Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BT nhóm Lễ tân ngoại giao “ phân tích làm sáng tỏ tính chính trị của lễ tân ngoại giao. Lấy các tình huống lễ tân trọng thực tiễn quan hệ ngoại giao của các nước và của Việt Nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.1 KB, 6 trang )

MỞ BÀI
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người và sự phát triển của mối quan hệ
giữa các quốc gia.Lễ tân ngoại giao không ngừng tiến triền. Lễ tân ngoại giao được
xuất phát từ đường lối chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia nhằm thể hiện và
phục vụ đường lối chính sách đối ngoại đó. Lễ tân ngoại giao là sự tổng hợp các
nguyên tắc thể lệ quốc gia và quốc tế trong hoạt động đối ngoại. Nó là công cụ
chính trị của hoạt động đối ngoại của một Nhà nước, là phương tiện thực hiện và cụ
thể hóa các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Xuất phát từ thực tiễn này
nhóm em chọn đề tài “ phân tích làm sáng tỏ tính chính trị của lễ tân ngoại giao.
Lấy các tình huống lễ tân trọng thực tiễn quan hệ ngoại giao của các nước và
của Việt Nam” để tìm hiểu.
A.

B.

NỘI DUNG

I. Tính chính trị của lễ tân ngoại giao
1. Khái niệm lễ tân ngoại giao
Lễ tân ngoại giao là tổng thể những nguyên tắc và quy định truyền thống tập
quán được sử dụng trong quan hệ ngoại giao được các quốc gia thừa nhận mà theo
đó các Chính phủ, các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhân vật chính thức phải
tuân thủ trong giao tiếp quốc tế.
2. Làm sáng tỏ tính chính trị của lễ tân ngoại giao
Có thể nói chính trị là một trong những tính chất quan trọng nhất của lễ tân
ngoại giao. Điều đó được thể hiện ở:
• Lễ tân ngoại giao góp phần thực hiện đường lối chính sách đối ngoại của
nhà nước, mỗi một động tác trong lễ tân ngoại giao đều thể hiện một thái độ
chính trị.
Lễ tân ngoại giao mang tính chính trị, tính mục đích thể hiện tính quốc gia. Lễ
tân là công tác nghiệp vụ ngoại giao nhưng nó xuất phát từ đường lối đối nội, đối


ngoại của nhà nước, vì vậy mỗi nghi thức, mỗi biện pháp của lễ tân phải thể hiện
được:
- Tính chất, mức độ mà đường lối, chính sách yêu cầu
- Phải giữ được tính đại diện quốc gia của mình, của nước khác trên
nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi; phải thể hiện được quan hệ chiến lược than sơ
hoặc thù địch để định ra các biện pháp cụ thể, thích hợp, số lượng, mức độ tham dự
của các nhân vật chính thức như thế nào, định ra các quy mô nghi lễ, các cuộc chiêu
đãi tiếp đón, định ra các nghi lễ đón tiếp.
- Lễ tân ngoại giao mang tính nghệ thuật: Nghệ thuật lôi cuốn tình cảm của
khách nước ngoài, nghệ thuật của sự thồn minh, kiên nhẫn, thận trọng.
Mỗi hoạt động lễ tân ngoại giao dù lớn, nhỏ đều thể hiện thái độ chính trị nên
người làm lễ tân phải cẩn thận và chu đáo, người làm lễ tân cũng phải nắm bắt được
chính sách đối ngoại không được để xảy ra các sơ xuất làm ảnh hưởng đến quan hệ
đối ngoại với các quốc gia.
• Tăng cường hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia làm phương tiện để cụ thể
hóa và thực hiện các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
Lễ tân ngoại giao góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa các quốc
gia. “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” từ đó các quốc gia hiểu biết lẫn nhau
thúc đẩy quan hệ quốc tế. Hoạt động lễ tân nếu không tốt sẽ ảnh hưởng đến mối
1


quan hệ giữa các quốc gia, nếu sơ xuất có ảnh hưởng không chỉ đến quan hệ quốc tế
mà còn đến cả đường lối chính sách của quốc gia.
Trong Lễ tân ngoại giao, mỗi hành động, cử chỉ, phong thái, cách bài trí…đều
thể hiện thái độ chính trị, phong tục tập quán, nền văn hóa khác nhau. Sự giao tiếp
trao đổi tác động qua lại giữa các quốc gia khác nhau vừa để thể hiện tình cảm, cảm
xúc và trao đổi thông tin nhằm mục đích hiểu biết lẫn nhau vừa thiết lập mối quan
hệ góp phần thúc đẩy sự hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia. Ví dụ: Tính chính trị
thể hiện ngay trong cả một món ăn. Món ăn của Pháp bị Mỹ tẩy chay thành món gà

rán tự do.Sau này Pháp than Mỹ và món ăn này được đổi tên trở lại.
Lễ tân ngoại giao còn là phương tiện để cụ thể hóa và thực hiện một số nguyên
tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó chú ý 3 nguyên tắc là tôn trọng chủ
quyền quốc gia, bình đẳng giữa các quốc gia và không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau.
Các nghi thức lễ tân ngoại giao làm tăng thêm sự tôn trọng khách và tôn trọng
chủ nhà, tăng thêm uy tín của khách và uy tín của chủ nhà đồng thời làm các bên
nhớ lâu hơn những mối quan hệ và cam kết giữa các bên.
• Lễ tân ngoại giao là công cụ chính trị quan trọng của ngoại giao, biện pháp
lễ tân ngoại giao sử dụng đến mức nào còn tùy thuộc vào trạng thái quan hệ giữa
các nước hữu quan
Trong các nghi thức và nghi lễ đón tiếp của lễ tân ngoại giao thì động cơ chính
trị có ảnh hưởng quan trọng đến việc tổ chức thực hiện nghi lễ đón tiếp. Đối với các
nước có quan hệ chính trị thân thiết thì nghi lễ đón tiếp sẽ được tổ chức khác với
các nước có quan hệ ngoại giao về chính trị không thân thiết. Nghi thức đón tiếp sẽ
có sự khác biệt hơn như đối với các nước có quan hệ chính trị thân thiết hơn thì sẽ
có sự tổ chức, đón tiếp trọng thị hơn, còn đối với các nước có quan hệ chính trị
không thân thiết thì sẽ có sự đón tiếp có sự khách sáo và không có sự chú trọng
bằng các nước có quan hệ chính trị thân thiết hơn. Nghi lễ đón tiếp ở đây sẽ theo
quy định chung nhưng tùy vào từng quốc gia và quan hệ ngoại giao, chính trị mà có
các cách thức lễ tân ngoại giao phù hợp.
II. Tình huống lễ tân thực tiễn quan hệ ngoại giao của các nước và của Việt
Nam đồng thời rút ra ý nghĩa của tính chính trị của hoạt động lễ tân ngoại
giao.
1. Tình huống thực tiễn
1.1.
Nguyên thủ quốc gia Pháp tới thăm Mỹ
Tổng thống Pháp François Hollande ngày 10/2/2014 bắt đầu chuyến thăm
trong ba ngày tới Mỹ với hi vọng sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế để vực dậy nền kinh tế
đang èo uột ở nước nhà. Chuyến thăm của ông Hollande là chuyến thăm cấp nhà

nước đầu tiên của vị tổng thống Pháp tới Mỹ kể từ năm 1996 tới nay. Dù là nước
lớn và có vai trò quan trọng trong EU, Pháp một thời gian dài mâu thuẫn với Mỹ
trong nhiều vấn đề, đặc biệt là liên quan tới cuộc chiến ở Iraq. Chuyến đi này kỳ
vọng làm sống lại mối quan hệ đồng minh thân thiết xuyên Đại Tây Dương và tìm
thêm những nguồn lực mới cho nước Pháp.
Kể từ sau chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Jacques Chirac năm 1996, đây là
chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một Tổng thống Pháp đến Mỹ.
Để tương xứng với tính biểu tượng cao của chuyến thăm, Tổng thống Mỹ Barack
Obama đã quyết định sẽ dành những nghi thức lễ tân cấp Nhà nước cao nhất để tiếp
đón ông Francois Hollande.
2


Ngay khi đặt chân đến Mỹ, ông Hollande được đích thân ông Obama dẫn đi
thăm ngôi nhà của cựu Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson ở bang Virginia.
Vị tổng thống thứ 44 trong lịch sử nước Mỹ không chỉ nổi tiếng là một nhà quản trị
xuất chúng mà còn được biết đến là một người có tình cảm đặc biệt với nước Pháp,
một người "francophone". Bằng cử chỉ đó, ông Obama "muốn cho thấy hai nước
Mỹ và Pháp đã cùng sẻ chia một lịch sử đáng tự hào".
Tiếp đó, ông Hollande được đón chào bằng 21 loạt đại bác tại Nhà Trắng và
vào tối thứ Ba (11/2), một bữa tiệc long trọng cấp Nhà nước được tổ chức. Đây là
nghi thức rất hiếm mà từ trước đến nay nước Mỹ chỉ dành cho một số ít các thượng
khách nước ngoài. Bữa tiệc chiêu đãi này sẽ quy tụ không chỉ tinh hoa ẩm thực Mỹ,
Pháp mà còn tập hợp hầu như toàn bộ giới tinh hoa trên chính trường và thương
trường nước Mỹ.
Đây gần như là tất cả những gì trang trọng nhất mà nước Mỹ có thể dành để
tiếp đón ông Hollande. Đó là một sự tự hào với nước Pháp nhưng cũng đồng thời
thể hiện sự kỳ vọng, thậm chí là sức ép lớn lao từ nước chủ nhà. "Quan hệ giữa Mỹ
với Pháp và châu Âu đang trong thời điểm khó khăn", đó là nhận xét của ông
Hollande trước chuyến đi. Như từ ngữ mà các tờ báo lớn châu Âu hay dùng trong

thời gian qua thì, giữa hai bờ Đại Tây Dương đang trải qua một giai đoạn "mệt mỏi"
và "chán nản" lẫn nhau. Điều này xuất phát từ cả hai phía. Châu Âu giận dữ với Mỹ
vì scandal nghe lén và thu thập thông tin tình báo còn Mỹ thì mệt mỏi với sự chậm
trễ của châu Âu trong cách phản ứng với các khủng hoảng kinh tế và chính trị.
Chỉ vài ngày trước chuyến đi của ông Hollande, báo chí châu Âu làm ầm ĩ việc bà
Victoria Nuland, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, "lăng mạ" châu Âu. Bà Nuland đã bực
mình đến mức văng tục khi nhắc đến cách ứng phó chậm chạp của châu Âu trước
cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, nơi hàng trăm nghìn người biểu tình đã
xuống đường từ hàng tháng nay để biểu lộ xu hướng thân phương Tây.Nước Mỹ
còn không hài lòng với cách mà châu Âu thể hiện thái độ trong các hồ sơ quốc tế
nóng bỏng khác như Syria hay Trung Đông. Riêng ở đề tài này thì ông Hollande
dường như đang ghi điểm với Washington bởi Pháp chính là đồng minh châu Âu
nhiệt tình nhất với Mỹ trong việc lên một kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria, dù
sau này kế hoạch bị hủy bỏ.
Châu Âu trước sau vẫn là đồng minh quan trọng nhất của nước Mỹ và nước
Mỹ có lợi ích quan trọng được thấy một châu Âu sớm vượt qua cuộc khủng hoảng
tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II.
Về chính trị, hai bờ Đại Tây Dương cần lẫn nhau trong các thách thức địa
chính trị toàn cầu mà hiện nay châu Âu hầu như không đủ sức gánh vác còn nước
Mỹ thì cũng ngày càng tỏ dấu hiệu hụt hơi nếu phải hành động đơn phương.
Về kinh tế, những khúc mắc về ngoại giao cần được khai thông để Hiệp định
thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương sớm hoàn tất các vòng đàm phán. Hiệp
định này sẽ tạo ra một thị trường lớn nhất thế giới và có lợi cho cả hai bên, nhất là
trong bối cảnh quyền lực của các nền kinh tế mới nổi (BRICS, G20) thách thức sự
thống trị của Mỹ và châu Âu trong các định chế tài chính và tiền tệ thế giới.
Đó là lí do mà nước Mỹ của ông Barack Obama trải thảm đỏ chào đón ông
Hollande bởi dù có đang suy yếu thì nước Pháp của ông Hollande vẫn là một trong
2 đầu tàu kinh tế của châu Âu và vẫn là trụ cột chính trị, quốc phòng của khối.
Với ông Hollande và nước Pháp, làm sống lại mối quan hệ hữu hảo một thời với
Washington cũng là điều vô cùng quan trọng.

3


Thủ tướng Nga sang thăm Việt Nam năm 2013
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ngày 12-11, Tổng thống
CHLB Nga V.Pu-tin thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Ðây là chuyến thăm Việt
Nam lần thứ ba của Tổng thống V.Pu-tin trên cương vị người đứng đầu LB Nga. Lễ
đón Tổng thống LB Nga V.Pu-tin được tổ chức trọng thể cùng ngày, tại Phủ Chủ
tịch theo nghi thức dành cho nguyên thủ quốc gia. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
chủ trì lễ đón.
Trước đó việc đón tiếp tại sân bay thì Thành phần đón có bộ trưởng bộ ngoại
giao Việt Nam Phạm Bình Minh, đại sứ Việt Nam tại Nga Phạm Xuân Sơn và các
viên chức cao cấp khác theo quy định tại nghị định 82/2001 NĐ-CP như: Vụ trưởng
Vụ Lễ tân, Vụ trưởng Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao.
Tại phủ Chủ tịch Nhà nước Việt Nam đã vận động em học sinh đứng hai bên
đường vẫy cờ, hoa trên đường đi vào phủ Chủ tịch. Sau khi vào phủ chủ tịch, lễ đón
do chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì. Thành phần dự lễ đón gồm có nhiều
quan chức như: Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ
Ngoại giao… Nghi thức gồm có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm. Sau
khi chủ tịch nước Trương Tấn Sang và thổng thống Putin ôm nhau thắm thiết, thì có
em nhỏ ra tặng hoa cho thủ tướng Putin. Tiếp theo, nghi thức được thực hiện theo
khoản 2 Điều 11 nghị định 82/2001 gồm có:
1.2.

-

Hai Nguyên thủ Quốc gia đứng trên bục danh dự.

-


Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước (Quốc thiều nước khách trước).

-

Đội trưởng Đội danh dự chào, báo cáo và mời Nguyên thủ Quốc gia nước
khách đi duyệt Đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam, gồm đại diện 3
quân chủng hải, lục, không quân.

-

Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi duyệt Đội danh dự.

Đội danh dự chúc sức khỏe Nguyên thủ Quốc gia nước khách.
-

Chủ tịch nước giới thiệu với Nguyên thủ Quốc gia nước khách các quan chức
Việt Nam. Nguyên thủ Quốc gia nước khách giới thiệu với Chủ tịch nước các
thành viên trong Đoàn khách.

-

Cuối cùng kết thúc lễ đón tiếp, Chủ tịch nước cùng Tổng thống Putin chụp
ảnh kỷ niệm, sau đó Chủ tịch nước tiếp Đoàn tại phòng khách.

-

Hội đàm:

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Tổng thống V.Pu-tin. Tham dự

hội đàm về phía Việt Nam có: Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải; Bộ trưởng Ngoại
giao Phạm Bình Minh; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Ðào Việt Trung; Bộ
trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Phạm Vũ
Luận; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ
Nguyễn Quân; Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang; Bộ
4


trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh; Bộ trưởng Lao động,
Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Ðại sứ Việt Nam tại LB Nga Phạm
Xuân Sơn và lãnh đạo một số bộ, ngành. Nguyên thủ hai nước đánh giá cao việc
nâng cấp quan hệ song phương lên Ðối tác chiến lược toàn diện, mở ra những cơ
hội mới về chất nhằm thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên nhiều lĩnh vực. Hai bên cho
rằng quan hệ chính trị Việt Nam - LB Nga đang phát triển mạnh mẽ với độ tin cậy
cao; thống nhất sẽ tiếp tục cơ chế trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, mở rộng các
kênh hợp tác theo đường Ðảng, Nhà nước, bộ, ngành và các địa phương.
-

Tiếp xúc

Tổng thống đã có gặp gỡ và trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng
thời có cuộc gặp gỡ và thăm hỏi xã giao với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
-

Lễ chiêu đãi

Chủ tịch nước chiêu đãi trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Tại chiêu đãi, Chủ tịch
nước đọc diễn văn chào mừng, Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc diễn văn
đáp từ. Thành phần dự chiêu đãi phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón,
tiễn.

-

Lễ tiễn

Chủ tịch nước tiễn Đoàn khách tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước chia tay
khách tại nơi xe đỗ; tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân
(hoặc Phu quân); có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm. Thành phần
phía Việt Nam dự lễ tiễn tại Phủ Chủ tịch và tiễn tại sân bay như khi đón.
Qua đó ta có thể khẳng định Việc đón tiếp như vậy cho thấy mối quan hệ
ngoại giao giữa Việt Nam và các nước là bình đẳng, ngày càng thặt chặt hơn và thể
hiện được sự tôn trọng của Việt Nam đối Liên Bang Nga. Chuyến thăm thành công,
đánh dấu bước phát triển mới có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ Việt – Nga.
Hợp tác Việt Nam - LB Nga ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, dựa
trên cơ sở vững chắc là quan hệ hữu nghị truyền thống và hiểu biết lẫn nhau đồng
thời tạo mối tin tưởng cho quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục được củng cố và phát
triển mạnh mẽ vì lợi ích của hai dân tộc.
2. Từ tình huống thực tiễn rút ra ý nghĩa của tính chính trị của lễ tân ngoại
giao
Từ những tình huống thực tiễn trên ta có thể thấy đường lối chính trị của quốc
gia có ảnh hưởng rất lớn từ hoạt động lễ tân ngoại giao. Bản thân hoạt động lễ tân
xuất phát từ chính sách đối ngoại, mà chính sách đối ngoại trực tiếp thể hiện đường
lối chính trị của Đảng và Nhà nước.
Mỗi hoạt động lễ tân, dù lớn hay nhỏ, đều thể hiện mục đích chính trị .Lễ tân
ngoại giao còn thể hiện được sự trọng thị trong mối giao hảo giữa các quốc gia.Sự
thiếu sót trong công tác Lễ tân ngoại giao bị coi như là một sự khinh miệt, nhục mạ
người đại diện quốc gia, làm mất thể diện quốc gia. Vì vậy, người làm lễ tân phải
nắmvững chính sách đối ngoại, để có cách sắp xếp, ứng xử cho phù hợp với những
5



tình huống nhất định, không để xảy ra sơ xuất làm ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia
mình.
Nắm vững quan điểm chính trị và đưa ra “ chiến lược “ lễ tân ngoại giao phù
hợp sẽ tạo điều kiện cho hoạt động ngoại giao tiến hành thuận lợi góp phần tăng
cường quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và là phương tiện để cụ thể hóa và thực
hiện các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
KẾT LUẬN
Như vậy có thể nhận thấy Lễ tân ngoại giao tuy không được coi là nội dung chủ
yếu của hoạt động đối ngoại nhưng lại là những công việc cần thiết để tạo điều kiện
cho hoạt động ngoại giao tiến hành thuận lợi. Lễ tân ngoại giao còn thể hiện được
sự trọng thị trong mối giao hảo giữa các quốc gia. Lễ tân ngoại giao là công tác
quan trọng cần thiết không thể thiếu của hoạt động ngoại giao, có vai trò to lớn đối
với quốc gia và một trong những vai trò đố là duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác
giữa các quốc gia.
C.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

Bộ môn công pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng lễ tân
ngoại giao, 2011.

2

Website:

/> /> /> /> />1636602.html

6




×