải, đường vành đai III thành phố Yên Bái Trấn Yên, cầu Cổ Phúc vượt sông Hồng. Kiên cố hoá đường ô tô đến trung
tâm xã, đảm bảo đi lại được 4 mùa. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống
thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt, thoát nước, các công trình xử lý chất thải và
hạ tầng các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. Phát triển mạng lưới đô thị và
kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại, tạo nền tảng để thành phố Yên
Bái trở thành đô thị loại II vào năm 2020.
- Một số giải pháp chủ yếu:
16


Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Đổi mới cơ chế, chính
sách khuyến khích, thu hút đầu tư. Khai thác tốt các nguồn thu ngân sách,
thực hiện có hiệu quả các chính sách tài chính, tín dụng của Nhà nước, đảm
bảo nguồn vốn phục vụ cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh. Sử dụng nguồn vốn ngân sách tiết kiệm và hợp lý, hướng vào
lĩnh vực, vùng trọng điểm động lực, vùng có tiềm năng, lợi thế và vùng đặc
biệt khó khăn, vùng cao. Thu hút đầu tư bằng các hình thức công tư kết hợp
và xã hội hóa đầu tư lĩnh vực văn hóa – xã hội. Quản lý chặt chẽ, sử dụng
có hiệu quả các nguồn tài nguyên.

Phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp và các thành phần kinh tế. Xây
dựng một số doanh nghiệp có quy mô lớn về sản xuất và tiềm lực tài chính
mạnh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư. Tiếp
tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà
nước; phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng; tạo điều
kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh; khuyến khích các doanh nghiệp
nước ngoài đầu tư trực tiếp vào tỉnh.
Đẩy mạnh đào tạo, sử dụng và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cho phát
triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo nghề, đáp
ứng cơ bản nguồn lao động tại chỗ có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh. Thực hiện có hiệu quả chính sách sử dụng, thu hút người tài.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống xã
hội; ưu tiên phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học, tạo
giống mới có năng suất, chất lượng cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp và
công nghiệp nông thôn. Đổi mới cơ chế quản lý đề tài, nhiệm vụ khoa học.

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam các kỳ đại hội IX, X, XI.

-

Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Yên Bái.

-


Các báo cáo của các sở Công nghiệp tỉnh Yên Bái

18


MỤC LỤC
- Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, trong đó xác định
công nghiệp là khâu đột phá, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển, trong những năm
qua, tỉnh Yên Bái đã coi trọng chính sách thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng lợi hế của
địa phương để phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp khai khoáng, sản xuất xi
măng, chế biến bột đá và chế biến nông lâm sản............................................................12

19


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TRIẾT HỌC

-----------------------

TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đề tài:

Phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Yên Bái
từ 2005 đến 2010

Họ tên : Hoàng Thị Nguyệt
Lớp


: Cao học triết học K17

Hà Nội, 01/2012

20



×