Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung huyện bình liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.94 MB, 79 trang )

MỤC LỤC


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

MỞ ĐẦU
I.SỰ CẦN THIẾT LẬP DỰ ÁN

Trong những năm qua sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện Bình Liêu đã
đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong giai đoạn 2008 - 2013, giá trị sản xuất
của ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân 5-6%/ năm và chiếm từ 40-50% giá trị
sản xuất của các ngành kinh tế. Hàng năm ngành nông nghiệp của Bình Liêu đã
sản xuất ra nhiều sản phẩm nông nghiệp cho nhu cầu tiêu thụ cho các hộ nông dân
và cung cấp hơn 70% nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân phi nông
nghiệp trên địa bàn huyện.Sản xuất nông nghiệp phát triển đã góp phần ổn định
đời sống kinh tế, an ninh trật tự xã hội trên địa bàn và tạo thuận lợi cho các ngành
kinh tế khác của huyện Bình Liêu phát triển bền vững. Tuy nhiên do đặc thù là
huyện miền núi cao, biên giới chủ yếu là địa hình đồi núi, đất sản xuất nông
nghiệp phân tán, ít đất bằng tập trung cho sản xuất nông nghiệp. Bình quân đất
canh tác/hộ của huyện thấp, sản xuất chủ yếu theo quy mô hộ gia đình nhỏ, lẻ nên
hiệu quả thấp, sản xuất còn mang tính tự cung, tự cấp, ít có sản phẩm hàng hóa.
Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung là yêu cầu của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp đất nước, đưa từ một nền nông
nghiệp lạc hậu lên nền sản xuất tiên tiến, đạt hiệu qủa kinh tế cao. Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chủ trương mở rộng phong trào xây dựng “Cánh đồng mẫu
lớn” trên cả nước, không chỉ trên cây lúa mà cho nhiều cây trồng khác. Xây dựng
vùng sản xuất nông nghiệp tập trung là một yêu cầu cần thiết của ngành nông
nghiệp tỉnh Quảng Ninh nói chung cũng như huyện Bình Liêu nói riêng để thúc
đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH nền sản xuất nông nghiệp, khai thác có hiệu quả
lợi thế, tiềm năng tự nhiên sẵn có, sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, tập trung,
mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần vào sự tăng trưởng chung của ngành nông


nghiệp. Đồng thời tạo ra liên kết giữa vùng sản xuất với cung cấp nguyên liệu cho
ngành công nghiệp chế biến nông sản. Xây dựng vùng sản xuất tập trung còn là
điều kiện để thực hiện cơ giới hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thuận lợi trong tổ chức sản xuất, tiếp cận
nhanh với thị trường, giảm giá thành sản phẩm, đây là cơ sở để sản xuất nông sản
hàng hóa có chất lượng caotiến tới xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa.
UBND tỉnh Quảng Ninh đã có Công văn số 6487/UBND-NLN1, ngày 24
tháng 12 năm 2012,về việc Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Đây
là bước cụ thể trong quá trình đẩy nhanh sản xuất và nâng cao giá trị thu nhập cho
người nông dân, gắn với tiêu trí thu nhập trong chương trình xây dựng NTM cấp
xã. Lập quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung là yêu cầu cần thiết và là
nhiệm vụ quan trọng của huyện trong định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp
đến năm 2020.Hồ sơ quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung của huyện
được phê duyệt là cơ sở pháp lý để triển khai các bước lập dự án đầu tư.

Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 2


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1.Văn bản pháp lý
- Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 và Chỉ thị số
24/2003/CT-TTg về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến tiêu thụ;
- Căn cứ vào Quyết định số 77/2002/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và
PTNT ngày 28 tháng 8 năm 2002 Hướng dẫn về mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản
hàng hóa thực hiện quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của
Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn

2010 – 2020;
- Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp
xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
-Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hướng dẫn tiêu chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập
trung,đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
-Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13, tháng 4, năm 2011, của Bộ
nông nghiệp và PTNT, Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh
tế trang trại.
- Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp
của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 tại quyết định số 273/QĐ-UBND ngày
13/02/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
- Công văn số 6487/UBND-NLN1, ngày 24 tháng 12 năm 2012 của
UBND tỉnh Quảng Ninh về việc Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung;
- Công văn số 3610/UBND - NLN1 ngày 10/7/2013 “V/v khẩn trương hoàn
thiện phương án quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn
Tỉnh” và Công văn số 5980/UBND - NLN1 ngày 04/11/2013 “V/v chủ trương quy
hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn Tỉnh đến năm
2015, định hướng đến năm 2020”.
- Công văn số 2525/NN&PTNT ngày 12/12/2013 của Sở Nông
nghiệp &PTNT Về việc xây dựng quy hoạch vùng sản xuất hàng
hóa nông nghiệp tập trung đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020.

Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 3



Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

2.Tài liệu kỹ thuật khác
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng
đất 5 năm kỳ đầu, huyện Bình Liêu;
- Báo cáo quy hoạch sản xuất nông nghiệp 7 xã của huyện

Bình Liêu, đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
- Báo cáo chuyên đề dự án quy hoạch phát triển rừng đặc
sản, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh;
- Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2010, năm
2011, năm 2012, năm 2013 huyện Bình Liêu và số liệu Niên giám thống kê huyện
năm 2012.
- Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm
2010, xây dựng quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được
UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2770/QĐ-UBND ngày 16/9/2010;
- Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định 2576/QĐ-UBND ngày 26/9/2013;
- Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 tại quyết định số 3134/QĐ-UBND
ngày 13/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
- Quy hoạch phát triển hệ thống chế biến Lâm sản tỉnh Quảng Ninh đến năm
2015, định hướng đến năm 2020 tại quyết định số:3599/QĐ-UBND ngày
30/12/2013 của UBND tỉnh.
- Văn bản số 818/UBND-QLĐ ngày 25/02/2013 của UBND tỉnh Quảng
Ninh V/v phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm kỳ đầu
(2011-2015) cấp huyện; Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch
sử dụng đất 5 năm kỳ đầu, huyện Bình Liêu;
- Báo cáo dự thảo Quy hoạch Tổng thể kinh tế, xã hội huyện Bình Liêu đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Báo cáo chuyên đề dự án quy hoạch phát triển rừng đặc sản, huyện Bình
Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Cập nhật từ kết quả quy hoạch sản xuất nông nghiệp cấp xã về số lượng,
quy mô các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với sản phẩm đặc trưng có
lợi thế của huyện Bình Liêu. Điều tra bổ sung vùng sản xuất nông nghiệp tập trung
trên địa bàn phù hợp với định hướng phát triển của huyện đến năm 2020; Quy
hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020. Điều tra đánh giá các nguồn lực tự
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 4


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

nhiên (đất, khí hậu, nguồn nước, môi trường..), kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng làm
cơ sở cho quy hoạch vùng sản xuất tập trung.
2. Điều tra, xác định nhu cầu các công trình cơ sở hạ tầng chính tới vùng
sản xuất tập trung, như: Giao thông, thủy lợi nội đồng, điện sản xuất, xử lý môi
trường, trạm trại giống cây trồng, vật nuôi và loại cây trồng, cơ sở chế biến nông
sản, giá trị sản xuất đóng góp cho ngành nông nghiệp. Đánh giá những thuận lợi
khó khăn trong tổ chức sản xuất, chế biến, lưu thông tiêu thụ nông sản hàng hóa.
3. Yêu cầu quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với sản
phẩm là thế mạnh của địa phương mang lại giá trị kinh tế lớn, xây dựng thương
hiệu sản phẩm hàng hóa vùng sản xuất tập trung, góp phần vào chương trình tái cơ
cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện cũng như của tỉnh Quảng Ninh.
4. Đề xuất các dự án ưu tiên vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp (PRA) điều tra có sự tham gia của cộng đồng.

2. Phương pháp kế thừa những tài liệu, kết quả tổng kết hoạt động sản xuất
nông, lâm nghiệp hàng năm trên địa bàn huyện của phòng nông nghiệp và PTNT,
phòng tài chính-kế hoạch, phòng Tài nguyên –môi trường, v.v. Kế thừa kết quả
điều tra các mô hình trang trại, mô hình kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn huyện trong thời gian qua.
3. Phương pháp phân tích thống kê, phân tích hệ thống, đánh giá, dự báo và
phương pháp tổng hợp.
4. Phương pháp chuyên gia, hội thảo.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Cập nhật nội dung các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn huyện đã lập
dự án đầu tư và được UBND huyện phê duyệt.
2. Nghiên cứu đề xuất những sản phẩm nông nghiệp chính có thế mạnh của
huyện và các điều kiện hình thành vùng sản xuất tập trung mang lại giá trị kinh tế
cao như cây hồi, cây sở, dong riềng, rau, hoa chất lượng cao, chăn nuôi gia súc,
gia cầm, rừng nguyên liệu v.v. Đề xuất ưu tiên các sản phẩm có thế mạnh thành
vùng sản xuất hàng hóa tập trung của huyện.
3. Nghiên cứu từ điều kiện của địa phương đề xuất tiêu chí xác định vùng
sản xuất nông nghiệp, về quy mô diện tích đất và theo loại sản phẩm.
4. Xác định các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chính tới
vùng sản xuất tập trung như giao thông, thủy lợi, điện sản xuất vv…
PHẦN THỨ NHẤT
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN BÌNH LIÊU
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 5


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

1. Vị trí địa lý

Bình Liêu là một huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Đông bắc của tỉnh
Quảng Ninh, có đường biên giới với Trung Quốc dài 42,93 km, có cửa khẩu quốc
gia Hoành Mô- Đồng Văn thông thương với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc.
Tọa độ địa lý:từ 21026’15’’ đến 21o39’50’’vĩ độ Bắc và 107o16’20’’ đến
107o35’50’’ độ kinh Đông.Về giáp ranh:
- Phía Bắc giáp Nước CHND Trung Hoa;
- Phía Đông giáp huyện Hải Hà;
- Phía Tây giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn;
- Phía Nam giáp huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà.
Trên địa bàn huyện có quốc lộ 18C nối từ cửa khẩu Hoành Mô đến thị trấn
huyện Tiên Yên dài khoảng 40 km, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương gắn
kết với TP Móng Cái và TP Hạ Long thúc đẩy phát triển nhanh dịch vụ thương
mại và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Huyện Bình Liêu có vị trí quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi
trường sinh thái trên vùng biên giới phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh.
2.Địa hình, địa mạo
Bình Liêu thuộc dãy núi cánh cung Đông Triều - Móng Cái, độ cao trung
bình 500 - 600 m, địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và các dòng suối
thường ngắn, dốc. Trong vùng có 4 dạng địa hình chính, cụ thể như sau:
2.1. Địa hình vùng núi cao
Được tạo bởi các dãy núi cao nằm ở phía Đông Bắc phân thủy giữa huyện
Bình Liêu và huyện Hải Hà, có cao trình hơn 1.000m, độ dốc thường trên 40 o.
Điển hình là núi ngọn Cao Xiêm 1.333m, Núi Cao Ba Lanh cao 1.050m. Diện tích
địa hình này có diện tích gần 1.200 ha, chiếm 2,5% DTTN của huyện. Thảm thực
vật chủ yếu là cây rừng tự nhiên như hồi, dổi, trám, tre, nứa...có tác dụng phòng
hộ khu vực. Trên địa hình núi cao cũng là nơi khởi nguồn của nhiều con suối trên
địa bàn huyện, thuộc xã Đồng Văn, Hoành Mô, Húc Động.
2.2. Địa hình núi trung bình
Bao gồm các dãy phần nửa phía Bắc các xã Vô Ngại, Tình Húc, Lục Hồn,
Đồng Tâm, Hoành Mô. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo ra sự thay đổi các dẫy núi,

đồi. Có nhiều đỉnh núi cao 700-1000m, phân bố dọc trên đường biên giáp Trung
Quốc, độ dốc địa hình thường trên 30 o và có nhiều sườn có độ dốc trên 40 o. Diện
tích dạng địa hình này khoảng 22.000 ha, chiếm 46,3% DTTN. Thảm thực vật chủ
yếu là rừng trồng sản xuất (keo lai, thông), rừng tự nhiên sản xuất tái sinh (trám,
đổi, tre, nứa..).
2.3. Địa hình núi thấp
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 6


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Được tạo bởi các dãy đồi có độ cao trung bình từ 300 -700m. Diện tích
16.500 ha, chiếm 34,7% DTTN, phân bố tập trung dọc suối Tiên Yên, suối Tiên
Mô và có ở hầu hết các xã trong huyện. Độ dốc thường từ 15-25 0. Thảm thực vật
thường là rừng trồng sản xuất (keo lai, thông, quế, sở ) xen lẫn diện tích hoa màu.
Đây là diện tích đất chính của huyện để phát triển kinh tế trang trại theo mô hình
nông, lâm kết hợp, tăng nhanh thu nhập cho hộ gia đình.
2.4. Địa hình thấp bằng
Bao gồm các dải đất thấp, bằng nằm dưới chân đồi núi và nằm dọc sông
Tiên Yên, một sốcon suối nhỏ trong vùng, độ dốc phổ biến từ 2-5 0. Diện tích
khoảng 7800 ha, chiếm 16,4% DTTN. Đây là diện tích canh tác lúa, màu chính
của huyện, đồng thời là nơi tập trung dân cư, các công trình cơ sở hạ tầng văn hóa,
phúc lợi.
3. Khí hậu
Nằm trong miền khí hậu phía Bắc, chịu ảnh hưởng vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Trong năm có 2 mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 4 – 10; Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 – 3 năm sau. Một số yếu tố khí hậu thời
tiết cụ thể như sau.
3.1. Chế độ nhiệt
- Mùa hè có lượng bức xạ tương đối lớn, nhiều nắng. Thời kỳ đông xuân có

rất ít nắng, bức xạ thấp và có nhiều mây. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình nằm
dao động trong khoảng từ 110 - 120kcal/cm 2. Trong thời kỳ nửa cuối mùa đông
(tháng 1 – tháng 3), do ảnh hưởng của thời tiết mưa phùn ẩm ướt, trời nhiều mây
lượng bức xạ tổng cộng có giá trị thấp nhất trong năm.
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm: 22,4 oC. Ở các bản địa hình đồi núi
cao, mùa hè thường chênh lệch với các bản vùng thấp từ 1-20C.
+ Nhiệt độ cao nhất trung bình năm là 34 0C; nhiệt độ trung bình năm thấp
nhất là 90C.
+ Nhiệt độ mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm nhiệt độ cao
có ngày lên 38- 400C.
+ Nhiệt độ mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ xuống thấp
0
3- 4 C.
- Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8.100 – 8.600 oC. Số giờ nắng trung bình
mỗi năm có khoảng 1.630-1.815giờ. Thời kỳ từ tháng 5 - tháng 12 đều có trên 120
giờ nắng/tháng. Trong 10 năm gần đây của vùng, chế độ nhiệt có nhiều biến động
xu hướng là nhiệt độ tăng lên ngay cả mùa đông nhiệt độ cũng khá cao, ít có lạnh.
Do đó có thể điều chỉnh lịch bố trí cây trồng để tăng vụ và giảm tính căng thẳng
thời vụ đông.
- Chế độ nhiệt của vùng cho phép phát triển cả cây trồng nhiệt đới và cây
trồng á nhiẹt đới (ở vùng đồi núi cao) tạo ra sự đa dạng các sản phẩm nông nghiệp
và nhiều nông sản hàng hóa có giá trị như quế, hồi, cây dược liệu, lâm sảnvv.
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 7


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

3.2. Chế độ gió: Trong vùng chịu tác động của hai gió mùa chính trong
năm.
+ Gió Đông Bắc: Là nơi đón nhận gió sớm ở vùng núi phía Bắc và hoạt

động chủ yếu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với cường độ mạnh vào các tháng
12, 1, 2. Gió mùa Đông Bắc không thổi liên tục mà thổi thành từng đợt, cách nhau
5 - 6 ngày. Trung bình một năm có khoảng 20 - 22 đợt gió tràn về làm cho tốc độ
gió tăng lên đợt ngột khoảng 10 - 15 m/s, tối đa có thể lên tới 25m/s và nhiệt độ
giảm xuống dưới 150C, thậm chí dưới 100C. Gió Đông Bắc kèm theo nhiệt dộ thấp
nhiều khi gây rét đậm, rét hại ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe con người và dễ làm
dịch bệnh phát sinh cho cây trồng, vật nuôi.
+ Gió Đông Nam: Từ tháng 4 đến tháng 9 gió Đông phát triển mạnh và
thịnh hành từ tháng 8-9 là thời kỳ chuyển đổi hướng gió. Trong tháng 8 ưu thế về
các hướng Nam, nhưng sang tháng 9 ưu thế chuyển sang các hướng Bắc.
3.3. Chế độ mưa
- Lượng mưa trung bình năm là 1868mm, năm cao nhất là 2100mm, thấp
nhất 1400 mm; Mùa mưa trùng với hoạt động của gió mùa hè gió Đông Nam kéo
dài 7 tháng, bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 10. Trong mùa mưa
lượng mưa ngày lớn nhất đều vượt 100 mm và có thể dạt tới 250 - 500mm vào
cuối tháng 6 đến tháng 9. Số ngày mưa năm dao động trong khoảng 117 - 153
ngày.
- Mưa tập trung cao nhất vào các tháng 8-10 (từ 380 – 400mm/tháng).
Lượng mưa thấp nhất vào các tháng mùa lạnh (16,5 - 31,3mm/tháng). Mưa lớn
kéo dài gây lũ quét, ngập úng cục vv. Đôi khi có mưa kèm theo lốc phá hoại nhà
cửa, cây trồng, vật nuôi ở một số nơi ven các sông suối.
- Trong các tháng mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm 26% lượng mưa cả năm,
mực nước sông suối trong vùng xuống thấp, gây ra tình trạng thiếu nước sản xuất
một số địa bàn vùng núi cao.
3.4. Khả năng bốc - thoát hơi nước
- Lượng bốc thoát hơi nước trong vùng từ 700 -1200 mm/năm. Hàng năm vào
thời kỳ hè - thu, là thời kỳ bức xạ mặt trời phong phú và nhiệt độ lên cao, lượng
thoát hơi nước tăng lên. Vụ Đông xuân có lượng bốc hơi từ 350 -700 mm.
3.5. Độ ẩm không khí
- Trị số độ ẩm không khí tương đối từ 82 - 85 %. Thời kỳ nửa cuối mùa

Đông (tháng 2 - tháng 4) thời tiết mưa phùn ẩm ướt nên có độ ẩm không khí cao
đạt 87 - 92%.
+ Bão:Theo số liệu thống kê của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia,
trung bình mỗi năm ở Quảng Ninh có khoảng 2,1 cơn bão đổ bộ vào. Bão có thể
xuất hiện vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 11 nhưng nhiều nhất vào 4 tháng (tháng
6 - tháng 9). Bão lớn gây sóng to gió mạnh và mưa lớn trên diện rộng kéo dài vài
ngày, tổng lượng mưa lên đến 200 - 300 mm. Bão trong những năm qua đã gây
thiệt hại lớn cho sản xuất và tài sản tính mạng con người, bão kèm theo mưa to đã
làm gập nhiều diện tích lúa, hoa màu của nhiều nơi trên địa bàn huyện.
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 8


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

+ Giông và mưa đá: Trung bình mỗi năm ở đây quan trắc được khoảng 33 55 ngày có dông, dông xuất hiện chủ yếu vào thời kỳ từ tháng 4 đến tháng 9, với
khoảng 4 - 10 ngày một tháng. Một số nơi giông và mưa đá đã gây ra thiệt hại cho
cây trồng lấy quả, rau ăn lá.
+ Mưa Phùn: Mưa phùn lên cao nhất vào các tháng 2 và 3, lên đến 6 - 9
ngày/ tháng. Trong thời tiết mưa phùn nhiệt độ và ẩm độ lên cao là điều kiện thuận
lợi cho các loại sâu bệnh và nấm mốc phát triển gây hại cây trồng.
+ Sương muối: Xảy ra vào tháng 12 - 1 năm sau là thời kỳ lạnh nhất và khô
nhất trong năm.
+Sương mù: Xuất hiện chủ yếu vào mùa đông từ tháng 12 đến tháng 4.
Trung bình có khoảng 2 - 6 ngày sương mù/ tháng.
- Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và địa hình nên đặc trưng của khí hậu Bình
Liêu là khí hậu miền núi phân hoá theo đai cao, tạo ra những tiểu vùng sinh thái
nhiệt đới và á nhiệt đới, thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng ngắn
ngày và dài ngày. Ở vùng đồi núi cao, ven các khe suối thích hợp với các loại cây
hồi, táo, lê, quế; vùng thấp phù hợp với các loại lúa, rau, màu và cây ăn quả như
nhãn, cam,...

4. Nguồn nước
4.1. Nguồn nước mặt
Trong vùng có mật độ sông suối dày đặc, trung bình 2,1 km/km2. Nguồn
nước mặt từ sông suối dồi dào, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và cấp nước sinh
hoạt cho nhân dân. Diện tích ao, đầm của huyện nhỏ, diện tích sông suối 940 ha,
chiếm gần 2%DTTN. Phần nhiều các suối đều nhỏ, ngắn và dốc. Các sông, suối
đều bắt nguồn từ các dãy núi cánh cung Đông Triều ở độ cao 500 - 1.000m, chảy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Sông Tiên Yên: Bắt nguồn từ Quảng Tây Trung Quốc là hợp lưu của nhiều
con suối bắt nguồn từ vùng núi cao, nguồn nước khá dồi dào và có quanh năm.
Chiều dài sông chảy qua địa bàn huyện hơn 40 km, nước có quanh năm. Sông có
diện tích lưu vực 1.070 km 2, thường thay đổi hướng chảy theo địa hình. Vào mùa
mưa lưu lượng nước lớn nhất, nước sông dâng cao gây ngập úng nhiều diện tích
đất lúa, màu dọc hai bên bờ. Nguồn nước của sông Tiên Yên có thể sử dụng cho
mục đích sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng.
- Suối Tiên Mô: Là hợp lưu của nhiều suối nhỏ, bắt nguồn từ vùng núi cao
hơn 1.000m, nằm về phía Đông Nam của xã Tình Húc và Húc Động. Chiều dài
chảy qua địa bàn xã gần 10km, nguồn nước dồi dào, có quanh năm, nhân dân địa
phương đã khai thác vào phục vụ sản xuất và cấp nước sinh hoạt.
- Hệ thống sông, suối nhỏ trong vùng: Bắt nguồn từ khu vực núi cao từ 7001400m, nằm ở phía Tây Bắc và phía Đông của huyện và đổ vào sông Tiên Yên.
Tổng chiều dài các con suối khoảng 70km, tạo thành mạng lưới khá dày và phong
phú trên địa bàn huyện Bình Liêu. Do có nhiều suối chính trong vùng bắt nguồn từ
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 9


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

các dãy núi cao nên có thể đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh
hoạt cho nhân dân. Trong những năm gần đây tỷ lệ che phủ đất rừng được nâng
cao, đất có rừng trên địa bàn huyện đang được phục hồi, bảo vệ nên về mùa khô

hầu hết các con suối nước vẫn được duy trì. Khai thác, bảo vệ chất lượng, sử dựng
có hiệu quả nguồn nước sông suối là một nhiệm vụ quan trọng của Chính quyền
và nhân dân trong giai đoạn tới.
4.2. Nước ngầm:Chưa có tài liệu đánh giá nguồn nước ngầm trên địa bàn
huyện. Qua quan sát thực tế tại những bản vùng thấp dọc sông Tiên Yên, một số
hộ đào giếng từ 6-7m có nước ngầm. Ở những nơi địa hình thấp, người dân các
thôn, bản có thể đầu tư đào, khoan giếng để đảm bảo đủ nước sinh hoạt, nhất là
vào các tháng mùa khô.
5. Chế độ thủy văn
Hầu hết các sông suối ở trên địa bàn huyện đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn.
Thuỷ chế các sông suối phân phối dòng chảy không đều trong năm. Lưu lượng và
lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa.Mùa đông, các sông cạn nước, nhưng vào mùa
hạ nước dâng cao rất nhanh, lòng sông rộng, dễ gây ngập lụt hai bên bờ. Lưu
lượng mùa khô 2-5m3/s, mùa mưa lên từ 1000- 1500 m3/s, chênh nhau hàng ngàn
lần. Để khai thác có hiệu quả nguồn nước tự nhiên sông suối cần đầu tư xây dựng
các công trình cấp nước tập trung phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân
trong vùng.
6. Thổ nhưỡng
Căn cứ vào Bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000, do Viện Quy hoạch và TKNN xây
dựng năm 2002. Kết hợp điều tra bổ sung năm 2012 phục vụ xây dựng bản đồ đất
cấp xã, tỷ lệ 1/10.000, trên địa bàn huyện có 7 loại đất chính như bảng sau:
Bảng 01. Tổng hợp các loại đất chính trên địa bàn huyện Bình Liêu
STT

Tên đất

Ký hiệu

Diện
tích(ha)


Tỷ lệ (%)

1

Đất phù sa ngòi suối

Py

560

1,18

2

Đất vàng đỏ biến đổi do trồng lúa nước

Fl

2,21

3

Đất vàng đỏ trên đá Mác ma axít

Fa

64,34

4


Đất vàng nhạt trên đá cát

Fq

1.05
0
30.5
70
570

5

Đất đỏ vàng trên đã biến sét

Fs

826

1,74

Ha

475

1,00

Hq

125


0,26

34.0
51

71,93

6
7

Đất mùn nàng nhạt trên đá Mác ma
axit
Đất mùn nàng nhạt trên đá cát
Cộng (+)

1,20

Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 10


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
8

Đất khác (sông suối, đất dân cư…)

**

Diện tích tự nhiên


13.4
59,05
47.5
10,05

28,07
100,0

6.1. Đất phù sa ngòi suối (Py)
Diện tích 560 ha, chiếm 1,18% DTTN toàn huyện. Đất phù sa (Py) là sản
phẩm phù sa của sông suối trong vùng, bao gồm các dải đất bằng, hẹp chạy dọc
hai bên sông suối. Điển hình là đất phù sa của sông Tiên Yênvà các con suối nhỏ
trong vùng vv. Đất có hàm lượng mùn tầng mặt trung bình đến khá (M=1,2-2,2%).
Lân và Kali dễ tiêu ở mức trung bình (từ10-12mmlg/100đất). Đất có phản ứng ít
chua, pHkcl từ 4,6 -5,02. Thành phần cơ giới đất thường là thịt nhẹ. Tầng đất dày
thường từ 30-45cm, xuống sâu có đá lẫn là kết quả của bồi tụ, vận chuyển, lắng
đọng của sông suối trước đây. Người dân địa phương đã khai thác khá triệt để loại
đất Py để trồng lúa, hoa màu cho hiệu quả kinh tế cao.
* Hướng sử dụng: Kết hợp biện pháp thủy lợi chủ động nước tưới, tăng
diện tích đất lúa 2 vụ, đưa giống lúa năng suất, chất lượng cao và thực hiện các
biện pháp thâm canh tăng sản lượng thóc, góp phần ổn định lương thực tại chỗ.
6.2. Đất vàng đỏ biến đổi do trồng lúa nước (Fl)
Diện tích 1.050 ha, chiếm 2,21 % DTTN. Loại đất Fl phân bố dọc các con
suối, nằm ở địa hình đồi núi thấp, tương đối bằng. Bản chất là đất đồi, người dân
đã khai thác đưa vào trồng lúa nước, sau quá trình sử dụng nhiều năm đã biến đổi
thành đất Fl. Đất có hàm lượng mùn trung bình đến khá (M=1,6-2%). Lân và Kali
dễ tiêu thường trung bình (từ 8-10mmlg/100gam đất). Đất có phản ứng ít chua,
pHkcl từ 4,4 - 4,5. Thành phần cơ giới đất chủ yếu là thịt nhẹ - thịt trung bình.
Tầng đất dày thường từ 30 - 50cm.
* Hướng sử dụng: Đầu tư về thủy lợi, kết hợp bón phân vô cơ và hữu cơ

hợp lý, thực hiện thâm canh tăng vụ, tăng sản lượng thóc trong vùng.
6.3. Đất vàng đỏ trên đá mácmaaxít(Fa)
Diện tích 30.570 ha, chiếm 64,34% DTTN. Phân bố tập trung trên địa hình
đồi núi cao, bị chia cắt mạnh. Cao trình phổ biến từ 200- 800m. Đất Fa, nằm tập
trung dọc hai bên suối Tiên Yên của huyện. Độ dốc phổ biến từ 20 – 30 o. Đất có
hàm lượng mùn từ trung bình (M=1,6-1,8%). Lân và Ka li dễ tiêu thường ở mức
trung bình (từ 8-10mmlg/100g đất). Thảm thực vật thường là cây rừng sản xuất,
hoa màu, lúa nước v.v. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng ngắn ngày
và dài ngày có giá trị kinh tế cao.
* Hướng sử dụng: Sản xuất theo mô hình kinh tế tổng hợp (trồng trọt, chăn
nuôi, trồng rừng). Hình thành các trang trại có diện tích đất từ 5-10 ha. Ưu tiên
cho phát triển trồng rừng sản xuất kinh doanh kết hợp phòng hộ khu vực đầu
nguồn. Những nơi có độ dốc thấp dưới 20 o dành cho trồng cây ăn quả, quế, hồi và
làm nương cố định.
6.4. Đất vàng đỏ trên đá cát (Fq)
Diện tích 570 ha, chiếm 1,2% DTTN, phân bố tập trung trên địa hình đồi
núi cao từ 450-650m, thuộc xã Vô Ngại, xã Đồng Tâm. Địa hình bị chia cắt
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 11


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

mạnh. Cao trình phổ biến từ 200- 800m. Độ dốc phổ biến từ 35 – 40 o. Đất có hàm
lượng mùn từ trung bình (M=1,6-1,8%). Lân và Kali dễ tiêu thường ở mức trung
bình (từ 8-10mmlg/100g đất). Thảm thực vật thường là cây rừng sản xuất, do nằm
trên địa hình có độ dốc lớn nên loại đất này thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.
* Hướng sử dụng: Chủ yếu là khoanh nuôi diện tích rừng tự nhiên tái sinh
và kết hợp trồng rừng sản xuất kinh doanh kết hợp phòng hộ trong vùng.
6.5. Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs)
Diện tích 826ha, chiếm 1,74% DTTN, phân bố tập trung ở phía Bắc của xã

Đồng Tâm, Tình Húc, Vô Ngại và trên địa hình đồi núi trung bình, bị chia cắt
mạnh . Cao trình phổ biến từ 500- 650m. Đất Fa, nằm tập trung dọc hai bên suối
Tiên Yên của huyện. Độ dốc phổ biến từ 20 – 30 o. Đất có hàm lượng mùn từ trung
bình (M=1,6-1,8%). Lân và Ka li dễ tiêu thường ở mức trung bình (từ 810mmlg/100g đất). Thảm thực vật thường là cây rừng sản xuất, cây rừng tự nhiên
tái sinh.
* Hướng sử dụng : Ưu tiên cho phát triển trồng rừng sản xuất kinh doanh
và khoanh nuôi rừng tự nhiên tái sinh
6.6. Đất mùn vàng nhạt trên núi (Ha) và đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq)
Diện tích 600ha, chiếm 1,3 % DTTN, phân bố trên các đỉnh núi cao từ 9001507 m. Loại đất Ha phân bố trên các đỉnh núi cao, nằm về phía Đông Nam của xã
Đồng Văn, Hoành Mô, Húc Động. Độ dốc cao từ 35-45 o. Hàm lượng mùn cao
(M=2,5-4%) do tích lũy thực vật phân giải nhiều năm trên núi cao, nhiệt độ thấp.
Thảm thực vật chủ yếu là cây rừng tự nhiên tái sinh, đây cũng là nguồn sinh thủy
của nhiều suối lớn trong vùng. Loại đất này thích hợp cho phát triển lâm nghiệp,
khoanh nuôi, bảo vệ đất rừng đầu nguồn, góp phần tăng độ che phủ đất rừng, cải
tạo môi trường sinh thái, giữ nguồn sinh thủy trong vùng.
7. Phân hạng mức độ thích nghi đất nông nghiệp
Phân loại khả năng thích nghi đất đai là việc so sánh giữa yêu cầu sử dụng
đất của một loại hình sử dụng đất nào đó với tính chất của đất để xác định mức độ
thích hợp (phân hạng).
Áp dụng theo Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp, 10 TCN 343
- 98, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (dựa trên cơ sở phân hạng đất theo
FAO và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam). Mức độ thích hợp phân theo 4 cấp
với ký hiệu như sau:
- S1 (rất thích hợp): Đất đai không có hạn chế hoặc chỉ có hạn chế ở mức độ
nhỏ rất dễ khắc phục. Sản xuất trên đất này dễ dàng, đầu tư thấp cho năng suất và
hiệu quả cao.
- S2 (thích hợp): đất đai có các yếu tố hạn chế ở mức độ trung bình. Yêu cầu
đầu tư cao (khoảng từ 100 - 150% so với S 1) hoặc năng suất cây trồng giảm (20 30% so với S1). Tuy nhiên nếu cải tạo tốt đất hạng S2 có thể nâng lên hạng S1.
- S3 (ít thích hợp): Là các vùng đất có nhiều hạn chế hoặc một số hạn chế
nghiêm trọng khó khắc phục (ví dụ tầng đất mỏng, đá lẫn nhiều, hàm lượng dinh

dưỡng thấp, độ dốc lớn, điều kiện tưới tiêu khó khăn…). Yêu cầu đầu tư cho hạng
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 12


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

thích nghi này rất cao (150 - 200% so với S 1) hoặc cho năng suất cây trồng chỉ
bằng 40 - 50% so với S1 trong cùng điều kiện canh tác.
- N (không thích hợp): Đất không thích nghi với loại sử dụng đất nông
nghiệp vì có nhiều yếu tố hạn chế nghiêm trọng, hiện tại rất khó khắc phục. Nếu
sản xuất trên đất này không có hiệu quả hoặc gây tác hại đến môi trường tự nhiên.
a. Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đai
Yêu cầu sử dụng đất đai là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai
để đảm bảo cho mỗi loại hình sử dụng đất phát triển bền vững. Việc xác định yêu
cầu sử dụng đất đai được căn cứ vào:
- Đặc điểm, tính chất đất đai.
- Yêu cầu về sinh lý, sinh thái của cây trồng được thoả mãn.
- Đảm bảo có hiệu quả kinh tế lâu dài.
- Bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai và môi trường.
Ngoài ra còn xem xét tới tập quán canh tác của nhân dân và khả năng ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mức độ đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ sản
xuất.
b. Các loại hình sử dụng đất (LUT): Trong phạm vi nghiên cứu đưa ra
đánh giá gồm 11 loại hình sử dụng đất như sau:
LUT1 : Chuyên lúa (ĐX-mùa)
LUT2 : Lúa + màu
LUT3 : Chuyên rau màu, cây CNNN
LUT4 : Lúa + cá
LUT5 : Cây ăn quả
LUT6: Nông lâm kết hợp

LUT7 : Thủy sản
LUT8 : Trồng rừng
LUT9 : Trồng cây CN dài ngày
LUT 10: Cây dược liệu
LUT11 : Cây đặc sản (quế, hồi, sở …)
LUT12 : Chăn nuôi đại gia súc
(1) Loại hình sử dụng đất đai chuyên lúa (Đông xuân + mùa): Được đề xuất
677 ha, trên các chân đất phù sa, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước. Đất
chuyên lúa đề xuất tập trung ở các xã Hoành Mô, Lục Hồn, Tình Húc, Đồng Tâm,
Húc Động.
(2) Loại hình canh tác lúa + màu : Diện tích đề xuất 986 ha, chủ yếu trên đất
phù sa và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước. Đây là phần diện tích chuyên lúa
nhưng thiếu nước tưới cuối vụ, nay chuyển sang trồng 1 vụ màu (cây công nghiệp
ngắn ngày như lạc, đậu…) hoặc chuyển sang trồng cây dong riềng. Diện tích được
đề xuất ở tất cả các xã trong huyện và tập trung ở các xã Hoành Mô, Lục Hồn, Vô
Ngại, Tình Húc.
(3) Loại hình canh tác chuyên rau, màu và cây CNNN: Diện tích đề xuất
415 ha, chủ yếu trên đất phù sa và một phần diện tích đất đỏ vàng có địa hình
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 13


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

bằng, phân bố tập trung ở xã Vô Ngại, Hoành Mô, Đồng Tâm, Đồng Văn, Tình
Húc.
(4) Cây ăn quả : Diện tích đề xuất 463 ha, với loại cây trồng chính là nhãn,
vải, cam, chanh, bưởi…tập trung chủ yếu ở vùng gò đồi trên đất đỏ vàng, vàng
nhạt. Cây ăn quả được đề xuất ở các xã: Đồng Tâm, Hoành Mô, Vô Ngại và Tình
Húc.
(5) Cây đặc sản (quế, hồi, sở): Là cây lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao,

diện tích đề xuất 5.292 ha, trên đất đỏ vàng, thuộc xã vùng cao: Đồng Văn, Đồng
Tâm, Hoành Mô và Vô Ngại.
(6) Nông lâm kết hợp : Là loại hình sử dụng khai thác đất dốc, vùng gò đồi
hoang hoá bằng phương thức lấy ngắn nuôi dài, trồng cây lâu năm xen cây nông
nghiệp ngắn ngày cho hiệu quả ngay. Diện tích đề xuất 1153 ha, chủ yếu ở các xã
Đồng Tâm, Hoành Mô, Lục Hồn, Vô Ngại.
(7) Trồng rừng: Phần lớn diện tích đất đồi núi đã trồng rừng và một phần
diện tích đồi núi chưa sử dụng được đề xuất trồng rừng nhằm bảo vệ và khôi phục
tài nguyên đất đai. Diện tích đề xuất 18.500 ha, chủ yếu ở các đất đỏ vàng trên đá
biến sét và đất vàng nhạt trên đá cát.
* Tổng hợp kết quả phân hạng thích nghi đất đai với một số cây trồng, vật
nuôi chính trên đất nông nghiệp của huyện Bình Liêu như bảng sau:
Bảng 02. Phân hạng mức độ thích nghi đất nông nghiệp
Mức độ thích nghi

Các loại hình
sử dụng đất

Công
(+)

S2

S3

125

187,0

365,0


677,0

1,42

46833,05

98,58

2.LUT2 : Lúa + màu (màu
xuân + lúa mùa)

257,5

350,6

377,93

986,03

2,08

42193,59

88,81

3.LUT3 : Chuyên rau màu,
cây CNNN

75


125

215

415,00

0,87

42488,00

89,43

5,00

25,00

30,00

0,06

45887,08

96,58

1.LUT1:Chuyênlúa(ĐXmùa)

S1

Khôngthích nghi


4.LUT4 : Lúa + cá

%

N

%

5.LUT5 : Cây ăn quả

157,6
0

116,50

328,90

603,00

1,27

33890,70

71,33

6.LUT6 : Nông lâm kết
hợp

258,0


353,70

541,30

1153,00

2,43

22705,40

47,79

133,47

133,47

0,28

45938,61

96,69

12529,
0

16734,0

35,22


15365,67

32,34

7.LUT7: Thuỷ sản nước
ngọt
8.LUT8: Trồng rừng
nguyên liệu

1755,
0 2450,00

Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 14


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
9.LUT9: Cây CN dài ngày
(chè)

51,52

257,00

125,00

433,52

10.LUT 10 : Cây dược liệu

227,0


325,00

315,00

867,00

11.LUT11 : Cây đặc sản
(quế, hồi)

1800,
0 1247,00

2245,0
0

450

1.275,0

12.LUT12 : Chăn nuôi đại
gia súc (đồng cỏ)

0,91

43891,27

92,38

5292,00


11,14

41698,27

87,77

1725,00

3,63

42488,03

89,43

8. Tài nguyên rừng
8.1. Động vật: Đến nay chủng loại động vật quý hiếm trên địa bàn huyện đã
giảm đáng kể do khai thác rừng bừa bãi của con người và săn bắn thú rừng lén lút
của người dân chưa kiểm soát được. Hiện trong rừng chỉ còn số lượng nhỏ nhím
dũi, khỉ, cày hương, rắn, gà, lợn rừng.
8.2. Thực vật: Bình Liêu có khoảng 250 loài, 80 họ thực vật bậc cao, trong
đó các loài thực vật quý hiếm cần được bảo vệ như: lim xanh, sến mật, vù hương,
sa nhân và cây đặc sản được trồng( hồi, quế, sở). Diện tích đất có rừng của huyện
chiếm tỷ lệ cao, năm 2013 là 34,74 ngàn ha, chiếm 73,1% DTTN. Trong đó rừng
phòng hộ là 14,52 nghìn ha (trong đó có khoảng 4.000 ha rừng hồi, quế), còn lại là
rừng trồng sản xuất. Tổng trữ lượng các loại rừng khoảng 900 ngàn m 3 gỗ và gần
50 ngàn cây tre nứa các loại. Thực vật trong vùng ngày càng phong phú do có sự
phục hồi, tái sinh cây bản địa và cây trồng do con người tạo ra.
9. Tài nguyên nhân văn
Lịch sử hình thành và phát triển huyện Bình Liêu gắn với lịch sử đấu tranh

giữ nước của dân tộc Việt Nam. Bình Liêu là huyện có nhiều dân tộc đang sinh
sống chủ yếu là các dân tộc ít người như Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa. Một số hoạt
động văn hóa dân tộc vẫn được bảo tồn và phát huy như hát then của dân tộc Tày,
hội Sóong Cọ của người Sán Chỉ.
Người dân Bình Liêu sống giản dị, chân thật, cần cù lao động, có ý thức dân
tộc, yêu nước, đoàn kết và có truyền thống cách mạng. Bản chất và truyền thống
đó là sức mạnh hợp lực được phát huy trong sự nghiệp xây dựng quê hương và
bảo vệ chủ quyền Quốc Gia. Các dân tộc trên địa bàn huyện Bình Liêu có truyền
thống đoàn kết. Mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng về trang phục, kiến trúc nghệ
thuật, phong tục, sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
10. Môi trường sản xuất nông nghiệp
- Môi trường sản xuất các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện cơ bản
là an toàn, do trong vùng không chịu ảnh hưởng ô nhiễm của môi trường công
nghiệp, hay khai khoáng. Nguồn nước sản xuất từ các sông suối không bị ô nhiễm,
người dân rất hạn chế sử dụng các chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu trong
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 15


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

sản xuất nông nghiệp nên môi trường sản xuất các sản phẩm nông nghiệp khá an
toàn. Thực tế trong những năm qua không gây ra vụ ngộ độc thực phẩm nào trên
địa bàn huyện.
- Tồn tại lớn nhất môi trường trong khu dân cư là hình thức chăn nuôi
truyền thống thả rông và không có chuồng trại nhốt riêng gia súc, gia cầm. Hầu
hết các khu dân cư bị ô nhiễm môi trường và làm mất cảnh quan. Những năm gần
đây do sức ép về phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, làm đường giao
thông...đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng đến nguồn
nước sông suối. Do đó cần có giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế ngăn chặn tình
trạng gây ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp.

II. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CƠ HẠ TẦNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT NN

1. Giao thông
Huyện Bình Liêu chỉ có hệ thống giao thông duy nhất là đường bộ. Toàn
huyện có 249,5km đường giao thông với 55km đường nhựa, 80km đường bê tông
và 114,5km đường cấp phối. Trong đó:
- Quốc lộ 18C là trục đường huyết mạch từ Tiên Yên đến cửa khẩu Hoành
Mô dài khoảng 40km đã được nâng cấp trải nhựa đạt tiêu chuẩn đường cấp III
miền núi, cùng hệ thống cầu cống kiên cố, đảm bảo giao thông đi lại, vận tải hàng
hóa thông suốt.
- Đường nội thị: dài 7,5km, với kết cấu mặt bê tông xi măng, nhựa. Đây là
tuyến đường chính để phát triển khu dân cư đô thị, kết cấu hạ tầng, dịch vụ thương
mại.
- Đường liên xã: có tổng chiều dài 168km, trong đó được bê tông hóa, nhựa
hóa 66km bao gồm:
+ Đường Bình Liêu – Húc Động: 10km huyện lộ, cấp V miền núi, bê tông
nhựa.
+ Đường Hoành Mô-Đồng Văn 8km, cấp IV miền núi, bê tông hóa.
+ Đường phía tây sông Bình Liêu 12km, cấp V miền núi, bê tông hóa.
+ Đường Nối cầu Nà Cắp 6km, cấp V miền núi, bê tông hóa.
+ Đường Đồng Văn-Khe Tiền 6km, cấp V miền núi, bê tông hóa.
+ Đường Lục Hồn – Đồng Tâm – Hoành Mô 12 km, cấp V miền núi, bê
tông hoá.
+ Đường Khe Tiền – Đèo Lang Tư 6km, bê tông hoá.
+ Đường Hà Lâu – Vô Ngại 6km, bê tông hoá.
- Đường trục thôn (xóm): Có tổng chiều dài 201 km, trong đó được cứng
hoá 18 km, số trục đường chưa được cứng hóa, hầu hết là đường đất, đường mòn.
Đến nay, hầu hết các đường huyết mạch, quan trọng của huyện đều đã được
đầu tư cải tạo, nâng cấp làm mới sẽ tạo điều kiện cho giao thông đi lại, mở ra cơ
hội lớn để giao lưu kinh tế trong và ngoài huyện.

- Trên địa bàn huyện có 1 bến xe ở thị trấn, 1 bãi đậu xe ở khu cửa khẩu
chính và 1 bãi đậu xe tải tại khu vực điểm thông quan về cơ bản đã đáp ứng được
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 16


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa của huyện trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên trong tương lai, khi kinh tế của huyện ngày càng phát triển, khu kinh tế
cửa khẩu được hoàn thiện và lấp đầy thì Bình Liêu cần phải chú trọng phát triển hệ
thống bến bãi hơn nữa để đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận chuyển của huyện.
2. Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi luôn được quan tâm đầu tư xây dựng để phát triển sản
xuất nông nghiệp, huyện chủ trương ưu tiên xây dựng hệ thống kênh mương, hồ
đập cung cấp nước tưới chủ động cho số diện tích nông nghiệp lớn, tập trung vào
những vùng thiếu nước phục vụ sản xuất. Toàn huyện có 52 bể cấp nước, 1 trạm
bơm va và 218 đập dâng, trong đó có 61 đập đã được kiên cố, 157 đập chưa kiên
cố. Chiều dài kênh mương toàn huyện là 317,1km, đã kiên cố 146,2km chiếm
46,1%. Đến nay, hệ thống kênh mương đã tạm thời đảm bảo cung cấp nước chủ
động cho khoảng 67,4% đất canh tác (riêng lúa vụ chiêm đạt trên 90% diện tích và
60% diện tích lúa vụ mùa trong toàn huyện), góp phần chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, mùa vụ, tăng năng suất sản lượng cây trồng.
Bảng 03. Hiện trạng hệ thống thuỷ lợi huyện Bình Liêu năm 2013

TT

Hiện trạng
hệ thống
thuỷ lợi


Đập dâng
(cái)
Đập
Số
đã
đập
kiên
dâng
cố

Bơm
Va
(cái)

Bể
cấp
nước

2
3
4

Xã Đồng Văn
Xã Hoành

Xã Đồng
Tâm
Xã Lục Hồn

Tổng

chiều
dài

52

317.08
9

12

10

31.299

28

9

8

28.950

34

9

6

48.670


38

7

3

65.194

27

9

1

45.579

34

9

10

49.097

30

5

14


40.300

1

1

218

61

26

1

*Tổng số
1

Kênh dẫn nước
(m)

Xã Tình Húc
5
6
7
8

Xã Vô Ngại
Xã Húc Động
TT Bình Liêu


1

8.000

Đã kiên
cố

Diện
tích
tưới
(ha)

146
818,4
.230
13
.794
53,8
12
.803 114,6
22
.298
88,3
29
.553 116,4
22
.465
21
.717
17

.600
6
.000

Diện
tích
tưới
chủ
động
(ha)
551,
8
44,9
65,5
57,6
87,9

184,3

115,
5

112,5

78,0

125,1

78,9


23,4

23,4

Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 17


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

3.Điện sinh hoạt
Mạng lưới cấp điện và phân phối điện cho huyện Bình Liêu từ trạm
110/35KV-16MVA Tiên Yên trong hệ thống điện lưới quốc gia và thông qua lưới
điện 35KV chạy dọc tuyến quốc lộ 18C, tổng chiều dài trục dây chính đi qua địa
bàn huyện là 38,96km, tổng chiều dài các nhánh rẽ là 57,22km với 41 trạm biến áp
35/0,4kV có tổng công suất là 3.875KVA. Năm 2012, tỷ lệ hộ được sử dụng điện
đạt khoảng 99%.
4. Bưu chính - viễn thôn
Hệ thống thông tin liên lạc được xây dựng và phát triển khá nhanh.Toàn
huyện hiện có 03 cơ sở bưu điện (2 tại thị trấn Bình Liêu; 1 tại cửa khẩu Hoành
Mô) và 6 trạm bưu điện văn hóa xã. Trong thời gian qua đã đầu tư 13 trạm di động
BTS; triển khai đưa vào sử dụng thêm tuyến cáp quang Bắc Phong Sinh-Bình
Liêu-Tiên Yên tránh được mất liên lạc cục bộ, đáp ứng được các chương trình
truyền hình trực tuyến, chương trình truyền hình Quảng Ninh bằng cáp quang thay
thế vệ tinh…Tổng số thuê bao điện thoại đến năm 2012 đạt 1.581 thuê bao, đảm
bảo thông tin liên lạc thông suốt trong và ngoài nước. Mạng internet được phủ kín
8/8 xã, thị trấn đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc của nhân dân.
5. Hệ thống chợ
- Toàn huyện hiện có 6 chợ lớn nhỏ, trong đó 2 chợ loại II, 3 chợ loại III, 1
chợ 135 (Xã Húc Động).
- Khu kinh tế cửa khẩu hiện nay có 2 chợ: chợ biên giới Hoành Mô thuộc xã

Hoành Mô (Chợ loại II) và chợ biên giới Đồng Văn thuộc xã Đồng Văn (Chợ loại
III). Hệ thống chợ ở các xã tuy đa dạng, tuy nhiên chưa được đầu tư hoàn thiện cơ
sở vật chất nên vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, hoạt động buôn bán nhỏ, lẻ,
chưa hình thành các chợ nông sản đầu mối.
6. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
- Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của huyện ngày càng tăng.
Máy móc nông nghiệp chủ yếu là của Trung Quốc sản xuất, do các hộ gia đình tự
mua. Việc mua bán tại các vùng biên khá tiện lợi, có giá hợp lý, phù hợp với điều
kiện địa hình đồi núi nên các hộ dân đã tự mua sắm phục vụ sản xuất cho gia đình.
- Theo số liệu tổng hợp từ các xã năm 2013, máy phục vụ sản xuất nông
nghiệp của huyện như sau:
+ Máy cày, bừa loại nhỏ:Cókhoảng 1349 cái, có khả năng đảm nhận 85%
diện tich canh tác lúa, màu.
+ Máy tuốt lúa:Có 335 máy loại nhỏ, và 4 máy gặt đập ruộng bậc thang.
+ Máy xay xát:1701 máy, hơn 80% sản phẩm thóc, ngô được xay xát bằng
máy.
+ Ô tô vận tải:50 chiếc, chủ yếu vận chuyển vật tư nông nghiệp, vật liệu
xây dựng vv.
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 18


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

-Trong giai đoạn 2012 - 2015 chương trình xây dựng NTM sẽ đầu tư hệ
thống đường trục giao thông nội đồng, hoàn chỉnh hệ thống điện tới các bản sẽ
thúc đẩy nhanh qúa trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhất là ở khâu
bảo quản, chế biến nông sản, sẽ gióp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
III. DÂN SỐ LAO ĐỘNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Dân số

- Năm 2013, toàn huyện có 30.171 nhân khẩu (6.092 hộ) trong đó:
+ Khu vực thành thị:Có 3557người, chiếm 11,8% dân số của huyện.
+ Khu vực nông thôn:Có 26.614 người, chiếm 88,2% dân số của huyện.
- Trên địa bàn huyện có 5 dân tộc anh em đang sinh sống: Tày, Dao, Sán
Chỉ, Hoa, Kinh, trong đó dân tộc Kinh chiếm 5,7% dân số toàn huyện, còn lại các
dân tộc ít người chiếm 94,3%.
- Dân số của huyện Bình Liêu phân bố không đều, mật độ dân số trung bình
toàn huyện là 58,15 người/ km2, (trung bình của tỉnh là 190 người/ km 2). Cao nhất
là thị trấn Bình Liêu 2098 người/ km2,, thấp nhất là xã Vô Ngại 30 người/km2.
2. Lao động và việc làm
- Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2013, toàn huyện là16.709 người,
chiếm 54% tổng dân số. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế như sau:
+ Ngành nông, lâm nghiệp:Chiếm 65% lao động trong độ tuổi.
+ Ngành dịch vụ, thương mại:Chiếm 16% lao động trong độ tuổi.
+ Ngành công nghiệp – xây dựng:Chiếm 19% lao động trong độ tuổi.
- Hàng năm giải quyết việc làm cho 300-350 lao động trong độ tuổi, trong
đó lao động từ lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp từ
100-150 lao động. Tỷ lệ lao động được đào tạo cấp chứng chỉ lao động còn thấp
chiếm gần 18% lao động trong độ tuổi. Nguồn lao động nói chung của huyện Bình
Liêu khá dồi dào nhưng lại hạn chế về trình độ, nên hiệu quả và việc ứng dụng
KHKT vào sản xuất chưa cao. Trong quá trình phát triển cần tiếp tục quan tâm
công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm.
3. Thu nhập của người lao động
Công tác xóa đói giảm nghèo được các cấp, các ngành quan tâm, đến nay
không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm mạnh từ tỷ lệ 49,46% năm 2005 giảm xuống
còn 20,98% năm 2009, bình quân mỗi năm giảm được trên 7%. Đến năm 2013tỷ
lệ hộ nghèo toàn huyện còn16,56%.Thu nhập bình quân/đầu người năm 2012 là 12
triệuđồng/người/năm, năm 2013 thu nhập bình quân gần14 triệu đồng/người/năm.
- Những hộ thuộc diện nghèo rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức xã hội
trong sản xuất, để tạo điều kiện cho họ vươn lên trong cuộc sống và rút ngắn

khoảng cách giầu nghèo trong cộng đồng.
IV.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ CỦA
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 19


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

HUYỆN

1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Năm 2008 GTSX các ngành kinh tế của huyện đạt 175,945 tỷ đồng (giá cố
định năm 1994), năm 2013 GTSX các ngành kinh tế đạt 217,337 tỷ đồng, tăng
71,05 tỷ đồng so với năm 2008. Trong giai đoạn 2008-2013, tốc độ tăng trưởng
kinh tế chung của huyện là 8,2%/năm, trong đó:
+ Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng trung bình 3
-4%/năm. Năm 2013, giá trị sản xuất ước đạt 265,15 tỷ đồng, vượt kế hoạch và
tăng 6,75% so với năm 2012.
+ Ngành CN-XD có tốc độ tăng trưởng từ 22-25%/năm. Năm 2013, giá trị
sản xuất ước đạt 107,86 tỷ đồng, tăng 17,95% so với năm 2012.
+ Ngành thương mại, dịch vụ có tốc độ tăng từ 15-18%/năm. Năm 2013, giá
trị sản xuất ước đạt 295,3 tỷ đồng, tăng 18,05% so với năm 2012.
2.Cơ cấu các ngành kinh tế
Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản GTSX vẫn chiếm tỷ trọng cao và đang
có xu hướng giảm dần từ 51,2% (năm 2008) còn 40,4% (năm 2013);
Ngành CN-XD có GTSX chiếm tỷ trọng từ 13,2% (năm 2008) tăng 16,4%
(năm 2013);
Ngành Dịch vụ, thương mai có tỷ trọng GTSX tăng từ 35,6% (năm 2008)43,24% (năm 2013)
3. Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp
3.1. Tốc độ tăng trưởng, cơ cấu ngành nông, lâm ngư nghiệp:Trong giai
đoạn2008-2013, tốc độ tăng trưởng GTSX các ngành kinh tế của huyện đạt hơn

10%/năm, trong đó ngành nông, lâm nghiệp tăng trung bình 4,4%/năm.
3.2.Cơ cấu kinh tế ngành nông lâm ngưnghiệp: Chuyển dịch theo hướng
tích cực, tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt giảm và tăng ngành chăn nuôi, lâm
nghiệp.
Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt giảm từ 68,2% (năm 2008) còn 67,2% (năm
2013);
+Cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi tăng từ 23,9% (năm 2008) lên 24,95%
(năm 2013);
+Cơ cấu GTSX dịch vụ nông nghiệp biến động từ 7,5-8% trong giai đoạn
2008-2013

****************
3.3.Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 20


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

- Theo số liệu thống kê năm 2013, diện tích nhóm đất nông nghiệp của
huyện là 38.987,67 ha, chiếm 82,1% DTTN, trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 4.243,79 ha, chiếm 8,91% DTTN.
+ Đất lâm nghiệp: 34.735,36 ha, chiếm 73,11% DTTN.
++ Đất rừng sản xuất: 20.211,41 ha, chiếm 42,45% DTTN
++ Đất rừng phòng hộ: 14.523,95 ha, chiếm 30,57% DTTN
+ Diện tích chưa sử dụng:6.841,22 ha, chiếm 14,4% DTTN, trong đó chủ
yếu là đất đồi núi chưa sử dụng và nhiều diện tíchcó khả năng đưa vào sử dụng
chomục đích lâm nghiệp.
- Diện tích đất nông nghiệp của huyện ngày càng được quản lý chặt chẽ
theo luật Đất đai và sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Một số mô hình
trồng rau, màu, dong riềng, cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế đã được chuyển giao

áp dụng vào sản xuất tại các xã đem lại hiệu quả kinh tế cao, số diện tích đạt thu
nhập từ 40-50 triệu đồng/ha trên địa bàn huyện đã tăng trong những năm gần đây.
3.4. Ngành trồng trọt
a. Cây hàng năm:
Cây trồng chính là lúa nước, ngô, khoai lang, rau, đậu đỗ (chi tiết bảng sau)
nhằm ổn định lương thực tại chỗ và có nông sản hàng hóa. Giá trị sản xuất cây
hàng năm chiếm 20- 25% GTSX ngành nông nghiệp.Theo số thống kê hiện trạng
sử dụng đất của huyện năm 2013, diện tích cây hàng năm 3541 ha, chiếm 7,45%
DTTN, diện tích gieo trồng là 4.499 ha.
- Cây lúa nước: Diện tích canh tác năm 2013 là 1.523 ha, chiếm 3,21% DTTN.
Diện tích gieo trồng là 2109 ha.
+ Lúa xuân: Diện tích biến động từ 545-590 ha, năm 2013 là 580 ha, phân
bố ở xã Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc, phân bố nơi đất bằng, dọc hai bên bờ
sông Tiên Yên và các con suối trên địa bàn nơi có điều kiện thuận lợi tưới tiêu và
canh tác. Năng suất lúa trung bình là 43 tạ/ha, sản lượng thóc 2495 tấn.
+ Lúa vụ mùa: Biến động từ 1528 -1552 ha, phân bố tập trung ở các khu đồi
bằng một số diện tích lúa vụ mùa ở các bản vùng cao, thường khó khăn nước tưới về
mùa khô. Diện tích có nhiều ở xã Lục Hồn, Hoành Mô, Tình Húc, Đồng Tâm vv.
Năm 2013 diện tích lúa mùa là 1.528 ha, năng suất lúa trung bình là 40,1tạ/ha, sản
lượng thóc là 6.236,1tấn.
+ Cây Ngô: Được trồng nhiều vào vụ xuân và trồng trên trên đất màu và đất
ruộng. Diện tích trồng ngô của huyện biến động từ 550-600 ha. Năm 2013 diện tích cả
năm 555 ha, những xã trồng nhiều ngô là Lục Hồn, Tình Húc, Vô Ngại, Húc Động
vv. Sản lượng ngô toàn huyện năm 2013 là 1.861 tấn, tăng trung bình từ 2-3%/năm.
Ngô hạt chủ yếu dùng cho chăn nuôi và chế biến lương thực trong các hộ gia đình
Bảng 04. Tổng hợp diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng chính
giai đoạn 2011-2013, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 21



Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Số
TT

Cây trồng

1 Lúa cả năm: -Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
2 Ngô cả năm:- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
3 Rau xanh:- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
4 Cây có củ
a Dong riềng:Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
b Cây sắn:Diện tích
Số
TT

b

5
a
b
c


Cây trồng

- Năng suất
- Sản lượng
Cây có củ khác
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Cây CNNN
Lạc: Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Đậu tương:Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Mía: Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng

ĐVT

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013


Ha
Tạ/ha
Tấn
Ha
Tạ/ha
Tấn
Ha
Tạ/ha
Tấn

2097,3
39,2
8218,3
590,3
32,9
1942,3
607,50
109,51
6652,91

2122,9
39,9
8469,1
592,1
33,1
1958,6
605,0
109,3
6613,8


2108,5
40,9
8626,8
568,6
33,3
1893,6
559,4
109,8
6139,5

Ha
Tạ/ha
Tấn
Ha

107,9
372,0
4013,8
62,1

114,30
372,50
4257,68
62,50

155,90
402,52
6275,30
61,00


ĐVT

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Tốc độ
tăng
BQ(%/nă
m)
0,3
2,2
2,5
-1,9
0,6
-1,3
-4,0
0,1
-3,9
20,2
4,0
25,0
-0,9
Tốc độ
tăng

BQ(%/nă
m)

Tạ/ha
Tấn

95,1
590,6

96,20
601,25

95,06
579,90

0,0
-0,9

Ha
Tạ/ha
Tấn

599,40
21,80
1306,42
500,4
279,2
15,4
428,9
183,2

7,9
144,3
38,0
961,7
3654,5

602,2
22,0
3153,4
496,8
280,70
15,74
441,74
177,6
7,86
139,62
38,50
962,21
3704,50

565,9
52,3
2957,0
479,4
275,0
15,7
431,6
167,8
7,97
133,70

36,60
956,53
3500,91

-2,8
54,8
50,4
-2,1
-0,8
1,1
0,3
-4,3
0,6
-3,7
-1,9
-0,3
-2,1

Ha
Tạ/ha
Tấn
Ha
Tạ/ha
Tấn
Ha
Tạ/ha
Tấn

- Cây có củ:
+ Cây dong riềng: Đây là loại cây phù hợp với đất của địa phương cho năng

suất cao và chất lượng tinh bột tốt. Người dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm
trồng cây dong riềng và có 4 xã nằm trong vùng cung cấp nguyên liệu chế biến
miến dong của huyện là Húc Động,Tình Húc, Lục Hồn, Đồng Tâm. Năm 2013
diện tích trồng dong riềng của huyện là 156 ha, năng suất 402,5 tạ/ha, sản lượng là
6275tấn. Hiện tại huyện đã có cơ sở chế biến miến dong đặt tại xã Đồng Tâm công
suất hàng từ 50-60 tấn/ngày /đêm, ngoài ra một số hộ ở xã Húc Động đã đầu tư
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 22


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

dây truyền chế biến nhỏ từ 4-5 tấn dong riềng/ngày/đêm gắn với nguyên liệu tại
chỗ. Thương hiệu đặc sản miến dong Bình Liêu được người tiêu dùng biết đến
đang có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường, diện tích cây dong riềng sẽ được mở
rộng trong những năm tới. Sản xuất có hiệu quả, cây dong riềng đã góp phần xóa
đói giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân, hiện nay là diện tích canh tác duy nhất
trên địa bàn huyện cho thu nhập trên 50 triệu đồng/ha.
+ Một số cây có củ khác:Như khoai lang, khoai sọ, sắn. Diện tích biến động
từ 600-700 ha. Đây là những cây trồng truyền thống, dễ trồng và được trồng nhiều
trên đất màu, đất 1 vụ lúa, đất nương rãy mang lại kinh tế thiết thực cho các hộ dân.
Những xã có diện tích cây có củ lớn là Húc Động, Vô Ngại, Lục Hồn, Hoành Mô.
- Cây thực phẩm: Diện tích gieo trồng biến động từ 550- 600 ha, chủ yếu
là trồng cải xanh, bí xanh, su hào, dưa chuột, đậu cô ve, khoai tây. Năm 2013 diện
tích gieo trồng 560 ha sản lượng đạt 6140 tấn rau các loại.Hiện nay các hộ trồng
rau xanh chủ yếu là tự cung, tự cấp, một số ít hộ đã có sản phẩm bán nhỏ lẻ ở các
chợ. Tiềm năng phát triển rau xanh của huyện còn lớn do sự đa dạng về địa hình
và tiểu khí hậu nên phong phú về chủng loại. Thông qua công tác khuyến nông
của huyện đang tiến hành một số mô hình trồng rau sạch ở xã Đồng Văn, Lục
Hồn,Tình Húc làm cơ sở nhân ra rộng.Thị trường tiêu thụ rau hàng hóa chính của
huyện là trung tâm thị trấn huyện và khu cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn.

- Đồi cỏ chăn thả gia súc: Diện tích 1.725 ha là đồi cỏ tự nhiên năm trên
một số khu đồi của xã Vô Ngại, Tình Húc,Húc Động, Đồng Tâm, Đồng Văn,
Hoành Mô.Đây là những địa điểm quan trọng để các hộ dân chăn thả tự nhiên phát
triển đàn trâu, bò mang lại giá trị kinh tế cao.
- Cây công nghiệp ngắn ngày (CNNN): Cây trồng chính là lạc, đậu tương,
mía tím. Diện tích gieo trồng biến động từ 480-500 ha. Quy mô sản xuất cây
CNNN còn nhỏ, lẻ mang tính tận dụng, phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ của hộ gia
đình, sản phẩm hàng hóa còn thấp. Năm 2013 diện tích gieo trồng là 480 ha sản
lượng đạt 565 tấn lạc, đậu tương và 3.500 tấn mía.
* Trong 3 năm gần đây, diện tích một số cây trồng hàng năm như rau xanh,
sắn, đậu tương đang có xu hướng giảm một phần để dành diện tích cho cây dong
riềng phát triển. Ngoài ra do giá nông sản trên thị trường có xu hướng giảm nên
nhiều hộ đã giảm diện tích cây hàng năm truyền thống để chuyển sang trồng cây
khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
b. Diện tích cây lâu năm: Năm 2013, diện tích 691ha, chủ yếu là cây ăn
quả như chuối, cam, vải. Diện tích cây ăn quả năm 2013 là 600 ha, bình quân có
0,1ha đất cây ăn quả/hộ. Cây lâu năm được trồng trong vườn hộ gia đình chủ yếu
là vườn tập, chất lượng vườn cây ăn quả chưa cao, chưa kiểm soát được chất
lượng cây giống và các chủ hộ chưa đầu tư thâm canh. Giá trị sản xuất cây lâu

Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 23


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

năm chiếm từ 13- 17% GTSX ngành nông nghiệp.Một số xã có khí hậu mát như
Đồng Văn, Hoành Mô có thể trồng cây ăn quả ôn đới như táo, lê, mận, đào.
3.5. Ngành chăn nuôi
- Trong 3 năm gần đây, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện tăng
trung bình 6-8% /năm, chiếm từ 26-28% GTSX ngành nông nghiệp. Đàn trâu, bò

phát triển còn chậm trung bình 3-4%/năm. Đàn lợn thịt phát triển từ 6-7%/năm, ở
nhiều vùng vẫnxảy ra dịch bệnh gây thiệt hại cho các hộ chăn nuôi; Đàn gia cầm
có tốc độ tăng trung bình là 8,5 %/năm.
- Phát triển chăn nuôi của huyện chủ yếu trong các hộ gia đình với quy mô
nhỏ, phân tán, tuy nhiên một số hộ đã đàn trâu lớn trung bình từ 15-20 con.Tập
quán chăn nuôi theo hình thức thả dông vẫn còn phổ biến, chưa có quy hoạch
chuồng trại chăn nuôi trong hộ gia đình nên dễ gây dịch bệnh và làm ảnh hưởng
đến môi trường cảnh quan tại các khu dân cư. Thức ăn cho chăn nuôi chủ yếu là
tận dụng thức ăn sẵn có, ít sử dụng thức ăn công nghiệp nên hiệu quả kinh tế thấp.
Giống vật nuôi là của địa phương, nên năng suất thấp.Thịt gia súc, gia cầm chủ
yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, ít có sản phẩm hàng hóa.
Quy mô đàn gia súc, gia cầm của huyện Bình Liêu năm 2013 như bảng sau.
Bảng 05. Hiện trạng ngành chăn nuôi, huyện Bình Liêunăm 2010-2013
Hạng mục

ĐVT

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Tốc độ PT

B.quân/năm
(%/)

I. Đàn gia súc, gia
cầm
1. Đàn lợn tổng số

Con

12764

11.478

12.620

11.243

-4,14

2. Đàn trâu

Con

8677

8.280

8.250

6.106


-11,05

3. Đàn bò

Con

2583

2.296

2.335

1.647

-13,93

4. Đàn gia cầm

Con

64586

66090

66810

70151

2,79


5. Đàn dê

Con

1320

899

1050

1411

2,25

6. Đàn ong mật

Đàn

1064

1523

1530

1617

14,97

1. Thịt hơi


Tấn

960,28

886,78

941,03

823,17

-5,01

+ Thịt lợn

Tấn

574,38

516,51

567,9

505,935

-4,14

+ Thịt trâu

Tấn


130,16

124,20

123,75

91,59

-11,05

+ Thịt bò

Tấn

116,24

103,32

105,08

74,12

-13,93

+ Thịt gia cầm

Tấn

139,51


142,75

144,31

151,53

2,79

Tấn mật

8,512

15,23

15,3

16,17

23,85

II. Sản phẩm chính

2. Ong mật

3.6. Hiện trạng phát triển sản xuất ngành lâm nghiệp
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 24


Quy hoạch vùng SXNNHHTT huyện Bình Liêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020


- Theo số liệu thống kê đất năm 2013 của phòng Tài nguyên và Môi trường,
diện tích đất có rừng toàn huyện là 34.735,36ha, chiếm 73,11% DTTN, trong đó:
+ Rừng phòng hộ:14.523,95 ha, chiếm 30,6% DTTN.
+ Đất rừng sản xuất: Diện tích là 20211,41 ha, chiếm 42,54 % DTTN.
++ Đất có rừng tự nhiên sản xuất: 993,86 ha, chiếm 2,1% DTTN. Cây rừng
thường là gỗ tạp, tre nứa.
++ Có rừng trồng sản xuất: 16.306 ha, chiếm 34,32 % DTTN, phân bố ở địa
hình đồi núi thấp dọc sông Tiên Yên. Cây rừng chủ yếu là keo lai, sở quế, hiện
đang được chăm sóc, bảo vệ phát triển tốt. Trữ lượng trung bình từ 15-20 m 3
gỗ/ha.
++ Đất khoanh nuôi phục hối rừng sản xuất: 368,14ha, chủ yếu là cây rừng
tự nhiên tái sinh.
++ Đất trồng rừng sản xuất: 2.543,36 ha, chiếm 5,4% DTTN.
- Hàng năm trên địa bàn huyện có 600- 700 ha rừng trồng mới thông qua dự
án đầu tư của ngành lâm nghiệp. Hiện nay trên địa bàn huyện có Công ty LN Bình
Liêu, Công ty TNHH Tài nguyên, Đoàn kinh tế QP 327 tham gia phát triển tài
nguyên rừng và làm tốt công tác bảo vệ rừng. Các đơn vị đã trở thành hạt nhân
trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cung cấp giống cây lâm nghiệp cho nhân dân
trong vùng. Diện tích đất có rừng tăng nhanh, nâng độ che phủ đất, góp phần giữ
nguồn sinh thủy và cải thiện môi trường sinh thái trong vùng. Khó khăn hiện nay
để phát triển sản xuất lâm nghiệp là các hộ dân thiếu vốn đầu tư trồng và chăm sóc
rừng. Khâu thu mua bao tiêu lâm sản chủ yếu do tư thương thực hiện nên người
dân bị ép bán với giá thấp, chưa khuyến khích sản xuất.
3.7. Nuôi trồng thủy sản
Diện tích ao hồ nuôi thủy sản của huyện nhỏ, nằm phân tán trong các khu
dân cư.Năm 2013 toàn huyện có 15,5 ha là ao hồ nuôi cá nước ngọt. Sản lượng cá
hàng năm thấp từ25 - 26tấn, chủ yếu là cá rô phi, trắm, chép, trôi.
3.8. Dịch vụ nông nghiệp
- Giá trị sản xuất của dịch vụ nông nghiệp của huyện, chiếm từ 3- 5% cơ

cấu GTSX ngành nông nghiệp và có tốc độ tăng trưởng bình quân 3%/năm trong
giai đoạn 2007-2012. Tham gia hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu là
các hộ tư thương. Số lao động tham gia dịch vụ nông nghiệp, chiếm từ 2-3% lao
động trong độ tuổi. Hiện nay trên địa bàn huyện có 8 HTXNN, 3 doanh nghiệp
cũng tham gia một số hoạt động dịch vụ nông, lâm nghiệp.
- Hàng năm phòng nông nghiệp huyện kết hợp bộ phận khuyến nông ký kết
với các công ty sản xuất giống cây trồng vật nuôi trong tỉnh và của Trung ương
thông qua dự án hỗ trợ một số loại cây trồng, vật nuôi mới như rau xanh, ong lấy
mật, cây dược liệu, giống cây lâm nghiệp. Ngoài ra hàng năm phòng nông nghiệp
tổ chức từ 10-18 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho 500-700
người. Có hơn 80% lượng giống cây trồng, vật nuôi đều do các hộ gia đình tự đảm
nhiệm nên chất lượng con giống chưa đảm bảo về chất lượng.
Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn I – Viện Quy hoạch và Thiêt kế nông nghiệp 25


×