Đề thi giữa kỳ năm học 2016 học kì 2 thời gian 40 phút
1. Tại sao nói TPQT là một ngành luật độc lập trong hệ thống PLVN
2.Hiện tượng xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là gì ? Vì sao có hiện tượng
này ?
3.Trình bày các điều kiện áp dụng Lex volontatis ( kiểu hệ thuộc luật do các bên lựa
chọn)
Nhận định đúng sai
1. Tư pháp quốc tế của tất cả các quốc gia trên thế giới đều có phạm vi điều chỉnh xoay
quanh 3 vấn đề : xung đột thẩm quyền xét xử, xung đôt pl áp dụng, công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài.
Sai vì tư pháp quốc tế ở 1 số quốc gia như Bỉ gọi là ngành luật xung đột,
nhiệm vụ chính là để giải quyết xung đột, còn 3 vấn đề trên được quy định
trong ngành luật công
2.trong 2 vấn đề giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử và giải quyết xung đột pháp luật
thì luôn luôn phải xem xét vấn đề giải quyết xung đột pháp luật trước.
Sai vì khi xem xét vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì tòa án xem xét
mình có thẩm quyền hay ko rồi mới đến áp dụng pháp luật của nước nào.
3. Khi áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật thì quy phạm xung
đột sẽ chỉ dẫn chiếu đến các quy phạm thực chất.
Sai vì áp dụng quy phạm xung đột sẽ dẫn chiếu đến toàn bộ pháp luật của
quốc gia đó bao gồm quy phạm thực chất và quy phạm xung đột.
4. việc áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ là kết quả của việc áp dụng quy phạm xung đột
để chọn luật áp dụng.
Sai vì khi có điều ước quốc tế dẫn chiếu đến hoặc có thỏa thuận áp dụng
pháp luật nước ngoài thì sẽ áp dụng pháp luật nước ngoài.
5. các bên có quyền chọn luật để điều chỉnh tất cả các quan hệ Tư pháp quốc tế mà các
bên tham gia.
Sai vì chỉ được chọn trong lĩnh vực hợp đồng.
6. khi giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, nếu pháp luật của nước có
tòa án giải quyết tranh chấp có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật
nước ngoài thì pháp luật nước ngoài đương nhiên sẽ được áp dụng.
Sai vì việc áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ khi pháp luật nước ngoài ko
trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật vn.
7. quy phạm xung đột 1 chiều có thể dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
Sai vì quy phạm xung đột 1 chiều chỉ dẫn chiếu đến chính pháp luật của
quốc gia đã ban hành ra nó.
8. trong cùng 1 hệ thống pháp luật của 1 quốc gia, ko bao giờ tồn tại hiện tượng xung
đột pháp luật.
Sai vì cộng hòa nhân dân trung hoa là là quốc gia đơn nhất có 1 hệ thống
pháp luật chung nhưng các vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Ma Cao lại có hệ
thống pháp luật riêng biệt nên có thể xảy ra xung đột pháp luật .
9. quy phạm xung đột tùy nghi trong hệ thống pháp luật vn là loại quy phạm chắc chắn
sẽ dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
Sai vì quy phạm xung đột tùy nghi cho phép quốc gia lựa chọn áp dụng
pháp luật của chính quốc gia đó hoặc pháp luật nước ngoài.
10. nội dung của lex fori chỉ đề cập đến việc xác định pháp luật tố tụng áp dụng là pháp
luật của quốc gia có tòa án đang thụ lý vụ việc ds có yếu tố nước ngoài.
Sai vì lex fori còn bao gồm luật nội dung
11. theo quy định của pháp luật vn khi các bên có quốc tịch khác nhau thỏa thuận với
nhau về việc lựa chọn pháp luật của 1 quốc gia để xác định các điều kiện về hình thức
hợp đồng giao kết thì pháp luật của quốc gia đó chắc chắn sẽ được áp dụng.
Sai vì các bên chỉ được lựa chọn về hợp đồng : quyền và nghĩa vụ của các
bên trong hợp đồng.
12. 1 trong những trường hợp tòa án vn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về xác
định cha mẹ cho con có yếu tố nước ngoài là khi bị đơn có nơi cư trú lâu dài ở tại vn.
Đúng vì đây là ngoại lệ thuộc điểm c khoản 2 điều 410 blds.
13. sự tồn tại của những quy phạm thực chất thống nhất làm mất đi hiện tượng xung đột
pháp luật.
Sai vì (quy phạm thực chất thống nhất là quy phạm thực chất nằm trong các
điều ước quốc tế) có 2 nguyên nhân làm xuất hiện xung đột pháp luật là yếu
tố nước ngoài và sự khác nhau trong nội dung của các hệ thống pháp luật về
cùng 1 vấn đề cụ thể, quy phạm thực chất thống nhất chỉ giải quyết được
nguyên nhân thứ 2, hiện tượng xung đột pháp luật luôn luôn tồn tại khi có
yếu tố nước ngoài.
14. khi các bên chọn tòa án nước nào để giải quyết vụ việc thì những quy phạm thực
chất của pháp luật nước đó sẽ được áp dụng để giải quyết nội dung vụ việc.
Sai vì chọn tòa án để giải quyết tranh chấp hoàn toàn độc lập với pháp luật
của nước áp dụng. Khi xác định được tòa án có thẩm quyền rồi thì xác định
pháp luật của nước có thỏa thuận, nếu ko có thỏa thuận thì áp dụng điều ước
quốc tế ( nếu có) hoặc quy phạm xung đột.
15. tòa án nước nào giải quyết vụ việc ds có yếu tố nước ngoài thì pháp luật tố tụng của
nước đó được áp dụng trừ trường hợp điều ước quốc tế có liên quan mà quốc gia là
thành viên có quy định khác.
Đúng vì đây là nội dung thứ 1 của hệ thuộc luật tòa án ( Lex fori).
16. Quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài là và chỉ có thể là quyền sở hữu có các bên
trong quan hệ sở hữu mang các quốc tịch khác nhau.
Sai vì còn có tài sản liên quan đến quan hệ sở hữu ở nước ngoài hoặc sự
kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt xảy ra ở nước ngoài.
17. Luật nơi có tài sản là kiểu hệ thuộc luật duy nhất được áp dụng để giải quyết xung
đột pháp luật về quyền sở hữu tài sản hữu hình.
Sai vì như đối với tàu biển thì áp dụng hệ thuộc luật quốc kì, máy bay là hệ
thuộc luật nơi đăng ký quốc tịch tàu bay
18. Cơ sở pháp lý duy nhất điều chỉnh quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài trong hệ
thống pháp luật quốc gia VN là phần thứ VII BLDS 2005.
Sai vì còn có luật hàng hải, luật hàng ko dân dụng, hoặc chương 2 BLDS khi
có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến
18a. Theo pháp luật VN quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển chỉ
được xác định theo pháp luật của nước nơi tài sản được chuyển đến
Sai vì còn có hệ thuộc luật do các bên lựa chọn
18b. cơ sở pháp lý duy nhất điều chỉnh quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài = quy phạm
xung đột là phần thứ 7 BLDS 2005.
Sai vì còn có trong hiệp định tương trợ tư pháp, luật hàng hải, hàng ko dân
dụng
19. Chính phủ VN giao kết hợp đồng với công ty B của Nhật về việc xây dựng 1 cây cầu
tại Thành Phố C của VN.
a. Quan hệ hợp đồng trên có thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế ko ? Tại
sao ?
chủ thể : công ty B là pháp nhân nước ngoài điều 758 BLDS
b. Với tư cách là 1 nhà tư vấn pháp luật vấn đề pháp lý quan trọng nào anh chị cần tư
vấn cho công ty B về việc giao kết và thực hiện hợp đồng nói trên.
Yêu cầu chính phủ VN từ bỏ 4 quyền miễn trừ 1 cách minh thị ở trong hợp
đồng để tránh rủi ro mà công ty B gặp phải nếu xảy ra tranh chấp.
20. A là công dân VN du học tại nước X. 5/2011 trên đường đi học về A lái xe gây tai
nạn cho B là công dân VN đang theo gia đình sang X du lịch, làm B bị tổn hại về tài sản.
Chiếc xe nói trên là tài sản riêng của C, C là chồng A và là công dân nước X. A và C đã
kết hôn từ 2010 trước cơ quan có thẩm quyền của X. Sau tai nạn A thuyết phục C về VN
và sinh sống lâu dài tại TPHCM. C bán toàn bộ tài sản của 2 vợ chồng ở X và về VN
cùng A vào 7/2011. Cũng trong thời gian này A bất ngờ được thừa kế 1 căn hộ tại Thủ
Đức do ông ngoại A để lại. A và C sống tại căn nhà này đến cuối 2012 thì A sinh con.
Đời sống vợ chồng ko còn hòa thuận, A làm đơn ra TAND TPHCM xin ly hôn. Tài sản
do A và C tự thỏa thuận, con dưới 36 tháng tuổi do A nuôi, C có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Sau khi ly hôn, C mua 1 căn hộ tại quận 2 bằng toàn bộ số tiền có được sau thỏa thuận
chia tài sản với A. C sồng tại đây tới đầu 2014 thì quyết định ủy quyền cho D là chị gái A
làm việc trong ngành bất động sản để bán căn hộ trên cho E- 1 công dân VN. Bán nhà
xong, C dùng toàn bộ số tiền có được mua 1 căn hộ khác tại quận 1, dự định sống ở đây
cho tiện nơi làm việc. Bất ngờ bị 1 cơn suy tim vào 4/2014, C qua đời, ko để lại di chúc.
Cha mẹ của C ở nước X đều ko còn.
a. Hãy xác định tất cả những quan hệ ds có yếu tố nước ngoài phát sinh trong trường
hợp trên, căn cứ pháp lý.
- A gây tai nạn cho B là sự kiện pháp lý tai nạn xảy ra ở X
- A kết hôn với C : chủ thể là C, sự kiện pháp lý diễn ra ở nước ngoài, là
quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nn
- C bán tài sản của 2 vợ chồng ở X : quan hệ hợp đồng mua bán
- A ly hôn với C tại TPHCM, chủ thể
- C có nghĩa vụ cấp dưỡng với con C : chủ thể
- C mua căn hộ tại quận 2 : quan hệ hợp đồng mua bán, chủ thể
- C ủy quyền cho D bán căn nhà của C cho E : chủ thể vẫn là C
- C mua ăn nhà tại quận 1
- C chết tại VN : quan hệ thừa kế
b. vụ việc này được đặt ra trước tòa án nhân dân TPHCM, di sản của C sẽ được giải
quyết ntn biết vào thời điểm C chết chỉ còn tài sản là căn hộ tại quận 1, nước X và VN
chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp.
- đây là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài
- C chết tại VN ko có di chúc nên nên sẽ có thừa kế theo pháp luật
- chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp nên áp dụng Tư pháp quốc tế VN.
- áp dụng điều 766 k3 : di sản là BĐS
- điều 767 k2 dẫn chiếu áp dụng phần IV BLDS quan hệ thừa kế, di sản thừa
kế thuộc về hàng thừa kế thứ 1, của con do mẹ quản lý đến khi trưởng thành
21. M có quốc tịch VN đi hợp tác lao động tại X sau khi bố mẹ M qua đời. Tại đây M kết
hôn với N quốc tịch X. Hết thời hạn hợp tác lao động, M và N về cư trú tại VN có 2 con
chung mang quốc tịch VN là A1 và A2. Khi M chết di sản để lại gồm : 1 sổ tiết kiệm 6
tháng đừng tên M tại ngân hàng VN, 1 số tư trang, nhà do M được thừa kế trước khi kết
hôn tại VN và 1 nhà chung của 2 vợ chồng ở X. Chia thừa kế di sản của M trong trường
hợp sau :
a. M ko để lại di chúc
- đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài vì có khách thể là tài sản ở
nước ngoài Đúng vì 758 BLDS
- M quốc tịch VN, chết tại VN, ko để lại di chúc nên sẽ có thừa kế theo pháp
luật
- Chưa kí kết hiệp định tương trợ tư pháp nên áp dụng tư pháp quốc tế VN,
áp dụng điều 766 khoản 3 : định danh di sản
- di sản gồm : động sản tại VN : ½ sổ tiết kiệm, tư trang (1)
Bất động sản tại VN : tài sản riêng (2)
Bất động sản tại nước ngoài : 1 phần nhà chung ( chia theo
pháp luật nước ngoài) (3)
(1) điều 767 khoản 1 BLDS tuân theo pháp luật VN, di sản thuộc về hàng
thừa kế thứ 1 chia đều cho cả 3 gồm A1, A2 và N
(2) điều 767 khoản 2 BLDS tuân theo pháp luật VN, di sản thuộc về A1, A2
và N, chia đều cho cả 3
(3) tuân theo pháp luật X, khoản 2 điều 767 BLDS vợ được hưởng gấp đôi
so với các con
b. M có di chúc hợp pháp để lại toàn bộ tài sản cho A1, A2. Biết cả 2 trường hợp luật
thừa kế của X quy định vợ và các con trong cùng 1 hàng thừa kế, tuy nhiên phần thừa kế
của vợ được hưởng sẽ nhiều hơn gấp đôi so với phần thừa kế của từng đứa con. Về thừa
kế theo di chúc, Pháp luật X cho phép 1 người có thể định đoạt tài sản của mình = di
chúc. Nước X và VN chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp.
(1) tuân theo pháp luật VN, N được hưởng 1 phần di sản ko phụ thuộc vào
nội dung di chúc, phần còn lại chia theo di chúc cho A1, A2
(2) tuân theo pháp luật VN, N được hưởng 1 phần di sản ko phụ thuộc vào
nội dung di chúc, phần còn lại chia theo di chúc cho A1, A2
(3) tuân theo pháp luật X, tài sản chia theo di chúc của M
22. tòa án VN sẽ ko có thẩm quyền đối với các tranh chấp về hợp đồng có yếu tố nước
ngoài nếu ko bên nào trong hợp đồng mang quốc tịch VN.
Sai vì hợp đồng liên quan đến bds tại VN theo điểm a khoản 1 điều 410
BLTTDS sẽ thuộc thẩm quyền riêng biệt của pháp luật VN
23. theo pháp luật VN quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng luôn được xác
định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng.
Sai vì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn hệ thống pháp luật của quốc gia
khác nhau để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ
24. theo pháp luật VN hình thức hợp đồng luôn được xác định theo nơi giao kết hợp
đồng đó.
Sai vì hợp đồng liên quan đến bds tại VN thì tất cả các vấn đề pháp lý liên
quan đến hợp đồng đều theo pháp luật VN điều 770 BLDS
25. theo quy định của pháp luật VN, tư cách chủ thể của các bên giao kết hợp đồng luôn
được xác định theo pháp luật của nước mà các bên có quốc tịch.
Sai vì năng lực pháp luật dân sự mà việc xác lập, thực hiện giao dịch tại VN
thì theo pháp luật VN
25a. Khi xác lập, giao kết hợp đồng tại VN chủ thể tham gia là pháp nhân nước ngoài
thì tất cả các vấn đề pháp lý của pháp nhân chỉ được tuân theo pháp luật VN
Sai vì theo kiểu hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân, các vấn đề liên quan
đến cơ cấu, tổ chức nội tại của pháp nhân này thì vẫn tuân theo pháp luật của
pháp nhân mang quốc tịch.
26. Tư pháp quốc tế và luật thương mại quốc tế có cùng nội dung nghiên cứu về hợp
đồng.
Sai vì nó có phạm vi nghiên cứu khác nhau, Tư pháp quốc tế chỉ giải quyết 3
vấn đề : xác định tòa án có thẩm quyền, pháp luật áp dụng, công nhận và cho
thi hành, Tư pháp quốc tế được áp dụng khi có tranh chấp phát sinh.
Còn thương mại quốc tế quy định về hình thức hợp đồng,..
27. ko có xung đột pháp luật về nội dung quyền sở hữu.
Sai vì nội dung quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và
quyền định đoạt.
Xung đột pháp luật xảy ra khi có yếu tố nước ngoài và cùng 1 vấn đề mà
pháp luật mỗi quốc gia quy định khác nhau, vd như quyền sở hữu bds của
người nước ngoài, theo pháp luật VN thì bị giới hạn về số lượng còn pháp
luật các nước được sở hữu ko giới hạn
28. pháp luật VN quy định nơi có tài sản sẽ được áp dụng để giải quyết tất cả các tranh
chấp liên quan đến quyền sở hữu tài sản.
Sai vì theo điều 766.4 BLDS đối với tàu bay, tàu biển thì phải tuân theo
pháp luật về hàng ko dân dụng và hàng hải của VN
29. Thẩm quyền của tòa án VN đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài luôn
luôn được xác định theo quy định của Tư pháp quốc tế VN đặc biệt là chương 35
BLTTDS 2004.
Sai vì trước khi áp dụng Tư pháp quốc tế phải xem xét có hiệp định tương
trợ tư pháp thì áp dụng trước ( nếu có)
30. Kiểu hệ thuộc luật nhân thân chỉ có thể được áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ
nhân thân.
Sai vì còn có thể có thể có 1 số quan hệ liên quan đến tài sản thừa kế di sản
là động sản, khoản 1 điều 767 BLDS
31. Chỉ khi nào áp dụng quy phạm xung đột mới có khả năng làm phát sinh hiện tượng
xung đột pháp luật.
Sai vì quy phạm xung đột được áp dụng để giải quyết hiện tượng xung đột
pháp luật chứ ko làm phát sinh
32. Doanh nghiệp T của Canada ko có chi nhánh tại VN và doanh nghiệp G của VN có
trụ sở tại Cần Thơ ký hợp đồng mua bán tại SINGAPORE. Theo hợp đồng được ký kết
thì sau đó hàng của doanh nghiệp T đã cập cảng TPHCM nhưng lúc này tranh chấp lại
phát sinh vì theo G những linh kiện điện tử trong hàng ko đúng quy cách sản phẩm đã
giao kết trong hợp đồng. G kiện T ra trước TAND TPHCM nhưng T cho rằng TAND
TPHCM ko có thẩm quyền xem xét vụ việc này.
a. Đây có phải là 1 vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài ko ? căn cứ pháp lý ?
phải vì chủ thể T là pháp nhân nước ngoài theo khoản 2 điều 405 BLTTDS
b. TAND TPHCM có thẩm quyền xem xét vụ việc trên ko ? căn cứ pháp lý ?
Canada và VN chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp nên áp dụng Tư pháp
quốc tế VN để xác định, điểm e khoản 2 điều 410 BLTTDS hoặc điểm a
khoản 1 điều 36 BLTTDS
33. Công ty T của Ý ký với doanh nghiệp M của VN hợp đồng cung ứng ghế sofa bằng
da tại trụ sở của M tại HN. 2 tháng sau khi hợp đồng được ký kết, M vi phạm nghĩa vụ
thanh toán tiền hàng cho T. T khởi kiện M tại TAND TP HN. TAND TP HN có thẩm
quyền xem xét vụ việc trên ko ? căn cứ pháp lý ?
Điểm d Khoản 2 Đúng vì 410 BLTTDS
34. A là nam công dân VN, B là nữ công dân Úc. 2008 A sang làm việc tại ÚC. Sau 1
thời gian A kết hôn với B và cả 2 cư trú tại ÚC. 2010 2 vợ chồng chuyển về VN cư trú ổn
định tại TPHCM, ko có con chung. 2015 A và B cùng ký đơn yêu cầu Tòa án VN giải
quyết cho ly hôn.
1. Tòa án cần xác định hôn nhân có hợp pháp ko để làm căn cứ giải quyết cho ly hôn.
Xác định luật được tòa án VN áp dụng cho các vấn đề về điều kiện kết hôn và nghi thức
kết hôn giữa A và B trong các trường hợp :
a. A và B kết hôn tại cơ quan đại diện ngoại giao của VN tại ÚC.
Theo điều 126 Luật hôn nhân gia đình 2014
A về điều kiện kết hôn tuân theo pháp luật VN ( hệ thuộc luật quốc tịch và
nơi đăng ký kết hôn)
A về nghi thức kết hôn tuân theo pháp luật VN
B về điều kiện kết hôn tuân theo pháp luật VN hoặc Úc( hệ thuộc luật quốc
tịch và nơi đăng ký kết hôn)
A về nghi thức kết hôn tuân theo pháp luật VN
b. A và B kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của ÚC.
A về điều kiện kết hôn tuân theo pháp luật VN hoặc Úc ( hệ thuộc luật quốc
tịch và nơi đăng ký kết hôn)
A về nghi thức kết hôn tuân theo pháp luật Úc
B về điều kiện kết hôn tuân theo pháp luật Úc ( hệ thuộc luật quốc tịch và
nơi đăng ký kết hôn)
B về nghi thức kết hôn tuân theo pháp luật Úc
c. A và B kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của ÚC, B có quốc tịch Úc và Pháp.
A về điều kiện kết hôn tuân theo pháp luật VN hoặc Úc ( hệ thuộc luật quốc
tịch và nơi đăng ký kết hôn)
A về nghi thức kết hôn tuân theo pháp luật Úc
B về điều kiện kết hôn tuân theo pháp luật Úc ( hệ thuộc luật quốc tịch và
nơi đăng ký kết hôn, điều 760 BLDS)
B về nghi thức kết hôn tuân theo pháp luật Úc
2. Xác định luật áp dụng về điều kiện ly hôn của A và B.
Theo khoản 1 điều 127 luật hôn nhân gia đình 2014 thì A và B có nơi cư trú
ổn định tại TPHCM xin ly hôn tại VN thì tuân theo pháp luật VN
3. Giả sử A và B yêu cầu tư vấn cho họ về nguyên tắc chia tài sản, trong vai trò là người
tư vấn dưới góc độ Tư pháp quốc tế , hãy đáp ứng yêu cầu của họ biết tài sản chủ yếu
gồm 1 nhà chung ở ÚC, nhà của A được thừa kế riêng tại VN, sổ tiết kiệm đứng tên A tại
VN năm 2004, tư trang của A, tư trang của B.
Tài sản gồm (1) Bđs chung tại Úc : khoản 3 điều 127 hệ thuộc luật nơi có
tài sản, áp dụng Pháp luật Úc
(2) bds tại VN của riêng A nên ko chia
(3) động sản : sổ tiết kiệm chung còn tư trang là của riêng ko
chia : áp dụng pháp luật VN trong trường hợp tòa án VN thụ lý theo điều
130 luật hôn nhân gđ nên tài sản chia đôi
vậy A được 1 phần nhà tại Úc, nhà tại VN, tư trang của A, ½ sổ tiết kiệm
B gồm 1 phần nhà tại Úc, ½ sổ tiết kiệm và tư trang
35. pháp luật VN chỉ thừa nhận nghi thức kết hôn là nghi thức dân sự đối với việc kết
hôn có yếu tố nước ngoài.
Sai vì pháp luật VN chỉ thừa nhận nghi thức kết hôn là nghi thức dân sự
còn nếu có yếu tố nước ngoài có thể có nghi thức khác nếu phù hợp với pháp
luật VN
36. Khi giải quyết yêu cầu ly hôn có yếu tố nước ngoài tại VN , điều quan trọng nhất là
xét điều kiện ly hôn có đáp ứng những quy định của pháp luật mà các bên mang quốc
tịch hay ko.
Sai vì còn xét điều kiện nơi thường trú của 2 vợ chồng
37. Quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài là và chỉ có thể là quan hệ hôn
nhân có ít nhất 1 trong các bên là người nước ngoài, người vn định cư ở nước ngoài.
Sai vì còn có tài sản liên quan ở nước ngoài, các bên là công dân VN nhưng
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt là ở nước ngoài
38. theo pháp luật vn, điều kiện kết hôn của người nước ngoài tại vn là chỉ cần tuân theo
pháp luật VN.
Sai vì điều kiện kết hôn có thể tuân theo pháp luật nước ngoài nếu người đó
mang quốc tịch nước ngoài
39. tòa án VN chỉ có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài khi và chỉ khi 1
trong các bên đương sự là công dânVN.
Sai vì tòa án VN ngoài thẩm quyền chung là nguyên đơn hoặc bị đơn là
công dânVN còn có những người nước ngoài thường trú tại VN
40. phạm vi nghiên cứu của Tư pháp quốc tế về quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố
nước ngoài gồm 3 vấn đề : giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử, giải quyết xung đột
pháp luật áp dụng, công nhận và cho thi hành bản án, phán quyết của trọng tài nước
ngoài tại VN.
Sai vì ko có phán quyết của trọng tài nước ngoài tại VN, đây là ngành luật
công chỉ có công nhận bản án của tòa án nước ngoài.
41. điều 3 khoản 25 Luật hôn nhân gia đình 2014 là căn cứ pháp lý duy nhất để xác định
quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài trong hệ thống pháp luật vn.
Sai vì còn điều 758 BLDS về quan hệ dân sự theo nghĩa rộng
42. trường hợp tòa án VN có thẩm quyền xét xử chung đối với 1 vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài mà các bên đã có thỏa thuận từ trước về việc lựa chọn tòa án của 1 quốc gia
nước ngoài để giải quyết thì tòa án VN từ chối thụ lý vụ việc.
Sai vì :
Bộ luật hàng hải 2005 cho phép các bên lựa chọn về những hợp đồng quốc
tế có thể chọn luật hàng hải
Giữa VN và liên bang Nga có ký kết hiệp định tương trợ tư pháp thì tòa án
VN sẽ từ chối
Ngoài 2 trường hợp này tòa án VN ko từ chối
43. đối với những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền xét xử riêng
biệt của tòa án vn thì tất cả tòa án nước ngoài ko được thụ lý giải quyết.
Sai vì tòa án nước ngoài vẫn được thụ lý nhưng sẽ ko được công nhận và
cho thi hành tại VN
44. tòa án vn sẽ ko có thẩm quyền giải quyết những vụ việc đã được tòa án nước ngoài
thụ lý trước đó.
Sai vì nếu tòa án nước ngoài đã thụ lý thì tòa án VN vẫn có thể thụ lý, khi
nhận được yêu cầu công nhận của tòa án nước ngoài thì vn sẽ tạm đình chỉ,
xem bản án nước ngoài có phù hợp với pháp luật VN ko, nếu phù hợp thì
công nhận và cho thi hành, nếu ko phù hợp thì tòa án VN sẽ chính thức thụ
lý vụ việc
45. tòa án vn sẽ ko bao giờ thụ lý giải quyết những vụ việc ds có yếu tố nước ngoài và bị
đơn là 1 quốc gia vn.
Sai vì có học thuyết quyền miễn trừ tương đối, tuyệt đối. Hiện VN giải
quyết theo nguyên tắc có đi có lại để xem có được hưởng 4 quyền miễn trừ
ko. Nếu ko cho quốc gia được hưởng quyền miễn trừ thì tòa án VN vẫn thụ
lý bình thường.
46. tất cả những bản án, quyết định của tòa án nước ngoài đều có thể là đối tượng của
việc công nhận và cho thi hành tại vn.
Sai vì . tất cả những bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài đều có
thể là đối tượng của việc công nhận và cho thi hành tại vn, trong luật công
thì sẽ ko được công nhận và cho thi hành tại VN
47. A là công dân VN kết hôn với B là công dân nước X. Sau khi kết hôn, bà
A cư trú tại VN, ông B vẫn lao động tại X và thường xuyên về VN thăm bà A.
Tại X ông B sống trong 1 căn hộ chung cư với mẹ mình là bà D ( nước X).
Bà A sinh được 4 con trai là C1, C2, C3, C4 đều mang quốc tịch VN. 2013 C1
bất ngờ bị tai nạn giao thông qua đời để lại vợ và 2 con nhỏ là D1, D2. C2
có con là D3, C3 và C4 chưa lập gia đình. 2015 ông B qua đời khi đang công
tác tại X. Bà A nộp đơn yêu cầu TAND TPHCM giải quyết di sản mà ông B để
lại. Hỏi những ai sẽ được hưởng di sản trong nhựng trường hợp sau :
a. ông B có để lại di chúc bằng văn bản tại X, để lại toàn bộ di sản cho vợ và
4 con, 1 phần tài sản bằng tiền mặt 50 tr ủng hộ cho trẻ khuyết tật TPHCM.
- xác định yếu tố nước ngoài
- vì chưa có hiệp định tương trợ tư pháp nên sẽ áp dụng Tư pháp quốc tế VN
để giải quyết
- thừa kế theo di chúc xem xét tính hợp pháp của di chúc sau đó mới chia di
sản
- di chúc của ông B ko được lập hợp pháp về hình thức vì theo pháp luật
nước X di chúc phải được công chứng, chứng thực nên coi như ko có di
chúc, chia thừa kế theo pháp luật
-Định danh di sản :
+ động sản : d 767.1 áp dụng pháp luật nước X : bà A,d,c2,c3,c4
+ BDS tại VN : d767.2 áp dụng pháp luật VN : A,D,C2,C3,C4, nếu có thừa
kế thế vị thì sẽ có D1,D2
+ BDS tại nước ngoài : theo pháp luật X chưa biết có quy định về thừa kế
thế vị ko ?
b. trong mùa giáng sinh 2014 ông B trở về VN thăm vợ con. Cuối năm 2014
ông B có lập di chúc tại phòng công chứng TPHCM, theo đó để toàn bộ tài
sản của mình ở VN cho C2, C3, C4, nhà chung cư ở X để lại cho mẹ mình là
bà D.
biết trong cả 2 trường hợp, tài sản gồm 3 căn nhà và 1 xe ô tô tại TPHCM, 1
mảnh đất ở Đồng Nai và 1 căn hộ chung cư ở X. VN và X chưa ký kết hiệp
định tương trợ tư pháp. Pháp luật X quy định hàng thừa kế thứ nhất tương
tự như ở VN nhưng vợ được hưởng di sản gấp đôi so với 1 phần di sản mà 1
người cùng hàng thừa kế được hưởng. Di chúc hợp pháp là di chúc lập
bằng văn bản, có chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền ở X. 1 công dân X
được quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho bất kỳ ai.
- Di chúc hợp pháp, chia theo di chúc
- -Định danh di sản :
-
+ động sản : d 767.1 áp dụng pháp luật nước X cho phép tự định đoạt
-
di sản : c2,c3,c4
+ BDS tại VN : d767.2 áp dụng pháp luật VN : có những người thừa
kế ko phụ thuộc vào nội dung di chúc : vợ, mẹ của B, phần còn lại
-
mới chia theo di chúc
+ BDS tại nước ngoài : theo pháp luật X được chia duy nhất cho D
theo đúng ý chí, nguyện vọng trong di chúc.
-
Câu hỏi ôn tập Tư pháp quốc tế
1. Trình bày đối tượng điều chỉnh của TPQT
Là những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
2. Tại sao nói TPQT là một ngành luật độc lập trong hệ thống PLVN
Vì tư pháp quốc tế có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh khác biệt
3. Làm thế nào để xác định yếu tố nước ngoài trong một quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng theo quy định của PLVN
Căn cứ chủ thế
Căn cứ khách thể
Căn cứ sự kiện pháp lý
4. TPQT VN có phạm vi điều chỉnh như thế nào
-Xác định thẩm quyền của tòa án vn đối với các vụ việc ds có yếu tố nước ngoài
-Xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh nội dung quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài
-Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, phán quyết
của trọng tài nước ngoài
5. Trình bày phương pháp điều chỉnh đặc thù của TPQT
Là phương pháp xung đột : là cách sử dụng những quy phạm xung đột để điều
chỉnh những quan hệ của Tư pháp quốc tế.
Quy phạm xung đột là quy phạm ko trực tiếp giải quyết các quan hệ pl cụ thể mà
đưa ra các quy định nguyên tắc lựa chọn pl của nước này hay nước kia để giải
quyết
Là phương pháp điều chỉnh gián tiếp, đặc trưng và cơ bản của Tư pháp quốc tế vì
những lý do sau đây:
- Đây là phương pháp điều chỉnh chỉ được áp dụng trong ngành luật Tư pháp quốc tế
mà không được áp dụng trong các ngành luật và hệ thống pháp luật khác.
- Qua việc nghiên cứu các ngành luật khác cho thấy, không ngành luật nào áp dụng
phương pháp điều chỉnh này. Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội của các ngành luật
trong hệ thống pháp luật Việt Nam và ngay cả Luật quốc tế thực hiện bằng cách sử
dụng quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật là nguồn của chúng, mà không
cần phải thông qua khâu trung gian là “chọn luật”.
- Trong thực tiễn Tư pháp quốc tế, do các quy phạm thực chất thống nhất có số lượng
ít, không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế phát sinh
ngày càng đa dạng; trong khi đó quy phạm xung đột được xây dựng một cách đơn
giản hơn, nhanh hơn nên có số lượng nhiều hơn. Do đó quy phạm xung đột đã điều
chỉnh hầu hết các quan hệ Tư pháp quốc tế. Vì vậy phương pháp điều chỉnh gián tiếp
được coi là phương pháp cơ bản trong giai đoạn hiện nay.
6. Trình bày hiểu biết của em về quy phạm thực chất ? Cho VD
là quy phạm mà nội dung của nó trực tiếp giải quyết vấn đề hoặc quy định cụ thể
về quyền và nghĩa vũ của các bên, biện pháp chế tào nào mà ko cần thông qua hệ
thống pháp luật trung gian
vd : điều 767 blds 2005 quy định về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước
ngoài :di sản ko có người thừa kế là bds thuộc về nhà nước nơi có bds đó.
7. TPQT gồm những loại nguồn như thế nào
-điều ước quốc tế : áp dụng khi các bên thỏa thuận áp dụng điều ước quốc tế và
khi vn là thành viên của điều ước quốc tế đó
-tập quán quốc tế : vn thừa nhận cho phép áp dụng tập quán quốc tế, áp dụng khi
các bên lựa chọn hoặc khi quan hệ ds ko được điều ước quốc tế, pl quốc gia hoặc
hợp đồng giữa các bên điều chỉnh.
-pháp luật quốc gia : áp dụng khi các bên có thỏa thuận lựa chọn hoặc khi có sự
dẫn chiếu của quy phạm xung đột.
8. Liệt kê các loại chủ thể trong TPQT VN
-Công dân vn
-Tổ chức vn
-Người nước ngoài : + là người ko có quốc tịch vn bao gồm người có quốc tịch
nước ngoài và người ko quốc tịch
+ phân nhóm người nước ngoài : theo nơi cư trú, theo thời hạn cư trú và theo quy
chế pháp lý
-Người vn định cư ở nước ngoài
-Tổ chức nước ngoài
-Quốc gia
9. Tại sao phải tìm hiểu quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài
quy chế pháp lý ds của người nước ngoài là quy định của pháp luật về năng lực
pháp luật và năng lực hành vi ds của người nước ngoài
người nước ngoài khi cư trú tại quốc gia sở tại sẽ chịu sự điều chỉnh đồng thời của
2 hệ thống pháp luật: pháp luật nước sở tại và pháp luật của nước mà họ là công
dân. Vấn đề đặt ra là năng lực pháp luật và năng lực hành vi ds của người nước
ngoài sẽ chịu sự điều chỉnh của quốc gia nào? Trong quy chế pháp lý dân sự thì
người nước ngoài luôn được nước ngoài mà họ mang quốc tịch bảo hộ về mặt
ngoại giao khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm
10. Quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài được xác định như thế nào theo
quy định của PLVN
NLPLDS của cá nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có
quốc tịch
Người nước ngoài ở Việt nam có NLPLDS như công dân VN trừ trường hợp pháp luật
Việt Nam có quy định khác
NLHVDS của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà
người đó là công dân trừ trường hợp pháp luật Vn có quy định khác
Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam
thì NLHVDS của họ được xác định theo pháp luật Việt Nam.
11. Em hiểu hiện tượng xung đột pháp luật quốc tịch pháp nhân bắt nguồn từ đâu và
làm thế nào để giải quyết hiện tượng này
Các quốc gia châu âu lục địa xác định dựa trên nơi đặt trung tâm quản lý của pháp
nhân
Các quốc gia theo hệ thống thông luật dựa trên nơi thành lập hoặc đăng ký điều lệ
pháp nhân
Vì pháp luật của mỗi nước quy định khác nhau nên dẫn tới tình trạng là tư cách
chủ thể của 1 pháp nhân ở nước này có thể sẽ ko được thừa nhận ở nước khác.
Hoặc ngược lại, 1 pháp nhân được 2 hay nhiều nước đồng thời coi là pháp nhân
mang quốc tịch nước mình. Điều này dẫn đến xung đột pháp luật quốc tịch pháp
nhân.
Biện pháp giải quyết :
-Các quốc gia ký điều ước quốc tế để thảo luận nguyên tắc chung về xác định
quốc tịch pháp nhân
-các quốc gia xây dựng nguyên tắc xác định quốc tịch của nước mình 1 cách rõ
ràng để các pháp nhân nước ngoài có nhận thức rõ khi đến hoạt động
12. Tại sao nói quốc gia là chủ thể đặc biệt của TPQT
Vì quốc gia được hưởng 1 số quyền miễn trừ dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ
quyền và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, đó là các quyền :
-quyền miễn trừ xét xử
-quyền miễn trừ đối với các biện pháp đảm bảo cho vụ kiện
-quyền miễn trừ thi hành án
-quyền bất khả xâm phạm đối với tài sản của quốc gia
13. Làm thế nào để xác định yếu tố nước ngoài trong một vụ việc dân sự theo quy
định của PLVN
-chủ thể : người nước ngoài, người vn định cơ ở nước ngoài
-khách thể : tài sản
-sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt xảy ra ở nước ngoài
14. Hiện tượng xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là gì ? Vì sao có hiện
tượng này ?
Là hiện tượng 2 hay nhiều cơ quan tài phán của các quốc gia khác nhau cùng có
thẩm quyền giải quyết 1 vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Khi 1 tranh chấp ds có yếu tố nước ngoài phát sinh thì tòa án của 2 hay nhiều
nước khác nhau có liên quan đến tranh chấp đều có thẩm quyền giải quyết do
tham vọng mở rộng thẩm quyền tài phán
15. Có mấy bước xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài
2 bước, đầu tiên cần xác định có phải là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài hay
ko, có ký kết điều ước quốc tế hay ko
B1 : xác định tòa án của quốc gia nào có thẩm quyền
B2 : xác định tòa án nào của quốc gia có thẩm quyền
16. Phần biệt thẩm quyền tài phán chung và thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt
Nam
So sánh
Hiệu lực
thẩm quyền tài phán chung thẩm quyền riêng biệt
Ko mang tính tuyệt đối Mang tính tuyệt đối hơn
bằng riêng biệt
Phương pháp xác định thẩm -pp liệt kê
-pp liệt kê
-pp quy dẫn
quyền
- khi các bên lựa chọn tòa -khi các bên lựa chọn tòa
án nước ngoài để giải quyết án nước ngoài để giải quyết
mà 1 trong các bên khởi mà 1 trong các bên khởi
kiện tại tòa án vn thì tòa án kiện tại tòa án vn thì tòa án
vn có thể thụ lý hoặc ko vn vẫn thụ lý bình thường
( đối với hàng hải).
- các bên có thể thỏa thuận -thỏa thuận ko có giá trị
chọn tòa án nước ngoài để pháp lý
giải quyết
17. Liệt kê những trường hợp tòa án Việt Nam có thẩm quyền chung đối với một vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Điều 410 blttds :
- Nơi có trụ sở
- Nơi cư trú
- Sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ vn
- Ly hôn
- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
18. Trường hợp nào Tòa án Việt Nam được coi là không có thẩm quyền tài phán đối
với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
- Vụ việc đã được tòa án nước ngoài thụ lý giải quyết
- Vụ việc có 1 bên là nhà nước nước ngoài
19. Hiện tượng xung đột pháp luật là gì ? Nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng là
do đâu ?
- Hiện tượng xung đột pháp luật là 2 hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau
cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh 1 quan hệ dân sự có yếu tố nước
-
ngoài.
Nguyên nhân :
+xuất phát từ tính chất đặc thù của các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của
Tư pháp quốc tế.
+sự khác nhau trong nội dung của các hệ thống pháp luật khi giải quyết các
vấn đề cụ thể
20. Thế nào là quy phạm xung đột một chiều ? Cho VD
Là quy phạm chỉ ra trong 1 trường hợp cụ thể pháp luật của nước nào cần được áp
dụng.
Vd : điều 769 blds khoản 1 « hợp đồng dân sự được giao kết tại vn và thực hiện
hoàn toàn tại vn thì phải tuân theo pháp luật vn »
-quy phạm xung đột 1 chiều dẫn chiếu đến pháp luật của 1 nước để áp dụng
-cỏn quy phạm thực chất thì áp dụng ngay vấn đề, ko phải dẫn chiếu
21. Trình bày một số ngoại lệ không áp dụng kiểu hệ thuộc luật Lex rei sitae ( hệ
thuộc luật nơi có ts)
Đối với ts là máy bay, tàu thủy, ts trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, ts trong các hợp
đồng mua bán, ts đang trên đường vận chuyển, ts của pháp nhân ngừng hoạt
động,..
22. Trình bày các điều kiện áp dụng Lex volontatis ( kiểu hệ thuộc luật do các bên
lựa chọn)
- Việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng ko được trái với các quy định
-
của pháp luật vn.
Việc lựa chọn là chọn quy phạm pháp luật thực chất
Việc lựa chọn ko nhằm mục đích lẩn tránh pháp luật.
Khi phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
Trong những quan hệ cho phép lựa chọn
23. Nội dung của Lex fori là gì ( kiểu hệ thuộc luật tòa án)
- Là nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết 1 số quan hệ ds có yếu tố nước
-
ngoài dựa vào dấu hiệu nơi có tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Luôn áp dụng đối với luật hình thức : các trình tự thủ tục tố tụng trong quá
-
trình giải quyết vụ việc ds.
Luật nội dung : trong trường hợp các bên lựa chọn hoặc có quy phạm xung
đột dẫn chiếu đến
24. Khi nào thì pháp luật nước ngoài được áp dụng ?
- Khi có điều ước quốc tế dẫn chiếu đến
- Khi có quy phạm xung đột trong pháp luật vn dẫn chiếu đến
- Khi các bên trong quan hệ thỏa thuận lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài.
25. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài cần đảm bảo những nguyên tắc gì ?
-giải thích pháp luật nước ngoài.
-sự áp dụng đầy đủ và toàn vẹn pháp luật nước ngoài
-việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng ko được trái với các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật vn.
26. Trật tự công cộng được hiểu như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam và
nó được sử dụng để làm gì ?
Trật tự công cộng được hiểu là các nguyên tắc cơ bản của pháp luật và cả các vấn
đề liên quan khác như đạo đức, phong tục tập quán, truyền thống dân tộc, tôn giáo
và những gì mà cơ quan thẩm quyền thấy ko có lợi cho quốc gia đều là trật tự
công cộng. Mục đích là để ko áp dụng pháp luật nước ngoài.
27. Nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng dẫn chiếu ngược trở lại là gì ?
Khi áp dụng pháp luật nước ngoài cơ quan có thẩm quyền đã tìm kiếm áp dụng cả
quy phạm thực chất lẫn quy phạm xung đột.
28. Hiện tượng lẩn tránh pháp luật là gì ?
Là hành vi của 1 người cố tình khai thác 1 quy tắc xung đột nhằm mục đích trốn
tránh sự áp dụng pháp luật ko có lợi cho đương sự. Các giao dịch ds được thực
hiện với mục đích lẩn tránh pháp luật được coi là vô hiệu.
29. Pháp luật Việt Nam hiện hành có thừa nhận hiện tượng dẫn chiếu đến pháp luật
của nước thứ 3 hay không ?
ở vn theo quy định của điều 759 khoản 3 BLDS thì VN chỉ chấp nhận hiện tượng
dẫn chiếu ngược trở lại nhưng lại ko có điều khoản cấm hay chấp nhận việc dẫn
chiếu đến luật của nước thứ 3.
30. Liệt kê những trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài
-bào lưu trật tự công cộng
-hiện tượng dẫn chiếu ngược
-hiện tượng dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ 3
- hiện tượng lẩn tránh pháp luật.
31. Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước
ngoài tại Việt Nam
-Bên yêu cầu thi hành phải nộp đơn yêu cầu và cung cấp bản sao hợp pháp quyết
định của Trọng tài nước ngoài, bản sao hợp pháp thỏa thuận trọng tài của các bên.
Theo Đ365.1 BLTTDS
- Tòa án ko xét xử lại tranh chấp mà chỉ đối chiếu quyết định trọng tài với các quy
định của pháp luật vn.
-thủ tục tố tụng : +đơn được gửi đến Bộ tư pháp, Bộ tư pháp chuyển hồ sơ cho tòa
án có thẩm quyền
+tòa án có thẩm quyền thụ lý và thông báo cho VKS cùng cấp
+tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn hoặc mở phiên họp xét đơn
32. Phân tích các trường hợp từ chối công nhận và cho thi hành ở Việt Nam những
bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Điều 356 BLTTDS :
1. bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp
luật của nước có tòa án đã ra bản án, quyết định đó
2. người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó vắng mặt tại
phiên tòa của tòa án nước ngoài do ko được triệu tập hợp lệ
3. vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của tòa án vn
4. vụ án đã được thụ lý, đang giải quyết ở vn
5. hết thời hiệu thi hành án
6. việc công nhận và cho thi hành là trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
vn.
33. Sự khác biệt giữa nội dung nghiên cứu của TPQT và luật dân sự về quyền sở hữu
- Nội dung nghiên cứu của Tư pháp quốc tế về quyền sở hữu :
+ xung đột thẩm quyền xét xử
+ xung đột pháp luật
+ công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, phán
-
quyết của trọng tài nước ngoài.
Nội dung nghiên cứu của luật dân sự về quyền sở hữu : nội dung quyền sở
hữu gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt, các hình thức sở
hữu, xác lập chấm dứt quyền sở hữu, bảo vệ quyền sở hữu,..
34. Vai trò của Lex rei sitae trong việc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu
tài sản ( hệ thuộc luật nơi có vật)
-Là nguyên tắc quan trọng được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia trong việc giải
quyết xung đột pháp luật về quan hệ sở hữu
-được áp dụng triệt để đối với những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu bất động
sản
- pháp luật VN thừa nhận áp dụng Les rei sitae trong các vấn đề liên quan đến
quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.
35. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu đối với bất động sản của
người nước ngoài tại Việt Nam
Theo luật nhà ở 2014 thì người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại VN với
những hạn chế như điều kiện để được sở hữu nhà ở, về thời hạn sở hữu, quyền sử
dụng, quyền định đoạt hưởng thừa kế, tặng cho. Ví dụ như điều kiện sở hữu ko
quá 30% số lượng căn hộ trong 1 chung cư, ko quá 250 căn nhà trong 1 khu dân
cư.
36. Nêu ví dụ về quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
và giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ đó dựa vào những quy định của
TPQT VN
Vd điều 773 blds 2005 khoản 3 : hành vi gây thiệt hại xảy ra ngoài lãnh thổ VN
mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân VN thì áp dụng pháp
luật VN.
37. Tư pháp quốc tế VN quy định việc giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ
thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài như thế nào
- Di sản là động sản : lesx patriae, tuân theo pháp luật của nước nơi người để lại
-
di sản thừa kế có quốc tịch
Di sản là bds : lex rei sitae, tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản
Định danh tài sản : lex rei sitae, việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất
động sản theo pháp luật của nước nơi có tài sản
38. Pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới giải quyết như
thế nào về di sản không có người thừa kế
- VN : Xác định tư cách nhận di sản ko người thừa kế của nhà nước
Di sản là động sản thuộc về nhà nước mà người để lại di sản mang quốc tịch
Di sản là bất động sản thuộc về nhà nước nơi có bất động sản
-Các quốc gia khác : xác định tư cách nhận di sản của nhà nước
Nếu pháp luật của nước nơi có di sản quy định nhà nước là người thừa kế dân sự
thì di sản đó thuộc về quốc gia mà người để lại di sản mang quốc tịch : Nga, Tây
Ban Nha,..
Nếu pháp luật của nước nơi có di sản quy định nhà nước là người hưởng di sản
với tính chất chiếm hữu tài sản vô chủ thì di sản sẽ thuộc về quốc gia nơi có số di
sản : Anh, Mỹ, Pháp,..
39. Trình bày những quy định về việc giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến
hình thức di chúc theo quy định của TPQT VN hiện hành và BLDS 2015
Hình thức di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc. Hình
thức di chúc cũng được công nhận tại VN nếu phù hợp với pháp luật của 1 trong
các nước sau đây :
+nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm
người lập di chúc chết
+ nước nơi người lập di chúc có quốc tịch
+ nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản
40. Trình bày hiểu biết của em về việc giải quyết xung đột pháp luật về định danh tài
sản theo quy định của TPQT VN và pháp luật các quốc gia trên thế giới
- ở VN việc phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản theo hệ thuôc luật
lex rei sitae tức là theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó và hệ thuộc luật
này cũng được áp dụng trong các hiệp định tương trợ tư pháp mà VN ký kết
-
với các nước khác
pháp luật của đa số các nước dựa trên các đạo luật trong nước và các điều ước
quốc tế thường ghi nhận nguyên tắc áp dụng luật nơi có tài sản để giải quyết
xung đột pháp luật về định danh
41. Cho 2 VD về quan hệ hôn nhân và gia đình có YTNN và phân tích ý nghĩa pháp lý
của việc xác định YTNN trong các quan hệ hôn nhân và gia đình
- việc xác định YTNN trong các quan hệ hôn nhân và gia đình có ý nghĩa quan
trọng trong việc xác định 1 cách chính xác đối tượng điều chỉnh của ngành
luật, giúp áp dụng pháp luật 1 cách chính xác và phù hợp. Là áp dụng pháp
luật quốc gia là luật hôn nhân gia đình 2014 hay tư pháp quốc tế VN bao gồm
-
xung đột pháp luật, có khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài
giúp xác định thẩm quyền tài phán của các quốc gia
42. Trình bày việc giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn trong TPQT VN
Kết hôn có yếu tố nước ngoài :
- Người nước ngoài kết hôn với công dân VN tại VN
- Người nước ngoài thường trú ở VN kết hôn với nhau tại VN
Ap dụng hệ thuộc luật lex patriae : quốc tịch kết hợp với lex loci celebrationis :
nơi tiến hành kết hôn
43. Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn theo TPQT VN
Ly hôn có yếu tố nước ngoài :
- Người nước ngoài và người VN thường trú tại VN xin ly hôn tại VN : áp dụng
-
pháp luật VN
Người nước ngoài và người VN ko thường trú tại VN xin ly hôn tại VN : áp
dụng luật của nước nơi 2 vợ chồng thường trú chung. Nếu ko có nơi thường
-
trú chung thì áp dụng pháp luật VN
Giải quyết bất động sản sau khi ly hôn tuân theo hệ thuộc luật nơi có vật lex
rei sitae
44. Các quy định của TPQT VN về xác định thẩm quyền của Tòa án VN đối với các
vụ việc về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài
-
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền chung : + tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền
giải quyết vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài nếu nguyên đơn hoặc bị đơn là công
dân Việt Nam
+ nguyên đơn là công dân nước ngoài, người ko quốc tịch cư trú làm ăn sinh
-
sống lâu dài tại vn đối với vụ việc yêu cầu cấp dưỡng, xác định cha mẹ
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt : vụ án ly hôn giữa công dân Việt
Nam và người nước ngoài hoặc người không quốc tịch mà cả hai vợ chồng
cùng cư trú, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam
45. Khái niệm quan hệ lao động trong TPQT VN
quan hệ lao động trong TPQT VN là quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài tham
gia, yếu tố nước ngoài thể hiện :
Quan hệ lao động có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá
nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Công dân Việt Nam thực hiện lao động ở nước ngoài
Quan hệ lao động giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ lao động đó theo pháp luật nước
ngoài
46. Giải quyết xung đột pháp luật đối với tài sản đang trên đường vận chuyển trong
TPQT VN và TPQT các nước
- Áp dụng luật nơi có vật, hệ thuộc luật quốc kì ( lex flagi), ngoài ra còn áp
dụng luật do các bên lựa chọn ( lex voluntatis), luật của nước nơi gửi tài sản
đi, luật của nước nơi nhận tài sản. Khi các bên ko tìm kiếm được hoặc ko thỏa
thuận luật áp dụng thì tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thường áp
-
dụng lex fori để giải quyết
ở VN : quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định
theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu ko có thỏa thuận
khác. Đối với tàu bay, tàu biển, trục vớt tài sản chìm đắm ở biển cả thì áp
dụng luật quốc kỳ.
47. Những hạn chế trong quyền sở hữu BĐS của cá nhân nước ngoài tại VN trước khi
Luật nhà ở 2014 có hiệu lực
- Luật nhà ở 2014 đã mở rộng phạm vi quyền sở hữu nhà ở của người nước
ngoài đó là người nước ngoài được phép nhập cảnh vào VN, còn luật cũ là cá
nhân nước ngoài đầu tư vào VN, cá nhân nước ngoài đóng góp cho VN, có