Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tài Liêu Thực Tập Chuyên Môn Khoa cơ Khí Ô Tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 34 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

Mở đầu
Trong thời gian thực tập vừa qua, tôi đã hiểu rõ hơn phần lý thuyết được học tại
trường và các thao tác trong công việc tại xưởng sửa chữa.Đã nhận thấy công
việc sữa chữa đòi hỏi phải có sự hiểu biết và trình độ cao mới hoàn thành tốt
công việc. Công việc đạt hiệu quả phụ thuộc nhiều vào trình độ tay nghề của
từng người sửa chữa, yêu cầu độ chính xác rất cao, thế nên, dù một chi tiết nhỏ
cũng đòi hỏi sự tập trung và chính xác trong công việc.
Để hoàn thành bài báo cáo thực tập chuyên môn này, tôi xin cảm ơn Trường
ĐHGTVT TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và giúp đỡ trong thời gian vừa qua,
đồng thời, xin cảm ơn quý thầy cô đã cung cấp những kiến thức chuyên môn cần
thiết.
Mặc dù cố gắng nhưng do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên vẫn còn nhiều thiếu
sót, kính mong được sự chỉ bảo hướng dẫn thêm của quý thầy cô.

SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 1


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

A. HỆ THỐNG
1. Nhiệm vụ:

LÀM MÁT

Khi động cơ nóng lên, hệ thống làm mát sẽ truyền nhiệt ra không khí xung


quanh để làm mát động cơ.Ngược lại khi động cơ còn lạnh, hệ thống làm mát sẽ
giúp động cơ dễ nóng lên.
Bằng cách đó, hệ thống làm mát giúp cho việc duy trì nhiệt độ động cơ
thích hợp.
2. Yêu cầu:
Tốc độ làm mát vừa đủ giữ cho nhiệt độ động cơ thích hợp.
Nếu làm mát bằng gió thì cánh tản nhiệt phải đảm bảo cho các xi lanh được
làm mát như nhau.
Nếu làm mát bằng nước phải đảm bảo đưa nước có nhiệt độ thấp đến vị trí
có nhiệt độ cao, nước phải chứa ít iôn.
Kết cấu của hệ thống làm mát phải có khả năng xả hết nước khi súc rửa để
sử dụng bảo quản dễ dàng.
3. Phân loại:
Hệ thống làm mát động cơ được phân loại theo các đặc điểm sau:
Theo môi chất làm mát được sử dụng gồm có 2 loại :
- Hệ thống làm mát bằng nước,dung dịch làm mát.
- Hệ thống làm mát bằng không khí. Theo mức độ tăng cường làm mát gồm
có 2 loại.
- Làm mát tự nhiên.
- Làm mát cưỡng bức. Hệ thống làm mát cưỡng bức còn được phân theo đặc
điểm của vòng tuần hoàn nước gồm có:
+ Kiểu vòng tuần hoàn kín.
+ Kiểu vòng tuần hoàn hở.
+ Kiểu 2 vòng tuần hoàn.
- Hệ thống làm mát bằng nước tự nhiên gồm 2 loại:
+ Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi.
+ Hệ thống làm mát kiểu đối lưu.
4. Hệ thống làm mát bằng nước.
SVTH: LÊ THÀNH TUẤN


MSSV: 1151110221

Page 2


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

Nước được dùng làm môi chất trung gian tản nhiệt cho các chi tiết. Tuỳ
thuộc vào tính lưu động của nước trong hệ thống làm mát, phân thành 3 loại:
- Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi.
- Hệ thống làm mát kiểu đối lưu tự nhiên.
- Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức.
Trong đó, hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức được sử dụng phổ biến.

5.

Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn kín một vòng.
a. Sơ đồ nguyên lý:

Hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức được thể hiện như hình
vẽ sau:

SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 3


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Thân máy
Nắp si lanh
Đường nước ra khỏi động cơ
Ống dẫn bọt nước
Van hằng nhiệt
Nắp rót nước
Két làm mát

8. Quạt gió
9. Puly và đai truyền
10. Ống nước nốt tắt về bơm
11. Đường nước vào động cơ
12. Bơm nước
13. Két làm mát dầu
14. Ống phân phối nước

-

Chức năng các chi tiết:
Két làm mát (7): là nơi trao đổi nhiệt độ của nước nóng với không khí bên


-

ngoài.
Quạt gió(8): hút gió qua các khe hở của két để tăng hiệu quả trao đổi nhiệt của

-

nước làm mát.
Bơm nước(12): tạo áp suất để nước lưu thong trong hệ thống.
Van hằng nhiệt(5): điều khiển nước làm mát trực tiếp trở lại động cơ hoặc qua

b.

két làm mát mới vào động cơ tùy theo nhiệt độ làm việc của động cơ.
SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 4


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

c.

Nguyên lý làm việc

Ở hệ thống này thường dùng cho động cơ ô tô , máy kéo một hàng xi
lanh.Nước làm mát có nhiệt độ thấp được bơm (12) hút từ bình chứa phía dưới
của kétnước (7) qua đường ống (10) rồi qua két làm mát dầu (13) dể làm mát

dầu, sau đó được đưa vào động cơ. Để phân phối nước làm mát đồng đều cho các
xi lanh và làmmát đều cho mỗi xi lanh, nước sau khi bơm vào thân máy (1) qua
ống phân phối (14)được đúc sẵn trong thân máy.
Sau khi làm mát xi lanh, nước lên làm mát nắp máy, rồi theo đường ống (3)
ra khỏi động cơ với nhiệt độ cao, đến van hằng nhiệt (5). Khi van hằng nhiệt mở
nước qua van vào bình chứa phía trên của két nước. Tiếp theo nước từ bình phía
trên đi qua các ống mỏng có gắn các cánh tản nhiệt, tại đây nước được làm mát
bởi dòng không khí qua két do quạt (8) tạo ra. Quạt được dẫn động bằng puly từ
trục khuỷu của động cơ. Tại bình chứa phía dưới của két làm mát, nước có nhiệt
độ thấp lại được bơm vào động cơ thực hiện một chu trình làm mát tuần hoàn.

B.

HỆ THỐNG BÔI TRƠN CƯỠNG BỨC.
1. Cấu tạo:

SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 5


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.

Cacte dầu
Lưới lọc dầu
Bơm dầu
Van an toàn bơm dầu
Bầu lọc dầu
Van khống chế lọc dầu qua két
Két làm mát dầu
Đồng hồ báo áp suất dầu
Đường dầu chính
Đường dầu bôi trơn trục khuỷu
Đường dầu bôi trơn trục cam
Đường dầu bôi trơn các bộ phận khác
• Sơ đồ khối mô tả hệ thống:

SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 6


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN


-

Van 4: Van an toàn
Van 6: Van khống chế
• Các bộ phận chính của hệ thống:
Cacte dầu: Có nhiệm vụ chứa dầu bội trơn cung cấp cho hệ thống làm việc và

-

lắng đọng mạt kim loại.
Bơm dầu: Có nhiệm vụ vận chuyển dầu bôi trơn từ cacte lên các bề mặt ma sát.
Bầu lọc dầu: Có nhiệm vụ lọc dầu ( có khả năng tinh lọc cao ).
Két làm mát dầu: Có nhiệm vụ làm mát dầu khi nhiệt độ dầu vượt quá giới hạn
cho phép.

Nguyên lý làm việc:
Trường hợp 1: Khi dầu bôi trơn nguội hơn mức định trước.
+ Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được hút từ cacte nhờ bơm hút và
2.


được lọc sạch ở bầu lọc dầu, qua van tới các đường dầu để đến bội trơn các bề
mặt ma sát của động cơ.
+ Kết thúc quá trình bôi trơn, dầu bôi trơn lại được dẫn trở lại cacte.
SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 7



BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

Trường hợp 2: Khi dầu bôi trơn nóng hơn mức định trước.
Van 6 đóng lại, dầu đi qua két làm mát, được làm mát trước khi chảy vào


đường dầu chính.

Trường hợp 3: Khi dầu bôi trơn có áp suất lớn hơn mức định trước.
Van 4 sẽ mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm làm giảm áp suất


tang cao của dầu.

SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 8


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

-

Hiệu quả sử dụng:
Hiệu quả sử dụng cao, an toàn, dễ bảo trì.
Là hệ thống bôi trơn đang được sử dụng phổ biến hiện nay để bôi trơn cho các


-

động cơ.
Thường dùng trong động cơ công suất lớn.
Vì được cấu tạo từ nhiều thành phần nên chế tạo phức tạo và tốn kém.

3.

C.
I.
1.

HỆ THỐNG PHANH
Công dụng, phân loại, yêu cầu:
Công dụng:
Hệ thống phanh dùng để làm dừng hẳn sự chuyển dộng của Ôtô hoặc làm

giảm bớt tốc độ của ôtô khi đang chuyển động, ngoài ra còn để giữ cho ôtô
dừng được trên đường có độ dốc nhất định, chất lượng của hệ thống phanh có
ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ chuyển động trung bình của ôtô. Hệ thống hãm ôtô
SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 9


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN


sẽ đảm bảo cho sự chuyển động an toàn của ôtô tránh được những tai nạn xảy ra
trên đường
2.

Phân loại:
- Phân loại theo tính chất điều khiển chia ra: Phanh chân va phanh tay.
- Phân theo vị trí đặt cơ cấu phanh ma chia ra: Phanh ở bánh xe và phanh ở

trục truyền động (sau hộp số).
- Phân theo kết cấu của cơ cấu phanh có: Phanh guốc, phanh đai, phanh đĩa.
- Phân theo phương thức dẫn động có: dẫn động phanh bằng cơ khí, chất
lỏng, khí nén, hoặc liên hợp.
3. Yêu cầu:
Hệ thống phanh là một bộ phận quan trọng của ôtô đảm nhận chức năng
"an toàn chủ động" vì vậy hệ thống phanh phải thoả mãn các yêu cầu sau đây.
Có hiệu quả phanh cao ở tất cả các bánh xe trong mọi trường hợp.
Hoạt động êm dịu để đảm bảo sự ổn định của xe ôtô khi phanh.
Điều khiển nhẹ nhàng để giảm cường độ lao động của người lái.
Có độ nhậy cao để thích ứng nhanh với các trường hợp nguy hiểm.
Đảm bảo việc phân bố Mômen phanh trên các bánh xe phải tuân theo nguyên tắc
-

-

sử dụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh với mọi cường độ.
II. Phanh khí nén:
Dẫn động phanh khí nén được sử dụng nhiều trên ô tô vận tải cỡ lớn và
trung bình, đặc biệt lớn. Để dẫn động các cơ cấu phanh người ta sử dụng năng
.lượng của khí nén, lực của người lái tác dụng lên bàn đạp chỉ để mở tổng van
phanh do đó mà giảm được sức lao động của người lái, tuỳ theo liên kết của xe

rơ moóc mà dẫn động phanh khí nén có thể là một dòng hoặc 2 dòng.
SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 10


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

Cấu tạo của buồng phanh khí nén

* Nguyên lý:
Khi phanh người lái tác dụng lên bàn đạp 6 qua dẫn động tổng van 3 mở
cho khí nén từ bình chứa khí nén 2 theo đường ống tới đầu phanh 4 để tiến hành
phanh.Khi thả bàn đạp, tổng van phanh ngắt liên hệ giữa bình chứa khí nén với
đường ống dẫn và mở đường ống của bầu phanh thông với không khí bên ngoài,
khí nén thoát ra ngoài và guốc phanh nhả ra khỏi trống phanh.
* Ưu điểm của hệ thống phanh khí nén nói chung:
- Điều khiển nhẹ nhàng, kết cấu đơn giản, tạo được lực phanh lớn.
- Có khả năng cơ khí hoá quá trình điều khiển ô tô.
SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 11


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN


- Có thể sử dụng không khí nén cho các bộ phận làm việc như hệ thống treo
loại khí.
* Nhược điểm của hệ thống phanh khí nén:
- Số lượng các cụm khá nhiều, kích thước và trọng lượng của chúng khá
lớn, giá thành cao.
- Thời gian hệ thống phanh bắt đầu làm việc kể từ khi người lái tácdụng
vào bàn đạp khá lớn.
Phanh thủy lực:
Dẫn động phanh thuỷ lực được áp dụng rộng rãi trên hệ thống phanh chính

III.

của các loại ô tô du lịch, trên ô tô vận tải nhỏ và trung bình.
Dẫn động phanh là một hệ thống cá chi tiết truyền lực tác dụng trên bàn
đạp đến cơ cấu phanh làm cho các guốc phanh bung ra nhằm thực hiện quá
trình phanh, ở phanh dầu chất lỏng được sử dụng để truyền dẫn lực tác dụng
nêu trên. Đặc điểm quan trọng của dẫn động phanh dầu là các bánh xe được
phanh cùng một lúc vì áp suất trong đường ống chỉ bắt đầu tăng lên khi tất cả các
má phanh ép sát vào các trống phanh.
* Nguyên lý làm việc:
Khi phanh người lái tác dụng vào bàn đạp 1 một lực sẽ đảy piston của xi
lanh chính 2, do đó đều được ép và áp suất dầu tăng lên trong xi lanh và các
đường ống dẫn dầu 3 chất lỏng với áp xuất lớn ở các xi lanh bánh xe sẽ thắng lực
của lò xo và tiến hành ép guốc vào trống phanh.
Khi không phanh nữa người lái không tác dụng vào bàn đạp các lò xo hồi
vị của bàn đạp, của viston làm cho piston trở về vị trí cũ, lò xo hồi vị kéo
guốc phanh vào vị trí cũ.
* Dẫn động phanh dầu có các ưu điểm sau:

SVTH: LÊ THÀNH TUẤN


MSSV: 1151110221

Page 12


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

-Có thể phân bố lực phanh giữa các bánh xe hoặc giữa các guốc phanhtheo
đúng yêu cầu thiết kế.
- Có hiệu suất cao.
- Độ nhạy tốt.
- Kết cấu đơn giản.
- Có khả năng dùng trên nhiều loại ô tô khác nhau mà chỉ cần thay đổi cơ
cấu phanh.
* Nhược điểm:
- Không thể tạo được tỷ số truyền lớn, vì thế phanh dầu không có cường
hoá chỉ dùng ô tô có trọng lượng toàn bộ nhỏ.
- Lực tác dụng lên bàn đạp lớn.
- Đối với dẫn động phanh 1 dòng khi có chỗ nào bị dò rỉ (chảy dầu) thì tất
cả hệ thống phanh đều không làm việc, để khắc phục khuyết điểm này người ta
dùng loại dẫn động hai dòng, loại này có ưu điểm là khi 1 dòng bị hỏng thì dòng
còn lại vẫn làm việc bình thường tuy nhiên hiệu quả phanh có giảm, đảm bảo an
toàn khi chuyển động.
* Một số phương pháp điều chỉnh phanh trên ô tô:

SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221


Page 13


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

D.
1.

CẤU TẠO ĐỘNG CƠ ĐIEZEL
Cấu tạo của nắp xylanh
Nắp quy lát có nắp hệ thống phan phối khí (xupap, lò xo xupap, trục cam,

dàn cò mổ,…) vòi phun và van khởi động. Trong nắp có các khoan làm mát.
Công dụng dụng của nắp quy lát là cùng với xylanh,piston tạo thành buồng
đốt, bộ phận để lắp đặt các cơ cấu khác.

SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 14


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

1.
2.
3.
4.


Đũa đẩy
Cò mổ
Lò xo hồi vị
Đường dẫn ống dầu làm mát

2.

Cấu tạo của xylanh

5. Đường ống xả
6. Nắp xylanh
7. Xupap

Trên xylanh có lắp gioang làm kín, gioang phía trên dùng để ngăn công chất
làm mát. Gioang dưới dùng để ngăn dầu nhờn từ các-te lên.Cùng với piston,nắp
quy náp tạo thành buồng đốt tạo thành buống đốt kín.
3.

Cấu tạo của piston
Có nhiều loại piston có loại đỉnh lồi, đỉnh lõm, đỉnh bằng.
Trên piston có lắp:xéc măng khí bằng gang,xéc măng dầu bằng gang,một

chốt piston bằng thép và 2 vòng chặn. Dùng để lắp với đầu nhỏ thanh truyền.

SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 15



BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

4.

Cấu tạo của thanh truyền(tay biên)
Có kết cấu tiết diện hình chữ I.đầu nhỏ lắp với piston,đầu to lắp với trục

khủy có lắp các bạc lót.đầu to thanh truyền có hai bu-lông.Thanh truyền có
nhiệm vụ biếnchuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động tịnh tiến thực
hiện quá trình sinh công.
5.

Hệ thống phân phối khí
Dàn cò mổ

SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 16


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

Hệ thống phân phối khí của động cơ diezel sử dụng hệ thống truyền động
trực tiếp thông qua hệ thống bánh răng và cam , cần đẩy tác động lên dàn cò mổ
sau đó tác động trực tiếp lên đỉnh xupap làm cho xupap đóng mở liên tục.

Bơm cao áp

Động cơ sử dụng vòi phun phun nhiên liệu trực tiếp được bơm cao áp cấp
nhiên liệu tới.

E.

QUY TRÌNH THÁO LẮP MOAY Ơ CỦA BÁNH XE

Dụng cụ
Bộ cle miệng vòng, vít, búa cao su, búa sắt.
Giẻ sạch
Giấy nhám
Nhiên liệu, dầu bôi trơn
Roăng đệm và keo dán
1.

-

2.

Cấu tạo moay ơ

SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 17


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN


Tháo lắp bán trục
a. Quy trình tháo
* Tháo các bánh xe và tang trống:
3.

- Dùng gỗ kê chèn các bánh xe
- Dùng bộ dụng cụ tay nghề sửa chữa ôtô, nới lỏng các đai ốc hãm bánh xe
- Dùng kích nâng cầu xe và dùng gỗ kê cầu xe chắc chắn
- Tháo các đai ốc hãm , bánh xe và tang trống ra ngoài.
* Tháo các ống, dây dẫn hệ thống phanh và các guốc phanh:
- Xả dầu phanh vào bình chứa
- Tháo các guốc phanh
* Tháo mâm phanh và bán trục
- Tháo các bu lông hãm mặt bích của bán trục
- Tháo mâm phanh và bán trục

* Tháo moayơ: Ta tháo theo thứ tự như hình vẽ từ trái qua phải, cụ thể như
sau:
- Nắp ngăn bụi → Đai ốc → Vòng đệm → Ổ đỡ bên ngoài → Capi ngoài →
Moay-ơ → Phớt làm kín → Ổ đỡ bên trong → Capi trong.
SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 18


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

Sau khi tháo ra ta kiểm tra các chi tiết xem có bị hư hỏng hay tróc rỗ bề

mặt hay không. Đối với capi và ổ đỡ nếu bề mặt làm việc bị nhám hoặc rỗ thì
phải thay mới, còn đối với phớt làm kín nếu phần cao su của phớt còn khả năng
làm việc được thì ta thu ngắn sợi lò xo bên trong lại và lắp vào là được.
Lưu ý: Khi tháo ra ta dùng dụng cụ đóng vào capi trong để tháo capi trong
ổ đỡ bên trong phớt làm kín cùng một lúc nếu không ta dễ làm cho phớt làm kín
bị hỏng khi tháo ra.
Dùng búa và vít tháo rời ổ bi và moayơ khỏi bán trục .

* Làm sạch và kiểm tra các chi tiết
SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 19


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

b. Quy trình lắp: Ngược lại quy trình tháo (sau khi sửa chữa và thay thế
các chi tiết hư hỏng)
Trình tự lắp cụm moay-ơ như sau:
+ Capi trong → Ổ đỡ bên trong → Phớt làm kín → Moay-ơ → Capi ngoài → Ổ
đỡ bên ngoài → Vòng đệm → Đai ốc → Nắp ngăn bụi.
+ Khi lắp vào ta lắp capi trong vào trước sau đó lắp ổ đỡ bên trong rồi tới phớt
làm kín, ta dùng búa gõ vào phớt với lực vừa đủ để phớt đi vào bằng mặt với
moay-ơ là đúng.
Các chú ý :
- Kê kích, giá nâng cầu xe và chèn lốp xe an toàn khi làm việc dới gầm xe.
- Tra mỡ bôi trơn các chi tiết : ổ bi, then hoa và bánh răng.
- Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dỡng.

- Lắp đúng yêu cầu kỹ thuật.

F.

PHƯƠNG PHÁP XÃ GIÓ.
Nếu xe chạy lâu ngày hoặc không khí bị vào tiến hành thay dầu thắng như
sau:
- Đổ dầu thắng tới mức Max ở cái hộp chứa dầu

SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 20


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

-

Lấy một chai làm bằng nhựa hoặc thủy tinh rỗng , đổ dầu thắng cũ vào nửa chai
(hoặc là dầu mới cũng được) sau đó lấy một ống nhựa vừa cái con ốc xã gió để

-

gắn vào ốc xã gió để xã gió.
Lúc nào cũng phải để ống nhựa ngập sâu trong chai để không khí không lọt vào

-


hệ thống thắng .
Xả khí đường dầu phanh thao tác như sau: công đoạn đòi hỏi phải hai người. một
người ngồi ở trên xe thực hiện thao tác nhồi và giữ, người còn lại dung khóa 8

-

hoặc điếu 8, để mở ốc xã gió.
Tiến hành lúc nào hết gió thì thôi.
- Lưu ý phải đổ thêm dầu liên tục ở mức Max.

Thao tác xã khí đường dầu phanh

SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 21


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

-

- Sau đó mấy bánh còn lại cũng làm tương tự .
Sau khi hoàn tất kiểm tra bằng cách đạp nhẹ thắng lúc xe tắt máy cho tới khi cảm
thấy chân thắng cứng ,giữ ở đó và đề máy thấy chân thắng đi xuống là được ( đối
với xe có trợ lực).
G.

PHƯƠNG PHÁP CÂN CAM (Cân cam có dấu)


1.

Phương pháp tháo dây đai

- Tháo nắp máy và nắp mặt trước của bộ truyền đai
- Quay trục khuỷu
theo chiều quay sao
cho rãnh khuyêt trên
puly trùng với điểm
0 trên vạch chia độ (
Piston 1 ở ĐCT)
- Kiểm tra dấu
của bánh đai cam.
Nếu cần thiết chúng ta có thể đánh dấu trên dây đai để khi lắp lại công việc được
thuận lợi hơn.

SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 22


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

- Nới lỏng bánh răng đai, kéo bánh căng đai theo chiều nới lỏng dây đai và
xiết chặt bánh căng đai.

-


Tháo dây đai cam ra khỏi bánh răng cam.
- Dùng dụng cụ đặc biệt tháo đai ốc đầu trục khuỷu.
- Dùng cảo tháo puly dẫn đọng đầu trục khuỷu, và tháo năp đậy mặt dưới .
- Tháo miêng chặn đai cam

Đánh dấu dây đai với bánh răng trục khuỷu.
- Tháo dây đai ra ngoài
SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 23


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

2. Cách cân cam:
1. Kiểm tra lại vị

trí trên bánh răng trục khuỷu , và dấu trên bánh răng trục

2.
3.

cam.
Lắp đai cam vào động cơ vào đúng vị trí ban đầu của nó .
Nới lỏng bánh căng đai khoảng ½ vòng . Quay trục khuỷu 2 vòng kiểm tra

4.

5.
6.
7.

lại dấu cân cam .
Xiết chặt vít giữ bánh căng đai.
Lắp miếng chặn đai cam và chú ý mặt cong hướng ra ngoài.
Lắp trở lại các miếng che đầu động cơ.
Lắp puly đầu trục khuỷu và xiết đúng tiêu chuẩn

H.

QUY TRÌNH THÁO LẮP ĐỘNG CƠ XĂNG

-

Quy trình tháo động cơ xăng:
1. Dụng cụ:
Bộ cờ lê miệng vòng, bộ tuýp, vít, búa sắt, búa cao su,cảo 3 chấu, cảo chữ C,

-

kềm, panme, thước lá, đồng hồ so kế,thước cặp, chữ T…
2. Nguyên tắc tháo:
Những thiết bị bao che, thiết bị điện phải tháo trước;
Tháo từ ngoài vào trong;
Dụng cụ tháo phải được qui định cho từng bước tháo;
Quá trình tháo nên tiến hành phân loại ngay chi tiết được tháo ra, vì nếu không tổ

-


chức tốt thì sau đó rất mất thời gian để tìm kiếm;
Cấm không dùng búa, đục để tháo chi tiết. Nếu các chi tiết bị han rỉ khó tháo thì

-

tẩm dầu hoả, dầu Diesel ngâm một thời gian mới tháo.
3. Quy trình tháo động cơ xăng:
Tháo thước thăm dầu.
Xả hết dầu trong các te.
Tháo ống nước nối với van hằng nhiệt.
Tháo các ống dầu lên bầu lọc dầu, tháo bầu lọc dầu
Tháo cổ góp xả.
Tháo cổ góp nạp.
Tháo bộ chia điện.
Tháo dây cao áp.
Tháo bugi.
Tháo các bu lông nắp đậy nắp quy láp.
Tháo nắp đậy đai cam.

I.

SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 24


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN


-

Tháo đai cam.
Tháo trục cam.
Tháo bu lông nắp quy lát, tháo nắp quy lát:

SVTH: LÊ THÀNH TUẤN

MSSV: 1151110221

Page 25


×