Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế biển ở hải phòng trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế -

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 95 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt thì
đẩy mạnh nghiên cứu khoa học – công nghệ để khai thác tối đa tiềm năng, lợi
thế tài nguyên từ biển đang là xu thế tất yếu, khách quan nhằm đảm bảo các
nhu cầu về nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng, thực phẩm và không gian sinh
tồn cho loài người. Do đó, biển có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết và quan
trọng đối với đời sống con người và cho sự phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm
an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường ở mỗi quốc gia.
Lịch sử cho thấy những đột phá phát triển mang tầm thế giới cho đến
nay hầu như đều bắt nguồn từ những quốc gia - biển, như Italia thế kỷ XIV XV, Anh thế kỷ XVII - XVIII, Nhật Bản nửa cuối thế kỷ XX và gần đây hơn,
gắn với biển là sự bùng nổ của Singapo bé nhỏ hay Trung Quốc khổng lồ.
Dựa trên những lợi thế của biển, các nước này thi hành chiến lược kinh tế mở
và đã tạo những đột phá thành công. Kinh nghiệm thế giới cũng chỉ ra rằng
mỗi thời đại phát triển lớn đều gắn với các đại dương, như: thời Phục hưng
gắn với Địa Trung Hải, thời Ánh sáng gắn với Đại Tây Dương, và hiện nay là
sự đột phá của Đông Á gắn với Thái Bình Dương...
Việt Nam với lợi thế về tài nguyên biển cũng đã chú trọng khai thác tài
năng biển, sử dụng các nguồn lực biển phục vụ tích cực cho công cuộc phát
triển kinh tế. Hồ chủ tịch từng nói: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày
nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn
lấy nó”. Hội nghị Trung ương 4 khóa X đã đề ra Chiến lược biển Việt Nam,
cung cấp khuôn khổ phát triển biển toàn diện đến năm 2020 với mục tiêu
quan trọng là: Việt Nam phải trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên
từ biển. Trong bối cảnh hội nhập, với tầm nhìn dài hạn cho các lĩnh vực kinh
tế, phát triển kinh tế biển được coi là “trục chính” của nền kinh tế Việt Nam.
Thành phố Hải Phòng - một trong những trung tâm công nghiệp, thương
mại, dịch vụ của cả nước, luôn tự hào về những đóng góp to lớn cho sự phát
Nguyễn Thị Loan – QLKT K28



1


Khoá luận tốt nghiệp
triển kinh tế biển Việt Nam. Kinh tế biển Hải Phòng giữ vai trò quan trọng
trong phát triển KT - XH, là trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực
phát triển kinh tế hàng đầu cả nước với Viện Tài nguyên và Môi trường biển,
Viện Nghiên cứu hải sản, Viện Y học biển, trường Đại học Hàng hải Việt
Nam...; tập trung nhiều ngành kinh tế mũi nhọn như công nghiệp cơ khí đóng
tàu, công nghiệp chế biến thủy sản, dịch vụ cảng, vận tải biển và du lịch biển.
Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện
nay thì kinh tế biển Hải Phòng càng giữ vai trò quan trọng và đem lại nhiều
đóng góp to lớn trong phát triển kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp
hoá- hiện đại hoá .
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng phải nhận
thấy phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng chưa được như Đảng bộ và
Chính quyền thành phố mong muốn, chưa thực sự ngang tầm với vị trí
và vai trò của một thành phố biển. Các lĩnh vực kinh tế biển phát triển
chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Đánh bắt, nuôi trồng, chế biến
thủy, hải sản - nghề truyền thống phát triển chưa bền vững, còn manh
mún, chưa vươn khơi hiệu quả, chế biến kém; đội tàu vận tải biển nhỏ
bé, ngành đóng tàu phát triển nóng, chủ yếu là gia công, nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường; du lịch biển còn khoảng cách lớn so với các thành
phố biển khác trên thế giới; khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua hệ
thống cảng còn thấp; chưa có hình thức phù hợp cho phát triển nghề làm
muối và kinh tế đảo. Chính vì vậy mà các lĩnh vực phát triển kinh tế biển
Hải Phòng chủ yếu dựa vào ngân sách, không tận dụng lợi thế so sánh,
đầu tư dàn trải, tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả thành phố
còn hạn chế.

Để góp phần luận giải những nguyên nhân của thực tại đó, đồng thời đưa
ra những giải pháp cho phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng thời gian tới, tác
giả đã chọn đề tài: “Phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng trong điều kiện toàn
cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

2


Khoá luận tốt nghiệp
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đối với vấn đề phát triển kinh tế biển đã có nhiều công trình nghiên cứu,
nhiều hội thảo khoa học cùng nhiều bài viết đăng tải trên các báo và tạp chí
bàn đến. Với những góc độ tiếp cận và cách lý giải khác nhau mà lý luận về
kinh tế biển cũng như những giải pháp thiết thực cho sự phát triển kinh tế
biển đã được đưa ra.
- Ngày 11/12/2007, được sự tài trợ của tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc
tế (IUCN) và trung tâm Phát triển cộng đồng (MDC), Viện Khoa học xã hội
Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã
tổ chức hội thảo về “Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thủy sản Việt Nam”.
Nhiều tham luận có giá trị về tư duy và thực tiễn đã góp phần sáng tỏ tiềm
năng và hạn chế của chúng ta về kinh tế biển. Tiêu biểu như tham luận “Phát
triển kinh tế gắn với an ninh trên biển” của TS. Nguyễn Việt Thắng, Thứ
trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; tham
luận “Giải pháp thực hiện chiến lược kinh tế biển” của PGS. TS. Bùi Tất
Thắng, Viện Chiến lược phát triển; tham luận “Tổ chức không gian biển” của
PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi, Viện trưởng Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản;
tham luận “Phát huy 6 lĩnh vực kinh tế biển” của TS. Nguyễn Thiết Hùng,
nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; tham luận “Vùng biển tăng cường
hội nhập” của PGS. TSKH. Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế

thế giới...
- Từ ngày 7 - 11/4/2008 tại Hà Nội diễn ra Hội nghị toàn cầu lần thứ 4
về đại dương, vùng bờ và hải đảo. Tại hội nghị, các nhà quản lý đến từ 60
quốc gia cùng các nhà khoa học quốc tế, các nhà khoa học Việt Nam thảo
luận về quan điểm, chính sách quản lý biển đảo và đại dương; Những bài học
kinh nghiệm từ các chương trình của Liên hợp quốc về biển, đại dương tại các
khu vực và một số quốc gia cam kết thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về đại
dương, biển đảo; Chuẩn bị các thông tin để xây dựng dự thảo cho Chương
trình nghị sự 21 về Đại dương thế giới sẽ được thông qua vào năm 2012.
Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

3


Khoá luận tốt nghiệp
- Trong hai ngày 17 và 18/9/2008, Văn phòng ban chỉ đạo Nhà nước về
điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển và UBND thành phố Hải Phòng
đã tổ chức hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển và phát
triển bền vững”. Trong đó đã nêu rõ vị trí, vai trò của Hải Phòng trong chiến
lược phát triển kinh tế biển bền vững của nước ta, cùng một số giải pháp cơ
bản để phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng.
- Đầu tháng 7/2010 Hội nghị “Xúc tiến đầu tư kinh tế biển Việt Nam
2010” (Vietnam MEIPC 2010) diễn ra tại thành phố Hải Phòng đã thu hút gần
300 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. Tại Hội nghị

các đại biểu đã

trình bày và phân tích các tiềm năng lớn cũng như những cơ hội và thách thức
đặt ra trong việc phát triển kinh tế biển tại Hải Phòng.
- Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng, Đoàn đại biểu

Đảng bộ thành phố Hải Phòng do đồng chí Nguyễn Văn Thành- Bí thư Thành
uỷ Hải Phòng làm trưởng đoàn, gửi đến Đại hội Báo cáo tham luận với chủ đề
“ Phát triển kinh tế biển trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
nhìn từ thực tiễn thành phố Hải Phòng”. Bản tham luận trình bày nhận thức
về vị trí của kinh tế biển đối với các quốc gia ven biển và từng địa phương,
những kết quả về phát triển kinh tế biển trong thời gian qua nhìn từ thực tiễn
Hải Phòng, cũng như những yếu tố tác động đến kinh tế biển Hải Phòng, đồng
thời xác định những mục tiêu và đề xuất những giải pháp cụ thể để phát triển
kinh tế biển Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên để phù hợp với quan điểm và định hướng phát triển kinh tế
biển Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2020 cần phải có những đánh giá tổng quát
và những nhóm giải pháp cụ thể hơn nữa.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
a) Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tác giả thực hiện đề tài “Phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng trong điều
kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế” với mục tiêu tổng hợp những
vấn đề lý luận về kinh tế biển, đồng thời đi sâu nghiên cứu, đánh giá đúng
Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

4


Khoá luận tốt nghiệp
thực trạng, nguyên nhân cũng như những thành công và hạn chế của phát triển
kinh tế biển ở Hải Phòng trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay. Từ đó xác
định mục tiêu, phương hướng và đề xuất giải pháp cho phát triển kinh tế biển
ở Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2020.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Đề tài trình bày hệ thống những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế
biển trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế: khái niệm kinh

tế biển, khái niệm toàn cầu hoá, khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế, các lĩnh
vực phát triển kinh tế biển, đặc điểm của kinh tế biển, vai trò và xu hướng
phát triển kinh tế biển trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc
tế, khái quát sự phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng qua các năm, đặc biệt từ
năm 2005 đến nay.
- Đề tài đưa ra những phân tích và đánh giá những kết quả đạt được,
những tồn tại, khó khăn trong phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng và chỉ ra
nguyên nhân của nó.
- Đề tài đề xuất những phương hướng, giải pháp phù hợp cho sự phát
triển kinh tế biển ở Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là kinh tế biển ở Hải Phòng trong điều
kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm các lĩnh vực cơ bản:
Kinh tế hàng hải; Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản; Khai thác và
chế biến dầu khí; Du lịch biển; Nghề làm muối; Kinh tế đảo.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển kinh tế biển ở Hải
Phòng, trong đó tập trung vào nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế biển từ
năm 2005 đến nay. Những phương hướng, giải pháp đề xuất đưa ra cho giai
đoạn 2012 - 2020.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu của đề tài
Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

5


Khoá luận tốt nghiệp
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở lý luận là những chủ trương, quan
điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và HĐND thành phố Hải Phòng
về phát triển kinh tế biển.
Phương pháp chủ yếu mà khóa luận sử dụng là phương pháp duy vật

biện chứng, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp lôgic và lịch
sử, diễn dịch và quy nạp... Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp: phân tích,
tổng hợp, so sánh, điều tra và khảo sát thực tế.
6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Khóa luận trình bày một cách khái quát nhất những lý luận và vấn đề
xung quanh kinh tế biển Hải Phòng trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế trên cơ sở tìm hiểu cụ thể về từng lĩnh vực kinh tế biển.
Khóa luận đưa ra những phân tích, đánh giá quá trình phát triển kinh tế
biển ở Hải Phòng giai đoạn từ năm 2005 đến nay.
Đặc biệt, khóa luận đề xuất những phương hướng, giải pháp cụ thể, khả
thi để phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2020.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các
chữ viết tắt, mục lục, khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Kinh tế biển và sự cần thiết của việc phát triển kinh tế biển
trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển ở Hải
Phòng giai đoạn 2012 - 2020

Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

6


Khoá luận tốt nghiệp

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KINH TẾ BIỂN VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN

KINH TẾ BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. KINH TẾ BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm kinh tế biển
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh vai trò quan
trọng của kinh tế biển và đại dương đối với sự phát triển KT - XH hiện tại và
tương lai bởi nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú và đa dạng đang thỏa
mãn được nhu cầu ngày càng cao của KT - XH. Chính tính chất đa dạng,
phong phú và trữ lượng lớn của tài nguyên biển là động lực thúc đẩy hình
thành các ngành kinh tế biển trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Kinh tế biển
đã thực sự đem lại những lợi ích to lớn cho các quốc gia có biển.
Nằm ngay trên bờ biển Đông, lãnh thổ hoàn toàn nằm trong vùng duyên
hải, Việt Nam tất yếu phải phát triển kinh tế biển. Đây không còn là nhu cầu
tự thân mà còn là nhu cầu phát triển trong hệ thống phát triển kinh tế - quốc
phòng và an ninh của quốc gia. Theo quan điểm kinh tế hiện đại, kinh tế biển
không phải chỉ ngoài khơi mà còn cả khu vực ven biển và các vùng phụ cận.
Như vậy kinh tế biển sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nước ta.
Kinh tế biển hiểu theo nghĩa rộng, là toàn bộ hoạt động kinh tế trên biển
và trên đất liền, nhưng liên quan đến biển chứ không phải là toàn bộ hoạt
động KT - XH.
Tức là kinh tế biển bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên
biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng trực tiếp liên quan
đến khai thác biển. Cụ thể là:

Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

7



Khoá luận tốt nghiệp
- Các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu bao gồm: (1) Kinh tế
hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển); (2) Hải sản (đánh bắt và nuôi
trồng hải sản); (3) Khai thác dầu khí ngoài khơi; (4) Du lịch biển; (5) Làm
muối; (6) Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; và (7) Kinh tế đảo.
- Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không
phải diễn ra trên biển nhưng chúng nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ
các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: (1) Đóng và sửa
chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp chung vào lĩnh vực kinh tế hàng
hải); (2) Công nghiệp chế biến dầu, khí; (3) Công nghiệp chế biến thuỷ, hải
sản; (4) Cung cấp dịch vụ biển; (5) Thông tin liên lạc biển; (6) Nghiên cứu
khoa học - công nghệ biển; (7) Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế
biển; và (8) Điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển.
1.1.1.2. Toàn cầu hoá
Quan niệm thứ 1: Toàn cầu hoá về bản chất là sự mở rộng thị trường ra
ngoài biên giới quốc gia (theo GS Văn Như Cương, tạp chí trí tuệ)
Quan niệm thứ 2: Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, là thành quả
của quá trình phát triển lực lượng sản xuất và nền kinh tế thị trường thế giới ở
mức độ cao. Mặc dù hiện nay quá trình này đang do các nước tư bản phát
triển chi phối nhưng toàn cầu hoá là sản phẩm của nền văn minh nhân loại,
tạo cơ hội cho tất cả các nước tham gia vào quá trình kinh tế (theo tham luận
trong hội thảo khoa học về toàn cầu hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
của nước ta)
“Toàn cầu hoá là một quá trình trong đó những mối quan hệ quốc tế vượt
qua mọi biên giới quốc gia, vươn tới quy mô toàn thế giới với một trình độ và
chất lượng mới khác với quá trình quốc tế hoá từ nửa đầu thế kỉ XX trở về
trước”
Hay nói tóm lại “Toàn cầu hoá là bước phát triển cao của quá trình quốc

tế hoá, là giai đoạn chuyển biến về chất của quá trình quốc tế hoá”.

Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

8


Khoá luận tốt nghiệp
Phân biệt toàn cầu hoá và quốc tế hoá: quốc tế hoá là sự mở rộng quan
hệ giữa các quốc gia trên thế giới. Chủ thể của quá trình này là các quốc gia
dân tộc.
1.1.1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế thế giới là giai đoạn phát triển cao của quan hệ kinh tế
quốc tế; khi quan hệ kinh tế giữa các nước phát triển đến một mức độ nhất
định tất yếu dẫn đến sự phân công và hợp tác kinh tế giữa các nước, làm cho
kinh tế các nước đan xen, xâm nhập vào nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Khi đó,
kinh tế mỗi nước thực sự trở thành bộ phận hữu cơ của kinh tế khu vực hay
của kinh tế toàn cầu. Dấu hiệu của một nền kinh tế bước vào hội nhập là:
- Tham gia liên kết quốc tế một cách rộng rãi và tích cực thực hiện các
cam kết kinh tế quốc tế
- Mở cửa kinh tế với bên ngoài( thực hiện nền kinh tế mở) mà nội
dung chủ yếu là thực hiện chế độ tự do thương mại.
- Sản xuất trong nước gắn với chất lượng và giá cả quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự tham gia vào phân công lao động quốc tế,
tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, mở rộng không gian và môi
trường để phát triển, chiếm lĩnh những vị trí phù hợp nhất có thể được trong
quan hệ quốc tế.
- Hình thức:
+Tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế
+ Thiết lập các quan hệ song phương và đa phương.

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình mà bất cứ một quốc gia nào cũng
muốn tham gia để làm lớn mình. Nó mang trong đó những nội dung được
thoả thuận và đồng tình của các quốc gia.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp, năng suất lao
động và hiệu quả sản xuất thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp
và sản xuất còn yếu... nguy cơ tụt hậu ngày càng xa đang là hiện thực.

Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

9


Khoá luận tốt nghiệp
Trong tình hình đó, hội nhập kinh tế quốc tế giúp nước ta có cơ hội lớn để
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Trước hết, giúp Việt Nam mở rộng thị trường, tăng quy mô xuất
khẩu. Bởi vì, tự do hóa thương mại có hai mặt, một mặt, ta phải mở cửa thị
trường cho các đối tác, mặt khác, các nước cũng phải mở cửa thị trường cho
nước ta ở mức độ tương tự, giúp hàng xuất khẩu của nước ta có điều kiện
thuận lợi hơn khi thâm nhập thị trường thế giới.
+ Tự do hóa kinh tế theo các cam kết quốc tế sẽ kích thích khả năng
cạnh tranh của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó có
thể khắc phục được các khiếm khuyết trong việc phân bổ và sử dụng các
nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả hơn.
+ Mặt khác, việc giảm bớt sự bảo hộ của Nhà nước vào nền kinh tế tạo
ra động lực, sức ép buộc các chủ thể kinh tế thị trường đổi mới quản lý, công
nghệ, cải tiến sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên để quá trình hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng thì
cũng đặt ra nhiều cơ hội lớn và thách thức không nhỏ đối với kinh tế Việt
Nam.

1.1.2. Các lĩnh vực phát triển kinh tế biển
Trong nội dung khóa luận, để phù hợp với mục tiêu, đối tượng nghiên
cứu, tác giả trình bày về kinh tế biển theo 6 lĩnh vực: (1) Kinh tế hàng hải; (2)
Đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản; (3) Khai thác và chế biến dầu
khí; (4) Du lịch biển; (5) Nghề làm muối; (6) Kinh tế đảo. Cụ thể như sau:

* Kinh tế hàng hải
Đây là lĩnh vực kinh tế biển bao gồm vận tải biển, dịch vụ cảng biển và
đóng, sửa chữa tàu biển. Việt Nam đã xây dựng được đội tàu biển quốc gia
với tổng trọng tải là 2.322.703 DWT (gấp 2 lần số lượng tàu và 2,3 lần về
trọng tải so với năm 2000, bình quân tăng 6,4% về số lượng và 11% về trọng
tải/năm). Nòng cốt của đội tàu biển quốc gia là đội tàu của Tổng công ty

Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

10


Khoá luận tốt nghiệp
Hàng hải Việt Nam (VINALINES), chiếm khoảng 50% tổng trọng tải của đội
tàu quốc gia.
Quy mô cảng ngày càng tăng, cuối năm 1995 nước ta chỉ có hơn 70 cảng
biển, thì đến nay Việt Nam đã xây dựng được hệ thống cảng biển gồm hơn 90
cảng lớn nhỏ với 25.617 m cầu bến, trải dài từ Nam chí Bắc; ngoài ra còn có
trên 10 khu chuyển tải để tăng cường khả năng thông qua của hàng hóa và tạo
điều kiện cho những tàu có trọng tải lớn ra vào cảng dễ dàng, an toàn. Khối
lượng hàng hóa qua cảng tăng nhanh, tốc độ tăng bình quân 17%/năm. Một số
cảng đã và đang được nâng cấp và mở rộng như: Hải Phòng, Cái Lân, Đà
Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ. So với quốc tế, nhìn chung
quy mô cảng còn nhỏ nhưng thời gian qua hệ thống cảng biển Việt Nam đã

đảm nhiệm hầu hết lượng hàng ngoại thương của ta và hỗ trợ một phần việc
trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Lào, góp phần đưa nước ta từng
bước tiếp cận và hội nhập kinh tế thế giới. Hơn 80% khối lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu ở Việt Nam được vận chuyển thông qua hệ thống cảng biển.
Trình độ, năng lực đóng, sửa chữa tàu so với trước đây đã có tiến bộ
vượt bậc, hiện đại hóa một bước theo hướng tập trung quy mô lớn, bước đầu
có phân công chuyên môn hóa, vươn ra đóng tàu cỡ lớn, chuyên dùng đạt chất
lượng đăng kiểm quốc tế. Một số doanh nghiệp đang đầu tư lớn, hiện đại để
đóng tàu lớn (3 - 5 vạn tấn). Có thể nói, chưa bao giờ ngành đóng tàu phát
triển mạnh mẽ như bây giờ, chưa bao giờ trình độ đóng tàu của ta đạt ngang
trình độ quốc tế như bây giờ. Đến năm 2010, tập đoàn VINASHIN sẽ xây
dựng và nâng cấp 10 tổng công ty đóng tàu lớn nhất, mà hiện đang đóng được
tàu 100.000 tấn.
* Đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản
Có thể nói trong số những lợi ích mà biển mang lại, kinh tế thủy, hải sản
chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, đan xen giữa những lợi ích trước mắt và lợi
ích lâu dài theo ý nghĩa đầy đủ của nó.

Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

11


Khoá luận tốt nghiệp
Thủy sản là nguồn tài nguyên tái tạo, kinh tế thủy sản phát triển dựa trên
nền tảng của các hệ sinh thái, cho nên còn biển thì còn thủy sản. Nước ta đi
lên từ xuất phát điểm thấp của nền kinh tế còn nghèo nàn và lạc hậu, thì thủy
sản lại càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và cải thiện sinh kế
cho các cộng đồng dân cư sống ở các vùng nông thôn ven biển và hải đảo.
Phát triển thủy sản, ngoài ý nghĩa đóng góp cho nền kinh tế quốc dân, còn là

đảm bảo an ninh, quốc phòng trên biển.
Kinh tế thủy sản tăng trưởng liên tục bình quân 5 - 7%/năm, giá trị kim
ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2008 tăng 250 lần so với năm 1981. Năm 2011
sản lượng thuỷ sản cả nước đạt 5,2 triệu tấn.Năm 2008 tổng sản lượng thủy
sản đạt gần 4.000.000 tấn, chủ yếu khai thác từ biển và nuôi nước lợ. Kim
ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2005 đạt 2,5 tỷ USD, năm 2006 là 3,7 tỷ USD
và năm 2007 đạt 4 tỷ USD. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
trong 3 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu thủy sản đạt 628 triệu USD, tăng 41%
so với cùng kỳ năm 2009. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt
Nam (VASEP), năm 2010 ngành thủy sản Việt Nam có nhiều khả năng xuất
khẩu hơn 500.000 tấn cá tra và hơn 200.000 tấn tôm. Ngoài ra, các doanh
nghiệp (DN) thủy sản trong nước có thể mở rộng thị trường sang các nước
Đông Âu, Bắc Phi, Ấn Độ.
Theo Bộ NN-PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 9 tháng
đầu năm 2011 đạt khoảng 4,4 tỷ USD, tăng 26,7% so cùng kỳ năm 2010.
Đây là con số tăng trưởng ấn tượng trong điều kiện kinh tế thế giới còn
nhiều biến động. Hiện tại các doanh nghiệp đang đẩy mạnh chế biến xuất
khẩu dịp cuối năm, phấn đấu về đích với kim ngạch từ 5,8 đến 6 tỷ USD.
Đưa Việt Nam vào một trong 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu thủy
sản. Khai thác hải sản và nuôi thủy sản nước lợ vốn là lĩnh vực kinh tế đặc
trưng của biển đã đóng góp khoảng hơn 4 tỷ USD trong tổng giá trị thủy sản
xuất khẩu năm 2011 và tạo việc làm cho khoảng hơn 1,5 triệu lao động đánh
cá trực tiếp, nuôi thủy sản và 50 vạn lao động dịch vụ có liên quan.
Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

12


Khoá luận tốt nghiệp
* Khai thác và chế biến dầu khí

Qua tìm kiếm thăm dò cho đến nay, các tính toán dự báo đã khẳng định
tiềm năng dầu khí Việt Nam tập trung chủ yếu ở thềm lục địa. Với trữ lượng
đã được thẩm định, nước ta có khả năng tự đáp ứng được nhu cầu về sản
lượng dầu khí trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI. Số liệu Bộ ngoại
giao Việt Nam cho biết: Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông
Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Ma Lay - Thổ Chu, Vùng Tư
Chính - Vũng Mây… đã được xác định tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm
này là từ 0,9 đến 1,2 tỷ m3 dầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ m3 khí. Trữ lượng đó
được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m 3 khí. Trữ lượng khí
đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời
gian tới vào khoảng 400 tỷ m3. Với các biện pháp đồng bộ, đẩy mạnh công tác
tìm kiếm - thăm dò, khoảng từ 40 đến 60% trữ lượng nguồn khí thiên nhiên
của nước ta sẽ được phát hiện đến năm 2013.
Trong gần 20 năm vừa qua, sản lượng dầu mỏ khai thác và xuất khẩu của
Việt Nam liên tục gia tăng với tốc độ bình quân đạt gần 15%/năm. Tính từ
năm 1990 đến năm 2006, Việt Nam đã khai thác và xuất khẩu hơn 190 triệu
tấn dầu thô, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế đất
nước. Số liệu cụ thể về sản lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam trong các
năm từ 1990 đến 2006 cụ thể như sau:

Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

13


Khoá luận tốt nghiệp
Bảng 1.1: Sản lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam, 1990 - 2006
Đơn vị: Triệu tấn

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006

Với nhiều tiềm năng sẵn có, dầu khí Việt Nam đang trở thành một trong
những lĩnh vực đầu tư nước ngoài sôi động. Hiện nay đã có khoảng 30 hợp
đồng dầu khí đang có hiệu lực tại Việt Nam, với sự góp mặt của hầu hết các
tập đoàn dầu khí đứng đầu trên thế giới. Nhiều tập đoàn dầu khí lớn của thế
giới đã và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam như tập đoàn BP và
Conoco Phillips.
Năm 1981, liên doanh dầu khí quốc tế đầu tiên - Vietsovpetro ra đời đã
khai thác hàng triệu tấn dầu, góp phần đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế
Việt Nam trong cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Có thể
nói, sau 30 năm hình thành và phát triển, ngành dầu khí Việt Nam đã đạt được
những thành tựu hết sức quan trọng, đưa nước ta vào danh sách các nước sản
xuất dầu khí trên thế giới và đứng hàng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á về sản
lượng khai thác dầu thô. Đến nay, ngành dầu khí đã được xây dựng và phát
triển tương đối đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác tới chế biến, phân
Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

14


Khoá luận tốt nghiệp
phối và kinh doanh dịch vụ. Từ buổi đầu hoạt động chủ yếu dựa vào ngân
sách, đến nay ngành dầu khí đã tích lũy được một lượng vốn chủ sở hữu hơn
62.000 tỷ đồng. Trong những năm gần đây, ngành dầu khí đã duy trì mức
đóng góp từ 20 - 25% tổng thu ngân sách Nhà nước, góp phần quan trọng đưa
nước ta vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm đầu thập kỷ 90
của thế kỷ XX, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương đổi mới đất nước do
Đảng ta khởi xướng.
Những năm qua, Petrovietnam đã khởi công xây dựng nhiều công trình
dầu khí quan trọng như:
- Liên hợp hóa lọc dầu Nghi Sơn - Thanh Hóa, có công suất chế biến 7

triệu tấn dầu thô/năm và đã hoạt động vào năm 2011, với tổng vốn đầu tư
2,488 tỷ USD.
- Nhà máy sản xuất đạm Phú Mỹ với tổng vốn đầu tư 445 triệu USD, là
công trình hóa dầu lớn nhất của Việt Nam. Sự ra đời của nhà máy này đánh
dấu bước phát triển của ngành công nghiệp hóa dầu Việt Nam.
- Nhà máy lọc dầu Dung Quất xây dựng tại hai xã Bình Trị và Bình
Thuận trong khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi với
công suất thiết kế 6,5 triệu tấn dầu thô/năm.
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam tháng 12/2009
đạt 712,6 nghìn tấn với kim ngạch 427,6 triệu USD, tăng 8,3% về lượng và
tăng 4,2% về trị giá so với tháng trước, nâng tổng lượng dầu thô xuất khẩu
của Việt Nam năm 2009 đạt 13.373 nghìn tấn với trị giá 6,2 tỉ USD, giảm
2,8% về lượng và giảm 40,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn tin Reuteur dẫn báo cáo hàng tháng của Tổng cục Thống kê, ước
tính năm 2011 Việt Nam sản xuất 15,18 triệu tấn dầu thô (tương đương
305.000 thùng dầu/ngày), tăng 1,1% so với năm 2010, trong đó sản lượng dầu
thô tháng 12/2011 ước đạt 1,42 triệu tấn tăng 4% so với cùng tháng năm
ngoái. Sản lượng thực tế trong tháng 11/2011 tăng lên mức 1,41 triệu tấn so
với ước tính trước đây là 1,4 triệu tấn, tăng 7,6% so với 1,31 triệu tấn tháng
Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

15


Khoá luận tốt nghiệp
11/2010. Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong năm 2011 ước tính tăng
3,6% so với cùng kì năm trước, đạt 8,27 triệu tấn tương đương 166.000 thùng
dầu/ngày. Tập đoàn dầu khí Việt Nam Petro tăng kế hoạch sản xuất năm
2012 lên 15,8 triệu tấn ( tương đương 317.500 thùng dầu/ngày), tăng 5,3% so
với năm 2011 vì mở rộng sản xuất ngoài biển

Bảng 1.2: Sản lượng và xuất khẩu một số mặt hàng năng lượng chủ
yếu của Việt Nam năm 2011:
Năm 2011

+/- (%, số theo năm)

Kế hoạch
năm 2012

Sản lượng
Dầu thô (tấn)
Than (tấn)
Khí ga tự nhiên (trm3)
Điện năng lượng (bln kwh)
Xuất khẩu
Dầu thô (tấn)
Than (tấn)

15.180.700
44.493.800
8.536
101,3

1,1
2,3
-9,1
10,5

15.800.000
48.900.000

8.400.000
116,15

8.266.700
17.666.600

3,6
10.9

N/A
13.500.000

Nguồn: Theo Vinanet.
Bộ Công nghiệp hiện đang cùng các Bộ, ngành liên quan xây dựng và
hoàn thiện chiến lược phát triển ngành dầu khí đến năm 2015, định hướng
đến năm 2025, chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm
kỹ thuật về dầu khí, quy hoạch phát triển ngành năng lượng Việt Nam, đồng
thời tích cực tham gia tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách
cho dầu khí.
* Du lịch biển
Với ưu thế nổi trội do những dịch vụ như: nghỉ mát, tắm biển, chăm sóc
sức khỏe, bơi thuyền, lướt sóng... mang lại mà du lịch biển trở thành một lĩnh
vực phát triển hàng đầu ở những tỉnh, thành phố biển. Nhiều bờ biển, bãi tắm
ở Việt Nam được đánh giá cao như: Đồ Sơn, Cát Bà, Sầm Sơn, các bãi biển ở
Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang, Cửa Lò...
Vùng biển và ven biển của Việt Nam tập trung tới ba phần tư khu du lịch
tổng hợp và 10/17 khu du lịch chuyên đề của cả nước. Hàng năm, vùng biển
Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

16



Khoá luận tốt nghiệp
thu hút 73% số lượt khách du lịch quốc tế, với tốc độ tăng trưởng bình quân
khoảng 12,6%/ năm; và thu hút hơn 50% số lượt khách du lịch nội địa, với tốc
độ tăng trưởng bình quân 16%/năm. Có thể nói những tuyến điểm du lịch biển
Vũng Tàu, Nha Trang, Phú Quốc, Phan Thiết, Hạ Long... không thua kém
hoặc có thể nói vượt trội về độ hấp dẫn so với những tuyến điểm biển nổi
tiếng ở Đông Nam Á như Pattaya, Phuket, Ko - Samui (Thái Lan), Bali
(Inđônêsia)... Thời gian gần đây, nhiều địa phương có lợi thế biển đã và đang
chọn mô hình phát triển du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, tăng nguồn thu,
giải quyết công ăn việc làm, là động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh
tế đầu tư, thương mại, văn hóa, xã hội. Hệ thống cơ sở lưu trú vùng ven biển
không ngừng tăng lên, đặc biệt số lượng những cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên
phần lớn tập trung ở các địa phương ven biển.
Theo thống kê, vùng ven biển có gần 1.400 cơ sở lưu trú với trên 45.000
buồng. Đội ngũ lao động du lịch vùng ven biển hiện chiếm khoảng 65% tổng
số lao động trực tiếp làm du lịch của cả nước, tập trung nhiều nhất ở Bà Rịa Vũng Tàu (trên 60%); Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng (8,5%); Hải Phòng Quảng Ninh (8,1%). Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch biển còn tạo việc
làm gián tiếp cho 60 vạn lao động là dân cư ven biển.
Nhiều nhà đầu tư du lịch quốc tế đã chọn Việt Nam làm địa điểm đầu
tư. Sản phẩm du lịch bắt đầu đa sắc, không chỉ còn gói gọn loại hình nghỉ
dưỡng mà mở rộng sang du lịch kết hợp tìm hiểu văn hóa, lịch sử truyền
thống, thể thao, hội nghị - hội thảo, tổ chức sự kiện quy mô hơn. Nguồn
khách quốc tế đến bằng đường biển đang tăng lên. Sắp tới có thêm những
hãng tàu du lịch quốc tế khác đến nước ta, trong đó Saigontourist đã ký
thỏa thuận với một hãng tàu du lịch lớn Hoa Kỳ mở tour du lịch đường
biển hành trình Bắc - Nam.
Những năm 2003, 2008 lượng khách có giảm sút do các tác động của
dịch SARS, khủng hoảng tài chính thế giới. Khách du lịch quốc tế đến các


Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

17


Khoá luận tốt nghiệp
khu vực trọng điểm du lịch tăng nhanh, riêng khu vực Quảng Ninh - Hải
Phòng và Huế - Đà Nẵng tăng 41%/ năm; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 22,6%.
Đối với khách du lịch nội địa, biển thu hút tới trên 50% số lượt, với tốc
độ tăng trung bình thời kỳ 2000 - 2008 là 20%/năm. Năm 2002 đạt 10,8 triệu
lượt khách và năm 2006 lên đến 15 triệu lượt khách. Năm 2008, Việt Nam đã
đón 4,218 triệu lượt khách quốc tế, con số này năm 2009 là 3,8 triệu lượt,
giảm 11%. Lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2010 là 4,5-4,6
triệu lượt, số lượt khách du lịch nội địa là 28 triệu lượt năm 2010, tăng 12%
so với năm 2009. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ 68.000
đến 70.000 tỷ đồng. Theo dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2015
ngành du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu
khách nội địa, con số tương ứng năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế; 4548 triệu khách nội địa. Doanh thu từ du lịch sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020.
Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam từ nhiều năm nay, cũng đang bị báo
động về nạn "chặt chém", bắt nạt du khách, hạ tầng cơ sở yếu kém và chất
lượng dịch vụ kém, tạo ấn tượng xấu với du khách.
* Nghề làm muối
Với 3.000 km bờ biển và khí hậu nhiệt đới, Việt Nam là quốc gia có tiềm
năng lớn về sản xuất muối.
Nghề làm muối là một nghề có truyền thống lâu đời của Việt Nam, gắn
chặt với biển và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết. Trong
những năm qua, mặc dù điều kiện thời tiết không thuận lợi, song nhờ những
bước tiến mới trong công tác quy hoạch, đầu tư sản xuất muối, đặc biệt là
muối công nghiệp, cho nên nghề muối Việt Nam đã phần nào giảm bớt những
khó khăn. Cả nước hiện có 20 tỉnh thành có nghề sản xuất muối biển với tổng

diện tích hơn 12 nghìn ha và sản lượng bình quân đạt từ 800 nghìn tấn đến 1,2
triệu tấn muối/năm, tạo việc làm cho hơn 90 nghìn lao động.
Hiện nay, ngành muối Việt Nam đang tích cực triển khai các dự án xây
dựng đồng muối công nghiệp, đổi mới công nghệ sản xuất muối, nhất là công
Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

18


Khoá luận tốt nghiệp
nghệ sản xuất muối sạch, thực hiện đến năm 2010 đạt 1,5 triệu tấn muối và
mục tiêu đến năm 2020 đạt 2 triệu tấn, trong đó các đồng muối công nghiệp
đảm bảo 53 - 67% tổng sản lượng muối tiêu thụ. Hoạt động đầu tư về vốn,
công nghệ sản xuất trên đồng muối có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng
xã hội hoá. Ngoài nguồn vốn xây dựng cơ bản của ngành nông nghiệp dành
để đầu tư một số dự án về muối, ngành muối đang tập trung tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư
vào các dự án sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối công nghiệp. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy mạnh cổ phần hoá toàn bộ các
doanh nghiệp Nhà nước trong ngành muối; xây dựng chính sách đầu tư
cho vùng muối để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng muối của nhân dân,
ngành công nghiệp và các ngành khác. Một số đồng muối ở miền Trung
nước ta được đánh giá là muối sạch, ngon của thế giới, có khả năng xuất
khẩu với số lượng lớn muối công nghiệp và muối sạch cho tiêu dùng. Mặc
dù mức thu nhập từ nghề làm muối chưa phải là cao nhưng tầm quan
trọng của nghề này có thể thấy được rất rõ.
* Kinh tế đảo
Với hơn 3.000 hòn đảo phân bố tập trung vùng ven bờ và các quần đảo
ngoài khơi thuộc quyền tài phán quốc gia, nước ta có tiềm năng lớn để phát
triển kinh tế hải đảo. Mỗi đảo là một “thỏi bạc”, bên cạnh các giá trị cảnh

quan nổi, quanh đảo cũng quy tụ các hệ sinh thái quan trọng đối với nguồn lợi
hải sản, đối với phát triển nghề cá và du lịch sinh thái biển. Ngoài ra, một số
vùng đảo cũng có lợi thế vị trí địa lý để phát triển dịch vụ cảng biển, hàng hải.
Quy hoạch phát triển kinh tế hải đảo cần dựa vào thế mạnh của từng nơi,
đặt trong tư duy tổng thể phát triển hệ thống đảo và từng vùng biển, cũng như
góc độ địa kinh tế, địa chính trị và các vấn đề xã hội. Đối với các đảo nhỏ,
đảo hoang sơ thì phát triển kinh tế đảo gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch
sinh thái biển đảo. Đối với các đảo đông dân như Phú Quốc, Vân Đồn, Côn
Đảo, Cát Bà, Lý Sơn... thì xây dựng thành các trung tâm kinh tế hải đảo toàn
Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

19


Khoá luận tốt nghiệp
diện, dưới dạng “khu kinh tế mở”... Gần đây, kinh tế trên một số đảo đã có
bước phát triển nhờ chính sách di dân và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên
các đảo (hệ thống giao thông, mạng lưới điện, cung cấp nước ngọt, trường
học, bệnh xá...).
Có thể thấy những vấn đề phát triển kinh tế đảo ngày càng được quan
tâm và đã đạt những thành tựu đáng kể.
1.1.3. Đặc điểm của kinh tế biển
1.1.3.1. Không gian kinh tế biển rộng mở
Các nguồn lực phát triển của biển là đa dạng, vô tận. Biển không chỉ có
các nguồn lực vật thể - vật lý mà tài nguyên biển còn bao gồm các chiều
không gian, vị thế địa - chiến lược và thế mở của nền kinh tế (biển là không
gian “mặt tiền”).
Khác với trên đất liền, không gian kinh tế biển khá rộng mở, đa dạng
và luôn tác động tương hỗ lẫn nhau. Kinh tế biển có 4 mảng không gian:
không gian ven biển, ven bờ; không gian biển; không gian đảo; không gian

đại dương.
Vùng ven biển là bàn đạp tiến ra biển, là hậu phương hỗ trợ các hoạt
động trên biển. Xây dựng các trung tâm KT - XH dọc ven biển thể hiện chiến
lược kinh tế gắn với an ninh quốc phòng. Có 90% các loài thủy, hải sản sống
ở vùng thềm lục địa, có tập tính gắn với vùng nước ven bờ. Các hệ sinh thái
quan trọng (rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn...) đều tập trung ở vùng
này. Chính ven bờ và thềm lục địa cho 80% lượng thủy sản khai thác, nuôi
trồng thủy sản vùng ven biển đóng góp gần 90% tổng sản lượng, đáp ứng gần
40% lượng protein toàn quốc.
Vùng biển rộng lớn ở phía ngoài là không gian phát triển các hoạt động
hàng hải và khai thác dầu khí ở thềm lục địa, đồng thời là nơi hoạt động hợp
tác và hội nhập quốc tế.

Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

20


Khoá luận tốt nghiệp
Với hơn 3.000 hòn đảo phân bố tập trung vùng ven bờ và các quần đảo
ngoài khơi thuộc quyền tài phán quốc gia, nước ta có tiềm năng lớn để phát
triển kinh tế hải đảo.
1.1.3.2. Phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên
Các lĩnh vực kinh tế biển phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên
như: thời tiết, mức độ xâm lấn của thủy triều, các yếu tố về nước, các nguồn
tài nguyên dưới đáy biển và ven bờ...
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm hứng chịu từ 5 8 cơn bão và áp thấp kèm theo mưa lớn; bão thường kết hợp với triều cường
gây ra lũ lụt. Trước đây do hạn chế về khoa học công nghệ trong khả năng
xây dựng hệ thống đê điều, dự báo mà các vùng ven biển, thiên tai hoành
hành đe dọa cuộc sống của cộng đồng dân cư. Những năm gần đây, một số

nước ven bờ đại dương phải hứng chịu những cơn bão khủng khiếp như bão
Katrina ở Florida (Mỹ), bão Chanchu ở Trung Quốc, bão Damrey ở Việt
Nam... Thời tiết là yếu tố tác động to lớn đến phát triển kinh tế biển, đặc biệt
là du lịch biển, làm muối, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản. Nước
ta là một trong năm nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu và
dâng cao mực nước biển, trước hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Các hệ
sinh thái ven biển, các giá trị dịch vụ của chúng, người dân ven biển và trên
các đảo là những đối tượng dễ bị tổn thương và bị tác động mạnh mẽ nhất,
nhưng đến nay còn thiếu những nghiên cứu cụ thể, cũng như chưa có giải
pháp lồng ghép và mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và dâng cao mực
nước biển. Có thể thấy được mức độ ảnh hưởng to lớn của thời tiết, cụ thể là
một số cơn bão lớn đến đời sống và phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Bão Xangsane
Bão Xangsane (con voi lớn) là một cơn bão mạnh được hình thành từ
vùng biển phía Đông Philippines cuối tháng 9 năm 2006. Khi vào đến Việt
Nam còn được gọi là bão số 6, ảnh hưởng mạnh đến các tỉnh miền Trung.

Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

21


Khoá luận tốt nghiệp

Hình 1.1.Bản đồ toàn cảnh đường đi của cơn bão.

Hình 1.2. Cơn bão đổ bộ vào bờ biển Đà Nẵng đến Quảng Ngãi ngày
1/10/2006.

Nguyễn Thị Loan – QLKT K28


22


Khoá luận tốt nghiệp
Bão Lekima
Tức bão số 5 , ngày 3 tháng 10 năm 2007 cơn bão đã tràn vào địa phận
giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh ở mức rất nghiêm trọng.

Hình 1.3. Trên hành trình của mình, cơn bão đã làm ít nhất 37 người
thiệt mạng cùng 24 người mất tích.

Hình 1.4. Sóng lớn uy hiếp nhà dân ven biển Quỳnh Long, Nghệ An.

Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

23


Khoá luận tốt nghiệp
Bão Mekkhala
Ngày 30/9/2008, bão số 7 đã tiến sâu vào địa phận Quảng Bình với sức
gió mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 9.

Hình 1.6. Bão trên biển Kì Phương, Hà Tĩnh.

Hình 1.7. Mặc dù thiệt hại nhẹ nhưng cơn bão đến quá nhanh, người
dân chưa kịp đề phòng mà nhiều trẻ em vẫn còn đi học.

Nguyễn Thị Loan – QLKT K28


24


Khoá luận tốt nghiệp
Bão Ketsana
Ngày 26/9/2009, một áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão mang tên
quốc tế Ketsana, tức bão số 9 của Việt Nam. Đây là cơn bão được so sánh
ngang với siêu bão Xangsana.

Hình 1.8. Hậu quả bão số 9 tại Đà Nẵng.

Hình 1.9. Bão Ketsana đổ bộ vào miền Trung.

Nguyễn Thị Loan – QLKT K28

25


×