Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Thực trạng và nhu cầu làm thêm của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.11 KB, 25 trang )

Lý Thuyết Thống Kê

Danh sách sinh viên thực hiện:
Nguyễn Trường Giang
Nguyễn Thị Ngân
Nguyễn Thị Linh
Ngô Hải Yến
Phạm Thị Hồng Hải
Trần Khánh Trâm
Đàm Thị Yến
Đỗ Thị Thu Hằng
Đặng Thị Huyền
Nguyễn Thị Hồng
Nguyễn Diệu Ninh
Trần Thi Thu Hương

1


Lý Thuyết Thống Kê

MỤC LỤC

…………………………………………………………………………………………………..…...24

LỜI MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện nay vấn đề việc làm luôn luôn là vấn đề nóng
bỏng, được không chỉ báo giới, các cơ quan ban ngành, các doanh
nghiệp quan tâm mà nó đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên


ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đang không ngừng tích luỹ kiến
thức, kinh nghiệm để đạt được mục đích cao đẹp của họ trong tương lai.
Xét về năng lực hành vi, sinh viên là một phần quan trọng trong độ
tuổi lao động. Họ có thể lực, trí lực rất dồi dào. Xét về mục đích, sinh
viên đi học là mong có kiến thức để có thể lao động và làm việc sau khi
ra trường.
Hiện nay, đông đảo sinh viên nói chung đã nhận thức được rằng có
rất nhiều cách thức học khác nhau và ngày càng có nhiều sinh viên chọn
cách thức học ở thực tế. Đó là đi làm thêm. Việc làm thêm hiện nay đã
không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở thành một xu thế, gắn chặt với
đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay khi vẫn còn ngồi trên ghế
giảng đường. Sinh viên đi làm thêm ngoài vì thu nhập, họ còn mong
2


Lý Thuyết Thống Kê

muốn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, học hỏi thực tế nhiều
hơn…. Và sở dĩ việc làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế là vì đối
với sinh viên, đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay,
kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư
duy cũng như khả năng làm việc của họ sau tốt nghiệp.
Tuy vậy, thực tế vẫn đang tồn tại rất nhiều vấn đề nan giải xung
quanh quyết định đi làm thêm của sinh viên. Từ những lý do trên, nhóm
tác giả quyết định chọn đề tài “Thực trạng và nhu cầu làm thêm của
sinh viên khoa Quản lý kinh doanh” làm đề tài nghiên cứu của mình.
II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


Đối với nhóm tác giả: nắm được phương pháp nghiên cứu, tích luỹ

kinh nghiệm để có thể vận dụng vào quá trình học tập của bản thân
cũng như các tiểu luận, nghiên cứu sau này của nhóm; hoàn thành
báo cáo môn học và áp dụng thành thạo các kỹ năng thực hành trên
cơ sở lý thuyết đã học; tạo môi trường học tập lành mạnh,đoàn kết,
xây dựng nhóm vững mạnh và cùng hoàn thành tốt yêu cầu môn
học.



Đối với Xã hội, Doanh nghiệp: có sự quan tâm hơn nữa đối với thế
hệ trẻ; có sự quản lý, phối kết hợp với Nhà trường nhằm tạo cho
sinh viên có nhiều điều kiện học hỏi, thực hành, cọ xát; phát huy
tối đa nguồn lực dồi dào trong sinh viên; tiến tới nâng cao chất
3


Lý Thuyết Thống Kê

lượng nguồn nhân lực cung ứng sau đào tạo…


Đối với Nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội: kết hợp giảng dạy lý
thuyết với thực tế, giúp cho sinh viên có môi trường học tập mang
tính chất mở, tạo nhiều sân chơi bổ ích cả về bề nổi và bề sâu, cải
thiện chất lượng đầu ra của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh nói
riêng và sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nói chung





Đối với sinh viên: chỉ ra những tích cực cũng như hạn chế của việc
làm thêm đối với sinh viên, giúp sinh viên có sự định hướng nghề
nghiệp đúng đắn, hình thành tư duy chủ động trong việc giải quyết
vấn đề, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; hướng tới việc tạo
thêm nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên, nâng cao kỹ năng
chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thực tế của sinh viên ngay
trong quá trình học tập trên ghế nhà trường, hướng tới đào tạo
đồng bộ nguồn nhân lực chất lượng cao…

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và nhu cầu làm thêm của
sinh viên khoa Quản lý kinh doanh trường Đại học Công nghiệp
Hà Nội.

-

Phạm vi nghiên cứu: sinh viên các khoá 8, 9, 10 khoa Quản lý
kinh doanh.

IV. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài có sự kết hợp giữa phương
4


Lý Thuyết Thống Kê

pháp phân tích, so sánh, tổng hợp dữ liệu thu thập được thông qua việc
điều tra nghiên cứu về vấn đề việc làm thêm của sinh viên Đại học khoá

8, 9, 10 khoa Quản lý kinh doanh trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
dựa trên sự kết hợp giữa công cụ chính là Excel và các công thức tính
của môn học Lý thuyết thống kê.

V. Nội dung và kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu có các nội dung chính sau:
Lời mở đầu
Phần 1: Cơ sở lý luận.
Phần 2: Việc làm thêm đối với sinh viên qua kết quả điều tra và
phân tích, đánh giá của nhóm nghiên cứu.

5


Lý Thuyết Thống Kê

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm làm thêm (Part- time job).
Theo Công ước số 175, năm 1994 về việc làm bán thời gian của
ILO (International Labour Office – Tổ chức Lao động quốc tế), người
làm bán thời gian (employed person) được định nghĩa là người có số giờ
làm việc bình thường ít hơn so với những người làm việc toàn thời gian
(worker). 1
Công ước cũng chỉ ra rằng, ngưỡng thông thường để chia công
nhân thành lao động toàn thời gian hay bán thời giant hay đổi tuỳ thuộc
vào mỗi quốc gia, nhưng thường trong khoảng từ 30-35 giờ mỗi tuần.
1.2. Các nghiên cứu trong nước.
Theo tác giả Nguyễn Thị Như Ý (2012) trong nghiên cứu về khảo
sát nhu cầu làm thêm của sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ. Sử
dụng phân tích phân biệt, kết quả điều tra cho thấy có 10 nhân tố ảnh

hưởng đến nhu cầu đi làm thêm của sinh viên. Bên cạnh đó, Trần Thị
Ngọc Duyên và Cao Hoài Thi (2009) trong nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định làm việc tại doanh nghiệp nhà nước. Kết quả cho
thấy 8 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại các doanh nghiệp
___________________________
The ILO Part-Time Work Convention, 1994 (No. 175), defines a parttime worker as an “employed person whose normal hours of work are less than
those of comparable full-time workers”. This is a common legal definition of
part-time work and is reflected, for example, in the European Union’s PartTime Work Directive. For statistical purposes, however, part time is commonly
defined as a specified number of hours. The threshold which divides workers
into full-time and part-time workers varies from country to country (see the
table below for some examples), but is usually either 30 or 35 hours per
week.
1

6


Lý Thuyết Thống Kê

nhà nước như: cơ hội đào tạo và thăng tiến, thương hiệu và uy tín tổ
chức, sự phù hợp giữa cá nhân-tổ chức, mức trả công, hình thức trả
công, chính sách và môi trường tổ chức, chính sách và thông tin tuyển
dụng, gia đình và bạn bè.
Nhóm tác giả đã dựa trên kết quả của các nghiên cứu trên để xây
dựng và hoàn thiện phiếu điều tra khảo sát của mình.
1.3. Lý thuyết thống kê.
1.3.1 Thống kê học
Thống kê học là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp
thu thập số liệu, xử lý sơ bộ số liệu và phân tích các con số về mặt lượng
của hiện tượng cần nghiên cứu để tìm hiểu bản chất, tính quy luật vốn có

của các hiện tượng này trong những điều kiện địa điểm và thời gian cụ
thể.
1.3.2 Tiêu thức thống kê
Gồm 2 loại:




Tiêu thức thống kê thuộc tính: là tiêu thức phản ánh tính chất
của một hoặc nhiều hiện tượng và không biểu hiện trực tiếp
bằng con số.
Tiêu thức số lượng: Biểu hiện trực tiếp bằng con số.

1.3.3 Chỉ tiêu thống kê
Là sự kết hợp giữa các chỉ tiêu về mặt số lượng với các chỉ tiêu về
mặt chất lượng.
1.3.4 Quá trình nghiên cứu thống kê
1.3.4.1 Điều tra chọn mẫu
− Điều tra không thường xuyên: việc điều tra tiến hành vào
những thời điểm không xác định, hoặc với khoảng thời gian
giữa các lần điều tra không bằng nhau.
7


Lý Thuyết Thống Kê


Điều tra không toàn bộ: việc điều tra được tiến hành với một
số mẫu được chọn ra để nghiên cứu.


1.3.4.2 Bảng thống kê.
Gồm 2 loại: bảng tần số phân phối; bảng nhóm tần số phân phối.



Bảng tần số phân phối: đưa ra một danh sách các quan sát khác
nhau, mỗi quan sát ứng với một tần số.
Bảng nhóm tần số phân phối: gộp những quan sát vào trong từng
khoảng phân tổ không trùng nhau; mỗi khoảng phân tổ là một
phạm vi giá trị trong đó tồn tại các quan sát.
1.3.4.3 Đồ thị thống kê
Gồm 3 loại: đồ thị hình đường, đồ thị hình cột, đồ thị hình tròn.
1.3.4.4 Phân tích dữ liệu
Sử dụng các phương pháp và công cụ của thống kê.






Hồi quy – Tương quan: sử dụng phương trình toán học để biểu
diễn các mối liên hệ tương quan (mối liên hệ có tính chất tương
đối).
Chỉ số: là số tương đối dùng để so sánh mức độ của một hoặc
nhiều hiện tượng giữa 2 thời gian khác nhau.
Các phương pháp trong điều tra chọn mẫu.
1.3.4.5 Tổng hợp kết quả
Nhằm xác định bản chất, tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu.

1.3.5 Các tham số đo xu hướng độ hội tụ

1.3.5.1 Trung bình cộng ()
Được xác định bằng cách chia tổng giá trị của các quan sát cho
tổng số quan sát.
Công thức
8


Lý Thuyết Thống Kê



Tính từ bảng tần số phân phối.



Tính từ bảng nhóm tần số phân phối.

Với mi là giá trị chính giữa trong mỗi khoảng phân tổ.
1.3.5.2 Trung vị (Me)
− Là giá trị của quan sát nằm ở vị trí chính giữa trong một dãy
số, khi số liệu đã được sắp xếp theo một trật tự giá trị nhất
định tăng dần hoặc giảm dần.
1.3.5.3 Mode (Mo)
− Là giá trị của quan sát có tần số phân phối lớn nhất (quan sát
có số lần xuất hiện nhiều nhất trên dãy số).
1.3.6 Điều tra chọn mẫu
1.3.6.1 Khái niệm.
Điều tra chọn mẫu là một phương pháp điều tra không toàn bộ
trong đó người ta chỉ chọn một số đơn vị trong toàn bộ các đơn vị
của hiện tượng cần nghiên cứu để tiến hành điều tra. Kết quả của

điều tra chọn mẫu được suy rộng cho kết quả của điều tra toàn bộ.
1.3.6.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu
− Tổng thể: là một hoàn chỉnh mà chúng ta tìm kiếm để có
được thông tin về chúng.
− Mẫu: là một phần của tổng thể được người điều tra lựa chọn.
− Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên: là phương pháp điều tra chọn
mẫu trong đó các đơn vị chọn ra để điều tra phải dựa trên tính
khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người
tiến hành điều tra.
9


Lý Thuyết Thống Kê


Điều tra chọn mẫu không ngẫu nhiên: các đơn vị thực được
chọn ra để điều tra phải dựa trên ý kiến chủ quan của người
tiến hành điều tra.

10


Lý Thuyết Thống Kê

PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Mô tả đối tượng nghiên cứu.
2.1.1 Cơ cấu sinh viên trong mẫu phỏng vấn theo giới tính.
Giới tính
Nam
Nữ

Tổng

Số lượng
34
109
143

Tỉ lệ
23,78%
76,22%
100%

Trong số 143 phiếu điều tra thu về hợp lệ có 109 sinh viên nữ
chiếm tỉ lệ 76,22%; 34 sinh viên nam chiếm tỉ lệ 23,78%. Tuy có
sự chênh lệch giữa tỉ lệ sinh viên nam và nữ, có thể không phù hợp
về sự ngang bằng trong mẫu điều tra khảo sát và tỉ lệ giới tính
trong toàn xã hội, nhưng nó tương xứng với tỉ lệ sinh viên nam và
nữ của khoa Quản lý kinh doanh các khoá 8, 9, 10.
2.1.2 Cơ cấu sinh viên trong mẫu phỏng vấn theo khoá học.
Khoá
Số lượng
Tỉ lệ
8
38
26,57%
9
59
41,26%
10
46

32,17%
Tổng
143
100%

11


Lý Thuyết Thống Kê

Phân bổ theo khoá học có 38 sinh viên K8, chiếm 26,57%; 59 sinh
viên K9, chiếm 41,26% và 46 sinh viên K10, chiếm 32,17%.
Cơ cấu này phù hợp với mẫu khảo sát vì chênh lệch không lớn, phù
hợp với tỉ lệ sinh viên của 3 khoá trên cũng như lịch học và sự
khác biệt về cơ sở đào tạo của sinh viên.
2.2 Thực trạng đi làm thêm của sinh viên các khoá 8, 9, 10 khoa
Quản lý kinh doanh – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
2.2.1 Tỉ lệ sinh viên đi làm thêm

Đã hoặc đang
đi làm thêm

Nam

Khoá
8
6

Nữ


23

26

18

Chưa đi làm
thêm

Nam

2

9

5

Nữ

7

15

20

9
9

10
3


Từ số liệu thu thập được có thể thấy lượng sinh viên đi làm thêm
chủ yếu tập trung vào K8 và K9, khi sinh viên đã quen với cuộc
sống của sinh viên Đại học, đồng thời phát sinh nhiều nhu cầu chi
tiêu hơn, trong điều kiện chu cấp từ gia đình dao động trong
khoảng từ 1,5 – 2 triệu đồng.
Ngược lại, sinh viên K10 mới làm quen với cuộc sống sinh viên,
vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, được bố mẹ quan tâm hơn nên tỉ lệ sinh viên
đã hoặc đang đi làm thêm không cao.
12


Lý Thuyết Thống Kê

Đối tượng sinh viên đi làm thêm chủ yếu tập trung vào sinh viên
nữ vì thực tế, sinh viên nữ dễ kiếm được những công việc phù hợp
hơn sinh viên nam, ví dụ như: bưng bê, phục vụ, giúp việc,…
2.2.2 Việc làm thêm sinh viên muốn hướng đến.
Từ kết quả nghiên cứu, hầu hết các sinh viên tham gia khảo sát đều
mong muốn được làm thêm tại các doanh nghiệp, với mục đích
tích luỹ kinh nghiệm cho quá trình làm việc sau này. Bên cạnh đó,
gia sư và phục vụ quán ăn cũng là những công việc được nhiều
sinh viên lựa chọn khi quyết định đi làm thêm.
Thực tế trong quá trình đào tạo của nhà trường, có những học phần
tạo điều kiện cho sinh viên có thể tham quan, thực tế, hoặc làm
quen với công việc tại các doanh nghiệp có liên kết với nhà trường,
nhưng nhóm tác giả thiết nghĩ như thế vẫn là chưa đủ, khi những
học phần như thế vẫn còn hạn chế đối với một số chuyên ngành, và
vẫn chưa thoả mãn được nhu cầu của sinh viên.


2.2.3 Thời gian làm thêm của sinh viên.
Cũng theo như kết quả thu được, hầu hết các sinh viên lựa chọn
thời gian làm thêm từ 2 – 4h mỗi ca. Lượng thời gian này là phù
hợp với lượng thời gian sinh viên tham gia học tập trên lớp, và vẫn
đảm bảo sinh hoạt cá nhân bình thường.

Thời gian làm việc
1–2h
2–4h
Nhiều hơn 4 h

Số lượng
26
81
36

13


Lý Thuyết Thống Kê

2.2.4 Mức lương.
2.3.4.1 Mức lương hiện tại.
Khảo sát những sinh viên đã đi làm thêm, thu được số liệu như sau:
Mức lương
Dưới 1 triệu đồng/tháng
1 – 1,5 triệu đồng/tháng
1,5 – 2 triệu đồng/tháng
Trên 2 triệu đồng/tháng


Số lượng
20
35
17
12

Có thể thấy thu nhập trung bình hàng tháng của mỗi sinh viên đi
làm thêm nằm trong khoảng từ 1 – 1,5 triệu đồng. Số tiền đó đối
với sinh viên cũng đã là một số tiền khá lớn, đủ để trang trải cho
cuộc sống cũng như những nhu cầu cá nhân, bên cạnh chu cấp từ
gia đình.
2.3.4.2 Mức lương mong muốn của sinh viên.
Mức lương
Số lượng
Dưới 1 tr.đ/tháng
2
1 – 1,5 tr.đ/tháng
23
1,5 – 2 tr.đ/tháng
35
Trên 2 tr.đ/tháng
83

Mong muốn của sinh viên về mức lương làm thêm hàng tháng là
một vấn đề khó nói và cũng khá nhạy cảm. Phần lớn sinh viên đều
mong muốn mình có một mức lương cao, để có thể chi tiêu, phục
vụ cho nhu cầu cá nhân mà không cần phải xin bố mẹ. Nhưng thực
14



Lý Thuyết Thống Kê

tế cho thấy mức lương từ 1,5 – 2 triệu đồng mỗi tháng là một mức
lương hợp lý và đáng mơ ước của mọi sinh viên.
2.2.5 Chi tiêu tiền lương
Điều tra khảo sát với thang đo mức độ ưu tiên từ 1 đến 5, sau khi
xử lí số liệu thu được kết quả:

Phần lớn sinh viên lựa chọn chi tiêu tiền lương làm thêm của mình
với mức độ ưu tiên cao hơn cho học tập, sinh hoạt cá nhân và tiết
kiệm. Có thể thấy đó là lựa chọn hợp lý vì tất cả đều là những chi
tiêu cần thiết của mỗi sinh viên. Ai là sinh viên cũng sẽ hiểu hơn
sự vất vả của bố mẹ nên cũng sẽ ngại hơn trong việc xin tiền bố mẹ
chi tiêu cho vấn đề học tập hay sinh hoạt cá nhân. Tiền lương làm
thêm, nếu là một nguồn thu ổn định, sẽ là một hướng giải quyết
hiệu quả cho vấn đề đó.
Từ kết quả khảo sát, cũng nhận thấy rằng, rất ít sinh viên muốn
thay đổi công việc làm thêm của mình, phần vì đã quen với công
việc, phần cũng bởi việc tìm một công việc phù hợp với quỹ thời
gian rảnh rỗi của bản thân cũng không phải là dễ dàng.
2.2.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của
sinh viên.
Điều tra khảo sát với thang đo mức độ quan trọng từ 1 đến 5, sau
khi xử lí số liệu thu được kết quả:

15


Lý Thuyết Thống Kê


Có thể thấy hầu hết các sinh viên khi quyết định lựa chọn công
việc làm thêm đều đề cao việc tích luỹ kinh nghiệm cho công việc
tương lai của bản thân. Nhưng thực tế cho thấy, phần lớn những
công việc làm thêm đó không hề liên quan đến chuyên môn đào tạo
của sinh viên. Điều đó cũng phần nào lý giải tại sao một lượng lớn
sinh viên sau khi tốt nghiệp lựa chọn công việc không phải là
chuyên môn đào tạo của mình.
Bên cạnh đó, hầu hết sinh viên khi đi làm thêm, đều mong muốn
rèn luyện cho bản thân các kỹ năng mềm bao gồm: kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình,
… Nhóm tác giả thấy đó đều là những kỹ năng cần thiết để có thể
thuyết phục nhà tuyển dụng nhưng việc học tập, trau dỗi những kỹ
năng đó như thế nào cho đúng đắn và hợp lý vẫn là một câu hỏi
cần lời giải đáp thích đáng.
2.2.7 Mức độ thay đổi bản thân sau quá trình làm thêm
Điều tra khảo sát với thang đo mức độ từ 1 đến 5, sau khi xử lí số
liệu thu được kết quả:

Hầu hết sinh viên được khảo sát đều cho rằng kỹ năng giao tiếp
của mình được cải thiện đáng kể sau khi đi làm thêm. Đó là một tin
vui và cũng là một điều hợp lý bởi, khi sinh viên đi làm thêm, trải
qua nhiều quá trình giao tiếp, sẽ nhận thấy được những khuyết
điểm và thiếu sót của bản thân, từ đó cải thiện để nâng cao khả
năng dẫn luận cũng như ứng xử của mình.
Bên cạnh đó, khi đã quen với công việc, sinh viên sẽ được rèn
luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp, cùng với sự năng động,
16


Lý Thuyết Thống Kê


sáng tạo, để có thể thu được kết quả công việc như mong muốn,
xứng đáng với tiền lương nhận được.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để qua quá trình làm thêm, sinh viên
còn có thể tích luỹ thêm cho mình kiến thức xã hội cần thiết để
nâng cao năng lực bản thân và không bỡ ngỡ khi bước vào làm
việc chính thức sau khi tốt nghiệp.
2.2.8 Đánh giá cá nhân về quá trình làm thêm
Điều tra khảo sát với thang đo mức độ từ 1 đến 5, sau khi xử lí số
liệu thu được kết quả:

Tạm chưa nói về những lợi ích đạt được từ việc làm thêm, chúng ta
hãy nói về việc sinh viên giảm sút kết quả học tập, lãng phí thời
gian hay ảnh hưởng sức khoẻ.
Những điểm tiêu cực đó, tuy mức độ trung bình khảo sát được chỉ
nằm trong khoảng 2,5 nhưng trên thực tế, chắc chắn sẽ có không ít
trường hợp sinh viên mắc phải. Lý do có thể bởi sinh viên chưa có
được cách điều phối, chi tiêu quỹ thời gian hợp lý hoặc công việc
không được như mong muốn ban đầu của sinh viên,… nhưng việc
làm sao để khắc phục và giảm thiểu những trường hợp tiêu cực đó,
là một câu hỏi cấp thiết không chỉ đối với sinh viên mà còn là câu
hỏi dành cho các nhà lãnh đạo của các trường Đại học, làm sao để
sinh viên của mình có thể học tập tốt, nâng cao uy tín đào tạo của
nhà trường.
2.2.9 Khó khăn
Khó khăn
Gặp phải sự lừa đảo

Số lượng
89

17


Lý Thuyết Thống Kê

Gia đình không ủng hộ
Khó tìm công việc phù hợp
Bị coi thường
Thiếu phương tiện, công cụ liên lạc

60
102
40
74

Những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình làm thêm không phải
là xa lạ gì với tất cả mọi người, đó đều là những thực trạng, tồn đọng,
cần có hướng giải quyết thích hợp để việc làm thêm trở nên thực sự có
ích đối với sinh viên.
Qua kết quả khảo sát, cho thấy mức độ tin cậy của sinh viên đối với các
trung tâm giới thiệu việc làm là rất thấp: 100 sinh viên không tin tưởng
lắm vào các trung tâm giới thiệu việc làm, chiếm 69,93% lượng sinh
viên được khảo sát và 21 sinh viên hoàn toàn không tin tưởng các trung
tâm giới thiệu việc làm, chiếm 14,69%.

Phụ Lục:
Phiếu điều tra khảo sát.

18




×