Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tuyển chọn giống và chuyển giao các biện pháp canh tác tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía cho vùng đồng bào dân tộc huyện M’Đrăk tỉnh Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 33 trang )

THYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ1
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1

Tên đề tài

2

Mã số

4

Cấp quản lý

Tuyển chọn giống và chuyển giao các biện pháp canh tác tổng
hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía cho vùng đồng bào
dân tộc huyện M’Đrăk - tỉnh Đắk Lắk
3

Thời gian thực hiện: 36 tháng
(Từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2017)

5

Tỉnh

Ngành

Kinh phí: 700 triệu đồng, trong đó:
Nguồn


- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học

Tổng số: 700 triệu đồng
700 triệu đồng

- Từ nguồn tự có của tổ chức
- Từ nguồn khác
6

Thuộc Chương trình: Chương trình Ứng dụng và Chuyển giao tiến bộ KH&CN
phục vụ phát triển KT-XH vùng Đồng bào DTTS, Mã số:
Đề tài độc lập;
Lĩnh vực khoa học
Tự nhiên;
Nông, lâm, ngư nghiệp;
Kỹ thuật và công nghệ;
Y dược.
Chủ nhiệm đề tài

7

8

Họ và tên: Nguyễn Văn Chinh
Ngày, tháng, năm sinh: 1954; Nam/ Nữ: Nam.
Học hàm, học vị: Thạc sỹ
Chức danh khoa học: Thành viên Hội đồng Khoa học Viện.
Chức vụ: Cán bộ Chuyên gia
Điện thoại: 0913317788
Tổ chức: 043.821.4921; Nhà riêng: 043 823 8895 Mobile: 0913.317.788

Fax: 043.821.4921; E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Viện quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp - Bộ NN&PTNT
Địa chỉ tổ chức: 61 - Hàng Chuối - Quận Hai Bà Trưng - T.p Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: Số nhà 25- Phúc Xá - Ba Đình - Hà Nội
Thư ký đề tài

9

Họ và tên: Trần Thị Loan
1

Bản Thuyết minh này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực
khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4

1


Ngày, tháng, năm sinh: 1971 Nam/ Nữ: Nữ
Học hàm, học vị: Thạc sỹ
Chức danh khoa học: Ủy viên hội đồng Khoa học Viện
Chức vụ: PGĐ trung tâm phát triển bền vững Nông nghiệp Nông thôn.
Điện thoại: 0912422410
Tổ chức: 043.821.4921 Nhà riêng:
Mobile: 0912.422.410
Fax: 043.821.4921 E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Viện quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
Địa chỉ tổ chức: Số 61 - Hàng Chuối - Hà Nội.
Địa chỉ nhà riêng: 24/69 - Đường Đặng Xuân Bảng - Quận Hoàng Mai - T.p Hà Nội
10 Tổ chức chủ trì đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

Điện thoại: 043.821.4921 Fax: 043.628.8500
E-mail:
Website: Niapp.com.vn
Địa chỉ: 61 - Hàng Chuối - Quận Hai Bà Trưng - T.p Hà Nội
Họ và tên Thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Quang Dũng
Số tài khoản: 102010000018225
Ngân hàng: Ngân hàng công thương khu vực II - Hai Bà Trưng - Hà Nội
11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài
1. Tổ chức phối hợp 1:
Tên tổ chức KH&CN: Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống sản phẩm cây trồng Tây
Nguyên
Điện thoại: 0982.224.778
Fax
E-mail:

Địa chỉ: Km9,quốc lộ 26 - xã Eatu, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Văn Ninh.
2. Tổ chức phối hợp 2:
Tên tổ chức KH&CN: Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống sản phẩm cây trồng miền
Trung.
Điện thoại: 0905.363.399, 0553.713.499
Địa chỉ: Số 291 Hùng vương, Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Trần Văn Mạnh
Phối hợp với các tổ chức tại địa phương:
Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm khuyến nông các huyện
M’Đrắk, Các nhà máy chế biến mía đường phối hợp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật…
12

Các cán bộ thực hiện đề tài
(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ

chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề
tài)

Họ và tên,

Tổ chức

học hàm

công tác

Nội dung công việc tham gia

Thời gian làm
việc cho đề tài
2


1

2

3

4

5

6


7
8

9

học vị
(Số tháng quy đổi)
Th.sỹ.
Chủ nhiệm đề tài. Trực tiếp chỉ
Viện QH & Thiết
Nguyễn Văn
đạo, điều hành thực hiện đề tài.
36
kế Nông nghiệp
Chinh
Viết báo cáo tổng hợp đề tài.
Đánh giá tổng quan điều kiện tự
TS. Nguyễn Viện quy hoạch &
nhiên - kinh tế xã hội liên quan
Quang
Thiết kế Nông
12
đến sản xuất mía trên địa bàn
Dũng
nghiệp
huyện M’Đrắk
Viện quy hoạch & Đánh giá thực trạng sản xuất
TS.

Thiết kế Nông mía trên địa bàn huyện

11
Xuân Thanh
nghiệp
Trung tâm khảo Các bước khảo nghiệm để lựa
Th.sỹ.
kiểm nghiệm giống chọn những giống mía có năng
Nguyễn An
30
sản phẩm cây trồng suất thí nghiệm đạt 100 tấn/ha,
Ninh
Tây Nguyên
CSS>11
Trung tâm khảo Khảo nghiệm về chế độ phân
KS.
Trần kiểm nghiệm giống bón cho giống đã chọn trên các
30
Văn Mạnh
sản phẩm cây trồng loại đất đã lựa chọn.
miền Trung
Xây dựng quy trình canh tác
Viện quy hoạch & giống mía chọn lọc, giảm chi
TS.
Đặng
Thiết kế Nông phí để đạt được hiệu quả kinh tế
12
Phúc
nghiệp
cao, phù hợp với đồng bào dân
tộc thiểu số
TS. Hoàng Viện quy hoạch &

Thu thập thông tin và xử lý số
Công Mệnh Thiết kế Nông
12
liệu
nghiệp
Viện quy hoạch &
Th.sỹ. Trần
Thiết kế Nông Thư ký tổng hợp đề tài
36
Thị Loan
nghiệp
Th.sỹ.
Viện quy hoạch &
Nguyễn
Thiết kế Nông Thu thập thông tin và xử lý số
12
Hùng
nghiệp
liệu
Cường

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
13
a.

Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng - nếu có)
Mục tiêu chung
Tuyển chọn được giống mía và chuyển giao các biện pháp canh tác tổng hợp phù hợp với điều
kiện khí hậu, thổ nhưỡng đất đai và phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu
số nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung, chuyển

phương thức sản xuất từ truyền thống sang sản xuất hàng hóa, góp phần quan trọng vào công
tác xóa đói - giảm nghèo, nâng cao đời sống và ổn định kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc
huyện M’Đrăk - tỉnh ĐắkLắk.

b. Mục tiêu cụ thể
3


-

Xác định được 1-2 giống mía năng suất cao, chất lượng tốt (năng suất đạt 100 tấn/ha (cao hơn
35 - 40% so với năng suất các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất mía), hàm lượng đường >
11%) phù hợp cho sản xuất của đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện.

-

Hoàn thiện quy trình canh tác giống mía chọn lọc, giảm chi phí đạt hiệu quả kinh tế cao.

Chuyển giao quy trình canh tác mía hiệu quả, cho phù hợp cho 200 hộ đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn huyện.
14 Tình trạng đề tài
-

Mới
15

Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả

Kế tiếp nghiên cứu của người khác
Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu


15.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài
15.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
a. Tình sản xuất mía trên thế giới
Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO, 2011), hiện nay có 111 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trồng mía và chế biến đường từ mía, hàng năm sản xuất được
1.683 triệu tấn mía. Sản lượng mía toàn thế giới năm 2009 gấp 3,75 lần sản lượng năm 1961.
Trong đó tăng nhiều nhất là vùng Nam Mỹ với 7,73 lần, chiếm 47,65% sản lượng thế giới, tiếp
đến là Châu Á với 3,48 lần, chiếm 35,76% sản lượng thế giới, trong khi đó sản lượng mía ở
Châu Âu năm 2009 giảm chỉ còn 1,63% sản lượng năm 1961.
Sản lượng mía thế giới tăng trước tiên do phát triển diện tích. Trong thế kỷ 20, nhất là ở nửa
sau thế kỷ, nhiều nước ở Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ phát triển diện tích trồng mía và công
nghiệp đường để thỏa mãn nhu cầu trong nước và tìm cơ hội xuất khẩu, nhất là sau khủng
hoảng thiếu đường năm 1974. Trong 4 thập kỷ cuối thế kỷ 20, mỗi thập kỷ diện tích mía thu
hoạch trên thế giới tăng bình quân hơn 2,5 triệu ha.
Năng suất mía bình quân thế giới năm 1961 đạt 50,3 tấn/ha, đến năm 2009 đạt 70,9 tấn/ha,
tăng cao hơn gần 41%. Đến năm 2008, có 20 nước có sản lượng mía hàng năm đạt trên 9 triệu
tấn, trong đó có Việt Nam. Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Pakistan theo thứ tự là 5
nước sản xuất mía đường lớn nhất thế giới.
b. Nghiên cứu về biện pháp canh tác tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía
Theo Autrey JC (2005), để canh tác mía hiệu quả, trước hết phải nghiên cứu, đánh giá kỹ các
đặc điểm sinh lý của cây mía với điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng đất đai của khu vực
trồng. Từ đó xác định được mức độ phù hợp của từng giống mía và xây dựng quy trình canh
tác cụ thể đối với từng giống mía. Manjary và Pune (1996) khi xây dựng dự án nâng cao hiệu
quả quản lý sản xuất mía ở quy mô trang trại ở bang Maharashtra, một trong những bang sản
xuất mía lớn nhất ở Ấn Độ đã chỉ rõ, để canh tác mía hiệu quả cần phải xác định rõ: (i) hoàn
thiện kỹ thuật canh tác như: lựa thời vụ gieo trồng phù hợp; phương pháp lựa chọn các giống
mía phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên của vùng, (ii) tăng cường chế độ dinh dưỡng cho đất,
tác giả đã xây dựng công thức bón kết hợp cả phân hữu cơ (20-25 tấn/ha và phân vô cơ 350
kgN/ha, 140 kg P205/ha, 140 kg K20/ha số lần bón phân được chia làm 3 lần trên 1 năm là:

lúc trồng, 6-8 tuần sau khi trồng, 12-16 tuần sau khi trồng, sau tuần 16 đến lúc thu hoạch (iii)
Đề xuất sử dụng 3 hệ thống tưới: tưới bằng vòi máy bơm, thiết kế sử dụng hệ thống đường ống
đến từng thửa, sử dụng hệ thống vòi phun quay tự động với vận tốc lớn (iv) xây dựng quy trình
4


quản lý dịch bệnh và phương pháp phòng chống cụ thể.
-

Để có năng suất mía đạt hơn 100 tấn/ha, Viện nghiên cứu mía đường Ấn Độ - Sugarcane
Breeding Institute (SBI) (2012), đã nghiên cứu sử dụng công thức bón phân cho mía bằng phân
hữu cơ sinh học: Khi trồng mía cần bón phân xanh khoảng 25 tấn/ha, kết hợp bón phân hóa học
với liều lượng: 65kg Urê + 394 kg Super Phốt phát trộn với đất mùn. Tiếp theo bón hai lần sau khi
trồng 45 và 90 ngày, mỗi lần bón 272 kg Urê + 100 kg Postash.
Theo nghiên cứu của Myrada (2012), sau khi tiến hành các khảo nghiệm sản xuất, đã đưa ra công
thức phân bón để năng suất đạt tối ứu (>100 tấn/ha): bón khi trồng: 375 kg Super Photphat/ha,
trường hợp đất thiếu kẽm và sắt thì phải bón thêm 37,5 kg Kẽm SunPhát và 100 kg Sắt Sun
phát/ha. Đối với phân đạm bón 250 kg/ha được chia làm 3 lần 45 ngày, 90 ngày 135 ngày sau khi
trồng. Bón 112,5 kg K2O chia làm 3 lần 30, 50 và 60 ngày sau khi trồng. Cũng theo Myrada
(2012), bênh cạnh việc sử dụng chế độ phân bón, thì việc phòng trừ sâu bệnh cũng quyết định đến
việc nâng cao năng suất mía, các bệnh mà mía thường gặp là rệp lá và sâu đục thân, cần phải tiến
hành phòng trừ sâu bệnh hại cho mía bằng biện pháp tổng hợp kết hợp cả biện pháp sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật và sử dụng biện pháp sinh học (sử dụng các loài thiên địch).

c.

Nghiên cứu về phương thức chuyển giao kỹ thuật canh tác

-


Autrey JC (2005) cho rằng việc xác định giống mía phù hợp với địa phương là rất quan trọng, và
quan trọng hơn nữa là phải làm thế nào để chuyển giao kỹ thuật canh tác cho người dân? Nghiên
cứu của Autrey chỉ ra rằng đội ngũ công tác khuyến nông và các viện nghiên cứu có vai trò quan
trọng nhất đối với chuyển giao thành công kỹ thuật canh tác mía cho người sản xuất.
Bên cạnh tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tham quan học hỏi mô hình thì cán bộ nông nghiệp cần
phải hướng dẫn trực tiếp cho người dân trên cánh đồng sản xuất.

-

Giải pháp để chuyển giao nhanh và có hiệu quả kỹ thuật canh tác vào sản xuất, theo (ICRAF,
2003) cần xác định các nguồn vốn đầu tư cần thiết cho việc nhân rộng các mô hình đã xây
dựng hiệu quả tại địa phương đó, đồng thời phải xây dựng quy trình tập huấn cho cán bộ mô
hình. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, thì do mặt bằng dân trí còn thấp nên việc chuyển giao
biện pháp kỹ thuật canh tác làm sao cho người dân dễ hiểu, muốn vậy phải chú ý đến phong
tục tập quán và hệ thống tri thức bản địa của người dân. Qua kinh nghiệm nghiên cứu nhiều
năm tổ chức ICRAF chia sẻ, việc tập huấn và chuyển giao kỹ thuật kỹ thuật cần phải kết hợp
chặt chẽ với chính quyền địa phương sở tại như Già làng, trưởng Bản vì đây là những người
có tiếng nói trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

-

Phương thức chuyển giao công nghệ TOT (Ellis, 1992) thì: các kết quả nghiên cứu thường
được các tổ chức thực hiện và hoàn thiện tại tổ chức nghiên cứu, sau đó chuyển giao tới nông
dân thông qua các tổ chức khuyến nông. Những tiêu chuẩn của sản phẩm nghiên cứu phải đáp
ứng yêu cầu hiện đại, song thường bỏ qua yếu tố phù hợp với đối tượng áp dụng. Chính vì
vây, sản phẩm này chỉ thích hợp với nền nông nghiệp hiện đại, có cơ sở hạ tầng được đầu tư
tốt, quy mô sản xuất lớn, khả năng đầu tư cao…

-


Phương thức chuyển giao công nghệ ứng dụng – ATT (Selener, 1989) thì đặc trưng nhất của
phương thức này là hệ thống đào tạo-tham quan mô hình trình diễn. Mô hình này được xây
dựng tại địa phương, sau đó cán bộ khuyến nông tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân và
nông dân sẽ làm theo những yêu cầu kỹ thuật đã được phổ biến, kết hợp với việc tham quan các
mô hình trình diễn trên thực tế. Mặc dù phương thức chuyển giao này có kết quả tốt song phần
lớn chỉ hướng vào các đối tượng là nông dân có điều kiện kinh tế khá, trình độ cao, và thị
5


trường đầu vào hoạt động tốt. Phương thức này tỏ ra không hiệu quả với đối tượng nông dân
nghèo vì họ không đủ tiềm lực cũng như điều kiện sản xuất áp dụng theo những khuyến cáo đã
đưa ra.
-

Phương thức chuyển giao theo hệ thống nghiên cứu nông nghiệp - FSR (Daniel, 1997) sẽ tập
trung vào: (1) Mối quan hệ phụ thuộc qua lại giữa các yếu tố hợp thành hệ thống trang trại và
quan hệ giữa nông trại với các đối tác trong nền kinh tế; (2) nhằm tăng hiệu quả của hệ thống
nông nghiệp, thúc đẩy sáng tạo các công nghệ và hoàn thiện các công nghệ đó; (3) Kiến thức
bản địa là tri thức quý báu của loài người và cần được đưa vào nghiên cứu trong quá trình phát
triển công nghệ mới. Trong khi tiến hành nghiên cứu, vai trò của nông dân về mặt lý thuyết
theo phương thức tiếp cận này thì họ phải là một đối tác chủ động.

-

Phương thức chuyển giao có sự tham gia của người dân – FPR (Rhoadse và Booth, 1982, Tan,
1985) thì: (i) Nông dân và cán bộ cùng xác định vấn đề khó khăn mà nông dân gặp phải (ii)
Chuyên gia và nông dân cùng bàn bạc để tìm ra các giải pháp nhằm vượt khó khăn đó; (iii)
Thử nghiệm công nghệ trên thực tiễn, do nông dân làm chủ dưới sự hướng dẫn và giám sát kỹ
thuật của các chuyên gia; (iv) sau khi kết thúc một chu kỳ thì chuyên gia cùng nông dân đánh
giá tổng kết và đi đến ứng dụng đại trà. Kết quả đó được thể chế hóa và nhân rộng.


15.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
a. Tình hình sản xuất mía trong nước
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khá thuận lợi, ngành nghề trồng mía để sản xuất đường của
Việt Nam bước đầu hình thành từ những năm 1990. Theo báo cáo của Cục trồng trọt, Bộ
NN&PTNT (tháng 1 năm 2013), diện tích vùng trồng mía của nước ta tăng khá mạnh.
Giai đoạn 2005-2012, diện tích trồng mía đường nước nước ta tăng từ 266,3 nghìn ha (2005) lên
283,2 nghìn ha; năng suất tăng từ 56,1 tấn (năm 2005) lên tới 62,4 tấn (2012); sản lượng tăng từ
14,95 triệu tấn (2005) lên tới 17,5 triệu tấn. Phân theo các vùng kinh tế năm 2012, Đồng bằng
sông Cửu Long có diện tích lớn nhất 58,65 nghìn ha (chiếm 21,6% DT mía toàn quốc) sản
lượng đạt 4,85 triệu tấn (chiếm 28,7% tổng sản lượng mía toàn quốc); Bắc Trung Bộ 54,38
nghìn ha (20,1%), sản lượng đạt 2,96 triệu tấn (17,5%); Nam Trung Bộ 51,96 nghìn ha
(19,2%), sản lượng đạt 2,6 triệu tấn (15,4%); Tây Nguyên 45,27 nghìn ha (16,7%), sản lượng
2,63 triệu tấn (15,6%); Đông Nam Bộ 34,39 nghìn ha, sản lượng đạt 3,29 triệu tấn, thấp nhất
là vùng Trung du miền núi phía Bắc 26,29 nghìn ha, sản lượng 1,52 triệu tấn (9,0%).
b. Yêu cầu sinh thái của cây mía
-

Theo các tác giả Nguyễn Đăng Nghĩa, Nguyễn Mạnh Trinh (2012), nghiên cứu đề tài “Trồng chăm sóc & phòng trừ sâu bệnh” ở nước ta đã chỉ ra yêu cầu sinh thái của cây mía như sau:

+ Khí hậu:
o Nhiệt độ: Thích hợp trong phạm vi 20-25OC. Nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá ảnh hưởng đến
sinh trưởng bình thường và giảm tốc độ quang hợp. Thời kỳ đầu, từ khi đặt hom đến mọc
mầm thành cây con, nhiệt độ thích hợp từ 20-25OC.Thời kỳ đẻ nhánh (cây có 6-9 lá), nhiệt độ
thích hợp 20-30OC. Thời kỳ mía làm dóng vươn cao, yêu cầu nhiệt độ cao hơn để tăng cường
quang hợp, tốt nhất là 30-32OC.
Ánh sáng: Rất cần cho sự quang hợp để tạo đường cho cây mía. Khi cường độ ánh sáng tăng
thì hoạt động quang hợp của bộ lá cũng tăng. Thiếu ánh sáng cây mía phát triển yếu, vóng
o cây, hàm lượng đường thấp và cây mía dễ bị sâu bệnh. Trong suốt chu kỳ sinh trưởng, cây mía
6



cần khoảng 2.000 – 3.000 giờ chiếu sáng, tối thiểu cũng > 1.200 giờ.
o Lượng nước và ẩm độ đất: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của
cây mía. Trong thân cây mía chứa nhiều nước (70% khối lượng). Lượng mưa thích hợp 1.500
– 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian từ 8-10 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến
thu hoạch. Cây mía là loài cây trồng cạn, có bộ rễ ăn nông nên rất cần nước nhưng không chịu
ngập úng. Ở vùng đồi gò đất cao cần tưới nước trong mùa khô. Nơi đất thấp cần thoát nước tốt
trong mùa mưa. Thời kỳ cây mía làm dóng vương cao rất cần nhiều nước, ẩm độ thích hợp
khoảng 70-80%, ở các thời kỳ khác cần ẩm độ 65-70%.
o Đất: Cây mía thích hợp ở loại đất tơi xốp, tầng đất mặt sâu, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Độ
pH thích hợp 5,5-7,5. Các loại đất như sét nặng, chua, mặn, bị ngập úng hoặc thoát nước
kém… đều không thích hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển. Thực tế cho thấy, ở nước
ta, cây mía được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất chua phèn ở đồng bằng Sông
Cữu Long, đất đồi gò ở trung du Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam bộ. Tuy nhiên ở những
vùng này ruộng trồng mía cần đạt những yêu cầu cơ bản, nhất là độ sâu tầng đất mặt và thoát
nước. Nếu đất nghèo dinh dưỡng hoặc chua phèn thì cần bón phân đầy đủ và có biện pháp cải
tạo đất.
c. Nghiên cứu tuyển chọn giống mía đường nước ta
-

-

Chương trình 1 triệu tấn đường ra đợi năm 1995 mở đường cho công tác nghiên cứu giống
mía ở nước ta phát triển và đã có những kết quả đáng kể. Thông qua các đề tài cấp Bộ, đề tài
độc lập cấp Nhà nước, Dự án phát triển sản xuất giống mía, Chương trình phát triển nông
nghiệp nông thôn vùng Duyên hải miền Trung, đặc biệt là Chương trình chọn tạo giống cây
trồng nông lâm nghiệp và giống vật nuôi (2002 – 2005), một số giống mía mới được phóng
thích vào sản xuất. Từ đó, tỷ lệ diện tích các giống mía mới trong cơ cấu bộ giống mía ở các
vùng nguyên liệu dần dần được nâng lên, một số giải pháp kỹ thuật được áp dụng vào sản

xuất. Nhờ đó năng suất chất lượng mía nguyên liệu trong nước cũng dần được cải thiện, năng
suất bình quân vụ 2011-2012 đạt 62,4 tấn/ha trên diện tích khoảng 283,2 nghìn ha. Cơ cấu bộ
giống mía hợp lý, rải vụ cũng đã được kết luận và khuyến cáo áp dụng cho từng vùng mía
nguyên liệu ở các vùng sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía và chế biến đường (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2007, 2009, 2011).
Đến tháng 02/2011, đã có 36 giống mía được công nhận cho sản xuất thử (trong đó có 4 giống
VN được lai tạo trong nước), 7 giống được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và 3 giống
được công nhận là giống mới (giống VN) cho các vùng sinh thái trong cả nước. Trong đó, một
số giống mía hiện còn trong sản xuất như My5514, F156, VN84-4137, VN84-422, VN851427, VN85-1859, ROC10, ROC16, ROC22, K84-200, QDD11, QDD15, R570, R579,
DLM24, VDD86-368, VDD79-177 và một số giống mới hiện diện trong sản xuất như C132474, C85-284, C111-79, CR74-250,… Tuy nhiên, hiện nay một số giống mía sản xuất kể trên
đều có biểu hiện thoái hóa cho năng suất và chất lượng thấp hơn so với lúc mới phóng thích,
khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi trường kém hoặc bộc lộ một số
nhược điểm mới như ROC10 bị bệnh trắng lá, nhiễm sau đục thân, trổ cờ sớm; giống mía
VDD79-177 và ROC 16 nhiễm bệnh than; giống K84-200 bị bệnh thối đỏ và rệp gây hạy. Một
số giống mía Thái Lan mới được bộ NN&PTNT công nhận cho sản xuất thử tháng 02/2011 là
giống K880299 cho vùng Đông Nam Bộ, giống KK2 cho vùng miền Trung và Tây Nam Bộ,
giống K95-156 cho vùng Đông Nam bộ, Nam trung bộ và Tây Nam bộ, giống KU00-1-61 cho
7


vùng Tây Nam bộ, giống KU60-1 cho vùng Tây Nam bộ và giống Suphaburi 7 cho vùng Nam
Trung bộ và Tây Nam bộ (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, 2012). Theo định
hướng phát triển mía đường, vùng miền Trung là một trong 4 vùng mía trọng điểm của cả nước.
Khí hậu các tỉnh Duyên hải miền Trung nóng quanh năm và có điều kiện thời tiết khắc nghiệt,
khô hạn, mưa, bão và lụt lội xảy ra thường xuyên. Hầu hết các giống mía đang được trồng ở
duyên hải miền Trung là những giống có nguồn gốc từ Pháp, Cu Ba, Đài Loan như: My5514,
ROC10, F156, Co775, F157, R570, VDD81, ROC16, chiếm khoảng 70% diện tích.
Nguyễn Văn Chinh (2012) khi nghiên cứu đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng Đồng
bằng sông Cửu Long đã đề xuất mô hình vùng mía chạy lũ: (mô hình mía - lúa) có giống mía
chín sớm (8 - 9 tháng) như ROC 16, QĐ 93-159 và các giống trồng phổ biến như QĐ11, VĐ86368, DLM24, K84-200. Để chủ động được nguồn giống cho các vùng sản xuất mía tập trung ở

tỉnh Nghệ An, tỉnh cần chủ trương từng bước ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô để sản xuất
các loại giống sạch bệnh có tiềm năng năng suất cao, chịu thâm canh, hàm lượng đường cao,
khả năng tái sinh tốt để chủ động cung cấp giống cho sản xuất (Hoàng Xuân Phương, 2011).
d. Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác tổng hợp
Nguyễn Quang Đức (2002), khi nghiên cứu “Phòng trừ sâu đục thân mình hồng hại mía bằng
thuốc hóa học” đã chỉ ra phương pháp và liểu lượng phòng trừ: (i) Dùng dung dịch thuốc Padan
95SP và Lannate 40SP nồng độ (0,1%) xử lý hom giống trong 2 giờ diệt được > 51,3% sâu non
và > 60% nhộng sâu hồng sống trong hom giống. Đây là biện pháp dễ sử dụng, rẻ tiền và có
hiệu quả cao để xử lý hom giống trong điều kiện trồng mía phân tán trước khi trồng; (ii) Dùng
thuốc Padan 4H bón vào hàng mía ở liều lượng 60kg/ha sau khi sâu xuất hiện là liều lượng và
thời điểm tốt nhất có hiệu quả diệt sâu hồng cao. Hiệu quả tăng lên khi thuốc xử lý được lấp đất
đồng thời bảo vệ được các loài thiên địch có ích trong quần thể ruộng mía.
Đề tài nghiên cứu “một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc mía gốc ban đầu cho cây mía ở Đông
Nam bộ” tại vùng đất xám bạc màu ở Bến Cát - Bình Dương đã công bố: Do tính chất đặc thù
về canh tác mía ở Đông Nam bộ nói riêng, vùng bán khô hạn nói chung chủ yếu là đốt lá hoàn
toàn ngay sau khi thu hoạch vụ mía trước.

-

Như vậy biện pháp kỹ thuật chăm sóc mía để gốc ngay sau khi thu hoạch mía vụ trước được đề
xuất như sau: (i) Vén lá xen kẽ hàng cách hàng kết hợp xới xáo (có thể bón thúc sớm ngay trước
khi xới xáo bằng các loại phân chậm tan như DAP, NPK, …) đối với các trà mía thu hoạch đầu
vụ (tháng 10, 11) và cuối vụ (tháng 4, 5) khi đất đủ ẩm, thuận lợi cho mía hấp thu dưỡng chất từ
phân bón; (ii) Để lá hoàn toàn kết hợp vệ sinh xung quanh ruộng để phòng chống cháy đối với
các ruộng mía thu hoạch vào các tháng mùa khô (tháng 12; 1; 2; 3 và đầu tháng 4) khi độ ẩm
trong đất không đảm bảo, kết hợp xới xáo chăm sóc bằng dàn xới băm lá giữa hàng từ thời điểm
sau thu hoạch khoảng 1 tháng trở đi (Đỗ Ngọc Diệp, Lê Văn Sự, Phạm Văn Tùng, 2004).
Phòng trừ sâu đục thân hại mía (SĐT) ở miền Đông Nam bộ bằng thuốc hóa học theo phương
pháp phun rải chọn lọc nhiều lần liên tục, kết hợp định kỳ cắt bỏ cây bị SĐT gây hại có hiệu
quả cao nhất (Đỗ Ngọc Diệp, 2002). Nhóm tác giả Cao Anh Dương, Hà Quang Hùng (2005)

khi nghiên cứu “Thành phần và vai trò của thiên địch sâu đục mía vùng Bến Cát (Bình
Dương) và phụ cận cho rằng: Đã phát hiện được 21 loài côn trùng ký sinh và 16 loài côn trùng
bắt mồi của 7 loài SĐT mía ở Bến Cát (Bình Dương) và phụ cận. Ong mắt đỏ màu vàng
Trichogramma chilonis, ong kén trắng Cotesia flavipes, ong nhỏ râu ngắn Tetrastichus
howardi và bọ đuôi kìm bắt mồi Euborellia annulipes là những loài thiên địch phổ biến, có vai
trò quan trọng trong hạn chế số lượng các loài SĐT mía.
8


-

-

-

+

o
o
-

e.
-

+
+
+
+
+
-


Hầu hết các vùng trồng mía sử dụng "nước trời", diện tích được tưới chủ động khoảng 10.000
ha chỉ chiếm 6,4% diện tích mía đồi, kỹ thuật tưới chủ yếu là tưới rãnh. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân chính khiến năng suất mía của nước ta thấp. Thực tế cho thấy mía được
tưới cho năng suất hơn 100 tấn/ha (cao hơn 2 lần so với không được tưới). Vài năm gần đây,
tưới tiết kiệm nước (chủ yếu là công nghệ tưới nhỏ giọt ngầm, thiết bị nhập từ Israel) cũng bắt
đầu được sử dụng tại các vùng nguyên liệu của một số công ty mía đường (Cục trồng trọt - Bộ
NN&PTNT,2010).
Cũng theo nhóm tác giả Đỗ Ngọc Diệp, Lê Văn Sự, Phạm Văn Tùng (2004) khi “Nghiên cứu
về khoảng cách hàng và cách đặt hom trồng cho cây mía ở Nam bộ và Tây Nguyên” cho rằng:
Khoảng cách hàng trồng thích hợp cho cây mía trên vùng đất phèn nhiễm mặn Hậu Giang;
vùng đất xám cát Đắk Lắk và vùng đất xám bạc màu Bình Dương là 1,0 m; kiểu đặt hom
không ảnh hưởng nhiều đến năng suất thu hoạch và lợi nhuận.
Trần Văn Mạnh, Lê Thị Cúc, Trần Xuân Tùng (2013) đã đưa biện pháp bón phân cho mía
theo kỹ thuật quản lý dinh dưỡng tổng hợp nhằm nâng cao năng suất mía cho khu vực miền
Trung và Tây Nguyên như sau:
Bón đầy đủ các chất và cân đối lượng phân. Chú ý lượng phân đạm bón thâm canh có hiệu
quả thay đổi từ 200-250 kg N/ha theo tỷ lệ 4 N - 3 P2O5 - 4 K2O (tăng lân) hoặc theo tỷ lệ 2N 1 P2O5 - 3 K2O (tăng kali). Tuỳ vào chân đất mà có thể bón theo công thức như sau:
Đối với mía trồng mới (tính cho 01 ha): 200-220 kgN + 150-160 kg P 2O5 + 200-220 kg K2O +
3.000 kg Hữu cơ vi sinh + 1.000 kg vôi.
Đối với mía lưu gốc: bón tăng thêm 15% so với mía tơ.
Đối với các giống mía trồng ở khu vực miền Bắc các đối tượng dịch hại chủ yếu là: rệp bông
trắng, bọ hung đục gốc, sâu đục thân, bệnh than đen, bệnh trắng lá. Do vậy cần các biện pháp
phòng trừ: dùng giống kháng bệnh, áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) (Trần
Thị Loan, 2012).
Nghiên cứu phương thức chuyển giao kỹ thuật canh tác tổng hợp
Nguyễn Võ Linh (2010) khi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đánh giá các mô hình
ứng dụng TBKT nông lâm nghiệp bền vững và đề xuất giải pháp phát triển nhằm ổn định kinh
tế -xã hội đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk” đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến
quá trình chuyển giao như sau:

Nhóm nhân tố mang tính chất vật lý như loại đất, điều kiện thời tiết, địa hình.
Nhóm nhân tố thuộc về tác động của con người thông qua việc phân bổ nguồn lực của địa
phương như: cơ sở hạ tầng, máy móc, cơ khí, lao động.
Nhóm nhân tố mang tính chất hỗ trợ như tín dụng, tiếp cận thị trường, hiệu quả hoạt động của
khuyến nông.
Nhóm nhân tố phi kinh tế như: văn hóa bản địa, lối sống, thói quen, hành vi ứng xử của cư
dân địa phương, trình độ giáo dục…
Nhân tố chính sách bao gồm: chính sách chính phủ, môi trường thương mại, cạnh tranh quốc
tế.
Nguyễn Văn Chinh (2011) khi nghiên cứu “Xây dựng và chuyển giao kỹ thuật canh tác mía
tím cho đồng bào dân tộc thiểu số cho huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh” cho rằng: việc
chuyển giao kỹ thuật cho nông dân trước tiên phải qua mô hình trình diễn và hội thảo đầu bờ,
vì qua đó đồng bào dân tộc thiểu số sẽ trực tiếp xem mô hình và trao đổi với cán bộ khó

khăn gặp phải khi canh tác mía tím. Trong quá trình chuyển giao thì đội ngũ khuyến nông cơ
9


sở có vai trò quan trọng, vì đây chính là đội ngũ trực tiếp tham gia quá trình xây dựng mô
hình và quy trình kỹ thuật canh tác tổng hợp.
f. Nghiên cứu về thực trạng chọn tạo giống mía và chuyển giao kỹ thuật canh tác vùng Tây
Nguyên
-

Tây Nguyên là một trong những vùng mía lớn của cả nước với các nhà máy đường chạy dọc
theo các tỉnh từ Kon Tum đến Đắk Nông. Diện tích mía toàn vùng niên vụ 2011-2012 là 45,27
nghìn ha (chiếm 16,7% diện tích toàn quốc), sản lượng 2,63 triệu tấn (15,6%); (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn,2012). Trong các vùng sản xuất mía ở Tây Nguyên, công tác
mía giống chưa được chú trọng nhiều. Mía đa số được trồng bằng hom ngọn của mía nguyên
liệu hoặc trồng nguyên cây từ những ruộng mía sản xuất mía nguyên liệu. Toàn vùng chưa có

những cơ sở sản xuất mía giống cung cấp giống cho vùng vì vậy chất lượng mía giống trong
vùng rất kém, không đảm bảo về độ thuần, tỷ lệ mọc mầm...

-

Nguyễn Quang Đức (2011) thực hiện đề tài “Nghiên cứu, chọn tạo giống mía chịu hạn cho
miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên” đã tiến hành khảo nghiệm sản xuất và xây dựng
một số mô hình giống mía mới. Cụ thể như sau:
o Khảo nghiệm sản xuất vùng mía Tây Nguyên: (i) Vùng sinh thái 1, bao gồm các giống K8891, KK2, K93-236, LK92-11, Sunphanburi7, QĐ21, QĐ24. Kết quả khảo nghiệm cho thấy:
Đối với mía tơ: năng suất dao động từ 76,8 tấn (giống K84-200) -96,86 tấn/ha (giống
Sunphanburi 7); hàm lượng đường dao động từ 10,2-11,37%. Đối với mía vụ gốc I thì: năng
suất thực thu dao động từ 72,73 tấn/ha (giống K84-200) -90,29 tấn/ha (giống Sunphanburi 7),
hàm lượng đường dao động từ 10,03-11,02%. (ii) Vùng sinh thái 2, bao gồm các giống: K95156, K88-92, Sunphanburi 7 tại xã ĐắkLắk- huyện ĐắkHà- Kon Tum. Giống LK92-11,
QĐ21, KU60-3, K95-84 tại phường Nguyễn Trãi – T.p Kon Tum. Kết quả khảo nghiệm cho
thấy: Đối với giống mía tơ: năng suất thực thu dao động từ 82,12 tấn/ha-90,29 tấn/ha, hàm
lượng đường dao động 10,%-11,37%; mía vụ gốc I: năng suất dao động từ 73,0 tấn/ha (KU603)-89,67 tấn/ha (K92-11) và hàm lượng đường dao động từ 9,61%-12,36%.
o Xây dựng 2 mô hình canh tác giống mía mới
Vùng sinh thái 1: Mô hình trình diễn trồng vụ I/2010 tại phường Cheo Reo, thị xã AyunpaGia Lai. Trình diễn giống mía Suphanburi 7 trên diện tích 2 ha. Phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật trên 1 ha bao gồm: 20 tấn bã bùn, vôi bột 1 tấn; Urê 500 kg; Super lân 800 kg: KCl
400 kg: thuốc trừ sâu 20 kg, thuốc trừ cỏ Ansaron 80WP liều 3 kg. Năng suất thực thu của
mía đạt 92,25 tấn/ha, chất lượng mía ở mức khá. Lợi nhuận thu được từ 1 ha mía đạt trên
68,36 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn đầu tư trên 176%.
Vùng sinh thái 2: Mô hình trình diễn vụ I/2010, tại xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
trình diễn giống mía LK92-11. Lượng phân bón 1 ha bao gồm 20 tấn bã bùn, vôi bột 1 tấn,
Urê 500 kg; Super lân 800 kg; KCl 400 kg, thuốc trừ sâu 20 kg. Phun K-Humate 2 lần vào
thời điểm 75 ngày và 105 ngày sau trồng, liều lượng 3 lít/ha/lần. Năng suất thực thu đạt 88,15
tấn/ha, chất lượng mía ở mức khá. Lợi nhuận thu được là 64,4 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận
trên vốn đầu tư đạt trên 168,31%.
Các nhóm tác giả Nguyễn Đức Quang, Cao Anh Đương, Lê Văn Sự, Phạm Văn Tùng (2010)
khi nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống mía ở Tây Nguyên” cho rằng: (i) Đất

trồng mía giống có pHKCl dao động từ 4-6, đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt, địa hình bằng
phẳng, tầng canh tác dày > 30 cm. (ii) Thời vụ trồng tháng 5-6 hoặc tháng 10-11 dương lịch.
Tuỳ theo đặc điểm từng giống mía mà bố trí thời điểm trồng thích hợp; (iii) Mía giống phải
được lấy từ các ruộng giống và đảm bảo các tiêu chuẩn sau: tuổi mía: 6-8 tháng tuổi, loại mía:

10


Mía tơ hoặc gốc I, độ thuần: trên 98%. (iv) Số lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tính cho 1
ha đối với mía tơ sản xuất giống: phân hữu cơ 30 tấn bã bùn (hoặc 2 tấn hữu cơ vi sinh); vôi bột
1,0 tấn; 180 kg N, Lân 80 kg P2O5, Kali 120 kg K2O, thuốc trừ sâu 30 kg Diaphos 10 H
(diazinon), Phân K-Humate 2-4 lít/ha (v) thời gian chăm sóc chia làm 4 giai đoạn: Lần 1: Sau
khi trồng 2 - 5 ngày, lần 2: thời gian tiến hành từ 40 - 45 ngày sau trồng, lần 3: tiến hành sau khi
bón thúc lần 1 được 35 - 40 ngày, Tưới nước: Trong các tháng mùa khô từ tháng 12 năm trước
đến tháng 4 năm sau cần tưới bổ sung 1 lần/tháng, lưu lượng tưới 400 - 450 m 3/ha/lần tưới (tưới
tràn theo rãnh). Khi trên ruộng mía có những triệu chứng biểu hiện bên ngoài như héo lá bên
(do sâu mình tím gây hại), lốm đốm trắng lá ngọn (do loài 4 vạch gây hại), tiến hành rải lên
ngọn mía thuốc Padan 4H (cartap), liều lượng 10 g/1 m dài hoặc phun dung dịch thuốc Vibasu
50 ND (diazinon) nồng độ 0,3% hay Padan 95 SP (cartap) nồng độ 0,25% ở những bụi mía bị
hại định kỳ 15 ngày/lần.
g. Nghiên cứu về mía đường ở ĐắkLắk
-

Theo báo của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh ĐắkLắk (2013), niên vụ 20122013 toàn tỉnh trồng được 16.050 ha, năng suất mía cây bình quân đạt 59,44 tấn/ha, giảm 0,29
tấn/ha so với niên vụ trước, sản lượng mía cây đạt 954.073 tấn, giảm 51.615 tấn so với vụ
trước. Diện tích mía tập trung chủ yếu tại các huyện đã quy hoạch vùng mía nguyên liệu như:
EaKar: 5.000 ha, M’Đrăk 7.342 ha, thành phố Buôn Ma Thuột 1.701 ha... Năng suất mía cao
nhất đạt 64,22 tấn/ha (huyện M’Đrắk), năng suất mía thấp nhất là huyện EaSúp (445ha) chỉ
đạt 21,50 tấn/ha. Trữ đường bình quân cả vụ đạt từ 9,5-10 CCS.


-

Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 4 Công ty mía đường, gồm 01 Công ty mía đường (Công ty CP
Mía đường 333) và 3 Công ty ngoài tỉnh là Công ty CP Mía đường Ninh Hòa, Công ty CP
Mía đường Khánh Hòa và Công ty CP Mía đường Đắk Nông. Triển khai Quyết định số
26/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển
mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã hướng dẫn cho các đơn vị rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng quy hoạch vùng
nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như sau: điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng
nguyên liệu mía cho các Công ty nêu trên với tổng diện tích dự kiến quy hoạch 19.906 ha,
vùng nguyên liệu được quy hoạch tập trung chủ yếu tại huyện M’Drak (8.261 ha), huyện
Eakar (5.615 ha) và một số huyện khác như Krông Bông, Krông Ana, Buôn Đôn, EaSup và
thành phố Buôn Ma Thuột... Tuy vậy, việc sử dụng giống mía mới trong sản xuất mía của Đắk
Lắk vẫn còn rất hạn chế, đa phần diện tích mía hiện nay vẫn sử dụng các giống cũ nên năng
suất không cao và hay bị sâu bệnh gây hại (các giống chủ yếu vẫn là My55-14, F156, R570...)
(Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, 2013).
Lê Quang Tuyền (2003) khi nghiên cứu đề tài “Tuyển chọn giống mía đường từ nguồn nội
nhập tỉnh Đắk Lắk” đã tuyển chọn được 2 giống C1324-74 và C111-79 với các đặc tính tốt
như: Chữ đường cao, dao động từ 11% đến 15,7%, tích lũy đường sớm, mía 10 tháng tuổi
CCS đạt trên 11%. Giống C1324-74 cho năng suất từ 100 tấn/ha đến 120 tấn/ha, năng suất
đường từ 18 đến 19 tấn/ha. Giống C111-79 cho năng suất trung bình 110 tấn/ha, năng suất
đường từ 15,5 tấn/ha đến 17,5 tấn/ha. Hoàng Xuân Phương (2012) khi đề xuất các giải pháp
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp vùng Tây Nguyên đã nêu rõ: Đắk Lắk có lợi thế về tiềm năng
đất đai để phát triển cây mía. Đối với các hộ sản xuất có nguồn lực về vốn thì năng suất mía
đường thường cao hơn vì khả năng đầu tư đáp ứng được quy trình kỹ thuật đề ra. Vấn đề đặt

11


ra là làm sao phát triển được cây mía có hiệu quả cao cho những hộ sản xuất nghèo? Những

hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Đây chính là vấn đề mà các Chương trình dự án cần nghiên
cứu giải quyết. Trong đó, cần lưu ý quá trình chuyển giao kỹ thuật sao cho người nghèo và
đồng bào dân tộc thiểu số phải làm sao dễ tiếp thu và ứng dụng nhanh vào sản xuất.
h. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu và sản xuất mía, giống mía huyện
M’Đrắk
Đây là một trong những cơ sở khoa học để lựa chọn giống mía xây dựng mô hình và lựa chọn
quy trình canh tác cây mía cho phù hợp với từng loại đất đai và phù hợp với trình độ canh tác
của đồng bào dân tộc thiểu số.
- M'Đrăk là một trong những huyện xa nhất của Đắk Lắk với diện tích tự nhiên 133.628 ha.
Cửa ngõ phía Đông của tỉnh với đèo Phượng Hoàng nối Đắk Lắk với Khánh Hòa. Huyện lỵ là
thị trấn M'Đrăk. Huyện giáp các huyện Ea Kar, Krông Bông, các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa.
Dân số của huyện 59.946 người, các dân tộc chính trên địa bàn
là: Kinh, Êđê, H'Mông, Tày, Nùng, M’nông, Dao, Thái ... trong đó dân tộc Kinh chiếm trên
50% ( 2013).
-

Huyện M’Đrắk có đặc điểm khí hậu nổi bật và khá đặc trưng so với các vùng khác của tỉnh
Đắk Lắk. Cao nguyên M’Đrăk mang đặc điểm khí hậu cao nguyên nóng ẩm, chịu ảnh hưởng
của khí hậu Đông Trường Sơn: mưa muộn kéo dài do ảnh hưởng của bão muộn và áp thấp
nhiệt đới muộn. Lượng mưa trung bình từ năm 1997 - 2006 trên 1800 mm với hai mùa tương
đối rõ nét mưa muộn kéo dài rất đặc thù với các yếu tố sau: nhiệt độ trung bình là 24,20C 0 với
nhiệt độ bình quân tháng cao nhất 27,30C 0, tháng thấp nhất 20,80C 0, tổng nhiệt độ trong năm
8.600 C0. Ngoài ra, trên phạm vi huyện còn 2 hệ thống sông chính nằm trên lưu vực sông
Krông Pắk (phía Tây Nam - địa phận xã Krông á và một phần xã Ea Trang) và hệ thống sông
Ba và 36 hồ thủy lợi đã được đầu tư xây dựng lấy nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và
tạo cảnh quan môi trường. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc hình thành và phát triển một
nền nông nghiệp đa dạng trong huyện ( />2013).

-


Tài nguyên đất: đây là cơ sở khoa học quan trọng để chọn tạo xác định được giống mía phù
hợp với những loại đất nào? Hiện tại, diện tích tự nhiên của huyện là 133.628 ha, trong đó
theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thế Trịnh, Y Ghi Niê, 2009, huyện M’Đrắk có 6 nhóm đất:

+ Nhóm đất phù sa (P): Diện tích 893 ha, chiếm 0,67% quỹ đất, có 1 đơn vị phân loại: đất phù
sa ngòi suối (Py) có diện tích 893 ha.
+ Nhóm đất xám (Xa): Diện tích 16.851 ha, chiếm 12,61%, phân bố tập trung tại xã Ea Pil 5816
ha, CưPrao 4.956 ha, Krông Jing 2505 ha, Ea Trang 2.427 ha, Ea Lai 873 ha, CưM’Ta 194 ha
và nằm rải rác ở xã Ea Riêng, thị trấn. (Phạm Thế Trịnh, Y Ghi Niê, 2009).
+ Nhóm đất đen (Rk): Diện tích 147 ha, chiếm 0,11% diện tích tự nhiên, phân bố tại buôn Ba xã
CưPrao (Phạm Thế Trịnh, Y Ghi Niê, 2009).
+ Nhóm đất đỏ vàng (F): có 4 phân loại đất chính (Fu, Fk, Fs, Fa) Diện tích lớn nhất trong các
nhóm đất của huyện 110.993 ha, chiếm 82,32% diện tích tự nhiên, phân bố trên diện rộng tập
trung khu vực thuộc các xã Ea M’Đoal, Ea Riêng, Ea Mlay và phía Đông Nam huyện (Phạm
Thế Trịnh, Y Ghi Niê, 2009).
+

Nhóm đất mùn trên núi cao: Diện tích 461 ha, chiếm 0,34% diện tích đất tự nhiên. Có tầng
12


dầy mỏng nhỏ hơn 30 cm, độ dốc cao từ trên 250 m, tập trung chủ yếu ở xã Ea Trang và xã
Cư Roá (Phạm Thế Trịnh, Y Ghi Niê, 2009).
+

Nhóm đất dốc tụ thung lũng (D): Diện tích 2022 ha, chiếm 1,51%, tầng dày chủ yếu trên 100
cm. Phân bố rải rác các xã Ea Riêng, Ea Lai, Ea Trang (Phạm Thế Trịnh, Y Ghi Niê, 2009).

-


Thực trạng sản xuất mía trên địa bàn huyện:
Phát huy thế mạnh của địa phương có nhiều diện tích đất cát pha, có điều kiện khí hậu thích
hợp, huyện Ma Đ’rắk đã khuyến khích, tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc vay vốn ngân
hàng đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu, chuyển hàng trăm hécta các loại cây ngắn ngày
có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng mía . Hiện tại, M’Đrắk là vùng mía nguyên liệu lớn nhất
tỉnh với diện tích mỗi năm không ngừng được mở rộng bởi khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây rất
phù hợp. Niên vụ 2012 - 2013, tổng diện tích trồng mía của toàn huyện khoảng hơn 6.000 ha
(tăng 250 ha so với năm 2009-2010), chiếm hơn 80% diện tích đất nông nghiệp của huyện.
Phần lớn diện tích trồng mía tập trung ở các xã Ea Pil (2.900 ha), Cư Prao (2.400 ha), Krông
Á (600 ha), Krông Jin (550 ha)… Sự tăng nhanh về diện tích trồng mía trong những năm gần
đây đã giúp cho nhiều hộ dân trong huyện có thu nhập từ 70-100 triệu đồng/năm, kéo theo đó
là đời sống kinh tế ngày được nâng cao (Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện
M’Đrắk, 2013).

+ Các công ty cổ phần mía đường trong và ngoài tỉnh như Công ty Cổ phần mía đường 333, Nhà
máy mía đường Cư Jút, Công ty Cổ phần mía đường Khánh Hòa... đã ký hợp đồng với người dân
trồng mía. Theo đó, có rất nhiều chính sách được các nhà máy hỗ trợ, đầu tư cho nông dân như:
hỗ trợ làm đất, phân bón, thuốc trừ sâu, cung cấp mía giống,... Trước khi bước vào thời vụ
chặt mía, các nhà máy đường thường ứng tiền trước cho nông dân để giải quyết nguồn vốn
sản xuất và công chặt mía cây (Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện M’Đrắk,
2013).
+ Công ty phối hợp với ngành nông nghiệp huyện khuyến khích người dân mạnh dạn đưa vào
trồng thử nghiệm giống mía ROC 26, ROC25 mới thay thế cho các giống mía trước đây như
F156, K84-200, QĐ 93-159 (Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện M’Đrắk, 2013).
Để chọn tạo giống mía và xây dựng biện pháp kỹ thuật canh tác để chuyển giao cho đồng bào
dân tộc thiểu số, đề tài chọn 3 xã CưPrao, Eapil, Krông Á để tiến hành xây dựng mô hình.
Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và thực trạng sản xuất mía của 3 xã như sau:
h.1. Xã CưPrao
-


Xã Cư Prao (thuộc huyện M'Đrăk, tỉnh Đăk Lăk) với diện tích tự nhiên 12.248 ha (đất sản
xuất nông nghiệp 3.037,1 ha chiếm 24,8%). Là một xã thuần nông, chủ yếu là cây nông
nghiệp ngắn ngày như : Mía, đậu, sắn, ngô và một số lượng đáng kể là trồng rừng nguyên liệu
giấy. 1/3 dân số là người đồng bào dân tộc tại chỗ( Chủ yếu là người Êđê và dân tộc miền
núi phía Bắc như: Tày, Nùng, Mông. Về đơn vị hành chính, xã có 11 thôn (từ thôn 1 đến
thôn 10 và thôn Đăk Phú), 4 buôn Hoang, buôn Pa, buôn Năng, buôn Zô (Phòng TN và MT
huyện M’Đrắk, 2013).
Năm 2013, diện tích trồng mía của xã có 2.400 ha với năng suất mía trung bình khoảng 70,0
tấn/ha và sản lượng khoảng 168.000 tấn. Trên địa bàn xã có khả năng mở rộng thêm khoảng
trên 1.000 ha đất trồng mía (Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện M’Đrắk,
2013).

h.2. Eapil
13


-

Eapil là một xã nằm ở phía tây của huyện M'đrắk giáp ranh với huyện Eakar. Được thành lập
năm 1993 trên cơ sở tách từ xã Không Jing, huyện M'đrắk với diện tích đất tự nhiên là
8.238ha (trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 1.294,5 ha chiếm 15,8%,), dân số hiện có 6.400
người, gồm 8 dân tộc anh em sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc kinh và dân tộc Tày,
Nùng ở các tỉnh phía bắc vào xây dựng vùng kinh tế mới (Phòng tài nguyên và MT huyện
M’Đrắk, 2013).

-

Đến nay, toàn xã có trên 1.600 hộ thì đã có tới trên 2.900ha mía, bình quân mỗi hộ dân ở xã
Eapil trồng từ 1,5 ha đến 2 ha mía, có hộ trồng 15 đến 20 ha và thu lãi bình quân mỗi năm từ
400 đến 500 triệu đồng/năm là chuyện bình thường đối với nhiều hộ dân trồng mía ở xã Eapil.

Dự kiến diện tích trồng mía có thế mở rộng từ 300-400 ha (Phòng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn huyện M’Đrắk, 2013).

h.3. Krông Á
-

Xã Krông Á có diện tích tự nhiên 8.199 ha (trong đó: đất nông nghiệp 1.294,5 ha chiếm
15,58% diện tích tự nhiên). Mang đặc điểm khí hậu chung của huyện MĐrắk đó là khí hậu cao
nguyên có nhiệt độ cao đều trong năm, lượng mưa trung bình từ năm 1997 - 2006 trên 1800
mm với hai mùa tương đối rõ nét mưa muộn kéo dài rất đặc thù với các yếu tố sau: nhiệt độ
trung bình là 24,20C0 với nhiệt độ bình quân tháng cao nhất 27,30C 0, tháng thấp nhất 20,80C 0,
tổng nhiệt độ trong năm 8.600 C0. (Phòng tài nguyên và Môi trường M’Đrắk, 2013).

-

Năm 2013, diện tích trồng mía của xã khoảng 600,0 ha, năng suất trung bình 60,0 tấn/ha, sản
lượng ước đạt khoảng 36.000 tấn (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện M’Đrắk, 2013).

15.1.3. Đánh giá chung những mặt đạt được và những tồn tại
a. Những mặt đạt được
-

Các nghiên cứu đã đánh giá được tổng quan về tình hình sản xuất mía, nghiên cứu chọn tạo
giống mía và tình hình sử dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh.

-

Các nghiên cứu đã chỉ ra được những giống mía phù hợp với từng vùng kinh tế ở nước ta.
Trong đó có vùng Tây Nguyên, tỉnh ĐắkLắk.


b. Những tồn tại
-

Các nghiên cứu về chọn tạo giống mía, chuyển giao kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, huyện
M’Đắk chưa chỉ rõ ra được giống mía phù hợp với từng loại đất.

-

Chưa đề cập đến việc lựa chọn giống và quy trình canh tác từng giống mía cho phù hợp với
trình độ canh tác, vốn, sức lao động và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số.
15.2. Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của Đề tài
-

M'Đrăk là một trong những huyện xa nhất của Đăk Lăk. Cửa ngõ phía Đông của tỉnh với đèo
Phượng Hoàng nối Đắk Lắk với Khánh Hòa. Huyện lỵ là thị trấn M'Đrăk. Huyện giáp các
huyện Ea Kar, Krông Bông, tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Dân số của huyện 59.946 người với
diện tích tự nhiên 133.682,0 ha, các dân tộc chính trên địa bàn huyện
là: Kinh, Êđê, H'Mông, Tày, Nùng, M'nông, Dao, Thái... trong đó dân tộc Kinh chiếm trên
50%.
Phát triển sản xuất bền vững và ổn định kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số cả nước
nói chung, huyện M’Đrắk - tỉnh ĐắkLắk nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan
tâm. Đời sống đồng bào đến nay đã được cải thiện đáng kể, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
đời sống văn hoá xã hội được đầu tư xây dựng nhanh, tỷ lệ nghèo đói đã giảm.
14


-

M’Đrắk được biết đến là vùng mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh với diện tích mỗi năm không
ngừng được mở rộng bởi khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp. Cây mía không chỉ là cây

“xóa đói giảm nghèo” mà còn góp phần giải quyết việc làm cho bà con nông dân, giúp nhiều
hộ dân tại huyện M’Đrắk có cuộc sống ấm no và đi lên từng ngày. Niên vụ 2012 - 2013, tổng
diện tích trồng mía của toàn huyện khoảng hơn 6.000 ha (tăng 250 ha so với năm 2009-2010),
chiếm hơn 80% diện tích đất nông nghiệp của huyện. Có rất nhiều chính sách được các nhà
máy hỗ trợ, đầu tư cho nông dân như: hỗ trợ làm đất, phân bón, thuốc trừ sâu, cung cấp mía
giống… Công ty mía đường phối hợp với ngành nông nghiệp huyện khuyến khích người dân
mạnh dạn đưa vào trồng thử nghiệm giống mía ROC 26, ROC 25 mới thay thế cho các giống
mía trước đây như F156, K84-200, QĐ 93-159, vì vậy mà năng suất mía không ngừng tăng
lên, hiện tại năng suất mía trung bình toàn huyện khoảng trên 60 tấn/năm. Bình quân thu lãi
mỗi hộ khoảng 15 triệu đồng/ha/năm.
Như vậy, việc phát triển cây mía trên địa bàn huyện MĐrắk có vai trò quan trọng đối với phát
triển kinh tế- xã hội toàn huyện nói chung và đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện M’Đrắk
nói riêng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề chọn tạo giống mía có năng
suất phù hợp với từng loại đất, chưa đề cập đến việc lựa chọn quy trình kỹ thuật canh tác phù
hợp với điều kiện sản xuất, vốn và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số nên hiệu
quả sản xuất mía của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn chưa cao, chưa tạo ra được sức bật
mạnh đối với phát triển kinh tế nông nghiệp. Vì vậy việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Tuyển
chọn giống và chuyển giao các biện pháp canh tác tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất mía cho vùng đồng bào dân tộc huyện M’Đrăk - tỉnh Đắk Lắk” là cấp thiết. Yêu cầu
đặt ra đối với đề tài là phải lựa chọn loại đất phù hợp với loại giống có năng suất thí nghiệm
đạt 100 tấn và năng suất mô hình đạt >80 tấn, CCS>11 áp dụng sản xuất cho đồng bào dân tộc
thiểu số.

16

Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã trích
dẫn khi đánh giá tổng quan
16.1. Tài liệu trong nước
1. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (2012). Báo cáo tình hình sản xuất mía đường Việt
Nam. Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Chinh (2012). Nghiên cứu đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng Đồng
bằng sông Cửu Long. Viện quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp. Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Chinh (2011). Xây dựng và chuyển giao kỹ thuật canh tác mía tím cho đồng bào
dân tộc thiểu số cho huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh. Viện quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp. Hà Nội.
4. Đỗ Ngọc Diệp (2002). Biện pháp hóa học và thủ công phòng chống sâu đục đục thân hại mía
vùng Đông Nam Bộ. Viện nghiên cứu mía đường Bến Cát. Bình Dương.
5. Đỗ Ngọc Diệp. Lê Văn Sự, Phạm Văn Tùng (2005). Nghiên cứu về khoảng cách hàng và cách
đặt hom trồng cho cây mía ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Viện nghiên cứu mía đường Bến Cát,
Bình Dương.
6. Đỗ Ngọc Diệp, Lê Văn Sự, Phạm Văn Tùng (2004). Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật
mía gốc ban đầu cho cây mía ở Đông Nam Bộ. Viện nghiên cứu mía đường Bến Cát, Bình
Dương.
7. Cao Anh Đương, Hà Quang Hùng (2002). Thành phần và vai trò thiên địch của sâu đục thân
mía ở vùng Bến Cát - Bình Dương và phụ cận. Viện nghiên cứu mía đường, Bình Dương. Đại
15


học Nông nghiệp I. Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Quang, Phạm Văn Lầm (2002). Kết quả đánh giá khả năng chịu đối với sâu đục
thân mình hồng của một số giống mía có triển vọng. Viện nghiên cứu mía đường Bến Cát,
Bình Dương. Viện bảo vệ thực vật. Hà Nội.
9. Nguyễn Võ Linh (2010). Nghiên cứu đánh giá các mô hình ứng dụng TBKT nông lâm nghiệp
bền vững và đề xuất giải pháp phát triển nhằm ổn định kinh tế -xã hội đồng bào dân tộc thiểu
số tại tỉnh Đắk Lắk. Viện quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Đức Quang (2011). Nguyên cứu, chọn tạo giống mía chịu hạn cho miền Trung, Đông
Nam Bộ và Tây Nguyên. Trung tâm nghiên cứu và phát triển mía đường, Bình Dương.
11. Trần Văn Mạnh, Lê Thị Cúc, Trần Xuân Tùng (2013). Một số biện pháp kỹ thuật thâm canh
tăng năng suất mía. Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón
miền Trung - Tây Nguyên.

12. Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện M’Đắk (2013). Các nguồn tư nhiên - kinh tế xã hội
huyện M’Đrắk.
13. Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện M’Đrắk (2013). Thực trạng sản xuất và
tiêu thụ mía trên địa bàn huyện M’Đắrk.
14. Hoàng Xuân Phương (2011). Quy hoạch vùng trồng mía tập trung tỉnh Nghệ An. Viện quy
hoạch & Thiết kế Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Hoàng Xuân Phương (2012). Đề xuất một số giải pháp chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp vùng
Tây Nguyên. Viện quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp. Hà Nội.
16. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh ĐắkLắk (2013). Kết quả sản xuất mía đường
của tỉnh ĐắkLắk niên vụ 2012-2013 và kế hoạch niên vụ 2013-2014.
17. Trung tâm nghiên cứu và Phát triển mía đường (2011). Nghiên cứu và tuyển chọn giống và
biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) để tăng năng suất, chất lượng mía. Báo cáo
nghiệm thu đề tai trọng điểm cấp Bộ. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4/2011.
18. Lê Quang Tuyền (2004). Tuyển chọn giống mía mới từ nguồn nội nhập cho vùng mía Đắk
Lắk.
19. Phạm Thế Trịnh, Y Ghi Niê (2009). Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên đất và hiện trạng sử
dụng đất huyện M’Đrắk - tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2009. Đại học Nông
nghiệp Hà Nội.
20. Lý Hoàng Anh Thi (2013). Báo cáo ngành mía đường Việt Nam.
21. Trần Thị Loan (2012). Đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía vùng Trung du miền núi
phía Bắc.
22. Viện nghiên cứu mía đường (2010). Nghiên cứu tổng quan về sản xuất mía, các giải pháp
công nghệ tưới tiết kiệm nước cho mía trên thế giới và Việt Nam. Viện nghiên cứu mía đường
Bến Cát. Bình Dương.
16.2. Tài liệu nước ngoài
1. Autrey JC (2005). Technique of effective cannel cultivation.
2. Daniel (1997). The methods to trasfer systems of agriculture cultivation research FSR
3. Ellis (1992). The methods to trasfer technoloy and technical cultivation TOT in Agriculture
sector.
4. Hemaprabha G,R Nagarajan, S Alarmelu and US Natarajan (2006). Patental potential of

16


sugarcane clones for drought resistance breeding. Sugar tech 8 (1) (2006): 59-62.
5. Ikehata Yusaku(a). Difference of drought resistance of seedlings from every can stem nodes.
In studies on the drought resistance of sugarcanne, Vol.20, No. 3~4 (19520720), pp.325-326.
6. Ikehata Yusaku(b). Effect of manurial elements to drought resistance of seedling. In studies
on the drought resistance of sugarcanne, Vol.20, No. 3~4 (19520720), pp.327-328.
7. ICRAF (2003). Solutions to trasfer cultivation technique.
8. Myrada (2012). Intergrated Cultivation Tecnhique to higher Yield of Sugarcanne.
9. Rhoadse và Booth (1982). The methods to trasfer agriculture which has participation of
farmers.
10. Selener (1989). The methods to trasfer technoloy and application ATT in Agriculture sector.
11. Sugarcane Breeding Institute (SBI) (2012). Green manure and fertiliser to higher Yield of
Sugarcanne.
12. Vasantha S, Alamelu S, Hemapraha, Shanthi RM, 2005. Evaluation of promising sugarcane
genotypes for drought.
13. FAO (2002). The native plant has advantage of commodity in Asian country.
14. JICA (2006). Building and Exention the model of plant which has advantages.
17

Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của Đề tài và phương án
thực hiện
NỘI DUNG 1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT MÍA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN M’DRẮK (Thực hiện năm
2014)
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất mía
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3. Đánh giá những thuận lợi - khó khăn trong sản xuất mía trên địa bàn huyện

1.4. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất mía
1.4.1. Các nhân tố bên ngoài
- Điều kiện thời tiết, khí hậu
- Thị trường đầu vào, đầu ra
- Cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông, thuỷ lợi, thông tin liên lạc...
- Cơ chế chính sách của nhà nước, tỉnh, địa phương
- Chính sách hỗ trợ của công ty chế biến mía đường
1.4.2. Các nhân tố bên trong
- Quy mô, tính chất đất đai
- Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
- Mức độ đầu tư: Giống, phân bón, vôi, thuốc trừ sâu, công chăm sóc…

17


2. Thực trạng sản xuất mía trên địa bàn huyện
2.1. Thu thập số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng mía từ năm 2006 - 2013
2.2. Điều tra tình hình sản xuất mía
2.2.1. Kỹ thuật canh tác mía
- Diện tích canh tác mía của hộ
- Nguồn gốc, tình hình sử dụng các giống mía
- Thời vụ gieo trồng mía
- Làm đất, kỹ thuật trồng
- Mật độ, khoảng cách
- Phân bón, mức độ thâm canh mía
- Thu hoạch
- Phòng trừ sâu bệnh.
- Năng suất và sản lượng hàng năm/hộ,……
2.2.2. Tình hình đầu tư và tiêu thụ mía
-


Giá cả và thị trường tiêu thụ mía

-

Nguồn gốc vốn đầu tư

-

Những khó khăn trong quá trình sản xuất

-

Doanh thu từ sản xuất mía.

2.2.3. Tình hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất mía tới hộ nông dân
Nghiên cứu tình hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới các hộ sản xuất mía nói chung và tới
các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất mía nói riêng. Qua đó nắm được tình hình áp dụng
tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất mía, những mặt làm được và chưa áp dụng ....
NỘI DUNG 2. CÁC BƯỚC KHẢO NGHIỆM GIỐNG MÍA ĐỂ LỰA CHỌN RA 1 - 2
GIỐNG MÍA ĐẠT TIÊU CHUẨN NĂNG SUẤT >100 TẤN/HA, CSS>11
(Thực hiện tháng 4/2015 - tháng 2/2016)
1. Lựa chọn các loại đất chính để thực hiện khảo nghiệm, kế thừa kết quả đánh giá đất của
huyện, dự kiến lựa chọn 3 loại đất sau:
- Đất xám trên đá macma axit và cát (Xa), diện tích có độ dốc 0 - 80: 2.977,67 ha
- Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk), diện tích có độ dốc 0 - 80: 1.153,65 ha
- Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa), diện tích có độ dốc 0 - 80: 5.818,38 ha
2. Lựa chọn các giống mía có năng suất thí nghiệm đạt trên 100 tấn/ha, CCS>11 để đưa vào
thí nghiệm
2.1. Lựa chọn giống mía để khảo nghiệm

- Để lựa chọn được giống mía thích hợp, đề tài dựa trên các quy chuẩn: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống mía (QCVN 01131:2013/BNNPTNT)...
- Lựa chọn các giống thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương

18


-

Giống cho năng suất thí nghiệm đạt 100 tấn/ha, CCS>11, tương đối kháng sâu bệnh, tăng
trưởng nhanh trong các tháng mùa mưa, thời gian sinh trưởng phù hợp để cung cấp
nguyên liệu cho nhà máy đường.
- Đề tài dự kiến sử dụng 3 giống mía gồm: K88-92, LK92-11, K95-156 (Lý lịch xem phụ
lục 1)
- Chất lượng hom giống: Hom ở độ tuổi bánh tẻ (mía tơ từ 6 đến 8 tháng tuổi), độ thuần ≥
98%, có từ 1 đến 3 mắt mầm khỏe, cây lấy hom giống phải sạch sâu bệnh.
- Xử lý hom giống: Thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn kỹ thuật của cơ sở khảo nghiệm.
- Phân nhóm giống: Giống thí nghiệm được phân nhóm theo thời gian chín.
2.2. Bố trí các điểm thí nghiệm: Do các giống mía đã được khảo nghiệm ở Tây Nguyên, đưa ra
các quy chuẩn, quy trình canh tác, do đó đây là khảo nghiệm sản xuất nên được bố trí dạng
thực nghiệm, không lặp lại.
Dự kiến tổng số điểm khảo nghiệm là 3 tương ứng với 3 nhóm đất (mỗi nhóm đất đều khảo
nghiệm các giống đã lựa chọn với 3 công thức phân bón thấp, trung bình, cao). Mỗi điểm
khảo nghiệm 1 giống trên 1 loại đất với 3 mức đầu tư phân bón dự kiến là 120m 2 , dự kiến thực
hiện trên các xã có diện tích mía lớn của huyện như xã CưPrao, Eapin, Krông Á. Thí nghiệm
được tiến hành tối thiểu 1 vụ tơ.
2.3 Tiêu chuẩn nền
- Cách bón phân (bón lót và bón thúc), kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch theo các tiêu
chí của quy chuẩn QCVN 01-131:2013/BNNPTNT
- Tưới nước: Vùng canh tác khảo nghiệm giống nhờ nước trời nên giảm được chi phí tưới

nước, chỉ phải tưới nước bổ sung khi thời tiết quá khô hạn.
- Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn
của ngành bảo vệ thực vật.
2.4 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm
2.4.1 Đặc điểm hình thái
- Màu thân, đường kính thân (cm), mức độ ra hoa (trỗ cờ) (%)
- Khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính (%): sâu đục thân, rệp xáp, bệnh than, thối ngọn
- Khả năng chống chịu hạn, úng (nếu có xảy ra) trong giai đoạn gặp điều kiện bất lợi
- Khả năng chống chịu đổ ngã: khi chín công nghiệp.
2.4.2. Các yếu tố cấu thành năng suất: Mật độ cây hữu hiệu (1.000 Cây/ha) và khối lượng cây
(kg)
- Năng suất lý thuyết (tấn/ha), năng suất thực thu (Tấn/ha và % vượt đối chứng)
- Chất lượng mía và thời gian chín: xơ bã (%), CCS (%), thời gian chín (tháng tuổi)
- Năng suất quy 10 CCS (Tấn/ha và % vượt đối chứng).
Trong điều kiện thực tế thí nghiệm chọn giống sẽ tiến hành nghiên cứu và có các biện pháp
phòng trừ khi xuất hiện sâu bệnh bằng kỹ thuật canh tác hoặc thuốc BVTV, từ khi xử lý đất,
chọn giống mía và sử dụng thuốc: loại thuốc, nồng độ sử dụng (lượng thuốc sử dụng), thời
gian phun.
(Các chỉ tiêu theo dõi được tham khảo: QCVN 01-131:2013/BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống mía)
3. Đánh giá, lựa chọn giống mía đạt tiêu chuẩn năng suất thí nghiệm đạt 100 tấn/ha, CSS
>11, trên loại đất tiến hành thí nghiệm
- Các chỉ tiêu được theo dõi trong điều kiện đồng ruộng bình thường.
- Các chỉ tiêu định tính được đánh giá bằng mắt, thực hiện qua quan sát toàn ô thí nghiệm,
trên từng cây hoặc các bộ phận của cây và cho điểm.
- Các chỉ tiêu định lượng được đo đếm trên cây mẫu được lấy ngẫu nhiên, trừ cây ở hàng
biên.
19



- Tiêu chí đánh giá:
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Mức độ biểu hiện
I
Các yếu tố cấu thành năng suất
Mật độ cây hữu hiệu
1.000 cây/ha
Khối lượng cây
Kg
II
Chất lượng mía và thời gian chín
Xơ bã
%
CCS
>11
Thời gian chín
Tháng tuổi
4. Xác định giống mía phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số
4.1. Xác định được giống mía cho năng xuất thí nghiệm cao đạt 100 tấn/ha, CSS >11
4.2 Hiệu quả kinh tế ở mức đầu tư của giống có năng suất thí nghiệm đạt 100 tấn/ha, CSS >11
5. Xác định mức đầu tư phân bón đạt năng suất cao nhất trên nền đất thử nghiệm
6. Xác định mức đầu tư phân bón phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đạt được
năng suất thí nghiệm đạt 100 tấn mía/ha, CSS >11
(Đầu tư chi phí thấp, hiệu quả cao nhất)
7. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thâm canh các giống mía đã được lựa chọn thông qua
đầu tư các mức phân bón
Mục đích: Xác định được mức phân bón với chi phí thấp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất cho
hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất mía.

- Thu nhập thuần do sử dụng phân bón
- Lợi nhuận của việc bón phân
- Giá thành sản phẩm khi bón phân
- Năng suất khi bón các loại phân
NỘI DUNG 4. XÂY DỰNG QUY TRÌNH CANH TÁC GIỐNG MÍA ĐÃ LỰA CHỌN,
GIẢM CHI PHÍ ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO, PHÙ HỢP VỚI
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ - Thực hiện năm 2016
1. Đánh giá quy trình canh tác mía hiện có
2. Hoàn thiện và xây dựng quy trình canh tác đối với các giống mía đã lựa chọn:
2.1. Đất trồng mía
2.2. Giống mía
2.3. Kỹ thuật trồng mía
- Thời vụ
- Cải tạo và chuẩn bị đất trồng
- Trồng mía
- Bón phân, chăm sóc
- Phòng trừ sâu, bệnh hại
- Thu hoạch.
- ……

20


NỘI DUNG 5. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN MÍA TỔNG HỢP DỰA TRÊN QUY
TRÌNH CANH TÁC CẢI TIẾN CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
- Thực hiện tháng 4/2016-2/2017
1. Xây dựng mô hình
-

Trên cơ sở các giống mía đã được lựa chọn, quy trình canh tác giống mía đã nghiên cứu, lựa chọn

phù hợp với điều kiện của địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, đề tài tiến hành xây
dựng mô hình sản xuất giống mía mới có năng suất >100 tấn/ha. Dự kiến mô hình với diện tích 6
ha.

-

Mô hình được triển khai theo phương thức hỗ trợ hộ nông dân tham gia, trong đó nông hộ
tham gia công lao động trực tiếp, đề tài hỗ trợ kỹ thuật và toàn bộ phần vật tư (giống mía,
thuốc BVTV, phân bón, …) triển khai để thuận tiện cho việc đánh giá hiệu quả mô hình. Toàn
bộ sản phẩm mô hình nông hộ được hưởng.

-

Việc triển khai xây dựng mô hình cũng có sự tham gia của chính quyền, đoàn thể tại địa
phương, thông qua công tác chọn hộ, giám sát kết quả thực hiện và tuyên truyền nhân rộng kết
quả của mô hình.

-

Vốn đầu tư để xây dựng mô hình được công khai giữa ban chủ nhiệm đề tài, nông hộ tham gia
và chính quyền địa phương thông qua các hợp đồng cam kết.

2. Chọn địa điểm mô hình
Địa điểm xây dựng mô hình là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có diện tích và loại đất phù hợp
cho sản xuất giống mía đã lựa chọn, đại diện được về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của
vùng, qua đó kết quả thực hiện đề tài sẽ đảm bảo tính khả thi khi nhân rộng mô hình. Đề xuất 3
xã CưPrao, xã Eapil, xã Krông Á. Mỗi xã 1 mô hình, mỗi mô hình 1,5-2 ha.
3. Chọn hộ xây dựng mô hình
Hộ hoặc các nhóm hộ sản xuất là hộ thuộc các xã đã lựa chọn ở trên, là đồng bào dân tộc thiểu
số, đảm bảo tính bình quân về nguồn lực kinh tế, có đủ các điều kiện về đất đai, lao động để

sản xuất cũng như mong muốn, ý chí quyết tâm trong sản xuất; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm
và giúp đỡ các hộ khác, có khả năng nhân rộng mô hình cho các hộ khác sản xuất...
4. Chọn mô hình đối chứng
Để mô hình trình diễn mang lại hiệu quả và khả thi, cần có mô hình đối chứng. Hộ để xây
dựng mô hình đối chứng cần chọn những hộ đại diện trong sản xuất canh tác mía, được các hộ
dân trong buôn bình bầu. Hộ đại diện về kinh tế, trình độ sản xuất. Mô hình đối chứng áp dụng
những kỹ thuật trung bình mà người dân đang áp dụng.
5. Hội thảo đầu bờ, tham quan học tập
Mô hình trình diễn sản xuất cần được tiến hành hội thảo đầu bờ.
Đối tượng tham gia Hội thảo: là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã trọng
điểm sản xuất mía, cán bộ xã, cán bộ buôn, bản chỉ đạo kỹ thuật sản xuất mía trên địa bàn
huyện, cán bộ quản lý nông nghiệp của huyện ….
Địa điểm tiến hành: tại các mô hình trình diễn canh tác mía tổng hợp.

21


NỘI DUNG 6. TẬP HUẤN, CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT CANH TÁC GIỐNG MÍA MỚI
PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CỦA ĐỊA PHƯƠNG - Thực hiện
tháng 2/2017-tháng 6/2017
- Trên cơ sở phân tích và xác định điểm nhấn, tiến hành xây dựng tài liệu để phục vụ cho công
tác đào tạo và tập huấn với yêu cầu: tài liệu không được quá dài dòng, tăng cường hình ảnh
minh họa; không dùng quá nhiều thuật ngữ khoa học, cần dựa vào thuật ngữ địa phương để học
viên dễ nắm bắt để thảo luận và ứng dụng sau đợt đào tạo.
- Phối hợp với địa phương để lựa chọn đối tượng tham gia đào tạo theo các tiêu chí: Là những
người trực tiếp tham gia sản xuất hoặc quản lý về lĩnh vực nông, lâm nghiệp của địa phương,
có trình độ tương đối để làm hạt nhân cho công tác nhân rộng sau này; Đối với tập huấn, phải
là những hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình trong khuôn khổ của dự án. Đặc biệt số
lượng người dân tộc thiểu số trong huyện.
- Việc truyền đạt thông tin đến học viên được tiến hành theo phương thức chia nhóm và gợi ý để

học viên bộc lộ những thắc mắc trong thực tế sản xuất; Giảng viên giải đáp những thắc mắc đã
được nêu ra từ các nhóm; Đại diện hộ nông dân tóm tắt quy trình công nghệ hoặc nội dung
được đào tạo hoặc tập huấn; Cuối cùng giảng viên rà soát và tổng hợp nội dung truyền đạt trên
cơ sở đã thảo luận ngay hiện trường bằng các thao tác cụ thể. Tập huấn, tham quan thực tế
được thực hiện qua các mô hình trình diễn sản xuất.
18

Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

1. Phương pháp tiếp cận
1.1. Tiếp cận chung
1.1.1. Tiếp cập hệ thống
Xem xét việc nghiên cứu chọn tạo và chuyển giao kỹ thuật canh tác mía tổng hợp cho vùng
đồng bào dân tộc thiểu số phải đặt trong mối quan hệ với hệ thống toàn diện. Trong đó, phải
đảm bảo tính hiệu quả cả 3 phương diện: kinh tế - xã hội, hệ sinh thái nhân văn - môi trường:
- Tiếp cận kinh tế - xã hội: phân tích, đánh giá mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố tự nhiên
với điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển mía.
- Tiếp cận về nhân văn trong nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật: Hướng tiếp cận này sẽ đề cập đến
việc nghiên cứu phong tục tập quán và kỹ thuật canh tác mía hiện tại của người dân tộc đồng
bào dân tộc thiểu số. Đây là hướng tiếp cận có ý nghĩa hết sức quan trọng để trả lời cho các câu
hỏi: trình độ canh tác mía hiện tại như thế nào? Làm thế nào để chuyển giao kỹ thuật canh tác
giống mía để phù hợp với trình độ canh tác, với vốn đầu tư của đồng bào DTTS để sản xuất
mía có hiệu quả hơn.
- Tiếp cận sinh thái môi trường - khí hậu: Tiếp cận sinh thái mà cốt lõi là các yếu tố đất, nước và
khí hậu có quan hệ đến việc lựa chọn đất thích hợp để trồng mía nhằm góp phần tạo ra năng
suất và hiệu quả cao cho cây mía. Với cách tiếp cận này sẽ tiến hành nghiên cứu mối quan hệ
tương tác giữa các yếu tố thành phần gồm: đất, nước, khí hậu, giải pháp kỹ thuật canh tác với
khả năng thích hợp của cây mía, góp phần nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế cho đồng bào
dân tộc thiểu số.
1.1.2. Cách tiếp cận liên ngành

22


Cách tiếp cận của đề tài là cách tiếp cận liên ngành, để giải quyết vấn đề cần có sự tham gia
của nhiều ngành khoa học, của các nhà quản lý. Sự thành công của tiếp cận liên ngành phụ
thuộc rất lớn vào việc chọn hệ vấn đề nghiên cứu và phương pháp của các ngành khoa học
tham gia. Tuy nhiên giải quyết vấn đề theo cách tiếp cận này, kết quả nghiên cứu sẽ được
đánh giá toàn diện hơn.
Để giải quyết các nội dung của đề tài này, cần có sự tiếp cận liên ngành với các lĩnh vực khoa
học sau: Nông học, hóa học, sinh học, dân tộc học. Đối tượng tiêu thụ sản phẩm: các nhà máy
thu mua và chế biến đường trên địa bàn nghiên cứu.
1.1.3 Tiếp cận có sự tham gia của người dân
Bằng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA): sử dụng phương
pháp này các nhà nghiên cứu sẽ nắm được điều kiện thực tế của người dân, cũng như những
thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất, từ đó sẽ đề xuất được những giải pháp phù hợp.
1.2. Tiếp cận đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là phạm vi không gian nghiên cứu: Huyện M’Drắk, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, tình hình sản xuất nông nghiệp trong huyện, tập trung nghiên cứu về sản xuất mía tại 3 xã
thuộc huyện.
2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng

2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp kế thừa: đề tài sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu
có liên quan về tuyển chọn các giống mía năng suất, chất lượng cao, rút ra một số vấn đề có tính lý
luận và thực tiễn liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
2.1.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu
Điều tra về tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất mía và thực trạng sản xuất mía
đường tại huyện M’Drắk. Để tiến hành điều tra, phỏng vấn hộ nông dân, chúng tôi áp dụng
phương pháp: Đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA).
- Chọn điểm, mẫu điều tra: Chọn 3 xã sản xuất mía nhiều nhất, tỷ lệ dân số là đồng bào dân tộc

thiểu số cao của huyện M’Drăk là xã CưPrao, xã Eapil, xã Krông Á để điều tra (mỗi xã 30
phiếu, tại 3 xã tổng số 90 phiếu, phân theo hộ khá, trung bình và nghèo). Hộ cụ thể lấy ngẫu
nhiên trong từng nhóm. Nội dung điều tra theo phiếu điều tra đã được in sẵn câu hỏi theo yêu
cầu. Người được phỏng vấn là chủ hộ hoặc lao động chính của nông hộ.
- Nội dung điều tra
+ Điều tra tình hình kinh tế - xã hội huyện ảnh hưởng đến sản xuất mía đường tại huyện M’Drắk:
Thu thập thông tin, số liệu tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp
vad Phát triển Nông thôn; Trung tâm Khuyến nông của tỉnh.
+ Tập trung vào thực trạng về diện tích, năng suất mía, công tác giống, các quy trình kỹ thuật
canh tác mía áp dụng, thời vụ gieo trồng, chữ đường, chi phí sản xuất, công lao động, hiệu quả
kinh tế, thuận lợi, khó khăn trong sản xuất mía của nông hộ …
- Đối tượng điều tra:
+ Các hộ nông dân trồng mía tại 3 xã: xã CưPrao, xã Eapil, xã Krông Á.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ĐắkLắk, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện M’Drắk; Trạm Khuyến nông huyện M’Drăk, lãnh đạo 3 xã CưPrao, xã Eapil, xã Krông
Á, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.
2.1.3. Phương pháp khảo nghiệm để lựa chọn giống mía thích hợp (giống mía có năng suất thí
23


nghiệm đạt 100 tấn/ha, CSS>11)
Để lựa chọn được giống mía thích hợp, đề tài dựa trên các quy chuẩn: Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống mía (QCVN 01131:2013/BNNPTNT).
2.1.4. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng : áp dụng các phương pháp thí nghiệm đồng ruộng
theo giáo trình của Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng (2006) để bố trí thí nghiệm.
a. Bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng
Bố trí thí nghiệm tại trên 3 loại đất : (1) Đất xám trên đá macma axit và cát (Xa), diện tích có
độ dốc 0 - 80: 2.977,67 ha; (2) Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk), diện tích có độ dốc 0 - 8 0:
1.153,65 ha; (3) Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa), diện tích có độ dốc 0 - 80: 5.818,38 ha.
4 giống (cả giống đối chứng), 3 mức phân bón để lựa chọn ra giống mía năng suất thí

nghiệm đạt 100 tấn/ha, CCS>11
- Tại mỗi địa điểm, dự kiến thí nghiệm gồm 4 công thức tương đương với 4 giống (kể cả giống
đối chứng) với mỗi giống mía sẽ đầu tư 3 mức phân bón theo khuyến cáo khác nhau.
- Bố trí ô thí nghiệm 1 giống trên 1 mức phân bón: Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 120 m 2 (hàng
rộng 1 m x dài 10 m x 10 hàng thí nghiệm + 2 hàng bảo vệ).
Biểu 1. Các giống mía thí nghiệm tại 3 địa điểm với các mức bón phân khác nhau
Giống
Giống đối
Mức bón
K88-92 LK92-11 K95-156
chứng (đ/c)
Các loại đất
Mức 1
x
x
x
x
Đất xám trên đá macma axit
Mức 2
x
x
x
x
và cát (Xa)
Mức 3
x
x
x
x
Mức 1

x
x
x
x
Đất nâu đỏ trên đá bazan
Mức 2
x
x
x
x
(Fk)
Mức 3
x
x
x
x
Mức 1
x
x
x
x
Đất vàng đỏ trên đá macma
Mức 2
x
x
x
x
axit (Fa)
Mức 3
x

x
x
x
Cụ thể các mức phân bón như sau
Biểu 2. Các mức đầu tư phân bón cho các giống mía thí nhiệm
Mức phân bón
TT Loại phân bón
Đơn vị
Mức 1
Mức 2
Mức 3
1 Vôi (CaCO3)
tấn/ha
0,5
0,75
1,0
2 Phân hữu cơ
tấn/ha
10
15
20
3 Phân đạm (N)
kg/ha
180
240
300
4 Phân lân (P2O5)
kg/ha
90
127,5

165
5 Phân Kali (K2O)
kg/ha
180
225
270
Phân bón vô cơ được sử dụng các loại phân theo thực tế vùng nghiên cứu thường sử dụng.
Sử dụng thuốc trừ cỏ trong các giai đoạn trừ cỏ khi tiến hành thí nghiệm
- Tổng diện tích ô thí nghiệm như sau:
+ Diện tích đất thí nghiệm cho 4 loại giống là:
24


1 giống trên 1 loại đất = 120m2 x 4 giống = 480 m2
+ Diện tích thí nghiệm cho 4 loại giống ứng với 3 mức phân bón là:
480 m2 x 3 mức bón phân = 1.440 m2
+ Thí nghiệm các giống và các mức phân bón trên được triển khai tại 3 loại đất khác nhau có diện
tích như sau (4x3x3=36 công thức).
1.440 m2 x 3 = 4.320 m2.
- Chế độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: cụ thể khi tiến hành thực hiện đề tài sẽ xác định có loại
sâu gì, bệnh gì thì mới ứng dụng phù hợp với các loại thuốc trừ sâu nào, nồng độ sử dụng nào,
thời gian sử dụng nào...
b. Xây dựng mô hình tổng hợp
Xây dựng mô hình 6 ha với các giống đã lựa chọn, dự kiến tại 3 xã CưPrao, xã Eapil, xã Krông
Á, mỗi xã 2 ha. Đây là những xã có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn đồng thời cũng là
những xã có diện tích mía lớn của huyện.
c. Quan sát, đo đếm theo dõi (Xem chi tiết Phụ lục 2)
- Theo dõi quá trình triển khai mô hình: đo đếm ghi chép quá trình sinh trưởng, phát triển của cây
mía qua các giai đoạn: quá trình sinh trưởng của cây mía bao gồm: (1) Thời kỳ mía mọc mầm;
và (2) thời kỳ mía chín.

- Theo dõi, ghi chép kỹ thuật canh tác cây mía như: chọn đất, chọn giống, thời vụ gieo trồng, bón
phân, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch mía.
- Để theo dõi ghi chép kỹ thuật canh tác mía: lập 1 cuốn sổ nhật ký ghi chép các thông số sau:
+ Thời vụ gieo trồng: Thời vụ, ngày trồng
+ Chọn đất: Loại đất trồng
+ Bón phân: Thời điểm bón, loại phân, lượng phân, tỷ lệ phân bón các giai đoạn.
+ Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi các loại sâu bệnh hại đối với mía qua từng thời kỳ
+ Thu hoạch mía: Thời điểm thu hoạch chín đủ độ đường.
2.1.5. Phương pháp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
+ Các kết quả thí nghiệm xác định được giống mía có năng xuất cao, chất lượng tốt với chế độ sử
dụng phân bón thích hợp đạt hiệu quả kinh tế cao sẽ được chuyển giao cho đồng bào dân tộc
thiểu số áp dụng …..
2.1.6. Phương pháp đánh hiệu quả kinh tế của mô hình
Để so sánh hiệu quả kinh tế của các giống mía mà đề tài chọn để xây dựng mô hình so với
các giống mía nông hộ trồng đại trà thì hiệu quả kinh tế của các mô hình được đánh giá trên
cơ sở lựa chọn các tiêu chí sau:
- Tổng giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ sản phẩm thu được quy ra tiền theo giá thị trường của mô
hình.
GO= Tổng sản phẩm (kg) * giá bán (đồng/kg).
- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ quy ra giá thị trường.
- Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị tăng thêm của mô hình sản xuất.
VA= GO-IC.
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần túy của mô hình bao gồm thu nhập của công
lao động và lợi nhuận khi sản xuất.
MI=VA- (A+T).

25



×