Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Đánh giá các nguồn lực phát triển thủy sản thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.31 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. Phần mở đầu……………………………………………………………... 3
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………….
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………….
3. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………….... 4
4. Nội dung nghiên cứu.………………………………………………….....
4
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………....
6. Đóng góp của đề tài.……………………………………………………..
5
7. Kết cấu đề tài.…………………………………………………………..…
5
B. Nội dung…………………………………………………………………..
5
Chương 1: Vai trò và thực tiễn phát triển thủy sản……………………...
6
1.1. Vai trò của ngành thủy sản.…………………………………………...
7
1.2. Thực tiễn phát triển thủy sản trên thế giới và Việt Nam……………..
7
1.2.1. Thực tiễn phát triển thủy sản trên thế giới.………………………….
7
1.2.2. Thực tiễn phát triển ở Việt Nam.…………………………………...
11
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển ngành thủy
11
sản ở Hải Phòng.……………………………………………………....
12
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới ngành thủy sản Hải Phòng………….….…


15
2.1.1. Vị trí địa lí.…………………………………………………….………
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên…………………...….
2.1.3. Kinh tế - xã hội.………………………………………………….……
2.2. Thực trạng phát triển thủy sản thành phố Hải Phòng…………..……
2.2.1. Vị trí ngành thủy sản trong nền kinh tế Hải Phòng………………..
2.2.2. Thực trạng phát triển ngành thủy sản.………………….………….…
Chương 3: Các giải pháp phát triển thủy sản thành phố Hải Phòng đến
năm 2020.………………….….………………….………………….............
3.1. Định hướng phát triển thuỷ sản Hải Phòng.………………….….……
3.1.1 Định hướng chung………………….….………………….…………..

15
15
17
22
28
28
31
40

3.1.2. Nhiệm vụ.………………….….………………….…………………..
3.2. Giải pháp phát triển ngành thủy sản Hải Phòng.………….………...
C. Kết luận………………….….………………….…………….……...…..
Tài liệu tham khảo chính………….…………….……………………...…..
PHỤ LỤC MÀU………….…………….……………………………..…….

40
40
43

43
47
49
45


PHẦN MỞ ĐẦU.
1.

Lí do chọn đề tài.
Thủy sản (bao gồm cả nguồn lợi nước ngọt, nước lợ và nước mặn) là nguồn

cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người. Việc phát triển ngành thuỷ sản
còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và là mặt hàng
xuất khẩu có giá trị.
Nhu cầu thực phẩm của người châu Á đặc biệt là người Đông Á trong đó
có Việt Nam cần một lượng lớn sản phẩm thuỷ sản hàng năm. Trong khi đó,
thực trạng thuỷ sản chia theo bình quân đầu người không lớn (năm 2000 là
0.073 tấn/người, năm 2005 là 0.05 tấn/người, năm 2010 là 0.0412 tấn/người),
chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho nhân dân trong nước mà Việt Nam có nhiều điều
kiện cho phát triển thủy sản.

2


Hải Phòng là một trong 6 địa phương dẫn đầu trong cả nước về thuỷ sản, có
nhiều lợi thế phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản. Vai trò của thuỷ sản ngày
càng tăng, phát triển ngày càng đa dạng, giá trị hàng hoá của sản phẩm ngày
càng lớn, nó cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là một trong
những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Hải Phòng. Nuôi trồng thủy sản

đã được đầu tư, từng bước mở mang về quy mô, tăng diện tích nuôi quảng canh
cải tiến, bán thâm canh, tập trung nuôi những loại thủy sản đặc sản có giá trị
kinh tế cao. Đánh bắt hải sản xa bờ được đầu tư vốn để cải hoán và đóng mới
nhiều tàu thuyền. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành thủy sản vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng vốn có của thành phố, thủy sản vẫn chưa là ngành kinh tế
mũi nhọn của Hải Phòng. Ngành này vẫn phải được đẩy mạnh phát triển trên cơ
sở tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, lao động, nhằm đảm bảo an ninh lương
thực cho dân cư Hải Phòng - một trong số những thành phố lớn nhất của Việt
Nam, cho dân cư đồng bằng sông Hồng - một vùng kinh tế đất chật người đông;
phục vụ nhu cầu thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và
xuất khẩu.
Bên cạnh đó, chúng tôi những sinh viên địa lý sống và học tập tại Hải
Phòng muốn dùng những kiến thức nhỏ bé của mình để giải quyết vấn đề phát
triển thuỷ sản, góp phần vào phát triển kinh tế của thành phố. Do vậy, chúng tôi
mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu là “Đánh giá các nguồn lực phát triển thủy
sản thành phố Hải Phòng”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
a. Mục đích.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành thủy sản thành
-

phố Hải Phòng.
Phân tích thực trạng phát triển thủy sản của của Hải Phòng, trên cơ sở đó đề

xuất các giải pháp cho phát triển ngành sản xuất chủ lực này.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu về vai trò và tình hình phát triển thủy sản Thế giới và Việt Nam để
nhận định tầm quan trọng của ngành thủy sản trong đời sống kinh tế - xã hội
-


nói chung và Hải Phòng nói riêng
Phân tích vai trò của các nhân tố cho phát triển ngành thủy sản.

3


-

Từ thực trạng của ngành thủy sản thành phố Hải Phòng hiên nay đánh giá
khả năng kinh tế và sử dụng các lợi thế cho phát triển thủy sản của thành

-

phố như thế nào?
Trên cơ đó đề xuất các giải pháp cho việc sử dụng hợp lí các nguồn lực cho

phát triển thủy sản.
3. Nội dung nghiên cứu.
- Nghiên cứu vai trò của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sự phát
triển ngành thủy sản.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Toàn bộ lãnh thổ Hải Phòng, đặc biệt là những địa phương ven
biển, có bờ biển: Đồ Sơn, Tiên Lãng, Kiến Thuỵ, Thuỷ Nguyên, Cát Hải,
-

Bạch Long Vĩ.
Thời gian: Nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực và hiện trạng phát triển
ngành thủy sản ở Hải Phòng giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010.

5. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp phân tích tài liệu.
Đây là phương pháp thu thập thông tin được chúng tôi quan tâm sử dụng.
Việc phân tích tài liệu cho phép chúng tôi giải quyêt hàng loạt các vấn đề
nghiên cứu mà chúng tôi quan tâm. Những tài liệu chúng tôi quan tâm đó là: các
nghiên cứu ở các cơ quan trung ương, các bộ ngành, các chương trình dự án.
Các tài liệu thống kê, báo chí của các cấp các ngành, đặc biệt là các tài liệu liên
quan đến thủy sản của địa phương.
b. Phương pháp phỏng vấn sâu định tính.
Đây là một phương pháp thu thập thông tin định tính cho ta hiểu được thái
độ, kinh nghiệm và nhận thức của người được hỏi đối với vấn đề được nghiên
cứu.
c. Phương pháp quan sát.
Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát với các hình thức quan sát như:
quan sát tham dự đầy đủ và quan sát tham dự công khai nhằm mục đích thấy rõ
diễn biến sự phát triển thủy sản tại Hải Phòng.
6. Đóng góp của đề tài.

4


Đề tài đã đưa ra những số liệu cụ thể làm rõ nguồn lợi và thực trạng phát
triển thủy sản Hải Phòng hiện nay và biện pháp, giải pháp và định hướng phát
triển thủy sản đến năm 2020.
7.

Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài được

chia làm III chương.
Chương I: Vai trò và thực tiễn phát triển thủy sản.

Chương II: Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành thủy sản ở thành phố Hải
Phòng.
Chương III: Các giải pháp phát triển thủy sản và định hướng phát triển thủy
sản ở Hải Phòng đến năm 2020.

B. NỘI DUNG
Chương 1
VAI TRÒ VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
1.1. Vai trò của ngành thủy sản.
a. Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho người dân Việt Nam.
50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40%
sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, TâyNam Bộ được dùng làm
thực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển
rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm
trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào. Từ
các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sử
dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Trong thời gian tới, các mặt
hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng
lớp nhân dân Việt Nam.
5


b. Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm
Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra thực phẩm, cung cấp
các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế quốc
dân, Ngành Thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp
ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nói
Ngành Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho
người dân, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc
làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng

ven biển. Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2004, công tác
khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và
nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế
hộ gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân
ven biển. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã
góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động
nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ. Nghề khai thác thuỷ sản ở sông
Cửu Long được duy trì đã tạo công ăn việc làm cho 48.000 lao động ở 249 xã
ven sông.
c. Xoá đói giảm nghèo.
Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc
phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không
những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp
phần xoá đói giảm nghèo. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thuỷ sản
nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải
tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi
thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt
động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các
vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói
nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước
lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đã phát triển, hoạt động này luôn được gắn kết
6


với các chương trình phát triển trung du miền núi, các chính sách xoá đói giảm
nghèo ở vùng sâu vùng xa.
d. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn.
Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền
kinh tế biển. Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng
của biển để mở rộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nông

nghiệp lúa nước thì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng
khôn ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Trong những
thập kỉ qua, nhiều công trình hồ thuỷ điện đã được xây dựng, khiến nước mặn
ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển. Đối với nền canh tác
nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm hoạ, nhưng với nuôi trồng thuỷ
sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm năng mới, vì
hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần
hoạt động canh tác lúa nước. Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém
hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Nguyên nhân của hiện tượng
này là do giá thuỷ sản trên thị trường thế giới những năm gần đây tăng đột biến,
trong khi giá các loại nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn
đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện tích giữa nuôi trồng thủy sản và nông
nghiệp càng trở nên cấp bách. Chính phủ đã đưa ra nghị quyết 09NQ/CP
ngày15/6/2000 về chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp và đó cũng là yếu tố giúp cho quá trình chuyển đổi diện tích
nuôi trồng thuỷ sản càng diễn ra nhanh, mạnh và rộng khắp hơn. Quá trình
chuyển

đổi diện tích, chủ

yếu

từ lúa kém hiệu quả, sang nuôi

trồng thuỷ

sản diễn ra mạnh mẽ nhất vào các năm 2000 - 2002: hơn 200.000 ha diện tích
được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản, tuy
nhiên từ 2003 đến nay ở nhiều vùng vẫn tiếp tục chuyển đổi mạnh, năm 2003
đạt 49.000 ha và năm 2004 đạt 65.400 ha. Có thể nói nuôi trồng thủy sản đã

phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng
bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn, góp phần
xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân. Tại nhiều vùng nông thôn, phong
7


trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh mẽ. Đây là hình thức nuôi cho năng suất
và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là một trong những hướng chuyển đổi cơ
cấu trong nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động và xoá đói
giảm nghèo ở nông thôn. Tính đến nay, tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào
nuôi cá theo mô hình cá - lúa là 446.151 ha. Năm 2001, diện tích đã nuôi được xác
định là 239.379 ha, con số này vẫn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.
e. Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai.
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn
Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai
và lao động. Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi
quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt
nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán
thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm,
các loại cá chép, trôi Ấn Độ và các loài cá rô phi đơn tính.
f. Nguồn xuất khẩu quan trọng .
Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4
trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất
nước. Ngành Thuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt
trên một tỷ USD. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 2,7 tỷ USD.
g. Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu,
vùng xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo.
Ngành Thuỷ sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ
quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo,
góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Năm

1997, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 393/TTg phê duyệt Chương
trình cho vay vốn tín dụng đầu tư đóng tàu khai thác hải sản xa bờ. Thực hiện
quyết định này, từ năm 1997 đến năm 1999, Tổng cục Đầu tư và Phát triển đã
cho vay 867.871 triệu đồng, tương đương với 802 con tàu. Năm 2000, Thủ
tướng Chính phủ ký Quyết định số 64/2000/QĐ-TTg về việc sửa đổi quy chế
quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các dự án
8


đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt tàu dịch vụ và đánh bắt hải sản xa bờ, tổng số
vốn đã duyệt cho vay từ năm 2000 đến năm 2005 là 182.372 triệu đồng để đóng
mới 166 con tàu. Việc gia tăng số lượng tàu lớn đánh bắt xa bờ không chỉ nhằm
khai thác các tiềm năng mới, cung cấp nguyên liệu cho chế biến mà còn góp
phần bảo vệ an ninh quốc phòng trên các vùng biển của nước ta. Tính đến nay,
rất nhiều cảng cá quan trọng đã được xây dựng theo chương trình Biển đông hải
đảo, cụ thể là: Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ và Cát Bà (Hải Phòng), Hòn
Mê (Thanh Hoá), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lí Sơn (Quảng Nam), Phú Quí (Bình
Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Hòn Khoai (Cà Mau), Nam Du, Thổ
Chu và Phú Quốc (Kiên Giang). Hệ thống cảng cá tuyến đảo này sẽ được hoàn
thiện đồng bộ để phục vụ sản xuất nghề cá và góp phần bảo vệ chủ quyền an
ninh vùng biển của tổ quốc.
1.2. Thực tiễn phát triển thủy sản trên thế giới và Việt Nam.
1.2.1. Thực tiễn phát triển thủy sản trên thế giới.
 Ngành khai thác thuỷ sản.
Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt từ hồ ao, sông ngòi, biển và đại
dương các loài thuỷ sản khác nhau trong đó cá chiếm đến 85- 90% sản lượng.
Sản lượng thuỷ sản đánh bắt được chủ yếu là từ biển và đại dương.
Theo thống kê của FAO, hiện nay toàn thế giới có hơn 160 quốc gia làm
kinh tế thuỷ sản, trong đó 21 quốc gia có sản lượng đánh bắt cá biển trên 1 triệu
tấn/năm thuộc châu Á, châu Âu và châu Mỹ.

Các ngư trường khai thác thủy sản chủ yếu trên thế giới là Biển Bắc,
Đông Bắc Đại Tây Dương, Tây Bắc Đại Tây Dương, Trung tâm Tây Đại Tây
Dương, Tây Nam Đại Tây Dương, Bắc Địa Trung Hải, Đông Ấn Độ Dương,
Tây Bắc Thái Bình Dương, Đông và Đông Bắc Thái Bình Dương và Tây Nam
Thái Bình Dương.
Sản lượng khai thác thuỷ sản từ nửa sau thế kỉ XX cho đến nay ngày càng
tăng nhanh.
Các nước có sản lượng đánh bắt thuỷ sản lớn nhất thế giới là Trung Quốc
(gần 18 triệu tấn), Pêru (gần 8 triệu tấn), Hoa Kỳ (5 triệu tấn), Nhật Bản (4,8
9


triệu tấn), Inđônêxia (4,3 triệu tấn), Chi Lê (4 triệu tấn), Ấn Độ (3,9 triệu tấn),
LB Nga (3,7 triệu tấn), Thái Lan (2,9 triệu tấn) và Nauy (2,8 triệu tấn).
Ngành khai thác thuỷ sản đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ.
Đó là các đội tàu đánh cá lớn với tàu chế biến đi kèm, lưới tốt, thiết bị hiện đại
thăm dò luồng cá hiện đại, các cảng cá, xí nghiệp sửa chữa tàu, chế tạo ngư cụ,
các cơ sở hậu cần dịch vụ...Việc khai thác thuỷ sản quá mức ảnh hưởng lớn tới
nguồn lợi thuỷ sản. Vì vậy, vấn đề khai thác hợp lý kết hợp với bảo vệ và phát
triển nguồn tài nguyên thuỷ sản có ý nghĩa to lớn.
 Ngành nuôi trồng thuỷ sản.
Tuy việc đánh bắt từ biển và đại dương vẫn còn cung cấp cho thế giới tới
2/3 sản lượng thuỷ sản, song ngành nuôi trồng đã và đang phát triển nhanh với
vị thế ngày càng cao.
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của thế giới từ năm 1950 đến nay tăng gấp
3 lần, đạt trên 48 triệu tấn. Các loài thuỷ sản được nuôi không chỉ trong ao, hồ,
sông ngòi nước ngọt, mà còn ngày càng phổ biến ở các vùng nước lợ và nước
mặn. Nhiều loài có giá trị cao về thực phẩm, về kinh tế đã trở thành đối tượng
nuôi trồng để xuất khẩu như tôm (tôm sú, tôm hùm...), cua, cá (cá song, thu,
ngừ...), đồi mồi, trai ngọc, sò huyết và cả rong tảo biển (rong câu...).

Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở các nước châu Á như Trung
Quốc (34,5 triệu tấn, chiếm 71,3% sản lượng nuôi trồng của thế giới), Ấn Độ
(2,2 triệu tấn), Nhật Bản (1,3 triệu tấn), Philippin (1,2 triệu tấn), Inđônêxia (1,1
triệu tấn), Thái Lan và Việt Nam (cùng 0,7 triệu tấn). Ngoài ra, còn có các nước
khác như Băng la đét, Hàn Quốc, Chi Lê.
1.2.2. Thực tiễn phát triển ở Việt Nam.
Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu nhanh nhất thế giới đạt 18%/năm giai đoạn 1998-2008. Năm
2008, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi
trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn, đưa Việt Nam lên
vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai

10


thác thủy sản trên thế giới. Cũng trong năm này, Việt Nam xuất khẩu được trên
4,5 tỷ USD hàng thủy sản, đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu thủy sản.
Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ
sản giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Trong các
hoạt động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai
thác hải sản tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai
đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003). Tuy nhiên, nuôi trồng thuỷ
sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng,
chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Năm 2007 - năm đầu tiên
Việt Nam gia nhập WTO, sản lượng nuôi trồng thủy sản lần đầu tiên đã vượt
sản lượng khai thác, đạt 2,1 triệu tấn. Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của
Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác
đạt trên 2,1 triệu tấn. Trong năm 2010, tình hình thời tiết trên biển khá thuận lợi
cho hoạt động khai thác hải sản, sản lượng khai thác đạt 2.450,8 ngàn tấn, bằng
107,6 % so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 102,1% so với kế hoạch. Trái ngược

với lĩnh vực khai thác, năm 2010 lại là năm không mấy thuận lợi của việc nuôi
trồng thủy sản sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 2.706,8 ngàn tấn, bằng
105,4% so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 102,1 % so với kế hoạch.
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp
mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm
2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi
thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Gần
đây, mô hình nuôi cá tra ao đã đạt đến diện tích trên dưới 6.000 ha, với sản
lượng xuất khẩu đạt gần 600.000 tấn trong năm 2008 (gấp 3 lần sản lượng tôm
xuất khẩu). Tôm đông lạnh, cá tra và mực, bạch tuộc đông lạnh là 3 mặt hàng
xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam trong năm 2008. Trong tổng kim ngạch
xuất khẩu hơn 4,5 tỷ USD của ngành thủy sản, tôm đông lạnh đạt hơn 1,5 tỷ
USD còn cá tra cũng xấp xỉ 1,5 tỷ USD. Hiện nay ngành thủy sản có quan hệ
thương mại với hơn 100 nước trên thế giới, góp phần mở ra những còn đường

11


mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập
ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới.
Ngành thuỷ sản còn giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm
và góp phần xoá đói giảm nghèo. Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp
chính đạm động vật cho người dân ViệtNam. Năm 2001, mức tiêu thụ trung
bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức
tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt heo (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9
kg/người). Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người
(năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như
vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người.
Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thủy
sản chủ yếu là ở qui mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút lực lượng

lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo. Các
hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu
do lao động nữ thực hiện đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của
người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng trong các hoạt
động bán lẻ thủy sản, nữ giới chiếm tỉ lệ đến 90%.

Chương 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG NGÀNH
THỦY SẢN Ở HẢI PHÒNG.
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới ngành thủy sản Hải Phòng
2.1.1. Vị trí địa lí.
Thành phố Hải Phòng nằm trong phạm vi tọa độ địa lý từ 20º30’39’’ đến
20º01’15’’ vĩ độ Bắc và từ 106º23’39’’ kinh độ Đông ( ngoài ra Hải Phòng còn
có huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa vịnh Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ
20º07’35’’ đến 20º08’36’’ vĩ độ Bắc và từ 107º42’20’’đến 107º44’15’’ kinh độ
Đông ). Phía bắc tiếp giáp với Quảng Ninh - thành phố nằm trong tam giác phát
triển kinh tế, một trong những trung tâm dịch vụ, thủy sản. Bên cạnh đó Quảng
Ninh có diện tích vùng biển tương đối lớn, đặc biệt trong vùng có nhiều cơ sở,
12


nhà máy chế biến thủy sản, thuận lợi cho Hải Phòng liên kết trao đổi kinh
nghiệm, giao lưu hàng hóa, công nghệ kỹ thuật. Phía tây tiếp giáp với Hải
Dương, phía nam tiếp giáp với Thái Bình là 2 địa phương có nhiều kinh nghiệm
nhất định trong phát triển nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng. Phía
đông tiếp giáp với biển Đông, có nhiều bãi triều, cửa sông đổ ra với diện tích
trên 24.000 ha vừa có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ. Ngoài
ra, Hải Phòng nằm ở vị trí trung tâm vịnh Bắc bộ, có một vị trí khai thác hải sản
rất thuận lợi vì tiếp giáp với ba ngư trường lớn có ý nghĩa kinh tế nhất ở Vịnh
Bắc bộ: (1) ngư trường Bạch Long Vĩ (diện tích 1.500 hải lý vuông), (2) ngư

trường Long Châu - Ba Lạt ( diện tích 400 hải lý vuông ), (3) ngư trường Cát Bà
(diện tích 450 hải lý vuông) có triển vọng nhiều về khai thác tôm ( tôm rảo, tôm
sắt, tôm vàng và tôm he). Với vị trí giáp biển, Hải Phòng còn có điều kiện phát
triển hệ thống cảng biển, điều đó tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa, trong
đó có thủy sản góp phần phát triển ngành thủy sản trở thành ngành chủ lực.
Cùng với đó Hải Phòng là đầu mối giao thông, là 1 trong 3 cực tăng trưởng quan
trọng trong vùng kinh tế đồng bằng Bắc Bộ, với kinh tế phát triển khá sôi động,
dân số đông nên nhu cầu sản phẩm thủy sản lớn, đặc biệt là khu vực nội thành
cũng đã tạo điều kiện giúp ngành thủy sản phát triển.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
a. Ðịa hình
Hải Phòng là một thành phố ven biển được hình thành từ đồng bằng sông
Thái Bình, do cấu tạo địa hình khá đa dạng và phong phú, chủ yếu là đồng bằng
có xen đồi núi thấp, núi đá vôi và các bãi ngập triều. Trong tổng diện tích tự
nhiên toàn thành phố, vùng đồi núi chiếm 15%, còn lại là vùng đồng bằng chiếm
85% diện tích tự nhiên.
Vùng đồng bằng nhiều ô trũng, bên cạnh việc trồng lúa, trồng cây ăn quả.
Diện tích này còn được sử dụng để nuôi trồng thủy sản với nhiều mô hình như:
VAC, trang trại, gia trại, đem lại giá trị kinh tế cao đóng góp không nhỏ vào sự
phát triển kinh tế của thành phố.

13


Ngoài ra, Hải Phòng còn có một diện tích rộng lớn các đảo, quân đảo, bãi
triều với tổng diện tích trên 24.000 ha thuận lợi việc khai thác và phát triển nuôi
trồng thủy sản nước mặn và nước lợ.
b. Thủy văn
Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,60,8km/km2. Thành phố có bốn sông chính là: (1) sông Đá Bạch - Bạch Đằng dài
hơn 32km, là nhánh của sông Kinh Môn đổ ở của Nam Triệu và là danh giới

phía Bắc và Đông Bắc của Hải Phòng với Quảng Ninh; (2) sông Cấm dài trên
30km nối với sông Bạch Đằng bằng kênh Đình Vũ. Sông Cấm là nhánh của
sông Kinh Môn đổ ra biển ở của Cấm; (3) sông Lạch Tray dài 45 km là nhánh
của sông Kinh Thầy ra biển của cửa Lạch Tray qua nội thành và huyện Hải An;
(4) sông Thái Bình dài 35 km là dòng chính chảy vào địa phận Hải Phòng từ
Quý Cao và đổ ra biển qua của sông Thái Bình làm ranh giới giữa hai huyện
Vĩnh Bảo và Tiên Lãng. Với những hệ thống sông lớn nêu trên là một điều kiện
hết sức thuận lợi cho Hải Phòng tập trung nuôi trồng và khai thác thủy sản nước
ngọt.
c. Khí hậu.
Hải Phòng nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa Châu Á, chịu
ảnh hưởng của khí hậu đại dương, nên thời tiết, khí hậu tương đối ôn hòa, có hai
mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè, nhiệt độ trung bình khoảng 20 - 23ºC. Lượng
bức xạ mặt đất trung bình là 117 Kcal cm 2/ phút. Lượng mưa trung bình hàng
năm thấp ( khoảng 1.600- 1.800 mm) và phân bố không đồng đều theo thời
gian, tạo thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Độ ẩm trung bình khoảng
80 - 85%, cao nhất là 100% vào các tháng 7, tháng 8, tháng 9, thấp nhất là tháng
12, tháng 1. Gió bấc ( mùa đông ) lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau và gió mùa nồm ( mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 10. Bão thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9.
Xong nhìn chung Khí hậu Hải Phòng thuận lợi hơn những vùng khác ở
Đồng Bằng Bắc Bộ, Quảng Ninh và ven biển Bắc Bộ bởi vừa mang đặc điểm
chung của đồng bằng miền Bắc và những đặc điểm riêng của vùng thành phố
14


ven biển có nhiều đảo rất phù hợp cho phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền
vững, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vạt nói chung và sinh
vật thủy sản nói riêng.
Bên cạnh những thuận lợi thì ngành thủy sản Hải Phòng cũng gặp không

ít khó khăn với đặc điểm khí hậu thay đổi theo mùa, đặc biệt có một mùa đông
lạnh kéo dài 3 – 4 tháng. Mưa tập trung vào vài tháng trong năm tạo ra mất cân
đối nước cục bộ theo thời gian, gây ra tình trang úng lụt và hiện tượng lở ở một
số đoạn sông. Và hằng năm Hải Phòng còn phải chịu ảnh hưởng trung bình 3 - 4
cơn bão đổ bộ vào, cùng với các hiện tượng tự nhiên cực đoan khác như: sương
muối, rét đậm, rét hại,…Gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của
sinh vật, thiệt hại lớn về số lượng cũng như chất lượng trong đánh bắt, nuôi
trồng thủy sản.
d. Tài nguyên biển
Vùng biển của Hải Phòng nằm ở vị trí trung tâm vịnh Bắc bộ, có một vị trí
khai thác hải sản rất thuận lợi vì tiếp giáp với ba ngư trường lớn có ý nghĩa kinh
tế nhất ở Vịnh Bắc bộ: (1) ngư trường Bạch Long Vĩ (diện tích 1.500 hải lý
vuông), độ sâu 35 - 55 m là bãi cá đáy và cá nổi tầng trên tốt nhất của vụ Bắc.
Đây là khu vực sản xuất của nghề khơi với các nghề lưới vây, lưới kéo lưới rê
và người câu; (2) ngư trường Long Châu - Ba Lạt ( diện tích 400 hải lý vuông ),
độ sâu 25 - 35 m, phân bố ở phía Nam các đảo Long Châu với các loại cá trích ở
tầng trên, cá hồng, cá phè ở tầng đáy. Nghề nghiệp phát triển ở đây là nghề lưới
vây, lưới vó và lưới kéo tầng đáy; (3) ngư trường Cát Bà (diện tích 450 hải lý
vuông) có triển vọng nhiều về khai thác tôm ( tôm rảo, tôm sắt, tôm vàng và tôm
he). Theo đánh giá của viên nghiên cứu hải sản Hải Phòng, vùng biển Hải
Phòng có 135 loài thực vật nổi, 138 loại rong, 23 loại cây nước mặn, 500 loại
động vật đấy cùng triều, 165 loại san hô, 189 loài cá, tôm ( trong đó có nhiều
loài có giá trị kinh tế cao đang được nuôi trồng và bảo vệ như tôm he, tôm rảo,
tu hài, bào ngư, trai ngọc, rong câu…). Tổng trữ lượng cá vùng vịnh Bắc Bộ
khoảng 681.166 tấn trong đó 390.000 tấn là cá nổi và 291.166 tấn là cá đáy. Khả
năng cho phép khai thác tối đa khoảng 270.000 tấn trong đó cá nổi khoảng
15


150.000 tấn và cá đáy là 116.000 tấn. Hiện nay các tỉnh từ Quảng Ninh đến

Quảng Trị đã khai thác ở ngủ trường này khoảng 200.000 tấn trên năm và hàng
năm hàng nghìn tàu di chuyển từ ngư trường của các tỉnh Nam Trung Bộ ra khai
thác ở đây.
Với bờ biển kéo dài khảng 125 km, từ Thủy Nguyên đến Tiên Lãng, và hàng
trăm đảo ven bờ, Hải Phòng có những vũng, vịnh biển kín, những bãi triều ngập
mặn rộng lớn. Diện tích vùng triều ven bờ và đảo là trên 24.000 ha cho phép
khai thác và phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và lợ. Ngoài ra còn có
khoảng 45.000 ha diện tích mặt nước, trong đó 17.000 ha nước mặn, 15.000 ha
nước nợ, 13.000 ha nước ngọt thuận lợi cho việc phát triển mạnh nghề nuôi
trồng thủy sản ở cả 3 vùng ( nước ngọt, nước lợ và nước mặn). Đây là những lợi
thế to lớn cho nông nghiệp, là một trong những điều kiện quan trọng cho sự
chuyển dịch cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của thành phố theo hướng giảm
dần tỷ trọng ngành nông nghiệp (nhất là trồng trọt) và tăng dần tỷ trọng ngành
thủy sản, tạo ra những sản phẩm có giá trị hàng hóa lớn, phục vụ nhu cầu ngày
càng lớn của thành phố, của vùng đồng bằng sông Hồng và xuất khẩu.
Hải Phòng có nhiều khu tập trung neo đậu tàu thuyền khai thác nuôi trồng,
chế biến thủy sản thuận lợi như bắc Thủy Nguyên, Đồ Sơn. Đặc biệt là hai
huyện đảo Cát Hải với hơn 366 hòn đảo lớn, nhỏ, có nhiều vũng, vịnh và Bạch
Long Vỹ ( nằm giữa ngư trường khơi trọng điểm của Vịnh Bắc Bộ) tạo thành
tuyến đảo hậu cần nghề cá quan trọng nhất trong chiến lược phát triển nghề
đánh cá xa bờ của khu vực phía Bắc và Bắc Miền Trung.
2.1.3. Kinh tế - xã hội.
a. Dân cư lao động.
BẢNG 2.1: DÂN SỐ TRUNG BÌNH PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN.
Đơn vị: nghìn người.

Năm
Đặc điểm

Toàn thành


2000

2005

2010

1691.5

1773.5

1857.8

16


Trong

Dân số thành thị

576.3

720.4

859.8

đó

Dân số nông thôn


1115.2

1053.1

998

Nguồn: Niên giảm thống kê Hải Phòng.
Thông qua bảng số liệu ta thấy dân số Hải Phòng tăng liên tục trong suốt
giai đoạn từ năm 2000 - 2010. Từ 1691.5 nghìn người năm 2000 lên 1857.8
nghìn người năm 2010. Tốc độ gia tăng dân số trung bình hàng năm trong giai
đoạn 2000- 2010 khoảng 0,05%, thấp hơn mức trung bình của cả nước. Mật độ
dân số của thành phố là 1.207 người/km 2. So với mật độ dân số đồng bằng sông
Hồng là 1225 người/km2 (năm 2009). Điều đó chứng tỏ Hải Phòng có dân số
tương đối đông, quy mô dân số khá lớn. Với những lợi thế về dân cư như vậy nó
đã góp phần cung cấp cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói
riêng một lượng lao động rất lớn. Theo nguồn thống kê năm 2000 thì số lao
động trong ngành nông – lâm – thủy sản là 262.454 người, năm 2010 là 320.066
người. Bên cạnh việc tạo ra nguồn lao động dồi dào, với số dân đông, thì đây
còn thị trường tiêu thụ rộng lớn, đặc biệt là tỉ lệ dân thành thị Hải Phòng chiếm
khá cao 46% (năm 2010). Tỉ lệ dân thành thị lớn làm xuất hiện những nhu cầu
cao vè các loại mặt hàng thủy sản như: bào ngư, sò huyết,…Góp phần thúc đẩy
ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản. Qua đó tạo điều kiện cho ngành thủy
sản trở thành chủ lực trong phát triển kinh tế.
Chất lượng dân số: Hải Phòng là địa phương có chỉ số phát triển giáo dục
và chỉ số tuổi thọ cao trong cả nước. Về chỉ số giáo dục, Hải Phòng chỉ đứng
sau Hà Nội và Đà Nẵng. Về trình độ học vấn, nhìn chung khu vực thành thị có
trình độ học vấn cao hơn nhiều so với lao động khu vực nông thôn. Khu vực
thành thị có 58,02% lao động tốt nghiệp THPT, 32,37% tốt nghiệp THCS, trong
khi các tỉ lệ này ở khu vực nông thôn là 15,14% và 52,24%. Điều này cho thấy ở
khu vực nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo chuyên môn kĩ thuật để

dịch chuyển cơ cấu lao động, cần có cơ chế chính sách thích hợp để khuyến
khích nâng cao trình độ học vấn cho người lao động ở nông thôn trong các
ngành nghề đặc biệt là thủy sản.
17


Lao động và việc làm: tổng số lao động trong độ tuổi của thành phố trong
năm 2010 là 1469.232 người, trong đó dân số hoạt động kinh tế thường xuyên
có 1.076.167 người. Số lao động phân theo thành phần kinh tế là: kinh tế nhà
nước 143.076 người (13.7 %), kinh tế ngoài nhà nước 848.891 người (81.4%),
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 50.322(4.8%), phân bố trong các ngành như
sau: (1) công nghiệp chế biến, chế tạo có 228.313 người (chiếm 21.9% tổng số
lao động), chủ yếu tập trung vào 1 số lĩnh vực chính như vật liệu xây dựng,
đóng mới, sửa chữa tàu thủy, hóa chất, sản xuất kim loại, chế biến… Nông –
lâm - thủy sản có 320.793 người (chiếm 30.8 % tổng số lao động) trong đó lao
động thủy sản là 27.484 người. Trung bình hàng năm có trên 10.000 lượt người
tham gia học nghề ở các trung tâm và trường dạy nghề của thanh phố, quận,
huyện. Bình quân hàng năm có trên 1,75 vạn lao động được đào tạo, tỷ lệ lao
động qua đào tạo. Mỗi năm có trên 3 vạn lao động được giải quyết việc làm, nên
tỷ lệ thất nghiệp giảm. Đây cũng là một lợi thế lớn trong phát triển ngành thủy
sản ở Hải Phòng.
b. Cơ sở vật chất kĩ thuật – kết cấu hạ tầng.
Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản ở cả 3
khu vực: nuôi thâm canh, bán thâm canh, phát triển nuôi trên biển, nuôi nước
ngọt; phát triển nhanh đội tàu có đầu tư kỹ thuật, thiết bị mới, đủ năng lực ra
khơi và mang lại hiệu quả. Tổ chức tốt hệ thống dịch vụ hậu cần thủy sản phục
vụ có hiệu quả cho nuôi trồng và khai thác.
 Giao thông vận tải.
Hải Phòng có diện tích đường bờ biển khá lớn với chiều dài 125 km,
thuận lợi cho việc xây dựng các hệ thống cảng biển lớn, vừa và nhỏ như cảng

Hải Phòng, cảng Vật Cách, cảng Sở Dầu,…với quy mô như trên thì các cảng
biển của thành phố thực sự là nơi trao đổi hàng hóa nói chung, hàng hóa thủy
sản nói riêng.
Bên cạnh đó Hải Phòng là thành phố phía đông miền duyên hải Bắc bộ, là
nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng
không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và các quốc gia trên thế
18


giới. Quốc lộ 5 nối Hải Phòng với Thủ Đô Hà Nội và quốc lộ 1 có chiều dài
160km đã được nâng cấp thành đường cấp I có chiều rộng nền đường 22,5m,
xây dựng lại 4 cây cầu và 4 làn xe có thể chạy liên tục với tốc độ 80 100km/giờ, đảm bảo lưu lượng 4000 xe/ ngày đêm. Quốc lộ 10 từ Quảng Ninh
ra Hải Phòng nối các tỉnh Thái Bình - Nam Định và Hải Phòng với Quảng Ninh.
Đoạn thuộc lãnh thổ Hải Phòng 59km, năng lực hang hóa thông qua 590.000
tấn/ năm. Hiện nay đang xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải phòng, đường
sắt Hải Phòng - Hà Nội được nối tiếp với các tuyến đường sắt từ Hà Nội đi Lào
Cai - Vân Nam( Trung Quốc), Hà Nội - Lạng Sơn - Quảng Tây ( Trung Quốc)
với đường sắt Bắc - Nam. Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng hiện có chiều dài
100km thường có 12 - 18 chuyến/ ngày, năng lực vận tải khoảng 850.000 900.000 tấn/ năm. Trong vài năm tới tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội sẽ
được nâng cấp và mở tuyến thông với cảng Đình Vũ, thời gian vận chuyển hàng
hóa, hành khách được rút ngắn, độ an toàn cao hơn, đáp ứng yêu cầu chuyển tải
hàng hóa giữa Hải Phòng đến các tỉnh Bắc Bộ và đi Trung Quốc.
Tổng chiều dài đường sông là 417km, trong đó sông Luộc là tuyến sông
chủ yếu nối Hải Phòng với các tỉnh miền Bắc và có khả năng lưu thông hàng
triệu tấn trên năm. Sông Cấm, sông Thái Bình, sông Lạch Tray, sông Văn Úc…
cũng giữ vai trò cực kì quan trọng trong giao thông đường thủy liên vùng và khu
vực.
Hải Phòng có hai sân bay có khả năng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã
hội. Sân bay quân sự cách Kiến An 1.0km. Sân bay dân sự Cát Bi cách trung
tâm 5km, có đường băng 2400m x 50m, sân ga 10.000m 2. Nhà ga có thể tiếp

nhận 1000 lượt khách trên ngày, có thể tiếp nhận các loại máy bay Boeing 737,
AIR 72, TU, ILK, hàng hóa kèm theo 1 chuyến bay từ 1- 3 tấn. Sân bay tại Hải
Phòng có vị trí thuận lợi có thể gắn thành phố với các vùng trong nước với các
nước trong khu vực và quốc tế bằng đường hàng không.
Hải Phòng nằm ở vị trí thuận lợi - cửa ngõ giao thương của miền Bắc Việt
Nam, là một trong ba đỉnh của tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội - Hải Phòng
- Quảng Ninh). Hệ thống đường thuỷ cùng với mạng lưới đường bộ, đường sắt,
19


cảng biển và hàng không đã tạo cho Hải Phòng nhiều điều kiện thuận lợi trong
lưu thông phát triển kinh tế.


Hệ thống cung cấp nước.
Hiện nước ngọt để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của thành phố lấy từ hai

nguồn chính: Kim Thành ( Hải Dương) qua cống Bằng Lai, Quảng Đạt và từ
sông Đa Độ qua cống Trung Trang và trạm bơm Quang Hưng và nước mặt ở
các hồ chứa lớn. Thành phố có nguồn nước ngầm nhưng trữ lượng thấp, nếu
khai thác tốt cũng chỉ đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt ở diện hẹp


Hệ thống điện.
Nguồn điện cung cấp cho thành phố hiện tại lấy từ nguồn điện quốc gia mà

trực tiếp là nhà máy Phả Lại và nhà máy Uông Bí qua các trạm biến áp nguồn
nút 220/110KV là trạm Hải Phòng (2 x 250 MVA), Đình Vũ (1 x 125 MVA sau
này mở rộng lên 250 MVA), trạm Vật Cách ( 1x125 MVA)… Nhìn chung, dung
lượng chuyên tải của hệ thống lưới 110kv của thành phố yếu do tiết diện dây

nhỏ, có trạm được cấp hình tia. Lưới trung áp phần lớn dưới 6KV đã qua tuổi
thọ sử dụng khả năng tải hạn chế chất lượng chưa đảm bảo. Lưới hạ áp tuy đã
được nâng cấp nhưng còn lại lưới điện cũ chắp vá tiết diện dây quá tải cục bộ,
việc cung cấp chưa đảm bảo chất lượng.
Hải phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam, sau thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội, có xuất phát điểm, có trình độ phát triển KT - XH, hệ thống
kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội đứng thứ 3 trong cả nước, hơn hẳn các tỉnh
trong khu vực, nhưng còn rất nhiều hạn chế về kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng
nhu cầu ở khu vực nông thôn và hải đảo để tập trung phát triển kinh tế đặc biệt
là ngành thủy sản.
c. Nguồn vốn đầu tư
Các nguồn vốn đầu tư mà Hải Phòng có thể huy động được trong các giai
đoạn từ nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm: vốn tích lũy từ ngân sách, nguồn
vốn tích lũy từ các doanh nghiệp và nguồn vốn của dân cư. Vốn có đầu tư nước
ngoài bao gồm: vốn FDI và ODA trong giai đoạn 2005 – 2010 là 60 -70 nghìn
tỷ. Năm 2010 tổng số vốn đầu tư là 31.653,6 tỷ đồng trong đó kinh tế nhà nước
20


là 7.967,7 tỷ đồng ( chiếm 25,2% ), kinh tế ngoài nhà nước 19.431,9 tỷ đồng
(chiếm 61,4%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 4254,0 tỷ đồng (chiếm
13,4%). Vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế trên địa bàn thành phố phân theo
ngành kinh tế năm 2010 nông nghiệp và lâm nghiệp 613,2 tỷ đồng ( chiếm
1,94%), thủy sản 383,7 tỷ đồng (chiếm 1,21%) ngoài ra còn các ngành công
nghiệp xây dựng, công nghiệp khai thác, thương nghiệp, khách sạn, giáo dục, y
tế….cũng được đầu tư khá nhiều vốn để phát triển.
d. Chính sách.
Hiện nay chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi nhằm phát triển sản xuất thủy
sản:
Quyết định số 1356/ QÐ-UB về việc hỗ trợ lãi suất cho ngư dân vay vốn

đầu tư đóng mới, cải hoán tàu đánh cá xa bờ, tàu dịch vụ đánh cá xa bờ. Theo
đó, ngư dân sẽ được vay vốn với mức vay cao nhất: 400 triệu đồng/ tàu đóng
mới, 250 triệu đồng/ tàu cải hoán; thành phố sẽ hỗ trợ toàn bộ lãi suất của số
vốn vay trên.
Tăng cường liên kết nhà nước - ngư dân - doanh nghiệp giúp tháo gỡ khó
khăn cho thủy hải sản.
Về khai thác thủy sản có Quyết định 393/ QĐ - TTg ban hành quy chế
quản lí, sử dụng vốn tín dụng ưu đãi đóng tàu khai thác thủy sản xa bờ.
Về nuôi trồng thủy sản có quyết định 224/ QĐ - TTg về chương trình phát
triển nuôi trồng thủy sản. Quyết định 103/ QĐ - TTg về phát triển giống thủy
sản, Quyết định 132/ QĐ - TTg về cơ chế tài chính với công trình phát triển
đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng
làng nghề nông thôn…
Về chế biến, xuất khẩu thủy sản có Nghị Định 51/ NĐ - CP quy định chế
biến xuất khẩu thủy sản là ngành nghề ưu đãi đầu tư.
2.2. Thực trạng phát triển thủy sản thành phố Hải Phòng
2.2.1. Vị trí ngành thủy sản trong nền kinh tế Hải Phòng.
Với bờ biển kéo dài khảng 125 km, từ Thủy Nguyên đến Tiên Lãng, và
hàng trăm đảo ven bờ, Hải phòng có những vũng, vịnh biển kín, những bãi triều
21


ngập mặn rộng lớn. Diện tích vùng triều ven bờ và đảo là trên 24.000 ha cho
phép khai thác và phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và lợ. Ngoài ra còn
có khoảng 45.000 ha diện tích mặt nước, thuận lợi cho việc phát triển mạnh
ngành nghề nuôi trồng thuỷ sản. Đây là những lợi thế to lớn cho nông nghiệp, là
một trong những điều kiện quan trọng cho sự chuyển dịch cơ cấu nông lâm ngư nghiệp của thành phố theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp
(nhất là trồng trọt) và tăng dần tỷ trọng ngành thủy sản, tạo ra những sản phẩm
có giá trị hàng hóa lớn, phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của thành phố, của vùng
đồng bằng sông Hồng và xuất khẩu.

Vị trí của ngành thủy sản trong ngành N- L-TS.
Từ 2000 đến 2010, tỷ trọng nông nghiệp giảm, trong khi đó giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp vẫn liên tục tăng, sản lượng một số sản phẩm chủ yếu
của Hải Phòng tăng khá nhanh: sản lượng lúa tăng thêm 2,27 ngàn tấn trong
điều kiện diện tích gieo trồng liên tục giảm; sản lượng các loại cây công nghiệp
hàng năm, rau đậu cũng tăng gấp từ 2 đến 3 lần; đàn lợn tăng 1,08 lần, đàn bò
tăng 1,66 lần, đàn gia cầm tăng 1,46 lần. Năng suất, sản lượng các loại cây
trồng, vật nuôi không ngừng tăng, đảm bảo được an ninh lương thực trên địa
bàn thành phố, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Trong nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp đã có sự chuyển dịch hợp lí,
nông nghiệp giảm tỷ trọng, thủy sản ngày có xu hướng ngày càng tăng qua các
năm, năm 2000 là 82,3% - 1,3% - 16,4%, năm 2005 là 76,5%- 0,8%- 22,7% và
năm 2009, tỷ trọng nông nghiệp vẫn giảm và cơ cấu giá trị thủy sản tiếp tục tăng
lên, đạt 76,9% - 0,4% - 22,7%, sang đến năm 2010 đạt 54,2% - 43,4% - 2,5%.
BẢNG 2.2 : GIÁ TRỊ VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG –
LÂM – THỦY SẢN (giá thực tế)

Năm

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (tỉ đồng)
Lâm
Nông
Thuỷ
Tổng số
nghiệ
nghiệp
sản
p
22


Tổng
số

CƠ CẤU (%)
Nông
Lâm
nghiệ

nghiệ

p

p

Thuỷ
sản


2000
2005
2007
2009
2010

2.806,0
4.383,5
5.750,0
10.417,4
9031,1


2.310,4 36.5
459,1
100
82,3
1,3
16,4
3.351,9 33.6
998,1
100
76,5
0,8
22,7
4.481,2 36,5 1.332,4 100
77,9
0,6
21,5
8011,9 40,3 2373,7 100
76,9
0,4
22,7
4891,2 3919,0 220,9
100
54,2
43,4
2,5
Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng .

Tỉ trọng nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông - lâm thuỷ sản tiếp tục giảm, trong vòng 10 năm giảm 28,1%, từ 82,3% (2000) còn
54,2% (2010) và vẫn là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất hay nói cách khác, nông
nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành nông - lâm - thuỷ sản của

Hải Phòng. Ngành này vẫn phải được đẩy mạnh phát triển trên cơ sở tận dụng
lợi thế về điều kiện tự nhiên, lao động, nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho
dân cư Hải Phòng - một trong số những thành phố lớn nhất của Việt Nam, cho
dân cư đồng bằng sông Hồng - một vùng kinh tế đất chật người đông; phục vụ
nhu cầu thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất
khẩu.
Trong khi đó, tỉ trọng của thuỷ sản tăng từ 16,4% (2000) lên 22,7%
(2009), tăng 6,3 trong 10 năm. Vai trò của thuỷ sản ngày càng tăng, phát triển
ngày càng đa dạng, giá trị hàng hoá của sản phẩm ngày càng lớn, nó cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là một trong những mặt hàng nông sản
xuất khẩu chủ lực của Hải Phòng. Nuôi trồng thủy sản đã được đầu tư, từng
bước mở mang về quy mô, tăng diện tích nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm
canh, tập trung nuôi những loại thủy sản đặc sản có giá trị kinh tế cao. Đánh bắt
hải sản xa bờ được đầu tư vốn để cải hoán và đóng mới nhiều tàu thuyền. Tuy
nhiên, sự phát triển của ngành thủy sản vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn
có của thành phố, thủy sản vẫn chưa là ngành kinh tế mũi nhọn của Hải Phòng.
Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ, gần như không
đáng kể, nhưng lại có xu hướng giảm, từ 1,3% (2000) xuống còn 0,4% (2009),
do diện tích rừng của Hải Phòng không lớn, trữ lượng không cao lại tập trung
vào việc khoanh nuôi, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường tự nhiên, đây cũng là

23


biểu hiện tích cực của ngành lâm nghiệp, phù hợp với xu hướng bảo vệ môi
trường sinh thái và phát triển bền vững chung của cả nước và thế giới.
2.2.2. Thực trạng phát triển ngành thủy sản.
Hải Phòng là một trong số những tỉnh thành có tiềm năng lớn cho phát
triển ngành thuỷ sản của đồng bằng sông Hồng. Tỷ trọng của ngành trong cơ
cấu nông - lâm - thuỷ sản của thành phố ngày càng tăng và hiện đang chiếm tỷ

trọng đáng kể (22.7% - 2009) và là ngành có tốc độ tăng trưởng cao 6,3 lần sau
9 năm. Đó là nhờ điều kiện thuận lợi về nguồn lợi hải sản (gần các ngư trường
lớn của Vịnh Bắc Bộ) trữ lượng cao, diện tích mặt nước lớn (45.000 ha) và diện
tích vùng biển ven bờ và đảo là 24.000 ha và nhờ thay đổi phương thức đánh
bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Hiện tại Hải Phòng và các đoàn tàu đánh bắt hải sản
từ nơi khác tới đã khai thác khoảng 200.000 tấn/năm gần đạt ngưỡng cho phép
khai thác tối đa (270.000 tấn/ha). Do vậy việc chuyển dịch cơ cấu ngành thủy
sản không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa bảo vệ môi
trường - sinh thái rất lớn.
Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản của Hải Phòng diễn ra theo
xu hướng tích cực, phù hợp với xu hướng chung của ngành thuỷ sản cả nước:
BẢNG 2.3: GIÁ TRỊ VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN
PHÂN THEO NGÀNH (giá thực tế).

Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

Giá trị sản xuất (tỷ đồng)
Khai thác Nuôi trồng Dịch vụ
203,4

175,0
1,4
231.7
211.6
1.5
264.5
298.4
1.5
275.3
403.3
1.9
340.3
526.4
3.8
411,7
518,8
4,5
416.1
680.2
6.2
489,8
725,8
6,7
919
1154.6
14.8
1.040,1
1.317,8
15,8
1275.9

1637.8
24.6
24

Cơ cấu (%)
Khai thác Nuôi trồng Dịch vụ
53.65
46.08
0.37
52.09
47.57
0.34
46.86
52.87
0.27
40.46
59.27
0.28
39.10
60.47
0.44
41.25
58.30
0.45
37.74
61.7
0.56
44.07
59.38
0.55

44.00
55.29
0.71
43.8
55.5
0.67
43.42
55.74
0.84


Nguồn: Vũ Thị Kim Cúc , Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
thành phố Hải Phòng. Luận án Tiến sĩ, TP.HCM, 2011.
Ngành khai thác liên tục giảm tỷ trọng, giảm 11,35 % trong 10 năm, mặc
dù giá trị sản xuất tăng khoảng 7,64 lần năm 2010 so với năm 2000.
Ngành nuôi trồng có tốc độ tăng giá trị sản xuất lên rất nhanh, 12,2 lần/ 10
năm do giá trị hàng hoá của sản phẩm nuôi trồng cao nên tỷ trọng của ngành tăng
mạnh (11,35%/10 năm). Dịch vụ thuỷ sản là một hoạt động nhỏ, chiếm tỷ trọng
không đáng kể, chiếm 0.37% trong cơ cấu giá trị nuôi trồng, khai thác và dịch vu
ngành thủy sản năm 2000 và có xu hướng tăng lên đạt 0,84% năm 2010. Nuôi trồng
ngày một phát triển, thay thế vai trò của ngành khai thác, đây là một xu hướng tích
cực, bởi phát triển nuôi trồng, người nông dân sẽ chủ động hơn, tập trung nuôi trồng
những thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, khắc phục những hạn chế do phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên ( trữ lượng thuỷ sản, khí hậu) và kỹ thuật khai thác, bảo quản…
của ngành khai thác.
Trong bản thân mỗi ngành thuỷ sản cũng có sự dịch chuyển riêng phản ánh tính
tích cực:
Ngành khai thác:
Ngành khai thác có tốc độ tăng sản lượng trong thời kỳ 2000 - 2010 là 1,94
lần, đạt 45044 tấn (2010), trong đó khai thác biển chiếm đa số (83,6%), khai thác

nội địa không đáng kể (16,4%). Sản lượng khai thác tăng là nhờ trữ lượng hải sản
vùng biển Hải Phòng lớn, nhất là cá biển (chiếm 58,6% sản lượng khai thác
biển), đầu tư kỹ thuật khai thác và bảo quản trong quá trình đánh bắt, phát triển
khai thác khơi thay cho khai thác lộng như trước. Tốc độ tăng giá trị sản lượng
cao hơn so với tốc độ tăng sản lượng cho thấy giá trị hàng hoá của ngành khai
thác thủy sản của Hải Phòng rất lớn. Sản lượng khai thác nội địa tăng không
đáng kể và thất thường. Năm 2000 sản lượng khai thác nội địa đạt 5411.0 tấn,
năm 2005 tăng lên 4318.4 tấn. Đến năm 2010 đạt mức 5670.4 tấn, chiếm 12,58%
tổng giá trị khai thác thủy sản.
BẢNG 2.4: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC PHÂN THEO NGÀNH
HOẠT ĐỘNG. (Đv: tấn)
25


×