Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

mẫu phương án kinh doanh vay vốn trả nợ vốn vay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 35 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

--------***------DỰ ÁN ....................................................
I, Giới thiệu đơn vị vay vốn
1, Tên tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp:
2, Đại diện doanh nghiệp:
Chức vụ:
3, Trụ sở:
4, Điện thoại:
5, Vốn điều lệ:
6, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
7, Ngành nghề kinh doanh:

do

cấp ngày ,

II, Giới thiệu dự án:
1- Mục đích kinh doanh:
2 - Địa điểm sản xuất kinh doanh :
3- Đơn vị tham gia dự án:
4- Căn cứ khoa học thực hiện dự án:
- Dự án được ứng dụng, chuyển giao từ kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu
khoa học đã được Hội đồng khoa học ....... công nhận năm ....... về đề tài :.....
- Hoặc được ứng dụng các tiến bộ công nghệ khác trong nước và trên thế giới (mô tả
vắn tắt, nguồn gốc, xuất sứ, quy trình hoạt động; tính năng, hiệu quả của công nghệ).
5- Tính cấp thiết, khả thi và hiệu quả của dự án:
- Tính mới, ưu điểm của công nghệ dự án mà ứng dụng:
- Lợi ích kinh tế, khả năng thị trường và cạnh tranh của sản phẩm dự án:
- Năng lực thực hiên dự án của Chủ đầu tư:


- Khả năng thành công của dự án:
- Lợi ích kinh tế xã hội của dự án:
- Khả năng nhân rộng ứng dụng khoa học công nghệ của dự án
...
6. Mục tiêu của dự án:
- Mục tiêu Tổng quát: Kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường....
- Mục tiêu cụ thể: Doanh thu, Lợi nhuận, Việc làm, thu nhập...
7. Nội dung hoạt động của Dự án
Mô tả ngắn gọn quy trình sản xuất thực tế của Dự án.
Kèm theo bản vẽ, sơ đồ, quy trình, bảng biểu... (nếu có)
8. Phương diện tài chính của dự án:
Tổng nhu cầu vốn của dự án:
Vốn tự có :
Vốn xin vay của Quỹ PT KHCN là: đồng
Mục đích sử dụng vốn vay:

1


......................
III – Bảng hạch toán kinh tế cho 1 năm của dự án khi đi vào sản xuất ổn định:
STT
Nội dung
I
Doanh thu
1
2
3
II
Chi phí

Nguyên, nhiên vật liệu
Giống, vật tư, máy móc...
Nhân công lao động
Chi phí điện, nước
Chi phí quản lý
Chi phí lãi vay
Khấu hao tài sản cố định
Khác...
III
Lợi nhuận
IV Thuế thu nhập DN
V
Lợi nhuận sau thế

Số
lượng

ĐVT

Đơn giá

Thành tiền

* Thuyết minh chi tiết:
Phương án 1: Tính toán giá thành 1 đơn vị sản phẩm, giá bán dự kiến để hạch toán doanh
thu dự kiến và lợi nhuận dự kiến.
Phương án 2: Hạch toán Doanh thu và lợi nhuân theo phương pháp riêng của Dự án của Chủ
đầu tư.
* Kèm theo các Phụ biểu : Phụ biểu 1: Kế hoạch trả nợ vốn vay; Phụ biểu 2: Hiệu quả kinh
tế; Phụ biểu 3: Bảng kê Máy móc thiết bị; và các Phụ biểu khác (nếu có).

IV - KẾ HOẠCH VAY VỐN VÀ TRẢ NỢ QUỸ :
1. Kế hoạch vay vốn:
+ Số tiền đề nghị vay:
+ Thời hạn vay: ... năm
+ Lãi suất vay vốn: theo quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ phát triển Khoa học
Công nghệ Vĩnh Phúc
2. Kế hoạch trả nợ Quỹ:
Năm 1: đ
Năm 2: đ
Năm 3: đ
- Nguồn trả nợ của dự án: Từ doanh thu bán hàng hoá và lợi nhuận hoạt động của dự án
V - BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY:
- Thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất .
- Tín chấp, bảo lãnh.
- Các biện pháp khác.

2


VI - CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích
- Hàng tháng trả lãi đầy đủ.
- Tiền gốc trả đầy đủ khi đến hạn
Ngày tháng năm
CHỦ ĐẦU TƯ
(ký tên; đóng dấu)

Phụ biểu 1: Bảng kế hoạch vay trả nợ Quỹ
Đơn vị : Đồng
Stt

1
3
4
5
6
7
8

Chỉ tiêu
Khoản vay trung hạn
Số tiền vay
Thời gian vay
Dư nợ đầu năm
Trả nợ trong năm
Kỳ trả nợ 1
Kỳ trả nợ 2
Dư nợ cuối năm

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Phụ lục 3: Bảng tính hiệu quả kinh tế
Stt
A

Chỉ tiêu


Năm 0

Doanh thu
Doanh thu từ
Doanh thu từ
Doanh thu từ
Doanh thu từ các
sản phẩm khác....

B

Chi phí
Vật tư, máy móc
Nguyên nhiên vật liệu
Giống
Nhân công lao động
Công cán bộ kỹ thuật
Chi phí điện, nước

3

Năm 1

Năm 2

Đơn vị: Đồng
Năm3


Chi phí quản lý

Chi phí lãi vay
Khâu hao tài sản cố định
C

Khác...
Lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập

thuế suất
thuế phải nộp

D

Lợi nhuận sau thuế

E
1
2

Một số hiệu quả đầu tư
Vốn đầu tư
Dòng tiền hàng năm
- Lợi nhuận
- Khấu hao
Lãi suất chiết
khấu
PV
Cộng dồn PV
NPV
IRR

Thời gian thu hồi vốn đầu tư

3
4
5
6
7
8

STT

Phụ biểu 3: Bảng kê Máy móc thiết bị
Vật tư, thiết bị
Đơn
Đơn giá
Số lượng
Thành
vị tính
tiền

Cộng:

Phụ biểu khác...

4

Ghi chú


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC


QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
*****************

DỰ ÁN ỨNG DỤNG KH&CN
Tên Dự án: XÂY DỰNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN SINH SẢN THEO
CÔNG NGHỆ CỦA CP GROUP
Chủ đầu tư:
Địa chỉ:
Người đại diện:
Điện thoai:
Fax/email:
Tổng vốn đầu tư:
Tổng vốn vay Quỹ:
Thời gian vay:
Địa điểm triển khai Dự án

=======================================================
Tháng 10/2013

5


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
=============

DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI LỢN SINH SẢN
THEO CÔNG NGHỆ CP GROUP

I. GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ VAY VỐN:
1.Tên hộ kinh doanh: Phùng Tiến Mạnh.
2. Đại diện: Chủ đầu tư
3. Địa chỉ: Xã Liên Châu, huyện Yên Lac, tỉnh Vĩnh Phúc.
Điện thoại: 0984721288
4.Vốn điều lệ: 2.000 triệu đồng.
5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh số 19F8002547, ngày 8/11/2006 do UBND
huyện Yên Lạc cấp.
6. Chức năng, ngành nghề kinh doanh:
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm, thủy sản.
- Cung cấp thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp.
- Dịch vụ vận tải, kinh doanh thương mại...
7. Địa điểm triển khai Dự án:
- Xã Kim Long - huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc.
- DT chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây: 5.000 m2
- DT chăn nuôi thuỷ cầm, thuỷ sản: 500 m2
II. GIỚI THIỆU DỰ ÁN:
1. Tính cấp thiết xây dựng xây dựng Dự án:
Hiện nay chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nông thôn trong tỉnh đại đa số vẫn mang
tính nhỏ lẻ, tự phát và manh mún. Ở các vùng trung du, miền núi như Tam Dương,
Lập Thạch, Sông Lô... có rất nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu, sức lao động ... có thể
phát triển theo hướng công nghiệp với quy mô lớn. Tuy nhiên chưa được chú ý đầu tư
đúng mức để phát huy các lợi thế này.
Một vấn đề quan trọng nữa là an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi. Thời gian gần
đây dịch lở mồm long móng đối với trâu bò, dịch tai xanh ở lợn hay cúm H5N1với gia
cầm đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề với người chăn nuôi và để lại hậu quả, di chứng
lâu dài về sau đối với môi trường và sản xuất.
Ngoài ra tại những hộ gia đình chăn nuôi lớn, đang phải đối đầu với một thực
trạng là nạn ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề. Tình trạng phổ biến của một
trang trại nuôi lợn hay gà ở vùng nông thôn là mùi hôi thối nồng nặc của chất thải ở

những đàn lợn, đàn gà nuôi công nghiệp trong điều kiện không đảm bảo về vệ sinh
môi trường, có phạm vi ảnh hưởng hàng nghìn mét.
6


Từ những vấn đề đó cho thấy cần phải có phương án đầu tư xây dựng những
trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ của hộ gia đình vùng trung du, miền núi theo hướng
tổng hợp và an toàn dịch bệnh để có điều kiện chăm sóc, phòng chữa bệnh hiện đại,
phát huy được lợi thế của địa phương để sản xuất và cung cấp thực phẩm "sạch" cho
người tiêu dùng, đồng thời phải có khả năng sử lý chất thải tốt để chống ô nhiễm môi
trường nông thôn.
2. Mục tiêu Dự án:
- Quy mô:
+ Chuồng trại: 792 m2;
+ Nuôi 100 lợn nái đẻ.
- Doanh thu: Khoảng 10 tỷ đ/ 3năm.
- Lợi nhuận: khoảng 1.200 triệu/ 3 năm; khoảng 400 triệu đ/năm.
- Tạo việc làm cho 4 - 5 nhân công chuyên nghiệp và 5 - 6 lao động theo mùa
vụ; Với mức lương trung bình 3 - 4 triệu đồng/tháng.
3. Đơn vị phối hợp thực hiện dự án:
Chủ đầu tư liên kết với các đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp, các đơn vị ứng
dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN như: Công ty thức ăn chăn nuôi CP Group; Trung
tâm ứng dụng TBKH&CN Vĩnh Phúc; TT Giống vật nuôi Vĩnh Phúc,Trạm Khuyến
nông; Trạm thú ý..
4. Căn cứ khoa học thực hiện dự án:
Dự án ứng dụng Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn nái giống và lợn nái ngoại
của tập đoàn CP group Thái Lan.
CP là công ty đầu tiên tại Việt Nam phát triển công nghệ chăn nuôi lợn bằng
chuồng kín và hệ thống chăn nuôi “Hai điểm”, bao gồm điểm chăn nuôi lợn nái sinh
sản chuyên sản xuất lợn con cai sữa và điểm chăn nuôi lợn thịt giai đoạn từ cai sữa

đến xuất chuồng có thể trọng từ 95 - 100 kg.
4.1.Về giống và thức ăn:
Dự án được Cty CP lựa chọn các giống Landrace, Yorkshire, Duroc... đã được
nuôi thích nghi, nhân giống và lai tạo giống phù hợp với thị trường Việt Nam.
Thức ăn (cám) được nhập từ Công ty CP phù hợp với từng giai đoạn và độ tuổi
của lợn mẹ, lợn con. Được cho ăn có kiểm soát và tính toán thích hợp.
4.2. Chuồng nuôi:
Trang trại của Dự án được xây dựng xa khu dân cư, xa các trại chăn nuôi khác
và được quản lý bằng một quy trình hiện đại của Công ty CP. Hệ thống chăn nuôi này
thể hiện tính ưu việt trong ngăn chặn dịch bệnh, giúp lợn khỏe mạnh, năng suất cao và
giảm
thiểu
sử
dụng
các
loại
thuốc
thú
y.
Nguyên tắc để đảm bảo đàn nái sản xuất tốt trong điều kiện nhiệt đới Việt Nam
là chúng ta cần phải chú ý cải thiện môi trường sống cho con vật, đó là: giảm nhiệt độ
chuồng nuôi, vệ sinh tốt, quản lý chặt chẽ đàn nái khô và chửa theo phương thức nuôi
từng ô lồng cá thể để quản lý chặt chẽ và theo dõi khả năng động dục của từng con,
phối giống kịp thời, giảm khoảng cách đậu thai lại sau cai sữa để tăng lứa đẻ trong
năm.
Cũi đẻ cho lợn nái nhằm cách ly với nền chuồng, giảm hao hụt lợn con do bị
đè, giảm tỉ lệ mắc bệnh đường ruột trước khi cai sữa, nâng cao số con sống trên ổ lúc
7



cai sữa. Cũi úm cho lợn con sau cai sữa, để nuôi lợn con sau cai sữa (từ 30-60/75
ngày tuổi) đạt tỉ lệ sống cao, tăng trưởng nhanh.
Các vấn đề kỹ thuật chính của Dự án như sau:
a. Chuồng nuôi:

Chuồng nuôi được xây cao để thoáng mát trong mùa hè, ấm áp trong mùa đông,
thoát được khí độc trong chuồng nuôi, yêu cầu theo qui mô sản xuất khác nhau đảm
bảo các điều kiện:
- Qui cách chuồng nái tổng hợp (chờ phối, chửa đẻ heo con sau cai sữa) : độ
cao cột hiên ít nhất từ 3 3,5 m tính từ mặt nền chuồng. Nền chuồng phải cao hơn đất
tự nhiên tối thiểu 40cm.
- Với qui mô 100 nái, diện tích chuồng nuôi 792 m2 , chia ra ba khu: nái đẻ, nái
chờ phối và chửa, heo con sau cai sữa.
b. Lồng chuồng
+ Lồng chuồng cá thể cho lợn nái sau cai sữa và có chửa :
Ô lồng chuồng (tổng số lồng bằng tổng lợn nái sinh sản) cho nái sau cai sữa và
chửa: dài 2,2m; rộng 0,7m; cao1m. Các thanh ngăn dọc lồng chuồng cách nhau từ 15 25 cm ( thanh ngăn cuối chuồng cách mặt nền chuồng là 25cm).
- Sàn nền lót
tấm đan có khe hở 1cm hoặc sàn bê tông có độ nghiêng 3- 5%. Phía sau từng dãy ô
lồng cá thể có rãnh thoát nước, có nắp đậy bằng tấm đan có khe hở 1,5cm; rãnh thoát
phân rộng 0,3m, sâu 0,33330,5m; có độ nghiêng từ 1-3% hướng về các rãnh thoát
toàn
khu

các
đầu
chuồng.
- Mỗi ngăn lồng cá thể đều có vòi nước tự động và máng ăn riêng biệt.
- Ưu điểm lồng chuồng cá thể là chiếm diện tích ít, dễ kiểm tra lên giống, dễ
quản lý khi phối giống, dễ kiểm tra đầu thai. Dễ tháo, lắp khi di dời.

8


+Lồng chuồng nái đẻ và nuôi con :

- Lồng chuồng cho nái đẻ (tổng số lồng bằng 30% so với lồng cá thể) có chiều
dài 2,3m, cao lồng của nái đẻ là 1m, rộng 1,8m, ngăn nái đẻ rộng 0,7m; hai ô cho lợn
con tránh mẹ đè rộng 0,45m và 0,65m hoặc 0,55 và - 0,55m. Sàn cũi ô nái đẻ gia công
bằng đan bê tông (kích thước 1,1m x 0,7m) có khe hở 1cm hoặc sắt tròn trơn đường
kính 16mm (tốt nhất là sắt vuông, 20 x 20mm) hàn theo chiều ngang ô lồng có kẽ hở
1cm hoặc sử dụng tấm nhựa sàn nhập khẩu. Ô lợn con theo mẹ sử dụng sàn nhựa, nếu
không có thì có thể gia công sàn sắt với đường kính 8 10mm và gắn dọc theo, có
khoảng cách khe hở giữa các thanh sắt dọc sàn là 1cm.
- Lồng nái đẻ đặt trên khung bê tông hoặc có chân cao cách mặt nền 40cm.
- Nền chuồng nghiêng về hai phía có độ dốc 5 7% để dễ thoát nước khi vệ sinh
chuồng trại (mặt nền chuồng đổ bê tông MAC 200 để tránh chuột đào và trơn láng để
tránh phân, rác bám trên nền).
Mỗi ngăn lồng nái đẻ đều có một vòi nước tự động cho mẹ và một vòi cho con
ở phiá ngăn rộng (0,65m), có máng ăn riêng cho mẹ và máng tập ăn cho lợn con gần
vòi nước uống.
- Ưu điểm của lồng chuồng nái đẻ này là lợn con ít bị tiêu chảy trong giai đoạn
theo mẹ, giảm tỉ lệ hao hụt lợn con bị mẹ đè và bệnh tật. Lợn con khỏe mạnh, cai sữa
sớm lúc 21 30 ngày tuổi.
+ Lồng chuồng cho lợn con sau cai sữa từ 30-60/75 ngày tuổi :
Lồng chuồng cho lợn con sau cai sữa có thể làm theo dãy dài dọc chuồng hoặc
dãy ngang. Chiều rộng của mỗi dãy 3m, dài theo chiều dài chuồng. Sàn lồng lót tấm
nhựa hoặc gia công bằng sắt tròn với đường kính 8 10mm, khe hở rộng 1cm ngăn
từng ô tùy thuộc vào số lượng lợn con có trong ưng hộ. Thường số ô lợn con úm bằng
số ô lợn nái đẻ. Sàn lồng cao cách mặt nền chuồng 40 - 50 cm. Vách ngăn các ô lồng
9



cao 60cm, khoảng cách giữa các thanh là 4cm. Sử dụng sắt phi 10 hoặc 12 để làm
vách
ngăn
cho
lợn
con
sau
cai
sữa.
Mỗi ngăn ô lồng nhốt không quá 20 con lợn con có cùng trọng lượng và có
máng ăn tự động hoặc máng ăn đặt dọc theo thành chuồng, có vòi uống tự động cho
từng ô.
Ưu điểm :
- Cai sữa sớm cho heo con, tăng lứa đẻ cho heo mẹ
- Tránh mẹ đè con và một số bệnh về đường tiêu hóa.
- Cho tăng trọng cao, sau hơn một tháng nuôi có thể đạt 18 - 25kg với độ đồng
đều lớn.
(Có bản vẽ kỹ thuật chi tiết kèm theo).
4.3. Phương án xử lý chất thải:
- Khu chuồng trại chăn nuôi, nhà điều hành, kho bãi... của Dự án nằm cách xa
với khu vực dân cư hơn 500m. Phía dưới là khu vực ao đầm khoảng 300m 2 là nơi
chứa chất thải sau khi đã được sử lý bằng hệ thống Biogas, chế phẩm vi sinh Biomix
kết hợp với chăn nuôi thủy sản, thủy cầm.
. Nước uống tự động cung cấp theo hệ thống núm, vòi.
- Chất thải từ chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ sinh học sử lý chất thải
bằng chế phẩm Biomix1.
Bomix1 là sản phẩm được tạo ra từ kết quả luận án khoa học “ Nghiên cứu các
vi sinh vật phân giải xenluloza trong phân huỷ hiếu khí rác thải và ứng dụng” năm

2001, của tiến sĩ Tăng Thị Chính - Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện khoa học
Việt nam. Sản phẩm được kiểm chứng bằng các đề tài ứng dụng trên thực tiễn của
tỉnh Vĩnh Phúc, gồm:
+ Đề tài “ Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải nông nghiệp thành
phân bón hữu cơ –vi sinh” của tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2007 -2008.
+ Đề tài " Ứng dụng sản xuất chế phẩm Biomix1, Biomix2 xử lý chất thải chăn
nuôi gia súc tại huyện Yên Lạc - Vĩnh Phúc", năm 2011.
Kết quả nghiên cứu của các đề tài cho thấy phế thải chăn nuôi sau khi được ủ
kín bằng chế phẩm Biomix1 khoảng 2 tuần đã mất mùi hôi thối và sau 3,4 tuần đã
được phân hủy hoàn toàn. Đồng thời tiêu diệt được mầm bệnh và kí sinh trùng gây hại
cho động vật.
Với hệ thống chăn nuôi của Trang trại như vậy sẽ bảo đảm không gây ô nhiễm
môi trường xung quanh, giảm dịch bệnh với mức thấp nhất trong sản xuât, từ đó giản
giảm giá thành, tăng thu nhập.
7. Phương diện tài chính:
Tổng nhu cầu của dự án là: (7.1 + 7.2):
Trong đó:
7.1. Vốn cố định:
- Xây dựng cơ bản: 792m2 x 1.000.000đ/m2 =
- Hệ thống thiết bị chăn nuôi:
- Hệ thống giao thông; cấp điện, nước và hầm Biogas:
10

9.673.250.000 đ
1.492.000.000đ
792.000.000 đ
700.000.000 đ
200.000.000 đ



7.2. Vốn Lưu động:
8.181.250.000 đ
(Giống, thức ăn, thuốc thú y, nhân công và chi phí khác)
7.3. Nguồn vốn:
- Tự có và huy động từ nguồn khác:
9.173.25000.000 đ
- Vốn đề nghị vay của Quỹ PTKHCN:
500.000.000đ
Mục đích sử dụng vốn vay: Bổ sung vốn cố định xây dựng cơ sở vật chất, trang
thiết bị, lợn giống của Trang trại.
Thời gian vay vốn: 3 năm.
III. TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN
A/ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ TRANG THIẾT BỊ: 1.492.000. 000 đ (A)
1. Xây dựng cơ bản:
792.000.000 đ
2. Thiết bị :
700.000.000đ
B/ GIỐNG, THỨC ĂN, NHÂN CÔNG VÀ CHI PHÍ KHÁC:
a. Giống:
Giống mẹ được công ty công ty CP GROUP cung cấp nuôi trong điều kiện
chăn nuôi đảm bảo về tiêu chuẩn trọng lượng, độ đồng đều và phòng bệnh từ xa.
Với giá nhập: 100 con x 7.000.000 đ/con = 700.000.000 đ
(1)
b. Thức ăn:
- Lợn mẹ: Khi nhập về đến khi hết Dự án 3 năm, trung bình mỗi con mẹ ăn 2,5
kg/ngày:
2,5 kg/mẹ/ngày X 100 mẹ X 365 ngày/năm X 3 năm = 273.750 kg.
Giá trung bình mỗi kg thức ăn là 11.000đ/kg; số tiền cám lợn mẹ là:
273.750 kg X 11.000 đ/kg =
3.011.250.000 đ (2).

- Lợn con:
Số lợn con 1 năm là: 10con/ lứa/ mẹ X 2,5 lứa/năm/mẹ X 100 mẹ X 90% =
= 2.250 con/năm
Từ khi đẻ đến khi xuất chuồng, mỗi lợn con ăn hết 20 kg.
20 kg/con X 2.250 con X 18.000 đ/kg X 3 năm = 2.430.000.000 đ (3).
c. Thuốc thú y: Bình quân 10 triệu đồng/tháng.
10.000.000 đ X 12 tháng/năm X 3 năm
=
360.000.000 đ (4).
d. Nhân công:
5 người X 4.000.000 đ/người/tháng X 36 tháng =
720.000.000 đ (5).
f. Điện nước:
5.000.000 đ/tháng X 36 tháng =
180.000.000 đ (6).
g. Thuê chuồng trại:
200.000.000 đ/năm X 3 năm
=
600.000.000 đ
(7).
h. Khác:
5.000.000 đ/ tháng X 36 tháng =
180.000.000 đ
(8).
Tổng cộng: (1) + ...+ (8) =

8.181.250.000 đ

C/ SẢN PHẨM TẬN THU:
11


(B)


1. Thu từ bán lợn mẹ thải loại: 100 x 90% x 5.000.000 đ/con
= 450.000.000 đ (C)
D/ HẠCH TOÁN:
Một năm bình quân 1 lợn mẹ đẻ 2,5 lứa. Mỗi lứa trung bình 10 con
Trong 1 năm 100 nái đẻ được số con là:
10con/ lứa/ mẹ X 2,5 lứa/năm/mẹ X 100 mẹ = 2.500 con.
Trừ đi 10 % hao hụt; số lợn con trong 1 năm là:
2.500 con - 10% X 2.500 con = 2.250 con.
Trong 3 năm Dự án, tổng số con là: 3 X 2.250 = 6.750 con
(D)
Giá thành 1 lợn con = (Tổng Chi phí - Sản phẩm tận thu )/ Tổng Số lợn con = (A
+ B - C)/D
= (1.492.000.000 + 8.181.250.000 - 450.000.000)/ 6.750= 9.173.250/ 6.750=

1.366.000(đ/c)
Như vậy, nếu các chi phí đầu vào và các yếu tố khác không thay đổi, thì với giá
lợn con giống trên thị trường lớn hơn 1.359.000 đ/con thì Dự án sẽ có lãi.
* Với giá tại thời điểm lập Dự án là 1.550.000 đ/con :
Lợi nhuận 3 năm sẽ là:
(1.550.000 - 1.366.000) x 6.750= 1.242.000.000 đ
+ Lợi nhuận 1 năm là: 414.000.000đ
(Chi tiết tính toán tại Phụ lục 1: Hạch toán kinh tế nuôi 100 nái đẻ)
Từ đó doanh nghiệp có lãi và trả được nợ.

IV. KẾ HOẠCH VAY VỐN VÀ TRẢ NỢ QUỸ
1. Kế hoạch vay vốn:

- Số tiền vay: 500.000.000đ (Năm trăm triệu đồng chẵn).
- Thời hạn vay: 3 năm.
- Lãi suất: 0%/năm. Đây là Dự án ứng dụng công nghệ để bắt đầu đi vào sản
xuất, chưa được nhà nước hỗ trợ bất kỳ một lần nào nên đề nghị được hưởng
lãi suất ưu đãi theo Quy định của Hội đồng Quản lý Quỹ là 0%/năm .
2. Kế hoạch trả nợ ngân hàng:
- Nguồn kinh phí trả nợ từ doanh thu bán hàng và lợi nhuận của dự án hàng
năm.
- Thời gian: 3 năm; chia làm 6 kỳ.
- Năm thứ nhất: 0 triệu đ.
- Năm thứ hai: 150 triệu đ. Chia đều làm 2 kỳ.
- Năm thứ ba: 350 triệu đ. Chia đều làm 2 kỳ.
V. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY:
12


- Thế chấp các tài sản cố định theo yêu cầu của Ngân hàng và quy định hiện
hành.
VI. CAM KẾT THỰC HIỆN:
CHỦ ĐẦU TƯ XIN CAM KẾT:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả.
- Trả gốc đầy đủ khi đến hạn.
Ngày

Xác nhận của xã Liên Châu

tháng 10 năm 2013.

Chủ đầu tư


Phùng Tiến Mạnh

Phụ lục 1:
13


HẠCH TOÁN KINH TẾ 100 LỢN ĐẺ (3 năm)
Trung bình mỗi năm Dự án thu lãi 1.239.250.000 đ / 3 = 413 triệu đồng.
ST
T

1

2

1
2

3
4
5.1
5.2
6
7
8
9

NỘI DUNG
DOANH THU
Thu từ bán lợn con

(100 mẹ x 2,5
lứa/mẹ/năm x 10
con/lứa/mẹ x 3 năm
- 10%)
Thu từ bán lợn mẹ
thải loại
(100 con - 10% hao
hụt)
CHI PHÍ
Lợn mẹ giống
Thức ăn lợn mẹ
(2,5kg/mẹ/ngày x
100 mẹ x 365
ngày/năm x 3 năm)
Thức ăn lợn con
6.750 con x 20
kg/con
Thuốc thú y
Thuê Trang trại
TSCĐ
Công nhân
5 người x 4 tr.đ/th
Điện nước, lót
chuồng, Biomix...
Chi khác, dự phòng
Tổng chi phí
Thuế

LỢI NHUẬN =


con

6.750

1.550.000

THÀNH
TIỀN
(1.000đ)
10.912.500
10.462.500

con

90

5.000.000

450.000

100

7.000.000

9.673.250
700.000

kg

273.750


11.000

3.011.250

kg

135.000

18.000

2.430.000

36
3

10.000.000
200.000.00
0

360.000
600.000

ĐƠN VỊ
TÍNH

SỐ
LƯỢNG

con


đ/th
đ/n

ĐƠN GIÁ
(đ)

đ/th

36

20.000.000

1.492.000
720.000

đ

36

5.000.000

180.000

đ

36

5.000.000


180.000

%

0
10.912.500 - 9.673.250

DOANH THU - CHI PHÍ

14

1.239.250


Phụ lục 2...

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
15


Địa chỉ: Số 42, đường Nguyễn Chí Thanh, P.Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Tel: 02113.703477 – 02113.704168

Fax: 0211.3.860012

Email:

Website: sokhcn.vinhphuc.gov.vn


DỰ ÁN ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
XÂY DỰNG KHU CHĂM SÓC SỨC KHỎE TỔNG HỢP

BẰNG CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Chủ đầu tư

: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÚ MINH

Địa chỉ

: Số 01, QH19, xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc, Việt Nam

Người đại diện

: Lê Chí Hoàng

Điện thoại cố định

: 0211.6251008

Fax

: 0211.6251009

Email

:

Tổng nhu cầu vốn

của dự án:

7.269.093.000 VNĐ

Vốn đề nghị vay

2.000.000.000 VNĐ

Thời gian vay

3 năm

Địa điểm triển khai
Dự án

Phường Đống Đa, Thành phố Vĩnh Yên , Tỉnh Vĩnh
Phúc.

Vĩnh Yên, năm 2015

16


NỘI DUNG HỒ SƠ VAY VỐN
1. Đơn đề nghị vay vốn
2. Thông tin về chủ đầu tư
3. Dự án Khoa học và Công nghệ.
4. Hồ sơ pháp lý của dự án và hồ sơ tài chính.
5. Hồ sơ đảm bảo tiền vay.


17


PHẦN I
NỘI DUNG DỰ ÁN ỨNG DỤNG KHCN
XÂY DỰNG KHU CHĂM SÓC SỨC KHỎE TỔNG HỢP
BẰNG CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
=========******==============
I, Giới thiệu đơn vị vay vốn
1. Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÚ MINH
2. Đại diện doanh nghiệp: Lê Chí Hoàng

Chức vụ: Giám đốc

3. Trụ sở: 01-QH19 - xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
4. Điện thoại: 02113.6251008
5. Vốn điều lệ: 6.000.000.0000
6. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2500369712 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Vĩnh Phúc cấp ngày 18/08/2009
7. Ngành nghề kinh doanh:
STT

Tên ngành

Mã ngành

Hoạt động thiết kế chuyên dụng
1.

Chi tiết:-Thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp, cầu,

đường bộ, thủy lợi

7410(chính)

- Thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế kiến trúc công
trình
2.

Xây dựng nhà các loại

3.

Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ

4100

Chi tiết:-Xây dựng công trình giao thông
4.

4210

Các ngành nghề kinh doanh khác
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

II, Giới thiệu dự án:
1. Mục đích kinh doanh:
Dự án ứng dụng KHCN XÂY DỰNG KHU CHĂM SÓC SỨC KHỎE TỔNG HỢP
BẰNG CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI nằm trong Dự án “Cải tạo,
nâng cấp bể bơi thuộc trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi Vĩnh Phúc theo hình thức xã hội
hóa” là dự án thuộc nhóm khuyến khích đầu tư và được hưởng các chính sách ưu đãi theo

quy định của nhà nước.

18


Khi dự án đi vào hoạt động sẽ tạo ra các dịch vụ thể dục thể thao như Bơi lội, Tập
Gym, Tập thể hình, Tập yoga, Tập khiêu vũ ... Các dịch vụ này sẽ tạo ra sư liên kết với hoạt
động của Trung tâm TTN, từ đó tạo ra không gian vui chơi và tập luyện lành mạnh cho
thanh thiếu nhi và nhân dân.
2. Địa điểm sản xuất kinh doanh:
Trên lô đất của Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Vĩnh Phúc, tại phường Đống
Đa, thành phố Vĩnh Yên. Diện tích xây dựng là 1345 m2. Tổng diện tích sàn là 2391 m2.
3. Đơn vị tham gia dự án:
- Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Vĩnh Phúc.
- Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Minh
4. Căn cứ khoa học thực hiện dự án:
Từ các tiến bộ khoa học và công nghệ về nhiệt năng, năng lượng mặt trời, ứng dụng
nhiệt năng và năng lượng mặt trời (quang năng),,,,,
... kể tên ra
Có thuyết ninh chi tiết kèm theo.
(Toàn bộ phần 4 từ phần 4.1 đến 4.3 Để ở phần sau của Dự án)
4.1. Công nghệ và giải pháp ứng dụng :
a. Các công nghệ ứng dụng trong dự án :
Các công nghệ ứng dụng trong dự án nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, giảm ô
nhiễm, tăng chất lượng dịch vụ :
- Công nghệ thu nhiệt từ không khí bằng máy bơm nhiệt HeatPump :
Giống như một chiếc máy điều hòa truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp sang nơi có
nhiệt độ cao và ngược lại song dựa vào nguyên lý hoạt động ngược, các chuyên gia kỹ thuật
đã chế tạo thành công thiết bị làm nước nóng từ bơm nhiệt vừa mang lại hiệu quả tích cực về
tiết kiệm điện lại có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường. Bơm nhiệt đem lại bầu không

khí trong lành nhờ luồng khí mát tỏa ra trong quá trình trao đổi nhiệt.
Trong tự nhiên, nước luôn chảy từ cao xuống thấp, nhiệt luôn truyền từ nơi có nhiệt
độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp. Nhưng chúng ta có thể dung bơm để bơm nước từ dưới
thấp lên cao và dùng bơm nhiệt để di chuyển nhiệt từ một nguồn nhiệt thấp (không khí môi
trường xung quanh) tới nguồn nhiệt cao hơn (bình chứa nước nóng). Như vậy bơm nhiệt
chính là một hệ thống làm tăng nhiệt lượng. Hệ thống này làm việc trên nguyên lý của điều
hòa nhiệt độ 2 chiều, nhưng hoạt động theo nguyên lý ngược với quy trình làm lạnh.
Hệ thống bình nước nóng bơm nhiệt bao gồm 4 thành phần chính: dàn bay hơi, máy
nén, bình ngưng tụ, van tiết lưu. Với sự luân chuyển nhiệt liên tục theo một vòng tuân hoàn
kín: bay hơi (trích xuất nhiệt từ không khí trong môi trường xung quanh) - nén - ngưng tụ
(truyền nhiệt làm nóng nước trong bình bảo ôn) - tiết lưu - bay hơi, nhiệt lượng đã được

19


truyền từ không khí tồn tại trong môi trường xung quanh sang cho nước chứa trong bình bảo
ôn và làm nóng nước theo như sơ đồ mô tả dưới đây:
Khi bơm nhiệt làm việc, năng lượng có sẵn ở môi trường xung quanh là QA được
trích xuất khi không khí được thổi qua dàn bay hơi; khi đó máy nén tiêu thụ năng lượng QB
để tăng áp xuất và kích nhiệt lên cao nhờ vào tính chất riêng của chất làm lạnh R22/R47; qua
hệ thống luân chuyển nhiệt, nhiệt lượng QC tạo ra sau khi đi qua máy nén được truyền sang
nước lạnh nằm sẵn trong bình bảo ôn trong quá trình ngưng tụ. Như vậy QC=QA+QB
Trong chu trình nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng năng lượng do bơm nhiệt tạo ra
tương đương với nhiệt lượng QC đã được truyền vào nước lạnh trong bình ngưng tụ (bình
bảo ôn). Theo tính toán của các chuyên gia, nhiệt lượng được trích suất từ không khí QA
bằng 3/4 QC và đây chính là phần năng lượng hệ thống tiết kiệm được. Hệ thống chỉ tiêu thụ
lượng điện năng QB bằng 1/4 tổng khối lượng năng lượng tạo ra. Do vậy khi sử dụng công
nghệ bơm nhiệt làm nóng nước phục vụ cho sinh hoạt chúng ta có thể tiết kiện được rất
nhiều tiền điện (3/4 điện năng).
Hệ thống bơm nhiệt hiện nay có thể tạo ra 4 sản phẩm là : nước nóng và khí lạnh;

nước lạnh và khí nóng.
- Công nghệ làm nóng nước bằng năng lượng mặt trời sử dụng hệ thái dương
năng
Hệ thái dương năng lắp trên mái để làm nóng nước sử dụng sinh hoạt và dùng cho bể
bơi.
Nước được chảy trực tiếp vào trong bình bảo ôn (bình chứa và giữ nhiệt nước).
Thái dương năng ống dầu hoạt động theo nguyên lý đối lưu nhiệt tự nhiên và hiện
tượng hiệu ứng lồng kính, giúp biến đổi quang năng thành nhiệt năng. Khi đó ống thủy tinh
được hút chân không, bề mặt của ống thủy tinh được phủ 03 lớp /CU-AL-Titan, (Đồng, Bạc
và Titan) tạo thành một bề mặt hấp thụ nhiệt hoàn hảo giúp khả năng hấp thụ năng lượng
cực cao.
Dầu có nhiệt độ đun sôi thấp giúp lượng dầu trong ống nóng rất nhanh, khi dầu nóng
sẽ làm nóng các đầu thủy tinh và truyền lên thanh dẫn nhiệt nằm ở phần đầu của ống Thái
Dương Năng và cắm trực tiếp vào bình bảo ôn, làm nước trong bình bảo ôn nóng lên, quá
trình này diễn ra một cách liên tục. Nước không chảy trực tiếp xuống ống hấp thụ nhiệt nên
khả năng bám cặn trong lòng ống hoàn toàn không có vì vậy khả năng hấp thụ nhiệt của ống
dầu luôn bền bỉ với thời gian.

20


- Công nghệ thu năng lượng mặt trời chuyển thành điện bằng Pin năng lượng mặt
trời :
Khi bức xạ mặt trời chiếu vào tấm pin năng lượng, năng lượng bức xạ đượng chuyển
đổi thành năng lượng điện. Năng lượng điện được tích trữ vào Acquy hoặc qua các thiết bị
chuyển đổi để vào hòa vào lưới điện và đưa vào sử dụng.
Việc sử dụng Pin NLMT chưa được phổ biến là do giá thành đầu tư cao, chi phí bảo
trì, thay thế thiết bị (nhất là Acquy) lớn. Tuy nhiên, với những bước tiến về công nghệ đã
dần làm chi phí thấp dần, hiệu quả hấp thụ tấm pin ngày càng cao, độ bền acquy tốt hơn ...
Vì vậy xu hướng áp dụng Pin NLMT và một xu hướng tất yếu đối với đất nước có tỷ lệ nắng

trong năm cao như Việt Nam

- Công nghệ xử lý nước bằng khí ozone :

21


Khử trùng nước bể bơi là công việc cần phải thực hiện hằng ngày đối với bể bơi nhằm
loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh có thể lây truyền từ người này qua người khác,
cũng như duy trì chất lượng nước, tránh sự hình thành của rêu tảo. Có nhiều cách để khử
trùng bể bơi, hiện nay các bể bơi đa phần sử dụng clo và các hợp chất của clo để xử lý nước
bởi chi phí thấp và dễ thực hiện và có hiệu ứng Depot (lưu giữ tác dụng khử trùng trong thời
gian dài) nhưng nó hình thành độc tố gọi là trihalomethanes (THMs), có khả năng hình
thành liên kết bromate và gây ra mùi clo nặng, gây kích ứng da và kích ứng đường hô hấp.
Với những thành tích của khoa học hiện đại ngày nay Công ty chúng tôi áp dụng
chuyển giao công nghệ sử dụng ozon kết hợp với tia cực tím để lọc và làm sạch nước bể bơi.
Cơ chế khử trùng của ozon gồm:
Quá trình oxi hóa trực tiếp phá hủy các tế bào với sự dò rỉ của các thành phần bên
ngoài.
Tác động làm phân hủy các thành phần của axit nucleic
Phá dỡ các liên kết cacbon-nito hàng đầu để depolymerization
Cách tạo ozon :
Tia lửa điện: Quá trình này là an toàn nhất, hiệu quả nhất, kinh tế. Ozon được sản xuất
bằng cách cho oxy hoặc không khí đi qua thiết bị phóng tia lửa điện. Để cấp đủ lượng ozon
khử trùng dùng máy phát tia lửa điện gồm hai điện cực kim loại đặt cách nhau 1 khoảng cho
không khí chạy qua. Cấp dòng điện xoay chiều vào các điện cực để tạo ra tia hồ quang, đồng
thời với việc thổi luồng không khí sạch khi đi qua khe hở giữa các điện cực để chuyển 1
phần oxy thành ozon. Không khí vừa là nguồn cấp oxy vừa là chất điện môi để san đều điện
tích được phóng ra trên toàn bề mặt điện cực, ngăn cản hiện tượng phóng điện quá tải cục
bộ.

Điện phân: Đây là cách dễ dàng để tạo ra ozon với thiết bị rất đơn giản, nhưng ít được
sử dụng để sản xuất ozon. Dùng phương pháp này đắt gấp 2-5 lần đối với việc sử dụng tia
lửa điện.
Quang hóa (Bức xạ tia lửa điện): Ánh sáng mặt trời tạo ra ozon trong khí quyển phía
trên và việc tạo ra ozon dựa trên nguyên tắc quang hóa. Cả hai đèn màu đen và bóng đèn tia
cực tím tạo bước sóng cần thiết để sản xuất ozon từ các nguồn oxy. Sử dụng tia cực tím tiện
dụng và linh hoạt và có thể là duy nhất trong 1 số ứng dụng khi mà sản xuất ozon ở cự ly
ngắn trong nước.
- Công nghệ xử lý nước bằng đèn chiếu tia UV :
Khử trùng nước bằng tia cực tím là phương pháp hiệu quả nhất trong việc khử trùng
vi khuẩn ra khỏi nước.Tia cực tím (UV) xâm nhập vào tác nhân gây bệnh bằng cách tấn
công lõi di chuyền (DNA).
Đây là phương pháp cực kỳ hiệu quả trong việc loại bỏ khả năng sinh sản của các vi
khuẩn gây bệnh.

22


Khử trùng nước bằng tia cực tím là phương pháp xử lý nước đơn giản, hiệu quả và an
toàn với môi trường. Hệ thống lọc nước bằng phương pháp tia cực tím có thể tiêu diệt
99,99% vi sinh vật có hại mà không cần thêm hóa chất và không làm thay đổi mùi vị ban
đầu. Lọc nước UV thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp thẩm thấu ngược
hoặc bộ lọc than hoạt tính.

Thiết bị khử trùng nước bằng tia cực tím
Khử trùng bằng tia UV giống như chưng cất, làm sạch nước mà không cần thêm hóa
chất, và do đó cũng có một số lợi ích tương tự như chưng cất. Nó không tạo ra các phức chất
hóa học mới, không thay đổi hương vị của nước, và cũng không loại bỏ các khoáng chất có
lợi trong nước.
Quy trình hoạt động

Cho nước chảy qua một ống kín trong đó có lắp đèn cực tím. Các tia UV được phóng
vào dòng nước. Cấu trúc DNA/RNA của vi sinh bị thay đổi làm cho chúng không thể tồn tại
và sinh sản. Tia cực tím ở một tần số nhất định có thể diệt 99,99% vi khuẩn nhưng không
loại bỏ bất kỳ tạp chất gì có trong nước. Phương pháp này sử dụng điện và thường được ứng
dụng ở công đoạn cuối cùng của hệ thống lọc nước công nghiệp. Khác với đun sôi, phương
pháp này tiết kiệm điện và nhanh hơn nhiều. Đây là phưong pháp xử lý an toàn nếu kết hợp
thêm với loại than hoạt tính.
4.3.

Mô tả giải pháp ứng dụng công nghệ :

Qua thu thập và phân tích nhu cầu sử dụng thiết bị công nghệ mới. Công ty đề xuất các
phương án để chuyển giao công nghệ vào phục vụ nhu cầu hoạt động của cộng đồng.
a. Ứng dụng công nghệ làm nóng nước tiết kiệm năng lượng
Khí hậu Việt Nam được chia làm hai mùa với sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn, vì vậy các
công trình bể bơi chủ yếu chỉ được khai thác trong 04 tháng mùa nóng còn lại 08 tháng mùa
lạnh thì không được sử dụng. Điều này gây lãng phí lớn trong quá trình khai thác, duy trì
bảo dưỡng trang thiết bị cũng như đầu tư xây dựng bể bơi cho chủ đầu tư.

23


Trong thời gian 08 tháng không sử dụng được bể bơi, có 5 tháng có thời tiết ấm áp
(nhiệt độ dao động từ 20-26 độ C) và có nắng; còn lại 3 tháng ít nắng và lạnh.
Để khắc phục mặt hạn chế này, đã có một số Hãng sản xuất thiết bị làm nóng nước cho
bể bơi với nhiều dây chuyền công nghệ khác nhau, kinh phí đầu tư và khai thác vận hành
cũng rất khác nhau cho nên bài toán về kinh tế đang là một vấn đề đáng quan tâm.
Công trình bể bơi của Quý Trung tâm có quy mô khá lớn, và là mô hình đầu tiên dự
định sử dụng để phục vụ cho bơi lội bốn mùa nên việc làm nóng nước để khai thác, nâng cao
hiệu quả phục vụ của công trình là rất hợp lý.

Qua quá trình tìm hiểu và tiếp xúc với một số công nghệ đang được dùng hiện nay,
Chúng tôi thấy Dự án được đặt tại trung tâm Thành phố, trong khu dân cư, gần khu vui chơi
đông người sinh hoạt nên phải đảm bảo trong sạch, không ô nhiễm là rất cần thiết. Vì vậy
chúng tôi đưa ra phương án làm nóng nước bằng hệ thống “Máy bơm nhiệt – Hệ bình thái
dương năng kết hợp gương phản chiếu”.
Máy bơm nhiệt cho Hồ bơi sẽ kết hợp với bơm, hệ thống lọc, xử lý nước trong chu kỳ
tuần hoàn để làm nóng nước. Khí lạnh thải ra từ máy bơm nhiệt sẽ được tận dụng đưa đến
các khu vực trong tòa nhà để sử dụng.
Máy bơm nhiệt cho hệ thống nước tắm được đặt trên mái nhà cùng với hệ thái dương
năng kết hợp gương. Máy bơm nhiệt cùng máy bơm sẽ gia nhiệt cho nước trong bình để
phục vụ nhu cầu sử dụng của dự án. Nếu nguồn vốn đầu tư cho phép, chủ đầu tư sẽ đầu tư
mở rộng hệ thái dương năng, tận dụng nước nóng không sử dụng hết để bỏ sung nhiệt cho hồ
bơi
Khi nước nóng do hệ thái dương năng không cung cấp đủ sẽ cảm biến nhiệt trong bồn
chứa và chạy máy HEATPUMP. Kích thước bình chứa nước nóng dự kiến 0.5m 3 dùng chung
có thái dương năng và HEATPUMP có lắp cảm biến nhiệt động.
Ngoài ra, các máy bơm nhiệt HeatPump có thể thay thế điều hòa vào mùa hè. Việc tận
dụng chức năng này của HeatPump làm giảm cho chủ đầu tư chi phí đầu tư điều hòa ban
đầu.
Vào mùa lạnh, khí nóng hồ bơi có thể được cung cấp cho các không gian cần sử dụng.
Hệ thống ống gom nhiệt
Gom các nguồn nhiệt sạch, bơm vào không gian bể bơi để tận dụng làm khí nóng cho
bể mùa đông. Các nguồn nhiệt như lớp khí nóng giữa mái và trần chống nóng, nhiệt từ
phòng bếp ....

24


b. Ứng dụng công nghệ làm sạch nước bể bơi, tăng chất lượng dịch vụ, giảm chi
phí vận hành :

Hệ thống máy tạo khí ozone Ozone kết hợp với đèn UV lắp trên đường ống nước. Bơm
tuần hoàn sẽ bơm nước từ bể bơi hoặc bể cân bằng, qua thiết bị lọc, qua máy bơm nhiệt rồi
qua hệ thống xử lý nước bằng Ozone và tia UV.
Việc sử dụng công nghệ xử lý nước bằng Ozone và tia UV, ban đầu chi phí đầu tư cao
tuy nhiên chi phí vận hành lại rất thấp. Gần như chúng ta loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng hóa
chất xử lý nước gây một số tác dụng phụ, chất lượng dịch vụ tăng lên rất cao.
c. Ứng dụng pin năng lượng mặt trời tạo nguồn điện sử dụng :
Sơ đồ ứng dụng :

25


×