Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cau hoi phong van chuyen vien nhan su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.31 KB, 3 trang )

Kỳ vọng đối với chức danh TP/PP Hành chính – Nhân sự:
1. Vai trò của quản trị nhân sự trong tổ chức.
2. Khả năng quản lý hoạt động.
3. Chiến lược đào tạo và phát triển.
4. Hệ thống lương bổng và đãi ngộ.
Câu hỏi chung:
1. Thành tựu nổi bật nhất mà bạn đạt được trong công việc là gì?
Câu trả lời của ứng viên sẽ bao gồm rất nhiều những giá trị cá nhân mà họ cho là quan trọng.
Những điều này tiết lộ cho bạn biết ứng viên định nghĩa thế nào là một “thành tựu”, mức độ cầu
toàn cũng như mục tiêu mà ứng viên đặt ra với bản thân.
2. Môi trường làm việc như thế nào giúp bạn phát huy khả năng một cách tốt nhất?
Mục đích của câu hỏi này là để khẳng định xem môi trường làm việc của công ty tuyển dụng có
tương thích với nhu cầu của ứng viên hay không.
3. Bạn nghĩ một người sếp lý tưởng sẽ có những tương tác như thế nào với bạn?
Câu hỏi này giúp bạn nhận biết khả năng tự quản lý và điều hành bản thân của ứng viên. Trong
một công ty chú trọng về quyền tự quyết của cá nhân, việc ứng viên trông đợi vào chỉ thị của cấp
trên sẽ không phù hợp. Ngược lại, nếu cấp trên là một người chuyên chế, còn ứng viên lại thiên về
khả năng tự quyết, thì đó sẽ là một thảm họa.
4. Đâu là thử thách khó khăn nhất mà bạn phải vượt qua trong quá trình xây dựng sự
nghiệp của mình?
Một câu hỏi hữu hiệu giúp nhà tuyển dụng biết về khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên, đồng
thời cho thấy đâu là “khó khăn” đối với họ. Câu trả lời của ứng viên cũng cho thấy khả năng tương
tác và làm việc với người khác của họ.
5. Tại sao bạn quyết định nộp hồ sơ vào công ty chúng tôi?
Câu hỏi này trực tiếp giúp nhà tuyển dụng hiểu được nhu cầu và ý nguyện của ứng viên, đồng thời
cũng một phần tiết lộ hình ảnh của công ty trong mắt ứng viên.
6. Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?
Câu trả lời của ứng viên sẽ cho thấy, những giá trị, mục tiêu, tầm nhìn và những điều mà ứng viên
cần ở bạn. Nếu bạn nhìn nhận rằng, ứng viên hoàn toàn có thể gặp những vấn đề ở công ty bạn
tương tự như ở công ty cũ của họ, có lẽ ứng viên đó không thích hợp cho vị trí bạn đang tuyển.
7. Đâu là 3 kỹ năng cá nhân mà bạn nghĩ sẽ mang lại thành tựu cho công ty?


Những gì ứng viên đưa ra sẽ cho biết, họ có nhận thức được rõ ràng về những kỹ năng vượt trội
của mình hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ biết được ứng viên nhìn nhận vị trí ứng tuyển như
thế nào.
8. Ba việc đầu tiên bạn sẽ làm nếu được tuyển cho công việc này là gì?
Bạn sẽ biết được điều gì ứng viên cho là quan trọng, ứng viên có hiểu rõ về yêu cầu công việc của
mình hay không và cách họ tiếp cận với một môi trường làm việc mới.
9. Đồng nghiệp trước của bạn nhận xét như thế nào về bạn và về mối tương tác giữa bạn với
họ?
Câu hỏi này giúp bạn nắm bắt được khả năng tự đánh giá hiệu quả làm việc của ứng viên và cho
thấy mối quan hệ của họ với đồng nghiệp.


10. Cấp trên cũ của bạn đánh giá như thế nào về bạn và những gì bạn đã cống hiến?
Bạn muốn biết khả năng nhận biết của ứng viên đối với sự hỗ trợ và đánh giá của cấp trên hiện tại.
Đồng thời, điều này cho thấy, mối quan hệ với cấp trên và việc họ đối mặt như thế nào với những
lời phê bình và khiển trách.
11. Kỹ năng nào của bạn cho thấy bạn thích hợp với công việc này?
Điều bắt buộc mà mỗi ứng viên cần làm trước khi phỏng vấn đó là tìm hiểu về công ty và công
việc mà mình ứng tuyển. Câu hỏi này giúp bạn biết được ứng viên có sự chuẩn bị hay không, có
nắm bắt được công việc mình cần làm và công ty mình ứng tuyển hay không. Đồng thời cũng cho
thấy nhận thức của ứng viên về những kỹ năng mà ứng viên có có thể giúp công ty phát triển hay
không.
12. Bạn có kế hoạch gì để tiếp tục trau dồi kiến thức và phát triển kỹ năng của mình?
Bất kỳ một nhà tuyển dụng nào cũng muốn thấy được tinh thần cầu tiến ở nhân viên của mình. Câu
hỏi này cho thấy, liệu ứng viên có tích cực, chủ động trong việc phát triển bản thân hay phụ thuộc
vào những gì mà nhà tuyển dụng mang lại.
Câu hỏi riêng về nghề nghiệp nhân sự
1. Tại sao anh/chị lại ứng tuyển vào vị trí TP/PP hành chính nhân sự?
2. Theo anh/chị, thì 3 kỹ năng quan trọng nhất cho chuyên viên nhân sự là gì?
3. Công việc chính của một chuyên viên nhân sự là gì?

Tham mưu, đề xuất cho Giám đốc các vấn đề thuộc lĩnh vực nhân sự như: xây dựng cơ cấu tổ
chức, điều hành của công ty, công tác đào tạo tuyển dụng, các phương án về lương bổng, khen
thưởng các chế độ phúc lợi cho người lao động,...
Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực định kỳ năm, quý, tháng cho công ty.
Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy trình, quy chế áp dụng trong Công ty.
Hỗ trợ cho các bộ phận liên quan về công tác đào tạo nhân viên, phỏng vấn tuyển dụng nhân sự,
tiếp nhận nhân sự, đánh giá nhân sự định kỳ,...
Là cầu nối giữa ban giám đốc và người lao động trong công ty.
Quản lý, điều hành các hoạt động của nhân sự trong phòng.
4. Tuyển dụng gồm những kênh nào?
5. Hãy kể và đánh giá một vài trang tuyển dụng phổ biến?
6. Những vấn đề nào quyết định một người lao động đến, làm việc, cống hiến với doanh nghiệp?
7. Có những mô hình đào tạo nào trong doanh nghiệp?
7. Năng suất lao động là gì, tính thế nào?
9. Bạn thường dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá một người lao động?
10. Kỷ luật lao động phải trải qua những bước nào?
11. Để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bạn cần làm thế nào?
12. ISO 9001 là gì, làm thế nào để anh/chị áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho công việc Chuyên
viên tổ chức nhân sự?
13. Hãy trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về KPI ? Quan điểm của anh chị khi áp dụng hệ thống
KPI vào thực tế quản trị nhân sự tại doanh nghiệp của anh chị ?


6. Anh chị hãy cho biết các lỗi thường gặp trong công việc Chuyên viên tổ chức nhân sự? Và anh
chị sẽ có giải pháp xử lý chúng như thế nào?
7. Hãy cho chúng tôi biết kinh nghiệm của anh/chị liên quan đến Chuyên viên nhân sự?
8. Anh/chị để làm gì để nâng cao kiến thức cho công việc Chuyên viên tổ chức nhân sự?
Câu hỏi riêng về nghề nghiệp hành chính

1. Theo bạn trình tự mua bán thông thường thế nào?

2. Làm thế nào để cấp phát, quản lý tốt được tài sản của Công ty?
3. ho biết cách thức thực hiện khi mua/ đặt một dịch vụ (ăn uống), hay hiện vật cho Công ty?
4. Mô tả quy trình xử lý một văn bản đến, đi?
5. Cách thức lưu trữ văn bản, hợp đồng để dễ thấy, lấy, và bảo mật?
6. Những việc phải làm nhằm đảm bảo an ninh, an toàn của công ty?
7. Cách thức tổ chức một buổi team-building?
8. Mô tả một quy trình tiếp đón một đoàn khách hay một vị khách đến làm việc tại Công ty?
9. Những câu hỏi phỏng vấn thực tế: Nhà cung cấp văn phòng phẩm bạn hay làm, các nhà hàng
bạn hay đặt ăn cho khách, đối tác thuê xe ô tô cho Công ty….
Câu hỏi để ứng viên hỏi

1. Anh/chị có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Bài thi viết (120 phút)
Câu 1: Theo anh (chị), quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao
động được quy định cụ thể như thế nào ?
Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
thì phải thực hiện những nghĩa vụ gì ?
Câu 2: Ở doanh nghiệp anh (chị) đã từng công tác có xây dựng “Quy chế quản lý cán bộ” không ?
Hãy mô tả quy chế đó bằng lưu đồ ?
Câu 3: Hãy trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về KPI ?
Quan điểm của anh chị khi áp dụng hệ thống KPI vào thực tế quản trị nhân sự tại doanh nghiệp
của anh chị ?
Câu 4: Bài tập tình huống:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp A thường xuyên bị thua lỗ 6 tháng, và không
trả được lương cho người lao động 02 tháng ( tháng 01, và tháng 02/2015), mặc dù ban lãnh đạo
công ty đã cố gắng cải thiện tình hình. Ngày 01/03/2015, Giám đốc họp toàn thể cán bộ nhân viên
và tuyên bố cho nhân viên nghỉ việc. Với tư cách là cán bộ nhân sự, đồng thời cũng là người lao
động, quan điểm và hướng xử lý của anh chị sẽ thế nào ?
Câu 5: Cán bộ HCNS cần có những kỹ năng nào ?
Câu 6: Anh chị hãy soạn nội dung một “Hợp đồng lao động có thời gian xác định 01 năm” đối với

nhân viên kinh doanh Nguyễn Văn A, mức lương 4 triệu, hệ số tham gia bảo hiểm xã hội là 2,34.



×