Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

BÀI TẬP LỚN Môn học Thiết kế cơ sở dữ liệu: Xây dựng hệ thống thông tin quản lý kí túc xá sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.67 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TẬP LỚN
Môn học : Thiết kế cơ sở dữ liệu
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Sinh viên thực hiện: Nhóm 14
Lớp : HTTT 2

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................2
Những mục tiêu và nhiệm vụ chính của hệ thống...........................................3
1. Mục đích........................................................................................................
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................
3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................
4. Nhiệm vụ.......................................................................................................
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ
NỘI VÀ BÀI TOÁN QUẢN LÝ KÝ TÚC XÁ..............................................7
1.1 Giới thiệu tổng quan về trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội và kí túc
xá sinh viên........................................................................................................
1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý kí túc xá.......................................................
1.3 Chức năng nghiệp vụ quản lý kí túc xá sinh viên........................................
1.4 Bài toán tin học hoá quản lý ký túc xá sinh viên tại trường Đại học công
nghiệp Hà Nội..................................................................................................10
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ PHẦN MỀM...........................13
KÍ TÚC XÁ SINH VIÊN...............................................................................13
2.1 Xác định yêu cầu của phần mềm quản lý kí túc xá sinh viên....................13
2.1.1 Yêu cầu của người sử dụng....................................................................13


2.2 Phân tích HTTT quản lý kí túc xá.............................................................13
2.2.1 Phân tích sơ đồ chức năng của hệ thống................................................13
2.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu.............................................................................15
2.2.3 Phân tích hệ thống về dữ liệu.................................................................18
2.3 Thiết kế HTTT quản lý KTX sinh viên.....................................................24
2.3.1. Thiết kế kiến trúc của chương trình.......................................................24
................................................................................................................24
2.3.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu............................................................................24
2.3.3. Thiết kế thuật toán/ logic xử lý..............................................................30
2.3.4.Thiết kế giao diện vào/ ra.......................................................................32
2. Phương hướng phát triển chương trình.......................................................33

2


Những mục tiêu và nhiệm vụ chính của hệ thống
1. Mục đích
1.1 phỏng vấn người dùng và nhà quản lý khách sạn
1 . Bình thường thì 1 phòng trong kí túc sẽ ở tối đa mấy sinh viên ?
2 . mặc định dồ đạc trong phòng khi chưa có sinh viên ở sẽ có những cái gì
3. việc quản lý kí túc xá cần hệ thống như thế nào
4. nhà trường có cần gắn camera ở kí túc xá để tăng cường an ninh
5. khi gặp sự cố về diện ( nước ) thì sinh viên sẽ thông báo cho ai
6. sinh viên có hài lòng về giá cả tại KTX hay không
7. sinh viên có hài lòng về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của KTX hay không
8.nhu cầu sinh viên tại kí túc xá có được đáp ứng đầy đủ không
9.năng lực nhân viên phục vụ tại KTX như thế nào
10. nhà trường có quan tâm đến đời sống sinh viên hay không
11.thức ăn trong căng tin có thực sự đảm bảo an toàn cho sinh viên
12. phương thức phục vụ căng tin và nhà ăn trong KTX

13.sinh viên có được tổ chức tiệc tùng (tiệc sinh nhật ) trong KTX hay không
14. để quản lý thông tin của sinh viên và nhân viên thì nhà trường cần những
hệ thống nào
15. sinh viên có thể đặt phòng qua mạng hay qua điện thoại mà k cần gặp
mặt có được không

3


16. nếu phát hiện trộm cắp hay tình trạng tiêu cực trong KTX thì nhà trường
sử lý như thế nào
17.sinh viên được học bổng có được ở miễn phí trong KTX hay không
18. trường hợp sinh viên thôi học và không ở KTX nữa thì nhà trường có
hoàn tiền cho sinh viên dó không
19.bao lâu thì nhà trường tiến hành tu sửa trang thiết bị 1 lần
20. nhà trường sẽ chia ra hay cho phép sinh viên ngoại quốc với sinh viên
trong nước ở trung 1 phòng vì điều đó rất khó khăn khi văn hóa 2 nước khác
nhau
Nghiên cứu tổng quan về trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội kí túc xá
sinh viên
Nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết việc phát triển hệ thống thông tin quản lý kí túc
xá sinh viên
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý kí túc xá sinh viên
Hệ thống đáp ứng, hỗ trợ đựơc phần nào công việc cuả ký túc xá: quản lý đơn
của sinh viên, an ninh trong kí túc, nhân viên,..., giảm bớt các hoạt động thủ
công. Những công việc có thể dùng được máy tính tra cứu, thống kê, tính toán
đã được hoàn thiện và áp dụng hoàn toàn vào trong quản lý tự động, vừa tăng
tính hiệu quả nhanh chóng và đem lại các giá trị thông tin ít bị sai lệch.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Quy trình quản lý sinh viên ở kí túc xá mỗi kỳ


4


- Các vấn đề cần giải quyết trong quá trình quản lý số lượng sinh viên trong
kí túc, tình hình an ninh, tra cứu tìm kiếm sinh viên. Từ đó tiến hành xây dựng
cơ sở dữ liệu và khai thác dữ liệu phục vụ công tác quản lý.
- Theo dõi và báo cáo tình hình cho ban quản lý kí túc, đáp ứng yêu cầu
quản lý của trung tâm dịch vụ trong thời điểm hiện tại và phát triển trong tương
lai.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống, phương pháp tư duy
Phương pháp phân tích, tổng hợp: mục đích để chứng minh từng luận điểm
của đề tài có tính thuyết phục hơn
Phương pháp tin học hóa bằng công cụ lập trình để giải quyết vấn đề đã được
phân tích và xây dựng giải pháp.
4. Nhiệm vụ
Giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn trong khu KTX:
Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn trong KTX là nhiệm vụ rất
quan trọng, không để xảy ra tình trạng sinh viên tập trung đông để đòi yêu sách,
những vụ án hình sự, vấn đề cháy nổ phải đặt ra thường xuyên trong suốt quá
trình quản lý của đơn vị, công tác này phải được đặt lên hàng đầu.
Tổ chức các lực lượng nồng cốt trong sinh viên, học sinh bao gồm: đội sinh
viên tự quản để cùng phối hợp tuần tra bảo vệ trật tự trong KTX nhằm phát hiện
kịp thời những diễn biến về tư tưởng của sinh viên, học sinh trong khu vực, đặc
biệt những vấn đề liên quan đến an ninh chính trị, dân tộc và tôn giáo.
Phối hợp các cơ quan chức năng trong và bên ngoài trường để giải quyết
những vụ việc liên quan đến trật tự an toàn xã hội.
5



Công tác thông tin tuyên truyền và văn hoá nghệ thuật:
Phối hợp với Đoàn Thanh niên của trường để tổ chức các chương trình
sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật định kỳ hàng năm, đặc biệt là chương trình đón
mừng năm mới tại KTX, các câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật, lễ hội chôl-chnamthmây và Đôlta cho sinh viên, học sinh là người dân tộc Kh’mer.
Tổ chức tốt các chương trình truyền thanh nội bộ, các panô, áp phích nhằm
tuyên truyền cổ động cho các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và của
trường, đồng thời giáo dục lối sống, nhân cách của sinh viên, học sinh.
Công tác quản lý sinh viên, học sinh ở KTX:
Quản lý mọi mặt sinh hoạt của sinh viên, học sinh ở trong KTX theo quy
chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2011, như sau:
+ Xét và bố trí chỗ ở cho sinh viên, học sinh các khoá vào đầu năm học.
+ Xử lý những hành vi vi phạm của sinh viên, học sinh ở Ký túc xá theo
nội quy KTX, nội quy của nhà trường và quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Phối hợp cùng Đoàn thanh niên trường tổ chức các phong trào vui chơi
giải trí lành mạnh, giáo dục nhân cách, phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh
viên, học sinh.
+ Tổ chức tốt phong trào sinh viên tự quản, nhằm phát huy sức mạnh của
quần chúng để nâng cao hiệu quả các mặt công tác đã đề ra.
Công tác quản trị thiết bị:
Lập kế hoạch và phối hợp với các phòng chức năng trong trường chống
xuống cấp nhà ở của sinh viên, học sinh hàng năm.
Duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất thông qua công tác sửa chữa nhỏ trong
các phòng ở, cung cấp đầy đủ điện, nước nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc
ăn, ở, học tập và sinh hoạt của sinh viên, học sinh trong KTX.
Trang bị các thiết bị phục vụ công tác tại công sở, cũng như phòng ở sinh
viên, học sinh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong sinh hoạt của các em.
6



CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP HÀ NỘI VÀ BÀI TOÁN QUẢN LÝ KÝ TÚC XÁ
1.1 Giới thiệu tổng quan về trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội và kí túc
xá sinh viên
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Địa chỉ: Đường 32 - Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội;
Website: http:// www.haui.edu.vn.
Chức năng nhiệm vụ:
Đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bậc đại học và sau
đại học. Tư vấn về chính sách vĩ mô cho Đảng và Nhà nước. Tư vấn và trung
tâm chuyển giao công nghệ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh.
Hàng năm số lượng tuyển sinh đại học và sau đại học chính quy của
trường vào khoảng hơn 10000 sinh viên trong đó phần lớn là sinh viên ngoại
tỉnh nên nhu cầu về nhà ở là rất lớn. Như vậy, mỗi năm các cán bộ ký túc phải
quản lý hàng nghìn sinh viên. Phương pháp quản lý những sinh viên này được
thực hiện theo phương pháp thủ công. Việc quản lý rất phức tạp và khó khăn nên
cần được tin học hoá.
Hiện tại, trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội có 2 dãy nhà kí túc của cơ
sở chính của trường :
+ Cơ sở 1: KTX 9 tầng - xã Minh Khai - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
- Mặt bằng tầng 1 gồm phòng làm việc của Ban lãnh đạo và cán bộ quản lý, câu
lạc bộ sinh viên, gian hàng siêu thị, phòng máy tính, câu lạc bộ bi a, bóng bàn,
thẩm mỹ chăm sóc sắc đẹp, cắt tóc gội đầu, gian hàng sách sinh viên, câu lạc bộ
Anh văn, tiếng Nhật, phòng điện thoại, nhà tập thể chất, phòng tiếp khách,

7


phòng ăn của học sinh, sinh viên, nhà gửi xe, tư vấn du lịch, kỹ năng mềm, nạp
tiền điện thoại, gian hàng máy tính-bảo hành.

+ Đối tượng ở nội trú
Đầu năm học, Trung tâm sẽ nhận đơn và xét cho học sinh, sinh viên ở nội trú
theo thứ tự các điều kiện ưu tiên trong quy chế học sinh, sinh viên nội trú của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành, sau đó sẽ xếp theo nhu cầu, nguyện vọng của
HSSV.
1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý kí túc xá
Sơ đồ phân nhánh các phòng ban:

Chức năng quản lý của từng bộ phận
• Ban Lãnh đạo ký túc xá: Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động quản lý kí
túc xá

8


• Nhà ăn, tổ dịch vụ, tổ xe: phục vụ các mặt đời sống sinh viên về ăn uống, vui
chơi, giải trí và nơi trông coi xe của sinh viên trong kí túc
• Tổ sửa chữa: bảo trì và sửa chữa các tài sản cố định trong kí túc xá như máy
bơm nước và các hỏng hóc xảy ra tại các phòng trong kí túc
• Tổ kế toán: Ghi chép tình hình thu chi và báo cáo tổng kết của trung tâm dịch
vụ. Chức năng của bảo vệ KTX nhằm đảm bảo trật tự an ninh trong kí túc
• Nhóm vệ sinh: Đảm bảo vệ sinh và mỹ quan trong kí túc
• Giảng đường: Quản lý phòng học và bố trí sắp xếp lịch cho các lớp học ở
phòng học trong kí túc
• Quản lý các nhà kí túc xá :
- Quản lý sinh viên ở ký túc xá, cập nhật phòng trống
- Thu tiền điện nước của các phòng
- Đôn đốc nhân công vệ sinh môi trường
- Đôn đốc nộp tiền phòng
- Theo dõi và bảo quản tài sản trong nhà quản lý

- Kiểm tra duy trì khách vào ra
- Quản lý, đôn đốc sinh viên thực hiện nội quy
• Quản lý nhà khách
- Quản lý khách ở ngắn ngày trong kí túc là các đối tượng người thân
của sinh viên hay sinh viên hệ tại chức,…
1.3 Chức năng nghiệp vụ quản lý kí túc xá sinh viên
• Quản lý sinh viên
• Quản lý cơ sở vật chất
• Quản lý nhân viên làm việc tại các nhà
• Quản lý đơn xin vào ký túc
• Quản lý dãy nhà
9


• Quản lý phòng
• Quản lý tiền phòng và tiền điện, nước
1.4 Bài toán tin học hoá quản lý ký túc xá sinh viên tại trường Đại học công
nghiệp Hà Nội
Mô tả hoạt động
- Khi sinh viên có nhu cầu vào ký túc thì phải thực hiện quy trình sau:
+ Sinh viên gửi đơn vào ký túc lên phòng giám đốc quản lý ký túc.
+ Giám đốc xét duyệt và ký đơn, xét nhà cho sinh viên.
+ Nếu sinh viên được vào trong ở trong kí túc tuỳ vào đối tượng đến
nộp tiền tại phòng tài vụ hoặc phòng kế toán và nhận giấy biên lai
thu tiền tại phòng đó.
+ Gửi biên lai thu tiền cùng đơn đã ký cho nhân viên quản lý nhà được xét.
+ Nhân viên quản lý nhà xếp phòng cho sinh viên
- Hoạt động trong kỳ:
+ Nếu có sinh viên xin ra thì trả tiền còn lại cho sinh viên và xoá tên
trong danh sách( trong kỳ ai đã ra không được vào lại ký túc)

+ Thứ hai mỗi tuần họp giao ban, báo cáo cuối tuần về số sinh viên
hiện đang ở trong ký túc, số sinh viên vào, ra trong tuần, số chỗ còn
trống, những sinh viên vi phạm kỷ luật.
+ Xét đơn xin vào KT nếu KTX còn chỗ trống.
+ Thu tiền điện nước hàng tháng
+ Quản lý an ninh vào ra trong KT:(Quản lý 24/24) bạn bè, người thân
đến chơi phải xuất trình thẻ hoặc CMT, nhà 1, 2, 3, 4 sinh viên học
ngoại ngữ phải xuất trình thẻ.
+ Kiểm tra các phòng về vệ sinh và tình hình nhân sự
+ Vệ sinh các nhà hằng ngày.
+ Nhận đơn để báo sửa chữa
10


- Cuối kỳ
+ Nhận xét lưu trú cho từng sinh viên trong kỳ.
Đánh giá hiện trạng
a. Những khó khăn chính
Sau khi khảo sát và tìm hiểu ta thấy hệ thống quản lý kí túc xá sinh viên còn
rất nhiều bất cập. Trên thực tế hiện nay, kể từ khi sinh viên nhập trường và vào ở
ký túc xá cho đến lúc ra trường hoặc xin ra khỏi ký túc xá, mọi quy trình, thủ tục
đều được thực hiện trên giấy tờ và sổ sách thủ công. Với cách quản lý đó dẫn đến :
− Khối lượng giấy tờ sử dụng và lưu trữ nhiều.
− Thông tin về tình trạng nhà hiện tại của kí túc hay thay đổi thường
xuyên, thực hiện thủ công gây lãng phí giấy tờ
− Thông tin quản lý không đa dạng, khả năng bảo mật thấp
− Việc tra cứu tìm kiếm thông tin gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian
− Tốn nhiều thời gian cho việc tổng hợp các báo cáo định kỳ
− Đòi hỏi tốn nhiều nhân lực mà hiệu quả quản lý không cao
Tuy nhiên với cách quản lý đó yêu cầu, đòi hỏi trình độ không cao, cách

quản lý đơn giản.
b. Mục tiêu
Để khắc phục những nhược điểm trên thì việc ứng dụng tin học vào lĩnh
vực quản lý nơi ở của sinh viên tại ký túc xá của trường sẽ cần thiết nhằm mục
tiêu:
− Rút ngắn thời gian làm việc bàn giấy và giảm bớt công việc bàn giấy
− Phân phối thông tin về số lượng phòng và thông tin sinh viên nhanh
chóng và chính xác
11


− Cho phép kiểm soát quản lý cao hơn dựa trên việc cung cấp thông tin
chính xác và kịp thời cho báo cáo quản lý, tránh được việc phòng
thừa người ở phòng thì thiếu...
Yêu cầu của bài toán
− Cập nhật và lưu trữ được số lượng lớn sinh viên ở trong kí túc
− Phục vụ việc tra cứu, tìm kiếm sinh viên nhanh chóng
− Lên được những báo cáo phục vụ quản lý (Báo cáo về tình hình vào
ra của sinh viên trong kí túc, Bản nhận xét lưu trú,...)

12


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ PHẦN MỀM
KÍ TÚC XÁ SINH VIÊN
2.1 Xác định yêu cầu của phần mềm quản lý kí túc xá sinh viên
2.1.1 Yêu cầu của người sử dụng
Ban Quản lý KTX cần một phần mềm quản lý sinh viên và một số các thông
tin liên quan :
− Những sinh viên hiện ở trong KTX

− Những sinh viên vào, ra khỏi ký túc trong kỳ
− Những sinh viên được khen thưởng, bị kỷ luật
− Sinh viên đã nộp tiền nhà hay chưa.
− Lưu trữ dữ liệu về sinh viên nội trú trong 10 năm.
− Thông tin về nhân viên quản lý tất cả các nhà
2.2 Phân tích HTTT quản lý kí túc xá
2.2.1 Phân tích sơ đồ chức năng của hệ thống
Biểu đồ phân cấp chức năng

13


Mô tả các chức năng:
♦ Cập nhật thông tin
Cập nhật tòa nhà: cho phép nhập thông tin tòa nhà nào đó
Cập nhật phòng ở trong các tòa nhà: cho phép nhập thông tin phòng bất kỳ
tại tòa nhà nào đó
Cập nhật nhân viên: cho phép nhập thông tin của nhân viên quản lý tại tòa
nhà nào đó
Cập nhật khoa: cho phép nhập thông tin khoa bất kỳ
Cập nhật lớp: cho phép nhập thông tin về lớp bất kỳ
Cập nhật khen thưởng kỷ luật: Cho phép nhập mã SV, tên khen thưởng,
hình thức
♦Tra cứu, tìm kiếm thông tin :
Tìm kiếm hồ sơ đã đăng kí nhưng chưa được vào kí túc
Tìm kiếm sinh viên theo nhiều phương thức
Tìm kiếm thông tin về chỗ ở trống
Tìm kiếm nhân viên làm việc tại các dãy nhà
♦Báo cáo:
Báo cáo tình hình vào ra ký túc của sinh viên

In ra thông tin về một sinh viên bất kì
Báo cáo về tình hình an ninh trật tự trong kỳ
Đưa ra được bản nhận xét lưu trú về một sinh viên bất kỳ
♦Quản lý đơn vào kí túc:
Cho phép nhập thông tin về hồ sơ, tình trạng nộp tiền của sinh viên, sự thay
đổi về tình trạng ở của sinh viên trong kí túc

14


2.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu
Biểu đồ luồng dữ liệu (DFD) làm một loại biểu đồ nhằm mục đích diễn tả
một quá trình xử lý thông tin với các yêu cầu :
− Sự diễn tả ở mức lôgic nghĩa là nhằm trả lời cho câu hỏi làm gì ? mà
bỏ qua câu hỏi làm như thế nào?
− Chỉ rỏ các các chức năng (con) phải thực hiện để hoàn tất quá trình xử
lý cần mô tả.
− Chỉ rõ thông tin được chuyển giao giữa các chức năng đó, và qua đó
phần nào thấy được trình tự thực hiện của chúng.
Biểu đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để
làm gì.

Các ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu(DFD)
Ngôn ngữ sơ đồ luồng dữ liệu DFD sử dụng 4 loại ký pháp cơ bản: thực thể
Tiến trình, kho dữ liệu và dòng thông tin
Tên nguồn

Nguồn hoặc đích

Tên dòng dữ liệu


Dòng dữ liệu

Tên
tiến
trình xử lý

Tiến trình xử lý

15


Tệp dữ liệu

Kho dữ liệu

Một số quy tắc và quy ước liên quan tới DFD
Mỗi luồng dữ liệu phải có 1 tên trừ luồng giữa xử lý và kho dữ liệu.
Dữ liệu chứa trên 2 vật mang khác nhau nhưng luôn luôn đi cùng. nhau thi
có thể tạo ra chỉ một luồng duy nhất.
Xử lý luôn phải được đánh mã số.
Vẽ lại các kho dữ liệu để các luồng dữ liệu không cắt nhau
Tên cho xử lý phải là một động từ
Xử lý buộc phải thực hiện một biến đổi dữ liệu, luồng vào phải khác luồng
ra từ một xử lý
Đối với việc phân rã DFD
Nên chỉ để tối đa 7 xử lý trên 1 trang DFD
Tất cả các xử lý trên một DFD phải thuộc cùng một mức phân rã
Luồng vào của một DFD mức cao phải là luồng vào của một DFD con mức
thấp nào đó. Luồng ra tới đích của một DFD con phải là luồng ra tới đích của

một DFD mức lớn hơn nào đó.
Xử lý không phản rã tiếp thêm gọi là xử lý nguyên thủy. Mỗi xử lý nguyên
thủy phải có một phích xử lý logic trong từ điển hệ thống.
Sơ đồ mức ngữ cảnh

16


Sơ đồ luồng dữ liệu DFD (mức 0)

Sơ đồ luồng dữ liệu DFD (mức 1)

17


2.2.3 Phân tích hệ thống về dữ liệu
Chuẩn hóa dữ liệu
Để xây dựng CSDL cần phải thực hiện chuẩn hóa cơ sở dữ liệu. Thông
qua bước chuẩn hóa, dữ liệu dư thừa sẽ dần được loại bỏ. Thông qua chuẩn
hóa các bảng lớn với nhiều cột dữ liệu sẽ được chia tách thành nhiều bảng
nhỏ. Mục đích chính của chuẩn hóa là loại trừ thông tin dư thừa trong các
bảng, đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu. Quy trình chuẩn hóa được thực hiện qua
ba bước.
Chuẩn hóa mức 1(1.NF)
Chuẩn hóa mức 1( 1.NF) quy định rằng, trong mỗi danh sách không
được phép chứa những thuộc tính lặp, nếu có các thuộc tính lặp thì phải tách
các thuộc tính lặp đó ra thành các danh sách con, có một ý nghĩa dưới góc độ
quản lý.
Gán thêm cho nó một tên, tìm cho nó một thuộc tính định danh riêng và
thêm một thuộc tính đinh danh của danh sách gốc.


18


Chuẩn hóa mức 2(2.NF)
Chuẩn hóa mức 2(2.NF) quy định rằng, trong một danh sách mỗi thuộc
tính phải phục thuộc hàm vào toàn bộ khóa chứ không chỉ phụ thuộc vào 1 phần
của khóa. Nếu có sự phụ thuộc như vậy thì phải tách những thuộc tính phụ
thuộc hàm vào bộ phận của khóa thành một danh sách con mới.
Lấy bộ phận khóa đó làm khóa cho danh sách mới. Đặt cho danh sách
mới này một tên riêng cho phù hợp với nội dung của các thuộc tính trong
danh sách.
Chuẩn hóa mức 3(3.NF)
Chuẩn hóa mức 3(3.NF) quy định rằng, trong một danh sách không được
phép có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính. Nếu thuộc tính Z phụ thuộc
hàm và thuộc tính Y và Y phụ thuộc hàm vào X thì phải tách chúng và 2 danh
sách chứa quan hệ Z, Y và danh sách chưa quan hệ Yvới X.
Xác định khóa và tên cho mỗi danh sách mới.
Trên cơ sở chuẩn hóa dữ liêu 3 mức ta xây dựng được cơ sở dữ liệu của hệ
thống Quản lý nhân sự và tính lương gồm các bảng sau: Bảng bộ phận, Bảng
chức vụ, Bảng nhân viên, Bảng chám công, Bảng dữ liệu lương, Bảng các
khoản phụ
Xác định các thực thể
Dựa vào các hoạt động cụ thể của hệ thống quản lý ký túc xá Đại học Kinh
tế Quốc Dân và dựa vào biểu đồ luồng dữ liệu đã phân tích ở trên ta thấy rõ các
thực thể (đối tượng cần quan tâm) hệ thống quản lý ký túc xá là :
- Nhà
- Phòng
- Sinh viên
19



- Nhân viên
- Hồ sơ
- Khen thưởng kỷ luật
- Khoa
- Lớp
Xác định thuộc tính các thực thể
Trong một hệ thống thông tin cần lựa chọn một số tính chất đặc trưng để
diễn tả một thực thể, các tính chất này được gọi là thuộc tính của thực thể được
mô tả và đây chính là các loại thông tin cần quản lý: họ tên, địa chỉ, ngày sinh…


Thực thể “ nhà”

− Mã nhà
− Tên nhà
− Điện thoại


Thực thể “phòng”

− Mã phòng
− Tên phòng
− Giá phòng
− Số người đang ở
− Số người tối đa


Thực thể “nhân viên”


− Mã nhân viên
− Tên nhân viên
− Địa chỉ
− Số điện thoại
− Ca trực
20




Thực thể “sinh viên”

− Mã sinh viên
− Họ tên
− Khoa
− Lớp
− Ngày sinh
− Giới tính
− CMND
− Quê quán
− Bố hoặc mẹ
 Thực thể “ Hồ sơ kí túc”
− Mã hồ sơ
− Ngày đăng ký
− Mã sinh viên
− Ngày vào
− Ngày kết thúc
− Mã nhà
− Mã phòng

 Thực thể “khen thưởng kỷ luật”
− Mã khen thưởng
− Tên khen thưởng
− Ngày lập
− Hình thức
 Thực thể “khoa”
− Mã khoa
− Tên khoa
 Thực thể “lớp”
21


− Mã lớp
− Tên lớp
Xác định khoá cho thực thể
Khoá của một quan hệ r trên tập thuộc tính R = {a1,a2,…an} là tập con K ⊆
{a1,a2,…an} thoả mãn các tính chất sau: Với bất kỳ hai bộ t1,t2 ∈ r đều tồn tại
thuộc tính A ∈ K sao cho t1(a) ≠ t2(a). Nói cách khác, không tồn tại hai bộ mà giá
trị bằng nhau trên mọi thuộc tính của K. Điều này có thể viết t1(k) ≠ t2(k), bất kỳ
một tập con thực sự K’ ∈ K đều có tính chất đó. Tập K là siêu khoá của quan hệ r
nếu là khoá của quan hệ r.
Khoá đóng vai trò quan trọng vì nhờ nó mà ta có thể dễ dàng tìm kiếm
được bản ghi. Phép toán tìm kiếm bản ghi trong file dữ liệu là phép toán quan
trọng nhất vì chỉ sau khi tìm kiếm bản ghi đó ta mới có thể xoá bỏ, bổ sung thêm
một bản ghi mới vào trước hoặc sau bản ghi mà ta tìm được.
Thực thể
Nhà
Phòng
Sinh viên
Hồ sơ

Khen thưởng kỷ luật
Khoa
Lớp
Nhân viên

Khoá
Mã Nhà
Mã Phòng
Mã sinh viên
Mã hồ sơ
Mã khen thưởng kỷ luật
Mã Khoa
Mã Lớp
Mã Nhân viên

Mô hình liên kết các thực thể

22


Các bảng dữ liệu trên sẽ đáp ứng được nhu cầu thông tin của người sử dụng, đặc
biệt đối với nhà quản trị. Giữa các bảng có mối liên hệ với nhau, giúp cho nhà
quản trị có thể tra cứu thông tin về sinh viên, nhân viên, các báo cáo quản trị dễ
dàng hơn.

23


2.3 Thiết kế HTTT quản lý KTX sinh viên
2.3.1. Thiết kế kiến trúc của chương trình


2.3.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu
Sau khi xem xét và phân tích từng khía cạnh của công tác “quản lý quản lý ký túc
xá”, để giải quyết yêu cầu của bài toán đặt ra một cánh hợp lý và có hiệu quả thì phải tạo
một cấu trúc dữ liệu hợp lý cho bài toán. Cấu trúc này phải đảm bảo chứa đầy đủ thông
tin cần thiết và đảm bảo khi truy nhập, kết xuất thông tin phải nhanh chóng.

24


Các bảng trong CSDL
1. Bảng sinh viên (Sinhvien)
STT

Tên trường

Kiểu

Độ rộng

Mô tả

1

MaSV

Text

10


Mã sinh viên

2

Hoten

Text

25

Họ tên

3

Quequan

Text

50

Quê quán

4

Ngaysinh

Date/Time

12


Năm sinh

5

Gioitinh

Yes/No

12

Giới tính

6

CMND

Text

15

Chứng minh thư

7

SoDT

Text

10


Số điện thoại sinh viên

8

Malop

Text

10

Mã lớp

9

BohoacMe

Text

25

Tên Bố hoặc Mẹ

10

Dienthoai

Text

10


Số điện thoại liên hệ

11

Doituong

Text

10

Đối tượng

12

Nghenghiep

Text

30

Nghề nghiệp

25


×