Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG sản XUẤT CAM bù của các NÔNG hộ tại xã sơn TRƯỜNG, HUYỆN HƯƠNG sơn, TỈNH hà TĨNH ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.93 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ TÌM HIỂU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAM BÙ CỦA CÁC
NÔNG HỘ TẠI XÃ SƠN TRƯỜNG, HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH
HÀ TĨNH.”

Sinh viên thực hiện
: Phạm Quốc Vọng
Lớp
: KN&PTNT 44
Địa điểm thực tập: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Thị Hồng Quế

Huế, 2014


Lời cảm ơn!
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập số liệu đề tài “Tìm hiểu thực
trạng sản xuất cam Bù của các nông hộ tại xã Sơn Trường – Huyện Hương
Sơn – Tỉnh Hà Tĩnh” đã hoàn thành. Để có được kết quả như vậy, tôi xin chân
thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Khuyến nông & Phát triển nông thôn
Trường đại học Nông Lâm Huế đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn huyện Hương Sơn; Ủy ban nhân dân xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn,
tỉnh Hà Tĩnh đã chia sẽ thông tin trung thực, quý báu. Xin cảm ơn cán bộ lãnh
đạo cùng bà con trong xã đã hết lòng giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu tại


địa phương.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S. Hoàng Thị Hồng
Quế, đã định hướng nghiên cứu, tận tình hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân đã luôn động
viên, khích lệ tôi để hoàn thành đề tài.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng để hoàn thiện đề tài song không tránh
khỏi những hạn chế, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô
giáo để đề tài hoàn thiện hơn.
Huế ,tháng 5, năm 2014.

Sinh viên thực hiện:
Phạm Quốc Vọng


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Cam là một loại cây ăn quả rất phổ biến trên thế giới, chiếm gần hai phần
ba tổng sản xuất cây có múi. Cam có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhất là vitamin
C, các loại vitamin B, vitamin A. Ngoài ra, còn có sản phẩm phụ chế biến từ vỏ,
hoa cam làm hương vị cho thức ăn, đồ uống, làm nước hoa..; Với nhiều công
dụng như thế, cam đã được sản xuất kinh doanh trên 130 nước trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. Cam là cây chủ lực của một số xã vùng đồi ở các huyện
Hương Sơn - Hà Tĩnh (nhất là ở các xã: Sơn Trường, Sơn Mai, Sơn Phúc),
huyện Quỳ Hợp và Nghĩa Đàn ở Nghệ An, một số vùng ở Hương Khê – Hà
Tĩnh, và Nam Đông ở Thừa Thiên Huế. Sản xuất cam mang lại hiệu quả kinh tế
cao hơn quýt, chanh và bưởi: cứ một ha cam ở thời kỳ 8 năm tuổi cho năng suất
bình quân 16 tấn/ha, lợi nhuận đạt khoảng 100 - 120 triệu đồng/ha/năm. Nếu
thâm canh cao có thể đạt 20 tấn/ha, lợi nhuận đạt được từ 150 - 200 triệu

đồng/ha/năm.
Xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh là xã điển hình về hoạt
động sản xuất cam, với địa hình thuận lợi đất đai phù hợp cho cây cam sinh
trưởng và phát triển tốt. Vì vậy, tại đây có thương hiệu “Cam Bù Hương Sơn”
hay còn gọi là “Cam bù” với chất lượng thơm ngon nổi tiếng trong toàn quốc.
Cam bù có đặc điểm là quả hình cầu, vỏ nhẵn và dầy, trọng lượng trung bình
quân 250g/quả chiếm 60-70%. Khi chín có mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt, quả có
màu đỏ da cam, nhiều nước, tép quả và nước quả có màu hồng. Năng suất bình
quân 30-70kg/cây; cá biệt có những cây cho năng suất 100-200kg/cây. Không
như các giống cam khác, Cam bù là giống chín muộn, chín đúng vào đợt vào
dịp Tết Nguyên đán cho giá trị kinh tế cao, giá từ 50.000 – 80.000 đồng/kg.
Điển hình ở Sơn Trường – Hương Sơn với các yếu tố đất đai khí hậu thích hợp
cho cây cam bù sinh trưởng và phát triển tốt, đã có hộ trồng cam doanh thu
khoảng 200 triệu đồng/ha, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và
cải thiện đời sống của người dân. Với những thành quả đạt được cam đang dần
trở thành hoạt động sản xuất chủ lực của xã.


Tuy nhiên, thực trạng trồng cam hiện nay còn nhiều vấn đề bức xúc, đó là
giống không đồng đều, trồng lâu năm nên giống bị thoái hóa, sâu bệnh hại
thường xuyên và ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh và mức độ nặng, làm cho
mẫu mã quả xấu, năng suất thấp, chất lượng kém đã ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng tiêu thụ và thu nhập của người dân nơi đây.
Bên cạnh đó, cam được trồng trên vùng cao, địa hình dốc, lượng mưa lớn,
quá trình canh tác cam mỗi năm phải làm cỏ nhiều lần, trong lúc đó người trồng
cam áp dụng các biện pháp chống xói mòn đất còn nhiều hạn chế, dẫn đến sự
rửa trôi chất dinh dưỡng và xói mòn đất ngày càng nghiêm trọng. Sản xuất cam
chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và kinh nghiệm hộ gia đình, cơ cấu
chủng loại, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật sau thu hoạch, tổ chức sản xuất còn nhiều
bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất cam của vùng này.

Từ thực tế trên, để đánh giá đúng tình hình sản xuất và làm cở sở cho việc
đề xuất những định hướng phát triển cây Cam bù của địa phương, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu thực trạng sản xuất cam Bù của các nông hộ
tại xã Sơn Trường – Huyện Hương Sơn – Tỉnh Hà Tĩnh”.
I.2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất Cam bù của các nông hộ tại xã Sơn Trường –
Hương Sơn – Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2013
- Tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất cam Bù tại xã Sơn
Trường – Hương Sơn – Hà Tĩnh.
- Đề xuất giải pháp cho việc phát triển giống cam Bù của xã Sơn Trường –
Hương Sơn – Hà Tĩnh.


PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. Cơ sở lý luận
1.1 Một số khái niệm
- Khái niệm hộ
Qua nghiên cứu cho thấy có nhiều khái niệm hộ:
Theo từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ: “Hộ là tất cả
những người cùng chung sống trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm
những người có chung huyết tộc và những người làm công”.
Theo Liên Hiệp Quốc “Hộ là những người cùng chung sống dưới một
mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”.
Tại hội thảo Quốc Tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan (năm
1980) các đại biểu nhất trí cho rằng “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên
quan đến sản xuất, tiêu dùng và xem là một đơn vị kinh tế”.
Tóm lại, hộ nông dân là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế.
Các nguồn lực đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động,...được góp
thành vốn chung, cùng chung một ngân sách, cùng chung sống dưới một mái
nhà, ăn chung, mọi người đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định dều dựa

trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình.
- Khái niệm nông hộ [2]
Là các hộ có phương tiện sống dựa trên ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao
nnmnđộng gia đình trong sản xuất, nằm trong hệ thống kinh tế lớn về mặt cơ
bản được đặc trưng bằng việc tham gia vào thị trường hoạt động với trình độ
hoàn chỉnh không cao.
- Khái niệm về kinh tế hộ [2]
Kinh tế nông hộ là một hình thức cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp. Nó
được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa trên sự tư hữu
các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất nông
nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển trong mọi chế độ kinh tế xã hội.


- Khái niệm sản xuất [1]
Sản xuất hay gọi cách khác là sản xuất của cải vật chất, là hoạt động chủ
yếu trong hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản
phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại.
Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt của quá
trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về
quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu. Phát triển sản xuất bao gồm phát
triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
Phát triển theo chiều rộng như việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá
trị (sản phẩm hàng hóa) muốn vậy ta phải tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư
thêm về giống, khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao
động.
Phát triển theo chiều sâu như việc tăng đầu tư thâm canh, từng bước nâng
cao chất lượng sản phẩm đồng thời giá thành của sản phẩm ngày càng hợp lý,
đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị trường trong nước tương lai hướng tới
xuất khẩu, thu hút được nhiều việc làm cho người lao động (chú ý đến đội ngũ

lao động có trình độ), chống suy thoái các nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển
bền vững.[3],[4]
Cam Bù là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi người
sản xuất đầu tư một lượng vốn khá lớn và kỹ thuật chăm sóc cao hơn một số cây
ăn quả khác. Vì vậy, việc phát triển sản xuất cam Bù sẽ đưa giá trị của ngành
nông nghiệp tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về loại quả chất lượng
cao của người tiêu dùng; dẫn đến cơ cấu chuyển kinh tế trong nông nghiệp là tỷ
trọng các nông sản có giá trị cao, tỷ trọng hàng hoá lớn tăng lên.
Phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung, cây cam Bù nói riêng góp phần
làm cho ngành công nghiệp chế biến phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho
một phần lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn trở thành công nhân, thực
hiện chủ trương chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp của
Đảng và Nhà nước; đồng thời cung cấp nguồn quả nhanh, chất lượng, quanh
năm cho nhân dân.
-


Phát triển sản xuất cam Bù còn góp phần tạo cảnh quan, môi trường sinh
thái thúc đẩy ngành du lịch dịch vụ nông nghiệp phát triển như tham quan mô
hình, du lịch miệt vườn, nghỉ dưỡng…
Việc phát triển sản xuất cam Bù còn thúc đẩy việc tìm tòi và áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Tóm lại, việc phát triển cây ăn quả nói chung và cam Bù nói riêng đã góp
phần tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn,
chuyển dịch cơ cấu lao động và là một hướng giảm nghèo hiệu quả. Các cơ sở
kinh tế và dân sinh được hình thành, nâng cấp khi hình thành những khu vực
sản xuất hàng hoá như đường giao thông, điện, thông tin... Qua đó làm thay đổi
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
- Chỉ tiêu phản ánh về phát triển sản xuất
+ Diện tích, năng suất, sản lượng.

+ Chi phí đầu tư cho sản xuất cây ăn quả.
+ Kết quả sản xuất, hiệu quả sản xuất
- Khái niệm về thị trường [1]
Trong kinh tế học và kinh doanh, thị trường là nơi người mua và người
bán hay người có nhu cầu và người cung cấp tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp
với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa
nhất định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê,...
Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó,
tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với nghĩa này, có thị
trường Hà Nội, thị trường Miền Trung…
Trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ
mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan
hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong
kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa – dịch vụ (còn gọi là
thị trường sản lượng), thị trường lao động và thị trường tiền tệ.
- Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm


Là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa hai bên là sản xuất
và phân phối bán hàng. Là việc đưa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ người sản
xuất đến người tiêu dùng, thực hiện việc thay đổi quyền sở hữu tài sản.
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình từ việc tìm hiểu nhu
cầu khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng,
các hoạt động hỗ trợ bán hàng tới việc thực hiện dịch vụ sau bán hàng.
1.2 Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế
1.2.1 Các khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình tăng
cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự nhiên để

phục vụ cho lợi ích của con người.
Hiệu quả kinh tế trước hết được có bởi sự so sánh tương đối giữa kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Với cách biểu hiện này nó đã
chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực sản xuất khác
nhau. Từ đó so sánh được hiệu quả kinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau.
Một số khái niệm về HQKT như:
Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác thì chúng ta chỉ tính
được HQKT một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối: “HQKT là một phạm trù
kinh tế trong đó sản xuất đạt được cả HQ kỹ thuật và HQ phân phối”.
Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh: "HQKT là phạm trù kinh tế khách quan
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định".
Mục tiêu ở đây có thể tùy vào từng lĩnh vực sản xuất, tùy vào từng doanh
nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.
Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả
các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn...).
Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế vốn có trong mọi hình
thái kinh tế xã hội, nó phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh
doanh của con người. Hiệu quả kinh tế là trong quá trình sản xuất kinh doanh
phải biết tiết kiệm và sử dụng tối đa tiềm năng của nguồn lực, tiết kiệm chi phí,


đồng thời phải thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng số lượng và chất lượng sản
phẩm, hàng hoá dịch vụ cho xã hội. Tuy vậy, kết quả sản xuất kinh doanh cuối
cùng cái cần tìm là lợi nhuận. Nhưng, để đạt được mục đích tối đa hoá lợi nhuận
và không ngừng phát triển tồn tại lâu dài thì mọi hoạt động sản xuất phải quan
tâm đến vấn đề hiệu quả kinh tế, phải tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả kinh
tế.
1.2.3 Một số công thức tính hiệu quả kinh tế [2]
- Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được sát định bằng tỷ số giữa giá trị kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

H=Q/C
Trong đó:
H: là hiệu quả kinh tế
Q: là kết quả thu được
C: là chi phí sản xuất
- Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được sát định bằng hiệu số giữa giá trị
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
H=Q-C
- Công thức 3: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa phần tăng
thêm của kết quả đạt được so với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để đạt được
kết quả đó hay là mối quan hệ tỷ số giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Nó
được so sánh cả về số tương đối và số tuyệt đối.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam
1.3.1 Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên
Là một loại cây trồng, sinh trưởng phát triển của nó phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện tự nhiên, bao gồm: khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, địa
mạo đất đai, môi trường, sinh thái,…trong đó yếu tố đất đai đóng vai trò hết sức
quan trọng trong sản xuất cam; các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến các thời
kỳ sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cam.
1.3.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội


- Thói quen tiêu dùng: Đó là sự hình thành tập quán của người tiêu dùng,
nó phụ thuộc vào đặc điểm vủa vùng, mỗi quốc gia, cũng như trình độ dân trí
của vùng đó. Ví dụ như khi tiêu thụ cam ở thị trường các thành phố lớn thì san
phẩm phải đẹp về mẫu mã, chất lượng...còn thị trường ven đô hay các khu công
nghiệp có thể không nhất thiết đẹp về mẫu, chất lượng quả nhưng giá phải hạ
hơn mới được người tiêu dùng dễ chấp nhận.
- Tấp quán sản xuất: Liên quan tới chủng loại cam, giống, kỹ thuật canh
tác, thu hoạch. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng, giá trị

thu hoạch được trên một đơn vị diện tích.
- Thị trường và các chính sách của Nhà nước: Trong nền kinh tế thị
trường, cầu- cung là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển một ngành sản
xuất, hay một hàng hóa, dịch vụ nào đó. Người sản xuất chỉ sản xuất những
hành hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu và xác định khả năng của mình khi
đầu tư vào lĩnh vực, hàng hóa, dịch vụ nào đó mang lại lợi nhuận cao nhất,
thông qua các thông tin và các tín hiệu giá cả phát ra từ thị trường. Thị trường
với các quy luật cầu – cung, cạnh tranh và quy luật giá trị, nó có tác động rất lớn
đến các nhà sản xuất. Thị trường cam ở đây được đề cập đến cả hai yếu tố cầucung, có nghĩa là sức mua và sức sản xuất đều ảnh hưởng rất lớn đến phát triển
sản xuất cam, mất cân bằng một trong hai yếu tố đó thì sản xuất sẽ bất ổn.
Vai trò của Nhà nước: Thể hiện qua các chính sách về đất đai, vốn tín
dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng và hàng loạt các chính sách khác liên quan đến sản
xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất cam. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp và gián tiếp tới sản xuất cam, các chính sách thích hợp, đủ mạnh của Nhà
nước sẽ gắn kết cá yếu tố trong sản xuất với nhau để sản xuất phát triển. Bao
gồm: Quy hoạch vùng sản xuất chính xác, sẽ phát huy được lợi thế so sánh của
vùng; Xây dựng được các quy mô sản xuất phù hợp, tổ chức các đầu vào theo
đúng các quá trình tiên tiến; Tăng cường công tác quản lý, thường xuyên quan
tâm đổi mởi quy trình sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm sẽ tiết kiệm được chi phí,
nâng cao được năng xuất cây trồng và có hiệu quả cao.
- Trình độ, năng lực của các chủ thể trong sản xuất kinh doanh, có tác dụng
quyết định trực tiếp việc tổ chức và hiệu quả kinh tế cây cam. Năng lực của các
chủ thế sản xuất được thể hiện qua: trình độ tổ chức quản lý và khả năng áp dụng
các tiến độ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; Khả năng ứng xử trước các biến


động của thị trường, moi trường sản xuất kinh doanh; khả năng vốn và trình độ
trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật,...Nếu trình độ, năng lực của các chủ thể sẽ có ảnh
hưởng tích cực tới sản xuất cam và ngược lai.
- Quy mô sản xuất: các hộ nông dân khác nhau có diện tích trồng cam khác

nhau. Có một số hộ gia đình ngoài phần diện tích của gia đình được chi theo số
khẩu còn có diện tích nhận đấu thầu. Diện tích càng lớn thì công tác quản lý giảm
đi và mọi công việc như tổ chức chăm sóc, thu hoạch, chi phí...cũng được tiết
kiệm và ngược lại. Do vậy quy mô sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm.
- Quy mô vốn: Vốn bằng tiền, vật tư kỹ thuật và lao động kỹ thuật là nhân
tố quan trọng để tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp. Vốn đầu
tư là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, còn là
điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, vật tư kỹ thuật và lao động
kỹ thuật, tạo thêm việc làm, mở rộng quy mô sản xuất.
Đối với trồng cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng yêu cầu vốn đầu
tư khá lớn. Vì vậy muốn sản xuất và sản xuất có hiệu quả cao thì yêu cầu có
được nguồn vốn đầy đủ, kịp thời và sử dụng hiệu quả vốn vào sản xuất là rất
quan trọng. Cây cam là cây trồng lâu năm, việc đầu tư ở giai đoạn kiến thiết cơ
bản có ảnh hưởng nhiều đến cả giai đoạn kinh doanh, đầu tư vốn ở năm này
không nhiều có ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm trong
năm mà còn tác động đến những năm khác. Vì vây, yêu cầu đầu tư không thể
xem nhẹ ở giai đoạn nào, năm nào, nên nếu không đảm bảo về vốn thì sản xuất
sẽ rất khó phát triển.
1.3.3 Nhóm các biện pháp kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là sự tác động của con người vào cây trồng
(như chọn giống cam đưa vào trồng, kỹ thuật chăm sóc: tỉa cành, tạo tán, phòng
trừ sâu bệnh, phương thức trồng) tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá
trình sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể:
- Giống cam: Từ trước đến nay, giống cam chủ yếu được sản xuất bằng
phương pháp chiết cành và hầu hết được các hộ gia đình tự sản xuất nên chất
lượng cây giống không được kiểm soát, đảm bảo chất lượng. Do tâm lý sợ ảnh
hưởng và tiếc những cây mẹ tốt nên hầu hết cây giống đều được chiết từ những
cây kém phát triển, những cành thải loại không đủ tiêu chuẩn, đã làm giảm khả



năng phát triển, sinh trưởng của cây trồng khi trồng mới, sâu bệnh lan rộng, chất
lượng giảm sút.
- Kỹ thuật chăm sóc: là khâu tác động ảnh hưởng không những năm đó
mà còn ảnh hưởng đến nhiều năm về sau. Quan sát thực tế trên vườn trong
nhiều năm cho thấy gia đình nào thực hiện công tác tỉa cành, tạo tán đúng kỹ
thuật, đúng thời điểm thì số cành cho quả tăng đều nhau giữa các cành, tán có
diện tích bề mặt rộng không có phần bị che lấp...
- Phòng trừ sâu bệnh: Cam là loại cây trồng dễ mắc nhiều loại bệnh, do
vậy phòng trừ sâu bệnh và kịp thời cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, là cơ sở
cho cây ra hoa và nuôi quả trong suốt thời gian mang quả. Nếu không làm tốt
khâu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra hoa, đậu quả và tới năng suất, sản
lượng cam.
- Phương thức trồng: Trên cơ sở đặc tính sinh vật học và quy luật phát
triển của cây cam để lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn một cách hợp lý
giữa các biện pháp nhằm đạt mục tiêu kinh tế song việc áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật trong canh tác phụ thuộc rất lớn vào mức độ đầu tư.
1.4 Đặc điểm kinh tế, đặc điểm kỹ thuật sản xuất cây cam
Cam có tên khoa học là Citrus sinensis Osbeck thuộc họ Rutaceae,giống
Citrus và loài sinenis, là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn
quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua.
Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài
bưởi (Citrus maxima) và quýt (Citrus reticulata). Nó là cây nhỏ, cao đến
khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10 cm. Cam bắt
nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc
[5], [6].
Cam quýt thuộc họ Rutaceae (có khoảng 130 giống), họ phụ
Aurantioideae (có khoảng 33 giống), tộc Citreae (khoảng 28 giống), tộc phụ
Citrinae. Tộc phụ Citrinae có khoảng 13 giống, trong đó có 5 giống quan trọng
là Citrus, Poncirus, Fortunella, Eremocitrus và Clymenia. Đặc điểm chung của

5 giống này là cho trái có tép (phần ăn được trong múi) với cuống thon nhỏ,
mọng nước. Số nhị đực ít hơn hay chỉ gấp đôi số cánh hoa và còn tép không
phát triển. Giống Citrus được chia làm 2 nhóm nhỏ là Eucitrus và Papela.
Nhóm Papeda có 6 loài, thường dùng làm gốc ghép hay lai với các loài khác và


đã lai tạo được nhiều giống lai nổi tiếng được trồng ở các nước. Ở Việt Nam
theo thống kê bước đầu đã có trên 80 giống cam, được trồng ở các nhà vườn,
trong các trang trại, trung tâm nghiên cứu,các giống này thường gọi theo tên các
địa phương chúng sinh sống. Ví dụ cam Vinh (Xã Đoài), Cam bù Hương Sơn,
cam Sông con, cam Sơn Kết… hoặc theo hương vị, chua ngọt như cam mật,
cam đường [5], [6].
Việt Nam nằm trong khu vực này cho nên cũng có nhiều giống cam có
nguồn gốc ở nước ta. Trong tập đoàn cam, quýt ta thấy có nhiều cây trồng
hoang dại (cây chỉ xác, cây gai xọng, cây tắt…) là những loài tổ tiên của cây
cam. Nước ta từ Bắc đến Nam ở địa phương nào cũng trồng cam với nhiều
giống khác nhau tùy từng vùng miền: Cam sành (Bố Hạ), cam Sen Dình Cả
(Bắc Sơn), cam Bù (Hương Sơn - Hà Tĩnh)… Nhìn chung cam quýt được trồng
từ xích đạo đến vĩ tuyến 430 từ độ cao mặt biển lên tới 2.500m. Các loài, các chi
lai hữu tính với nhau rất dễ dàng, dẫn đến các loài mới sinh ra rất thuận lợi,
nhưng không biết bố mẹ [5].
1.4.1 Đặc điểm kinh tế cây cam
Cây cam thuộc họ cam Rutaseae, họ phụ cam quýt Aurantiodeae, chi
Citrus có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Châu á. Họ
cam Rutaseae bao gồm cam, bưởi, quýt, chanh... Cam là loại quả cao cấp, có giá
trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trong thành phần thịt quả có chứa 6-12 %
đường (chủ yếu là đường Saccaroza) hàm lượng vitamin C từ 40-90 mg/100g
tươi, các axit hữu cơ từ 0,4 -1,2%, trong đó có nhiều loại axit có hoạt tính sinh
học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm. Quả dùng để ăn tươi, làm mứt,
nước giải khát và chữa bệnh. Tinh dầu cất từ vỏ quả, lá, hoa được dùng nhiều

trong công nghiệp thực phẩm và chế mỹ phẩm.[7]
Trên đất gò đồi trồng cây cam đã cho hiệu quả cao lớn, nâng cao độ phì
nhiêu của đất, và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên nước... Sản phẩm cây cam
xuất khẩu có giá trị kinh tế trong nền kinh tế hàng hoá. Sản phẩm quả có lượng
sinh khối lớn, thuỷ phần cao, màu sắc đẹp, hương vị đặc trưng, rất giàu dinh
dưỡng và có một số loại vitamin hiếm, do đó sản phẩm được ưa chuộng, có tính
hàng hoá cao. Mặt khác chúng có thể phân bố trên địa bàn rộng, thích ứng với
nhiều loại quy mô. Diện tích vườn cam, sức lao động, nguồn vốn và sách lược
kinh doanh có quan hệ mật thiết với nhau. Vườn có diện tích lớn đầu tư sức lao










động, vốn trên mỗi đơn vị diện tích tương đối có thể thức thi sách lược giá
thành thấp để tính đến tổng lợi nhuận cao nhất của vừơn cam. Vườn nhỏ có thể
xem xét sách lược chuyên môn hoá sản phẩm để kinh doanh, nâng cao chất
lượng sản phẩm và ổn định nguồn thu nhập.[7]
1.4.2 Đặc điểm kỹ thuật sản xuất cây cam Bù
Về hình dáng sản phẩm
Cam Bù là loại cây thân gỗ, sống lâu năm, có tán hình mâm xôi; cây
trưởng thành 5-7 tuổi có chiều cao trung bình 2,5 - 3,5m, đường kính tán 2,5 3m. Về mặt hình thái quả, cam Bù tương đối giống quả quýt, nó có các đặc
điểm khác các giống cam khác là: quả có hình cầu, vỏ nhẵn và dầy, có màu vàng
đỏ rất đẹp, vị ngọt, trọng lượng 200 - 300g/quả. Khi chín có mùi thơm hấp dẫn,
mã quả đẹp, nhiều nước, tép quả và nước có màu hồng, màu sắc và hình dáng

đẹp. Là giống chín muộn, thu hoạch tới tận tháng hai năm sau - đó là những đặc
trưng của giống cam này. [8]
Về chất lượng sản phẩm
Cam Bù giàu chất dinh dưỡng, vị ngọt thanh, nhiều nước, ít hạt, có hương
thơm thật quyến rũ. Trong thành phần quả có chứa 10 - 10,3% đường tổng số; 0,5 0,7 a.cid hữu cơ và 12 - 18,7mg Vitamin C.
Cam Bù trồng ngoài huyện Hương Sơn không có những phẩm chất riêng
đó. Cam Bù chín đúng vào dịp tết cổ truyền Nguyên Đán, trên thị trường hiện nay
cam Bù có giá 50.000 - 80.000 đồng/kg. Chính vì vậy đây là loại quả có giá trị
kinh tế rất cao.[8]
* Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc Cam Bù
1. Chọn giống
Giống cam được tạo bằng phương pháp nhân giống vô tính (chiết cành
hoặc ghép mắt), chọn từ cây mẹ đã có 3 vụ quả ổn định, có năng suất cao, chất
lượng tốt, mẫu quả đẹp, không bị bệnh gân xanh lá vàng.
Tiêu chuẩn cành chiết
Cành chiết 16 - 18 tháng tuổi, đường kính cành từ 1 - 2 cm, cành ở giữa
cây và phía ngoài tán, cành không bị sâu bệnh, không lấy những cành dưới gốc
và phía trên ngọn để làm giống.
Tiêu chuẩn cây ghép
- Đúng chủng loại giống, cây có bộ rễ sinh trưởng tốt, sạch bệnh.














- Kích thước cây giống xuất vườn: Chiều cao cây đạt 45 - 50 cm (Tính
từ bầu đến điểm sinh trưởng cành ghép), cành ghép đạt chiều dài ≥ 25 cm.
Đường kính gốc ghép ≥ 0,8 cm.
- Cây giống dáng đẹp, sinh trưởng cân đối, có 2 - 3 cành cấp I. [7]
2. Chọn đất quy hoạch trồng cam
Chọn đất và quy hoạch trồng cam
- Tầng đất dày tối thiểu 0,7 m, đất xốp giữ ẩm có độ dốc hợp lý.
- Đồi có độ dốc < 10 o: Thiết kế lô trồng nhiều đất bằng (Lô trồng thiết kế
hình chữ nhật, hình vuông tuỳ theo mật độ trồng: 5 × 5 m hoặc 6 × 6 m).
Đào hố trồng và bón lót.
Đào hố và mật độ: Kích thước hố đào 40 × 40 × 40 cm hoặc 60 × 60 × 60
cm. Các vùng núi cao cần đào hố sâu hơn 70 × 70 × 70 cm với khoảng cách
trồng 4 × 2 m hoặc 3 × 3 m, 3 × 4 m (tuỳ theo thiết kế lô), hố đào trước khi
trồng 1 - 2 tháng.
Phân bón lót trên hố
- Phân chuồng hoai mục 30kg
- Lân supe 0,2-0,5 kg.
- Kalisunphat 0,1-0,2 kg.
- Vôi bột 1 kg.
Bốn loại phân trên trộn đều với lớp đất mặt, cho xuống hố sau đó lấp đất,
cao hơn miệng hố khoảng 10 – 15 cm.
3. Thời vụ trồng: Vụ xuân tháng 2 - 4 và vụ thu tháng 8.
4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Trồng cây ghép: Đào hố nhỏ chính giữa hố, cây giống được xé bỏ túi bầu sau đó
đặt cây giống thẳng đứng chính giữa hố, lấp kín đất bằng miệng hố hoặc cao hơn
miệng hố khoảng 10 - 15cm. Đóng cọc và buộc giây giữ chặt cây, tưới đẵm nước
và dùng xác thực vật như rơm rạ, cỏ khô... tủ gốc để giữ ẩm.

Trồng cành chiết: Tương tự như trồng cành ghép, những cành có tán lệch về một
bên nên trồng xiên, ngửa tán lên trên để sau này cây phát triển cân đối.
Chăm sóc cây: Tưới nước giữ ẩm. Khi mới trồng, cứ 2-3 ngày tưới 1 lần, tạo độ
ẩm hố trồng đạt 80% độ ẩm đồng ruộng.


 Phân bón

Bảng 2.1 Lượng phân bón theo tuổi cây
Tuổi cây
(năm)

Loại phân và lượng bón
Đạm urê
(gr/cây)

Lân
(gr/cây)

Kali
(gr/cây)

Phân chuồng
(kg/cây)

Vôi bột
(kg/cây)

1-3


80-150

100-150

100-150

25-30

0,5

4-5

200-250

150-200

150-250

35-40

0,7-0,8

6-7

300-400

250-300

300-400


45-50

1,0

Nguồn:Phòng nông nghiệp huyện Hương Sơn
 Thời kỳ bón: Mỗi năm 4 lần vào các tháng 2, 5, 8 và 11.
- Lần bón vào tháng 2: 50% lân super + 40% đạm urê + 40% sunfat kali.
- Lần bón vào tháng 5: 20% đạm + 20% sunfat kali.
- Lần bón vào tháng 8: 20% đạm + 20% sunfat kali.
- Lần bón vào tháng 11: 20% đạm + 50% lân + 20% sunfat kali + 100%
vôi bột.
 Cắt tỉa tạo tán
- Thời kỳ cây từ 1 - 3 năm, duy trì cắt tỉa bớt cành nhỏ, cành vô hiệu trong
tán cây, cành khô, để 3 - 4 cành chính cấp I, nhằm tạo cho cây thoáng khoẻ, sinh
trưởng và phát triển cân đối.
- Ở thời kỳ cây có quả: Sau mỗi đợt thu hoạch, cần cắt bỏ đầu cành thu
quả, cành khô, cành vô hiệu trong tán cây, để tạo cây khung tán khoẻ.
- Quét vôi gốc: Nên kết hợp dung dịch vôi tôi + ôxyclorua đông 0,3% ở
dạng sến đặc, quét từ cành cấp 1 đến cổ cây, vào tháng 12 hàng năm.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Tình hình về phát triển sản xuất
Hiện nay, xuất khẩu quả tươi và sản phẩm đã qua chế biến đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao được nhiều nước trên thế giới quan tâm, trong đó có cam
quýt. Kết quả thống kê của FAO cho thấy Braxin là nước có sản lượng cam quýt


thu hoạch cao nhất trên thế giới với hơn 18 triệu tấn quả trong năm 2013, giá trị
ước tính là hơn 3,4 tỉ Đô-la; sản lượng này cao hơn gấp ba so với nước đứng thứ
hai là Mỹ 8 triệu tấn. Các nước India 5 triệu tấn, Trung Quốc 6,7 triệu tấn, South
Africa 1,6 triệu tấn cũng là các nước có sản lượng cam quýt thu hoạch cao trên

thế giới (bảng 2.2).
Khu vực Đông Nam Á, Indonexia và Việt Nam là hai nước có sản xuất
cam quýt nhiều nhất với sản lượng tương ứng là 1,6 triệu tấn và 0,52 triệu tấn
trong năm 2012 và giá trị thu được ước tính là 304 triệu Đô-la và 88 triệu đôla.
Nhưng trong thời gian qua ở Việt Nam tính đến năm 2012 thì diện tích Cam
quýt có xu hướng giảm 1.4 lần so với năm 2009, kéo theo sản lượng cũng giảm
xuống gần 1,3 lần so với 2009.
Cam quýt được phát triển khắp các lục địa, sự phát triển của các vùng
cam quýt trên thế giới có sự tương quan với các cuộc cách mạng công nghiệp ở
các vùng. Vùng nào phát triển công nghiệp sớm thì nghề trồng cây ăn quả cũng
sớm phát triển và ngược lại.
Bảng 2.2. Diện tích và sản lượng cam ở một số nước trên thế giới năm 2013
Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Năm

Tên nước
Argentina
Australia
Brazil
China
Mỹ
India
Indonesia
South
Africa
Việt Nam


2009

2010

2011

2012

2009

2010

2011

56000
19000

48229
21000

47003
22000

47500
22000

833486
391343

876851

291223

787250
398368
286347
563330
60190

792753
431289
256596
631300
57083

817292
463904
26132
481000
51688

729583
480300
254467
485000
45800

898732
347724
1761845
0

4864956
9140790
5201350
2131768

18503139 19811064 18012560
5603289 6013829
6662345
8280780 7477920
8079390
5966400 4571000
5000000
2028904 1818949
1611784

41000
64500

41645
61500

42000
43702

45000
42764

1369474
693500


1414585
729400

1495321
531334

2012
900000
389799

1612828
520846


Nguồn: FAOSTAT/FAO Statistics – năm 2013.
Tuy nhiên, hiện tại hai vấn đề chọn tạo giống để có bộ giống sản xuất hàng
hóa, năng suất, chất lượng và vấn đề phòng chống sâu, bệnh giúp cho sản xuất phát
triển vẫn đang là vấn đề thời sự và bức xúc ở các vùng trồng cây có múi ở nước ta.
Mặc dù sản lượng quả có múi ở nước ta vẫn là một trong hai nước sản xuất cam,
quýt nhiều nhất khu vực Đông Nam Á, song vẫn không đủ cho tiêu dùng nội địa,
do vậy hàng năm nước ta vẫn phải nhập một lượng lớn quả có múi từ nước ngoài
60.000 tấn từ trung Quốc và Mỹ
* Các vùng trồng cam quýt chính ở Việt Nam:
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và ánh sáng ở vùng này rất
phù hợp với việc phát triển sản xuất cây có múi. Lịch sử trồng cam quýt ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời nên người dân ở đây rất có kinh nghiệm
trồng trọt, chăm sóc các loại cây ăn quả có múi. Cam quýt được trồng chủ yếu ở
các vùng đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông
Hậu có nước ngọt quanh năm, nơi đây có tập đoàn giống cam quýt rất phong phú

như: Cam Chanh, Cam Sành, Chanh Giấy, quýt…
Theo Gurdwer, cam của Nam Bộ trái lớn, hương vị tuyệt hảo, vượt xa loại
cam mang từ Trung Hoa vào cùng mùa. Các giống được ưa chuộng và trồng nhiều
hiên nay là: cam Sành, cam Mật, quýt Tiều (quýt hồng), quýt Xiờm, quýt Đường,
bưởi Đường, bưởi Năm Roi, bưởi Long Tuyển … Năng suất các giống kể trên ở
điều kiện khí hậu, đất đai vùng Đồng bằng sông Cửu Long tương đối cao.
- Vùng khu bốn cũ:
Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ 180 đến 20030’ vĩ
Bắc, trọng điểm trồng cam quýt vùng này là Phủ Quỳ - Nghệ An gồm một cụm các
Nông trường chuyên trồng cam với diện tích năm 1990 là 600 ha. Các giống cam ở
Phủ Quỳ có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất tương đối ổn định. Hai giống
Sunkiss và Bù có ưu thế về tiềm năng, năng suất và sức chống chịu sâu bệnh hại
nặng trên cả cây và quả.
Huyện Hương Khê là một trong những vùng đất miền núi của tỉnh Hà Tĩnh.
Nhân dân ở đây đã có tập quán trồng bưởi lâu đời, đặc biệt là bưởi Phúc Trạch, một
trong những giống bưởi đặc sản ngon nhất hiện nay. Ngoài bưởi Phúc Trạch ở vùng
này còn có một giống cam quýt rất nổi tiếng là cam Bù của huyện Hương Sơn. Cam


Bù có quả to, ngon, màu sắc hấp dẫn, chín muộn nên có thể đưa vào cơ cấu cam quýt
chính muộn ở nước ta hiện nay. Cam Bù có năng suất cao nhờ có bộ lá quang hợp tốt
và số lượng lá trên cây lớn, có tính chịu hạn tốt. Cam Bù thường được trồng với mật
độ từ 400 – 500 cây/ha như thế để cho cây chóng giao tán, che phủ đất chống xói mòn
và hạn chế ánh sáng trực xạ ở vùng núi thấp.
- Vùng miền núi phía Bắc:
Vùng này có các tỉnh trồng cam có diện tích lớn đó là: Tuyên Quang, Yên
Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Nguyên với điều
kiện hoàn toàn khác với hai vùng trên, cam quýt được trồng ở các vùng đất ven
sông, suối như: Sông Hồng, Sông Lô, Sông Gậm, Sông Thương, Sông Chảy…
Cam quýt được trồng thành từng khu tập trung 500 ha hoặc trên 1.000 ha như ở

Bắc Sơn – Lạng Sơn, Bạch Thông – Bắc Cạn, Hàm Yên, Chiêm Hóa – Tuyên
Quang, Bắc Quang – Hà Giang, tại những vùng này cam quýt trở thành thu nhập
chính của hộ nông dân, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại cây trồng
khác trên cùng một loại đất. Do địa hình sinh thái phong phú dẫn đến có nhiều loại
cam quýt, đặc biệt ở vùng núi phía bắc là nơi chứa đựng tập đoàn giống cam quýt
đa dạng.
Khu vực huyện Bắc Quang – Hà Giang hiện nay là một vùng sản xuất cam
quýt lớn của miền bắc với giống cam Sành chất lượng ngon, màu sắc đẹp, cung
cấp một lượng cam lớn cho miền bắc vào dịp tết và sau tết.
Người ta tiến hành phân tích khí hậu vùng Bắc Quang, so sánh với các vùng
trồng cam quýt lớn ở miền bắc trước đây như Phủ Quỳ, Sông Bôi, Bố Hạ và một
số vùng cam quýt nổi tiếng thế giới như Califocnia, Floria. Các chỉ tiêu phân tích
như chế độ nhiệt, chế độ mưa, ẩm và những điều kiện thời tiết đặc biệt như: bão,
sương muối, mưa đá… và đi đến kết luận rằng vùng này có các yếu tố thời tiết đặc
biệt có lợi cho cam phát triển, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sinh thái và có thể
hình thành nên vùng trồng cam quýt xuất khẩu. Tại Bắc Quang có 4 giống quýt là
quýt Chum, quýt Chun, quýt Đỏ và quýt Vàng có triển vọng phát triển với thời
gian cho năng suất cao, kéo dài và có giá trị thương phẩm cao.
2.2. Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành sản
xuất cam
Việc phát triển cây ăn quả nói chung, với cây cam nói riêng đã góp phần tạo
thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo. Các cơ


sở hạ tầng kinh tế và dân sinh được hình thành khi sản xuất cây ăn quả phát triển,
những vùng chuyên canh cam như vùng cam Bố Hạ, cam Việt Vinh, Bắc Quang,
Cam sành, Cam Cao Phong.... Qua đó góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
Chính vì những ý nghĩa to lớn như đã nói ở trên, với những lợi thế về khí
hậu, đất đai, nguồn nước, lao động và kinh nghiệm cổ truyền của mình, kết hợp với

việc áp dụng các thành tựu khoa học trong sản xuất cây ăn quả tạo ra nhiều sản
phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu làm giàu cho đất
nước. Nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách để phát triển:
* Phát triển cây ăn quả theo quan điểm của Đảng và Nhà nước
Ngày 3/3/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 182/QĐ/TTg
phê duyệt đề án phát triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999-2010. Trên cơ sở
phát huy lợi thế và tiềm năng của từng vùng sinh thái gắn với thị trường tiêu thụ,
chương trình bảo quản chế biến sản phẩm đến hệ thống chính sách nhằm từng
bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đưa các sản phẩm rau quả và
hoa cây cảnh trở thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao.[7],[9]
Trong tình hình thị trường và giá cả nông sản không ổn định, Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách kinh tế tài chính để hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển nhanh, vững chắc. Đặc biệt là Nghị
quyết 09/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã tạo cơ sở pháp lý để phát triển nông nghiệp hàng
hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ và cụ thể hơn.
Nghị quyết đưa ra vấn đề cụ thể để phát triển cây ăn quả phát triển các loại cây ăn
quả nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới, khai thác có hiệu quả mọi lợi thế của các vùng
sinh thái nước ta, đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân và xuất khẩu lớn trong tương
lai. Ngoài các cây ăn quả thông dụng đáp ứng nhu cầu phổ biến của đời sống nhân
dân, cần phát triển một số cây ăn quả có khả năng cạnh tranh để xuất khẩu như vải,
nhãn, dứa, thanh long.... [7],[9]
* Một số chủ trương chính sách liên quan khác.
- Văn kiện Đại hội X của Đảng đó quyết định về phương hướng, nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xó hội 5 năm 2006 – 2010 nhấn mạnh: Hiện nay và trong nhiều
năm tới vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt
quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông


nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa

dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh
tranh cao; tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch. Thúc đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển
mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao. Xây
dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với chuyển giao công
nghệ sản xuất, chế biến và bảo quả. [7],[9]
- Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội về việc miễn,
giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp: Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn
mức theo quy định của pháp luật cho từng vùng đối với hộ nông dân..., miễn thuế
sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất của hộ nghèo, hộ sản xuất
nông nghiệp ở xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ; giảm 50% số
thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đối với diện tích đất sản xuất nông
nghiệp của các đối tượng không thuộc diện nói trên và diện tích đất sản xuất nông
nghiệp vượt quá hạn mức theo quy định của pháp luật đối với hộ nông dân... Nghị
quyết này được thực hiện từ năm thuế 2003 đến năm thuế 2010. Nghị định số
129/2003/NĐ-CP ngày 03/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị
quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử
dụng đất nông nghiệp, Thông tư số 112/2003/TT-BTC ngày 19/11/2003 của Bộ Tài
chính hướng dẫn miễn, giảm thuế theo Nghị định 129/2003/NĐ-CP. [7],[9]
- Quyết định số 182/1999/QĐ-TTg ngày 03/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999 – 2000.
Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày 05/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phê duyệt quy hoạch phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh đến năm 2010,
tầm nhìn 2020 với phương hướng phát triển: tiếp tục phát triển chương trình rau quả
và hoa cây cảnh trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng;
tập trung phát triển các loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, gắn sản xuất với thị
trường, đẩy mạnh sản xuất và chế biến các sản phẩm coa giá trị gia tăng cao nhằm
cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới; sản xuất rau quả phải trên cơ sở áp
dụng công nghệ cao; Các chỉ tiêu phát triển: cây ăn quả diện tích 1,0 triệu ha, sản
lượng 10 triệu tấn, kim nghạch xuất khẩu quả 430 ngàn tấn = 295 triệu USD; Các

giải pháp chủ yếu: quy hoạch sản xuất nông nghiệp: phát triển diện tích trồng cây ăn
quả ở vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng,


duy trì năng lực công nghiệp chế biến và khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở
chế biến rau quả nông thôn, đầu tư các dây chuyền phân loại, sơ chế, đóng gói và
bảo quản tại các chợ đầu mối rau hoa quả để phục vụ lưu thông hàng hóa giữa các
vùng miền và phục vụ xuất khẩu; Về khoa học công nghệ và khuyến nông: nghiên
cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học cụng nghệ về công nghệ sinh học ( công nghệ
gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh...), xây dựng quy trình và phối hợp với các
hoạt động khuyến nông, áp dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến, hiện đại như bảo
quản mát, trong môi trường khí quyển cải biến, chiếu xạ..., xây dựng các quy chuẩn
kỹ thuật sản xuất sản phẩm rau quả; Về tổ chức tiêu thụ sản phẩm: hoàn thiện hệ
thống dịch vụ kinh doanh rau quả và hoa cây cảnh, phát triển thành mạng lưới đồng
bộ có chức năng thu mua, đóng gói, bảo quản và phân phối cho thị trường; Về chính
sách hỗ trợ: Nâng mức hỗ trợ và tổng mức hỗ trợ đối với các mô hìn khuyến nông
công nghệ cao và các mô hình chế biến bảo quản rau hoa quả nhằm khuyến khích
phát triển sản xuất, chế biến và bảo quản rau hoa quả, Ngân hàng chính sách cho các
Hợp tác xã, các hộ nông dân vay trung hạn, dài hạn ( theo chu kỳ kinh doanh ) để cải
tạo vườn tạp, áp dụng quy trình sản xuất GAP đối với cây ăn quả. [7],[10]
- Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng, như
một số chính sách chủ yếu khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ
nông sản với người sản xuất: về đất đai, về đầu tư, về tín dụng, về chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật và công nghệ, về thị trường và xúc tiến thương mại đều được Nhà
nước hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện thuận lợi. Thông tư số 05/2002/TT-NHNN
ngày 17/9/2002 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc cho vay vốn đối với
người sản xuất, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nụng sản hàng hóa và Thông tư
số 04/2003/TT-BTC ngày 10/01/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề
tài chính thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng

Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoa thông qua hợp
đồng. [7],[9]
Như vậy, với rất nhiều các chính sách hỗ trợ từ chủ trương của Đảng, các
Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ khuyến khích phát triển cây ăn quả theo hướng hàng hóa đó gúp phần
quan trọng cho sự phát triển của cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng húa những
năm qua và các năm tiếp theo chúng ta tin tưởng rằng trong thời gian tới cây ăn


quả sẽ tiếp tục phát triển về cả số lượng và chất lượng, giúp phần hoàn thành và
hoàn thành vượt mức những chỉ tiêu đó đề ra và quan trọng hơn là đem lại đời
sống ngày càng tốt hơn cho người nông dân.
2.3 Vai trò của Cam Bù trong sản xuất, chế biến và tiêu dùng
Cam Bù là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi người
sản xuất đầu tư một lượng vốn khá lớn và kỹ thuật chăm sóc cao hơn một số
cây ăn quả khác. Vì vậy, việc phát triển sản xuất cam Bù sẽ đưa ra giá trị của
ngành nông nghiệp tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về loại quả
chất lượng cao của người tiêu dùng; dẫn đến cơ cấu chuyển kinh tế trong
nông nghiệp là tỷ trọng các nông sản có giá trị cao, tỷ trọng hàng hóa lớn
tăng lên.
Phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung, cây cam Bù nói riêng góp
phần làm cho ngành công nghiệp chế biến phát triển, tạo công ăn việc làm
cho một phần lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn trở thành công
nhân, thực hiện chủ trương chuyển dịch lao động công nghiệp sang làm cho
công nghiệp của Đảng và Nhà nước; đồng thời cung cấp nguồn quả nhanh,
chất lượng, quanh năm cho nhân dân.
Phát triển sản xuất cam Bù còn góp phần tạo cảnh quan, môi trường
sinh thái thúc đẩy ngành du lịch như tham quan mô hình, du lịch miệt vườn,
nghĩ dưỡng...và cải tạo được vườn không, đồi trọc của người dân.
Việc phát triển sản xuất cam Bù còn thúc đẩy việc tìm tòi và áp dụng

các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Tóm lại, việc phát triển cây ăn quả nói chung và cam Bù nói riêng đã
góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn,
chuyển dịch cơ cấu lao động và là một hướng giảm nghèo hiệu quả. Các cơ
sở kinh tế và dân sinh được hình thành, nâng cấp khi hình thành những khu
vực sản xuất hàng hóa như đường giao thông, điện, thông tin.. qua đó làm
thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
2.4 Quy trình kỹ thuật trồng cam và chăm sóc cam Bù
2.4.1 Chọn giống
Giống cam được tạo bằng phương pháp nhân giống vô tính( chiết cành
hoặc ghép mắt), chọn từ cây mẹ đã có 3 vụ quả ổn định, có năng suất cao,
chất lượng tốt, mẫu quả đẹp, không bị bệnh gân xanh lá vàng.


- Tiêu chuẩn cành chiết
Cành chiết 16- 18 tháng tuổi, đường kính cành từ 1- 2m, cành ở giữa cây và
phía ngoài tán, cành không bị sâu bệnh, không lấy những cành dưới gốc và
phía trên ngọn để làm giống.
- Tiêu chuẩn cây ghép
+ Đúng chủng loại giống, cấy có bộ rễ sinh trưởng tốt, sạch bệnh
+ Kích thước cây giống xuất vườn: chiều cao cây đạt từ 45- 50cm(tính từ
bầu đến điểm sinh trưởng cành ghép), cành ghép đạt chiều dài ≥ 25cm.
Đường kính gốc ghép≥ 0,8cm
Cây giống dáng đẹp, sinh trưởng cân đối có 2 -3 cành cấp tốt.
2.4.2 Chọn đất quy hoạch trồng cam
- Chọn đất và quy hoạch trồng cam
+ Tầng đất dày tối thiểu 0,7m, đất xốp giữ ẩm có độ dốc hợp lý
+ Đồi có độ dốc < 10 0: thiết kế lô trồng nhiều đất bằng( lô trồng thiết kế hình
chữ nhật, hình vuông tùy theo mật độ trồng: 5×5 m hoặc 6×6 m)
- Đào hố trồng và bón lót

Đào hố và mật độ: kích thước hố đào 40×40×40 cm hoặc 60×60×60 cm.
Các vùng núi cao cần đào hố sau hơn 70×70×70 cm với khoảng cách trồng
4× 2m hoặc 3×3 m, 3× 4m( tùy theo thiết kế lô), hố đào trước khi trồng 1 -2
tháng.
- Phân bón lót trên hố
+ Phân chuồng hoai mục 30kg
+ Lân supe 0,2- 0,5kg
+ Kalisunphat 0,1- 0,2kg
+ Vôi bột 1kg
Bốn loại phân trên trộn đều với lớp đất mặt, cho xuống hố sau đó lấp đất,
cao hơn miệng hố khoảng 10- 15cm.
2.4.3 Thời vụ trồng: vụ xuân tháng 2- 4 và vụ thu tháng 8
2.4.4 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Trồng cây ghép: đào hố nhỏ chính giữa hố, cây giống được xé bỏ túi
bầu sau đó đặt cây giống thẳng đứng chính giữa hố, lấp kín đất bằng miệng
hố hoặc cao hơn miệng hố khoảng 10 -15cm. Đóng cọc và buộc dây giữ chặt


cây, tưới đẫm nước và dùng xác thực vật như rơm rạ, cỏ khô... tủ gốc để giữ
ẩm.
- Trồng cành chiết: tương tự như trồng cành ghép, những cành có tán
lệch về một bên nên trồng xiên, ngửa tán lên trên để sau này cây phát triển
cân đối.
- Chăm sóc cây: tưới nước giữ ẩm. Khi mới trồng, cứ 2- 3 ngày tưới 1
lần, tạo độ ẩm hố trồng đạt 80% độ ẩm đồng ruộng.
- Phân bón
Tuổi
Loại phân và lượng bón
Lân
Kali

Phân
Vôi bột
cây(năm) Đạm urê
(gr/cây)
(gr/cây)
(gr/cây)
chuồng
(gr/cây)
(gr/cây)
1-3
80-150
100-150
100-150
25-30
0,5
4-5
200-250
150-200
150-250
35-40
0,7-0,8
6-7
300-400
250-300
300-400
45-50
1,0
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Hương Sơn
- Thời kỳ bón: mỗi năm 4 lần vào tháng 2, 5, 8 và 11
+ Lần bón vào tháng 2: 50% lân super + 40% đạm urê + 40% sunfat kali.

+ Lần bón vào tháng 5: 20% đạm + 20% sunfat kali
+ Lần bón vào tháng 8: 20% đạm + 20% sunfat kali
+ Lần bón vào tháng 11: 20% đạm + 50% lân + 20% sunfat kali + 100% vôi
bột
- Cắt tỉa tạo tán
+ Thời ký cây từ 1- 3 năm, duy trì cắt tỉa bớt cành nhỏ, cành vô hiệu trong
tán cây, cành khô, để 3- 4 cành chính cấp I, nhằm tạo cho cây thoáng khỏe,
sinh trưởng và phát triển cân đối
+ Ở thời kỳ cây có quả: sau mỗi đợt thu hoạch, cần cắt bỏ đầu cành thu quả,
cành khô, cành vô hiệu trong tán cây, để tạo cây khung tán khỏe.
+ Quét vôi gốc: Nên kết hợp dung dịch vôi tôi + ôxyclorua đông 0,3% ở
dạng sến đặc, quét từ cành cấp 1 đến cổ cây, vào tháng 12 hàng năm.
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất cam Bù. [11],[12],[13]
2.5.1 Điều kiện tự nhiên
Là một loại cây trồng, sinh trưởng, phát triển của nó phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện tự nhiên, bao gồm: khí hậu, thời tiết, địa lý, địa hình, địa mạo đất


×