Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro trong hợp tác kinh doanh với nước ngoài từ trường hợp bibica - lotte

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.73 KB, 43 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

QUẢN TRỊ RỦI RO
TÊN ĐỀ TÀI:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HỢP TÁC KINH
DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI TỪ TRƯỜNG HỢP BIBICA - LOTTE
GVHD: TS.Nguyễn Hải Quang
Nhóm thực hiện: Nhóm 9

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2013


-2-

MỤC LỤC


-3-

LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống thường ngày nói chung và trong công việc nói riêng, rủi ro có thể
xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, trong mọi lĩnh vực. Bản thân của rủi ro có nhiều loại, chúng
có thể mang đến những khó khăn, bất lợi, gây hậu quả nghiêm trọng ít nhiều nhưng cũng
có thể mang đến những cơ hội thật sự nếu ta biết dự đoán, kiểm soát và chuyển hóa được
chúng. Chính vì thế, quản trị rủi ro là một trong những kĩ năng và hoạt động cần thiết cho
các cá nhân, tổ chức, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh. Làm cách nào biết được các rủi
ro, kiểm soát khi nó xảy ra để hạn chế tối đa những hậu quả, đồng thời có thể chớp lấy
thời cơ ngay trong rủi ro là điều mà bất cứ công ty hay doanh nghiệp nào cũng đều mong
muốn.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp


nước ngoài đang ngày càng được chú trọng và đề cao bởi những lợi ích hấp dẫn mà nó
mang lại. Bằng sự hợp tác này, các doanh nghiệp Việt sẽ được đầu tư về tài chính; nhận
về sự chuyển giao công nghệ, trang thiết bị hoặc được chia sẻ kinh nghiệm quản lý; đồng
thời được hỗ trợ mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm sang nước ngoài;... từ đó nâng
cao năng suất, gia tăng doanh thu, lợi nhuận tăng theo làm cho hoạt động kinh doanh đạt
hiệu quả như kì vọng, hơn nữa còn có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh trong
ngành mà nếu không có sự hỗ trợ thì doanh nghiệp khó lòng đánh đổ. Song song với các
quyền lợi nhận được, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ ngược
lại và đáp ứng những yêu cầu đề ra từ phía doanh nghiệp nước ngoài, nghiêm trọng hơn
là phải chấp nhận sự quản lý và chi phối từ các doanh nghiệp ấy đối với chính công ty
của mình. Điều này mang đến những rủi ro nhất định cho thương hiệu của các doanh
nghiệp Việt Nam và rộng hơn là gây là những tổn thất to lớn cho nền kinh tế của Việt
Nam.
Kinh tế nước ta đang trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt và đầy biến động, một
trong những hiện tượng rủi ro là hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng một thời của Việt
Nam đã bị biến mất hoặc không còn thuần Việt vì bị rơi vào tay các doanh nghiệp ngoại,
một làn sóng thâu tóm các doanh nghiệp Việt đã có tên tuổi đang dấy lên e ngại về tương
lai, số phận của thương hiệu Việt. Bên cạnh những công ty biết cách quản trị rủi ro, thì


-4-

vẫn có nhiều doanh nghiệp đã và đang mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong vấn
đề hợp tác kinh doanh với công ty nước ngoài. Việc thể hiện khả năng quản trị rủi ro
trong trường hợp này, dựa trên các kiến thức sách vở và bài học kinh nghiệm thực tiễn là
thật sự cần thiết đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt.
Đối với sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, tìm hiểu và phân tích những rủi ro
trong sự hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài
qua việc làm đề tài tiểu luận nhóm là một cách tiếp cận kiến thức có tính thực tế cao.
Chính vì vậy, nhóm chúng tôi xin chọn đề tài tiểu luận “Bài học kinh nghiệm về quản

trị rủi ro trong hợp tác kinh doanh với nước ngoài từ trường hợp Bibica - Lotte” để
có cái nhìn cụ thể, rõ nét và đa chiều hơn về vấn đề này, để từ đó rút ra các bài học kinh
nghiệm cho Bibica nói riêng và cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trước nguy cơ
bị thâu tóm đến từ các doanh nghiệp ngoại.


-5-

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Một số khái niệm về rủi ro
Cho đến bây giờ, các định nghĩa về rủi ro vẫn chưa được thống nhất. Những
trường phái khác nhau và các tác giả khác nhau đã đưa ra những định nghĩa rủi ro khác
nhau. Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia
thành hai trường phái lớn:
 Trường phái truyền thống (tiêu cực)

Theo trường phái truyền thống: “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy
ra cho con người”.
 Trường phái hiện đại (trung hòa)

Khi xã hội ngày càng phát triển, mức độ đa dạng của các loại rủi ro càng lớn. con
người biết ý thức nghiên cứu và tìm cách phòng tránh rủi ro, nhận thức về rủi ro của con
người đã có bước chuyển biến dung hòa hơn trước.
Theo trường phái hiện đại: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa
mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới những tổn thất, mất
mát, nguy hiểm… cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội”.
Đứng dưới góc nhìn hiện đại này, rủi ro không chỉ mang tính tiêu cực mà có thể
chứa đựng những yếu tố tích cực. Con người có thể tránh, hạn chế, thay đổi rủi ro theo
hướng có lợi (hoặc ít mất mát) nhất cho mình.

1.2 Một số cách phân loại rủi ro
1.2.1
-

Phân loại rủi ro theo cách truyền thống

Rủi ro có và không có tổn thất về tài chính

Trong một số trường hợp, rủi ro xảy ra có kèm theo tổn thất về tài chính nhưng một số
trường hợp thì không.


Rủi ro động và rủi ro tĩnh
Rủi ro động là rủi ro gặp phải trong tình trạng nền kinh tế bị thay đổi dẫn đến
những tổn thất cho công ty. Sự thay đổi này không mang tính tự nhiên mà có


-6-

nhiều yếu tố chủ quan tác động vào. Bên cạnh đó, rủi ro động còn bao gồm một số
tổn thất khác không phải do nguyên nhân thay đổi của nền kinh tế như thiên tai, sự


lừa đảo của một cá nhân,…
Rủi ro tĩnh là kết quả của sự thay đổi trong nền kinh tế. Những thay đổi này mang
tính tự nhiên và khách quan (thay đổi sở thích người tiêu dùng, thay đổi công
nghệ,…).




Rủi ro căn bản và rủi ro cá biệt
Rủi ro căn bản bao gồm các thiệt hại thông phàm về nguồn gốc và hậu quả. Đó là
các rủi ro, nguyên nhân của hầu hết của các hiện tượng kinh tế, xã hội, chính trị.

Nó tác động trên một vùng rộng lớn hay tất cả dân số. Ví dụ: động đất, sóng thần,..
• Rủi ro cá biệt là các rủi ro phát sinh từ các hiện tượng cá biệt. Ví dụ: cháy nhà,
cướp,..


Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán
Rủi ro thuần túy là loại rủi ro chỉ mang lại những hậu quả không có lợi, những
thiệt hại, nguy hiểm và thường làm phát sinh một khoản chi phí để bù đắp thiệt hại
nên cần có biện pháp để phòng tránh hoặc hạn chế. Các loại rủi ro thuần túy







thường gặp:
Rủi ro cá nhân: chết sớm, tuổi già, mất sức lao động, thất nghiệp,..
Rủi ro về tài sản: tổn thất trực tiếp, gián tiếp
Rủi ro pháp lý
Rủi ro phát sinh do sự phá sản của người khác
Rủi ro suy đoán (theo lý thuyết của A.M. Mowbray. Blanchad Williams còn gọi là
rủi ro mang tính đầu cơ) là rủi ro mà trong đó những nguy cơ gây ra tổn thất gắn
với những cơ hội tạo ra thuận lợi. Đây là loại rủi ro rất phổ biến và được coi là
động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh bởi tính hấp dẫn của nó. Các loại rủi ro










suy đoán thường gặp:
Rủi ro do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản lí
Rủi ro do sự thay đổi thị hiếu của khách hàng
Rủi ro do lạm phát
Rủi ro do điều kiện không ổn định của thuế
Rủi ro do thiếu thông tin
Rủi ro do tình hình chính trị bất ổn
Rủi ro văn hóa


-7-

Rủi ro về văn hoá là rủi ro xảy ra trước và trong quá trình hợp tác giữa hai hay
nhiều công ty. Rủi ro này thường xuất hiện khi các công ty khác nhau về tôn chỉ
hoạt động; về văn hoá tổ chức, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp; đặc biệt là đối
với sự hợp tác và hợp tác kinh doanh giữa các công ty bản địa và công ty đầu tư
nước ngoài.Đây là có thể có lợi nhưng cũng có thể có hại, là loại rủi ro mà không
thể tránh được trong quá trình hợp tác giữa các công ty với nhau.
1.2.2

Phân loại rủi ro ở mỗi lĩnh vực


Ngoài ra ta còn có thể phân loại rủi ro có thể hoặc không thể phân tán, rủi ro ở mỗi lĩnh
vực,..
 Rủi ro tài chính

Các rủi ro tài chính phát sinh từ việc sở hữu hay việc sử dụng các công cụ tài
chính. Các rủi ro tài chính có thể xuất phát từ nhiều nguồn: bao gồm các biến đổi về lãi
suất, các giao dịch hối đoái, rủi ro tín dụng, phát hành cổ phiếu,…
 Rủi ro hoạt động kinh doanh

Các rủi ro hoạt động kinh doanh bao gồm các rủi ro phát sinh về sự xuất hiện và
các hoạt động của một doanh nghiệp (trang thiết bị, hệ thống máy tính hư hỏng, quy trình
hoạt động có lỗi, nhân viên bị tai nạn…)
Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, không một tổ chức
nào có khả năng kiểm soát hết toàn bộ thị trường thế giới rộng lớn này, từ đó dẫn đến
những rủi ro, bất ổn trong nề kinh tế. Bên cạnh đó, những thay đổi trong môi trường kinh
tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, khủng hoảng, suy thoái, lạm phát,... đều ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gây ra những bất ổn.
 Rủi ro pháp lý

Có rất nhiều rủi ro phát sinh từ hệ thống pháp lý. Trong môi trường kinh doanh quốc tế,
rủi ro về mặt pháp lý còn phức tạp và nguy cơ để lại hậu quả lớn hơn nhiều.
Rủi ro pháp lý có nguồn gốc từ:
-

Do thay đổi về luật pháp liên quan đến kinh doanh như quy định về nhãn hiệu, môi

-

trường lao động …
Thiếu kiến thức về pháp lý.



-8-

Thiếu chặt chẽ trong những hợp đồng kinh tế hoặc đầu tư.
Vi phạm pháp luật quốc gia như luật chống độc quyền
 Rủi ro chiến lược

Chiến lược có một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, quyết định sự sống còn của
doanh nghiệp. Có bảy loại rủi ro chiến lược chính:
-

Rủi ro dự án
Rủi ro từ khách hàng
Rủi ro từ chuyển đổi
Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh
Rủi ro thương hiệu
Rủi ro ngành
Rủi ro đình trệ
 Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ kinh tế học và tài chính được sử dụng để chỉ một

loại rủi ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái. Rủi ro đạo đức là một
kiểu thất bại thị trường nảy sinh do vấn đề chênh lệch thông tin diễn ra sau khi thực hiện
giao dịch. Bên có ưu thế về thông tin hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi
cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế thông tin. Hành vi
tha hóa theo hướng như thế của bên có ưu thế thông tin được bên kém ưu thế thông tin
cho là không đứng đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi ro cho mình. Việc này sẽ dẫn tới nguy
cơ tổn hại về mặt tài chính đối với các bên tham gia. Rủi ro đạo đức tạo ra hệ quả là các
công ty nhận thấy rằng việc huy động vốn bằng các hợp đồng nợ là dễ dàng hơn bằng

cách phát hành cổ phiếu.
Ngoài ra còn có thể phân loại rủi ro theo đối tượng rủi ro hoặc theo lĩnh vực hoạt
động, theo môi trường tác động,..
Dựa vào cơ sở lý thuyết trên đây, nhóm thực hiện đề tài nhận thấy đề tài đang
nghiên cứu có liên quan đến sáu loại rủi ro sau:
-

Rủi ro pháp lý
Rủi ro tài chính
Rủi ro thương hiệu thuộc rủi ro chiến lược
Rủi ro đạo đức
Rủi ro thông tin thuộc rủi ro suy đoán


-9-

Rủi ro văn hóa thuộc rủi ro cá biệt


-10-

Chương 2: ………tên là gì……………..
2.1 Khái quát về Bibica và Lotte và sự hợp tác kinh doanh giữa hai bên
2.1.1

Khái quát về công ty Bibica

Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa (tên thương mại là công ty cổ phần bánh
kẹo Bibica) thành lập theo quyết định số 234/1998/QĐ-TTg ngày 01/12/1998 của Thủ
Tướng Chính Phủ, do nhà nước cổ phần hóa từ 03 phân xưởng: bánh, kẹo, nha thuộc

Công ty Đường Biên Hòa. Công ty đã được Ủy ban Chứng khóan Nhà nước cấp phép
niêm yết ngày 16/11/2001 và chính thức giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khóan
TP.HCM từ đầu tháng 12/2001.
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là:




Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo.
Xuất khẩu các sản phẩm bánh kẹo và các hàng hoá khác.
Nhập khẩu các trang thiết bị, kỹ thuật và nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản
xuất của công ty.
Thương hiệu được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao từ

1997-2006, top 10 thương hiệu mạnh ở Việt Nam.
Mỗi năm ở thị phần nội địa của Bibica tăng 2 -4% thị phần bánh kẹo so với năm
trước (năm 2008: 8%), Ngoài ra phát triển thị trường xuất khẩu: Mục tiêu năm 2012 tăng
225% đạt 7,4 triệu USD; trong đó sản phẩm Chocopie chiếm 4,7 triệu USD. Hiện tại,
Bibica đã xuấtkhẩu sang các nước như Mỹ, Nhật, Philippines, Đài Loan, Hồng Kông,
Campuchia, Singapore, Nam Phi, Ả Rập Saudi, Banglaesh,…
Cuối năm 2007, Bibica chính thức ký hợp đồng hợp tác kinh doanh cùng hãng
bánh kẹo Lotte của Hàn Quốc với mong muốn đối tác ngoại này sẽ giúp mình phát triển.
Hiện tại, cơ cấu cổ đông của Bibica như sau:


-11-

2.1.2

Khái quát về Tập đoàn Lotte


Lotte là tập đoàn lớn thứ 5 của Hàn Quốc hoạt động trên nhiều lĩnh vực như Phân
phối, thực phẩm, hóa dầu, xây dựng, giải trí, du lịch, v.v… Tính đến năm 2008, tập đoàn
Lotte có tổng cộng 52 công ty thành viên, trong đó có 19 công ty trong lĩnh vực thực
phẩm - tín dụng, 27 công ty trong lĩnh vực hóa chất nặng, xây dựng, du lịch và lĩnh vực
kinh doanh trọng tâm là phân phối với 6 công ty thành viên.
Tập đoàn Lotte được thành lập 1948 tại Nhật Bảnkhởi nghiệp từ việc thành lập
công ty bánh kẹo Lotte vào năm 1967. Bành trướng kinh doanh vào những năm 70 và
phát triển thành doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc trong lĩnh vực thực phẩm. Tiếp theo đó
là các ngành khách sạn, trung tâm thương mại, phân phối, du lịch ra đời. Lotte còn tham
gia vào các ngành công nghiệp mũi nhọn quốc gia như Xây dựng, Hóa dầu v.v… Sang
những năm 80, với sự nở rộcủa khoa học kỹ thuật và phát triển mạnh của nền tài chính
trong nước, nâng cao sức cạnh tranh tới mức tối đa các ngành phân phối, du lịch, thực
phẩm và tăng trưởng thành doanh nghiệp lớn thứ 10 của Hàn Quốc. Đến những năm 90,
Lotte chiễm giữ vị trí số 1 trong các lĩnh vực nêu trên và mạnh dạn đầu tư ra thị trường
thế giới. Hội đủ các yếu tố cạnh tranh trong các ngành kinh doanh huyết mạch, Lotte cố
gắng thay đổi để trở thành doanh nghiệp mang tầm cỡ toàn cầu trong thế kỷ 21.


-12-

Lotte có nhiều công ty con, trong đó phải kể đến Lotte Shopping (phân phối lẻ) và
Lotte Confectionery (sản xuất bánh kẹo). Trong việc hợp tác kinh doanh giữa Bibica –
Lotte được công ty con Lotte Confectionery ký kết.

2.1.3

Khái quát về sự hợp tác kinh doanh giữa Bibica và Lotte

Trong 3 năm từ 2005 tới 2007, doanh thu và lợi nhuận của công ty lớn thứ 2 trong

ngành bánh kẹo Việt Nam là Công ty CP Bibica phát triển ổn định. Lợi nhuận của 2005,
2006 và 2007 lần lượt là 12,3 tỷ đồng, 19,4 tỷ đồng và 24,4 tỷ đồng. Thế nhưng vì muốn
phát triển lên một tầm cao mới và tăng cường cạnh tranh với đối thủ chính là Kinh Đô
nên Bibica đã quyết định tìm kiếm một đối tác mạnh để đạt được mục tiêu đó và Tập
đoàn Lotte (Hàn Quốc) chính là đối tác đó.
Ngay sau đó, vào đầu năm 2008, Bibica đã ký hợp tác với Lotte, bắt đầu bằng việc
tăng vốn điều lệ từ 80 tỷ đồng lên 145 tỷ đồng, trong đó Lotte sẽ sở hữu 30% cổ phần
(4,6 triệu cổ phần). Kỳ vọng tăng trưởng của Bibica sau khi hợp tác với Lotte sẽ đạt trên
30%/năm với lợi ích đều cho cả hai bên.
Về phía Bibica, Bibica sẽ được Lotte hỗ trợ Bibica mở rộng và phát triển kinh
doanh trong lĩnh vực bánh kẹo. Lotte sẽ rót vốn đầu tư xây dựng nhà máy Bibica miền
Bắc và nhà máy Bibica miền Đông giai đoạn 2, hay nói chính xác hơn là mở rộng nhà
máy miền Đông với dây chuyền sản xuất bánh Lottepie. Dây chuyền sản xuất bánh
Lottepie sẽ được bên Lotte đầu tư toàn diện, từ dây chuyền đến nguyên liệu đầu vào sản
xuất. Bibica chỉ việc tổ chức sản xuất và bán sản phẩm có thương hiệu cao cấp này, thậm
chí Lotte cũng sẽ “hỗ trợ” việc xuất khẩu loại bánh này bằng cách mua lại sản phẩm
Lottepie nếu Bibica muốn xuất khẩu bánh ra nước ngoài. Bên cạnh đó, Lotte cũng sẽ hỗ
trợ thương mại để Bibica nhập khẩu và phân phối các sản phẩm của Lotte tại Việt Nam
cũng như giúp Bibica xuất khẩu sản phầm sang Hàn Quốc.


-13-

Về phía lotte, việc hợp tác với Bibica sẽ giúp Lotte thâm nhập vào thị trường bánh
kẹo tại Việt Nam nhanh và hiệu quả hơn bằng cách tận dụng được cơ sơ sản xuất sẵn có
của Bibica cùng hệ thống phân phối rộng lớn với hơn 20000 điểm bán hàng của thương
hiệu bánh kẹo lớn thứ hai này.
Hai năm sau khi kí kết hợp tác, doanh thu và lợi nhuận của Bibica tăng mạnh,
niềm tin về hiệu quả của việc hợp tác giữa 2 bên được nâng cao và việc gia tăng tỷ lệ nắm
giữ cổ phiếu của phía Lotte lúc đó được Bibica xem như ý định hợp tác bền chặt, lâu dài

hơn nữa từ phía đối tác. Lợi nhuận năm 2009 của BIBICA đã tăng hơn 170% so với năm
2008.
Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Bibica từ 2008-2011

Nhưng tình hình bỗng đổi khác kể từ năm 2010. Năm đó, dù doanh thu tăng hơn
23% song lợi nhuận lại giảm đến 27%. Sang năm 2011, doanh thu tăng tiếp 26% nhưng
lợi nhuận chỉ tăng 11% trong khi mức trung bình trong ngành là 30%. Lúc này, nhiều cổ
đông cho rằng, mức tăng 11% không thực sự tương xứng với tiềm năng ngành thực
phẩm. Trong khi đó, Bibica là công ty bánh kẹo đứng thứ hai thị trường, chỉ sau Kinh Đô.
Các số liệu được xem xét và đã chỉ ra rằng hoạt động kinh doanh của Bibica đang có vấn
đề và các dấu hiệu này đều xuất phát từ “đối tác chiến lược” Lotte.


-14-

Đến đây thì nhiều cổ đông chủ chốt của Bibica mới “nhận ra” nhiều dấu hiệu bất
thường trong vụ kết duyên giữa Bibica và Lotte. Đầu tiên là việc Lotte không ngừng gia
tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong Bibica, mặc dù tình hình kinh doanh không thuận lợi
nhưng Lotte vẫn mua thêm cổ phần Bibica, có những giai đoạn giá cổ phiểu Bibica trên
thị trường chỉ có giá 70,000đ nhưng Lotte sẵn sàng mua lại với giá 110,000đ và hiện tại,
Lotte đã trở thành cổ đông lớn nhất của Bibica với tỷ lệ nắm giữ là 38,6% tương ứng 5.93
triệu cổ phiếu.
Tiếp theo là việc Lotte “hỗ trợ” nhập khẩu và xuất khẩu bánh Lottepie cho Bibica.
Thực chất việc “hỗ trợ” xuất khẩu không diễn ra bởi giá Lotte đề xuất mua thấp hơn
nhiều so với khả năng BIbica có thể tự chào bán lottepie ra bên ngoài, giá lotte chào mua
khi Bibica xuất khẩu chỉ là 6,9 USD/thùng so với 8,4 USD/thùng mà Bibica chào bán
được ở Lào và Campuchia. Thế nhưng, vào năm 2011 khi dây chuyền ở nhà máy Bibica
miền Đông gặp sự cố, Bibica lại phải nhập khẩu loại bánh này để bán trong nước nhưng
với giá 7,4 USD/thùng từ Lotte. Mặt khác, sự "hỗ trợ Bibica mở rộng và phát triển kinh
doanh trong lĩnh vực bánh kẹo" lại là xây dựng và phát triển một thương hiệu thuần túy

có lợi cho Lotte - bánh Lottepie. Điều này có nghĩa là Bibica đang phát triển doanh số
bán hàng trên thương hiệu Lotte nhưng phải bỏ toàn bộ chi phí để xây dựng thương hiệu
cho Lotte.
Hay một ví dụ khác, như trong kế hoạch đầu tư trong năm 2012 với tổng giá trị dự
chi khoảng 236 tỉ đồng. Riêng đầu tư cho dự án nhà máy Hưng Yên là hơn 208 tỉ đồng.
Trên thực tế, Bibica chỉ có thể đảm bảo 100 tỉ đồng cho kế hoạch bằng vốn tự có, số vốn
còn lại dự kiến sẽ được đi vay hoặc phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, tình hình huy động
vốn trong thị trường hiện tại không hề dễ dàng chút nào. Ông Chiến, Tổng Giám đốc
Bibica, cho rằng cần phải đánh giá lại chi phí nếu đi vay, vì với thị trường kinh tế như
hiện tại thì chi phí cho việc đi vay sẽ rất cao. Khi đó, rất có thể Lotte sẽ đề nghị hỗ trợ tài
chính với chi phí thấp hơn thị trường. Sau đó, doanh nghiệp Hàn Quốc này sẽ tạo áp lực
lên ban điều hành, hoặc đưa các khoản hỗ trợ tài chính thành vốn góp để gia tăng tỉ lệ sở
hữu hay nói cách khác là đẩy BIbica tới chỗ phải phụ thuộc tài chính vào Lotte.


-15-

Trong kỳ họp Đại hội cổ đông được tổ chức vào tháng 3 năm 2012. Lotte đã đề
xuất việc đổi tên Công ty Cổ phần Bibica thành Công ty Cổ phần Lotte – Bibica nhưng
không được thông qua, dù Lotte nói mục đích của việc đổi tên là vì lợi ích của Bibica
nhưng hành động này được cho là dấu hiệu thể hiện rõ ràng mục tiêu thực sự của Lotte –
Biến Bibica thành công ty con của Lotte.
Trong kỳ họp Đại hội cổ Đông 25/04/2013, Lotte tiếp tục đề nghị thay đổi toàn bộ
nhân sự trong Hội đồng quản trị của Bibica nhưng chỉ có 2 trong số 5 thành viên này hết
nhiệm kỳ. Dù bị bác bỏ và đại hội cũng không thể diễn ra nhưng việc Lotte ngày càng
muốn đi sâu vào quản lý, điều hành công ty càng khiến mọi người tin rằng Lotte đang
muốn thâu tóm Bibica.
Gần đây nhất, việc “hợp tác” giữa Bibica và Lotte càng trở lên “khăng khít” và
kịch tính hơn khi vào ngày 15/10/2013, Lotte bất ngờ công bố việc đăng ký mua 686.000
cổ phiếu Bibica tương đương tỷ lệ 4,4% từ ngày 18/10 -23/10. Nếu giao dịch thực hiện

thành công, Lotte sẽ nâng tỷ lệ sở hữu từ 5.953.000 cổ phiếu tương đương tỷ lệ 38,6% lên
6.639.000 cổ phiếu tương đương tỷ lệ 43,1% và gia tăng khoảng cách với cổ đông lớn thứ
2 là nhóm SSI với tỷ lệ công bố suýt soát 35%.
Dù mục đích ban đầu của việc hợp tác giữ Bibica và Lotte là gì đi nữa thì với hoàn
cảnh hiện tại việc hợp tác này có lẽ đã hoàn toàn đi chệch hướng mong muốn ban đầu của
Bibica. Và với tỷ lệ cổ phần nắm giữ của lotte hiện tại thì thực tế Lotte có thể phủ quyết
bất kì quyết định nào mà Hội đồng quản trị của Bibica đưa ra hay có thể nói Bibica đã
mất quyền quyết định cho chính vận mệnh của mình.

2.2

Các rủi ro (đặt tên gì)

2.2.1

RỦI RO PHÁP LÝ

Rủi ro pháp lý trong trường hợp hợp tác kinh doanh giữa Bibica và Lotte được phân tích
thành hai mảng lớn:
1. Rủi ro hành lang pháp lý nhà nước


-162. Rủi ro trong soạn thảo và ký kết hợp đồng
2.2.1.1

Rủi ro hành lang pháp lý nhà nước

Trong việc hợp tác kinh doanh giữa Bibica và Lotte, về phía Bibica phải chịu những rủi
ro pháp lý sau:
 Rủi ro chưa hiểu rõ quy định pháp luật hợp tác kinh doanh của Việt Nam và


Hàn Quốc
Các quy định pháp lý rất quan trọng trong việc kinh doanh.Đó là cơ sở hoạt động của một
tổ chứ khi tiến hành kinh doanh.Tuân thủ pháp luật cũng là một cách các doanh nghiệp
thực hiện kinh doanh lành mạnh và cũng để nhà nước bảo vệ quyền lợi của các bên thực
hiện kinh doanh.
Tại Việt Nam có thể kể đến những văn bản sau quy định về hợp tác kinh doanh với nước
ngoài như :
− Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
− Nghị định 24/2000/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam
− Ngoài ra còn một số thông tư, quyết định của các cấp quản lý nhà nước về các vấn
đề liên quan đến hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam
− Thông tư 04/2001/TT-NHNN: Hướng dẫn về Quản lý ngoại hối đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác
kinh doanh
− Thông tư 04/1998/TT-BKH: thông tư Hướng dẫn báo cáo quyết toán vốn đầu tư
của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác
kinh doanh tại Việt Nam
− Quyết định 321/1998/QĐ-BTM: quyết định của bộ trưởng bộ thương mại Về việc
ban hành Quy định của Chính phủ liên quan đến xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản
phẩm tại Việt Nam và gia công của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
và các bên hợp doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Ngoài ra Bibica cùng phải lưu ý nắm rõ những quy định của pháp luật của Hàn
Quốc dành cho doanh nghiệp hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp của Đại Hàn. Cụ thể


-17-

như quy định liên quan đến xác lập quyền hợp tác kinh doanh với nước ngoài, quyền

quản lý tài sản theo pháp luật nước ngoài; liên quan đến các rào cản thương mại và kỹ
thuật của các Chính phủ; pháp luật liên quan đến các thoả thuận về thuế,…
Ví dụ:
Theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam, trong công ty cổ phần nếu tỷ lệ
biểu quyết tại hội đồng cổ đông lên 65% thì ý kiến được công ty thông qua và cho thực
hiện. Hiện nay phía Lotte đã chiếm 38,6% và Lotte có thể thuyết phục cổ đông nhận ủy
quyền hoặc dùng một pháp nhân Việt Nam để thu gom cổ phiếu BBC, để đửa ra ý kiến có
lợi cho phía Lotte, thậm chí là dùng để thâu tóm Bibica.
-Theo hợp đồng đã ký kết giữa Lotte và Bibica thì Lotte cam kết đưa sản phẩm
của Bibica sang thị trường Hàn Quốc.Chính vì thế, khi Bibica xuất khẩu hàng của mình
sang thị trường này, nếu như bibica không nắm rõ những quy định của Hàn Quốc đối với
doanh nghiệp thực hiện kinh doanh trên nước Hàn thì việc kinh doanh tại Hàn Quốc sẽ
trở nên khó khăn hơn, tạo rủi ro kinh doanh cho phía công ty Bibica.(Ngoài HQ còn xuất
đi nhiêu nuoc71 khác.Tại sao chỉ nắm quy định về HQ? )
 Rủi ro thay đổi của luật pháp chính sách của Việt Nam cũng như nước ngoài

Chính sách pháp lý sẽ có những thay đổi để phù hợp với thực tiễn, nếu doanh
nghiệp Việt Nam và nước ngoài không cập nhật có thể vấp phải những thiệt hại lớn, thậm
chí là phá sản. Điều này không chỉ xảy ra khi chính sách nước ngoài thay đổi mà có thể
đến từ việc thay đổi những chính sách của Việt Nam. Đặc biệt là quy định của nhà nước
về mức trần cổ phần mà doanh nghiệp nước ngoài được phép sở hữu trong cơ cấu cổ
phần của doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay nhà nước Việt Nam quy định mức trần này là
49% và đối với tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Nếu Lotte kết nối những nhà đầu
tư nước ngoài này lại và ủng hộ cho Lotte thì đây là một điều rất đáng lo ngại cho Bibica
vì hiện tại Lotte nắm đến 38.6%.Trong tương lai, những quy định này có sự thay đổi gì
thì điều có thể là cơ hội hay là thách thức đối với Bibica và Lotte.


-182.2.1.2


Rủi ro trong soạn thảo và ký kết hợp đồng

Ngày 04/10/2007, lễ ký kết Hợp đồng Hợp tác chiến lược giữa Bibica và Lotte diễn ra.
Nội dung cơ bản của hợp đồng:
− Bibica chuyển nhượng cho Tập đoàn Lotte – Hàn Quốc, một trong những công ty

bánh kẹo lớn nhất ở châu Á – 30% tổng cổ phần (khoảng 4.6 triệu cổ phần).


Lotte cam kết hỗ trợ Bibica trong lĩnh vực công nghệ, bán hàng và tiếp thị, nghiên

cứu phát triển.
− Lotte giúp Bibica thực hiện 2 dự án nhà máy Bibica Miền Đông giai đoạn 2 (Bình
Dương) và nhà máy Bibica Miền Bắc (Hưng Yên);
− Tạo điều kiện giúp Bibica mở rộng và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực bánh
kẹo và trở thành một trong những công ty sản xuất kinh doanh bánh kẹo hàng đầu
Việt Nam.
− Đồng thời, Lotte hỗ trợ thương mại để Bibica nhập khẩu sản phẩm của Lotte phân
phối tại Việt Nam, cũng như giúp Bibica xuất khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc.
− Phía Bibica thì có sẵn nhà máy Bibica Miền Đông và hơn 20.000 điểm bán hàng
hỗ trợ cho Lotte ở khâu sản xuất và phân phối.
Thực chất đây là văn bản hợp tác toàn diện giữa hai bên, bao gồm các thỏa thuận
về sản xuất, phát triển nhãn hàng, quản lý và phát triển các dự án đầu tư. Về phía Bibica,
sẽ được nhận chuyển giao công nghệ từ Lotte; đổi lại, Lotte có thể tận dụng mạng lưới
của phân phối sẵn có của Bibica để phân phối các sản phẩm nhập khẩu. Sự hợp tác này
nhằm mục đích hai bên cùng lớn mạnh.Khi mời Lotte về làm đối tác, Bibica mong muốn
có sự hợp tác toàn diện giữa Bibica - Lotte, từ quản lý, công nghệ đến kỹ thuật, xuất nhập
khẩu,…
Tuy nhiên, Bibica đã không xem xét, thoả luận kỹ nội dung bản hợp đồng hợp tác
giữa hai bên. Có những điều khoản còn mơ hồ, chung chung và tự mâu thuẫn nhau giữa

các điều khoản trong hợp đồng dẫn đến nhiều rủi ro về các nội dung ký kết, quyền hạn
của hai bên. Cụ thể đó là các rủi ro:
 Rủi ro về điều khoản hợp tác đầu tư

Khi xây dựng hợp đồng hợp tác chiến lược, Bibica chỉ quy định mức cổ phần tối
thiểu khi Lotte trở thành đối tác chiến lược của Bibica mà không quy định mức cổ phần


-19-

tối đa mà doanh nghiệp này có thể nắm giữ. Mặc dù việc nhà nước có quy định mức cổ
phần tối đa mà nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ là 49%. Tuy nhiên, con số 51% còn
lại lại không hoàn toàn chỉ thuộc về Bibica, mà thuộc về rất nhiều cổ đông khác. Trong
hợp đồng hợp tác ngay lần đầu tiên và thậm chí sau đó, Bibica vẫn không quy định gì về
mức trần nắm giữ cổ phiếu của đối tác. Vì thế, rủi ro mà công ty gặp phải là rất lớn khi
từng bước Lotte nắm quyền thao túng mọi hoạt động của công ty. Và từng bước nâng con
số 30% cổ phần đó lên thành 38.6% sau 5 năm và vẫn mong muốn nắm giữ nhiều hơn
con số đó.
 Rủi ro về điều khoản hợp tác chung giữa 2 bên

Theo hợp đồng hợp tác, có điều khoản 2 bên phải chú trọng phát triển dòng sản
phẩm Lottepie – sản phẩm bánh liên kết giữa 2 công ty, nhưng Bibica đã không quy định
rõ hơn về quyền lợi của mình và giới hạn hợp tác trong điều khoản này. Cụ thể, Bibica đã
không quy định chặt chẽ về thời gian cam kết đầu tư vào duy nhất dòng sản phẩm này, về
những giới hạn trong sản xuất bánh Lottepie.Việc Bibica đồng ý với điều khoản trong
thời gian hợp tác phải chú trọng đầu tư cho sản phẩm liên kết là bánh Lottepie mà không
có những điều khoản ngược lại với Lotte về giới hạn khoản đầu tư này.Bibica đã tự đẩy
mình vào thế bị động. Do lỗ hổng trong hợp đồng mà Lotte có quyền ép Bibica không
được sản xuất thêm gì về các sản phẩm khác, phải chú trọng bánh Lottepie.
 Rủi ro các điều khoản mập mờ, không chi tiết


Thứ nhất, trong thoả thuận giữa hai bên, Lotte yêu cầu Bibica phải nhập nguyên
vật liệu từ Hàn quốc để sản xuất bánh Lottepie. Nhưng Bibica đã không thoả thuận rõ
hơn về chủng loại, số lượng nguyên vật liệu Bibica được nhập hay được phép từ chối
hoặc những trường hợp khác như Bibica có thể dùng nguyên liệu thay thế có sẵn tại Việt
Nam với chất lượng tương đương để sản xuất bánh trong trường hợp có sự cố xảy ra. Sai
sót trong điều khoản này dẫn tới việc Bibica không kiểm soát được nguồn nguyên liệu
đầu vào, không làm chủ được giá mua nguyên liệu để sản xuất bánh Lottepie.


-20-

Thứ hai, Lotte hỗ trợ thương mạiđể Bibica nhập khẩu sản phẩm của Lotte phân
phối tại Việt Nam, Lotte hỗ trợ Bibica trong lĩnh vực công nghệ, bán hàng và tiếp thị,
nghiên cứu phát triển. Điều đó có nghĩa:
-

Lotte chỉ hỗ trợ một phần nhỏ tài chính, còn Bibica phải tự bỏ chi phí ra để phân

-

phối, nghiên cứu thị trường, marketing cho sản phẩm liên kết - Lottepie.
Ngoài sản phẩm Lottepie, Bibica còn phải tốn chi phí phân phối, marketing cho
các sản phẩm khác của Lotte. Vì trên hợp đồng ghi “Lotte hỗ trợ Bibica nhập khẩu

-

sản phẩm của Lotte” chứ không hề nói là sản phẩm liên kết.
Việc hỗ trợ này chỉ hỗ trợ cho sản phẩm Lottepie, còn tất cả sản phẩm riêng của
Bibica, Bibica phải tự điều hành, bỏ chi phí.

 Rủi ro các điều khoản tự mâu thuẫn nhau

Thứ nhất, trong hợp đồng ghi “Lotte hỗ trợ Bibica trong việc xuất nhập khẩu bánh
Lottepie ra nước ngoài”. Đồng thời, theo quy ước của Lotte, sản phẩm xuất khẩu của
công ty nước ngoài liên kết với Lotte sẽ do công ty con của Lotte đứng ra mua hết – mà
công ty con của Lotte là ở Trung Quốc. Mức giá mà Lotte đưa ra dựa trên giá xuất khẩu
sản phẩm cùng loại của một công ty của Lotte tại Trung Quốc. Vì vậy, sự mâu thuẫn đã
xảy ra khi một bên thì chỉ là hỗ trợ, đề xuất giá Bibica xuất khẩu, một bên là nếu muốn
xuất khẩu thì sản phẩm phải bán cho công ty con bên Lotte, giá mua vào do Lotte quyết
định. Điều đó có nghĩa, Bibica không có quyền quyết định giá xuất khẩu dù trên hợp
đồng là được quyền. Lotte đề xuất giá xuất khẩu, Bibica có thể không nghe theo, nhưng
sản phẩm muốn bán được ra nước ngoài thì phải theo giá đề xuất của Lotte.
Thứ hai, hợp đồng ký kết hai bên thống nhất nhau về hai điều khoản. “Hai bên
phải chú trọng cho dòng sản phẩm liên kết Lottepie, Bibica không được sử dụng tên
Lottepie cho sản phẩm của riêng công ty” và “Ngoài việc hợp tác này, Bibica được quyền
ra quyết định cho chiến lược kinh doanh của riêng công ty”. Vậy vô tình chung, các điều
khoản đã mâu thuẫn nhau. Bibica không thể nghiên cứu và sản xuất thêm sản phẩm mới
nào, do phải tập trung cho sản phẩm liên kết chung, và đặc biệt là dòng bánh sôcôla nhân


-21-

marshmallow để cạnh tranh với các đối thủ trong nước khác như Kinh Đô hay Phạm
Nguyên.
2.2.2

RỦI RO TÀI CHÍNH

Vấn đề tài chính luôn là mối quan tâm đầu tiên trong việc tồn tại và phát triển của
công ty. Và đi kèm với đó là rủi ro tài chính luôn ám ảnh các nhà quản trị. Đôi khi những

rủi ro về tài chính có thể xảy ra trong quá trình hợp tác có thể dẫn đến những vấn đề hết
sức đáng tiếc xảy ra. Trong quá trình hợp tác với đối tác Lotte, Bibica đã gặp phải những
rủi ro tài chính hết sức nghiêm trọng.
Bắt đầu quá trình hợp tác vào năm 2007 khi Bibica bán cho Lotte 30,15% cổ phần
thì quá trình không thể kiểm soát về tài chính của Bibica chính thức bắt đầu. Với việc
tăng dần tỷ lệ năm giữ lên 35,65% vào đầu năm 2008 và lên 38,6% cổ phần vào năm
2011 và hiện nay đang có ý định lên tăng lên 43% nếu như việc mua bán thành công. Quá
trình nâng tỷ lệ nắm giữ cũng đồng nghĩa với việc quyền điều hành và quyết định của
Lotte ngày càng tăng lên trong Bibica, và cũng đồng nghĩa với việc những vấn đề tài
chính của Bibica cũng sẽ phụ thuộc vào Lotte nhiều hơn. Với tỷ lệ nắm giữ cổ phần lớn
như vậy nên hiện nay và chủ tịch HĐQT, giám đốc tài chính của Bibica đều là người
Lotte nên những vấn đề về các tài chính trong công ty và nhiều vấn liên quan khác đến tài
chính của công ty cũng đều phải thông qua và chịu ảnh hưởng rất lớn từ quyết định hai
người này.
Trong quá trình hợp tác thì đã có nhiều vấn đề phát sinh, và mỗi lần như vậy Lotte
luôn muốn thực hiện âm mưu thôn tính và biến Bibica trở thành công ty con của mình.
Lợi dụng tiềm lực tài chính mạnh, Lotte đã có nhiều chính sách để khiến Bibica phải
chấp nhận thiệt thòi, điển hình như giai đoạn hợp tác 2007-2011 thì dù tốc độ tăng doanh
thu tăng cao nhưng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận lại có xu hướng giảm xuống: như thời
gian đạt đỉnh điểm thì tốc độ tăng doanh thu là 15% và tốc độ tăng lợi nhuận là 160%
( năm 2009), và năm 2010 thì tốc độ tăng doanh thu 26%, tuy nhiên tốc độ tăng lợi nhuận
thì lại -35%, và năm 2012 thì chỉ còn -7,1% và -50%,..thực sự không phù hợp với năng
lực thực sự của hai bên.


-22-

Điều này cho thấy Lotte có âm mưu chịu lỗ để ép Bibica, giống như nhiều công ty
trong nước khi hợp tác với các công ty nước ngoài (điển hình như: nước giải khát
Chương Dương, kem đánh răng P/s,..) để rồi ép Bibica phải tự ý rút lui bằng việc bán lại

cổ phần. Khi thực hiện phân phối sản phẩm của Lotte là bánh Lottepie thì Lotte đã ép
Bibica phải nhập giá cao. Trong năm qua, BBC phải nhập sản phẩm Lottepie từ công ty
của đối tác Lotte tại Hàn Quốc (Lotte Confectionery) với giá vốn bằng giá bán (giá nhập
là 7,4 USD/thùng, thời gian từ tháng 5.2011 đến tháng 2.2012 do nhà máy Bibica Miền
Đông bị cháy). Trong khi đó, giá xuất khẩu sản phẩm sang các nước châu Á trong năm
2012 được Lotte đề xuất ở mức 6,9 USD/thùng. Bibica ước tính mức giá này sẽ khiến
Công ty thiệt hại khoảng 18% về giá bán vì BBC phải xuất khẩu với giá 6,9 USD/thùng.
Ý muốn Bibica lệ thuộc tài chính vào mình nhiều hơn nên dù biết Bibica có khả
năng về tài chính hạn chế nhưng Lotte và Bibica vẫn có kế hoạch đầu tư mới thêm 236 tỷ
đồng trong năm 2012, hay khi Bibica có vấn đề về vốn là khó khăn trong việc huy động
vốn để xây dựng tiếp nhà máy ở Hưng Yên thì Lotte có đề nghị hỗ trợ tài chính thấp hơn
giá thị trường nhưng thực chất là âm mưu để sau này sẽ gây áp lực lên ban điều hành
hoặc là đưa khoản hỗ trợ này vào vốn góp nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.
2.2.3

RỦI RO THƯƠNG HIỆU

Khi liên doanh với Lotte, Bibica phải đối mặt với hai loại rủi ro về thương hiệu, đó là:


-232.2.3.1

Rủi ro xảy đến cho tài sản thương hiệu

Đó chính là những tổn thất do công ty đánh mất những điểm khác biệt của mình với các
đối thủ cạnh tranh. Không còn sự khác biệt, công ty chỉ đang bán những món hàng đơn
thuần.
Thứ nhất, những hoạt động Lotte đang tiến hành tại Bibica thể hiện ý đồ của họ muốn
biến Bibica thành đơn vị sản xuất, phát triển thương hiệu cho Lotte tại Việt Nam. Việc
liên doanh với Bibica là cách nhanh nhất giúp Lotte bước chân vào thị trường bánh kẹo

Việt Nam một cách chắc chắn, không tốn công tốn sức để làm lại từ đầu với từng bước
xây dựng mạng lưới phân phối, xây nhà máy sản xuất, phát triển thương hiệu. Cụ thể,
Lotte có thể sản xuất ngay trên nhà máy của Bibica Miền Đông, khai thác mạng lưới
phân phối sẵn có của Bibica lên đến 20.000 cửa hàng, và Bibica là đơn vị có sản lượng
cũng như thương hiệu xếp thứ hai tại Việt Nam (sau Kinh Đô). Minh chứng rõ nhất cho
việc Lotte biến Bibica thành “công cụ” của mình là việc Lotte chuyển giao công nghệ dây
chuyền bánh Lotte Pie cho Bibica. Mặc dù đây là tài sản của Bibica, nhưng Bibica không
được phép sản xuất sản phẩm mình mong muốn mà chỉ sản xuất sản phẩm của Lotte,
đồng thời không tác động được yếu tố đầu vào, cũng không thể đa dạng hóa sản phẩm,
nâng cao năng suất dây chuyền và phải bán theo giá thị trường từ nội địa đến xuất khẩu.
Những năm qua, dù doanh thu của Bibica tăng trưởng đều nhưng lợi nhuận thất thường
và công ty không còn cho ra đời những sản phẩm mới mang tính đột phá như bánh bông
lan Hura, kẹo Exkool,…đây là những dấu hiệu cho thấy Lotte đang dùng Bibica làm bàn
đạp để dễ dàng thâm nhập thị trường chứ chưa hẳn là vì mục tiêu hai bên cùng có lợi.
Thứ hai,khi hợp tác, Lotte yêu cầu Bibica không được sử dụng nhãn hàng Chocopie nên
Bibica phải xây dựng thương hiệu riêng. Để phát triển dòng sản phẩm mới, Bibica đã
phải bỏ ra rất nhiều chi phí marketing khiến tỷ suất lợi nhuận của nhãn hàng thời gian
qua âm 20%. Trong thời gian hợp tác vừa qua, Bibica chỉ đóng vai trò là đơn vị sản xuất
gia công và xây dựng thương hiệu riêng cho Lotte trong khi thị phần và thương hiệu của
Bibica không được gia tăng tại nội địa.
Thứ ba, Lotte ngăn cản Bibica ra mắt sản phẩm mới. Từ khi Lotte chiếm hơn 38% cổ
phần của Bibica và lên nắm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Lotte luôn coi Bibica


-24-

như công ty con của mình. Ví dụ như theo kế hoạch xây dựng nhà máy ở Hưng Yên,
Bibica sẽ đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, tuy nhiên, phía Lotte lại áp đặt, muốn Bibica
khoanh vùng nghiên cứu thị trường dựa trên các sản phẩm có sẵn của Lotte. Điều này hạn
chế khả năng sáng tạo sản phẩm mới phù hợp với thị trường của Bibica, làm giảm năng

lực cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.
2.2.3.2

Rủi ro xảy đến cho danh tiếng của công ty

Đó là dạng tổn thất liên quan đến chất lượng và chữ tín mà công ty đã gầy dựng qua
nhiều năm – đó cũng chính là điều thu hút của công ty đối với khách hàng, nhân viên và
đối tác.
Thứ nhất, liên doanh với Lotte đồng nghĩa với việc Bibica gắn liền tên tuổi, uy tín của
mình với thương hiệu bánh kẹo Hàn Quốc. Bên cạnh việc nổi tiếng thêm nhờ Lotte (Lotte
hiện là tập đoàn bánh kẹo số 1 tại Nhật Bản và Hàn Quốc) thì Bibica cũng phải đối mặt
với những rủi ro. Nếu sản phẩm của Lotte bị nhiễm độc hay tập đoàn Lotte vướng vào
scandal thì Bibica cũng sẽ bị “vạ lây”. Chẳng hạn, khi Công ty sữa Fonterra (New
Zealand) vướng vào scandal sữa bột nhiễm khuẩn thì hàng loạt công ty trên thế giới nhập
khẩu hoặc dùng nguyên liệu của Fonterra phải thu hồi sản phẩm.
Thứ hai, Bibica có nguy cơ đánh mất thương hiệu mà mình đã gầy dựng hơn 20 năm qua.
Tại đại hội cổ đông diễn ra ngày 24/03/2012, ông Jung Woo Lee (đại diện của Lotte) Chủ tịch Bibica công bố dự định đổi tên Bibica thành “Lotte – Bibica”. Dù đề xuất này
không được thực hiện do vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phía cổ đông nhưng sự kiện
này cho thấy ý đồ thâu tóm thương hiệu của Lotte. Lotte ngày càng nắm nhiều quyền
hành ở Bibica và có thể dùng quyền hành đó để đưa ra những quyết định có lợi cho họ.
Nếu Bibica kinh doanh thua lỗ và lệ thuộc tài chính vào Lotte, Lotte có thể biến Bibica
thành công ty con của mình, xóa sổ thương hiệu Bibica và chỉ còn lại tên Lotte như
Colgate đã từng xóa sổ thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan, loại bỏ được một đối thủ
nặng ký trong cuộc chiến giành thị phần.


-252.2.4

RỦI RO ĐẠO ĐỨC


2.2.4.1

Đạo đức trong hợp tác kinh doanh

Ban đầu Bibica và Lotte quyết định hợp tác kinh doanh với các lợi ích rạch ròi cho
cả hai bên. Sự hợp tác tạo ra sự tăng trưởng về lợi nhuận cho Bibica (năm 2009 tăng hơn
170% so với năm 2008), cũng như sản phẩm của Lotte được Bibica chịu trách nhiệm sản
xuất và phân phối tại Việt Nam. Nhưng trong kế hoạch của đối tác Hàn Quốc này, việc
hỗ trợ tài chính, công nghệ,… cho Bibica đều phục vụ cho ý đồ mà Lotte đã thực hiện đối
với một số công ty của Việt Nam, đó là ý đồ thâu tóm, biến Bibica thành công ty con của
Lotte.
Một minh chứng cho ý đồ thâu tóm đó là trong 5 năm hợp tác kinh doanh Lotte
luôn tìm kiếm cơ hội để tăng tỉ lệ vốn sở hữu tại Bibica (từ lúc bắt đầu năm 2007 mua
30.15%, đến nay đang chiếm giữ 38.6%, và đã đăng ký mua thêm 4.4% cổ phần Bibica).
Hiện tại, với việc đang nắm trong tay gần 39% cổ phần của Bibica và chiếm giữ cả vai
trò Chủ tịch HĐQT và giám đốc tài chính, Lotte có thể phủ quyết các vấn đề chiến lược
của công ty Bibica và liên tục đưa ra các yêu sách ( như: không được sử dụng nhãn hàng
Chocopie, gây sức ép lên các dự án xây dựng, gạt bỏ đề xuất một số sản phẩm, yêu cầu
đổi tên công ty thành Lotte – Bibica,…) gây bất lợi và không công bằng về quyền lợi cho
phía Bibica. Một công ty bị phụ thuộc tài chính và đang phải chật vật sống sót như Bibica
quả thực rất khó khăn để ngăn cản sự thâu tóm quá rõ ràng của Lotte.
Sự việc cháy nhà máy Bibica miền Đông từ tháng 5.2011 đến tháng 2.2012 cũng
đã cho thấy một phần trong âm mưu của Lotte. Bibica phải nhập sản phẩm Lottepie từ
công ty Lotte Confectionery tại Hàn Quốc với giá vốn bằng giá bán ( 7.4 USD/thùng),
nhưng lại đề xuất giá nhập khẩu sang các nước châu Á năm 2012 là 6.9 USD/thùng.
Riêng việc này đã làm công ty Bibica thiệt hại tương đối lớn, khoảng 18% giá bán. Thêm
vào đó Lotte yêu cầu Bibica tập trung nguồn lực vào sản phẩm hợp tác của hai bên, là
bánh Lottepie, việc đó làm cho chi phí Bibica tăng đáng kể nhưng lại không có nguồn thu
nhiều từ các sản phẩm của chính công ty mình (chỉ có nguồn thu từ các dòng sản phẩm
cũ vì các đề xuất sản phẩm mới bị Lotte gạt bỏ). Do vậy, kể từ năm 2010 đến nay, doanh

thu của Bibica tăng nhưng lợi nhuận lại giảm hoặc tăng rất ít. Đây chính là cách Lotte


×