Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Báo cáo thực tập ngành vận tải du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 63 trang )

MỤC LỤC

Contents

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình học tập và tìm hiểu tại trường, em đã được các thầy cô giảng dạy và
trang bị cho nhiều kiến thức về một số môn chuyên ngành Kinh tế vận tải và Du Lịch.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở những lý thuyết trên sách vở thì chưa đủ, nó chỉ cho
chúng em hình dung được một các tổng quát nhất, chung nhất, có khi là trừu tượng,
khó hiểu, xa rời thực tế. Chính vì thế nhà trường đã tổ chức cho chúng em các buổi
thực tế đi tới các công ty, xí nghiệp kinh doanh vận tải – du lịch.
1


Thông qua các buổi thực tế này, dưới sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong bộ môn
và sự giúp đỡ nhiệt tình của các đơn vị thực tập em đã có cơ hội hiểu sâu sắc về những
kiến thức mình đã được học. Em đã biết được cơ cấu quản lý của các đơn vị kinh
doanh vận tải và du lịch, cơ sở vật chất, các trang thiết bị được trang bị cho ngành bao
gồm những gì và biết thêm một số nghiệp vụ tại các đơn vị…
Sau đây là nội dung báo cáo thực tập về các đơn vị mà em đã được đi thực tập.
Nội dung báo cáo bao gồm các phần:
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH VẬN
TẢI & DU LỊCH
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA DOANH NGHIỆP KINH
DOANH VẬN TẢI TÂN ĐẠT
CHƯƠNG III: TÌM HIỂU CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NGHIỆP VỤ TRONG DOANH
NGHIỆP DU LỊCH:
CHƯƠNG IV: TÌM HIỂU CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NGHIỆP VỤ TRONG KINH
DOANH KHÁCH SẠN CROWNE PLAZA WEST HA NOI.
CHƯƠNG V: TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH HÀ NỘI – NINH BÌNH


-CHƯƠNG ITÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH VẬN TẢI & DU
LỊCH
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội trên địa bàn của Doanh nghiệp
1.1.1 Tình hình phát triển kinh tế
a, Hà Nội

2


Chào mừng các ngày lễ lớn và đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu
toàn quốc, với mục tiêu phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2015, tuy vẫn gặp nhiều
khó khăn nhưng với sự quyết tâm nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành kinh tế Hà
Nội năm 2015 duy trì tăng trưởng khá so của cùng kì năm trước : Tổng sản phẩm trên
địa bàn (GRDP) tăng 9,24%, vốn đầu tư phát triển trên dịa bàn tăng 12,6%...
-Tổng sản phẩm trên địa bàn: Ước tính năm 2015, tổng sản phẩm trên địa bàn
(GRDP) tăng 9,24% so cùng kỳ năm trước. Trong đó:
+Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,47% (đóng góp
0,11% vào mức tăng chung của GRDP).
+Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 9,11% (đóng góp 3,79%
vào mức tăng chung).
+Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 9,91% (đóng góp 5,34% vào mức tăng
chung).
-Sản xuất công nghiệp :
+Tình hình sản xuất kinh doanh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Mười hai
năm 2015 (tính theo kỳ gốc năm 2010) tăng 2,4% so với tháng trước và tăng
10,9% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn cả năm 2015
tăng 8,3% so cùng kỳ.
+Tình hình biến động lao động trong các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp: Tình hình sử dụng lao động ở các doanh nghiệp công nghiệp trong năm 2015
không có biến động lớn. Cộng dồn cả năm 2015, chỉ số sử dụng lao động trong

các doanh nghiệp công nghiệp giảm 0,3% so với năm trước. Trong đó: khu vực

3


kinh tế nhà nước giảm 3,1%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 0,7%, khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,7%.
-Vốn đầu tư: Ước tính năm 2015, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố
Hà Nội đạt 352.685 tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm trước. Trong đó, vốn nhà
nước trên địa bàn giảm 0,5%; vốn ngoài nhà nước tăng 18,9%, vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tăng 1,9%.
Thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội năm 2015 là hơn 70 triệu đồng, tăng
gấp 1,8 lần so với năm 2010.
b, Ninh Bình
Năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP là 8,7% (vượt mục tiêu 0,2% so với mục
tiêu năm 2015). Trong đó: Công nghiệp – xây dựng tăng 16%. Nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 2,1%. Ngành dịch vụ tăng 10,2%. Cụ thể:
+ Về sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển: Năm 2015, giá
trị sản xuất công nghiệp đạt 33,15 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2014.
+ Về sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới: Năm 2015, thời tiết
diễn biến thất thường, nắng nóng và hạn hán cục bộ đã ảnh hưởng đến tình hình sản
xuất nông nghiệp. Tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt 107,6 nghìn ha, giảm 0,8%
so với năm 2014.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/năm, tăng gấp 2,4 lần so với
năm 2010.
1.1.2 Tình hình văn hóa- xã hội
a, Hà Nội
Tất cả các cơ quan thông tấn, báo chí, xuất bản cấp quốc gia đều đóng tại Hà
Nội. Tin tức của mọi vùng lãnh thổ trên đất nước cũng được phát ra từ đây trên sóng
phát thanh và truyền hình. Hàng trăm tờ báo và tạp chí, hàng chục đầu sách mới

củagần 40 nhà xuất bản trung ương phát hành khắp nơi, ra cả nước ngoài, làm phong
phú đời sống văn hóa của nhân dân và giới thiệu hình ảnh Việt Nam với bạn bè thế
giới
Hà Nội có riêng một Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội, một tờ báo hàng
ngày là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô: tờ "Hà Nội mới", một
tờ báo của Ủy ban nhân dân thành phố: tờ “Kinh tế đô thị Hà Nội”, bảy tờ tuần báo
hoặc ra tuần nhiều kỳ của các ngành, các đoàn thể, một tạp chí, hàng chục bản tin
4


chuyên đề. Nhà xuất bản Hà Nội mỗi năm ra hàng trăm đầu sách, mà sách về đề tài Hà
Nội chiếm tỷ trọng hàng đầu.
Đi trên đường phố thủ đô, ta thường bắt gặp các khuôn mặt quen thuộc của
nhiều văn nghệ sĩ và nhà khoa học danh tiếng. Trụ sở trung ương các hội văn học nghệ thuật, các hội khoa học - kỹ thuật, các xưởng phim, nhà hát quốc gia của các bộ
môn nghệ thuật đều đóng ở thủ đô.
Về số lượng nhà bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp hát, chiếu
bóng, hiệu sách,... di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc và cách mạng, Hà Nội đứng hàng
đầu, 521 trong số hơn 2000 di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận xếp
hạng.
Bên cạnh các nhà hát nghệ thuật quốc gia, riêng Hà Nội có sáu nhà hát và đoàn
nghệ thuật. Vốn nghệ thuật dân gian truyền thống được quan tâm bảo tồn và phát huy.
Đoàn múa rối nước Thăng Long không chỉ sáng đèn hằng đêm ở nhà hát bên Hồ Hoàn
Kiếm mà còn đi lưu diễn nhiều lần ở các châu lục.
Câu lạc bộ chèo truyền thống Nguyễn Đình Chiểu vẫn thường xuyên trình diễn
các trích đoạn chèo cổ của ông cha để lại. Vở Kiều của Nhà hát cải lương Hà Nội đã
có hơn 2000 đêm diễn. Nhà hát kịch Hà Nội, Nhà hát ca múa Thăng Long là những
đơn vị nghệ thuật có hạng của cả nước với tuổi đời hơn 40 năm. Hội liên hiệp Văn học
Nghệ thuật Hà Nội với chín hội thành viên, gần 2000 hội viên.
b, Ninh Bình
Tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS từ tháng

12/ 2002; có 7/8 huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 100%
số xã, phường, thị trấn trong tỉnh có trường học cao tầng, kiên cố; 3 trường mầm non,
106 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo công
nhận đạt chuẩn quốc gia. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế; có 49,7%
trạm y tế có bác sỹ. 1622/1622 thôn, bản, phố xây dựng được hương ước, quy ước; có
4.192 gia đình văn hóa, 130 làng văn hoá và 90 cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hoá. Phong
trào thể dục thể thao quần chúng phát triển rộng khắp, có 17% dân số tham gia luyện
tập TDTT thường xuyên; 12% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao, có 320 câu lạc bộ
TDTT hoạt động thường xuyên; tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IV, đoàn vận động
viên của Ninh Bình được xếp thứ 24/64 đoàn tham gia. Việc thực hiện các chính sách
xã hội đã có nhiều cố gắng, trong 2 năm qua, tỉnh đã đào tạo, truyền nghề cho 58.000
5


người; giải quyết việc làm cho 38.625 lượt người, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình
quân mỗi năm được 1,8%.
1.1.3 Tình hình phát triển và cơ cấu dân cư trong khu vực
a, Hà Nội
-Ở các huyện ngoại thành và một phần quận Tây Hồ, dân cư chủ yếu là người
dân gốc. Còn ở các quận cũ của nội thành, dân cư hầu hết đều tập hợp từ các tỉnh,
thành khắp đất nước về sinh sống và làm việc trong các cơ quan Trung ương. Cư dân
Hà Nội chủ yếu là người Việt, song cũng có một số dân tộc ít người khác.
-Ước tính dân số toàn thành phố năm 2015 là 7379,3 nghìn người tăng 1,6%
so với năm 2014, trong đó dân số thành thị là 3627,1 nghìn người chiếm 49,2% tổng
số dân và tăng 1,5%; dân số nông thôn là 3752,2 nghìn người tăng 1,6%.
- Tính đến cuối tháng 11 năm 2015, toàn Thành phố đã giải quyết việc
làm cho 143.600 lao động, vượt chỉ tiêu kế hoạch 1,1%. Uớc cả năm giải quyết
148.000 lao động, vượt chỉ tiêu kế hoạch 4,2%.
b, Ninh Bình
- Tổng dân số là 926.995 người. Mật độ dân số chung toàn tỉnh là 621

người/km2. Tỷ lệ tăng dân số trung bình là 3,6%/năm. Cơ cấu dân số phân theo giới
tính: Nam 49,9%, Nữ 50,1%. Cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trong tỉnh gồm có
23 dân tộc, đa số là dân tộc Kinh chiếm trên 98,2%, các dân tộc thiểu số chiếm 1,8%
bao gồm dân tộc Mường chiếm gần 1,7%, các dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Hoa, Hơ
mông, Dao mỗi dân tộc có từ trên một chục đến hơn một trăm người.

1.1.4 Điều kiện tự nhiên khí hậu
a, Hà Nội
*Vị trí
+ Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Với
vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa
học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.
6


+ Vĩ độ bắc: 20o53' đến 21o23'
+ Kinh độ đông: 105o44' đến 106o02'
+ Giáp với năm tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía
đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía nam và phía tây.
+ Diện tích tự nhiên 920,97 km2.
+ Chiều dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là hơn 50 km
+ Chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30 km
+Cao nhất là núi Chân Chim: 462 m (huyện Sóc Sơn)
+Thấp nhất thuộc xã Gia Thụy (huyện Gia Lâm), 12 m so với mặt nước biển.
*Địa Hình
+ Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng
sông với các bãi bồi đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi đại và các
bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết của các lòng sông cổ) .
+ Phần lớn diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng
với độ cao trung bình từ 15m đến 20m so với mặt biển.

+ Còn lại chỉ có khu vực đồi núi ở phía bắc và phía tây bắc của huyện Sóc Sơn
thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20m đến hơn 400m, đỉnh Chân
Chim cao nhất là 462m.
*Khí hậu
+Khí hậu Hà Nội là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và
mùa đông lạnh, mưa ít.
+Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ
mặt trời dồi dào và có nhiệt độ cao. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và
lượng mưa khá lớn.
+ Trung bình hằng năm, nhiệt độ không khí 23,6oC, độ ẩm 79%, lượng mưa
1245 mm
+ Mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu,
đông. Sự luân chuyển của các mùa làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng
và có những nét riêng.
+ Từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa hè: nóng và thi thoảng có mưa rào.
+ Từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa thu. Thời tiết khô ráo, trời cao, xanh ngắt, gió
mát, nắng vàng.
7


+ Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là mùa đông: Thời tiết lạnh, khô ráo.
+ Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa xuân: Cây cối xanh tốt với hàng ngàn loài hoa
khoe sắc, mùa của những lễ hội truyền thống độc đáo, mở đầu là Tết nguyên đán, lễ
hội lớn và quan trọng nhất của người Việt Nam.
+ Nhiệt độ thấp nhất là 2,70C (tháng 1/1955).
+ Nhiệt độ cao nhất: 42,80C(tháng 5/1926).
+ Khách du lịch có thể tới thăm Hà Nội quanh năm. Tuy nhiên, mùa xuân, mùa
thu và mùa đông rất thích hợp với du khách ở những vùng hàn đới.
b, Ninh Bình
* Vị trí địa lý:

Ninh Bình nằm trong Vùng công nghiệp đồng bằng sông Hồng, có diện tích tự
nhiên 1.378,1 km2 và được chia thành 08 đơn vị hành chính, gồm: thành phố Ninh
Bình, thị xã Tam Điệp và 06 huyện là Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn, Yên Khánh, Kim
Sơn và Yên Mô.
Ranh giới hành chính của tỉnh: phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam; phía Đông Bắc giáp
tỉnh Nam Định; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa; phía Tây và Tây Bắc giáp
tỉnh Hòa Bình; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.
Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía Nam, nằm trên tuyến giao
thông huyết mạch Bắc-Nam (Quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt), có hệ thống sông
ngòi phong phú. Ngoài ra, tỉnh còn nằm trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Do vậy, vị trí địa lý của tỉnh Ninh Bình có nhiều
thuận lợi cho phát triển KT-XH và thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.
* Địa hình
Địa hình Ninh Bình khá đa dạng, thấp dần từ vùng núi đồi phía Tây sang vùng
đồng bằng trũng xen kẽ núi đá vôi và xuống đồng bằng phì nhiêu, bãi bồi ven biển
phía Đông.
Nhìn chung, địa hình của tỉnh được chia thành 03 tiểu vùng cơ bản:
- Vùng đồi núi: Gồm các dãy núi đá vôi với độ dốc lớn, núi đất và đồi đan xen
các thung lũng lòng chảo hẹp, trong tiểu vùng có dạng địa hình bình nguyên. Vùng này
chủ yếu thuộc huyện Nho Quan, phía Bắc và Đông Bắc huyện Gia Viễn và phần lớn
thị xã Tam Điệp với diện tích chiếm gần 30% diện tích của tỉnh.

8


- Vùng đồng bằng trũng trung tâm: Đặc thù là vùng đất lúa trũng, nhiều hồ, ao
xen kẽ núi đá vôi với các hang động đẹp. Vùng bao gồm phần còn lại của huyện Nho
Quan, huyện Gia Viễn, thị xã Tam Điệp và huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình và
một phần của huyện Yên Mô. Vùng có diện tích xấp xỉ 40% tổng diện tích tự nhiên
toàn tỉnh.

- Vùng đồng bằng và bãi bồi ven biển: Vùng có diện tích chiếm trên 30% diện
tích toàn tỉnh, bao gồm: toàn bộ huyện Kim Sơn, huyện Yên Khánh và một phần
huyện Yên Mô. Vùng có đất đai phì nhiêu và có bờ biển dài ~18km, thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.
Tuy nhiên, do địa hình bị sông, núi chia cắt mạnh, vùng núi có độ dốc lớn, đồng
bằng nằm ven biển nên hàng năm tỉnh chịu nhiều thiên tai như bão, lụt... gây những trở
ngại nhất định cho phát triển kinh tế - xã hội.
* Khí hậu, thời tiết
Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông khô lạnh có
gió mùa Đông Bắc; mùa xuân ấm, ẩm có mưa xuân; mùa hạ nóng có mưa rào và gió
mùa Đông Nam, thường xuyên có bão (4-5 cơn bão/năm) và mùa thu mát dịu, thời tiết
thuận lợi. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,2oC, lượng mưa trung bình từ 1.4001.900mm.
Khí hậu của tỉnh có 8 tháng nhiệt độ trung bình đạt trên 200C nên khá phù hợp
cho phát triển và đa dạng các loại cây nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Tuy nhiên, chế độ thủy văn lại đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp: mùa mưa bắt đầu
sớm hơn và kết thúc muộn hơn với tổng lượng mưa lớn, gây lụt lội nhiều hơn; mùa
khô ngắn hơn với tổng lượng mưa giảm đáng kể nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của
cây trồng, vật nuôi và đời sống dân cư.
Nhìn chung, các đặc điểm về khí hậu, thủy văn của tỉnh khá thuận lợi cho việc
phát triển một số loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày phục vụ cho một số
ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, cần có những kế hoạch phát triển các loại cây
công nghiệp ngắn ngày phù hợp đối với từng mùa và từng vùng trên địa bàn tỉnh để
đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phát triển.
1.2 Cơ sở vật chất phục vụ cho kinh doanh vận tải
1.2.1 Mạng lưới giao thông, các công trình phục vụ vận tải
a, Hà Nội
9


Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh

con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận
tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt.
*Giao thông đường bộ
Cho đến cuối năm 2011, Hà Nội hiện có 7.365 km đường giao thông, trong đó
20% là trục đường chính, 7 trục hướng tâm và 3 tuyến vành đai, cũng như đang quản
lý hơn 4,3 triệu phương tiện giao thông các loại, trong đó riêng xe máy chiếm gần 4
triệu .
Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các
xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp đất nước theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam,
quốc lộ 2 đến Hà Giang, quốc lộ 3 đến Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ 18
đi Quảng Ninh, quốc lộ 6 và quốc lộ 32 đi các tỉnh Tây Bắc. Ngoài ra, Hà Nội còn có
các nhiều tuyến đường cao tốc trên địa bàn như đại lộ Thăng Long, Pháp Vân- Cầu
Giẽ, ngoài ra các tuyến cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn, Hà Nội-Hải Phòng, Nội Bài-Lào
Cai, Hà Nội-Thái Nguyên cũng đang trong quá trình xây dựng.
*Giao thông hàng không
Hà Nội có hai sân bay: sân bay Nội Bài (quốc tế và nội địa) và sân bay Gia Lâm
(sân bay nhỏ, nơi có thể thuê trực thăng du lịch).
Sân bay Nội Bài cách thành phố 45 km về phía Bắc. Sân bay Gia Lâm cách
trung tâm Hà Nội 8 km. Ngoài ra, Hà Nội còn có một sân bay quân sự hiện đang
không sử dụng là sân bay Bạch Mai.
*Giao thông đường sắt
- Hà Nội là một đầu mút của đường sắt Thống Nhất Bắc Nam dài 1.726 km,
nằm trong tổng chiều dài 2.600 km của hệ thống đường sắt Việt Nam, chủ yếu doPháp
xây dựng.
-Ngoài ra, từ Hà Nội còn có các tuyến đường sắt nối với các tỉnh phía Bắc và đi
ra cảng Hải Phòng.
-Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một
tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu, một tuyến quốc tế
sang Côn Minh Trung Quốc
-Ðường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2.600km, gồm các tuyến đường sắt

chính - Hà Nôi- Tp Hồ Chí Minh ( 1726 Km )
10


+ Hà Nội – Lào Cai
+ Hà Nội- Hải Phòng
+ Hà Nội- Quán Triều
+ Hà Nội- Đồng Đăng
*Tàu sắt liên vận Hà Nội- Trung Quốc đi qua ga Đồng Đăng ( Lạng Sơn)
*Đường sắt Việt Nam cũng có tiềm năng nối liền với mạng lưới Đường sắtCampuchia,
Thái Lan và Malaysia để đến Singapore và tuyến đường sắt của Lào khi được phát
triển
*Giao thông đường thủy
Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá lớn, thuận lợi cho việc vận tải bằng đường
sông. Các sông chảy qua địa bàn: sông Hồng , sông Đáy ,sông Đuống ,sông Nhuệ ,
sông Từ, sông Tô Lịch,…
b, Ninh Bình
Ninh Bình có 3 hệ thống đường giao thông, gồm: Đường bộ, đường thủy và
đường sắt.
+ Hệ thống giao thông đường bộ gồm có: Quốc lộ 1A, 10, 45, 12B với tổng
chiều dài trên 110 km; tỉnh lộ gồm 19 tuyến: 477,477B, 477C, 478, 478B, 479, 479C,
480, 480B, 480C, 480D, 480E, 481, 481D, 481E, 481B và các đường chính của TP
Ninh Bình và TX Tam Điệp với tổng chiều dài hơn 293,6 km; huyện lộ dài 79 km và
đường giao thông nông thôn 1.338 km. Cùng với, đường cao tốc Bắc - Nam đang xây
dựng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh trong phát triển, đặc biệt là du lịch.
+ Hệ thống đường thuỷ gồm 22 tuyến sông trong đó Trung ương quản lý 4
tuyến (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc và kênh nhà Lê) với tổng chiều dài gần
364,3 km. Có 3 cảng chính do trung ương quản lý là cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc
và cảng K3 (thuộc nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) cũng đã được nâng cấp. Hàng loạt
các bến xếp dỡ hàng hoá, ụ tàu, khu neo tránh tàu thuyền nằm trên các bờ sông và cửa

sông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
+ Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh có chiều dài 19 km với 4 ga (ga
Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Gềnh và Đồng Giao), thuận lợi trong vận chuyển hành
khách và hàng hoá, nhất là vận chuyển vật liệu xây dựng. Hệ thống đường sắt cao tốc
đang được quy hoạch, thiết kế, khi đi vào hoạt động sẽ tạo thuận lợi lớn trong phát
triển của tỉnh.
11


1.2.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông
* Bến xe:
-Hiện tại Hà Nội có 6 bến xe liên tỉnh. Đó là:
+ Bến xe khách phía Nam (Giáp Bát): Diện tích bến: 36.600 m2.
+ Bến xe Mỹ Đình: Diện tích bến :19.378 m2.
+ Bến xe Gia Lâm: Diện tích bến :14.000 m2.
+ Bến xe Lương Yên: Diện tích bến :10.000 m2.
+ Bến xe Nước Ngầm: Diện tích bến :8.000 m2.
+ Bến xe Yên Nghĩa: Diện tích bến: gần 25.000 m2.
-Một số bến xe khách tại Ninh Bình:
+Bến xe Kim Sơn
+Bến xe Khánh Thành
+Bến xe Thành Phố Ninh Bình
* Trạm dừng nghỉ
-Dọc theo lộ trình từ Hà Nội đến Ninh Bình có rất nhiều các điểm dừng nghỉ
dọc đường phân bố đều trên cả tuyến hành trình như:
+Cao tốc cầu giẽ Ninh Bình.
+Trạm dừng nghỉ Thăng Long

-Hầu hết các trạm dừng nghỉ có cơ sở vật chất mới và tiện nghi phục vụ khách
du lịch hoặc khách đường dài để nghỉ ngơi ăn uống .Ngoài ra ở đó còn bán các loại

sản phẩm đặc sản rất phong phú đa dạng.

12


*Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa và trạ
cấp nhiên liệu
-Dọc theo tuyến hành trình Hà Nội – Ninh Bình cơ sở sửa chữa và trạm cấp
nhiên liệu được bố trí đều ,hợp lí ở những nơi dễ dàng nhìn thấy và đều có biển báo
thông thường thì chúng được đặt ở những khu vực đông dân cư ở đầu mỗi thị xã thị
trấn,…
-Một Số trạm xăng trên tuyến hành trình như: cây xăng Lan Hạ ,cây xăng Trung
Hiếu ,cây xăng Đáp Thành.
*Tình hình phương tiện hoạt động
- Thành phố Hà Nội: hiện nay tổng số ô tô, xe máy của Hà Nội hơn 4 triệu
phương tiện, trong đó có 368.325 ô tô và khoảng 3,8 triệu xe máy. Hà Nội hiện nay có
76 tuyến xe buýt (có trợ giá). Ngoài ra, Hà Nội còn mở các tuyến xe buýt ngoài tỉnh để
nhằm phát triển giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Hà Nội với các khu đô thị vệ tinh.
- Tại các doanh nghiệp cho thuê xe du lịch các loại xe được kinh doanh chủ yếu
hiện nay là xe 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ ,29 chỗ , 35 chỗ , 45 chỗ.
Trong đó: Xe 4 chỗ chủ yếu là các dòng xe camry, mercedes altis , vios , cruze
Xe 7 chỗ chủ yếu là các dòng xe innova ,fortuner ,santafe ,eversrt
,captiva
Xe 16 chỗ : Ford Transit, Mercedes Sprinter , toyota hiace
Xe 29 chỗ : huydai country ,isuzu samco
Xe 35 chỗ Aero town ,izuzu samco ,deawo BH
xe 45 chỗ : huyndai space, hi class universe luxury express ,hino
samco ,daewoo Bh 120
1.3 Cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh du lịch
1.3.1 Tài nguyên du lịch trong chuyến tham quan

a, Hà Nội
Với quá trình lịch sử phát triển lâu đời, Hà Nội sở hữu rất nhiều tài nguyên du
lịch tự nhiên và văn hóa phong phú như:
+ Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường học cổ của
kinh thành Thăng Long và là trường đại học đầu tiên ở vùng Đông Nam Á. Văn Miếu
13


không những là một di tích lịch sử - văn hoá cổ kính, mà còn là nơi tổ chức các hoạt
động văn hoá, khoa học đậm đà bản sắc dân tộc của thủ đô Hà Nội.
+ Khu phố cổ Hà Nội: Khu phố cổ Hà Nội thường được gọi là khu 36 phố
phường nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc quận Hoàn Kiếm, có diện tích là
100 ha, được giới hạn phía bắc là đường Hàng Đậu, phía nam là các đường phố Hàng
Bông - Hàng Gai - Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía đông là đường Trần Nhật Duật - Trần
Quang Khải, phía tây là đường Phùng Hưng.
Nơi đây, xưa là các phường hội thủ công. Mỗi phố mang tên một hàng hoá:
Hàng Nón, Hàng Chiếu... Trong khu phố cổ Hà Nội, xen lẫn các ngôi nhà truyền thống
là các công trình văn hóa, lịch sử, tôn giáo và các nhà hàng ẩm thực. Khu phố cổ còn
giữ được dáng vẻ kiến trúc của dân tộc Việt Nam và châu Á - tạo thành một quần thể
kiến trúc độc đáo - nhà cửa san sát, phố xá tấp nập. Nhiều hoạt động trong đời sống
hằng ngày của người dân đô thị diễn ra tấp nập: sinh hoạt, bán hàng, sản xuất, vui
chơi, nghỉ ngơi, lễ hội, tạo nên sức sống mãnh liệt để khu phố tồn tại và phát triển liên
tục.
+ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lăng là nơi giữ gìn thi hài của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, có mặt chính nhìn ra Quảng trường Ba Đình lịch sử. Đây là kết quả lao
động sáng tạo của các nhà khoa học Nga và Việt Nam. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là
nơi an nghỉ vĩnh hằng của người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Lăng chính thức
được khởi công ngày 2/9/1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Đình, nơi
Bác Hồ đã từng chủ tọa các cuộc mít tinh lớn.
+ Hồ Hoàn Kiếm: Đẹp như một lẵng hoa giữa lòng thành phố, hồ Hoàn Kiếm

được bao quanh bởi các đường phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay. Ba con
phố này dài khoảng 1.800m. Mặt nước hồ là tấm gương lớn soi bóng la đà những cây
cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu
phong, các toà nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh.
+…
b, Ninh Bình
+Chùa Bái Đính
Là một quần thể nằm trên núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình
gồm khu chùa cổ và khu chùa mới với quy mô là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á.
Chùa Bái Đính cổ được phát hiện bởi đức thánh Nguyễn Minh Không, ông là người đã
14


biến các hang động thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh “hoa hổ” cho vua
Lý Thần Tông. Chùa Bái Đính mới tuy còn đang trong quá trình xây dựng nhưng với
quy mô và những nét kiến trúc độc đáo nên mỗi ngày đón hàng ngàn lượt khách thập
phương đến chiêm bái.
+Khu du lịch sinh thái Tràng An
Khu quần thể Sông Nước – Núi Non – Hang Động. Khu này rất đẹp và mới
được đưa vào khai thác mấy năm nay. Thuộc dãy núi đá vôi Tam Điệp với hệ thống
các hang động, rừng cây và các di tích lịch sử gắn với kinh thành xưa của cố đô Hoa
Lư, Tràng An là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất tại Ninh Bình.
+ Thung Nham
Trong khi Tràng An, Tam Cốc – Bích Động là những điểm đến trở nên quen
thuộc, thì Thung Nham dường như vẫn là cái tên khá xa lạ khi du khách đến với Ninh
Bình.
 Động Vái Giời

Nằm trên ngọn núi cao, diện tích 50000m2, được chia thành 3 tầng ẩn chứa
nhiều nhũ đá lung linh huyền ảo được ví như: “địa ngục,trần gian và thiên đường”.

Tương truyền nơi đây người xưa đã lập đàn tế trời để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa
màng bội thu.
 Động Tiên Cá

Động dài hơn 1500m có hệ thống nhũ đá đẹp mê hồn-muôn hình vạn trạng. Trải
qua hàng triệu năm thiên nhiên kiến tạo, nơi đây còn lưu truyền lại một câu chuyện về
một nàng Tiên Cá hóa đá. Nhũ đá trong lòng động như những bức tranh nghệ thuật
tinh xảo của tạo hóa.
 Vườn Chim

Là nơi cư trú và sinh sống của đa dạng các loại chim như cò, vạc, diệp, le le, mòng
két, chích chòe lửa, cho tới sáo đá… Điều đặc biệt ở vườn chim là có hai loài chim
quý hiếm được ghi trong sách đỏ là Hằng Hạc và Phượng Hoàng, một trong những
linh vật nằm trong bộ tứ linh Long-Ly-Quy-Phượng.
 Thung Lũng Tình Yêu

Là thung lũng có không gian thơ mộng được tạo bởi sự kết hợp hài hòa giữa cỏ cây
hoa lá, những khóm Lan rừng đầy màu sắc cùng với tiếng chim kêu nhiều âm điệu làm
nên những bản tình ca lãng mạn.
15


 Miệt Vườn

Với tổng diện tích 80000m2 trồng cây ăn trái đa dạng các loại cây của xứ sở nhiệt
đới như: táo, ổi, khế, xoài, hồng, vải, na…. Tới đây du khách sẽ được thả hồn vào
thiên nhiên, thưởng thức các loại trái cây ngon và cảm nhận như mình đang lạc vào
“Hoa Quả Sơn”.
Ngoài ra, tại khu miệt vườn khách du lịch có thể trải nghiệm công việc làm vườn
như một người nông dân thực thụ.

+ Đền vua Đinh, Vua Lê
Đền Vua Đinh Tiên Hoàng là một di tích quan trọng thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của
quần thể di sản cố đô Hoa Lư. Đền toạ lạc ở xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Vị trí
của đền thuộc trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa. Đây là nơi duy nhất ở
Việt Nam thờ đồng thời Vua Đinh Tiên Hoàng, cha mẹ ông cùng các con trai và có bài
vị thờ các tướng triều Đinh. Đền Vua Đinh cùng với đền Vua Lê được xếp hạng "Top
100 công trình 100 tuổi nổi tiếng ở Việt Nam".Cũng như các di tích khác thuộc cố đô
Hoa Lư, đền Vua Đinh nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An đã được UNESCO
công nhận năm 2014.
Đền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia thuộc khu di tích đặc
biệt cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đền thờ Vua Lê Đại Hành, thái hậu Dương Vân
Nga, Lê Long Đĩnh, ngoài ra còn có bài vị thờ công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng
Phạm Cự Lượng. Đền nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét, thuộc thành Đông
kinh đô Hoa Lư xưa, nay là làng cổ Yên Thành, xã Trường Yên, Ninh Bình. Đền vua
Lê quy mô nhỏ hơn đền vua Đinh nên không gian trong đền khá gần gũi và huyền ảo.
1.3.2 Cơ sở vật chất phục vụ cho kinh doanh du lịch.
a , Hà Nội
*Nhà hàng, khách sạn
-Hà Nội hiện có: 10 khách sạn 5 sao: như Deawoo, Hilton opera, Horison,
Melia, Nikko, Sheraton, Sofitel plaza, Sofitel metropole, Movenpick Hà Nội, Intercotinetal.
+ 10 khách sạn 4 sao: Bảo Sơn, Flower garden, Fortune, Hà Nội, Lake side,
Somerset garden, Thắng Lợi, Sunway, Fraser suites Hà Nôi, Sedona suites Hà Nội.
+ 48 khách sạn 3 sao: Công Đoàn, Á Châu, Bảo Khánh, Dân Chủ, Đông Đô,
Galaxy….
16


+ 99 khách sạn 2 sao:Gia Thịnh, Gia Bảo, Gold, Đức Huy, Đồng Lợi…
-Tổng số khách sạn ở Hà Nội lên tới 525 khách sạn.
-Các khách sạn được ưa chuộng nhất ở Hà Nội như: Golden Lotus Hotel, Silk

Part, Green Dimond, Medallion Hà Nội,Jasmine Garden, Deawoo, Mường Thanh,
Maison D’hanoi hanova, Nikko.
-Các cơ sở ăn uống ở Hà Nội thời gian qua phát triển nhanh chóng phong phú
và đa dạng từ các nhà hàng dân tộc như nhà hàng Thái Lan, nhà hàng Nhật Bản, nhà
hàng Hàn Quốc đến các quán Bar, caffe, các quán ăn nhanh của các tập đoàn lớn trên
thế giới như KFC, Lotteria... đã có mặt ở Hà Nội, đáp ứng nhu cầu ẩm thực rất lớn của
đông đảo du khách và người dân Hà Nội.
-Cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực như như các nhà hàng ăn Âu, Á, cà phê, bar
phát triển ngày càng tiện nghi. Trong thời gian qua thành phố đã thực hiện đầu tư xây
dựng thí điểm phố ẩm thực Tống Duy Tân nhằm giới thiệu nghệ thuật ẩm thực Việt
Nam và Hà Nội.
*Khu vui chơi giải trí
-Hà Nội tập trung các cơ sở văn hoá lớn của cả nước như nhà hát lớn, Trung
tâm chiếu phim quốc gia, các bảo tàng lớn, các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian như
nhà hát chèo, múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong nước.
-Hệ thống công viên cây xanh như công viên Lê Nin, công viên Thủ Lệ, công
viên Đống Đa, Công viên Tuổi Trẻ, công viên nước Hồ Tây, công viên Thiên Đường
Bảo Sơn, Việt Phủ Thành Chương …. đang ngày càng trở thành các điểm tham quan
được du khách quan tâm.
b, Ninh Bình
*Nhà hàng, khách sạn
Tính đến năm 2014 toàn tỉnh đã có 141 nhà hàng, khách sạn du lịch được thẩm
định và công nhận loại hạng với 2.712 phòng ngủ, chiếm 63,29% tổng số phòng ngủ
của các cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó có 9 khách sạn 1 sao với 232 phòng ngủ; 26
khách sạn 2 sao với 845 phòng ngủ; 1 khách sạn 3 sao với 102 phòng ngủ; 2 khách sạn
4 sao với 237 phòng ngủ và 102 cơ sở lưu trú đạt chuẩn với 1.043 phòng ngủ.
*Khu vui chơi giải trí
Khu du lịch nghỉ dưỡng Emeralda Resort Ninh Bình toạ lạc trên khu đất rộng
16,2 ha gần khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, huyện Gia Viễn. Khu du lịch nghỉ
17



dưỡng Emeralda Resort Ninh Bình bao gồm 172 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn 5 sao, 116
phòng standards, 36 phòng Deluxe và 10 phòng Duplex suite. Ngoài ra dự án còn có
hệ thống nhà hàng, bar, trung tâm spa và thể dục, 2 hồ bơi, sân tennis, khu tổ chức sự
kiện, phòng hội thảo và khu vui chơi trẻ em.
Cucphuong Resort & Spa là khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Cúc Phương,
được xây dựng trên diện tích gần 100 ha, bao gồm một tổ hợp giải trí, nghỉ dưỡng và
cư trú nhiều tiện ích là Cucphuong Resort và Cucphuong Villas. Khu du lịch nghỉ
dưỡng nằm vị trí liền kề với rừng Cúc Phương. Sản phẩm là nước khoáng nóng Cúc
Phương, Bùn khoáng thiên nhiên và Bộ sưu tập đá cổ sinh, gỗ hoá thạch. Cucphuong
Villas là khu biệt thự nghỉ dưỡng sinh thái. Cucphuong Resort là khu nghỉ dưỡng chăm
sóc sức khỏe. Hệ thống khách sạn của Cucphuong Resort bao gồm 36 phòng nghỉ
bungalow.
Khu nghỉ dưỡng Life Wellnesss Resort Ninh Bình gồm 74 phòng. Xung quanh
khu đất 5 ha của khu nghỉ dưỡng bao gồm bungalow, toà nhà, khu spa, hồ bơi, nhà
hàng, sân vườn và hồ sen là vùng đệm rộng khoảng 20 ha gần đền Thái Vi - khu du
lịch Tam Cốc - Bích Động.
Thành phố Ninh Bình là nơi có nhiều địa chỉ mua sắm như: Siêu Thị Đông Nam
Á; Siêu Thị Hapro Mart Ninh Bình; Siêu Thị Vinmart Ninh Bình; Siêu thị Kiên Anh;
Siêu thị Big C Ninh Bình, Siêu thị Đông Thành; Chợ Rồng Ninh Bình và Một số địa
chỉ mua sắm khác. Địa chỉ Khách sạn.
Các khu giải trí, Resort Ninh Bình: Club Number One City, Trung tâm giải trí
Newstar, Massage Kinh Đô, Massage Hương Trà, Khu nghỉ dưỡng tắm ngâm nước
khoáng Kênh Gà, Làng Du lịch Quốc tế Vạn Xuân, Trung tâm thương mại Ninh Bình,
trung tâm giải trí Tràng An, làng quần thể du lịch Ninh Bình, sân Golf 54 lỗ hồ Yên
Thắng, Nhà hàng Xanh, khu resort Vân Long.v.v.
Các công viên lớn ở Ninh Bình gồm công viên núi Non Nước, núi Kỳ Lân,
công viên sông Vân, công viên văn hóa Tràng An, Công viên động vật hoang dã quốc
gia Ninh Bình và công viên hồ Đồng Chương.

Các công trình văn hóa, giải trí gồm: Sân vận động Ninh Bình, Nhà thi đấu
Ninh Bình, Nhà hát Chèo Ninh Bình, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế...

18


-CHƯƠNG IITÌM HIỂU CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN
TẢI TÂN ĐẠT
2.1 Tìm hiểu chung về xí nghiệp:
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Tiền thân của trung tâm Tân Đạt là trung tâm vận tải hành khách và du lịch trực
thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội.
19


Căn cứ QĐ số 740/2004/QĐ – TCT ngày 7/12/2004 của Tổng giám đốc của
TCT Vận tải Hà Nội về việc thành lập Trung tâm vận tải hành khách và du lịch.
Căn cứ vào QĐ 476/QĐ – TCT ngày 10/03/2005 của Tổng giám đốc TCT Vận
tải Hà Nội về việc ban hành điều chỉnh cơ cấu tổ chức của TCT: Đổi tên Trung tâm
vận tải hành khách và du lịch thành Trung tâm Tân Đạt. Trước năm 2013 thì Trung
tâm vận hạch toán trực tiếp, không có tư cách pháp nhân, từ năm 2013 thì Trung tâm
chuyển thành chi nhánh của Tổng công ty và có tư cách pháp nhân nhưng không đầy
đủ, hạch toán phụ thuộc vào Tổng công ty.
2.1.2. Tên gọi, trụ sở, ngành nghề kinh doanh.
-Tên giao dịch: Trung tâm Tân Đạt – chi nhánh Tổng công ty vận tải Hà Nội.
-Trụ sở TCT: Số 5 – Lê Thánh Tông – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
-Địa chỉ trung tâm: 124 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội.
-Tel: (04)8.567.567 – (04)7.549.289
-Fax: 043.7549291
-Email:

-Website: http: // WWW.Transerco.com.vn
-Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước
-Giám đốc: Nguyễn Thái Sơn
-Ngành nghề kinh doanh:
+ Kinh doanh vận tải hành khách liên tỉnh
+ Kinh doanh vận tải buýt kế cận và buýt nội đô.
Thời gian thành lập, Trung tâm tiến hành khai thác một số tuyến đó là: Hà Nội
– Vinh, Hà Nội – Buôn Ma Thuật, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, căn cứ vào năng lực của Trung tâm và nhu cầu đi lại của người dân trên
từng luồng tuyến, Trung tâm đã quyết định ngừng hoạt động 4 tuyến trên, thay vào đó
là các tuyến mới sau:
 Các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh: Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên.

Thời điểm trước là Bến xe Mĩ Đình – Bến xe Thái Nguyên. Hiện nay đã
được chuyển sang Bến xe Nam Thăng Long – Bến xe Thái Nguyên.
 Các tuyến buýt kế cận: Gồm 3 tuyến: Tuyến 202: BX. Gia Lâm – BX.

Hải Dương, tuyến 205: BX Lương Yên – BX Hưng Yên, tuyến 209: BX
Giáp Bát – BX Hưng Yên.
20


 Các tuyến buýt nội đô: Gồm 4 tuyến: Tuyến 52A: Công viên Thống Nhất

– Lệ Chi (Gia Lâm), tuyến 52B: CV Thống Nhất – Đặng Xá (Gia Lâm),
hiện nay từ năm 2015, toàn bộ tuyến 52 được đầu tư mới phương tiện
hoàn toàn (15 xe thaco TB116), tuyến 53: Hoàng Quốc Việt – Thị trấn
Đông Anh ( tiếp nhận từ xí nghiệp xe điện 01/03/2010), tuyến 62: BX.
Yên Nghĩa – BX. Thường Tín ( Vận hành vào cuối năm 2012).
Từ năm 2014, Trung tâm không còn vận chuyển theo hợp đồng cố định trong

thành phố nữa, như: Đưa đón các công nhân viên, Học sinh và cho thuê xe du
lịch…mà chuyển sang xí nghiệp vận tải và du lịch Neway.
2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đội xe, đoàn xe.
-Mô hình:

Ban Giám Đốc

Phòng
Nhân sự

Phòng
tài chính
kế toán

Phòng
đào tạo
và Kỹ
thuật –
Vật tư

Phòng
Kế
hoạch –
Điều độ

Gara

Đội
kiểm
tra

giám
sát

a, Ban giám đốc
Ban Lãnh đạo bao gồm Giám đốc và một phó giám đốc. Trong đó, Giám đốc:
Nguyễn Thái Sơn phụ trách điều hành chung toàn bộ hoạt động SXKD của TT. Còn
phó Giám đốc: Doãn Đức Liêm làm nhiệm vụ trợ giúp cho Giám đốc trong điều hành
chung. Phó giám đốc tham gia đề xuất với Giám đốc những chủ trương biện pháp để
tăng cường công tác quản lý SXKD nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
b, Phòng Nhân Sự
Chức năng: Tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện:
21


o
o
o
o

Công tác tổ chức nhân sự.
Công tác lao động, tiền lương.
Khen thưởng, kỷ luật.
Công tác quản trị hành chính.

Nhiệm vụ:
o

Công tác nhân sự: đảm bảo thực hiện các vấn đề liên quan đến nhân sự: như

tuyển dụng, sa thải lao động, quản lý lao động,..

o Công tác lao động tiền lương: thực hiện các vấn đề liên quan đến tiền lương
như: hệ số lương, tổ chức thực hiện và quản lý việc trả lương, nâng lương, thực
hiện các chế độ chính sách bảo hiểm,..
o Khen thưởng, kỉ luật: thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật, ban hành quy
chế, nội quy hoạt động của đơn vị.
o Công tác quản trị hành chính: quản lý các thủ tục, giấy tờ hành chính liên quan;
tổ chức phục vụ hội họp, tổ chức thực hiện công tác quản lý chất lượng sản
phẩm,…
c, Phòng tài chính – kế toán
Chức năng: Tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện:Công tác kế toán – thống kê,
Tổng hợp kế toán tài chính, Quản trị tài chính.
Nhiệm vụ: Tổ chức bộ máy kế toán – thống kê phù hợp với quy mô sản xuất kinh
doanh và nhiệm vụ được giao.
-

Công tác kế toán thống kê: thống kê tình hình hoạt động của trung tâm: như

phương tiện, xưởng BDSC, các khoản thu chi,…
-

Tổng hợp kế hoạch: Xây dựng kế hoạch tài chính; phân tích tài chính.

-

Công tác quản trị tài chính:Giám sát việc thực hiện kế hoạch Tài chính: quản lý

doanh thu, lợi nhuận, chi phí,..
d,Phòng kế hoạch điều độ
Chức năng: Tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiệnkế hoạch vận tải theotuyến,
điều hành hoạt động và đảm bảo phục vụ trên tuyến.

Nhiệm vụ:
-

Công tác kế hoạch vận tải: lập kế hoạch vận tải hợp lý hóa cho từng tuyến.

-

Điều hành hoạt động và đảm bảo phục vụ trên tuyến.

-

Tổ chức bảo quản và sử dụng phương tiện của đoàn xe.

e, Đội kiểm tra giám sát
22


Chức năng : Là công cụ của Giám đốc Đơn vị để kiểm tra giám sát toàn bộ các
khâu liên quan đến chất lượng dịch vụ của đơn vị.
Nhiệm vụ:
-

Kiểm tra giám sát chất lượng phục vụ trên tuyến:

-

Kiểm tra giám sát qua khai thác hệ thống GPS:

-


Kiểm tra giám sát tại đơn vị:

-

Kiểm tra thợ BDSC, nhân viên giao nhận phương tiện, nhân viên điều độ,

nghiệm thu, thu ngân về việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
-

Điều hành hoạt động trên tuyến.

f, Phòng đào tạo và kỹ thuật vật tư
Chức năng, nhiệm vụ : Tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện:Quản lý kỹ thuật
phương tiện; Quản lý vật tư phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu; Công tác giao nhận
phương tiện.
g, Gara
Chức năng: Tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện:
-

BDSC cho toàn bộ phương tiện, trang thiết bị nhà xưởng của TT.

-

Vệ sinh phương tiện, vệ sinh công nghiệp nhà xưởng.

Nhiệm vụ: Phối hợp tham gia xây dựng và thực hiện các quy trình, định mức
BDSC, tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, định ngạch sử dụng vật tư phụ tùng cho
phương tiện.
2.3 Qui mô cơ cấu phương tiện của đội xe.
Dưới đây là tình hình biến động phương tiện qua 2 năm.

Bảng 1. Tình hình biến động phương tiện qua 2 năm 2014 – 2015
Tên
tuyến

Mác xe

HN- TN

Huyndai
Town
Daewoo
BS 106 D
Transinco
B80
Daewoo
BS 105
Daewoo
BS 106D

202
205

Năm
sản
xuất
2004

Số lượng xe
Năm
Năm

2014
2015
13
13

Sức chứa

Chênh
lệch

Tổng
năm 2015

38

0

13
12

2010

14

12

83

-2


2005

20

4

80

-16

2002

0

13

80

13
19

2010

0

2

83

2

23


209

52A

52B

53

62

Daewoo
BA 090
Transinco
B80
Transinco
B80
Thaco
TB 115
Transinco
B80
Thaco
TB 115
Daewoo
BH 116
Daewoo
BS 105
Daewoo

BS 106
D4
Thaco
B60
Tổng

2002

0

14

60

14

2005

14

0

80

-14

2005

11


0

80

-11

2014

0

11

80

11

2005

4

0

80

-4

2014

0


4

80

4

2010

2

0

80

-2

2002

13

0

80

-13

14

11


4

13
2014

0

13

81

13

2012

17

17

60

0

108

103

17
103


Mặt bằng trung tâm Tân Đạt có diện tích 9000
Từ năm 2014 đã không còn hoạt động vận tải hành khách du lịch mà chuyển
sang xí nghiệp vận tải du lịch Neway cho nên không cho vào bảng trên.
Năm 2014 trung tâm có 108 xe (chưa tính 5 xe dành cho vận tải du lịch) hoạt
động trên 7 tuyến. Năm 2015, số tuyến tách thêm tăng lên là 8 tuyến, số phương tiện
giảm xuống còn 103 xe, trong đó tuyến liên tỉnh có 13 xe, tuyến buýt kế cận là 45 xe,
buýt nội đô là 45 xe.
Từ đây ta thấy có sự thay đổi phương tiện cho các tuyến, và hơn hết năm 2014,
tuyến 53 Hoàng Quốc Việt – Đông Anh phương tiện đã được thay mới hoàn toàn với
sức chứa là 81 được sản xuất năm 2014. Năm 2015, tuyến 52A và 52B phương tiện
cũng được thay mới, 15 xe loại Thaco TB 115 có sức chứa 80 chỗ. Các phương tiện
hầu hết đều thuộc nhóm phương tiện có sức chứa lớn, lớn hơn 40 chỗ. Chỉ có xe tuyến
liên tỉnh là có sức chứa trung bình 38 chỗ.
2.4 Phạm vi hoạt động của đội xe.
-Kinh doanh vận tải hành khách: liên tỉnh theo tuyến cố định, xe buýt kế cận, buýt nội
đô.
-Vận tải phục vụ cho các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội theo yêu cầu.
24


-Dịch vụ đại lý: Vận tải, phát hành chuyển phát nhanh…
2.5 Tình hình tổ chức lao động, quản lý phương tiện ở đội xe.
-Tổng số lao động hiện nay của trung tâm là 450 người, trong đó đối với thợ BDSC
chủ yếu là thợ bậc 3-4.
Bảng. Cơ cấu lao động khối quản lý và gián tiếp theo trình độ
TT
1
2
3
4

5

Trình độ
Thạc sỹ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Tổng

Số lượng
04
32
28
23
87

Đối với khối CBCNV của văn phòng đều tốt nghiệp Trung cấp, cao đẳng trở lên, trong
đó trình độ đại học và trên đại học chiếm 41.38%.
Bảng. Cơ cấu lao động khối trực tiếp sản xuất
Trình độ
Thợ BDSC bậc 3 - 4
Thợ BDSC bậc 5 - 6
Thợ BDSC bậc 7
Lái xe bằng E
Bán vé
Tổng

Số lượng
24
3

1
190
145
363

Nhận xét: Với cơ cấu lao động như trên, ta thấy số công nhân BDSC có trình độ
cao là ít, chủ yếu là thợ bậc 3,4.
Do đó, cần phải nâng cao tay nghề cho công nhân để đạt được chất lượng
BDSC phương tiện một cách tối ưu.
2.6 Công tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện.
-Chế độ bảo dưỡng sửa chữa phương tiện được thể hiện thông qua:
+ Định ngạch: Quãng đường, thời gian, số ngày BDSC
+ Số lần bảo dưỡng có tính chất bắt buộc để duy trì tình trạng kỹ thuật của xe bao
gồm bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng cấp I, bảo dưỡng cấp II
+ Áp dụng hình thức BDSC phù hợp và đạt hiệu quả
+ Lựa chọn công nghệ BDSC
+ Lựa chọn hình thức tổ chức lao động cho công nhân:
•Quản lý thực hiện nhiệm vụ và chất lượng công tác BDSC
•Quản lý kỹ thuật phương tiện vận tải
25


×